Tải bản đầy đủ (.doc) (387 trang)

Hội Thảo về sự lãnh đạo của Đảng ta với nền kinh tế thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 387 trang )

I H C QU C GIA HÀ N IĐẠ Ọ Ố Ộ
TRUNG TÂM ÀO T O B I D NG GI NG VIÊN LÝ LU N CHÍNH TRĐ Ạ Ồ ƯỠ Ả Ậ Ị
-------------------------------------
KỶ YẾU
HỘI THẢO KHOA HỌC
VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
HÀ NỘI, THÁNG 6 - 2008
BAN BIÊN TẬP
1. GS,TS Vũ Văn Hiền - Trưởng ban
2. PGS,TS Đinh Xuân Lý - Uỷ viên thường trực
3. PGS,TS Lê Danh Tốn - Uỷ viên
4. TS. Lê Văn Lực - Uỷ viên
5. TS. Đoàn Thị Minh Oanh - Uỷ viên
6. TS. Phạm Công Nhất - Uỷ viên thư ký
2
Môc lôc
1 Lời giới thiệu...................................................................................................................
2 PGS, TS. Đinh Xuân Lý: Quá trình hình thành, phát triển chủ trương xây dựng
nền kinh tế thị trường ở Việt Nam thời kỳ đổi mới..........................................................
3 GS, TS. Đỗ Thế Tùng: Đặc điểm, bản chất của nền kinh tế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.....................................................
4 GS, TS. Chu Văn Cấp: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng và hoàn thiện
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...............................................
5 PGS, TS. Nguyễn Trọng Phúc: Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ...........................................................
6 PGS, TSKH. Trần Nguyễn Tuyên: Vai trò lãnh đạo của Đảng trong quá trình
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam........
.................................................................................................................................44
7 GS, TS. Dương Xuân Ngọc: Định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị


trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong tiến trình đổi mới và hội nhập
quốc tế..........................................................................................................................
.................................................................................................................................54
8 PGS, TS. Vũ Hồng Tiến: Định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam......................................................................................................................
.................................................................................................................................62
9 PGS, TS. Phan Thanh Phố: Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam............................................................................
.................................................................................................................................69
10 PGS, TS. Vũ Quang Vinh: Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.......................................................................................
.................................................................................................................................76
11 PGS, TS. Trần Văn Phòng: Quan điểm Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam về
tiếp tục hoàn thiện thể chể kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...............
.................................................................................................................................82
12 TS. Nguyễn Khánh Vân: Sự hình thành và phát triển tư duy lý luận của Đảng về
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa..........................................................
.................................................................................................................................87
13 PGS, TS. Phạm Quốc Trung: Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam............................................................................
.................................................................................................................................95
3
14 TS. Nguyễn Lương Bằng: Nhận thức về quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
và những vấn đề đạo đức của đảng viên trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa..........................................................................................................
...............................................................................................................................103
15 Nguyễn Thị Thanh Mai: Nhận thức mới của Đảng ta về vai trò của kinh tế nhà
nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.............
...............................................................................................................................111
16 PGS, TS. Đinh Trần Dương: Nhận thức của Đảng về vai trò của kinh tế tư nhân

trong nền kinh tế quốc dân trước thềm Đại hội VI......................................................
...............................................................................................................................115
17 ThS. Lê Thị Thanh Hà: Cơ sở lý luận và thực tiễn để Đảng ta cho phép đảng viên
làm kinh tế tư nhân......................................................................................................
...............................................................................................................................123
18 TS. Phạm Văn Bính: Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- một chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng ta trong thời kỳ quá độ........
...............................................................................................................................130
19 PGS, TS. Dương Văn Thịnh: Nhận thức về những đặc điểm của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta...........................................................
...............................................................................................................................134
20 ThS. Nguyễn Cao Khải: Xác lập nội dung định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền
kinh té thị trường ở Việt Nam, một thành công lớn của Đảng trong đổi mới.............
...............................................................................................................................144
21 Lê Văn Sơn: Kinh tế thị trường và mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam..................................................................................................
...............................................................................................................................150
22 TS. Lê Văn Lực: Đặc điểm nền kinh tế thị trường Việt Nam......................................
...............................................................................................................................155
23 TS. Nguyễn Thái Sơn: Góc nhìn triết học về nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.............................................................................
...............................................................................................................................162
24 ThS. Lê Thị Hồng Điệp: Tìm hiểu khái niệm “Nguồn nhân lực chất lượng cao”
trong Văn kiện Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam với thực tiễn phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay..................
...............................................................................................................................169
4
25 PGS, TS. Nguyễn Khắc Thanh: Mấy vấn đề về sự lãnh đạo của Đảng trong hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.....................................
...............................................................................................................................178

26 ThS. Nguyễn Văn Trung: Đảng lãnh đạo xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới............................................................
...............................................................................................................................185
27 TS. Vũ Thị Thoa: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa...........................................................................
...............................................................................................................................194
28 ThS. Phạm Anh Hùng: Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa..........................................................
...............................................................................................................................201
29 TS. Nguyễn Quang Thứ: Vai trò lãnh đạo của Đảng trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam....................................................................
...............................................................................................................................207
30 TS. Trần Mạnh Dũng: Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đối với quá trình
hình thành và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam..............................................................................................................................
...............................................................................................................................214
31 PGS, TS. Vũ Văn Viên: Nâng cao năng lực tư duy khoa học cho đội ngũ cán bộ
lãnh đạo - một đòi hỏi khách quan để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng...........
...............................................................................................................................218
32 ThS. Phạm Thị Túy: Chức năng của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam............................................................................
...............................................................................................................................225
33 Hà Trọng Thà: Giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước - nền tảng trong xây
dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay...............
...............................................................................................................................231
34 PGS, TS. Bùi Đình Phong: Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo tư tưởng Hồ Chí Minh.........................
...............................................................................................................................238
35 PGS, TS. Lê Văn Tích: Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế đến đường lối kinh tế
của Đảng ta trong hội nhập kinh tế quốc tế................................................................

...............................................................................................................................244
5
36 Trần Chí Lý: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với Nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa....
...............................................................................................................................252
37 ThS. Ngô Vương Anh: Dân chủ trong quản lý kinh tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh...
...............................................................................................................................259
38 PGS, TS. Trần Sỹ Phán: Giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên theo
tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay..........................................................................................
...............................................................................................................................266
39 TS. Đoàn Thị Minh Oanh: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết vấn đề
bình đẳng giữa các dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước tư hiện nay....
...............................................................................................................................273
40 TS. Phạm Công Nhất: Vấn đề thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay...................................
...............................................................................................................................281
41 Nguyễn Thị Kim Nhung: Một số tác động của công nghiệp chế biến đến nông
nghiệp, nông thôn trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam..............................................................................................................................
...............................................................................................................................286
42 PGS, TS. Đoàn Văn Khái: Đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện kinh tế thị
trường và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay........................................................
...............................................................................................................................289
43 PGS, TS. Ngô Ngọc Thắng: Thực hiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa trong giáo dục đại học ở nước ta hiện nay........................................................
...............................................................................................................................296
44 PGS, TS. Nguyễn Đức Bách: Công nghiệp và thương mại - môi trường và lĩnh vực
trực tiếp nhất của sự phát triển của giai cấp công nhân.............................................
...............................................................................................................................304

45 PGS, TS. Nguyễn Thế Kiệt: Định hướng giá trị đạo đức trong công tác giáo dục
cho sinh viên các trường đại học ở Việt Nam hiện nay...............................................
...............................................................................................................................308
46 ThS. Nguyễn Thị Trâm: Ý thức xóa đói giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam....................................................................
...............................................................................................................................316
6
47 ThS. Phan Quốc Huy: Quan điểm chỉ đạo đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp nông thôn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần ở nước ta..................................................................................
...............................................................................................................................323
48 TS. Nguyễn Thị Như Hà: Chính sách của Đảng về huy động các nguồn lực để phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...........................................
...............................................................................................................................330
49 ThS. Nguyễn Mạnh Hùng: Phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam...................................................
...............................................................................................................................335
50 TS. Dương Văn Duyên: Những cơ hội và thách thức đối với xây dựng gia đình
Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay. .
...............................................................................................................................340
.....................................................................................................................................
51 TS. Nguyễn Bình Ban: Một số vấn đề đặt ra trong an ninh chính trị và an ninh
kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa..............................
...............................................................................................................................347
52 Phạm Minh Thế: Xây dựng, phát triển văn hóa là mục tiêu và động lực của phát
triển kinh tế..................................................................................................................
...............................................................................................................................353
53 PGS, TS. Đỗ Ngọc Ninh: Công tác xây dựng Đảng - những vấn đề lý luận và thực
tiễn trong quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay..........................................................
...............................................................................................................................359

54 PGS, Nguyễn Huy Quý: Bốn đột phá lớn về lý luận và đường lối trong quá trình
Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
...............................................................................................................................366
55 TS. Nguyễn Thị Mai Hoa: Xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở
Trung Quốc và kinh nghiệm đối với Việt Nam............................................................
...............................................................................................................................372
56 PGS, TS. Lê Danh Tốn: Thất nghiệp và giải quyết việc làm trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay............................................
...............................................................................................................................382
7
LỜI GIỚI THIỆU
Nhằm góp phần làm sáng tỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc
xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi
mới và hội nhập kinh tế quốc tế, Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị -
Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Vai trò lãnh đạo của
Đảng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”.
Do tầm quan trọng của chủ đề Hội thảo nên đã được sự quan tâm sâu sắc của các nhà
khoa học, nhà giáo ở các Học viện, Viện nghiên cứu và các trường Đại học trong cả nước.
Đến nay, Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được một số lượng lớn các bài tham luận. Nội dung
chủ yếu của các bài viết đã tập trung vào những vấn đề cơ bản như:
- Quá trình hình thành chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam;
- Khái niệm, đặc điểm, bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa;
- Sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa - thành tựu và những bài học kinh nghiệm;
- Giải pháp tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và phát huy các nguồn lực trong
xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc - quá trình và kinh
nghiệm.

Tập Kỷ yếu bao gồm 56 bài, trong đó có một số bài tham luận bàn về cùng một chủ
đề nhưng được tiếp cận dưới các góc độ và cấp độ khác nhau. Ban biên tập xin trân trọng
giới thiệu để quý độc giả tham khảo.
Mặc dù Ban biên tập và các tác giả đã cố gắng, nhưng tập Kỷ yếu chắc chắn không
tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của các nhà giáo, nhà
khoa học.
BAN BIÊN TẬP
8
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI
PGS,TS. Đinh Xuân Lý
Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị
1. Thách thức mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt và sự thay đổi tư duy
kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam trước Đại hội lần thứ VI (12-1986)
Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, miền Bắc Việt Nam bước vào thời kỳ cải tạo và
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vấn đề đặt ra lúc này đối với Đảng Cộng sản Việt Nam là xây
dựng và phát triển kinh tế theo mô hình nào? Mô hình kinh tế thị trường kiểu phương Tây
hay là mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung kiểu Xô viết? Cũng vào lúc này, hệ thống xã
hội chủ nghĩa đang đạt được những thành tựu về nhiều mặt. Vì vậy, việc Việt Nam tiếp thu
và thực thi cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung là điều dễ hiểu. Mặc dù lúc bấy giờ
có một số nhà kinh tế học phương Tây đã phê phán mạnh mẽ mô hình kinh tế kế hoạch hoá
tập trung, song ở Việt Nam, nền kinh tế ấy trên thực tế đã phát huy tác dụng tích cực trong
hai cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp và Mỹ.
Khi cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội (từ sau tháng 4 năm 1975), nền kinh
tế Việt Nam tiếp tục được vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Nhưng cơ chế này
càng ngày càng không phát huy được vai trò thúc đẩy tăng trưởng mà ngược lại, bộc lộ
những nhược điểm trầm trọng: “Giai đoạn 1976-1980, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng
năm của tổng sản phẩm xã hội chỉ đạt 1,4%, thu nhập quốc dân chỉ tăng 0,4%, trong khi đó
dân số tăng với tốc độ bình quân 2,24%/năm. Tình hình đó đã khiến cho đời sống mọi tầng
lớp dân cư trong xã hội hết sức khó khăn (theo ước tính vào những năm 80, thế kỷ XX, cứ

10 dân Việt Nam thì có 7 người sống trong tình trạng nghèo đói)”
1
. Tác giả bài viết “Việt
Nam - Nửa chặng đường từ đói nghèo đến giàu mạnh” đăng trên tạp chí “The Economist” số
24/4/2008 cũng nhận xét rằng: “Trong giữa những năm 1980, với chính sách tập thể hoá
nông nghiệp sai lầm khúng khiếp, Việt Nam đã ở bên bờ vực của nghèo đói”
2
. Cuộc khủng
hoảng kinh tế - xã hội diễn ra vào cuối thập niên 70 đã trở nên trầm trọng vào giữa thập niên 80
của thế kỷ trước. Trước tình hình đó, yêu cầu cấp bách phải thay đổi đường lối phát triển kinh tế
được đặt ra cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều thú vị là, sự thay đổi lại bắt đầu diễn ra ở cơ sở
mà không phải ở trung tâm hoạch định chính sách.
Đầu tiên, khuynh hướng “phá rào” đã diễn ra ở Hợp tác xã Đoàn Xá (huyện Kiến
Thuỵ, Hải Phòng), sau đó được nhân rộng ra toàn Huyện. “Khoán chui” đã xuất hiện ở nhiều
địa phương... Chính cái thực trạng tưởng như đi ngược lại những nguyên tắc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ấy lại trở thành luận cứ thực tiễn để Đảng Cộng sản Việt Nam điều chỉnh
1
Lê Thị Quế: Từ tư duy đến thực tiễn 15 năm “lột xác” của nền kinh tế Việt Nam (1986-2001), Nghiên cứu kinh tế, số
354, (11-2007), tr60
2
Thông tấn xã Việt Nam: tài liệu tham khảo, ngày 7/5/2008, tr1.
9
những yếu tố bất cập trong lãnh đạo thực hiện cơ chế quản lý kinh tế. Và từ đó, Chỉ thị 100
của Ban Bí thư Trung ương Đảng (13-1-1981) Về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao
động trong các hợp tác xã nông nghiệp (thường gọi là khoán 100) ra đời. Khoán 100 đã tạo
đà cho sản xuất nông nghiệp phát triển: sản lượng lương thực đã tăng từ 14,4 triệu tấn năm
1980 lên 15 triệu tấn năm 1991 và 16,8 triệu tấn năm 1982...
1
Trên lĩnh vực công nghiệp, Chính phủ cũng có những thay đổi đáng kể mà khởi đầu
là việc ban hành quyết định số 25-CP (21-1-1981) Về một số chủ trương và biện pháp nhằm

tiếp tục phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ tài chính của các xí
nghiệp quốc doanh. Đặc biệt, tại Đại hội V (3-1982), Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện
điều chỉnh quy mô và tốc độ công nghiệp hoá trong quan hệ với nông nghiệp nhằm tập trung
phát triển sản xuất, thoả mãn nhu cầu trước mắt của người dân. Đảng xác định: “cần tập
trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông
nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng
và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng; kết hợp nông nghiệp, công
nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý”
2
...
Tuy những chủ trương và chính sách “cởi mở” trong khuôn khổ cơ chế quản lý kinh
tế kế hoạch hóa tập trung nêu trên vẫn không giải quyết được một cách cơ bản những khó
khăn của đất nước, sản xuất vẫn không đủ cho tiêu dùng thiết yếu.., song đã cho thấy sự cần
thiết phải thay đổi cơ chế quản lý kinh tế cũ, xác lập cơ chế quản lý kinh tế mới. Điều đó
được thừa nhận chính thức trong Báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị lần thứ tám Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá V, số 237/TLHN, ngày 11-6-1985.
Báo cáo này viết: “Quan liêu bao cấp là căn bệnh của toàn bộ cơ chế quản lý kinh tế hiện
nay, đặc biệt trên các lĩnh vực giá cả, tiền lương, tài chính - tín dụng, lưu thông tiền tệ,
thương nghiệp. Cho nên, lúc này xoá quan liêu bao cấp trong giá - lương - tiền là yêu cầu hết
sức cấp bách, là khâu đột phá có tính quyết định để đẩy mạnh sản xuất, làm chủ thị trường,
ổn định và cải thiện một bước đời sống của nhân dân, thay đổi toàn bộ cơ chế quản lý nền
kinh tế quốc dân”
3
.
Thực tế cho thấy, ngay cả bước điều chỉnh dù không lớn này cũng không phải hoàn
toàn “thuận buồm xuôi gió”. Trước thềm Đại hội VI, vẫn tồn tại hai khuynh hướng. Một,
tiếp tục kiên định cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, dù đã bộc lộ rõ tính chất quan liêu
của nó. Hai, khuynh hướng đổi mới. Trong bối cảnh đó, Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung
ương Đảng đã thảo luận, đi tới nhất trí về một số vấn đề quan trọng. Ngày 20-9-1986, Hội
nghị Bộ Chính trị đã đưa ra Kết luận về một số vấn đề thuộc quan điểm kinh tế:

1
Trần Hoàng Kim: Kinh tế Việt Nam: chặng đường 1945-1995 và triển vọng đến năm 2020, NXB Tống kê, H.1996,
tr.77
2
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội 1982, tr.62-63
3
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng, Toàn tập, t46, NXBCTQG, H.2006, tr.64
10
Về cơ cấu kinh tế, Bộ Chính trị khẳng định: “Một nền kinh tế có cơ cấu hợp lý mới
phát triển ổn định. Bố trí đúng cơ cấu các ngành kinh tế, cơ cấu sản xuất và đầu tư là những
vấn đề quan trọng đầu tiên của đường lối kinh tế, có ý nghĩa quyết định đối với việc thực
hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội trong mỗi chặng đường”
1
. Đồng thời Bộ Chính trị cũng
cho rằng, hơn mười năm qua “đã mắc nhiều sai lầm, khuyết điểm trong việc bố trí cơ cấu
kinh tế, bố trí đầu tư...,trong 5 năm 1986-1990 phải kiên quyết điều chỉnh lớn phương án bố
trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư...”
2
;
Về cải tạo xã hội chủ nghĩa và củng cố quan hệ sản xuất mới, Bộ Chính trị yêu cầu
quán triệt tư tưởng chỉ đạo “cải tạo xã hội chủ nghĩa nhất thiết phải tuân theo quy luật về sự
phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất... Đặc trưng
cần nắm vững là nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần”
3
.
Về cơ chế quản lý kinh tế, Bộ Chính trị khẳng định “phải xoá bỏ tập trung quan liêu,
bao cấp, chuyển hẳn sang hạch toán kinh tế, kinh doanh xã hội chủ nghĩa”. Sự thay đổi này
nhằm vào các vấn đề như, thay đổi cơ cấu nền kinh tế, cách thức tổ chức, quản lý, phương
thức phân phối sản phẩm theo hướng tăng quyền chủ động cho cơ sở, gắn trách nhiệm của
người lao động với hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Kết luận của Bộ Chính trị nêu những nội dung chủ yếu của cơ chế hạch toán kinh tế,
kinh doanh xã hội chủ nghĩa cần xây dựng là:
- Đổi mới kế hoạch hoá trên cơ sở vận dụng đúng đắn hệ thống các quy luật kinh tế, phát
huy vai trò chủ đạo của các quy luật đặc thù của chủ nghĩa xã hội, đồng thời sử dụng đúng đắn
các quy luật vận động của quan hệ hàng hoá - tiền tệ...
- Bảo đảm cho các đơn vị kinh tế xã hội chủ nghĩa có quyền tự chủ sản xuất, kinh
doanh, thực hiện đúng hạch toán kinh tế, tự tạo vốn và hoàn vốn, tự chịu trách nhiệm về kết
quả sản xuất, kinh doanh của mình...
- Chấn chỉnh và kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý theo yêu cầu của
cơ chế mới, trên cơ sở phân biệt rõ chức năng quản lý hành chính - kinh tế của cơ quan nhà
nước và chức năng quản lý sản xuất - kinh doanh của các tổ chức, đơn vị kinh tế, phân cấp
quản lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ”
4
.
Kết luận nói trên là cơ sở hình thành Báo cáo Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam
tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986).
2. Những thay đổi mang tính đột phá đầu tiên - Xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập
trung; thừa nhận cơ chế thị trường
1
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 47, tr.220
2
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 47, tr.221
3
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 47, tr.228-229
4
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 47, tr.236-237
11
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đánh dấu sự khởi
đầu của tiến trình đổi mới ở Việt Nam, trong đó bao hàm ý nghĩa là bước đột phá đầu tiên tư
duy của Đảng về nền kinh tế thị trường, được thể hiện trên hai vấn đề chủ yếu như: Một, phê

phán triệt để cơ chế quản lý cũ “cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp từ nhiều năm
nay không tạo được động lực phát triển, làm suy yếu kinh tế xã hội chủ nghĩa...kìm hãm sản
xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông, và
đẻ ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội”
1
; Hai, đề ra yêu cầu xây dựng cơ chế quản lý
mới phải phù hợp với quy luật khách quan và với trình độ phát triển của nền kinh tế. Trong
đó nhấn mạnh: “quá trình từ sản xuất nhỏ đi lên sản xuất lớn ở nước ta là quá trình chuyển
hoá nền kinh tế còn nhiều tính tự cấp, tự túc thành nền kinh tế hàng hoá”; với hai đặc trưng
của cơ chế quản lý mới là “Tính kế hoạch là đặc trưng số một của cơ chế quản lý kinh tế”;
“Sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hoá - tiền tệ là đặc trưng thứ hai của cơ chế mới về quản lý
kinh tế”
2
. Đại hội VI khẳng định “Thực chất của cơ chế mới về quản lý kinh tế là cơ chế kế
hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập
trung dân chủ”
3
.
Như vậy, đến Đại hội lần thứ VI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thừa nhận nền sản
xuất hàng hoá, tức là thừa nhận cơ chế thị trường, nhưng chưa coi nền kinh tế Việt Nam là
kinh tế thị trường. Dư luận bên ngoài cũng cho rằng “năm 1986 bắt đầu công cuộc đổi
mới..., Việt Nam đã phát triển từ một nền kinh tế kế hoạch hoá sang một nền kinh tế định
hướng thị trường”
4
Sau hơn hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI (12-1986 đến 3-1989), đã nảy sinh
nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn cần giải quyết. Trước hết là sự không thống nhất trong
nhận thức về kinh tế thị trường ở Việt Nam; tiếp theo là sự lúng túng trong việc thực hiện
đường lối kinh tế mới của Đảng. Mặt khác, những tác động động từ sự khủng hoảng của
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã tạo nên tâm lý bất lợi ở một bộ phận cán bộ
và nhân dân. Trong bối cảnh đó, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ Sáu ra Nghị quyết số

06-NQ/TW (29-3-1989) Kiểm điểm hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI và phương
hướng, nhiệm vụ ba năm tới. Đảng đề ra các nguyên tắc đổi mới, trong đó nhấn mạnh “Đổi
mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là làm cho mục tiêu ấy được thực
hiện có hiệu quả...”. Trên lĩnh vực kinh tế, Nghị quyết nhấn mạnh:
Một, “Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển mạnh các đơn vị kinh tế sang hạch
toán kinh doanh theo quan điểm phát triển nền kinh tế hàng hoá có kế hoạch gồm nhiều
thành phần đi lên chủ nghĩa xã hội”
5
;
1
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 47, tr.62
2
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, H.1987, tr.63
3
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, H. 1987, tr.65
4
Thông tấn xã Việt Nam: tài liệu tham khảo, ngày 7/5/2008, tr.2.
5
Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Hội nghị lần thứ Sáu, Ban Chấp hành Trung ương (khoá VI), Lưu hành nội
bộ, tr.17
12
Hai, “Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, thị trường xã hội (bao gồm cả
thị trường hàng tiêu dùng, thị trường vật tư, thị trường dịch vụ, thị trường vốn và chứng
khoán) là một thể thống nhất với nhiều lực lượng khác nhau tham gia lưu thông hàng
hoá...Thị trường thông suốt trong cả nước và gắn với thị trường thế giới.
Trong nền kinh tế hàng hoá có kế hoạch, thị trường vừa là một căn cứ, vừa là một đối
tượng của kế hoạch. Cơ chế thị trường thể hiện sự vận động của các quy luật sản xuất và lưu
thông hàng hoá trong quan hệ tác động qua lại với các quy luật kinh tế khác”
1
.

Bằng việc lần đầu tiên đưa ra quan điểm về một thị trường xã hội thống nhất; trong
nền kinh tế hàng hoá có kế hoạch, thị trường vừa là một căn cứ, vừa là một đối tượng của
kế hoạch, và việc chấp nhận giá cả trong nước phải gắn liền với giá cả trên thị trường quốc
tế, Nghị quyết Trung ương Sáu đã thể hiện một bước tiến mới trong tư duy của Đảng Cộng
sản Việt Nam về kinh tế thị trường.
Năm 1991 Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII thông qua Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh tiếp tục bổ sung lý
luận về kinh tế hàng hoá:
Một, đưa ra chủ trương “Phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo
định hướng xã hội chủ nghĩa”
2
;
Hai, “Xoá bỏ triệt để cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp, hình thành cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ
khác. Xây dựng và phát triển đồng bộ các thị trường hàng tiêu dùng, vật tư, dịch vụ, tiền
vốn; sức lao động...; thực hiện giao lưu kinh tế thông suốt cả nước và với thị trường thế
giới”
3
.
Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII tại Đại hội lần thứ
VIII, sau khi nêu những thành tựu và chỉ ra những khuyết điểm, yếu kém của 10 năm đổi
mới, đã rút ra 6 bài học chủ yếu. Trong đó, bài học thứ 3 có nội dung “Xây dựng nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, đi đôi với tăng cường vai trò
quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Mặc dù vào thời điểm này, nền
kinh tế thị trường chưa được chính thức thừa nhận nhưng đã được đề cập nhằm mục đích sử
dụng mặt tích cực của nó phục vụ mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết viết: “Vận
dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý nền kinh tế thị trường là để sử dụng mặt
tích cực của nó phục vụ mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội chứ không đi theo con đường
tư bản chủ nghĩa; Kinh tế thị trường có những mặt tiêu cực mâu thuẫn với bản chất của chủ
1

Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Hội nghị lần thứ Sáu, Ban Chấp hành Trung ương (khoá VI), Lưu hành nội
bộ, tr.18
2
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng, Toàn tập, t51, NXB Chính trị quốc gia, H.2007, tr.137
3
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng, Toàn tập, t51, NXB Chính trị quốc gia, H.2007, tr.138
13
nghĩa xã hội; Đi vào kinh tế thị trường, phải kiên quyết đấu tranh khắc phục, hạn chế tối đa
những khuynh hướng tiêu cực”
1
.
Theo đó, kinh tế thị trường là công cụ, là phương tiện để phục vụ mục tiêu “làm cho
mọi người, mọi nhà đều khá giả” và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
3. Bước phát triển tiếp theo - Xác định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa
Từ nhận thức về kinh tế thị trường sau 15 năm đổi mới, Đại hội Đảng Cộng sản Việt
Nam lần thứ IX (2001) đã chính thức xác định nền kinh tế Việt Nam là “nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đồng thời nêu rõ nội hàm của khái niệm nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là: “nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận
động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa;
đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”
2
. Mục đích của nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để
xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều thành phần kinh tế, nhiều
hình thức sở hữu, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với
kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế. Các thành phần kinh
tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Như vậy, Đảng đã khẳng định vai trò tất yếu và vị trí pháp lý

của các thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài trong nền kinh tế Việt Nam thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội “Từ nay không phải
là “cho phép” các thành phần đó tồn tại hay không, mà tất yếu tồn tại như một quy luật
khách quan”
3
.
Đại hội IX đề ra tiêu chuẩn căn bản để đánh giá hiệu quả xây dựng quan hệ sản xuất
theo định hướng xã hội chủ nghĩa là “thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời
sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội...Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến
bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển”
4
. Đại hội xác định mô hình kinh tế
tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là: “thực hiện nhất quán và lâu dài chính
sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”
5
.
1
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1996, tr.72
2
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, H.2001, tr.86
3
Lê Xuân Tùng: Những đột phá tư duy lý luận về kinh tế thị trường ở nước ta, Tạp chí Cộng sản, số 16 (8-2004), tr.17
4
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, H.2001, tr.87-88
5
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, H.2001, tr.23
14
Như vậy, đến Đại hội Đảng lần thứ IX, trên lĩnh vực kinh tế “về cơ bản Việt Nam đã
tạo dựng được khung thể chế kinh tế thị trường và tiếp tục hoàn thiện các kỹ năng để vận

hành nó ngày càng tốt hơn”
6
.
4. Hoàn thiện, củng cố thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 2006) đề ra chủ trương tiếp tục
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, với các nội dung cơ bản như:
Một, nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường, là nhằm
thực hiện các mục tiêu cơ bản: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”; nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người
vươn lên làm giàu chính đáng; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước
và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá, y tế, giáo
dục; phát huy quyền làm chủ xã hội của nhân dân...
Hai, nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của nhà nước thông qua việc thực hiện tốt
các chức năng chủ yếu như: định hướng sự phát triển bằng các chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch và cơ chế, chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trường; thực hiện
quản lý nhà nước bằng hệ thống pháp luật, giảm tối đa sự can thiệp bằng hành chính vào
hoạt động của thị trường và doanh nghiệp...
Ba, phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ bản
theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh: phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ; phát triển vững
chắc thị trường tài chính; phát triển thị trường bất động sản; phát triển thị trường sức lao
động trong mọi khu vực kinh tế; phát triển thị trường khoa học và công nghệ.
Bốn, phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh. Trong
đó khẳng định “Trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân), hình thành nhiều
hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư
nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài”
2
.
Ngày 30-1-2008, Hội nghị Trung ương lần thứ Sáu (khoá X) ban hành Nghị quyết Về
tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đề ra mục tiêu

tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, với các nội dung cụ thể: đến năm 2010, từng
bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật; phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đi
đôi với phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp; hình thành
một số tập đoàn kinh tế, các tổng công ty đa sở hữu, áp dụng mô hình quản trị hiện đại, có
năng lực cạnh tranh quốc tế; đổi mới cơ bản mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của
các đơn vị sự nghiệp công; phát triển đồng bộ, đa dạng các loại thị trường; giải quyết tốt hơn
6
Lê Thị Quế: Từ tư duy đến thực tiễn 15 năm “lột xác” của nền kinh tế Việt Nam (1986-2001), Nghiên cứu kinh tế, số
354, (11-2007), tr.71.
2
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, H.2006, tr.83
15
mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hoá, môi trường; nâng cao hơn hiệu
lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và nhân dân.
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ Sáu (khoá X) đề ra quan điểm chỉ đạo việc hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là, nhận thức đầy đủ, tôn
trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế,
phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam; đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa của
nền kinh tế; giữa thể chế kinh tế với thể chế chính trị, xã hội; giữa Nhà nước, thị trường và
xã hội. Gắn kết hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển
văn hoá và bảo vệ môi trường; kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường
của nhân loại và kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn đổi mới ở Việt Nam; chủ động và tích
cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời bảo đảm giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, giữ
vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực
và hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong quá
trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết cũng
đưa ra 5 chủ trương và giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa: thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp
và các tổ chức sản xuất kinh doanh; hoàn thiện thể chế bảo đảm đồng bộ các yếu tố thị

trường và phát triển đồng bộ các loại thị trường; hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh
tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ môi
trường; hoàn thiện thể chế nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước về kinh tế, tăng cường sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức
xã hội, nghề nghiệp và của nhân dân vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội
1
.
Nhìn tổng quát, từ Đại hội lần thứ VI (1986), đến Hội nghị Trung ương lần thứ sáu, khoá X
(1-2008), tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế thị trường ngày càng phát triển,
hoàn thiện và được hiện thực hoá trong thực tiễn cuộc sống “đã chuyển đổi thành công từ
thể chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Đường lối đổi mới của Đảng đã được thể chế hoá thành Hiến pháp,
pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hình
thành và phát triển”
2
. Nhờ đó, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế nổi bật: “Từ
năm 1996 đến năm 2000 đã đạt được nhịp độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân 10 năm (1999-2000) đạt 7,5%; năm 2000 so với năm 1999, GDP tăng hơn 2 lần. Trong
5 năm (2001-2005) của nhiệm kỳ Đại hội IX, GDP bình quân tăng gần 7,5%; cơ cấu kinh tế
1
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá X, NXB Chính trị quốc
gia, H. 2008, tr.136-156.
2
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá X, NXB Chính trị quốc
gia, H. 2008, tr.133
16
có sự chuyển dịch đáng kể, nguồn lực phát triển trong các thành phần kinh tế đã được huy
động khá hơn; nhiều lợi thế so sánh trong từng ngành, từng vùng đã được phát huy. Năng
lực cạnh tranh của nền kinh tế được cải thiện”
1

.
1
Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chỉ đạo tổng kết lý luận: Báo cáo tổng kết một số vấn
đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006), NXB Chính trị quốc gia, H.2005, tr.69.
17
ĐẶC ĐIỂM, BẢN CHẤT CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CÓ SỰ QUẢN LÝ
CỦA NHÀ NƯỚC THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
GS,TS. Đỗ Thế Tùng
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
Muốn xác định đúng vai trò lãnh đạo của đội tiên phong của giai cấp công nhân trong
nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trước
hết phải hiểu rõ đặc điểm và bản chất của nền kinh tế này. Trong thực tiễn không có nền
kinh tế thị trường thuần tuý, ngay cả những nước tư bản chủ nghĩa có nền kinh tế thị trường
hiện đại phát triển đến trình độ cao cũng vẫn còn tàn dư của kinh tế tự nhiên và sản xuất
hàng hoá nhỏ và lại càng chưa có nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa hoàn thiện, hiện
thực; Bởi vậy, phải vận dụng phương pháp trừu tượng hoá khoa học, nghiên cứu đặc điểm
và bản chất của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước tư bản dưới dạng thuần
túy, từ đó dự báo về đặc điểm, bản chất của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà
nước xã hội chủ nghĩa (cũng dưới dạng thuần tuý). Dựa vào đó mới có thể tìm hiểu đặc
điểm, bản chất của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng
XHCN ở Việt Nam.
1. Khái niệm thị trường, cơ chế thị trường và nền kinh tế thị trường.
Cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí hoàn toàn về các khái niệm trên.
1.1. Thị trường. Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra quan hệ mua bán hàng hoá
hay là mặt hàng được đưa ra mua bán. Ví dụ: Thị trường Luân Đôn, thị trường Pari, hay là
thị trường chè, thị trường len; hoặc là kết hợp cả hai yếu tố trên, như thị trường chè Luân
Đôn, thị trường len Pari v.v…
Theo nghĩa rộng, bao quát, thị trường là lĩnh vực trao đổi hay mua bán hàng hoá và
dịch vụ, phản ánh phân công lao động xã hội. Hễ ở đâu và khi nào có phân công lao động xã
hội và sản xuất hàng hoá thì ở đấy và khi đó có thị trường. Quy mô thị trường phù hợp với

trình độ chuyên môn hoá của lao động xã hội.
1.2. Cơ chế thị trường là cơ chế vận hành của nền kinh tế chịu tác động của các quy
luật sản xuất và lưu thông hàng hoá thông qua sự biến động của giá cả thị trường.
Kinh tế học ở các nước tư bản chủ nghĩa không thừa nhận lao động tạo ra giá trị hàng
hoá, chỉ đứng trên góc độ giá trị sử dụng hay tính hữu ích của hàng hoá để xem xét cơ chế
thị trường, coi đó là cơ chế mà người sản xuất và người tiêu dùng, người bán và người mua
thông qua tín hiệu của thị trường là giá cả để quyết định ba vấn đề cơ bản: sản xuất cho ai,
sản xuất cái gì và sản xuất như thế nào, đồng thời đây cũng là cơ chế phân bố các nguồn lực
vào sản xuất.
18
C. Mác phát hiện tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá, kế thừa và hoàn
thiện học thuyết giá trị của kinh tế chính trị tư sản cổ điển, chỉ rõ lao động trừu tượng tạo ra
giá trị và lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá. Nhưng đây là giá trị sử dụng xã
hội, giá trị sử dụng cho người khác, chứ không phải cho bản thân người sản xuất, nên phải
biết là sản xuất cho ai, nếu muốn moi được tiền trong túi của người mua thì phải hiểu nhu
cầu và thị hiếu của họ.
Mặt khác, “nếu như đối với giá trị sử dụng của hàng hoá, lao động chứa đựng trong
hàng hoá đó chỉ có ý nghĩa về mặt chất, thì đối với đại lượng giá trị, lao động đó chỉ có ý
nghĩa về mặt lượng mà thôi…. Trong trường hợp thứ nhất, vấn đề là lao động được tiến
hành như thế nào và sản xuất ra cái gì ; Trong trường hợp thứ hai là đã tiêu phí bao nhiêu lao
động và lao động đó đã tiếp diễn trong một thời gian bao lâu”
1
. Như vậy C.Mác không chỉ
đặt vấn đề sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào và sản xuất ra cái gì mà còn đặt vấn đề hao
phí bao nhiêu lao động. Điều này có nghĩa là phải xét nhu cầu có khả năng thanh toán để
quyết định sản xuất mặt hàng rẻ, hao phí ít lao động, (lao động sống và lao động quá khứ)
hay mặt hàng đắt tiền, hao phí nhiều lao động, chứ không phải là căn cứ vào nhu cầu tự
nhiên.
1.3. Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo sự điều tiết của cơ chế thị
trường, lấy sự tồn tại và phát triển của quan hệ hàng hoá - tiền tệ làm cơ cở, là kinh tế hàng

hoá đạt đến trình độ xã hội hoá cao và trình độ kỹ thuật cao, trong đó toàn bộ hay hầu hết
đầu vào và đầu ra của sản xuất đều phải thông qua thị trường.
Kinh tế thị trường và kinh tế hàng hoá có những điểm giống nhau, nhưng không phải
là một. Đã là kinh tế hàng hoá thì tất yếu phải sản xuất nhằm để trao đổi hay để bán, nên ắt
phải có thị trường. Nhưng không phải hễ có thị trường là có kinh tế thị trường. Kinh tế thị
trường là trình độ cao của kinh tế hàng hoá, trong đó toàn bộ hoặc hầu hết đầu vào và đầu ra
của sản xuất đểu phải thông qua thị trường. So sánh người tiểu nông với người Fermier tư
bản chủ nghĩa. Sản xuất của người tiểu nông là sản xuất hàng hoá, nhưng chưa phải kinh tế
thị trường, vì người tiểu nông mua càng ít càng tốt và nếu cần anh ta có thể tự làm lấy một
số công cụ lao động, như tự đẽo lấy cày, tự làm cán cuốc, đòn gánh v.v…, nghĩa là có những
yếu tố đầu vào không thông qua thị trường. Trái lại, người Fermier mua toàn bộ các yếu tố
đầu vào, kể cả sức lao động và bán toàn bộ các sản phẩm đầu ra, nên sản xuất của người
Fermier là kinh tế thị trường.
Tính từ khi ra đời kinh tế thị trường đến nay có thể khái quát ba mô hình kinh tế –
Kinh tế thị trường tự do cạnh tranh (Free – market Economy) là nền kinh tế chịu sự điều tiết
tự phát của các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá. Trong nền kinh tế này nhà nước
không trực tiếp can thiệp vào sự phát triển kinh tế, mà chỉ tạo môi trường thuận lợi cho sự
cạnh tranh tự do lành mạnh, nhất là môi trường pháp lý.
1
C. Mác và Ph.Ănghen, toàn tập, tập 23, NXB CTQG, Hà Nội, 1993, tr 70, 77, 163
19
Thí dụ: Luật công xưởng ở nước Anh năm 1864 là biểu hiện đầu tiên của sự can thiệp
của nhà nước chống lại hình thức tự phát của quá trình sản xuất xã hội.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã chứng tỏ rằng khi tính chất xã hội
hoá sản xuất đã phát triển tới một trình độ nhất định thì kinh tế thị trường tự do cạnh tranh
không thể phát triển một cách hài hoà, ổn định, bởi vậy cần phải có sự điều tiết của nhà nước
để hạn chế tác hại của tính tự phát vô chính phủ của kinh tế thị trường. Nhưng sự can thiệp
thái quá của nhà nước đến mức gần như triệt tiêu tính năng động của kinh tế thị trường đã
dẫn đến ra đời mô hình kinh tế chỉ huy (Command Economy) mà điển hình là kinh tế kế
hoạch hoá, tập trung, bao cấp ở Liên Xô và Đông Âu trước đây.

Trong mô hình kinh tế chỉ huy nhà nước quyết định việc phân bố nguồn lực, phương
hướng đầu tư v.v…hầu như không tính đến nhu cầu trên thị trường. Mô hình này có ưu điểm
là tập trung được nguồn lực vào những mục tiêu chủ yếu, nhưng nó thủ tiêu cạnh tranh nên
đã kìm hãm tiến bộ kỹ thuật, và khi chuyển từ phát triển kinh tế theo bề rộng sang phát triển
kinh tế theo chiều sâu là chủ yếu thì nó cản trở lực lượng sản xuất, dẫn đến trì trệ.
Thực tiễn đã chứng tỏ trong thời đại hiện nay cả hai mô hình kinh tế kể trên đều kém
hiệu quả, vì thế hầu hết các nước trên thế giới đều chuyển sang mô hình kinh tế hỗn hợp
(Mixed Economy), nghĩa là kết hợp kinh tế thị trường tự do cạnh tranh với sự điều tiết của
nhà nước. Trong tiến trình đổi mới nước ta cũng chuyển từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung,
bao cấp sang kinh tế thị trường có sự điều tiết (hay quản lý) của nhà nước.
Tuỳ theo bản chất của nhà nước và hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi nước mà sự điều
tiết sẽ nhằm mục tiêu kinh tế – xã hội khác nhau, ưu tiên lợi ích của giai cấp hay tầng lớp xã
hội này hoặc của giai cấp hay tầng lớp xã hội khác; mức độ can thiệp của nhà nước nhiều
hơn hay ít hơn v.v….
2. Những đặc điểm cơ bản của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước
Bản thân nền kinh tế thị trường không có thuộc tính xã hội, nó có thể tồn tại cả trong
chủ nghĩa tư bản và trong chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản. Tính chất
xã hội của kinh tế thị trường do quan hệ sản xuất thống trị nền kinh tế quốc dân và bản chất
của nhà nước quyết định. Bởi vậy, trước hết phải vận dụng phương pháp trừu tượng hoá
khoa học, phân tích những đặc điểm cơ bản của nền kinh tế thị trường hiện đại có sự quản lý
của nhà nước nói chung:
2.1. Tính tự chủ của các doanh nghiệp và hộ dân cư (hay cá nhân).
Các doanh nghiệp, dù là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tập thể, doanh nghiệp
nhà nước, hay là các hộ dân cư (hoặc cá nhân) tham gia vào thị trường đều được quyền tự
chủ, nhất là tự chủ về tài chính, về lựa chọn ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không
cấm; tự đề ra quyết sách và phương án kinh doanh, dựa vào tín hiệu của thị trường để định
hướng điều tiết đầu vào, đầu ra nhằm thu lợi nhuận cao; tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi, rủi ro
20
v.v…Nhu cầu có khả năng thanh toán trên thị trường hướng dẫn các doanh nghiệp lựa chọn
dự án đầu tư và phương thức kinh doanh. nhà nước cũng thông qua quan hệ cung cầu trên thị

trường mà lập kế hoạch mang tính định hướng và điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp
bằng cách vận dụng các đòn bẩy kinh tế, pháp luật và biện pháp hành chính khi cần thiết.
2.2. Hình thành hệ thống thị trường hoàn hảo.
Trong kinh tế thị trường việc phân bố các nguồn lực đều chủ yếu thông qua thị
trường. Do đó, chỉ có hệ thống thị trường hoàn hảo thì hiệu suất phân bố nguồn lực mới
được phát huy đầy đủ. Hệ thống thị trường hoàn hảo bao gồm đông đảo các chủ thể thị
trường và giữa họ có sự cạnh tranh hoàn hảo, xoá bỏ độc quyền, phá bỏ mọi sự chia cắt, mọi
rào cản nhân tạo, hình thành một thị trường thống nhất toàn quốc, liên kết hữu hiệu với thị
trường thế giới trong bối cảnh toàn cầu hoá về kinh tế. Hệ thống này không chỉ gồm thị
trường hàng hoá, dịch vụ phát triển cao mà cả thị trường các yếu tố sản xuất (công nghệ,
vốn, sức lao động, thông tin v.v…)
2.3. Giá cả thị trường – tín hiệu thị trường quan trọng nhất.
Mọi hàng hoá và dịch vụ được tự do trao đổi, mua bán theo giá cả thị trường. Dựa
vào giá cả thị trường mà người bán và người mua ra quyết định.
Giá cả thị trường phụ thuộc vào nhiều nhân tố, đó là:
a. Giá trị thị trường: là kết quả của sự san bằng các giá trị cá biệt của hàng hoá trong
cùng một ngành thông qua cạnh tranh. Cạnh tranh trong nội bộ mỗi ngành dẫn tới hình thành
một giá trị xã hội trung bình trong ngành đó. Tùy thuộc trình độ phát triển lực lượng sản
xuất của mỗi ngành mà giá trị xã hội trung bình đó (tức là giá trị thị trường) có thể ứng với
một trong ba trường hợp: một là, đại bộ phận hàng hoá của ngành được sản xuất trong điều
kiện trung bình thì giá trị thị trường do giá trị của những hàng hoá được sản xuất ra trong
điều kiện trung bình quyết định. Hai là, đại bộ phận hàng hoá trong ngành được sản xuất
trong điều kiện kỹ thuật lạc hậu, thì giá trị thị trường do giá trị của những hàng hoá được sản
xuất trong điều kiện kém hơn ấy điều tiết. Ba là, đại bộ phận hàng hoá được sản xuất trong
điều kiện kỹ thuật tiên tiến, thuận lợi thì giá trị thị trường do giá trị của những hàng hoá
được sản xuất trong điều kiện tốt hơn ấy điều tiết.
Ba trường hợp trên đều giả định cung bằng cầu, nên hàng hoá được bán theo giá trị
thị trường, dù giá trị thị trường rơi vào trường hợp nào trong ba trường hợp trên. Nhưng
cung bằng cầu trong điều kiện kinh tế thị trường là hiện tượng ngẫu nhiên. Khi cung lớn hơn
cầu thì bao giờ giá trị của hàng hoá được sản xuất ra trong điều kiện tốt nhất cũng điều tiết

giá trị thị trường, còn khi cung nhỏ hơn cầu thì giá trị thị trường lại do giá trị cá biệt của
hàng hoá được sản xuất ra trong điều kiện xấu nhất quyết định.
b. Giá trị (hay sức mua) của tiền. Giá cả thị trường tỷ lệ thuận với giá trị thị trường
của hàng hoá và tỷ lệ nghịch với giá trị (hay sức mua) của tiền. Bởi vậy, ngay cả khi giá trị
21
thị trường của hàng hoá không đổi thì giá cả hàng hoá vẫn có thể biến đổi do giá trị (hay sức
mua) của tiền tăng lên hoặc giảm xuống. Sự chênh lệch giữa giá cả thị trường và giá trị thị
trường là hiện tượng đương nhiên, là “vẻ đẹp” của cơ chế thị trường, còn sự phù hợp giữa
chúng chỉ là ngẫu nhiên.
c. Cung và cầu. Cung và cầu gắn với phân công lao động xã hội. Bộ phận lao động xã
hội được phân công vào một ngành nào đó tạo ra cung trong ngành ấy đồng thời lại tạo ra
cầu về những mặt hàng khác, tức là các ngành làm thị trường cho nhau. Khái niệm thời gian
lao động xã hội cần thiết giờ đây phải được hiểu là thời gian lao động xã hội cần thiết cho
toàn bộ khối lượng hàng hoá của cả một ngành. Nếu phân bố lao động xã hội vượt quá mức
cần thiết của một ngành nào đó, tức là đã lãng phí một lượng thời gian lao động xã hội vô
ích, không được xã hội chấp nhận. Nếu phân bố quá ít lao động so với mức cần thiết sẽ gây
ra sự khan hiếm, cung không đủ cầu.
Cầu có khả năng thanh toán về tư liệu tiêu dùng gắn với sự tồn tại của các giai cấp và
các tầng lớp xã hội khác nhau, họ phân chia nhau thu nhập, tiêu dùng thu nhập đó và tạo ra
cầu. Cung và cầu về tư liệu sản xuất gắn với cơ cấu của quá trình tái sản xuất xã hội. Bởi
vậy, muốn hiểu đúng và điều tiết quan hệ cung cầu phải phân tích kết cấu giai cấp xã hội và
cơ cấu tái sản xuất xã hội.
Cung và cấu có sức co dãn và thường thay đổi luôn. Cầu vận động ngược chiều với
giá cả thị trường của hàng hoá và cùng chiều với mức thu nhập. Cung vận động cùng chiều
với giá cả đầu ra nhưng cũng vận động ngược chiều với giá cả đầu vào. Chẳng hạn, giá cả
vải bông tăng kích thích tăng cung về vải bông, hoặc giá bông giảm cũng có thể dẫn đến
tăng cầu về bông, do đó tăng cung về vải bông, nếu việc bán vải bông vẫn thu được lợi
nhuận. Như vậy, cầu về yếu tố đầu vào quyết định cung đầu ra, hoặc trái lại, cung đầu ra
quyết định cầu yếu tố đầu vào: sản xuất quyết định thị trường và thị trường quyết định sản
xuất.

Sự biến động của quan hệ cung cầu có thể do sự biến đổi về phía cung hoặc phía cầu,
hoặc do cả hai. Sự biến động đó vừa tạo ra sự chênh lệch giữa cung và cầu vừa có xu hướng
tự phát thủ tiêu sự chênh lệch đó. Thí dụ; cầu giảm làm cho giá cả thị trường giảm xuống thì
có thể dẫn đến giảm đầu tư vào ngành này khiến cho cung giảm xuống; hoặc là người ta sẽ
áp dụng những phát minh mới làm giảm thời gian lao động xã hội cần thiết đến mức ngang
giá với giá cả thị trường đã hạ xuống. Hoặc là khi cầu tăng lên làm cho giá cả thị trường tăng
lên cao hơn giá trị thị trường thì sẽ kích thích tăng đầu tư vào ngành này làm cho sản xuất
mở rộng và cung tăng lên, nên giá cả thị trường lại hạ xuống. Trừ trường hợp phải đầu tư
vào những điều kiện sản xuất xấu hơn để đáp ứng cầu tăng lên (chẳng hạn, đầu tư vào ruộng
đất xấu để đáp ứng cầu về lương thực) thì có thể giá cả thị trường cao tồn tại trong một thời
gian dài.
22
d. Cạnh tranh. Giá cả thị trường còn chịu tác động của cạnh tranh gắn với quan hệ
cung cầu. Đằng sau mối quan hệ giữa hàng và tiền là quan hệ giữa những người sản xuất,
những người bán (phía cung) với những người mua, những người tiêu dùng (phía cầu), kể cả
tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân. Hai nhóm này tác động lẫn nhau, cạnh tranh với
nhau với tư cách là một hợp lực. Khi cung lớn hơn cầu, bên mua có thế mạnh, cùng nhau ép
giá xuống, trong khi đó từng người bán cũng phải hạ giá để tranh bán với bạn hàng của
mình. Khi cung nhỏ hơn cầu thì bên mua ở vào thế yếu, người này tranh mua với người khác
đẩy giá lên, đồng thời bên bán cũng cùng nhau nâng giá càng cao càng tốt.
Cơ chế thị trường thông qua sự biến động của giá cả điều tiết sản xuất và lưu thông
hàng hoá, thúc đẩy những người sản xuất hàng hoá ứng dụng nhanh những thành tựu khoa
học kỹ thuật để nâng cao sức sản xuất của lao động, hạ giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn
giá trị thị trường của nó, nhờ đó có ưu thế trong cạnh tranh và thu lợi nhuận siêu ngạch, làm
giàu lên mãi. Những người ứng dụng công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp, giá trị cá
biệt của hàng hoá cao hơn giá trị thị trường sẽ ở thế yếu trong cạnh tranh và bị thua lỗ, thậm
chí bị phá sản, phải đi làm thuê. Như vậy, cơ chế thị trường dưới tác động của quy luật giá
trị, cung cầu, cạnh tranh tất yếu dẫn đến phân hoá những người sản xuất hàng hoá thành hai
cực: giàu và nghèo.
2.4. Cơ cấu kinh tế mở.

Nền kinh tế tự nhiên có thể tồn tại hàng ngàn năm mà không ra khỏi luỹ tre làng và
cái chợ nhỏ bé ở nông thôn. Nhưng kinh tế thị trường thì tất nhiên phải phá vỡ sự hạn chế
giữa vùng với vùng, giữa quốc gia với quốc gia; thị trường trong nước và thị trường quốc tế
ngày càng liên kết thành một chỉnh thể.
Hàng hoá, dịch vụ, tư bản (vốn), sức lao động, công nghệ ngày càng được tự do lưu
động trong mỗi nước, với nước ngoài, trong từng khu vực và trên phạm vi toàn cầu. Khi
phân tích về xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế do sự phát triển đại công nghiệp sinh ra,
C.Mác đã chỉ rõ: “Những ngành công nghiệp dân tộc cũ đã bị tiêu diệt và đang ngày càng bị
tiêu diệt. Những ngành công nghiệp dân tộc bị thay thế bởi những ngành công nghiệp mới,
tức là những ngành công nghiệp không dùng những nguyên liệu bản xứ mà dùng những
nguyên liệu đưa từ những miền xa xôi nhất trên trái đất và sản phẩm làm ra không những
được tiêu thụ ngay trong xứ mà còn được tiêu thụ ở tất cả các nơi trên trái đất nữa”
2
.
Cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại càng thúc đẩy xu hướng quốc tế hoá đời
sống kinh tế lên trình độ cao hơn, hình thành xu hướng toàn cầu hoá kinh tế mà không một
nước nào có thể đứng ngoài, không một nước nào có thể đóng cửa, xây dựng một cơ cấu
kinh tế khép kín.
2.5. Nhà nước điều tiết hay quản lý nền kinh tế thị trường.
2
C.Mác và Ph.Ănghen, toàn tập, tập 4, NXB CTQG, Hà Nội 1995, tr 601.
23
Cơ chế thị trường tự phát có nhiều tác động tích cực, nhưng cũng có những tác động
tiêu cực; nó không phải là vạn năng mà còn có nhiều khiếm khuyết, hay còn gọi là “thị
trường mất tác dụng” hoặc là “thất bại thị trường”. Bởi vậy, theo đà phát triển của trình độ
xã hội hoá sản xuất tất yếu nảy sinh yêu cầu có sự điều tiết của nhà nước. Sự điều tiết này
phải dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật kinh tế khách quan chứ không thể tuỳ tiện, chủ
quan, duy ý chí. Sai lầm của nhà nước cũng tác hại không kém, thậm chí còn hại hơn tác
động tiêu cực của cơ chế thị trường.
Có nhiều cách mô tả sự điều tiết của nhà nước. Nói một cách khái quát thì sự điều tiết

của nhà nước đối với kinh tế thị trường bao gồm: tạo môi trường pháp lý, môi trường kinh tế
– xã hội ổn định; định hướng phát triển kinh tế thị trường bằng chiến lược, chính sách, quy
hoạch, các chương trình kinh tế – xã hội, sử dụng những biện pháp hành chính khi cần thiết,
điều tiết thu nhập của các doanh nghiệp và dân cư để đảm bảo công bằng xã hội v.v…
Đi vào chi tiết hơn, có thể phân chia sự điều tiết của nhà nước thành điều tiết trực tiếp
và gián tiếp, điều tiết vĩ mô và vi mô, điều tiết chủ động và thụ động, v.v….Điều tiết trực
tiếp là nhà nước vận dụng các công cụ kế hoạch hay hành chính để điều tiết có tính cưỡng
chế các hoạt động kinh tế, xã hội, như định lượng cung, khống chế hạn ngạch, điều tiết giá
cả…..Điều tiết gián tiếp là nhà nước sử dụng các đòn bẩy kinh tế, như cung ứng tiền, tỷ suất
lợi tức, thuế suất, tỷ giá hối đoái v.v…để tác động đến các hoạt động kinh tế của các doanh
nghiệp, gia đình và cá nhân.
Trung tâm của sự điều tiết thị trường là điều tiết vĩ mô nhằm thực hiện các mục tiêu
chiến lược phát triển kinh tế quốc dân, điều chỉnh thể chế kinh tế. Động lực của cơ chế thị
trường là lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp, ít hướng vào lợi ích xã hội, nên cần có sự điều
tiết của nhà nước để đảm bảo các mục tiêu như kế hoạch hoá dân số, cân bằng sinh thái, bảo
vệ môi trường, nâng cao trình độ giáo dục của toàn dân, giảm chênh lệch quá xa về thu nhập
giữa các tầng lớp nhân dân...
Nhà nước cũng có điều tiết vi mô, như cung cấp các hàng hoá công cộng, cung cấp
thông tin..Đặc điểm của phần lớn hàng hoá công cộng là đòi hỏi đầu tư lớn, thu hồi vốn
chậm, lợi nhuận thấp, thậm chí không có lợi nhuận trực tiếp, nhưng lợi ích xã hội lại cao, rất
cần cho quốc kế dân sinh. Các doanh nghiệp tư nhân thường không muốn hoặc không đủ
khả năng cung ứng các hàng hoá công cộng ấy, vì vậy nhà nước phải đảm nhiệm, cung ứng
trực tiếp hoặc đặt hàng cho các doanh nghiệp tư nhân, hay là trợ cấp, ưu đãi cho các doanh
nghiệp tư nhân trong lĩnh vực này.
Điều tiết vĩ mô có hai trường hợp: Một là, điều tiết chủ động, tức là căn cứ vào mục
tiêu mong muốn, tự giác định hướng thị trường, điều tiết trước khi sự việc xảy ra, mang tính
dự báo, phòng ngừa những biến động lệch khỏi quỹ đạo mục tiêu. Hai là, điều tiết thụ động,
tức là khi thị trường xuất hiện sự hỗn loạn mới can thiệp, hay còn gọi là điều tiết hậu phát,
24
không dự đoán trước được, nhằm vào những vấn đề cụ thể, như chống lạm phát cao, chống

suy thoái kinh tế v.v…
Nhà nước trong nền kinh tế thị trường là nhà nước pháp quyền bởi vậy sự điều tiết
của nhà nước phải dựa trên cơ sở pháp luật, phải theo các quy tắc thị trường, tức là những
thể chế do nhà nước định ra theo yêu cầu của cơ chế thị trường mà các chủ thể thị trường
đều phải tuân thủ. Các quy chế thị trường bao gồm quy tắc ra, vào thị trường, tức là những
chủ thể nào, những hàng hoá nào có thể bước vào hoặc rút khỏi thị trường, tư cách pháp
nhân và phạm vi kinh doanh của từng chủ thể thị trường; thủ tục rút khỏi thị trường. Những
hàng hoá tham gia thị trường phải đạt chất lượng, phù hợp lợi ích của người tiêu dùng, bao
bì, thương hiệu, giá cả v.v…phải theo những tiêu chuẩn nhất định. Quy tắc cạnh tranh phải
quán triệt nguyên tắc công bằng, bình đẳng, nghiêm cấm độc quyền, nghiêm cấm các hành
vi phi pháp. Quy tắc giao dịch thị trường đòi hỏi tính công khai, minh bạch, cấm đầu cơ, tích
trữ, ép cấp, ép giá. Quy tắc trọng tài thị trường để giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp
giữa các chủ thể thị trường…. Theo nghĩa rộng, thể chế kinh tế thị trường không chỉ bao
gồm những quy tắc thị trường mà còn bao gồm các thiết chế để vận hành các quy tắc đó (tức
là hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và các chủ thể thị trường) và ý thức, tập quán
chấp hành thể chế của người dân.
Sự điều tiết của nhà nước nhằm phát huy tính ưu việt của cơ chế thị trường, khắc
phục “những thất bại thị trường”, chứ không thay thế được chức năng của cơ chế thị trường.
Một nhà nghiên cứu của Cộng hoà liên bang Đức đã diễn đạt chức năng này của nhà nước
bằng phương châm: “Thị trường ở mọi lúc, mọi nơi, nhà nước ở những lúc những nơi cần
thiết”. Khi thị trường hoạt động có hiệu quả thì nhà nước chỉ cần giám sát, không cần can
thiệp. Nhưng một khi “thị trường mất tác dụng”, thì nhà nước phải phát hiện kịp thời và can
thiệp đúng nơi, đúng lúc để phòng ngừa hay khắc phục các khuyết tật của nó”.
3. Bản chất của kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước tư sản và kinh tế
thị trường có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa (Dưới dạng thuần tuý)
Quan hệ sản xuất thống trị, bản chất và năng lực của nhà nước quyết định bản chất
của kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Trước đây người ta thường đem đối lập
một cách trừu tượng chủ nghĩa xã hội với kinh tế thị trường và đồng nhất kinh tế thị trường
với chủ nghĩa tư bản; Ngày nay, thực tiễn ngày càng chứng tỏ rằng: “Sản xuất hàng hoá
không đối lập với chủ nghĩa xã hội, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại,

tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa
xã hội đã được xây dựng”
3
, nghĩa là kinh tế thị trường có thể tồn tại cả trong chế độ tư bản
chủ nghĩa và cả trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Chỉ đến giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng
sản, khi kinh tế tri thức đã trở thành phổ biến trên toàn cầu, khi ấy mới không còn sản xuất
hàng hoá.
3
Đảng CS Việt Nam, văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ VIII, NXB CTQG, Hà Nội 1996, tr 97
25

×