BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ
PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
KHÔNG KHÍTỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
NGUYỄN THỊ VÂN ANH
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHẠM HỮU NGHỊ
Hà Nội – 2017
NGUYỄN THỊ VÂN ANHLUẬT KINH TẾ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
2015 - 2017
PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
KHÔNG KHÍ TỪTHỰC TIỄN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
NGUYỄN THỊ VÂN ANH
HÀ NỘI - 2017
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực
của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên và hướng dẫn của
các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong suốt khóa học cũng như thời
gian nghiên cứu đề tài luận văn.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Hữu Nghị– người thầy đã hết tận tình hướng dẫn và tạo
mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu Luận văn của mình.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Ban giám hiệu,
toàn thể quý thầy cô, cán bộ trong Phòng Đào tạo, Khoa Sau đại học, Viện Đại học
Mở Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
luôn ở cạnh động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận
văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này.
Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2017
Tác giả
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ
Giáo viên hướng dẫn là Phó giáo sư tiến sĩ Phạm Hữu Nghị. Các nội dung nghiên
cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực. Những số liệu phục vụ cho việc phân
tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi
rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các kết quả nghiên cứu chưa được ai công bố trong
các công trình khoa học.
Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Thị Vân Anh
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 01
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 01
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................ 02
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn................................................. 04
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ................................................. 05
5. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu............................................ 05
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .......................................................... 05
7. Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 06
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ KIỂM
SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ ............................................. 07
1.1. Những vấn đề chung về ô nhiễm môi trường không khí và kiểm soát ô nhiễm
môi trường không khí ............................................................................................ 07
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của môi trường không khí ........................................... 07
1.1.1.1. Khái niệm môi trường không khí .............................................................. 07
1.1.1.2. Đặc điểm của môi trường không khí ......................................................... 07
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, phân loại ô nhiễm môi trường không khí ................... 08
1.1.2.1. Khái niệm phân loại ô nhiễm môi trường không khí.................................. 08
1.1.2.2. Đặc điểm của phân loại ô nhiễm môi trường không khí ............................ 09
1.1.2.3. Phân loại ô nhiễm môi trường không khí .................................................. 10
1.2. Sự cần thiết của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và khái
niệm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ...................................11
1.2.1. Khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí .................................... 11
1.2.2.Khái niệm, vai trò của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
.............................................................................................................................. 16
1.3. Các yêu cầu và nội dung của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không
khí ......................................................................................................................... 19
1.3.1. Các yêu cầu về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ............................ 19
1.3.2. Nội dung của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí .......... 21
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không
khí ......................................................................................................................... 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG I ....................................................................................... 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH
PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ............................................................................... 26
2.1. Thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí .................. 26
2.1.1. Quy chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh ............................ 27
2.1.2. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường về khí thải .................................................. 28
2.1.3. Thực trạng các quy định về phòng ngừa, dự báo ô nhiễm môi trường không
khí ......................................................................................................................... 33
2.1.4. Thực trạng các quy định về phát hiện ô nhiễm môi trường không khí .......... 35
2.1.5. Thực trạng các quy định về ngăn chặn, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trường ................................................................................................................... 36
2.1.6. Thực trạng quy định về xử lý hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí ...
.............................................................................................................................. 39
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tại
thành phố Hải Phòng ............................................................................................. 47
2.2.1. Tình hình ô nhiễm môi trường không khí tại thành phố Hải Phòng .............. 47
2.2.2. Kết quả quan trắc phân tích mẫu không khí tại các quận, huyện tại thành phố
Hải Phòng.............................................................................................................. 53
2.2.3. Tình hình thực hiện pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tại
thành phố Hải Phòng ............................................................................................. 60
2.2.4. Đánh giá ưu điểm và những hạn chế, bất cập của việc thực hiện pháp luật về
kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tại thành phố Hải Phòng ........................ 73
2.2.4.1. Những ưu điểm và nguyên nhân................................................................ 73
2.2.4.2. Những hạn chế, thiếu sót, bất cập và nguyên nhân .................................... 77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 81
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
KHÔNG KHÍ TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ......................... 82
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm
môi trường không khí ............................................................................................ 82
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi
trường không khí ................................................................................................... 83
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ............... 85
3.2.2. Các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi
trường không khí ................................................................................................... 88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 96
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 98
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVMT
Bảo vệ môi trường
BTNMT
Bộ Tài nguyên và Môi trường
BGTVT
Bộ Giao thông Vận tải
Bụi (TSP)
Tổng lượng bụi lơ lửng
CO
Cácbon ôxít
ĐABVMT
Đề án bảo vệ môi trường
ĐTM
Đánh giá tác động môi trường
ĐMC
Đánh giá môi trường chiến lược
GDP
Tổng sản phẩm quốc dân
GTVT
Giao thông vận tải
HĐND
Hội đồng nhân dân
HST
Hệ sinh thái
IPCC
Tổ chức liên chính phủ về biến đổi khí hậu
KCN
Khu công nghiệp
KHCN
Khoa học công nghệ
KT-XH
Kinh tế - Xã hội
KSÔN
Kiểm soát ô nhiễm
KSÔNKK
Kiểm soát ô nhiễm kho
ÔNMTKK
Ô nhiễm môi trường không khí
NO2
Nitơ điôxít
NQ
Nghị quyết
QCCP
Quy chuẩn cho phép
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
QLNN
Quản lý nhà nước
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
SO2
Sunfua điôxít
VOCs
Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Không khí là một thành phần quan trọng cấu thành môi trường tự nhiên trái
đất, cung cấp điều kiện thiết yếu đảm bảo sự hình thành, tồn tại, phát triển của con
người và các sinh vật. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh của kinh tế xã hội,
bên cạnh những thành tựu, nhân loại cũng đã và đang đối mặt với nhiều mặt trái,
đặc biệt là ô nhiễm môi trường không khí… gây biến đổi khí hậu và suy giảm tầng
ozôn,… đe dọa cuộc sống của con người cũng như sinh vật trên thế giới.
Ở Việt Nam ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối
với xã hội. Công nghiệp hóa càng mạnh, đô thị hóa càng phát triển thì nguồn thải
gây ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng
không khí theo chiều hướng xấu càng lớn, yêu cầu bảo vệ môi trường không khí
càng quan trọng. Thực tiễn này đặt ra vấn đề là phải hoàn thiện các cơ chế nhằm
kiểm soát ô nhiễm không khí có hiệu quả, bảo vệ môi trường, trong đó có việc hoàn
thiện các quy định pháp luật về vấn đề này.Về chính sách, pháp luật về kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí ngày càng hoàn thiện, nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều
thiếu sót. Việt Nam hiện vẫn thiếu các quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí đối
với mùi và quy chuẩn môi trường không khí trong nhà. Các chính sách về ưu đãi
liên quan đến sự tham gia của tổ chức, cá nhân vào kiểm soát ô nhiễm môi trường
không khí còn quy định chung chung, chưa rõ ràng, các chính sách, quy định về
phát triển bền vững ưu tiên lĩnh vực thân thiện môi trường được quy định khá rõ
ràng, nhưng thực tiễn áp dụng pháp luật lại chưa hiệu quả.
Cùng với đó, mặc dù Nhà nước ta đã ban hành các quy định nhằm thích ứng
và giảm thiểu biến đổi khí hậu, nhưng các quy định pháp luật hiện hành lại chưa thể
hiện được logic này dẫn tới khó khăn trong quá trình thực hiện pháp luật.
Nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về kiểm soát ô nhiễm không
khí trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, có thể thấy Luật quy định còn khá
chung chung, nhiều thiếu sót, chưa mang tính hệ thống, thiếu minh bạch, thiếu cụ
thể dẫn tớigây khó khăn khi áp dụng pháp luật.
1
Hiện trạng mạng lưới quan trắc ô nhiễm môi trường không khí vẫn còn thiếu
và mỏng cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hiệu quả phát hiện ô nhiễm môi
trường không khí. Với các thông tin cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách
nhiệm công bố thì thực tế cho thấy, thông tin từ kênh này chưa nhiều và chưa kịp
thời, chưa đáp ứng được mong mỏi của người dân.Một trong những nguyên nhân
căn bản dẫn đến những bất cập của hệ thống quy định pháp luật như đã nêu ở trên là
do thiếu văn bản quy định pháp luật đặc thù cho quản lý môi trường không khí.
Trong khi các quy định về BVMT trong nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy
hại… đều được chú trọng thì quy định về quản lý chất lượng không khí (trừ TCVN,
QCVN) hầu như chưa có (nghị định, quyết định, thông tư,…). Đặc biệt, đang rất
thiếu sự kết hợp quản lý chất lượng không khí giữa trung ương và địa phương.
Hải Phòng là một trong những thành phố trực thuộc Trung ương là một trong
ba tam giác kinh tế trọng điểm và mũi nhọn vùng Đông Bắc cũng đang trong quá
trình chuyển mình, trọng thời kỳ hội nhập. Với mức tăng trưởng như hiện nay, là
cửa ngõ giao thương cả trên đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường bộ...
đều thuận tiện, việc các tập đoàn kinh tế cả trong nước và nước ngoài đầu tư vào
Hải Phòng thì vấn đề ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường đang là
một trong những mối quan tâm hàng đầu của lãnh đạo thành phố. Ô nhiễm môi
trường không khí là vấn đề không chỉ của riêng các đô thị, và là một tác nhân âm
thầm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cộng đồng, xã hội. Chính vì vậy, việc nhận
diện những bất cập trong hệ thống quy định pháp luật sẽ thật sự có ý nghĩa khi được
các cơ quan chức năng ghi nhận, đánh giá và điều chỉnh trực tiếp vào hoạt động
thực tiễn quản lý trong đời sống xã hội. Do đó, tác giả chọn vấn đề:“Pháp luật về
kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí từ thực tiễnthành phố Hải Phòng” là đề
tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ Luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chủ đề về môi trường không khí, ô nhiễm môi trường không khí và pháp luật
về ô nhiễm môi trường không khí đã được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý quan
tâm nghiên cứu.
2
Trong cuốn “Môi trường không khí”, của giáo sư Phạm Ngọc Đăng, NXB
Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội- 2003, khái niệm môi trường không khí, đặc điểm
của môi trường không khí, vai trò của môi trường không khí và nhu cầu đề ra chính
sách, pháp luật về bảo vệ môi trường không khí đã được đề cập.
Tác giả Đinh Xuân Thắng trong tác phẩm “Ô nhiễm không khí”, NXB Đại
học Quốc gia, TP Hồ Chí Minh, năm 2003 đã phân tích khái niệm ô nhiễm môi
trưởng không khí, tác hại của ô nhiễm môi trường không khí, chỉ ra các nguyên
nhân của tình trạng ô nhiễm môi trường không khí và đề xuất một số giải pháp kiểm
soát, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam.
Năm 2001 tác giả Vũ Thị Duyên Thủy, Đại học Luật Hà Nội đã viết luận văn
thạc sĩ với đề tài: “Pháp luật bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam - Thực trạng
và hướng hoàn thiện”. Trong luận văn này, khi khi làm sáng tỏ một số vấn đề lý
luận về pháp luật bảo vệ môi trường không khí, tác giả đã phân tích, đánh giá thực
trạng pháp luật bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam và đề xuất phương hướng
và giải pháp hoàn thiện lĩnh vực pháp luật này.
Năm 2016 nghiên cứu sinh Bùi Đức Hiển đã bảo vệ thành công luận án tiến
sĩ luật học về đề tài “Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí ở Việt Nam” tại
Học viện Khoa học Xã hội. Đây là một công trình nghiên cứu ở cấp độ luận án tiến
sĩ luật học đầu tiên ở Việt Nam. Trong công trình này, nghiên cứu sinh đã đạt được
những kết quả nổi bật sau đây:
- Đưa ra các khái niệm, đặc điểm của kiểm soát ô nhiễm môi trường không
khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trên cơ sở nội hàm của
kiểm soát và đặc thù của ô nhiễm môi trường không khí. Làm sáng tỏ nguồn gốc
của thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; phân biệt kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí với quản lý môi trường không khí, bảo vệ môi trường
không khí;
- Xây dựng các cơ sở lý luận nhằm xác định rõ mục đích kiểm soát ô nhiễm
môi trường không khí, chủ thể kiểm soát, cách thức, công cụ kiểm soát, nội dung
3
kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Xác định nguyên tắc, nội dung điều chỉnh
pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí;
- Đưa các tiêu chí điều chỉnh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường
không khí;
- Đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi
trường không khí;
- Xây dựng luận cứ và đề xuất các giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật về
kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tại Việt Nam hướng tới xây dựng Luật
Không khí sạch ở Việt Nam.
Các kết quả nghiên cứu trong các công trình kể trên là tài liệu tham khảo rất
bổ ích, là tiền đề lý luận cho học viên thực hiện luận văn thạc sĩ luật học của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận
và thực tiễn về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trườngkhông khí (thông qua tìm
hiểu việc thi hành tại thành phố Hải Phòng). Từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn
thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung vào các nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về kiểm soát ô nhiễm không khí, pháp
luật về kiểm soát ô nhiễm;
- Phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về kiểm soát ô nhiễm
khôngkhí và chỉ ra các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi
trường không khí tại thành phố Hải Phòng.
- Đề xuất các giải pháp xây dựng, hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm
không khí từ thực tiễn thành phố Hải Phòng.
4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là pháp luật và thực tiễn thi hành pháp
luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi nghiên cứu của đề tài, tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận
và thực tiễn xoay quanh pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Địa
điểm nghiên cứu về thực tiễn là của đề tài luận văn là thành phố Hải Phòng và thời
gian nghiên cứu ở thời điểm hiện nay từ năm 2012 đến năm 2015.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về
phát triển bền vững, về vai trò của pháp luật trong bảo đảm quyền được sống trong
môi trường trong lành.
Các phương pháp được sử dụng trong luận văn là: phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp quy nạp, diễn dịch để giải quyết các
vấn đề lý luận của đề tài. Phương pháp giải thích, bình luận pháp luật được sử dụng
để đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành về kiểm soát ô nhiễm môi trường không
khí. Phương pháp thống kê, khảo sát được sử dụng để phân tích, đánh giá tình hình
thực hiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tạithành phố Hải
Phòng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần tiếp tục làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về pháp luật
kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí như khái niệm, nguyên tắc, nội dung pháp
luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.
Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo trong quá trình nghiên cứu hoàn nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về
5
kiểm soát ô nhiễm không khí ở Việt Nam.
Các kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo trong các cơ sở đào
tạo về luật học liên quan đến pháp luật môi trường nói chung và pháp luật kiểm soát
ô nhiễm môi trường không khí nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Mở đầu
Chương 1. Những vấn đề lý luận về ô nhiễm môi trường không khí và pháp
luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
Chương 2. Thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
ở và thực tiễn thi hành tại thành phố Hải Phòng
Chương 3. Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
6
Chương1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ KIỂM
SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
1.1. Những vấn đề chung vềô nhiễm môi trường không khí và kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của môi trường không khí
1.1.1.1. Khái niệm môi trường không khí
Hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam có nhiều cách hiểu khác nhau về
môi trường. Luật Bảo vệ môi trường 2014 hiện hành định nghĩa “Môi trường là
hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và
phát triển của con người và sinh vật [19]. Cho rằng, môi trường không khí là hỗn
hợp các chất khí bao quanh trái đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của trái đất,
như nitơ (78,1% theo thể tích) và oxy (20,9%), với một số lượng nhỏ agon (0,9%),
dioxit cacbon (dao động khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí khác có tác
động qua lại đến sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Trong mối quan
hệ giữa con người với môi trường nói chung, môi trường không khí nói riêng có sự
tác động qua lại lẫn nhau.
1.1.1.2. Đặc điểm của môi trường không khí
Môi trường không khí là một bộ phận quan trọng cấu thành môi trường sống,
do đó ngoài các đặc điểm chung của môi trường, so với môi trường đất, nước, môi
trường không khí có nhiều điểm khác biệt từ tính chất lý hóa đến vai trò, tầm quan
trọng của không khí đối với mọi mặt của đời sống xã hội:
- Môi trường không khí là hỗn hợp các chất khí bao trùm toàn cầu vàcó sự
gắn kết chặt chẽ với nhau, như: nitơ (78,1% theo thể tích) và oxy (20,9%), với một
số lượng nhỏ agon (0,9%), dioxit cacbon (dao động khoảng 0,035%), hơi nước và
một số chất khí khácđể cung cấp dưỡng khí thiết yếu cho sự tồn tại, phát triển của
19. Tạp chí Môi trường, Châu Á với cuộc chiến chống ô nhiễm không khí, số 7/2014.
7
con người và sinh vật;
- Môi trường không khí mang tính khuếch tán, lan truyền nhanh. Môi trường
không khí bao gồm các phần tử khí bao quanh trái đất, các phần tử khí này luôn
chịu tác động của các hiện tượng tự nhiên cũng như nhân tạo của con người, như:
gió làm khuếch tán môi trường không khí, mưa làm các phần tử khí có xu hướng bị
co kéo, biến đổi; bão, ánh sáng, âm thanh cũng làm cho các phần tử không khí bị tác
động, biến đổi không ngừng.
- Môi trường không khí không thể phân chia được ranh giới. Các yếu tố tự
nhiên giới hạn môi trường không khí trong bầu khí quyển xung quanh trái đất, con
người chỉ có thể giới hạn được môi trường không khí ở quy mô rất nhỏ hoặc trong
phòng thí nghiệm
- Tính không xác định chủ sở hữu của môi trường không khí. Không khí
không thuộc quyền sở hữu riêng của bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào mà thuộc sở
hữu chung của tất cả mọi người, của các quốc gia và của toàn cầu. Môi trường
không khí do tính bao trùm không xác định được ranh giới của nó nên việc xác định
quyền sở hữu về môi trường không khí dường như là điều không thể. Qua đó có thể
khẳng định môi trường không khí là tài sản chung và phải được bảo vệ.
Tóm lại, với tư cách là một trong các thành tố chính cấu thành môi trường
sống, môi trường không khí có vai trò rất quan trọng đối với đời sống, sản xuất, sự
tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. Nếu không có không khí con người và
sinh vật sẽ không thể tồn tại và phát triển được. Mặc dù môi trường không khí có
tầm quan trọng như vậy song môi trường không khí nói riêng đang đứng trước nguy
cơ ô nhiễm ở nhiều nơi và ngày càng trở nên trầm trọng.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, phân loại ô nhiễm môi trường không khí
1.1.2.1. Khái niệm phân loại ô nhiễm môi trường không khí
Môi trường không khí ban đầu vốn cân bằng là điều kiện thuận lợi cho con
người và sinh vật tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, khi bị chất ô nhiễm tác động sẽ
làm thành phần môi trường không khí bị biến đổi theo chiều hướng xấu đi gây nguy
hại đến con người và sinh vật. Chất ô nhiễm là một số chất có nồng độ cao hơn mức
8
giới hạn cho phép hoặc thường không có trong không khí. Dưới góc độ vật lý, chất
ô nhiễm là chất và yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi
trường bị ô nhiễm [18]. Dưới giác độ pháp lý “Chất gây ô nhiễm là các chất hóa
học, các yếu tố vật lý và sinh học khi xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho
phép làm cho môi trường bị ô nhiễm” (khoản 11, Điều 3 [19, 4]).
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh
vật. Ônhiễm không khí, theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia,”là sự thay đổi lớn
trong thành phần của không khí hoặc có sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí
không sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh
cho con người và sinh vật” [7]. Ở góc độ tổng hợp, ô nhiễm môi trường không khí
“là có sự biến đổi môi trường theo hướng bất lợi đối với cuộc sống của con người,
của động vật và thực vật, mà sự thay đổi đó chủ yếu lại chính do hoạt động của con
người gây ra với quy mô, phương thức và mức độ khác nhau, trực tiếp hoặc gián
tiếp tác động làm thay đổi mô hình, thành phần hóa học, tính chất vật lý và sinh học
của môi trường không khí”.
1.1.2.2. Đặc điểm của phân loại ô nhiễm môi trường không khí
- Phạm vi của ô nhiễm môi trường không khí thường rộng, bởi tính khuếch
tán, lan truyền theo gió. Việc phát hiện được ô nhiễm cũng như mức độ ô nhiễm
môi trường không khí là rất khó khăn. Mặc dù môi trường không khí rất rộng nhưng
được giới hạn trong bầu khí quyển xung quanh trái đất và có sức chịu tải nhất định.
Nếu xả thải chất gây ô nhiễm vượt quá sức chịu tải, tự cân bằng của môi trường
không khí thì sẽ xuất hiện biểu hiện ô nhiễm môi trường không khí.
- Ô nhiễm môi trường không khí không mang tính khu vực và vị trí địa lý,
nơi nào cũng có thể bị ô nhiễm môi trường không khí hoặc phải hứng chịu những
tác hại từ ô nhiễm môi trường không khí mà nguyên nhân có thể không phải do bản
7. Duy Biên - Dạ Khánh, Các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
18. Trường Đại học Luật Hà Nội, (2000), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học về Luật Môi trường, Luật
Kinh tế, Luật Tài chính, Luật Ngân hàng, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nôi.
19. Tạp chí Môi trường, Châu Á với cuộc chiến chống ô nhiễm không khí, số 7/2014.
9
thân địa phương đó.
- Môi trườngkhông khí không chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân, tổ chức cụ thể
mà thường ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều người, như: một cộng đồng dân cư
(thôn, làng, bản, ấp,…), ảnh hưởng đến nhiều cộng đồng dân cư các địa phương,
thậm chí là ảnh hưởng đến nhiều quốc gia. Do vậy, mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm
môi trường không khí thường rất lớn.
- Ô nhiễm môi trường không khí thường tác động đến sức khỏe, tính mạng
của con người động, thực vật, tuy nhiên nó không thể hiện ở mức độ cấp tính ngay
mà ngấm dần. Do vậy vấn đề bảo vệ, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
thường không được quan tâm kịp thời.
- Ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng lớn đến môi trường không khí
tầm thấp gần bề mặt trái đất mà còn dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí tầm xa
làm suy giảm tầng ozon, hay gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính dẫn đến biến đổi
khí hậu toàn cầu gây ra những hiện tượng tự nhiên bất thường, như bão, động đất,
sóng thần, núi lửa phun trào,…
- Thành phần lý hóa cấu thành môi trường không khí khác so với môi trường
đất, môi trường nước. Không khí là một hỗn hợp các chất khí không màu, không
mùi, không vị bao quanh trái đất với những phần tử khí cần thiết bảo đảm sự tồn tại
phát triển bình thường của con người và hệ sinh thái. Do vậy, khi các chất gây ô
nhiễm tác động nó sẽ làm biến đổi thành phần môi trường không khí theo hướng bất
lợi với đời sống của con người và sinh vật.
Mặc dù không khí rất quan trọng với cuộc sống của con người, nhưng nhận
thức của người dân về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí còn chưa đầy đủ.
Rất nhiều các cơ sở công nghiệp, các làng nghề, các cá nhân thường chỉ chú ý đến
lợi ích kinh tế của cá nhân mà quên đi bảo vệ môi trường không khí cho cả cộng
đồng.
1.1.2.3. Phân loại ô nhiễm môi trường không khí
Căn cứ vào nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí, có thể chia ô
nhiễm môi trường không khí thành: Ô nhiễm khí thải, ô nhiễm bụi, ô nhiễm chì Pb,
10
ô nhiễm mùi, ô nhiễm khói, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm ánh sáng, ô nhiễm sóng,…;
- Căn cứ vào nguồn gây ô nhiễm môi trường, có thể chia ô nhiễm môi trường
không khí thành: Ô nhiễm không khí do các hoạt động tự nhiên gây ra và ô nhiễm
không khí do các hoạt động của con người gây ra.
- Ô nhiễm không khí do các hoạt động tự nhiên gây ra. Ở đây hoạt động tự
nhiên được hiểu là những hoạt động gây ô nhiễm không phụ thuộc vào ý chí của
con người. Bao gồm: Núi lửa, Cháy rừng do sấm sét, Bão bụi,… ;
- Ô nhiễm môi trường không khí từ nguồn nhân tạo gây ra, bao gồm: hoạt
động công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, hoạt động dân sinh,…;
Căn cứ vào phạm vi bị ô nhiễm không khí
Ô nhiễm môi trường không khí được chia thành ô nhiễm môi trường không
khí tầm thấp (sát bề mặt trái đất) và ô nhiễm môi trường không khí tầm xa (ô nhiễm
tầng ozon). Nếu kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tầm gần đặt vấn đề cần
kiểm soát toàn bộ những chất khí thải độc hại có nguy cơ làm ô nhiễm môi trường
ảnh hưởng đến con người và sinh vật, thì kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
tầm xa nhấn mạnh đến việc kiểm soát các chất khí thải nhà kính nhằm bảo vệ tầng
ozon, ứng phó với biến đổi khí hậu [15],[16].
Qua phân loại ô nhiễm môi trường không khí, chúng ta thấy nó có rất nhiều
chiều cạnh, và từ đó có thể giúp tiếp cận vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường
không khí ở nhiều giác độ hơn.
1.2. Sự cần thiết của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và
khái niệm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
Hiện nay, trên thế giới và cả Việt Nam có nhiều quan điểm khác nhau về
kiểm soát. Theo Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa 2007: Kiểm
soát là kiểm xét, coi sóc. Kiểm soát theo cách hiểu này còn quá chung chung.Còn
15. Nguyễn Phúc Thủy Hiền, (2001) “Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tầm xa”, Tạp chí
Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (4).
16. Bùi Đức Hiển (2011), "Về quyền được sống trong môi trường trong lành ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí
Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, (11) tr. 22 - 28. (4).
11
Từ điển Tiếng Việt, nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2006 thì: “kiểm soát là xem xét để
phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định”.Hay kiểm soát là kiểm tra, rà soát
để phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định. Theo quan điểm trên thì kiểm
soát thường gắn với sự vận động bất thường khi có vi phạm xảy thì đặt ra vấn đề
phải kiểm soát. Hay theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, kiểm soát ô nhiễm là
một từ dùng trong quản lý môi trường,bao gồm việc kiểm soát phát thải và chất thải
vào không khí, nước và đất. Nếu không có việc kiểm soát ô nhiễm, các chất thải từ
các hoạt động tiêu thụ, sản xuất, vận tải, đốt nhiên liệu tạo nhiệt, và các hoạt động
khác của con người sẽ làm tích tục hoặc phát tán chất ô nhiễm sẽ làm giảm chất
lượng môi trường sống. Trong các cấp kiểm soát, phòng chống ô nhiễm và giảm
thiểu chất thải được xem là các biện pháp hiệu quả [7]. Có thể thấy quan điểm này
hiểu kiểm soát ô nhiễm theo hướng chủ động hơn, bao gồm cả hoạt động phòng
ngừa ô nhiễm.
Kiểm soát là việctheo dõi, kiểm tra, giám sát nhằm nắm được sự việc đang
diễn tiến thế nào, dự báodiễn tiến đến đâu, có đi đúng hướng không để phòng ngừa,
ngăn chặn, xử lý, uốn nắn, điều chỉnh đưa vào trật tự, làm đúng, tốt và có hiệu quả
hơn. Do vậy, kiểm soát không chỉ là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi
phạm mà kiểm soát được đặt ra theo các chiều hướng khác nhau và phải hướng đến
hiệu quả của công việc, tức là hiểu được bản chất, nhằm vào cái chưa hài lòng, chưa
tốt để thực hiện có hiệu quả. Có thể thấy kiểm soát vốn đời sống nó đã có, tuy nhiên
mức độ ban đầu người ta kiểm soát hành vi vi phạm, ngày nay kiểm soát được hiểu
rộng hơn không chỉ kiểm soát vi phạm mà còn là dự báo, cảnh báo, phòng ngừa,
ngăn chặn nắm được hoạt động của nó và uốn nắn theo hướng nhất định (kiểm soát
chủ động).
Theo quan điểm được ghi nhận trong Giáo trình Luật Môi trường của Đại
học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân năm 2011 thì “kiểm soát ô nhiễm môi
trường là tổng hợp các hoạt động của Nhà nước, của tổ chức và cá nhân nhằm loại
trừ, hạn chế những tác động xấu đối với môi trường; phòng ngừa ô nhiễm môi
7. Duy Biên - Dạ Khánh, Các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
12
trường; khắc phục, xử lý hậu quả do ô nhiễm môi trường gây nên”. Theo Giáo trình
Luật Môi trường của Đại học luật Hà Nội năm 2014 thì đồng ý với quan điểm được
ghi nhận trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 khi cho rằng, “kiểm soát ô nhiễm
môi trường là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm”
(khoản 18 Điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường 2014) [23, tr.2]. Có thể thấy, khái niệm
về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong Giáo trình Luật Môi trường 2011 của Đại
học Luật Hà Nội nhấn loại trừ, hạn chế những tác động xấu đối với môi trường;
phòng ngừa ô nhiễm môi trường; khắc phục, xử lý hậu quả do ô nhiễm môi trường,
xác định được các chủ thể có trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm môi trường, nhưng
chưa làm rõ nội hàm của thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường. Trong khi đó,
Giáo trình Luật Môi trường năm 2014 thì coi phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử
lý là nội hàm của thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường, tuy nhiên lại chưa xác
định rõ chủ thể của kiểm soát ô nhiễm môi trường. Chúng tôi cho rằng cần phải xuất
phát từ nội hàm của thuật ngữ kiểm soát cũng như đặc trưng của ô nhiễm môi
trường để đưa ra cách hiểu về kiểm soát ô nhiễm môi trường. Do vậy, kiểm soát ô
nhiễm môi trường là tổng thể các hoạt động phòng ngừa, dự báo;theo dõi, kiểm tra,
giám sát,phát hiện, những tác động đến môi trường, hiện trạng môi trường,sự biến
đổi của môi trườngso với quy chuẩn môi trường; ngăn chặn; xử lý các tác động tiêu
cực đến môi trường của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức, cá nhân
chủ nguồn thải nhằm đảm bảo cho môi trường được trong lành, sạch đẹp.
Phải khẳng định thêm rằng về lý thuyết kiểm soát ô nhiễm môi trường là
nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải và trách nhiệm của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền nhằm nhấn mạnh trách nhiệm của các chủ thể này trong kiểm soát ô
nhiễm môi trường và khi họ vi phạm thì phải chịu trách nhiệm pháp lý. Góp phần
đảm bảo công lý phải được thực thi bởi các chủ thể có chức trách, nhiệm vụ rõ ràng
và tránh tạo nên quá nhiều hiệp sĩ đường phố mà về mặt pháp lý cũng như thực tiễn
họ không đủ khả năng có thể thực hiện, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang
23. Tổng cục Môi trường - Cục Kiểm soát ô nhiễm: Nhiệm vụ điều tra, khảo sát, xây dựng các bộ tiêu chí
khoanh vùng ô nhiễm và đề xuất dự án xây dựng bản đồ ô nhiễm trên phạm vi toàn quốc, Hà Nội 2010.
13
xây dựng Nhà nước pháp quyền thì việc nhấn mạnh trách nhiệm này là cần thiết.
Bên cạnh đó, việc khẳng định trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm môi trường của tổ
chức, cá nhân chủ nguồn thải không có nghĩa là triệt tiêu quyền được bảo vệ môi
trường của cá nhân, tổ chức khác. Ví dụ: A có chứa nguồn thải độc hại thì về
nguyên tắc A phải kiểm soát không để nguồn thải đó gây ô nhiễm môi trường. Nếu
A làm nguồn thải đó thoát ra ngoài môi trường thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phải có trách nhiệm kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm pháp luật của A. Còn nếu A
gây thiệt hại cho B thì đương nhiên lúc này B có quyền yêu cầu A dừng ngay hành
vi gây ô nhiễm, bồi thường thiệt hại và tố cáo nên cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
*Đặc điểm của kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
Môi trường không khí là một bộ phận quan trọng của môi trường sống, nên
kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí cũng là một phần trong kiểm soát ô nhiễm
môi trường nói chung. Tuy vậy, ngoài các đặc điểm chung của kiểm soát ô nhiễm
môi trường, như: về chủ thể kiểm soát, mục tiêu kiểm soát, phương thức kiểm
soát,... thì so với môi trường đất, nước, môi trường không khí có nhiều điểm đặc
biệt từ tính chất lý hóa đến vai trò, tầm quan trọng của không khí đối với mọi mặt
của đời sống xã hội...
- Phảikiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tại nguồn. Môi trường không
khí mang tính khuếch tán, lan truyền nên khi môi trường không khí bị ô nhiễm
thường rất khó bị phát hiện và để kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí không
hề đơn giản. Do vậy, phải kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ngay từ nguồn
thải, kiểm soát trước khi khí thải thoát ra ngoài môi trường không khí góp phần
phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí;
- Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí cần phải có sự liên kết, hợp tác
giữa các địa phương, các vùng và giữa các quốc gia ở các cấp độ song phương, khu
vực và toàn cầu. Như chúng ta biết, môi trường không khíkhí không có biên giới và
bao trùm toàn cầu, ô nhiễm môi trường không khí trong nhiều trường hợp không chỉ
ảnh hưởng đến một khu vực nhất định mà ảnh hưởng đến cả quốc gia, khu vực,
thậm chí toàn cầu. Ví dụ: các chất thải chứa các chất CFCs có thể gây mất cân bằng
14
nhiệt trong bầu khí quyển trái đất làm trái đất nóng lên, là nguyên nhân chính dẫn
đến biến đổi khí hậu. Hơn nữa, không giống như đất đai, nguồn nước hay tài
nguyên thiên nhiên có thể phân chia được ranh giới, còn môi trường không khí lại
không thể phân chia được giữa các đơn vị hành chính: tỉnh, huyện, xã, thậm chí là
giữa các quốc gia với nhau. Điều đó cho thấy một xã, một huyện, một tỉnh, thậm chí
một quốc gia không thể kiểm soát hiệu quả được ô nhiễm môi trường không khí mà
cần phải có sự hợp tác giữa các quốc gia ở nhiều cấp độ khác nhau để có thể kiểm
soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt ô nhiễm phóng xạ hạt nhân
cũng như kiểm soát biến đổi khí hậu.
- Khẳng định trách nhiệm hàng đầu của nhà nước và các chủ nguồn thải
trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Bởi không khí nó không thuộc
quyền sở hữu riêng của bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào mà không khí thuộc sở hữu
chung của tất cả mọi người. Do không gắn cụ thể quyền sở hữu với riêng cá nhân,
tổ chức cụ thể nào nên việc kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ít được quan
tâm hơn các nguồn tài nguyên khác, dẫn tới hiện tượng cha chung không ai khóc.
Do vậy trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí cần phải có sự tham gia của
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là các cá nhân, tổ chức chủ nguồn thải.
- Nhấn mạnh ý nghĩa, giá trị về mặt sức khỏe, sinh tồn của môi trường không
khí đối với con người trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Đối với tài
nguyên nước, tài nguyên đất,... giá trị về mặt kinh tế được thể hiện rõ ràng ngay lập
tức nên con người rất quan tâm và tìm nhiều cách để bảo vệ, còn tài nguyên không
khí mặc dù rất quan trọng nhưng không được biểu hiện rõ ràng ngay lập tức mà nó
là giá trị lâu dài nên con người ít quan tâm bảo vệ nó. Do vậy để kiểm soát được ô
nhiễm môi trường không khí cần xác định bảo vệ giá trị sống còn của môi trường
không khí với cuộc sống của con người.
- Tính chủ quan, bị động trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.
Thường tác động đến sức khỏe, tính mạng của con người động thực vật, tuy nhiên
nó không thể hiện ở mức độ cấp tính ngay mà ngấm dần. Do vậy vấn đề bảo vệ,
kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí thường không được quan tâm kịp thời.
15
- Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong kiểm soát ô nhiễm môi
trường không khí. Như đã trình bày phần trên không khí là một hỗn hợp các chất
khí mà mắt thường chúng ta khó có thể nhìn thấy được và khi không khí bị ô nhiễm
hay nhiễm độc nếu không có các thiết bị chuyên dụng để đo đạc, để xác định thì
việc phát hiện là không hề dễ dàng và hậu quả xảy ra đối với môi trường và con
người có thể sẽ rất lớn. Thậm chí do đặc thù của môi trường không khí việc sử dụng
các thiết bị công nghệ để kiểm soát ô nhiễm cũng khác so với môi trường đất, nước.
Chúng ta không thể kiểm tra chất lượng không khí bằng lấy các mẫu thử như nước
hay đất mà phải thông qua hệ thống quan trắc môi trường không khí,...Do vậy, phải
thông qua quan trắc tại chỗ để kiểm kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và
việc ứng dụng các thiết bị chuyên dụng trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không
khí là tất yếu.
1.2.2. K hái niệm, vai trò của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không
khí
* Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
Cùng với quá trình phát triển kinh tế, Việt Nam cũng đối mặt với trái của quá
trình phát triển như: vấn nạn ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường
không khí. Hơn nữa, Việt Nam đang trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền
nên tôn trọng và bảo vệ quyền con người, trong đó có quyền được sống trong môi
trường trong lành trở thành những giá trị mang tính hiến định quan trọng. Nếu ô
nhiễm môi trường không khí xảy ra thì ảnh hưởng của nó khiến các giá trị trên
không được bảo đảm. Do vậy, để kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí được
hiệu quả, vấn đề đặt ra cần phải có công cụ thiết yếu thực hiện quá trình này, đó
chính là công cụ pháp luật. Từ 1986, Nhà nước ta ban hành hàng loạt các văn bản
pháp luật điều chỉnh quan hệ này, như quy định về bảo vệ môi trường trong Luật
Bảo vệ môi trường 1993, quy định về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
trong Luật Bảo vệ môi trường 2005 và đặc biệt là Luật Bảo vệ Môi trường năm
2014.
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí làtổng thể các quy
16
phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh hoạt
động của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải trong
phòng ngừa, dự báo; theo dõi, kiểm tra, giám sát, phát hiện những tác động đến môi
trường không khí, hiện trạng môi trường không khí, sự biến đổi của môi trường
không khí so với quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí; ngăn chặn;xử lý ô
nhiễm môi trường không khí, đảm bảo cho môi trường không khí được trong lành,
sạch đẹp.
Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay
việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí là
rất quan trọng.
* Vai trò của pháp luật trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
Pháp luật có vai trò trọng trong đời sống xã hội, pháp luật là phương tiện để
thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, là phương tiện để nhà nước quản lý
đời sống xã hội và cũng là phương tiện để người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ
của mình. Với tư cách là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật luôn tác
động mạnh mẽ tới các quan hệ nói chung, sự tác động đó được thể hiện ở nhiều mức
độ khác nhau và trong bảo vệ môi trường không khí, vai trò của pháp luật thể hiện ở
các khía cạnh sau:
- Pháp luật quy định những quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi
tác động vào môi trường không khí. Môi trường không những là yếu tố quyết định
đối với sự sống của con người mà còn là đối tượng tác động trong hoạt động của
con người. Trong đời sống hàng ngày, con người tiến hành nhiều hoạt động tác
động vào môi trường không khí, những tác động này có thể theo chiều hướng tốt
hoặc xấu đối với chất lượng không khí.
- Pháp luật quy định các chế tài để ràng buộc con người thực hiện những đòi
hỏi của pháp luật trong việc khai thác và sử dụng môi trường không khí. Trong thực
tế, các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật môi trường thường không tự giác thực
hiện hành vi bảo vệ môi trường không khí mà pháp luật đã quy định. Bởi vì trong
bối cảnh kinh tế thị trường người ta quan tâm nhiều đến lợi ích, vì lợi ích cá nhân,
17
hay lợi ích của một nhóm người, người ta sẵn sàng hy sinh những lợi ích chung của
toàn xã hội. Họ sẵn sàng bỏ qua các nghĩa vụ đối với môi trường mà lẽ ra họ phải
thực hiện vì không muốn bỏ thêm chi phí gây ảnh hưởng đến lợi nhuận. Cũng chính
điều đó các chủ thể luôn tìm cách để lẩn trốn nghĩa vụ pháp lý đối với môi trường.
Lúc đó, các chế tài hình sự, hành chính, dân sự, kỷ luật của pháp luật môi trường trở
lên rất quan trọng. Các chế tài đó nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của mọi tổ chức,
cá nhân thông qua việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Qua việc
xử lý này cũng răn đe các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật môi trường
khiến họ phải tự giác tuân theo các quy định của pháp luật môi trường, ngăn ngừa,
hạn chế những hình vi tác động xấu đến môi trường không khí.
- Pháp luật bên cạnh việc định hướng hành vi xử sự cho các tổ chức, cá nhân
trong xã hội khi tác động vào môi trường không khí, còn có tác dụng rất lớn trong
việc tạo ra cơ chế hoạt động hiệu quả cho các cơ quan, tổ chức bảo vệ môi trường
không khí. Thông qua pháp luật, nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của các cơ quan quản lý nhà nước trong bảo vệ môi trường không khí như: xây
dựng và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường không khí;
định kỳ đánh giá và dự báo diễn biến tình hình môi trường không khí; cấp giấy phép
về môi trường cho các cơ sở công nghiệp; cấp, gia hạn và thu hồi giấy chứng nhận
đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Bảo vệ môi trường không khí cần phải thực hiện bằng nhiều cách khác nhau.
Trong quá trình kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trước tiên cần phải có sự
kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường không khí với
các cơ quan chuyên môn quản lý khác.
- Bảo vệ môi trường ngày nay không còn là vấn đề của riêng quốc gia nào.
Bảo vệ môi trường là yếu tố gắn kết các quốc gia với nhau. Vì vậy pháp luật tạo cơ
sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các quan hệ kinh tế quốc tế về
bảo vệ môi trường nói chung, môi trường không khí nói riêng. Với đặc trưng không
xác định biên giới của mình, các vấn đề môi trường thường đòi hỏi các quốc gia
phải hợp tác với nhau cùng giải quyết. Người ta không thể gom riêng không khí đã
18