Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

CÔNG NGHỆ MIMO và OFDM TRIỂN KHAI TRONG MẠNG DI ĐỘNG 4g LTE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 72 trang )

theo từng gói sản
phẩm cụ thể, giá cước 4G sẽ thấp hơn hoặc tương đương 3G. Ngoài ra, so với 3G,
cách đóng gói sản phẩm 4G rất linh hoạt với từng nhóm nhu cầu nhỏ nhất. Bên cạnh
đó, VinaPhone sẽ có nhiều chính sách trợ giá đối với thiết bị cho khách hàng, tặng
hotspot phát wifi cho các khách hàng cam kết cước để tối ưu chi phí khách hàng phải
trả.
3.7 Kết luận chương 3
Trong chương 3 chúng ta nhận biết về thực trạng của các nhà mạng trong việc triển
khai mạng 4G-LTE, những khó khăn thách thức, những thuận lợi. cũng những vấn đề
tồn tại ở Việt Nam.

59


KẾT LUẬN LUẬN VĂN
Với các ưu điểm của LTE là sự lựa chọn sáng giá. Việc chọn đề tài nhằm mục
đích nâng cao sự hiểu biết, phù hợp với thực tế. Nội dung của luận văn tìm hiểu công
nghệ Mimo và Ofdm triển khai trong mạng di động 4G/LTE.
Tìm hiểu quá trình phát triển của hệ thống thông tin di động, mô tả tổng quan
thông tin di động LTE, một công nghệ tiền 4G.
LTE là một bước tiến đáng kể trong quá trình phát triển công nghệ hỗ trợ kết
nối không dây, với ưu điểm vượt trội về tốc độ và tối ưu mạng. Tuy nhiên, liệu LTE
có trở thành một câu chuyện thành công hay không trong ngành công nghiệp di động
vẫn cần thời gian kiểm chứng.
LTE là một công nghệ mạng dễ triển khai, chất lượng tốt, mang đến tốc độ
cao và độ trễ thấp ngay cả với khoảng cách xa. LTE hỗ trợ nhiều dải thông tần số
khác nhau, như: 1.4MHz, 3MHz, 5MHz, 10MHz, 15MHz, và 20MHz. Tùy thuộc vào
loại công nghệ LTE sẽ được triển khai, dải thông tần số này có đôi chút ý nghĩa khác
nhau xét về mặt khả năng. Một nhà mạng có thể chọn triển khai LTE với băng tần
nhỏ, sau đó nâng cấp lên khi lượng và mật độ thuê bao thay đổi.
Dữ liệu được gửi đi trên mạng 4G sử dụng công nghệ mạng chuyển mạch gói


(packet-switching), so với công nghệ cũ sử dụng mạng chuyển mạch (circuitswitching). Dữ liệu sẽ được phân tán thành các gói nhỏ rồi chuyển tới địa chỉ cần gưi
thông qua bất kì hướng dẫn truyền nào thuận lợi nhất.
LTE sử dụng hai loại giao diện không khí khác nhau, một dùng để tải xuống
(từ tháp tới thiết bị) và một cho chiều tải lên (từ thiết bị tới tháp). Nhờ vậy, LTE có
thể tối ưu hóa kết nối không dây theo hai chiều, với khả năng hỗ trợ thời lượng pin
tốt hơn trên các thiết bị di động.
Với chiều tải về, LTE sử dụng giao diện OFDMA (đa truy cập phân tầng theo
tần số trực giao), ngược với các giao diện CDMA (đa truy cập phân tầng theo mã) và
TDMA (đa truy cập phân tầng theo thời gian) dùng từ năm 1990. OFDMA sử dụng

60


công nghệ MIMO (đa nhập - xuất), giúp các thiết bị có vô số kết nối tới một điểm
mạng, ổn định các kết nối và giảm độ trễ đáng kể. Nó cũng giúp tăng số lượng kết
nối tới một điểm truy cập, có thể thấy lợi ích của MIMO trên các thiết bị mạng hỗ trợ
chuẩn WiFi N. Tuy nhiên, có một điểm hạn chế đó là MIMO sẽ hoạt động tốt hơn
khi các thiết bị nhận tín hiệu cách xa nhau. Ngược lại, khi dùng mạng LTE với các
máy để gần nhau, tốc độ kết nối sẽ bị ảnh hưởng.
Trong quá trình thực hiên luận văn, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
thầy giáo TS. Nguyễn Vũ Sơn đã giúp em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.Vì
kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên luận văn không tránh khỏi những sai sót, rất
mong sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn.

61


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. PGS.TS Trần Minh Tuấn, "Công Nghệ LTE/4G và Chiến lược, lộ trình phát triển
ở Việt nam", Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông, 2016.

[2]. Erik Dahlman, Stefan Parkvall, Johan Skold, "4G LTE/ LTE0Advanced for
Mobile Broadband" Academic Press is imprint of Elsevier, 2011.
[3]. />[4]. Xiupei Zhang, Jangsu Kim, Heung-Gyoon Ryu: Multi-Access Interference in
LTE Uplink with Multiple Carrier Frequency Offsets: Department of Electronic
Engineering, Chungbuk National University, Cheong Ju, Korea 316-763: 2009 IEEE.
[5]. />[6]. />[7]. />
62



×