Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phân tích và bình luận quy định tại Điều 177 Luật thương mại 2005 về thời hạn đại lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.14 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
Mở đầu……………………………………………………………………..
Nội dung……………………………………………………………………
I. Khái quát chung về đại lý thương mại………………………………..
1. Khái niệm…………………………………………………………….
2. Đặc điểm……………………………………………………………..
3. Các hình thức đại lý………………………………………………….
4. Thời hạn đại lý……………………………………………………….
II. Phân tích quy định tại Điều 177 Luật thương mại năm 2005

Trang
1
1
1
1
1
3
3

về thời hạn đại lý………………………………………………………….
1. Chủ thể thực hiện chấm dứt thời hạn đại lý…………………………
2. Điều kiện chấm dứt thời hạn đại lý…………………………………
3. Hậu quả pháp lí khi chấm dứt thời hạn đại lý………………………
III. Bình luận quy định tại Điều 177 Luật thương mại năm 2005

4
4
5
6

về thời hạn đại lý…………………………………………………………..


1. Ưu điểm…………………………………………………………..
2. Hạn chế……………………………………………………………
3.Phương hướng hoàn thiện quy định tai điều 177 Luật thương mại

9
9
10

năm 2005…………………………………………………………….
Kết luận…………………………………………………………………….
Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………………….

11
12

MỞ ĐẦU
Trong hoạt động kinh doanh, thương nhân sẽ kinh doanh có hiệu quả hơn
nếu biết sử dụng các dịch vụ trung gian thương mại. Ở Việt Nam, theo quy định của
Luật thương mại năm 2005, hoạt động trung gian thương mại được xác định là hoạt
động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số
thương một hoặc một số thương nhân. Một trong số các hình thức trung gian

0


thương mại khá phổ biến hiện nay là hình thức đại lý thương mại. Trong hoạt động
đại lý thương mại, các bên tham gia có các quyền và nghĩa vụ pháp lý được pháp
luật thương mại quy định tương đối cụ thể, rõ ràng và một trong những quyền cơ
bản là quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Sau đây,em xin chọn đề tài: “Phân
tích và bình luận quy định tại Điều 177 Luật thương mại 2005 về thời hạn đại

lý” để đi sâu tìm hiểu, phân tích, bình luận nhằm đưa ra hướng hoàn thiện pháp luật
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại, phát triển kinh tế - xã hội trong
thời kỳ hội nhập ngày nay.
NỘI DUNG
I. Khái quát chung về đại lý thương mại
1. Khái niệm
Điều 177 Luật Thương mại năm 2005 quy định về Đại lý thương mại: “Đại
lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó, bên giao đại lý và bên đại lý thỏa
thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hang hóa cho bên giao đại lý
hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.”
2. Đặc điểm
Về chủ thể quan hệ đại lý thương mại gồm có: bên giao đại lý và bên đại lý.
Bên giao đại lý là bên giao hàng hóa cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho
đại lý mua hoặc là bên ủy quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ.
Bên đại lý là bên nhận hàng hóa để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại
lý mua hoặc là bên nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ. Theo quy định tại Điều 167
LTM 2005, bên đại lý và bên giao đại lý đều phải là thương nhân.
Về nội dung của hợp đồng đại lý bao gồm việc giao kết, thực hiện hợp đồng
đại lý giữa bên giao đại lý và bên đại lý và giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán

1


hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ giữa bên đại lý với bên thứ ba theo yêu cầu của
bên giao đại lý. Để thực hiện hoạt động đại lý, bên đại lý được quyền tự do lựa
chọn bên thứ ba để giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hợp đồng cung ứng
dịch vụ theo những quy định cụ thể trong hợp đồng đại lý. Khi giao kết hợp đồng
mua bán hàng hóa hoặc hợp đồng cung ứng dịch vụ với bên thứ ba, bên đại lý nhân
danh chính mình và nghĩa vụ phát sinh từ hợp dồng với bên thứ ba ràng buộc bên
đại lý với bên thứ ba. Sau đó, bên đại lí trực tiếp thực hiện hợp đồng mua bán hàng

hóa hoặc cung ứng dịch vụ với bên thứ ba.Trong đại lý mua bán hàng hóa, theo quy
định tại Điều 170 LTM, bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa hoặc tiền
giao cho bên giao đại lý.
Về phạm vi hoạt động đại lý thương mại: LTM năm 2005 quy định đại lý
thương mại ở cả lĩnh vực mua bán hàng hóa lần cung ứng dịch vụ.
Về cơ sở pháp lí của quan hệ đại lý thương mại: Quan hệ đại lý thương mại
được xác lập trên cơ sở hợp đồng. Hợp đồng đại lý được giao kết giữa thương nhân
đại lý và thương nhân giao đại lý. Điều 168 Luật thương mại năm 2005 quy định:
Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị
pháp lý tương đương”. Các hình thức pháp lý tương đương văn bản bao gồm điện
báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp
luật(Khoản 15 Điều 3 LTM năm 2005).
3. Các hình thức đại lý
Hình thức đại lý là cách thức mà các bên tham gia quan hệ đại lý lựa chọn để
thực hiện hợp đồng đại lý. Theo Điều 169 LTM năm 2005, đại lý bao gồm các hình
thức sau:
Đại lý bao tiêu: là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán
trọn vẹn một khối lượng hàng hóa hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao

2


đại lý. Trong hình thức đại lý này, bên giao đại lý ấn định giá giao đại lý, bên đại lý
quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng, do đó, thù lao mà
bên đại lý được hưởng là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán thực tế so với giá
mua, giá bán do bên giao đại lý quyết định.
Đại lý độc quyền: là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên
giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua bán hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng
một số loại dịch vụ nhất định.
Tổng đại lý mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ: là hình thức đại lý mà bên

đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý. Tổng đại lý là đối tác trực tiếp của bên giao
đại lý. Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc
hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý.
Các hình thức đại lý khác mà các bên đã thỏa thuận. Các bên tham gia quan
hệ đại lý có thể thỏa thuận các hình thức đại lý khác như: đại lý hoa hồng..
4. Thời hạn đại lý
Theo điều 144 BLDS năm 2015 quy định về thời hạn: “thời hạn là một
khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác”. Tương tự
như vậy, thời hạn đại lý là một khoảng thời gian xác định từ thời điểm này đến thời
điểm khác, mà trong khoảng thời gian đó, các bên trong quan hệ hợp đồng đại lý
phải thực hiện quyền và nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý.
II. Phân tích quy định tại Điều 177 Luật thương mại năm 2005 về thời
hạn đại lý
Điều 177 LTM năm 2005 quy định như sau:

3


1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một
thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn sáu mươi ngày, kể từ ngày một trong hai
bên thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý.
2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên giao đại lý thông báo chấm
dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đại lý có quyền yêu cầu
bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho
bên giao đại lý đó; Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung
bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên
giao đại lý.
Trong trường hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được
tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý.

3. Trường hợp hợp đồng đại lý được chấm dứt trên cơ sở yêu cầu của bên
đại lý thì bên đại lý không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường cho thời
gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý.
1. Chủ thể thực hiện chấm dứt thời hạn đại lý
Chủ thể có quyền chấm dứt thời hạn đại lý thương mại là bên đại lý và bên
giao đại lý. Theo điều 167 Luật thương mại 2005, bên đại lý và bên giao đại lý đều
phải là thương nhân, tức là “ Tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân
hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.”
Để trở thành thương nhân, các chủ thể tham gia quan hệ thương mại phải mang đủ
5 đặc điểm sau:
+ Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại;
+ Các hoạt động thương mại phải được thương nhân thực hiện một cách độc lập;

4


+ Các hoạt động thương mại phải được thương nhân tiến hành một cách thường
xuyên và mang tính nghề nghiệp;
+ Thương nhân phải có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh;
+ Các chủ thể phải có năng lực hành vi thương mại.
2. Điều kiện chấm dứt thời hạn đại lý
Theo quy định của Luật thương mại năm 2005 các bên có thể chấm dứt hợp
đồng dựa trên một trong hai điều kiện sau:
Thứ nhất, các bên có thỏa thuận hợp đồng đại lý chấm dứt tại thời điểm nhất
định, hoặc nếu cho sự kiện, hành vi nào đó xảy ra… thì thời hạn đại lý kết thúc và
hợp đồng đại lý chấm dứt tại thời điểm thỏa thuận.
Ví dụ: Bên giao đại lý A và bên đại lý B có thỏa thuận điều khoản của hợp
đồng đại lý như sau:
“Bên B phải thực hiện bán sữa bột theo giá thành bên A ấn định”
Và “Hợp đồng đại lý có thời hạn từ 01/01/2017 đến 01/01/2020”. Trong thời

gian này, nếu bên giao đại lý và bên đại lý vi phạm một trong các nghĩa vụ đã quy
định trong hợp đồng thì bên còn lại có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại
lý tại thời điểm phát hiện ra có vi phạm và bên vi phạm phải bồi thường 5% giá trị
hợp đồng”. Theo như hợp đồng trên, điều kiện chấm dút thời hạn đại lý có thể có
hai trường hợp:
- Hai bên thực hiện đúng hợp đồng thì thời hạn đại lý sẽ kết thúc vào ngày
01/01/2020
- Giả sử như bên B vi phạm nghĩa vụ về giá bán như trong hợp đồng và bị
bên A phát hiện sau đó đơn phương chấm dút hợp đồng tại thời điểm phát
hiện vi phạm

5


Như vậy, thời hạn đại lý này do hai bên thỏa thuận, chấm dứt hợp đồng khi
có vi phạm nghĩa vụ và bên còn lại đơn phương chấm dút hợp đồng hoặc khi hết
thời hạn hợp đồng.
Thứ hai, theo quy định của khoản 1 Điều 177 LTM năm 2005, các bên có
quyền chấm dứt thời hạn sau một thời hạn hợp lý nhưng không được sớm hơn sáu
mươi ngày, kể từ ngày một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia về
việc chấm dứt hợp đồng đại lý. Do đó, quy định của LTM năm 2005 khi các bên có
thể tự do chấm dứt hợp đồng nhưng có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi của bên
kia, nên hậu quả pháp lí cũng đã được pháp luật tại khoản 2,3 Điều 177 cho những
trường hợp này.
3. Hậu quả pháp lí khi chấm dứt thời hạn đại lý
Nếu thời hạn đại lý chấm dứt theo thỏa thuận của các bên, thì quyền và nghĩa
vụ của các bên sẽ được thực hiện theo thỏa thuận
Nếu thời hạn đại lý chấm dứt theo quy định của pháp luật thì thực hiện theo
khoản 2 và khoản 3 Điều 177 Luật thương mại 2005. Theo như quy định tại điều
luật này, có thể chia thành hai trường hợp:

Trường hợp bên giao đại lý thông báo chấm dứt thời hạn đại lý:
Trong trường hợp này bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường một
khoản tiền cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý đó. Giá trị
khoản bồi thường được tính như sau:
- Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong
thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao
đại lý.

6


- Trong trường hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường
được tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại
lý.
Trường hợp bên đại lý thông báo chấm dứt thời hạn đại lý:
Trong trường hợp này, bên đại lý không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi
thường cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý.
Để làm rõ hơn quy định tại Điều 177 LTM này, em xin đưa ra ví dụ sau:
Công ty A và Công ty B ký với nhau một hợp đồng đại lý. Theo đó, Công ty B
sẽ làm đại lý bánh kẹo Kinh Đô cho công ty A tại tỉnh C trong thời hạn 5 năm từ
ngày 01/01/2017 đến 01/01/2022. Khi công ty B làm đại lý cho công ty A mới được
3 năm thì công ty A thông báo cho công ty B chấm dứt hợp đồng đại lý với lí do là
công ty A có doanh thu bán hàng quá thấp. Sau đó, công ty B đã yêu cầu công ty A
phải bồi thường 100 triệu đồng do đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
cho công ty B nhưng đã bị công ty A từ chối.
Giải quyết như sau:
Cơ sở pháp lí: Điều 177 Luật Thương mại năm 2005
Vụ việc không nói rõ về hợp đồng và các điều khoản hợp đồng mà hai bên
ký kết trong trường hợp này nên ta có thể chia thành 2 trường hợp:
Trường hợp 1: hợp đồng đại lý có thỏa thuận về chấm dứt thời hạn đại lý.

Nếu như công ty A và công ty B có quy định trong hợp đồng rằng “các bên có
quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đại lý và không bồi thường”
khi đó việc công ty A đơn phương chấm dút hợp đồng đại lý là hợp pháp và có
quyền từ chối công ty B về khoản tiền bồi thường là 100 triệu đồng

7


Trường hợp 2: Không có thỏa thuận đơn phương chấm dứt thời hạn đại lý,
khi đó sẽ áp dụng quy định tại Điêu 177 Luật thương mại năm 2005
- Nếu công ty A không thông báo bằng văn bản cho công ty B trước 60
ngày mà chấm dứt thời hạn đại lý ngay khi thông báo hoặc chưa đủ 60 ngày thì
công ty A không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý theo quy định của
pháp luật, khi đó công ty A muốn chấm dứt hợp đồng đại lý với công ty B thì phải
thỏa thuận lại với công ty B và có thể phải chấp nhận bồi thường cho công ty B.
- Nếu công ty A đã thông báo bằng văn bản cho công ty B trước 60 ngày về
việc chấm dứt hợp đồng đại lý thì bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
đại lý theo quy định tại khoản 1 Điều 177 LTM năm 2005. Khi đó, công ty A là bên
giao đại lý chấm dứt hợp đồng. Theo ví dụ thì bên B yêu cầu bên A phải bồi thường
khoản tiền 100 triệu đồng do đơn phương chấm dút hợp đồng trước thời hạn là
không có căn cứ pháp lí.
+ Nếu sau khi công ty A yêu cầu chấm dứt hợp đồng, hai bên có thỏa thuận
về mức bồi thường của công ty A phải trả cho công ty B, thì công ty A sẽ bồi
thường số tiền theo thỏa thuận.
+ Nếu không thỏa thuận được thì áp dung theo Khoản 2 Điều 177 Luật
thương mại năm 2005, bên đại lý B có quyền yêu cầu bên giao đại lý A bồi thường
một khoản tiền cho thời gian mình làm đại lý cho công ty A.Giá trị của khoản bồi
thường là một tháng thù lao một tháng đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý
cho mỗi năm. Công ty B nhận đại lý từ công ty A 3 năm. Ví dụ tính giá trị bồi
thường như sau: Giả sử một tháng thù lao trung bình của năm 1 là 15 triệu, năm 2

là 14 triệu, năm 3 là 12 triệu thì khoản bồi thường sẽ là 15+14+12=41 triệu đồng.
III. Bình luận quy định tại Điều 177 Luật thương mại năm 2005 về thời
hạn đại lý

8


1. Ưu điểm
Thứ nhất, so với Luật Thương mại năm 1997 Quy định về chấm dứt thời
hạn đại lý trong quan hệ đại lí thương mại trong Luật thương mại 2005 có nhiều
điểm tiến bộ so với quy định trong Luật thương mại 1997. Điều 126 Luật thương
mại 1997 quy định về các trường hợp được chấm dứt hợp đồng đại lý, trong đó :
“ …một bên có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng khi việc vi phạm hợp đồng
của bên kia là điều kiện để đình chỉ hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận ” . Nói
cách khác, theo quy định của Luật thương mại 1997, các bên chỉ có quyền chấm
dứt thời hạn đại lý khi bên kia không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của
pháp luật.Trong khi đó, Luật thương mại 2005 quy định rộng hơn các trường hợp
chấm dứt thời hạn đại lý của các bên, nếu không có thỏa thuận gì khác thì các bên
có quyền chấm dứt thời hạn hợp đại lý bất cứ khi nào nhưng phải thông báo bằng
văn bản trước một khoảng thời gian ít nhất là sáu mươi ngày.
Thứ hai, so với BLDS năm 2015,quy định này khác với quy định chung ở
BLDS, hợp đồng đại lý là một loại hợp đồng dịch vụ nên theo quy định tại BLDS
năm 2015 thì các bên tham gia hợp đồng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện
hợp đồng khi đáp ứng một trong hại điều kiện: việc tiếp tục thực hiện hợp đồng
không có lợi cho bên giao đại lý thì bên giao đại lý có quyền đơn phương chấm dứt
hợp đồng hoặc bên giao đại lý vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên đại lý cũng
có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Như vậy, quyền đơn phương chấm dứt
hợp đồng đại lý của Luật thương mại cũng đã có sự mở rộng hơn về các trường hợp
đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Thứ ba, do các bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nên sẽ gây
ảnh hưởng đến bên kia, nếu không thỏa thuận được có thể xảy ra tranh chấp nên
các nhà làm luật cũng đã quy định thêm khoản 2, 3 Điều 177 là cách giải quyết hậu

9


quả pháp lí của việc đơn phương chấm dút hợp đồng, quy định về trường hợp các
bên phải bồi thường như thế nào nếu không thỏa thuận với nhau được. Mức giá trị
bồi thường này cũng khá hợp lí.
2. Hạn chế
Thứ nhất, về tên điều Điều 177 là thời hạn đại lý, nhưng trong điều luật lại
không quy định một cách trực tiếp về khoảng thời gian hợp đồng đại lý mà chỉ đưa
ra quy định chung công nhận sự thỏa thuận của hai bên. Nội dung chủ yếu lại là
quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý, và hậu quả pháp lý của chấm dứt thời
hạn hợp đồng. Tên điều luật và nội dung không mấy liên quan trực tiếp đến nhau
dẫn đến khó tìm điều luật, khó áp dụng
Thứ hai,cùng với sự mở rộng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý
thì cũng đồng nghĩa thu hẹp lợi ích của bên còn lại. Khi một bên có quyền đơn
phương chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào trong nhiều trường hợp sẽ làm giảm lợi
ích của bên kia, đồng thời cũng làm cho quan hệ đại lý giữa các bên không được
vững chắc, gắn bó, thương nhân thiếu sự tin tưởng nhau dẫn đến hoạt động trung
gian thương mại cũng ảnh hưởng theo.
Thứ ba, điều luật chưa khái quát được hết các trường hợp khi bên giao đại lý
đơn phương chấm dứt hợp đồng, có thể do vi phạm hợp đồng, vì vậy quy định bên
đại lý có quyền yêu cầu bồi thường trong trường hợp này là chưa đầy đủ. Các tính
giá trị của khoản bồi thường còn mang tính chủ quan, chưa tương xứng nếu như có
thiệt hại xảy ra.
Thứ tư, quy định tại Khoản 3 Điều 177, theo em là chưa hợp lý, quy định
này làm hạn chế quyền của bên đại lý. Khi bên giao đại lý không thực hiện hoặc

thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ nhưng hai bên không quy định trong hợp đồng,
dẫn đến không có lợi cho bên đại lý thì họ buộc phải chấm dứt hợp đồng thì họ lại

10


không nhận được bồi thường từ bên giao đại lý, đây là một thiệt thòi cho bên đại lý.
Đồng thời, nếu như bên đại lý đơn phương chấm dứt hợp đồng thì luật quy định
bên đại lý không được đòi bồi thường, nhưng lại không quy định bên giao đại lý có
quyền đòi bồi thường như khi bên đại lý có vi phạm hợp đồng thì bên giao đại lý là
bên phải chịu thiệt.Trong khi nếu bên giao đại lý đơn phương chấm dứt thì phải bồi
thường theo khoản 2 Điều 177, dẫn đến Điều luật chưa có tính công bằng đối với cả
hai bên.
3. Phương hướng hoàn thiện quy định tai điều 177 Luật thương mại năm
2005
Thứ nhất, về tên điều luật, để phù hợp hơn thì theo em nên đổi tên thời hạn
đại lý thành quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý để thuận tiện cho việc
tìm hiểu, nghiên cứu.
Thứ hai, sự mở rộng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, rất nhiều
trường hợp sẽ làm ảnh hưởng đến bên còn lại, vì vậy Luật nên chỉ cho phép đơn
phương chấm dứt hợp đồng đại lý khi không có thỏa thuận về thời hạn đại lý. Đồng
thời, theo em thì quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ theo
quy định BLDS năm 2015 là khá hợp lí, quy định này vốn dĩ đã có ở BLDS năm
2005 và tiếp tục được quy định lại ở BLDS năm 2015. Luật thương mại có thể áp
dụng luôn quy định của Luật chung mà không cần quy định rộng phạm vi được đơn
phương chấm dứt hợp đồng đại lý.
Thứ ba, nên bổ sung thêm vào khoản 3 Điều 177 cho bên giao đại lý có
quyền yêu cầu bồi thường do bên đại lý đơn phương chấm dứt hợp đồng gây thiệt
hại đến họ. Quy định như vậy sẽ đảm bảo công bằng cho cả hai bên đối với quyền
đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý.

KẾT LUẬN

11


Đại lý thương mại là một trong những hoạt động trung gian thương mại phổ
biến trong nền kinh tế nước ta. Qua việc phân tích, bình luận điều 177 Luật thương
mại 2005 ta có thể phần nào hiểu rõ hơn về hợp đồng đại lý thương mại nói chung
và thời hạn đại lý nói riêng. Đồng thời, trong bài viết có chỉ ra một số ưu điểm, hạn
chế, và phương hướng hoàn thiện của thời hạn đại lý thương mại với thực tế 12
năm sau ngày Luật thương mại 2005 ra đời. Bài làm vẫn còn nhiều thiếu sót, momg
thầy cô đóng góp ý kiến để bài làm được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại tập 2, Nxb. CAND,
Hà Nội,2006.
2. Bộ luật dân sự năm 2015
3. Luật thương mại năm 1997,2005
4. />5. />
12


13



×