Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Vật lý 12 bài 27: Tia hồng ngoại và Tia tử ngoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.24 KB, 3 trang )

Giáo án : Vật lý 12 CB
GV: Tạ Đình Hiền.
Trường THPT Quỳnh lưu 1.

Bài: 27. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại
Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của học sinh

Cũng cố trình độ chuyển tiếp
Hỏi: Ánh sáng tuân theo những định luật, và gây
ra những hiện tượng gì?
+ trình chiếu slide: 1
Thuyết trình: Ngoài những tính chất trên, ánh
sáng còn có nhiều tính chất khác, ví dụ: tác dụng
nhiệt, tác dụng hoá học, tác dụng quang điện (mà
ứng dụng của nó dùng trong cộng quang điện
trong thí nghiệm đo g ở lớp 10),….Ví dụ về tác
dụng quang điện: Nêu dụng cụ: quang trở,nguồn,
điện kế. Vẽ sơ đồ mạch quang điện kế. (slide 2)

Nêu được:
Định luật Phản xạ, khúc xạ, truyền thẳng
Hiện tượng giao thoa, nhiễu xạ.
Nghe

NHìn

Tạo Tình huống vấn đề
Làm thí nghiệm để thấy tác dụng đó.
Quan sát và cho nhận xét:


-Tiến hành lắp ráp thí nghiệm (hoặc đã lắp sẵn và
-Kim lệch
trình bày lên bàn)
Trả lời: HT tán sắc; quang phổ liên tục
- Tiến hành thí nghiệm tán sắc.
hỏi: Hiện tượng trên gọi là hiện tượng gì? Quang
phổ thu được trên màn có tên gọi là gì?
+ đưa quang trở vào vùng quang phổ (các em
quan sát kim điện kế và cho nhận xét)
Nhận xét kim lệch.
+ Tạo tình huống: đưa QT ra khỏi vùng QP về
phía trên vùng đỏ, rồi vùng tím ( các em quan sát
được điều gì? Tai sao lại như vậy? chứng tỏ điều
Nhận xét kim lệch.
gì?
Chứng tỏ có loại tia nào đó ngoài hai vùng trên.

Vào bài:
Điều đó chứng tỏ tồn tại hai loại bức xạ nào đó
ngoài màu đỏ của quang phổ và màu tím của QP
mà mắt ta không nhìn thấy được, và gọi tên của
chúng là Tia Hồng ngoại và tia TN

Ghi mục bài:

Nghe

Bái 27: Tia Hồng ngoại và tia Tử ngoại

I. Phát hiện tia hồng ngoại và tia tử ngoại

Giới thiểu: dựa vào tính chất khác, dụng cụ khác
chúng ta cũng phát hiện được điều đó. Như mục I
trang 138 SGK.
Các em xem qua trong thời gian một phút.
+ trình chiếu slide: 3
Hỏi: -Bức xạ (tia) hồng ngoại là gì?
- Bức xạ (tia) tử ngoại là gì?
+ Trình chiếu slide: 4

Nghe.
Đọc SGK.
Nêu định nghĩa: Bức xạ (hay tia) hồng ngoại là
bức xạ mà mắt người không trông thấy và ở ngoài
vùng màu đỏ của quang phổ.
Bức xạ (hay tia) tử ngoại là bức xạ mà mắt người
1


không trông thấy và ở ngoài vùng màu tím của
quang phổ.

Thảo luận chung cả lớp về:
II. Bản chất và tính chất chung của tia hồng ngoại và tia tử ngoại
I.1. Bản chất
Hỏi: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại có bản chất
như thế nào so với ánh sáng thông thường?
Căn cứ vào đâu mà khẳng định điều đó?
Gợi ý (nếu …): Trong thí nghiệm trên thì tia hồng
ngoại và tia tử ngoại được phát ra sao so với ánh
sáng nhìn thấy?

Hỏi: Ánh sáng nhìn thấy được có bước sóng nằm
trong khoảng nào?
Hỏi: Dựa vào thí nghiệm, có thể kết luận gì về
bước sóng tia HN so với bước sóng của ánh sáng
đỏ? bước sóng của tia TN so với bước sóng của
ánh sáng tím?

Trả lời:
Tia hồng ngoại và tia tử ngoại có cùng bản chất
ánh sáng thông thường.
Chỉ khác là không nhìn thấy được.

nằm trong khoảng 380nm đến 760 nm

λHN > λ đ , λ

TN

<

λ

t

I.2. Tính chất
Hỏi: Tia HN và tia TN có cùng bản chất với ánh
sáng nhìn thấy, vì vậy tia HN và tia TN có những
tính chất chung gì so với ánh sáng nhìn thấy?
Gợi ý: tuân theo định luật nào? Gây ra hiện tượng
gì?

Hỏi: Làm thế nào để đo được bước sóng của tia
HN và tia TN?
Giới thiểu:
* Miền hồng ngoại có Bs ≥ 760nm đến vài mm
* Miền tử ngoại có bước sóng 380nm đến vài nm
+ có thể phát và thu các tia hồng ngoại ở vùng
bước sóng vài mm bằng cả hai phương pháp: PP
phát và thu tia HN; PP phát và thu sóng vô tuyến
(nồi từ) ( chiếu slide 4)

- Phản xạ, khúc xạ, nhiễu xạ, giao thoa, truyền
thẳng.

Dùng phương pháp giao thoa
Nghe, ghi.
Nghe.

Định hướng hoạt động nhóm- khơi dậy những hiểu biết của học sinh
Giới thiểu: Ngoài những tính chất chung ấy,
chúng còn có những tính chất riêng và ứng dụng
của những tính chất đó như thế nào? Vật nào, cái
gì phát ra được các loại tia đó?
Các em hiểu biêt được gì về chúng! hãy trả lời
câu hỏi trong các Slide yêu cầu sau”
+ Trình chiếu slide: 5 đến 12

Nghe.
+ Quan sát các slide ứng dụng
+ trả lời câu hỏi.


Hoạt động nhóm
III. Nguồn phát, tính chất, ứng dụng của tia hồng ngoại và tia tử ngoại
Tạo hứng thú - mục đích của hoạt động:
Có thể nhiều em biết nhiều thông tin về HN,TN.
Và bây giờ để thể hiện sự hiểu biết của mình, sự
nhanh nhẹn và tính hợp tác của các em, chúng ta
tham gia vào hoạt động sau đây, chúng có tên là:

“ Tìm và ghép”
Giao nhiêm vụ.
Chiếu phiếu hướng dẫn hoạt động và nội dung
hoạt động ( slide 14).

Tiến hành hoạt động theo hướng dẫn
2


( quy trình hoạt động: phai: hoatdong.doc)

Tổ chức thảo luận chung - đánh giá kết quả của HĐ
nhóm
+Nhận xét số lượng thông tin của các nhóm.
+ Cho HS nhận xét tính thừa, thiếu, tính không
phù hợp thông tin của các nhóm (đánh giá đan
chéo giữa các nhóm)
+ Đánh giá việc chọn tính chất nổi bật nhất của
tia HN và tia TN của các nhóm
Chất vấn: Tại sao nhóm quyết định chọn tính chất
đó là nổi bất nhất?
Chất vấn: Cột nguồn phát của HN có thông tin là

vật có nhiệt độ 0K, song lại có thông tin vật phát
ra tia HN trong môi trường thì nhiệt độ của vật
phải cao hơn nhiệt độ môi trường. Điều đó được
giải thích như thế nào?
Yêu cầu: Hãy kể tên một số ứng dụng khác về
tính chất tác dụng nhiệt mà trong đời sống chúng
ta thường gặp?
Thông báo: Nhiệt độ của vật càng thấp thì phát
càng ít tia có bước sóng ngắn, mà chỉ phát ra các
tia có bước sóng dài.
Tổng kết đánh giá hoạt động:
+ Đáp án (chiếu slide:19,20)
+ Quay lại giải thích các hình ảnh trong phần khai
thác thông tin.
Như vậy chúng ta đã hoạt động và thu được khá
nhiều thông tin về tia HN và tia TN. Bây giờ thầy
cung cấp thêm một số thông tin khác!(slide 21,22)

Nghe.
Nhận xét kết quả của nhóm khác.
Chất vấn về việc chọn TC nổi bất của các loại tia
+ Vì phổ biến và nhiều ứng dụng
+ Giải thích
+Bổ sung thêm kiến thức:
Tia hồng ngoại:
- Trong y học dùng để làm lưu thông máu
cho bênh nhân ( đèn sưởi hồng ngoại)
- Đèn điện dây tóc dùng thắp sáng, khá mạnh tia
hồng ngoại chiếm 80% đến 90%, có thể dùng để
ấp trứng, nếu dùng thắp sáng thì hiệu suất thấp,

gây lãng phí.
Nghe.
Quan sát
Nghe, quan sát.

Củng cố và dặn dò
Bài tập củng cố: ( chiếu các slide còn lại)
+ Tai sao cần bảo vệ tâng ôzôn? Chúng ta làm gì
để bảo vệ nó? (giao về nhà nếu hết thời gian)
+ Tai sao nhiệt độ quả đất ngày một nóng lên?
Chúng ta làm gì để hạn chế điều đó? (giao về nhà
nếu hết thời gian)
Dặn dò và giao bài tập về nhà:
+ Xem bài 28.
+ Làm bài tập: 6,7,8.9 trang 142 SGK.

Làm bài tập
trả lời hoặc ghi nhận vấn đề

Soạn ngày 10 tháng 2 năm 2012
……Hết….

3



×