Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN một số giải pháp giúp học sinh lớp 10 khắc phục tình trạng nghiện mạng xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1022.71 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT TÔ HIẾN THÀNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 10 KHẮC
PHỤC TÌNH TRẠNGNGHIỆN MẠNG XÃ HỘI

Người thực hiện: Lê Thị Chung
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Tin học

THANH HÓA, NĂM 2018

0


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 2
1.1. Lí do chọn đề tài.................................................................................... 2
1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 4
1.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 4
2. NỘI DUNG ................................................................................................ 5
2.1. Cơ sở lí luận ........................................................................................... 5
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm........... 7
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề....................................................... 8
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ...................................................20
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ........................................................................21
3.1. Kết luận..................................................................................................21


3.2. Kiến nghị.................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….23

1


BẢNG DANH HIỆU CÁC KÝ HIỆU,TỪ VIẾT TẮT
STT

Kí hiệu

Ý nghĩa

1

HS

Học sinh

2

GV

Giáo viên

3

THPT

Trung học phổ thông


4

Đoàn TN

Đoàn thanh niên

5

CNTT

Công nghệ thông tin

6

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
* Vai trò tác dụng của vấn đề nghiên cứu:
Vài năm gần đây, mạng xã hội như cơn lốc xoáy cuốn lấy giới trẻ. Ở
đó, chúng ta chứng kiến vô số những câu chuyện, tình huống tiêu cực tác
động đến các em như nghiện mạng xã hội, gặp các sự cố trên mạng nhưng hậu
họa thật. Làm sao để trẻ “làm chủ” bản thân trong thế giới mạng phải không chỉ
là bài toán gây nhức đầu mỗi ông bố bà mẹ mà trở thành nỗi lo của xã hội.

Có thể nói, nghiện mạng xã hội, nghiện chơi game online đã và đang gây ra
rất nhiều ảnh hưởng đến mặt tinh thần, tâm lý của người dùng, đặc biệt là giới
trẻ ở rất nhiều nước trên thế giới.
Ở Việt Nam, tình trạng này cũng không phải là ngoại lệ. Sẽ không khó để
bắt gặp những hình ảnh các em học sinh, sinh viên liên tục "cắm mặt" vào máy
tính, điện thoại nhiều giờ mà quên ăn, quên ngủ, bỏ bê học hành…
Trước những lo ngại to lớn đó, Ban giám hiệu trường THPT Tô Hiến Thành
đã tổ chức triển khai những hoạt động giáo dục HS giúp các em nhận thức được
tình trạng “nghiện” mạng xã hội đang diễn ra trong cả nước nói chung và tại
trường nói riêng. Bên cạnh đó Nhà trường đã triển khai một số câu lạc bộ thể
dục thể thao, vui chơi, giải trí lành mạnh, các hoạt động tình nguyện… nhằm thu
hút các em HS giúp các em hạn chế tối đa thời gian sử dụng mạng xã hội. Là
giáo viên giảng dạy bộ môn tin học đồng thời là một thành viên trong Ban chấp
hành Đoàn TN tôi luôn trăn trở trước vấn đề này. Tôi tích cực tham gia các
phong trào của Nhà trường, Đoàn TN tổ chức; lồng ghép vào các bài dạy về mặt
trái của mạng xã hội, những hậu quả nghiêm trọng của việc “nghiện” mạng xã
hội; đưa ra một số giải pháp mà bản thân tôi đã đúc kết được nhằm giúp các em
chống lại chứng “nghiện” mạng xã hội.
Kết quả sau một thời gian HS tích cực tham gia hoạt động, rèn luyện, tôi
nhận thấy đạo đức, lối sống của các em HS đã có nhiều thay đổi rõ rệt lành
mạnh, trong sáng hơn, thái độ học tập của các em ngày càng được nâng cao.
Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn nội dung trên để viết sáng kiến kinh nghiệm
với đề tài: “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 10 khắc phục tình trạng
nghiện mạng xã hội”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của đề tài là muốn vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo một
số giải pháp khắc phục tình trạng “nghiện” mạng xã hội của HS hiện nay, thông
qua đó giúp các em có phong cách sống lành mạnh, cách làm việc khoa học, có
tổ chức, trình độ kiến thức vững vàng và có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ được
giao.


3


Căn cứ vào thực trạng vấn đề của giới trẻ nói chung và HS trong trường nói
riêng; tình hình thực tế của Nhà trường và đặc trưng của bộ môn Tin học đề tài
thực hiện một số nhiệm vụ sau:
 Nghiên cứu tình trạng nghiện mạng xã hội của giới trẻ thế giới và giới trẻ
ở Việt Nam và các giải pháp khắc phục;
 Xây dựng các nội dung học tập, kế hoạch hoạt động, thời gian, địa điểm
để triển khai đồng bộ, đầy đủ đến các em học sinh khối 10;
 Triển khai nội dung dưới nhiều hình thức khác nhau như: lồng ghép vào
nội dung các bài học; tổ chức các buổi học tập ngoại khóa; thành lập các
câu lạc bộ nhằm tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, các
hoạt động thể dục thể thao, hoạt động tình nguyện…
3. Đối tượng nghiên cứu.
Nội dung đề tài tập trung chủ yếu vào việc tuyên truyền, phổ biến đến HS
khối 10 trong trường THPT Tô Hiến Thành những tác hại của việc sử dụng
mạng xã hội và chơi game online nhiều tới mức nghiện đã và đang gây ra rất
nhiều hậu quả nghiêm trọng, điển hình nhất là tình trạng mắc bệnh tâm thần;
đồng thời đưa ra một số giải pháp phù hợp giúp các em khắc phục thói quen xấu
của bản thân.
4. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tôi đã tiến hành nghiên cứu các báo cáo thống kê về giới trẻ thế giới với
tình trạng nghiện mạng xác hội hiện nay; báo cáo về tình trạng nghiện mạng xã
hội của giới trẻ Việt Nam; các quy định của Bộ luật Hình sự, Luật Viễn thông,
Luật Công nghệ thông tin và Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của
Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ intrernet và thông tin trên
mạng.

b. Phương pháp khảo sát
Dựa trên những tài liệu đã nghiên cứu tôi tiến hành khảo sát đối tượng học
sinh, đây là đối tượng khá phức tạp về tâm sinh lí, là tuổi của những người đang
lớn nhưng chưa thành người lớn, những người có khả năng thu nhận thông tin
tốt nhưng không phải là người uyên bác. Vì vậy tôi đã trực tiếp trao đổi với các
em, với đồng nghiệp đặc biệt là với các giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học
sinh để nắm bắt đặc điểm về tâm sinh lí, nhân cách, hành vi của đối tượng HS.
c. Phương pháp thực nghiệm khoa học
Sau khi có kết quả nghiên cứu về tâm sinh lí lứa tuổi THPT, thực trạng
nghiện mạng xã hội của HS hiện nay và các giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn
đề tôi tiến hành lập kế hoạch để triển khai thực hiện. Tôi tác động vào các em

4


HS và quá trình diễn biến sự kiện mà HS tham gia để hướng sự phát triển của
các em theo mục tiêu dự kiến của mình.
d. Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm
Sau khi triển khai thực hiện theo kế hoạch đề ra, tôi xem xét lại những
thành quả thực tiễn, những vấn đề chưa phù hợp, còn thiếu sót, trên cơ sở đó tiếp
tục điều chỉnh cách làm để phù hợp với nội dung nghiên cứu, tổng kết quá trình
thực hiện, từ đó có cơ sở đề xuất những biện pháp thực hiện đại trà đến nhiều
học sinh hơn nhằm nâng cao hiệu quả nội dung nghiên cứu.
Ngoài ra tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp nghiên cứu khác để bổ
trợ cho quá trình nghiên cứu của sáng kiến.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
a. Nghiên cứu về tác hại của tình trạng “nghiện” mạng xã hội trong giới trẻ
hiện nay [6]
* Giới trẻ thế giới và tình trạng nghiện mạng xã hội

Theo một thống kê được đăng trên trang The National Missing Persons
Coordination Centre, có tới 87% người dân ở Úc sử dụng Internet mỗi ngày.
Bác sĩ Mubarak Rahamathulla (chuyên gia về Internet và sức khỏe tâm thần ở
Trường ĐH Flinders - Úc) cũng đã khuyến cáo rằng những người sử dụng
Internet thường xuyên, nhất là người nghiện Internet thường dễ có xu hướng
lệch lạc hành vi. Đặc biệt, các mối quan hệ trên thế giới ảo của họ thường có ảnh
hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Tại Mỹ, khảo sát mới của Hiệp hội
Tâm lý Mỹ cũng đã chỉ ra rằng có đến 86% người trưởng thành ở nước này cho
biết họ liên tục kiểm tra email, tin nhắn và mạng xã hội. Trong khi đó, thống kê
tại các thanh thiếu niên ở một số trường tư thục Anh đã cho thấy có tới 2/3 người
được khảo sát tỏ ra mệt mỏi vì sử dụng mạng xã hội thường xuyên. The Royal
Society of Public Health and the Young Health Movement (Anh) đã thực hiện
một cuộc khảo sát với gần 1.500 thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 14 - 24 về tác hại
của các trang mạng xã hội đối với sức khỏe tâm thần người trẻ.
Bên cạnh những mặt tích cực của mạng xã hội, qua khảo sát thực tế đã cho
thấy rằng các trang mạng xã hội đã và đang gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực
cho giới trẻ dễ thấy như các chứng bệnh trầm cảm, ngại giao tiếp, chứng lo âu,
chứng mất ngủ, cảm giác cô đơn, hay bị ảo giác, mất cân bằng tâm, sinh lý, lệch
lạc hành vi, cơ thể suy nhược…
* Báo động về tình trạng nghiện mạng xã hội của giới trẻ ở Việt Nam [6]:
Theo thống kê năm 2015 của Facebook, ở Việt Nam, mỗi tháng có tới 30
triệu người dùng và những người này dành trung bình 2,5 giờ/ngày để vào
Facebook. 3/4 trong số đó là những người trẻ, nằm trong độ tuổi từ 18 – 34.

5


Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến kết quả học tập, làm việc, nó còn
gây ra rất nhiều hậu quả đối với sức khoẻ, trong đó điển hình nhất là tình trạng
mắc bệnh tâm thần. Bác sĩ La Đức Cương, giám đốc bệnh viện Tâm thần TW1

cho biết, bệnh viện thường xuyên tiếp nhận các trường hợp bệnh nhân đến khám
và điều trị tâm thần với nguyên nhân do "nghiện" mạng xã hội.
Các bệnh nhân mắc tâm thần do nghiện mạng xã hội, nghiện game chủ yếu
là thanh thiếu niên từ cấp 2 trở lên và nhiều nhất là ở lứa tuổi cuối cấp 3, sinh
viên đại học. Đây là thời điểm các bạn trẻ có những thay đổi trong tâm lý, tính
khí bốc đồng, máu ăn thua nhiều hơn và cũng bị vướng nhiều cám dỗ hơn.
Các bệnh nhân đến viện thường rơi vào các trạng thái đã mắc trầm cảm với
các biểu hiện như thất thần, trạng thái đờ đẫn, không tập trung, cơ thể suy
nhược, có bệnh nhân bị sút cân nghiêm trọng... Đặc biệt, gần đây, có một trường
hợp nam sinh bị lên cơn co giật do sử dụng mạng 10 tiếng mỗi ngày.
b. Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh THPT [5]
HS trung học phổ thông nằm trong độ tuổi vị thành niên và là giai đoạn
cuối cửa tuổi vị thành niên và giai đoạn giữa của tuổi thanh niên. Đặc trưng lớn
nhất của hoàn cảnh xã hội của sự phát triển ở lứa tuổi học sinh trung học phổ
thông là các quan hệ có tính mở và sự chuyển đổi vai trò và vị thế xã hội. Đặc
trưng này đuợc thể hiện cụ thể như sau:
– Ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, các mối quan hệ ít tính mâu
thuẫn hơn so với độ tuổi trước đó. Quan hệ với cha me, thầy cô, bạn bè đã trở
nên thuận lợi hơn do sự trưởng thành nhất định trong nhận thức của học sinh và
sự thay đổi trong cách nhìn nhận của người lớn. Tuy vậy, tính chất ít xác định về
quan hệ xã hội vẫn còn. Một mặt học sinh đã có những sự độc lập nhất định
trong tư duy, trong hành vi ứng xử, mặt khác học sinh lại chưa có đuợc sự độc
lập về kinh tế do vẫn phụ thuộc vào gia đình.
– Quan hệ với phụ huynh. Trong gia đình, học sinh có thể có được quan hệ
tương đối dân chủ hơn, được tôn trọng và lắng nghe. Học sinh có thể tự quyết
định một sổ vấn đề của bản thân hoặc được tham gia vào việc ra các quyết định
đó như lựa chọn nghề nghiệp, học hành, tình cảm. Việc can thiệp trực tiếp theo
kiểu “ra lệnh”, “ép buộc” của cha mẹ với trẻ không phù hợp và cũng không thể
hiệu quả nữa. Sự tôn trọng và trò chuyện của phụ huynh với học sinh có thể tạo
được mối quan hệ tốt giữa cha mẹ và con cái. Sự tin cậy, thẳng thắn từ phía phụ

huynh giúp các em có thể nhanh chóng trưởng thành theo chiều hướng tích cực.
– Trong quan hệ với bạn bè, học sinh trung học phổ thông có thể tham gia
vào nhiều nhóm bạn đa dạng hơn.
Về đặc điểm nhận thức và phát triển trí tuệ ở HS THPT: nhận thức, hiểu
biết rộng và phong phú hơn. Cụ thể:
Tính độc lập và sáng tạo thể hiện rõ nét.
Sự phân hóa hứng thú nhận thức rõ nét và ổn định hơn.
6


Sự phát triển trí tuệ đạt đến đỉnh cao.
Về đặc điểm nhân cách của HS THPT: đặc điểm nổi bật trong nhân cách
của HS thể hiện ở tự ý thức và cái tôi. Ở HS THPT tự đánh giá thể hiện ở một số
đặc điểm nổi bật sau:
Đối chiếu bản thân với chuẩn mực xã hội
Sự đánh giá có tính phê phán và đòi hỏi cao ở bản thân
Tự đánh giá có chiều sâu và khái quát hơn
Tự đánh giá thể hiện theo 3 cách: So sánh mức độ kì vọng với kết quả của
bản thân; đối chiếu so sánh với ý kiến của người khác về bản thân; sự
thành thạo trong công việc, sự hấp dẫn trong tình yêu và tình bạn thân.
Đánh giá mang tính chủ quan và có chút cao hơn so với hiện thực.
Tuy nhiên, quá trình hình thành nhân cách bao gồm cả việc hình thành “cái
tôi”. Cái tôi hay hình ảnh về cái tôi có nhiều nội dung và nhiều mức độ như cái
tôi thể chất, cái tôi hiện thực, cái tôi lí tưởng.. Khi ở độ tuổi này, HS rất quan
tâm đến thân thể của mình trong con mắt người khác. Hình ảnh cái tôi được
đánh giá qua nhiều tiêu trí khác nhau: tính bền vững, tính tương phản, mức độ rõ
ràng.
Ở độ tuổi THPT thì tâm lí của HS về tính dục, căng thẳng tâm lí, lạm dụng
chất…HS THPT đang hình thành về sinh lí và hoàn chỉnh hơn về nhân cách. Đối
với vẫn đề tính dục thì có 3 mặt chúng ta cần quan tâm: hành vi tính dục, tâm

thế tính dục, các cảm nghiệm và ảo tưởng tính dục. Hiện tượng tính dục gắn với
việc lĩnh hội vai trò giới.
Một thực trạng nữa ở HS THPT đó là lạm dụng các chất kích thích do bản
thân muốn chứng minh là người lớn hoặc dễ bị lôi kéo, hoặc học giảm sút, gia
đình không tin tưởng, thất tình và có thể tò mò. Ở HS THPT cũng hay bị căng
thẳng do mâu thuẫn hoặc xung đột với người lớn, ngoài ra do tâm lí đến việc thi
đại học và chọn nghề. Ngoài ra sự kì vọng quá nhiều của những người thân làm
căng thẳng cho HS.
Khi căng thẳng quá và dẫn đến trầm cảm thì HS THPT rất dễ tự sát để kết
thúc bản thân mình.
c. Nghiên cứu bộ luật của Việt Nam
Các quy định của Bộ luật Hình sự, Luật Viễn thông, Luật Công nghệ thông
tin và Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về Quản lý,
cung cấp, sử dụng dịch vụ intrernet và thông tin trên mạng.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
a. Thuận lợi
Thứ nhất: Trường THPT Tô Hiền Thành đóng trên địa bàn thành phố
Thanh Hóa vì vậy các em HS có điều kiện học tốt hơn, được tiếp cận với CNTT,
các lĩnh vực truyền thông, các hoạt động trong xã hội…
7


Thứ hai: Nhà trường rất quan tâm đến nề nếp, chất lượng học tập của các
em; bên cạnh đó với đội ngũ giáo viên nhiệt tình, năng động, có trình độ chuyên
môn vững vàng, luôn luôn đổi mới phương pháp dạy và học hiện đại.
Thứ ba: Đa số HS trong trường được bố mẹ cho sử dụng smartphone hoặc
máy tính tại nhà nên các em có điều kiện tiếp cận rất nhiều nguồn thông tin, sử
dụng nhiều các dịch vụ tiện lợi, đa phương tiện, phương tiện giải trí mới, phong
phú trên Internet.
Thứ tư: Ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, các mối quan hệ ít tính

mâu thuẫn hơn so với độ tuổi trước đó. Quan hệ với cha mẹ, thầy cô, bạn bè đã
trở nên thuận lợi hơn do sự trưởng thành nhất định trong nhận thức của học sinh
và sự thay đổi trong cách nhìn nhận của người lớn.
b. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi thì cũng có rất nhiều khó khăn thách thức đặt ra:
Thứ nhất: Đa số gia đình phụ huynh học sinh làm nghề nông, công nhân
các nhà máy, buôn bán, đi làm ăn xa…, nên không có nhiều thời gian, bên cạnh
đó trình độ bố mẹ còn thấp nên chưa thật quan tâm và đầu tư đến việc học hành
của con cái mà chủ yếu là phó thác việc học tập của con cho nhà trường. Vì vậy
các giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp gặp rất nhiều khó khăn trong
việc theo dõi quá trình học tập, rèn luyện của các em.
Thứ hai: Mặt khác, ở lứa tuổi lớp 10 là giai đoạn đầu của thanh niên
là tuổi của những người đang lớn, tâm sinh lý các em thay đổi bất thường, tính sĩ
diện, học đòi bắt đầu phát triển…trong khi đó xã hội bên ngoài đầy rẫy những
cám dỗ của cuộc đời nên rất khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm, ban nề nếp, các
giáo viên trực tiếp giảng dạy trong việc giáo dục, định hướng cho các em.
Thứ ba: Cơ sở vật chất của Nhà trường còn nhiều thiếu thốn, khó khăn.
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề
a. Mục tiêu của các giải pháp
- Tuyên truyền đến các em HS những hậu quả nghiêm trọng của việc sử
dụng mạng xã hội quá mức;
- Nâng cao nhận thức, kĩ năng của các em HS trong vấn đề sử dụng mạng
xã hội nói riêng và Internet nói chung; Giúp các em HS hiểu lợi ích Internet
cũng như cách sử dụng internet một cách hiệu quả, bổ trợ cho quá trình học tập,
giao lưu, kết bạn.
- Phối hợp tốt giữa Nhà trường và gia đình để khuyến khích các em tham
gia các câu lạc bộ của trường, thành lập các câu lạc bộ mới nhằm giúp các em
hạn chế tối đa thời gian sử dụng mạng xã hội.
b. Nội dung và cách thức thực hiện của giải pháp
* Biện pháp 1: Giúp HS nhận biết các dấu hiệu cho thấy có thể bản

thân mình đã bị nghiện mạng xã hội, Internet.
8


- Sử dụng phiếu điều tra:
SỞ GD&ĐT THANH HÓA

TRƯỜNG THPT TÔ HIẾN THÀNH

PHIẾU ĐIỀU TRA
TÌNH TRẠNG NGHIỆN MẠNG XÃ HỘI, INTERNET
Họ và tên:…………………………………………………………
Lớp:……………………………………………………………….
STT

Dấu hiệu cho thấy bạn đã nghiện mạng xã hội, Internet

Đánh dấu X vào ô
vuông tương ứng


Không

1

Mất kiểm soát về thời gian: Thời gian có thể bay qua lúc nào
không biết vì bạn đầu thường xuyên kéo dài thành hàng giờ, bạn
đang gặp rắc rối.






2

Khó chịu khi bị làm gián đoạn: Nếu bạn thường xuyên cáu
kỉnh khi bị gián đoạn kết nối trực tuyến, đấy có thể là một dấu
hiệu cho thấy bạn đang chi tiêu quá nhiều thời gian trên internet.





3

Cảm giác tội lỗi: Bạn cảm thấy tội lỗi về số lượng thời gian
bạn dùng để trực tuyến.





4

Tách khỏi gia đình và bạn bè: Có phải cuộc sống xã hội của
bạn đang khốn khổ vì thời gian dành cho mạng trực tuyến số
lượng thời gian trực tuyến? Mất sự gần gũi với gia đình và bạn bè.






5

Cảm giác sảng khoái khi có thể online và hoảng sợ khi
offline: Nếu bạn cảm thấy chỉ phấn khích hoặc bình tĩnh được
bằng cách lên mạng trực tuyến khi cảm thấy lo lắng, và hụt hẫng
khi thoát khỏi nó - cơ hội cho thấy bạn đã dành thời gian quá
nhiều cho máy tính.





6

Khô mắt, nhức mỏi, tăng cân hoặc rối loạn giấc ngủ: Bất kỳ
thay đổi vật lý nào cũng là kết quả của việc dành quá nhiều thời
gian cho mạng trực tuyến.





KẾT LUẬN
1. Bạn đã bị nghiện mạng xã hội?
Có 

Không 


2. Bạn có biết về các hậu quả nghiêm trọng của việc nghiện mạng xã
hội hay không ?
Có 
Không

Ngày ….. tháng ..…. năm………
Cán bộ điều tra

Ngày ….. tháng ……. năm……….
Học sinh xác nhận

9


10


- Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra :
1. Báo cáo lên Ban giám hiệu về kết quả khảo sát tình trạng nghiện mạng
xã hội của HS trong trường.
2. Kiến nghị Nhà trường vào cuộc để kịp thời ngăn chặn, giáo dục, định
hướng cho các em HS khắc phục tình trạng nghiện mạng xã hội, qua đó giúp các
em có cuộc sống lành mạnh, rèn luyện đạo đức và nâng cao chất lượng học tập.
* Biện pháp 2: Phổ biến những hậu quả nghiệm trọng của tình trạng
nghiện mạng xã hội của giới trẻ nhằm thức tỉnh các em HS.
Phối hợp với Ban giám hiệu, Ban chấp hành Đoàn TN tổ chức buổi hoạt
động ngoại khóa: “HS với tình trạng nghiện mạng xã hội” Trong buổi ngoại
khóa này giáo viên và học sinh được giao lưu trò chuyện cởi mở với nhau. Đưa
ra một số câu hỏi mở để thảo luận trên diễn đàn như:
 Tại sao học trò "nghiện" mạng xã hội?

 Mạng xã hội tốt hay xấu?
 Giải thích các cụm từ “Sống ảo”, “Anh hùng bàn phím” , câu “like”, …
Với hình thức là một buổi ngoại khóa các em tỏ ra rất sôi nổi thể hiện cái
tôi của bản thân, nói lên suy nghĩ, mạnh dạn chia sẽ cách nghĩ, hiểu biết của
mình về vấn đề được hỏi.
Để giúp các em HS nhận thức được về hậu quả của việc lạm dụng và dành
quá nhiều thời gian vào mạng xã hội cần đưa ra một số hình ảnh sinh động và
những tư liệu cụ thể:
Hình1: Hình ảnh một gia đình sau bữa cơm với những chiếc smartphone trên tay
từ người lớn đến trẻ nhỏ đã trở nên phổ biến ở Việt Nam:

Thảo luận:
1. Gia đình các em có như vậy không?
2. Em có suy nghĩ gì về hình ảnh trên?
11


Hình 2: Báo động về tình trạng nghiện mạng xã hội [6]

Hình 3: Bạn có bao nhiêu người bạn trên facebook?

Thảo luận: Suy nghĩ của các em về việc kết bạn tràn lan trên mạng xã hội?
12


Hình 4: Bạn có biết về tác hại của việc nghiện mạng xã hội?

Thảo luận: Các tác hại của nghiện mạng xã hội?
- Sử dụng tư liệu [6]:
Một vài thống kê cho thấy hành vi "nghiện" mạng xã hội của thế hệ Y ngày

nay nguy hiểm chẳng kém gì rượu hay ma tuý, dù nó không gây tác hại về sức
khoẻ nhiều nhưng nó có khả năng phá hoại cảm xúc, tinh thần giới trẻ. Nghiện
mạng xã hội là một kiểu nghiện thói quen, khó bỏ và khó điều trị hơn nghiện
chất như nghiện rượu, nghiện thuốc lá, nghiện ma túy…Nghiện mạng xã hội gây
ra những rối loạn tâm thần rất nguy hiểm như: trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn
giấc ngủ, rối loạn ăn uống, rối loạn cơ thể, tự sát hoặc gây hấn…[6]

Nghiện mạng xã hội gây nhiều hệ lụy về sức khỏe tâm thần.
Những tác hại của nghiện mạng xã hội
Trước hết, việc sử dụng facebook, twitter, instagram, zalo… lâu dài dẫn
đến suy giảm các hoạt động sống bình thường của cơ thể như giấc ngủ và ăn
uống. Lý do dẫn đến các rối loạn này do việc sử dụng facebook thường vào
những thời điểm nghỉ ngơi như bữa ăn, giờ nghỉ trưa, giờ đi ngủ. Khi sử dụng
vào các khung giờ bữa ăn sẽ làm xáo trộn nhịp sinh học, phá vỡ các cơ chế điều
hòa thể dịch, nội tiết của bản thân dẫn đến khó tiêu hóa, khó hấp thu, đầy bụng,
chán ăn, ăn không ngon miệng, dễ gây đau dạ dày - đại tràng. Sử dụng facebook
vào khung giờ ngủ dẫn đến hay mệt mỏi, khó ngủ, hay thức khuya, ngủ không
sâu giấc, dễ thức giấc… Những rối loạn này còn có thể do việc tác động từ
13


những thông tin trên facebook như nhận được những bình luận tiêu cực hay tự ti
về ngoại hình của bản thân mà nhịn ăn hoặc ăn uống không khoa học.
Là một kênh để thu nhận thông tin, tuy nhiên các thông tin trên facebook
đều không được kiểm chứng, dẫn đến có nhiều thông tin không chính xác, sai
lệch nội dung hoặc những thông tin “đùa”, “câu like”, “giật tít” làm cho người
dùng thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, hồi hộp, lo lắng… Điều này
dẫn đến những rối loạn bệnh lý như rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế,
rối loạn stress… Một số người trẻ tuổi (dưới 26 tuổi) là độ tuổi chưa định hình
phát triển vỏ não, phát triển nhân cách khi sử dụng facebook sẽ dẫn tới những

rối loạn nhân cách kiểu hoang tưởng, tự đề cao bản thân, chống đối xã hội, tính
vị kỷ, ích kỷ, một số có các hành vi kích động và gây hấn.
Trầm cảm cũng là một hậu quả của facebook với người dùng. Việc giao
tiếp “ảo” làm giảm nhu cầu của giao tiếp trực tiếp, dẫn đến người dùng ít nói
chuyện, ít tiếp xúc với mọi người. Các thông tin và bình luận tiêu cực trên
facebook khi không được nhìn nhận tỉnh táo cũng dẫn đến những biểu hiện buồn
bã, chán nản, bi quan, tuyệt vọng… Nhiều người dùng đã tự tử khi nhận phải
những bình luận ác ý hoặc bị tẩy chay, cô lập trên facebook. Việc sử dụng
facebook lâu dài dẫn đến mất ngủ, lo lắng, căng thẳng…, những yếu tố này là
điều kiện thuận lợi để khởi phát trầm cảm, làm nặng hơn biểu hiện của trầm cảm
và ngược lại. Thậm chí, nhiều người dùng không muốn giao tiếp thực mà chỉ ở
nhà thực hiện các giao tiếp “ảo”.
Trên hết, sử dụng facebook có thể gây nghiện. Việc nghiện facebook là một
kiểu nghiện thói quen, khó bỏ và khó điều trị hơn nghiện chất như nghiện rượu,
nghiện thuốc lá, nghiện ma túy… Những biến đổi trong não bộ của người
nghiện mạng xã hội giống như nghiện ma túy hoặc chất kích thích.
Tình hình đáng báo động khi số liệu thống kê trên trang Social Media
Today cho thấy, giới trẻ Việt Nam dành ra trung bình 9 tiếng/ngày để vào mạng
xã hội. Những người có các dấu hiệu như vào mạng liên tục, cứ 30 phút lại vào
mạng một lần, dành cả thời gian ban đêm để lên mạng... họ thường dễ có nguy
cơ rơi vào tình trạng nghiện mạng xã hội và rất khó để nhận biết và kiểm soát
được trạng thái này. Và nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài thì ảnh hưởng đến
tinh thần và sức khỏe, thậm chí mắc bệnh tâm thần là điều rất dễ xảy ra.

Mô phỏng gióng lên tiếng chuông cảnh báo về sự lệ thuộc của giới trẻ vào mạng xã hội

14


Ths.BS.Vũ Công Nguyên, Phó Viện trưởng Viện Dân số, Sức khỏe và Phát

triển cho biết, ngày càng có nhiều trường hợp bệnh nhân đến khám và điều trị
tâm thần với nguyên nhân do "nghiện" mạng xã hội. Người bệnh thường được
gia đình đưa đến viện vì một hoặc đầy đủ các dấu hiệu cảnh báo rối loạn tâm
thần do mạng xã hội: luôn cảm thấy bồn chồn, bứt rứt, lo âu, tìm cách để thỏa
mãn; hay cáu gắt, tức giận vô cớ khi bị nhắc nhở; tinh thần suy nhược, sút cân
không kiểm soát; không muốn nói chuyện, tiếp xúc với người xung quanh; cảm
thấy có tiếng nói trong đầu, xui khiến, ra lệnh; phản xạ bất thường, hành động
thiếu kiểm soát.
* Biện pháp 3: Đưa ra một số lời khuyên, một số giải pháp hay thiết
thực giúp HS cai nghiện mạng xã hội hiệu quả phù hợp với tình hình thực tế
của các em.
Hoạt động ngoại khóa là hình thức thích hợp để phổ biến rộng rãi đến các
em HS một số lời khuyên giúp cai nghiện mạng xã hội. GV và HS cùng nhau
thảo luận để đưa ra những giải pháp tối ưu cho bản thân các em, khuyến khích
các em nói ra suy nghĩ cá nhân, đề xuất các giải pháp mới.
Một số lời khuyên giúp HS cai nghiện mạng xã hội:
1. Hãy tự hỏi mình đang bỏ lỡ những gì khi dành quá nhiều thời gian trên
internet.
Thời gian dành cho bạn bè và gia đình;
Đọc sách;
Chơi thể thao hoặc tham gia các môn thể thao ưa thích;
Phát triển và nâng cao kỹ năng làm việc.
Ghi lại, rồi giảm bớt thời gian dùng Internet để thực hiện một vài điều trong
số đó.
2. Đề ra mục tiêu sử dụng Internet hợp lý và thực hiện đầy đủ. Nghỉ giải lao
thường xuyên, ít nhất 5 phút mỗi giờ. Hãy cố gắng tìm cách để buộc mình phải
dành thời gian làm những việc khác, bất cứ điều gì khiến bạn bận rộn,
3. Thay đổi thói quen để phá vỡ những chu kỳ sử dụng internet của mình.
Cần lên kế hoạch về những hoạt động sẽ tham gia vào mỗi khi truy cập các trang
mạng xã hội và các trang web khác. Ví dụ, trong ngày, bạn có thể tự giới hạn

thời gian, số lần trong mỗi ngày chỉ để kiểm tra và trả lời tin nhắn. Tự quyết
định thời gian truy cập và sau đó, mỗi tuần sẽ nhìn lại và tự thưởng cho mình
một phần thưởng nào đó cho sự cố gắng này.
4. Tìm kiếm bạn bè và người quen, những người hầu như không quan tâm
về internet. Hãy dành thời gian đề cao thực tế rằng sống không phải chỉ để lên
mạng trực tuyến.
5. Thoát khỏi những trò chơi và các ứng dụng có thể mang lại sự cám dỗ,
tập trung vào những gì đang xảy ra trong thế giới thực. Hãy đến các cửa hàng

15


bán sách, báo, băng đĩa nhạc, và tham gia vào các hình thức giải trí như nghe
nhạc, đến thư viện, xem sân khấu trực tiếp…
6. Giới hạn các tài khoản truyền thông xã hội: Giảm số lượng các tài khoản
trên các mạng xã hội để không còn cần phải cảm thấy bị áp lực để đến với hình
ảnh hoặc suy nghĩ cần chia sẻ; Dành ít thời gian đăng nhập hàng ngày.
7. Tắt ngay lập tức các thông báo pop-up hoặc thông báo: Mỗi lần chuông
tin nhắn điện thoại vang lên, phần lớn sẽ kiểm tra điện thoại để rồi lại vô tình
lướt qua các mạng xã hội. Cần tải ngay các ứng dụng hoặc đồng hồ để chặn
hoặc giới hạn việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội nếu là kiểu
người khó kiểm soát bản thân. Hai ứng dụng có sẵn trên android và iOS là
offtime và Breakfree sẽ giúp hạn chế truy cập vào các ứng dụng phương tiện
truyền thông xã hội. Ẩn cá trạng thái trên mạng xã hội, dành thời gian đọc sách
hay làm gì đó ngoài cuộc sống.
9. Tìm một sở thích hoạt động ngoài trời thay thế: Hãy tìm chọn một môn
thể thao là sở thích mới cho mình. Bạn sẽ thấy mình không còn cần phải kè kè
chiếc smart-phone suốt ngày bên mình nữa.
8. Tạo một không gian riêng dành cho những hoạt động tại nhà: Ngăn chặn
tất cả các tiện ích trong khu vực bàn ăn để đảm bảo rằng trong suốt bữa ăn có

thể chuyện trò vui vẻ với người thân, dành thời gian sống có chất lượng hơn là
bị phân tâm bởi điện thoại hay tin nhắn. Hãy cho gia đình và bạn bè biết rằng
mình đang giảm thời gian sử dụng phương tiện truyền thông xã hội.
10. Hãy cân nhắc khi đăng tải về một hình ảnh hay nội dung, tự tin về
những gì đã đăng tải: Đừng để bị mình bị cuốn vào việc kiểm tra số lượt người
thích mỗi khi đăng một thông báo hay bức ảnh.
* Biện pháp 4: Giáo dục văn hóa và pháp luật cho các em HS khi tham
gia trên mạng xã hội nói riêng và Internet nói chung.
Với nội dung này tôi đã lồng ghép vào trong nội dung mục 3 của bài 9: Tin
học và xã hội:
- Sử dụng một số hình ảnh về vụ việc vi phạm pháp luật trên mạng xã hội
và sự nghiêm trị của pháp luật Việt Nam [6]:

16


Theo quy định của pháp luật hiện hành, những hành vi nói xấu, đe dọa,
quấy rối, xuyên tạc vu khống, xúc phạm danh dự, y tín của cá nhân hay tổ chức
có thể bị xử lý vi phạm hành chính, chịu trách nhiệm dân sự, thậm chí truy cứu
trách nhiệm hình sự. Thông qua những minh chứng cụ thể giáo dục các em văn
hóa và kĩ năng ứng xử khi tham gia vào mạng xã hội. Bất cứ môi trường nào,
hai yếu tố cần nhất của mỗi người là đạo đức và kỹ năng ứng xử. Có đạo đức các
em sẽ phân biệt được đúng sai, không để đám đông lôi cuốn vào những việc tiêu
cực. Kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng ứng xử trong từng tình huống sẽ giúp các
em xử lý các sự cố một cách tốt nhất.
- Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm phát tài
liệu về các quy định của Bộ luật Hình sự, Luật Viễn thông, Luật Công nghệ
thông tin và Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về Quản
lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ intrernet và thông tin trên mạng.
Yêu cầu các em tìm hiểu và thảo luận chung 2 nội dung sau:

1. Các hành vi bị ngăn cấm;
2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet.
17


Qua việc tìm hiểu và thảo luận với nhau các em nắm chắc được bộ luật của
Việt Nam khi sử dụng Internet và thông tin trên mạng. Nắm chắc được luật lệ
các em sẽ có những hành xử đúng đắn, có kỹ năng ứng xử trong từng tình huống
sẽ giúp các em vượt qua các sự cố một cách tốt nhất.
*Biện pháp 5: Nâng cao nhận thức, rèn luyện kĩ năng của các em HS
trong vấn đề sử dụng mạng xã hội nói riêng và Internet nói chung; Giúp các
em HS hiểu lợi ích Internet cũng như cách sử dụng internet một cách hiệu
quả, bổ trợ cho quá trình học tập, giao lưu, kết bạn.
Với nội dung này tôi tích hợp vào trong mục 1 của bài 21: Mạng thông tin
toàn cầu Internet. Bên cạnh những lợi ích to lớn của mạng xã hội nói riêng và
internet nói chung, GV có thể đưa ra câu hỏi để thảo luận: Em có biết gì về mặt
trái của mạng xã hội?
Tư liệu: Mặt trái của mạng xã hội [6]
Tốn quá nhiều thời gian: Việc kiểm soát chất lượng và nội dung thông tin
trên các trang mạng xã hội luôn là một điều khiến các nhà quản lí phải thường
xuyên đau đầu tìm giải pháp. Sẽ chẳng lạ lùng hay khó hiểu nếu một ngày nào
đó bạn thấy được một tấm hình hay đoạn video sex có trên Facebook hay
Youtube. Mạng xã hội mang lại cho người sử dụng các giá trị do chính họ tự tạo
ra và nhà phát triển chẳng thế nào cấm người sử dụng suy nghĩ về những thứ
“nhạy cảm” trong cuộc sống được.
Xung đột tôn giáo, vùng miền: Các trang mạng xã hội, điển hình như
Facebook có thể dễ dàng khiến bạn cảm thấy “ghen ăn tức ở” với người khác
mỗi khi bạn vào xem các hoạt động của họ một cách kín đáo, lặng lẽ và không
cho ai biết. Bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy khó chịu một phần nào đó với những
gì mình đang không có dẫn tới sự mặt cảm trong cuộc sống. Cảm giác đó lớn

dần và trở thành hiện tượng cảm xúc trong bạn không chỉ trên Facebook mà còn
cả ngoài cuộc sống nữa.
Lừa đảo, bảo mật: Việc lừa đảo thông tin online, lấy đi thông tin người sử
dụng với một đường dẫn dính virus không hề hiếm. Nạn nhân thương không hề
biết mình đã bị lừa cho tới khi hậu quả dần trở nên rõ ràng hơn. Điển hình nhất
là việc các cá nhân tung tin đồn nhảm không rõ cơ sở để câu kéo sự quan tâm
của những người dùng khác gây xôn xao xã hội. Ngoài ra, vấn đề bảo mật cũng
có thể trở nên hết sức đáng lo nếu không may bạn vô tình truy cập vào một
đường dẫn nào đó tưởng chừng an toàn do chính bạn bè của mình gửi. Tài khoản
của bạn bị mất và sẽ có người mạo danh bạn thực hiện các hành động phi pháp
khác.
GV và HS cùng thảo luận qua đó giúp nâng cao nhận thức, rèn luyện kĩ
năng cho HS khi sử dụng mạng xã hội, internet. Điều quan trọng là sử dụng
mạng xã hội như thế nào để tránh bị gây hại. “Chúng ta cần dạy trẻ cách đối phó
với mạng xã hội - học cách nhận biết những mặt tích cực và tiêu cực để sẵn sàng

18


cho một thế giới số hóa thay vì đổ lỗi cho nó” ( Simon Wessely, Chủ tịch của
Trường Tâm lý Hoàng gia Anh). [6]
* Biện pháp 5: Phối hợp tốt giữa Nhà trường và gia đình để kuyến khích
các em tham gia các câu lạc bộ hạn chế tối đa thời gian sử dụng mạng xã hội.
Để thực hiện tốt được nội dung này cần phải thực hiện một cách đồng bộ
với sự phối hợp của Ban giám hiệu, GVCN , Đoàn TN, GV bộ môn Tin học
cùng gia đình các em HS.
Thứ nhất: Phối với hợp với gia đình HS: Việc phối hợp với gia đình học
sinh có hiệu quả cao trong công tác giáo dục các em. Trước tiên tôi tìm hiểu
hoàn cảnh gia đình các em thông qua GVCN hoặc trực tiếp liên lạc. Có gia đình
có điều kiện kinh tế, có thời gian luôn theo dõi sát sao việc học tập của con em

thậm chí luôn đưa đón các em đi học, quản lý chặt chẽ về thời gian ở trường và
ở nhà. Nhưng cũng có rất nhiều gia đình bố mẹ đầu tắt mặt tối đi sớm về khuya,
hoặc phải đi làm ăn xa, họ không có thời gian để quan tâm đến con cái mặc dù
cũng muốn cho con em mình học giỏi, ngoan ngoãn.
Tôi cùng GVCN đã lập kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm học để trao đổi
với các bậc phụ huynh về những tác hại của nghiện mạng xã hội. Qua buổi trao
đổi đó rất nhiều phụ huynh phản ánh thời gian con em họ sử dụng smartphone
nhiều, họ rất lo lắng trước tác động của mạng xã hội đến con mình họ càng cấm
đoán thì con càng lén lút sử dụng. Việc tìm hiểu về tâm lí lứa tuổi học sinh
THPT giúp tôi đưa ra một số lời khuyên để GVCN có thể trao đổi với các bậc
phụ huynh:
- Không thể cấm đoán, chỉ có thể trì hoãn: Bố mẹ không thể cấm con mà phải
tìm cách trì hoãn con tham gia mạng xã hội càng lâu càng tốt. Việc tham gia
mạng xã hội cần có tâm thế chuẩn bị cũng như sự kiểm soát, đồng hành của bố
mẹ. Ngoài ra, bố mẹ cần giúp con hiểu ý nghĩa của cuộc sống, có mục tiêu sống
thật sự thì may ra mới kéo con khỏi chìm ngập trong thế giới ảo và biết cách bảo
vệ mình an toàn.
- Cần vacxin phòng ngừa: Vai trò của bố mẹ là cần tìm ra vacxin phòng ngừa
các “bệnh” có thể gặp phải trên mạng. Bố mẹ phải thật sự quan tâm đến con,
dành thời gian cho con, cùng con tìm hiểu về các thông tin, tình huống thường
gặp trên mạng xã hội và hãy lắng nghe ý kiến, cách giải quyết của con. Trên thế
giới đó cũng có người tốt, người xấu; có thông tin hay, dở, chúng ta cần giúp các
em nhận diện. Điều quan trọng nhất là cần có sự tự tin ở bản thân mình, biết tự
chủ trước lời nói, hành động của mình.
Trong một số trường hợp, bố mẹ có thể quản lý con bằng công nghệ sao
cho tế nhị chứ không phải để phán xét, chỉ trích con.
- Giúp các em đương đầu với “bão” của mạng xã hội: Những tác động của
mạng xã hội đến giới trẻ hiện nay rất đáng lo ngại. Nhiều em khác lắm, như biến
thành một con người khác hoàn toàn khi xuất hiện trên mạng xã hội mà lại theo
19



hướng tiêu cực. Bên ngoài rất ngoan, lễ phép lên mạng là chửi thề, nói tục, khoe
thân… Chính những điều đó dẫn đến các nguy cơ các em có thể gặp phải. Cũng
như ngoài đời sống thực, việc sẽ gặp các sự cố trên mạng là điều khó tránh. Các
em cần được chỉ dẫn để biết cách đương đầu với các “cơn bão” có thể xảy ra
trên mạng xã hội. Và một khi các em vượt qua được thì các con sẽ rất trưởng
thành, mạnh mẽ. Trong mọi người hợp, chính bố mẹ phải là người mạnh mẽ,
bình tĩnh để đồng hành cùng con. Khi gặp các biến cố từ mạng xã hội, điều các
em sợ chưa hẳn là mình có vượt qua được hay không mà các em sợ nhất là đối
mặt với người thân như thế nào.
- Trẻ lao vào mạng xã hội để khẳng định bản thân: Một thực tế hiện nay là rất
nhiều em ăn, ngủ, mọi niềm vui nỗi buồn, lý tưởng sống… tất cả đều phụ thuộc
vào mạng. Những tiêu cực khi “cắt đứt” với thế giới thực diễn ra nhiều chúng ta
có thể thấy hàng ngày và tưởng rằng do mạng xã hội nhưng thật ra là do sự cô
độc, thiếu tình yêu thương, chia sẻ của giới trẻ. Các em cô đơn, không được sự
quan tâm đúng mức từ gia đình, xã hội, thế giới thực không có chỗ cho mình thì
trẻ sẽ càng “lao” vào thế giới ảo để khẳng định bản thân. Đôi khi, chính bố mẹ
đẩy con vào mạng xã hội.
Đề xuất với các bậc phụ huynh cho con em mình tham gia vào các câu lạc
bộ của trường và hỗ trợ một phần kinh phí cho hoạt động của các câu lạc bộ. Đề
xuất này đã nhận được sự hưởng ứng rất tích cực từ phía phụ huynh.
Thứ hai, Phối hợp của Ban giám hiệu, GVCN, Đoàn TN:
Nhà trường kết hợp với Đoàn TN đã thành lập được một số câu lạc bộ:
Câu lạc bộ bóng rổ, câu lạc bộ bóng đá, câu lạc bộ thiện nguyện được các em
HS hưởng ứng. Tuy nhiên số lượng HS tham gia các câu lạc bộ vẫn còn ít do
thiếu nguồn lực quản lý, kinh phí hoạt động,…
Tôi đã đề nghị thành lập thêm một số câu lạc bộ mới tạo nhiều sân chơi cho
các em HS như: Với HS là nữ nên có câu lạc bộ cắm hoa, ca múa, đọc sách…
Với HS nam thành lập thêm câu lạc bộ bóng chuyền, võ thuật, nhảy hiện đại, cờ

vua,…Để hoạt động hiệu quả được cần có nhân lực để quản lý và kinh phí hoạt
động. Về nhân lực có thể huy động trước hết là các thầy cô trong Ban chấp hành
Đoàn TN, GVCN, thầy cô bộ môn thể dục, giáo dục quốc phòng....hoặc thuê
giáo viên dạy võ, dạy cắm hoa…Về kinh phí có thể huy động từ sự hỗ trợ của
Nhà trường, của phụ huynh, tài trợ của những mạnh thường quân…
Bên cạnh đó, Nhà trường cần phối hợp với Ban chấp hành Đoàn TN và
giáo viên chủ nhiệm các lớp động viên khuyến khích các em tham gia tích cực
các câu lạc bộ. Nhờ sự phối hợp đó số lượng các em tham gia đông đảo hơn,
hoạt động của các câu lạc bộ rất bài bản và có chất lượng. Hoạt động trong các
câu lạc bộ giúp các em đã dần dần “cai nghiện” mạng xã hội, không những thế
các em còn biết sử dụng Internet để phục vụ cho việc học tập, tìm hiểu về những
bộ môn mà mình yêu thích. Các em đang dần hình thành nhân cách đẹp và kĩ
năng sống tốt cho bản thân.
20


Nhiều câu lạc bộ đã phát huy tốt khả năng tự học và trao đổi giữa các thành
viên. Các em viết bài về quá trình hoạt động, kết quả đạt được của câu lạc bộ…
Tôi đề xuất lên Ban giám hiệu xem xét việc kiểm duyệt và cho đăng các bài viết
của các em lên Website trường, trả nhuận bút cho những bài viết được đăng để
khích lệ tinh thần làm việc của các em.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi nghiên cứu kĩ nội dung đề tài và tiến hành khảo nghiệm đối với
HS khối 10. Sau một thời gian khảo nghiệm đã thu được một số kết quả khả
quan:
 100% HS đã thoát khỏi tình trạng nghiện mạng xã hội;
 100% HS chấp hành tốt các nội quy của Nhà trường, không có HS bỏ
học, cúp tiết hoặc trốn học.
 Đa số các em HS có ý thức trong việc sử dụng Internet để phục vụ cho
việc học tập, khám phá tri thức.

 Đa số các em HS có hành vi, ứng xử một cách văn hóa, đúng pháp luật
làm cho nề nếp HS tốt hơn, đẩy mạnh phong trào học tập.
 Số lượng HS tham gia các câu lạc bộ tăng nhiều, các em hoạt động chăm
chỉ, chịu khó tìm tòi, rèn luyện. Hoạt động trong các câu lạc bộ hiệu quả,
sôi nổi làm cho các thành viên rất hưng phấn.
 Các em đoàn kết, gắn bó với tập thể trong học học tập cũng như lao
động, giúp đỡ bạn bè, không có hành vi biểu hiện cá biệt.
Kết quả thu được sau khảo nghiệm như sau:
* Về đạo đức
Bảng kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh – Đầu năm học 2017 – 2018
STT

Lớp

Khối 10
1
10C1
2
10C2
3
10C3
4
10C4
5
10C5
6
10C6
7
10C7


Tốt

Sĩ số
303
43
45
42
43
42
44
44

SL
174
29
21
15
22
23
33
31

TL
57.43%
67.44%
46.67%
35.71%
51.16%
54.76%
75.00%

70.45%

SL
82
8
15
17
13
14
8
7

Hạnh kiểm
Khá
T.bình
TL
SL
TL
27.06%
24 7.92%
18.60%
1 2.33%
33.33%
4 8.89%
40.48%
5 11.90%
30.23%
5 11.63%
33.33%
3 7.14%

18.18%
3 6.82%
15.91%
3 6.82%

SL
16
5
2
5
2
2
0
0

Yếu
TL
5.28%
11.63%
4.44%
11.90%
4.65%
4.76%
0.00%
0.00%

21


Bảng kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh – Cuối năm học 2017 – 2018

STT

Lớp

Tốt

Sĩ số

Khối 10
1
10C1
2
10C2
3
10C3
4
10C4
5
10C5
6
10C6
7
10C7

SL
233
33
32
32
29

29
38
40

303
43
45
42
43
42
44
44

TL
76.90%
76.74%
71.11%
76.19%
67.44%
69.05%
86.36%
90.91%

Hạnh kiểm
Khá
T.bình
SL
TL
SL
TL

56 18.48%
14 4.62%
7 16.28%
3 6.98%
10 22.22%
3 6.67%
9 21.43%
1 2.38%
10 23.26%
4 9.30%
10 23.81%
3 7.14%
6 13.64%
0 0.00%
4
9.09%
0 0.00%

SL
0
0
0
0
0
0
0
0

Yếu
TL

0.00%
0.00%
0.00%
0.00%
0.00%
0.00%
0.00%
0.00%

* Về học tập:
Bảng kết quả học lực – Đầu năm học 2017 – 2018
STT

Lớp


số

Khối 10
303
1
10C1
43
2
10C2
45
3
10C3
42
4

10C4
43
5
10C5
42
6
10C6
44
7
10C7
44

SL
1
0
0
0
0
0
0
1

Giỏi
TL
0.33%
0.00%
0.00%
0.00%
0.00%
0.00%

0.00%
2.27%

SL
96
7
16
12
11
9
11
30

Khá
TL
31.68%
16.28%
35.56%
28.57%
25.58%
21.43%
25.00%
68.18%

Học lực
T.bình
SL
TL
179 59.08%
31 72.09%

24 53.33%
27 64.29%
27 62.79%
30 71.43%
28 63.64%
12 27.27%

SL
22
5
2
2
4
3
5
1

Yếu
Kém
TL
SL
TL
7.26% 0 0.00%
11.63% 0 0.00%
4.44% 0 0.00%
4.76% 0 0.00%
9.30% 0 0.00%
7.14% 0 0.00%
11.36% 0 0.00%
2.27% 0 0.00%


Bảng kết quả học lực – Cuối năm học 2017 – 2018
STT

Lớp


số

Khối 10
303
1
10C1
43
2
10C2
45
3
10C3
42
4
10C4
43
5
10C5
42
6
10C6
44
7

10C7
44

Giỏi
Khá
SL
TL
SL
TL
4 1.32% 120 39.60%
0 0.00% 12 27.91%
0 0.00% 19 42.22%
1 2.38%
16 38.10%
0 0.00% 11 25.58%
0 0.00% 14 33.33%
1 2.27% 16 36.36%
2 4.55% 32 72.73%

Học lực
T.bình
SL
TL
160 52.81%
28 65.12%
25 55.56%
22 52.38%
23 53.49%
24 57.14%
28 63.64%

10 22.73%

Yếu
Kém
SL
TL
SL
TL
9 2.97% 0 0.00%
1 2.33% 0 0.00%
1 2.22% 0 0.00%
0 0.00% 0 0.00%
6 13.95% 0 0.00%
1 2.38% 0 0.00%
0 0.00% 0 0.00%
0 0.00% 0 0.00%

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Kết quả thu được qua khảo nghiệm đã cho thấy đề tài: “Một số giải pháp
giúp học sinh lớp 10 khắc phục tình trạng nghiện mạng xã hội” là một nội dung
có giá trị khoa học nhất định. Tuy nhiên đây chỉ là một sáng kiến được đề ra
xuất phát từ kinh nghiệm của bản thân. Kết quả này cho thấy việc khắc phục tình
22


trạng nghiện mạng xã hội của học sinh trong trường nói riêng và của giới trẻ nói
chung là nhiệm vụ cấp thiết. Nếu không được Nhà trường và gia đình quan tâm
đúng mức có thể các em sẽ phát triển theo hướng tiêu cực. Điều bố mẹ và nhà
trường cần làm là không cấm và cũng không thể cấm các em tham gia mạng xã

hội nhưng làm sao để các em tham gia một cách lành mạnh. Không có điều gì
khác ngoài sự chia sẻ, quan tâm, thấu hiểu tâm lý con của bố mẹ chính là “bộ
lọc” cho con trong tiếp nhận và xử lý thông tin. Nhà trường và gia đình sẽ là
điểm tựa vững chắc giúp các em trưởng thành trước những cám dỗ của cuộc đời.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong công tác giáo dục
HS khắc phục tình trạng nghiện mạng xã hội tôi đưa ra để đồng nghiệp tham
khảo góp ý kiến, rất mong nhận được những đóng góp của đồng nghiệp. Tôi
mong rằng đề tài này có thể áp dụng cho nhiều khóa HS không chỉ trong trường
THPT Tô Hiến Thành mà cả ở các trường khác.
3.2. Kiến nghị
Nhà trường có thể tổ chức một số diễn đàn đối thoại 3 bên: Phụ huynh –
HS – Nhà trường, sâu sát đến tâm lý của học sinh nhiều hơn, để kịp thời lắng
nghe tâm tư, nguyện vọng của các em.
Cơ sở vật chất hiện có của Nhà trường còn nhiều thiếu thốn, rất mong Nhà
trường cũng như các sở, ban ngành có kết hoạch đầu tư về cơ sở vật chất: xây
dựng phòng đọc thư viện, phòng tập đa năng,… hỗ trợ kinh phí hoạt động, đầu
tư mua một số trang thiết bị cho các câu lạc bộ mới thành lập.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 05 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.

Lê Thị Chung

23



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

SGK Tin học 10 – Hồ Sĩ Đàm (Chủ biên) - Hồ Cẩm Hà - Trần Đỗ Hùng –
Nguyễn Xuân My – Nguyễn Đức Nghĩa – Nguyễn Thanh Tùng – Ngô Ánh
Tuyết

2

SGV Tin học 10 - Hồ Sĩ Đàm (Chủ biên) - Hồ Cẩm Hà - Trần Đỗ Hùng –
Nguyễn Xuân My – Nguyễn Đức Nghĩa – Nguyễn Thanh Tùng – Ngô Ánh
Tuyết

3

Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì môn tin học 10 – Quách Tất
Kiên (Chủ biên) – Đào Hải Tiệp

4

Các quy định của Bộ luật Hình sự, Luật Viễn thông, Luật Công nghệ thông
tin và Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về Quản lý,
cung cấp, sử dụng dịch vụ intrernet và thông tin trên mạng.

5

Modul số 1 THPT: Đặc điểm tâm lí của học sinh THPT

6 Một số bài báo trên trang Web uy tín: dantri.com; baodansinh.vn;
baomoi.com; kenh14.vn; vietnamnet.vn….


24


×