ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
----------------------o0o----------------------
BÁO CÁO TỔNG KẾT THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU HIỆU CHỈNH, BỔ SUNG LOẠT BẢN
ĐỒ ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH, TỶ LỆ 1/50.000, PHỤC VỤ QUY HOẠCH VÀ
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG BỀN VỮNG
Cơ quan chủ trì: Sở Tài ngun và Mơi Trường
thành phố Hồ Chí Minh
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Văn Ngà
GIỚI THIỆU TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài “Nghiên cứu hiệu chỉnh, bổ sung loạt bản đồ địa chất công trình
thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ 1/50000 phục vụ qui hoạch và quản lý tài
nguyên đất và bảo vệ môi trường bền vững” tập trung làm sáng rõ thêm về
cấu trúc địa chất, đặc điểm địa mạo, đặc điểm địa chất thủy văn, các quá
trình và hiện tượng địa chất động lực, tính chất cơ lý của đất đá và vật liệu
xây dựng thiên nhiên dựa trên nền bản đồ địa hình, bản đồ địa chất cùng tỷ
lệ theo quy chế lập bản đồ ĐCCT tỉ lệ 1:50.000 (1:25.000) do Bộ Công
nghiệp ban hành theo Quyết định số 54/QĐ - BCN ngày 14 tháng 9 năm
2000 là thành lập theo nguyên tắc “thạch học nguồn gốc” do Hiệp hội địa
chất công trình quốc tế (IAEG) và UNESCO đề xuất.
Loạt bản đồ phân vùng địa chất công trình tỷ lệ 1/50.000, bản đồ sức
chịu tải tỷ lệ 1/50.000 thể hiện được mối quan hệ giữa các yếu tố của điều
kiện địa chất công trình, quy luật thay đổi không gian của chúng, khả năng
chịu tải của nền đất của từng khu vực, và xác định mối quan hệ tác động của
các quá trình tự nhiên đến các công trình xây dựng. Đây là cơ sở cho các nhà
thiết kế xây dựng công trình dự đoán sự thay đổi của điều kiện địa chất công
trình để ổn định nền đất khi đưa vào sử dụng các công trình.
Sản phẩm đề tài mang ý nghĩa thiết thực trong việc quản lý tài nguyên
đất của thành phố, góp phần đáp ứng việc phát triển hàng loạt các công trình
dân dụng, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu dân cư, khu đô thị, hệ
thống giao thông… đồng thời cũng đáp ứng phần nào được yêu cầu cơ sở dữ
liệu trước mắt trong việc quy hoạch quản lý môi trường đất của Sở, cho một
số ban ngành, các đơn vị, cá nhân liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài
nguyên đất của thành phố. Bên cạnh đó, kết quả của đề tài này tìm ra những
vấn đề còn tồn tại cần có kế hoạch nghiên cứu bổ sung, cập nhật số liệu
thêm nhằm tăng cường tính khoa học, giảm đáng kể kinh phí cho nghiên
cứu.
MỘT SỐ ỨNG DỤNG THỰC TIỄN
TRONG QUÁ TRÌNH LÀM ĐỀ TÀI
Trong quá trình làm đề tài, chúng tôi đã tận dụng được tài liệu thu thập
cũng như kết quả của giai đoạn nghiên cứu để phục vụ cho công tác quản lý
và một số dự án của Thành phố như sau:
1. Thực hiện chương trình điều tra lún mặt đất ở phường Phước Long
A, Quận 9 để phục vụ công tác xác định nguyên nhân gây lún mặt đất
khu vực này.
2. Mạng quan trắc biến dạng mặt đất
3. Nghiên cứu điều kiện địa chất công trình thành phố Hồ Chí Minh
qua phương pháp địa vật lý
4. Thiết lập mạng quan trắc động đất
5. Xây dựng hoàn chỉnh Atlats thành phố.
6. Ứng dụng để phục vụ nghiên cứu “Đánh giá rủi ro động đất bằng
GIS và mô hình toán học khu vực thành phố Hồ Chí Minh” – Nguyễn
Hồng Phương – Phân Viện hải Dương học Hà Nội
Báo cáo tổng kết đề tài
Chủ nhiệm: Nguyễn Văn Ngà
DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤC LỤC 1. Danh mục các công trình hố khoan khảo sát địa chất công trình
bổ sung
PHỤC LỤC 2. Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý của các công trình bổ sung
PHỤC LỤC 3. Các cột địa tầng của từng hố khoan địa chất công trình bổ sung
i
Báo cáo tổng kết đề tài
Chủ nhiệm: Nguyễn Văn Ngà
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Khối lượng và phương pháp công tác kỹ thuật sử dụng để lập báo cáo2
Bảng 1.2. Các lỗ khoan thu thập bổ sung lên bản đồ phân bố theo khu vực hành
chính
8
Bảng 2.1. Nhiệt độ không khí (Trạm Tân Sơn Hoà). Đơn vị oC
12
Bảng 2.2. Lượng mưa (mm)
13
Bảng 2.3. Mực nước đo được tại các trạm quan trắc năm 2004. Đơn vị (m)
13
Bảng 2.4. Mặn hạ lưu sông (Smax). Đơn vị (%o)
13
Bảng 2.5. Dân số và xã hội thành phố HCM
14
Bảng 4.1. Bảng thống kê các điểm laterit ở Thành phố Hồ Chí Minh
32
Bảng 4.2. Bảng thống kê 30 điểm lún trong số 144 điểm điều tra ở phường Phước
Long A, Quận 9
34
Bảng 4.3. Bảng một số điểm biểu hiện trồi ống chống ở các giếng khoan
35
Bảng 4.4. Hàm lượng các thành phần hạt của đất thuộc phức hệ thạch học cát
38
nguồn gốc biển tuổi Holocen (mSQ22)
Bảng 4.5. Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của đất thuộc phức hệ thạch
38
học cát nguồn gốc biển tuổi Holocen (mSQ22)
Bảng 4.6. Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học bùn sét thuộc phức
38
hệ thạch nguồn gốc sông biển đầm lầy tuổi Holocen ( ambCOQ22)
Bảng 4.7. Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học bùn sét pha thuộc
39
phức hệ thạch nguồn gốc sông biển đầm lầy tuổi Holocen (ambCOQ22)
Bảng 4.8. Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học bùn cát pha thuộc
phức hệ thạch nguồn gốc sông biển đầm lầy tuổi Holocen (ambCOQ22)
40
Bảng 4.9. Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học bùn sét
thuộc phức hệ thạch nguồn gốc sông biển đầm lầy tuổi Holocen (ambCOQ22) 40
Bảng 4.10. Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học bùn sét
pha thuộc phức hệ thạch nguồn gốc sông biển đầm lầy tuổi Holocen (ambCOQ22)
41
Bảng 4.11. Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học bùn cát
pha thuộc phức hệ thạch nguồn gốc sông biển đầm lầy tuổi Holocen (ambCOQ22)
41
Bảng 4.12. Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học sét thuộc phức hệ
42
thạch học nguồn gốc sông biển Holocen (amCMQ21).
Bảng 4.13. Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học sét pha thuộc phức
42
hệ thạch học nguồn gốc sông biển Holocen (amCMQ21).
ii
Báo cáo tổng kết đề tài
Chủ nhiệm: Nguyễn Văn Ngà
Bảng 4.14. Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học cát pha thuộc phức
hệ thạch học nguồn gốc sông biển Holocen (amCMQ21).
42
Bảng 4.15. Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học sét thuộc
thuộc phức hệ thạch học nguồn gốc sông biển Holocen (amCMQ21).
43
Bảng 4.16. Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học sét pha
thuộc phức hệ thạch học nguồn gốc sông biển Holocen (amCMQ21).
43
Bảng 4.17. Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học cát pha
thuộc phức hệ thạch học nguồn gốc sông biển Holocen (amCMQ21).
44
Bảng 4.18. Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học sét thuộc phức hệ
thạch học nguồn gốc sông biển tuổi Pleistocen trên (amCMQ13)
45
Bảng 4.19. Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học sét thuộc
45
phức hệ thạch học nguồn gốc sông biển tuổi Pleistocen trên (amCMQ13)
Bảng 4.20. Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học sét pha thuộc phức
hệ thạch học nguồn gốc sông biển tuổi Pleistocen trên (amCMQ13)
46
Bảng 4.21. Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học sét pha
thuộc phức hệ thạch học nguồn gốc sông biển tuổi Pleistocen trên (amCMQ13) 46
Bảng 4.22. Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học cát pha thuộc phức
47
hệ thạch học nguồn gốc sông biển tuổi Pleistocen trên (amCMQ13)
Bảng 4.23. Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học cát pha
thuộc phức hệ thạch học nguồn gốc sông biển tuổi Pleistocen trên (amCMQ13) 47
Bảng 4.24. Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học cát thuộc phức hệ
thạch học nguồn gốc sông biển Pleistocen trên (amSQ13)
48
Bảng 4.25. Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học cát thuộc
48
phức hệ thạch học nguồn gốc sông biển Pleistocen trên (amSQ13)
Bảng 4.26. Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học sét thuộc phức hệ
49
thạch học nguồn gốc sông biển Pleistocen giữa trên (amCMQ12-3)
Bảng 4.27. Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học sét thuộc
49
phức hệ thạch học nguồn gốc sông biển Pleistocen giữa trên (amCMQ12-3)
Bảng 4.28. Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học sét pha thuộc phức
50
hệ thạch học nguồn gốc sông biển Pleistocen giữa trên (amCMQ12-3)
Bảng 4.29. Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học sét pha
thuộc phức hệ thạch học nguồn gốc sông biển Pleistocen giữa trên (amCMQ12-3)
50
Bảng 4.30. Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học cát pha thuộc phức
hệ thạch học nguồn gốc sông biển Pleistocen giữa trên (amCMQ12-3)
51
Bảng 4.31. Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học cát pha
thuộc phức hệ thạch học nguồn gốc sông biển Pleistocen giữa trên (amCMQ12-3)
51
iii
Báo cáo tổng kết đề tài
Chủ nhiệm: Nguyễn Văn Ngà
Bảng 4.32. Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học cát thuộc phức hệ
thạch học nguồn gốc sông biển Pleistocen giữa trên(amSQ12-3)
52
Bảng 4.33. Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học cát thuộc
phức hệ thạch học nguồn gốc sông biển Pleistocen giữa trên(amSQ12-3)
52
Bảng 4.34. Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học sét thuộc phức hệ
thạch học nguồn gốc sông Pleistocen dưới (aCMQ11)
53
Bảng 4.35. Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học sét thuộc
phức hệ thạch học nguồn gốc sông Pleistocen dưới (aCMQ11)
53
Bảng 4.36. Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học sét pha thuộc phức
hệ thạch học nguồn gốc sông Pleistocen dưới (aCMQ11)
54
Bảng 4.37. Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học sét pha
54
thuộc phức hệ thạch học nguồn gốc sông Pleistocen dưới (aCMQ11)
Bảng 4.38. Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học cát pha thuộc phức
hệ thạch học nguồn gốc sông Pleistocen dưới (aCMQ11)
55
Bảng 4.39. Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học cát pha
thuộc phức hệ thạch học nguồn gốc sông Pleistocen dưới (aCMQ11)
55
Bảng 4.40. Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học cát thuộc phức hệ
56
thạch học nguồn gốc sông Pleistocen dưới (aSQ11)
Bảng 4.41. Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học cát thuộc
phức hệ thạch học nguồn gốc sông Pleistocen dưới (aSQ11)
56
Bảng 4.42. Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học sét thuộc phức hệ
thạch học nguồn gốc sông biển Pliocen trên (amCMN22)
57
Bảng 4.43. Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học sét thuộc
58
phức hệ thạch học nguồn gốc sông biển Pliocen trên (amCMN22)
Bảng 4.44. Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học sét pha thuộc phức
58
hệ thạch học nguồn gốc sông biển Pliocen trên (amCMN22)
Bảng 4.45. Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học sét pha
59
thuộc phức hệ thạch học nguồn gốc sông biển Pliocen trên (amCMN22)
Bảng 4.46. Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học cát pha thuộc phức
59
hệ thạch học nguồn gốc sông biển Pliocen trên (amCMN22)
Bảng 4.47. Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học cát pha
thuộc phức hệ thạch học nguồn gốc sông biển Pliocen trên (amCMN22)
60
Bảng 4.48. Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học cát thuộc phức hệ
60
thạch học nguồn gốc sông biển Pliocen trên (amSN22)
Bảng 4.49. Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học cát thuộc
phức hệ thạch học nguồn gốc sông biển Pliocen trên (amSN22)
61
Bảng 4.50. Thống kê các điểm sét gạch ngói
iv
63
Báo cáo tổng kết đề tài
Chủ nhiệm: Nguyễn Văn Ngà
CÁC BẢNG VẼ KÈM THEO
1. Bản đồ địa chất công trình thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ 1/50.000
2. Bản đồ tài liệu thực tế thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ 1/50.000
3. Bản đồ phân vùng địa chất công trình thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ 1/50.000
4. Bản đồ phân bố sức chịu tải thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ 1/50.000
5. Các mặt cắt địa chất công trình theo tuyến trên bản đồ địa chất công trình
6. Bảng tổng hơp chỉ tiêu cơ lý của đất
7. Bảng tổng hợp các yếu tố phân vùng địa chất công trình
v
Báo cáo tổng kết đề tài
Chủ nhiệm: Nguyễn Văn Ngà
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................- 1 Chương 1.GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT ĐỀ TÀI ..............................................- 3 1.1. Mục tiêu của đề tài ................................................................................... - 3 1.2. Phạm vi của đề tài .....................................................................................- 3 1.3. Nội dung ...................................................................................................- 3 1.3.1. Nhiệm vụ chủ yếu ........................................................................... - 3 1.3.2.Nguyên tắc hiệu chỉnh, bổ sung bản đồ .......................................... - 3 1.4. Sự khác biệt giữa Bản đồ ĐCCT cũ và Bản đồ ĐCCT mới .....................- 6 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN- KINH TẾ NHÂN VĂN .......- 11 2.1. Vị trí vùng nghiên cứu ........................................................................... - 11 2.2.Đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn, giao thông .................................. - 11 2.2.1. Đặc điểm địa hình ..................................................................... - 11 2.2.2. Đặc điểm khí hậu ...................................................................... - 11 2.2.3. Đặc điểm thủy văn .................................................................... - 12 2.2.4. Đặc điểm giao thông ................................................................. - 12 2.3. Sự phân bố dân cư, đặc điểm kinh tế ..................................................... - 13 2.3.1. Sự phân bố dân cư: ................................................................... - 13 2.3.2. Đặc điểm kinh tế ....................................................................... - 13 Chương 3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH ..............- 14 3.1. Giai đoạn trước năm 1975 ..................................................................... - 14 3.2. Giai đoạn từ 1975 đến nay ..................................................................... - 14 Chương 4. ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH ....................................- 17 4.1. Đặc điểm cấu trúc địa chất của TP.HCM ...............................................- 17 4.2. Địa hình và địa mạo ................................................................................- 24 4.3. Đặc điểm địa chất thuỷ văn ....................................................................- 28 4.4. Các quá trình địa chất động lực công trình ............................................- 31 4.4.1. Quá trình laterit hoá. ................................................................. - 31 4.4.2. Quá trình rửa trôi bề mặt, xâm thực rãnh, tạo mương xói. ....... - 32 4.4.3. Quá trình xâm thực phá lở bờ ................................................... - 33 4.4.4. Quá trình lún mặt đất và sự biến dạng của các công trình ....... - 33 4.4.5. Quá trình lầy và lầy hoá ............................................................ - 35 4.4.6. Quá trình bồi tụ......................................................................... - 36 4.5. Đất đá và tính chất cơ lý .........................................................................- 36 4.6. Vật liệu xây dựng ...................................................................................- 58 4.6.1. Sét gạch ngói. ........................................................................... - 59 4.6.2. Đá xây dựng. ............................................................................. - 61 4.6.3. Cát xây dựng.............................................................................. - 62 Chương 5. PHÂN VÙNG ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH .................................- 63 5.1. Nguyên tắc phân vùng ........................................................................... - 63 5.2. Đặc điểm địa chất công trình theo phân vùng ....................................... - 63 5.3. Đánh giá chung phân vùng phục vụ qui hoạch và quản lý bảo vệ tài nguyên
môi trường đất. .............................................................................................. - 75 vi
Báo cáo tổng kết đề tài
Chủ nhiệm: Nguyễn Văn Ngà
5.4. Những tác động đến môi trường đất, dự báo tác động đến môi trường đất
trong tương lai. .............................................................................................. - 79 5.4.2. Các tác động đến môi trường đất ............................................... - 79 5.4.2. Dự báo tác động đến môi tường đất trong tương lai.................. - 81 Chương 6. SỨC CHỊU TẢI QUI ƯỚC CỦA ĐẤT NỀN .............................- 83 6.1. Nguyên tắc thành lập .............................................................................. - 83 6.2. Phương pháp thành lập và cách biểu thị nội dung ................................. - 83 BÁO CÁO KINH TẾ .................................................................................. - 101 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... - 102 SẢN PHẨM GIAO NỘP ............................................................................ - 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... - 105 -
vii
Báo cáo tổng kết đề tài
Chủ nhiệm: Nguyễn Văn Ngà
MỞ ĐẦU
Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn, có tốc độ phát triển kinh tế
và đô thị hóa nhanh, là trung tâm văn hóa, khoa học kỹ thuật, kinh tế và du lịch
ở phía Nam. Việc phát triển kinh tế nhanh trong những năm qua được ghi nhận
bởi sự xuất hiện của hàng loạt các công trình dân dụng, các khu công nghiệp,
khu chế xuất, các khu dân cư, khu đô thị, hệ thống giao thông…các công trình
này ít nhiều đều có tác động đến môi trường đất, tính ổn định của các công trình
phụ thuộc nhiều vào sự hiểu biết về môi trường đất. Trong những năm qua,
không ít các công trình bị lún, nứt, nghiêng đã làm giảm đáng kể giá trị sử dụng
của chúng và làm mất an toàn trong quá trình sử dụng. Một trong những nguyên
nhân của hiện tượng trên là do việc khảo sát nền đất nơi đặt công trình chưa
được quan tâm đúng mức.
Tài liệu nghiên cứu tổng thể về điều kiện địa chất công trình (ĐCCT) của
Thành phố đã được thực hiện cách nay gần 20 năm (Bản đồ ĐCCT thành phố
Hồ Chí Minh tỷ lệ 1/50.000 được thành lập năm 1988). Do nhu cầu bức xúc của
xây dựng thành phố trong những năm qua, nhiều quận huyện đã đầu tư nghiên
cứu, và hàng loạt bản đồ ĐCCT quận huyện được thành lập (loạt bản đồ ĐCCT
cấp quận huyện của TS.Vũ Văn Nghi), hầu hết các công trình dân dụng được
khảo sát ĐCCT riêng rẽ. Theo đánh giá, tài liệu nghiên cứu ĐCCT trên địa bàn
Thành phố là rất lớn, nhưng chúng phân bố rất tản mạn ở nhiều cơ quan, tổ chức
và cá nhân khác nhau. Việc tập hợp các tài liệu về ĐCCT hiện có, phân tích và
tổng hợp để bổ sung hiệu chỉnh bản đồ ĐCCT tỷ lệ 1/50.000 của Đoàn Văn Tín
năm 1988 để sử dụng cho định hướng trong quản lý xây dựng và bảo vệ môi
trường đất có ý nghĩa khoa học, thực tiễn và kinh tế cao.
Trước nhu cầu số liệu phục vụ cho bảo vệ môi trường trong đó có môi
trường đất, Sở Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị và đã được Ủy ban nhân
dân thành phố, Sở Khoa học và Công nghệ cho phép thực hiện đề tài: "Nghiên
cứu hiệu chỉnh, bổ sung loạt bản đồ ĐCCT thành phố HCM, tỷ lệ 1/50.000, phục
vụ quy hoạch và quản lý tài nguyên đất và bảo vệ môi trường bền vững".
Bảng 1.1. Khối lượng và phương pháp công tác kỹ thuật sử dụng để lập báo cáo
STT
Nội dung
1.
Thu thập tài liệu ĐCCT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Các báo cáo về lập bản đồ, báo cáo kết quả điều
Báo cáo
tra, đánh giá…
1.1
Đơn vị tính
Số
lượng
9
1.2
Bản đồ ĐCCT tỷ lệ 1/50.000
Bản đồ
1
1.3
Các Bản đồ ĐCCT, ĐCTV tỷ lệ 1/10.000.
Bản đồ
10
1.4
1.5
2.
2.1
2.2
Tài liệu khảo sát địa chất công trình
Kết quả phân tích mẫu nước
Chỉnh lý các tài liệu
Chỉnh lý các tài liệu tài liệu lỗ khoan ĐCCT
Chỉnh lý các kết quả chỉ tiêu cơ lý của đất
Công trình
Mẫu
604
819
Lỗ khoan
Chỉ tiêu
807
16
-1-
Phương pháp thực
hiện
Thu thập tài liệu,
tổng hợp
- Phân tích, tính
toán, thống kê số
liệu
Báo cáo tổng kết đề tài
2.3
2.4
2.5
3.
3.1
3.2
3.3
3.4
4.
Chủ nhiệm: Nguyễn Văn Ngà
Chỉnh lý kết quả các mẫu nước dưới đất
Chỉnh lý tài liệu xuyên tiêu chuẩn
Tính giá trị sức chịu tải Rtc
Lập các loại bản đồ
Lập và số hóa bản đồ Tài liệu thực tế tỷ lệ
1/50.000
Lập và số hóa bản đồ ĐCCT tỷ lệ 1/50.000
Lập và số hóa bản đồ phân vùng ĐCCT tỷ lệ
1/50.000
Lập và số hóa bản đồ sức chịu tải tỷ lệ 1/50.000
Báo cáo nghiệm thu
Mẫu
Lỗ khoan
Lỗ khoan
819
807
Bản đồ
1
Bản đồ
1
Bản đồ
1
Bản đồ
1
Báo cáo
- Phân lọai các số
liệu
1
- Phương pháp
chồng xếp các lớp
trên bản đồ lên
nhau để bổ sung,
hiệu chỉnh;
- Ứng dụng phần
mềm mapinfo số
hoá các bản đồ;
- Lấy ý kiến cố vấn
của chuyên gia.
- Phân tích, tổng
hợp kết quả
- Mô tả
Để đạt được yêu cầu của đề tài và thực hiện các nội dung nghiên cứu, các
phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng: (i) Phương pháp thu thập tài
liệu: Tập trung thu thập các tài liệu đã nghiên cứu về địa chất, địa mạo, địa chất
thủy văn (ĐCTV), địa chất công trình, các hiện tượng động lực công trình và vật
liệu xây dựng. (ii) Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp tài liệu: Phân tích
các tài liệu đã thu thập được, chọn lọc, thống kê, tính toán để đưa vào xây dựng
các biểu bảng để phục vụ cho báo cáo tổng kết. (iii) Phương pháp lập bản đồ:
Nhằm đưa các tài liệu lên trên các bản vẽ để trình bày kết quả nghiên cứu của đề
tài. Các bản đồ của báo cáo được thành lập theo "Hướng dẫn kỹ thuật lập bản đồ
địa chất công trình tỷ lệ 1/50.000 (1/25.000) (Ban hành kèm theo Quyết định số
54/QĐ-BCN ngày 14/9/2000). Khối lượng, nội dung và phương pháp thực hiện
của đề tài thể hiện ở Bảng 1.
Đề tài đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, cung cấp tài liệu bởi các đơn vị:
Liên hiệp địa chất Nam Bộ, Phòng tài nguyên môi trường huyện Cần Giờ, Củ
Chi, Xí nghiệp tư vấn và xây dựng giao thông vận tải phía Nam, Ban quản lý dự
án cầu phà, Bộ môn Địa kỹ thuật trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí
Minh, Trung tâm nghiên cứu Công nghệ và thiết bị công nghiệp Đại học Bách
Khoa thành phố Hồ Chí Minh, Công ty tư vấn thiết kế xây dựng NAGECO và
được thực hiện bởi các nhà khoa học, kỹ thuật và chuyên môn thuộc các tổ chức:
Phòng quản lý tài nguyên nước và khoáng sản - Sở Tài nguyên và Môi trường,
Liên đoàn ĐCCT và ĐCTV miền Nam. Liên đoàn bản đồ địa chất miền Nam và
các cố vấn của đề tài.
Chúng tôi đánh giá cao và xin chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân đã
đóng góp trong việc cung cấp các tài liệu có liên quan đến đề tài, tham gia tổng
hợp phân tích tài liệu, thành lập các bản đồ có liên quan và các ý kiến của các cố
vấn trong thời gian quan. Sự đóng góp ấy đã góp phần rất lớn đến việc hoàn
thành mục tiêu của đề tài.
-2-
Báo cáo tổng kết đề tài
Chủ nhiệm: Nguyễn Văn Ngà
Chương 1.
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT ĐỀ TÀI
1.1.
Mục tiêu của đề tài
Thu thập hầu hết các tài liệu hiện có về địa chất công trình trên địa bàn Tp.
Hồ Chí Minh. Phân tích, chỉnh lý bổ sung loạt bản đồ địa chất công trình tỷ lệ
1/50.000 thành phồ Hồ Chí Minh (bàn đồ địa chất công trình; Bản đồ phân vùng
địa chất công trình; Bản đồ sức chịu tải của nền đất). Sơ bộ đánh giá, dự báo tác
động của hoạt động kinh tế đến môi trường đất nhằm phục vụ ngay cho quy
hoạch, bảo vệ tài nguyên môi trường đất và môi trường thành phố.
1.2.
Phạm vi của đề tài
Đề tài được giới hạn trong việc nghiên cứu hiệu chỉnh bổ sung loạt bản đồ
địa chất công trình tỷ lệ 1/50.000 của thành phố phục vụ qui hoạch và quản lý
bảo vệ tài nguyên môi trường đất.
1.3.
Nội dung
Nội dung đề tài là hiệu chỉnh, bổ sung bản đồ ĐCCT và tập trung giải quyết
các vấn đề sau:
1.3.1. Nhiệm vụ chủ yếu
− Làm sáng tỏ điều kiện địa chất công trình của vùng lập bản đồ: làm rõ mối
quan hệ các yếu tố của môi trường địa chất (như cấu trúc địa chất, địa hình, địa
mạo, địa chất thuỷ văn, các quá trình và hiện tượng địa chất động lực, tính chất
cơ lý đất đá và vật liệu xây dựng thiên nhiên) làm cơ sở cho việc lập quy hoạch
xây dựng thành phố, thị xã, thị trấn và các công trình xây dựng khác.
−
Xác định mối quan hệ giữa các yếu tố của điều kiện địa chất công trình.
− Vạch rõ mối quan hệ tác động của các quá trình tự nhiên đối với công trình
xây dựng.
1.3.2. Nguyên tắc hiệu chỉnh, bổ sung bản đồ
Hiệu chỉnh, bổ sung loạt bản đồ địa chất công trình dựa vào quy chế lập
bản đồ ĐCCT tỉ lệ 1:50.000 (1:25.000) do Bộ Công nghiệp ban hành theo Quyết
định số 54/QĐ - BCN ngày 14 tháng 9 năm 2000 là thành lập theo nguyên tắc
“thạch học nguồn gốc” do Hiệp hội địa chất công trình quốc tế (IAEG) và
UNESCO đề xuất và trên nền bản đồ địa hình, bản đồ địa chất cùng tỷ lệ.
Theo nguyên tắc này, đất đá trong vùng được phân chia thành: (i) Loạt
thạch học là: "tập hợp các phức hệ thạch học có cùng nguồn gốc thành tạo". (ii)
Phức hệ thạch học là: "tập hợp các kiểu thạch học có tương đồng về thành phần,
cùng nguồn gốc và tuổi thành tạo". Phức hệ thạch học là đơn vị nhỏ nhất thể
hiện trên bản đồ.
Bản đồ ĐCCT của đề tài này ngoài việc tận dụng tất các các tài liệu
khoan, xuyên, đo vẽ thực địa của bản đồ ĐCCT năm 1988, còn tổng hợp một
-3-
Báo cáo tổng kết đề tài
Chủ nhiệm: Nguyễn Văn Ngà
khối lượng tài liệu khảo sát ĐCCT lớn bao gồm tài liệu khoan, xuyên tiêu chuẩn
của 807 lỗ khoan khảo sát ĐCCT.
1- Các phân vị trên bản đồ địa chất công trình là loạt thạch học và phức hệ
thạch học.
2- Cơ sở nền địa hình của bản đồ địa chất công trình là bản đồ địa hình
cùng tỷ lệ do Tổng cục Địa chính thành lập và ban hành. Trên đó cho phép lược
bỏ hoặc giảm bớt những ký hiệu về địa hình, nhưng không sai lệch các yếu tố và
đặc điểm địa hình. Đối với vùng đồng bằng, trên bản đồ địa hình có ký hiệu và
độ cao các điểm địa hình đặc trưng phân bố đều trên diện tích.
3- Bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 sử dụng làm nền cho bản đồ địa chất
công trình được thành lập theo qui chế hiện hành.
Các loạt bản đồ được hiệu chỉnh, bổ sung là bản đồ ĐCCT, bản đồ phân
vùng ĐCCT và bản đồ sức chịu tải của nền đất tỉ lệ 1:50.000.
Bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1:50.000
Bản đồ ĐCCT thành phố Hồ Chí Minh thành lập năm 1988 dựa trên cơ sở
tài liệu đo vẽ thực địa, giải đoán không ảnh và tài liệu khoan, xuyên tĩnh, nhưng
khối lượng tập trung tại 11 khoảnh “chìa khóa”. Để nội suy các vùng ngoài các
khoảnh thông qua các tuyến lỗ khoan và lỗ xuyên tĩnh liên kết giữa các khoảnh
chìa khoá. Vì thế, chiều sâu phân bố của các phức hệ thạch học được biểu diễn
trên bản đồ này chưa mang tính chính xác cao. Vì vậy cần được hiệu chỉnh và bổ
sung. Trên đó thể hiện các yếu tố:
1- Địa hình - địa mạo: độ cao và độ dốc địa hình, bãi bồi, thềm sông, sông
suối, vị trí địa vật đặc trưng.
2- Cấu trúc địa chất: các thành tạo đất đá được phân chia ra các loạt thạch
học, phức hệ thạch học (theo nguồn gốc, tuổi, thành phần thạch học), diện phân
bố, bề dày và thế nằm của các kiểu thạch học, uốn nếp, đứt gãy.
3- Địa chất thủy văn: độ sâu mực nước ngầm, đặc tính ăn mòn của nước
dưới đất, các nguồn lộ nước quan trọng.
4- Các quá trình và hiện tượng địa chất động lực.
5- Vật liệu xây dựng thiên nhiên: có tiềm năng khai thác, các mỏ đang
khai thác.
6- Các ký hiệu khác (vị trí các lỗ khoan địa chất, địa chất thủy văn, địa
chất công trình, hố đào trên các tuyến mặt cắt địa chất công trình, các điểm thí
nghiệm địa chất công trình ngoài trời...)
Kèm theo bản đồ địa chất công trình có 05 mặt cắt địa chất công trình.
Bản đồ sức chịu tải
Phân ra thành các vùng có sức chịu tải khác nhau bằng cách tính toán sức
chịu tải gồm 1 phức hệ thạch học hay loại thạch học lộ trên mặt đất, trong đó kể
cả đất đắp có chiều dày lớn hơn 1 mét.
-4-
Báo cáo tổng kết đề tài
Chủ nhiệm: Nguyễn Văn Ngà
Khi tính toán sức chịu tải của một phức hệ thạch học sử dụng kết quả thí
nghiệm tính chất cơ lý của loại thạch học chính có trong phức hệ đó.
Tính toán khả năng chịu tải của đất nền tại độ sâu 1m đối với móng quy
ước có bề rộng 1m. Giả sử móng đặt tại vị trí hố khoan.
Mực nước tĩnh: -5.5m
Khả năng chịu tải của nền được xác định theo công thức:
Rtc = K-1*( A∗γ∗b + Β∗γο∗h + D∗C)
Trong đó:
Do sử dụng kết quả thí nghiệm đơn lẻ trong công trình nên các giá trị góc
ma sát trong, khối lượng thể tích và lực dính được chia cho hệ số K = 1,1.
A, B, D - Hệ số tuỳ thuộc góc ma sát trong ϕtc tra bảng các hệ số theo góc
ma sát trong
Với ϕ = 13030’ tra bảng ta có:
A = 0.27
B = 2.11
D = 4.63
b - Bề rộng móng quy ước b = 1m;
h - Chiều sâu chôn móng: h = 1m
C - Ứng suất dính : C =1.820 kG/cm2
γ - Dung trọng của đất dưới đáy móng; γ = 1.78 T/m3
γο - Dung trọng của đất trên đáy móng; γ0 = 1.78 T/m3
Thay thế các giá trị trên vào công thức tính Rtc ta có:
Rtc =11.5 T/m2
Rtc =1.15 kG/cm2
Bản đồ phân vùng địa chất công trình
Bản đồ phân vùng địa chất công trình tỷ lệ 1/50.000 được thành lập trên
nền bản đồ địa hình, bản đồ địa mạo, bản đồ địa chất công trình; trên đó phân
chia ra các miền, vùng, khu địa chất công trình:
− Miền địa chất công trình là đơn vị phân vùng địa chất công trình lớn nhất,
được phân chia dựa vào sự đồng nhất của các đơn vị cấu trúc kiến tạo với ranh
giới phân chia là các đứt gãy sâu phân vùng kiến tạo.
− Vùng địa chất công trình được phân chia dựa trên sự đồng nhất của các đơn
vị địa mạo. Bản đồ địa mạo tỷ lệ 1/50.000 là bản đồ phụ trợ phục vụ cho bản đồ
phân vùng địa chất công trình được thành lập theo nguyên tắc nguồn gốc hình
thái địa hình.
− Khu địa chất công trình được phân chia dựa trên sự đồng nhất về trật tự cấu
trúc từ mặt đất xuống dưới trong giới hạn chiều sâu nghiên cứu của các phức hệ
thạch học.
-5-
Báo cáo tổng kết đề tài
Chủ nhiệm: Nguyễn Văn Ngà
Bản đồ tài liệu thực tế Địa chất công trình
Bản đồ tài liệu thực tế thể hiện mức độ nghiên cứu ĐCCT từ trước đến nay.
Bản đồ này có cùng tỷ lệ với tỷ lệ lập bản đồ và phải thành lập trên nền bản đồ
địa hình.
1.4.
Sự khác biệt giữa Bản đồ ĐCCT cũ và Bản đồ ĐCCT mới
Các bản đồ được hiệu chỉnh, bổ sung là bản đồ ĐCCT và loạt bản đồ kèm
theo: bản đồ phân vùng ĐCCT và bản đồ sức chịu tải của nền đất tỉ lệ 1:50.000.
Những sự khác biệt lớn:
− Bản đồ ĐCCT năm 1988 dựa trên cơ sở tài liệu đo vẽ thực địa, giải
đoán không ảnh và tài liệu khoan, xuyên tĩnh, khối lượng tập trung nghiên cứu
chi tiết tại 11 khoảnh. Để nội suy về đặc điểm ĐCCT cho phần diện tích còn lại
bằng việc bố trí tuyến khoan và xuyên giữa các khoảnh. Vì thế, mức độ chính
xác là không cao.
− Bản đồ ĐCCT năm 1988 phân loại theo nguyên tắc địa chất công trình.
Các thành tạo địa chất được phân ra làm các lớp đất đá có liên kết cứng và
không có liên kết cứng. Lớp không có liên kết cứng lại được phân ra thành các
nhóm đất dính và đất rời. Nhóm phân ra các phụ nhóm dựa vào tuổi và nguồn
gốc của đất đá. Theo nguyên tắc này gặp khó khăn trong việc tách các nhóm đất
dính và đất rời cả theo diện và theo chiều sâu. Do đó, trong bản đồ này bắt buộc
phải có thêm nhóm trung gian là nhóm đất dính xen đất rời.
− Theo bản đồ địa chất cũ trong vùng nghiên cứu không có các trầm tích
Pleistocen giữa - muộn và Pleistocen muộn, các trầm tích Holocen nằm trực tiếp
trên các trầm tích Pleistocen sớm. Trong bản đồ mới trật tự trầm tích liên tục từ
trên xuống dưới là Holocen, Pleistocen muộn, Pleistocen giữa - muộn và
Pleistocen sớm.
− Trong bản đồ ĐCCT năm 1988, có một phụ nhóm được phân chia là
phụ nhóm trầm tích nhân tạo (TQIV) và chúng phân bố ở khu vực nội thành (các
quận 1, 3, 10, 11, Phú Nhuận…). Theo chúng tôi, khu vực đô thị vì nhu cầu xây
dựng (giao thông, dân dụng, công nghiệp…) nên lớp phủ nhân tạo (xà bần, bê
tông, nhựa đường…) trên các trầm tích thiên nhiên là lẽ đương nhiên và việc
biểu diễn này là không cần thiết và làm giảm khả năng thể hiện các trầm tích
theo chiều sâu.
− Bản đồ địa chất công trình mới được thành lập theo nguyên tắc “thạch
học nguồn gốc” do Hiệp hội Địa chất công trình Quốc tế (IAEG) và UNESCO
đề xuất. Trong đó, các tập thạch học được phân thành các phức hệ thạch học, là
"tập hợp các kiểu thạch học có tương đồng về thành phần, cùng nguồn gốc và
tuổi thành tạo".
-6-
Báo cáo tổng kết đề tài
Chủ nhiệm: Nguyễn Văn Ngà
− Trên cơ sở tổng hợp và phân tích các tài liệu về địa chất, địa chất thủy
văn, địa mạo, kiến tạo, địa chất công trình, bản đồ Địa chất công trình tỷ lệ
1/50.000 năm 1988 được hiệu chỉnh, bổ sung thể hiện những nội dung mới theo
quy chế của Bộ Công nghiệp đáp ứng được mục tiêu phục vụ quy hoạch, bảo vệ
tài nguyên môi trường đất và môi trường thành phố: Bản đồ ĐCCT mới ngoài
việc tận dụng tất các các tài liệu khoan, xuyên, đo vẽ thực địa của bản đồ ĐCCT
năm 1988, còn tổng hợp một khối lượng tài liệu khảo sát ĐCCT lớn trên địa bàn
gồm tài liệu khoan, xuyên tiêu chuẩn (807 lỗ khoan ĐCCT, trong đó 319 lỗ
khoan có thí nghệm SPT).
Bảng 1.2. Các lỗ khoan thu thập bổ sung lên bản đồ phân bố theo khu vực hành
chính
Khu vực
hành chính
Quận 1
Quận 2
Quận 3
Quận 4
Số
lượng
Công trình (CT…)
Dưới 30,0m
42
2, 4, 5, 6, 8, 9, 10, 11, 12, 15, 16, 17, 18, 19, 21,
22, 23, 25,26, 28, 30, 31, 33, 34, 35, 36, 38, 39, 40,
42, 43, 44, 48, 51, 54, 56, 57, 72, 73, 74, 75, 76
30,0 - 50,0m
14
1, 3, 7, 13, 14, 45, 50, 52, 53, 58, 59, 65, 77, 79
Trên 50,0m
14
41, 47, 49, 55, 61, 62, 63, 64, 66, 67, 68, 69, 70, 71
Dưới 30,0m
29
Độ sâu giếng
30,0 - 50,0m
7
Trên 50,0m
15
Dưới 30,0m
29
30,0 - 50,0m
12
Trên 50,0m
4
155, 174, 175, 182
Dưới 30,0m
30,0 - 50,0m
Trên 50,0m
5
9
3
Dưới 30,0m
20
13
183, 185, 187, 188, 189
184, 186, 193, 194, 195, 196, 197, 198, 199
190, 191, 192
200, 201, 202, 203, 204, 205, 206, 207, 208, 209,
211, 212, 213, 214, 215, 216, 217, 218, 219, 221
210, 222, 223, 224, 225, 226, 227, 228, 229, 230,
232, 233, 234
220, 221
245, 246, 247, 248-251, 252, 253, 254, 256, 259,
265, 266, 267, 271
255, 260, 262, 263, 264, 272, 273
257, 258, 261, 268, 269
274, 277
275, 276, 278, 279, 280, 281, 282, 283, 288, 289,
290, 291, 294, 302-315
284, 285, 286, 287, 293
316, 325, 328
Quận 5
Quận 6
Quận 7
Quận 8
85, 86, 87, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, , 97, 98, 99,
100, 101, 102, 103,104, 105, 106, 107, 108, 109,
110, 111, 112 , 113, 114, 115
80, 81, 82, 117, 118, 121, 122.
83, 84, 88, 116, 119, 123, 124, 125, 126, 127, 128,
129, 130, 131, 133.
134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 142, 143, 144,
145, 147, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 157, 159,
160, 161, 162, 163, 164, 165, 167, 176, 177,
141, 146, 148, 156, 158, 168, 169, 170, 171, 172,
178, 181
30,0 - 50,0m
Trên 50,0m
2
Dưới 30,0m
30,0 - 50,0m
Trên 50,0m
Dưới 30,0m
16
7
5
2
30,0 - 50,0m
Trên 50,0m
Dưới 30,0m
27
5
3
-7-
Sâu nhất
70m
100m
85m
80m
90m
80m
70,5m
Báo cáo tổng kết đề tài
30,0 - 50,0m
Trên 50,0m
Dưới 30,0m
30,0 - 50,0m
Chủ nhiệm: Nguyễn Văn Ngà
7
2
2
Trên 50,0m
7
2
Dưới 30,0m
21
30,0 - 50,0m
Trên 50,0m
6
3
Quận 9
Dưới 30,0m
24
Quận 11
30,0 - 50,0m
Trên 50,0m
Dưới 30,0m
5
1
8
30,0 - 50,0m
27
Trên 50,0m
Dưới 30,0m
30,0 - 50,0m
Trên 50,0m
Dưới 30,0m
30,0 - 50,0m
Trên 50,0m
1
4
5
4
3
2
1
Dưới 30,0m
15
30,0 - 50,0m
Trên 50,0m
Dưới 30,0m
30,0 - 50,0m
Trên 50,0m
Dưới 30,0m
11
5
3
20
3
1
30,0 - 50,0m
22
Dưới 30,0m
15
30,0 - 50,0m
Trên 50,0m
Dưới 30,0m
18
6
11
30,0 - 50,0m
13
Trên 50,0m
58
Dưới 30,0m
26
Dưới 30,0m
30,0 - 50,0m
41
4
Dưới 30,0m
30,0 - 50,0m
19
4
Quận 12
Quận Tân
Bình
Quận Tân
Phú
Quận Thủ
Đức
Huyện Bình
Chánh
Quận
Tân
Bình
Quận Bình
Thạnh
Cần Giờ
Củ Chi
Hóc Môn
317, 321, 322, 327, 330, 331, 333
326, 329
334, 353
292, 318, 335-351, 352, 354, 356, Tr. Ngọai ngữ
nâng cao
355, 357
358, 359, 363, 364, 365, 367, 368, 369, 370, 371,
372, 374, 375, 377, 380, 382, 384, 386, 387, 389,
390
361, 366, 373, 378, 379, 385
381, 383, 388
037, 046, 391, 392, 393, 394, 395, 396, 397, 398 ,
400, 401, 402, 403, 404, 405, 406, 407, 408, 410,
411, 412, 417, 418.
60,0m
50,5m
100,05m
011, 399, 409, 413, 415
414
060, 239, 240, 241, 319, 320, 332, 420
173, 179, 244, 323, 324, 419, 421, 422-439, 440,
836
70,45m
242
551, 555, 569, 573
570, 571, 574 - 576
577-578, 580, 654
649, 651, 652
653, 654
650
466, 469, 470, 471, 473, 474, 475, 479, 769, 770,
771, 774, 775, 779, 781
464, 467, 472, 767, 768, 772, 773, 776, 777, 778,
780
465, 468, 476 - 477, 478
442, 447, 479
444, 446, 448, 449 - 463, 833, 834
441, 443, 445
501
50,2m
479, 480, 481, 482, 483, 484 -500
506, 507, 508, 509, 511, 513, 518, 519, 522, 523,
528, 532, 533, 535, 539
502, 503, 504, 505, 510,512, 514, 515, 516, 517,
520, 521, 525, 526, 531, 534, 536, 540
524, 529, 530, 537, 538, 541
655-665,
667, 668, 669, 670, 672, 798, 799, 800, 801, 802804, 805
666, 671, 673-680, 681-688, 689-700, 701-708,
709-722, 723-730
638, 639, 640, 641, 642, 643, 644, 646, 647, 648,
782, 783, 784
590, 594, 595, 596, 598, 835, 731-754, 756-766
592, 597, 599,755
628, 629, 631, 632, 633, 635, 636, 637, 806, 807,
808, 809, 811, 812, 813, 814, 815, 816, 817
630, 634, 810, 818
-8-
60,5m
79,5m
79,6m
70m
50m
69,5m
75,0m
40,15m
40,45m
Báo cáo tổng kết đề tài
Nhà Bè
Phú Nhuận
Gò Vấp
Tổng
Chủ nhiệm: Nguyễn Văn Ngà
Dưới 30,0m
Dưới 30,0m
19
3
30,0 - 50,0m
15
Trên 50,0m
Dưới 30,0m
30,0 - 50,0m
Trên 50,0m
Dưới 30,0m
30,0 - 50,0m
28
6
2
2
41
4
628, 629, 631, 632, 633, 635, 636, 637, 806, 807,
808, 809, 811, 812, 813, 814, 815, 816, 817
823, 830- 831
600, 602, 620 - 625, 627, 821, 822, 824, 825, 826,
827
295-301, 601, 603 - 608, 609, 610 - 619, 626, 819,
820
582, 583, 587, 588, 589, 591
581, 586
584, 585
590, 594, 595, 596, 598, 835, 731-754, 756-766
592, 597, 599,755
807
68.2m
70,5m
40,15m
Hố khoan sâu nhất 100.05m
Ghi chú: Những hố khoan in đậm có chiều sâu sâu nhất.
− Việc bổ sung thêm các hố khoan Địa chất công trình và có thí nghiệm
xuyên tiêu chuẩn SPT là cơ sở để đánh giá được độ chặt tương đối, các đặc
trưng độ bền chống cắt, xác định sức kháng xuyên và phân loại đất khác nhau và
là cơ sở dữ liệu để tính toán.
− Bản đồ mới được hiệu chỉnh, bổ sung dựa vào tài liệu các lỗ khoan
mới đây, thu thập theo khu vực ranh giới hành chính, với mật độ hố khoan phân
bố đều các khu vực đủ để tập hợp các phức hệ thạch học có cùng nguồn gốc
thành tạo từ đó thể hiện được trật tự cấu trúc nền đất trên bản đồ địa chất công
trình từ mặt đất xuống theo nguồn gốc, kiểu thạch học và tuổi của phức hệ thạch
học mà trước đây chưa thể hiện rõ.
− Bản đồ mới đã cập nhật khá đầy đủ các hiện tượng địa chất động lực
công trình như sụt lún, biến dạng công trình...
Bản đồ phân vùng địa chất công trình
− Bản đồ phân vùng ĐCCT năm 1988 chia ra “Khu địa chất công trình”
và khu ĐCCT được phân chia theo trật tự cấu trúc nền đất. Tức là sự đồng nhất
về trật tự cấu trúc của hai phức hệ thạch học nằm trên cùng. Các khu ĐCCT
được phân chia theo nhóm đất đá địa chất công trình, chủ yếu thông qua mối
liên hệ với độ cao địa hình, tiêu chí phân chia các phụ khu chưa rõ ràng, có lúc
phụ khu chỉ gồm một kiểu thạch học và có lúc gồm nhiều kiểu thạch học. Chúng
ta biết rằng theo độ sâu không thể có cùng một kiểu thạch học trên diện rộng nên
việc phân chia này chưa hợp lý.
− Bản đồ phân vùng ĐCCT năm 1988 dùng đứt gãy để phân chia kiến
trúc hình thái, từ đó phân chia các khu địa chất công trình (mâu thuẫn với tiêu
chí phân chia khu địa chất công trình). Có thể dẫn chứng khu vực có địa hình
thấp, trũng Lê Minh Xuân, khu vực ven sông Sài Gòn đoạn Thủ Thiêm, Bình
Thạnh, Hiệp Bình Chánh... được xếp vào vùng B-1 (địa hình tích tụ-xâm thực)
-9-
Báo cáo tổng kết đề tài
Chủ nhiệm: Nguyễn Văn Ngà
là không hợp lý. Bản đồ phân vùng địa chất công trình mới đã bổ sung và khắc
phục những điểm bất hợp lý nêu trên.
- 10 -
Báo cáo tổng kết đề tài
Chủ nhiệm: Nguyễn Văn Ngà
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN- KINH TẾ NHÂN VĂN
2.1. Vị trí vùng nghiên cứu
Vùng nghiên cứu là toàn bộ phạm vi hành chính thành phố Hồ Chí Minh
với diện tích 2.095 km2 (thống kê năm 2000), phân bố thành một dải hẹp kéo dài
theo hướng Tây bắc-Đông nam. Chiều dài lớn nhất 100 km, từ Bến Súc (Củ Chi)
đến Cần Giờ. Bề rộng trung bìmh 17-25 km, nơi rộng lớn nhất là 45 km, từ Tân
Bửu (Bình Chánh) đến ấp Hàm Luông (Thủ đức), chỗ hẹp nhất là 6,5 km (xã
Hiệp Phước Nhà Bè). TPHCM được giới hạn bởi tọa độ địa lý:
Từ 10038’00” đến 11010’00” Vĩ độ Bắc
Từ 1060 2’00” đến 106054’00” Kinh độ Đông
Ranh giới phía bắc tiếp giáp với tỉnh Tây Ninh (từ Thái Mỹ tới Bến Súc),
phía đông giáp tỉnh Bình Dương có ranh giới là sông Sài Gòn (từ Bến Súc tới
Nam Lái Thiêu). Phía Đông nam giáp với tỉnh Đồng Nai, có ranh giới là sông
Đồng Nai, sông Nhà Bè, sông Đồng Tranh. Phía nam giáp biển, phía Tây nam
và Tây giáp tỉnh Long An. TPHCM được chia thành 19 quận, 5 huyện với 238
phường nội thành và 66 xã thị trấn ngoại thành, với số dân trên 6 triệu.
2.2.Đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn, giao thông
2.2.1. Đặc điểm địa hình
Địa hình vùng nghiên cứu (sau đây gọi là TP.HCM) là sự chuyển tiếp hài
hoà giữa địa hình đồi núi của miền Đông Nam bộ và địa hình trũng thấp của
đồng bằng sông Cửu Long. Phần phía bắc và phía đông, địa hình có độ cao tuyệt
đối lớn hơn 5,0 m như khu vực huyện Củ Chi (Trung Lập Thượng, An Nhơn
Tây, Bến đình), Hóc Môn đến 20-30 m khu vực Quận Thủ Đức và Quận 9. Phần
phía nam, dọc theo sông, rạch và bao quanh địa hình đồi thấp ở phía bắc có địa
hình tương đối bằng phẳng với độ cao địa hình thay đổi từ nhỏ hơn 1 m đến 5 m.
2.2.2. Đặc điểm khí hậu
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong khu vực có khí hậu cận nhiệt đới gió
mùa, nóng ẩm và mưa nhiều. Trong năm khí hậu được chia ra làm 2 mùa rõ rệt,
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 với lượng mưa trong tháng lớn hơn 100 mm.
Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với lượng mưa trong tháng thường
nhỏ hơn 100 mm. Nhiệt độ không khí trung bình khá cao và ổn định trong cả
năm. Nhiệt độ cao nhất 30,10C và thấp nhất 26,60C. Nhiệt độ ban ngày từ 30 đến
340C, ban đêm từ 16 đến 220C (Bảng 2.1). Lượng mưa hàng năm lớn, lượng
mưa trung bình nhiều năm là 1946,15mm. Lượng mưa tập trung vào các tháng
mùa mưa và chiếm 90% lượng mưa cả năm (Bảng 2.2).
Bảng 2.1. Nhiệt độ không khí (Trạm Tân Sơn Hoà). Đơn vị oC.
Tháng
Max
Min
Trung bình
1
35,0
21,0
27,2
2
34,8
21,0
26,7
3
36,1
23,4
28,5
4
36,8
25,5
30,1
5
6
7
8
9
10
11
38,5 35,5 35,7 35,6 35,6 35,5 35,7
23,8 23,8 24,0 22,9 23,7 23,6 22,4
29,5 28,1 27,8 28,0 28,1 27,5 28,0
- 11 -
12
35,8
21,1
26,6
Báo cáo tổng kết đề tài
Chủ nhiệm: Nguyễn Văn Ngà
Bảng 2.2. Lượng mưa (mm)
Tháng
T.S. Hoà
M.Đ. Chi
VPC. Ty
XNHM
NQL T10
NQLN31A
1
0,1
2,9
-
2
-
3
9,5
4
13,0
53,7
40,5
94,0
90,9
5
264,0
356,0
371,2
355,8
481,2
560,6
6
7
8
247,0 356,0 201,0
232,0 388,0 140,5
190,0 400,4 203,0
140,9 206,4 161,0
149,2 270,8 193,6
217,8 322,1 190,6
9
284,0
282,9
266,7
308,0
272,7
197,4
10
309,0
216,7
334,6
258,3
331,1
176,2
11
97,0
23,2
91,0
51,5
47,7
29,0
12
13,0
20,2
21,5
-
mưa
1684,1
1659,5
1935,0
1522,4
1840,3
1794,1
(Đài KTTV Nam bộ và Công ty khai thác dịch vụ thủy lợi đo)
Độ ẩm tương đối cao, độ ẩm cao nhất từ 94 đến 95%, thấp nhất từ 6871%, trung bình là 78-79%.
Lượng bốc hơi lớn, lượng bốc hơi hàng năm thay đổi từ 1075,4-1738,4
mm. Lương bốc hơi cao nhất vào tháng 3 và 4 thay đổi từ 140,3-161,2 mm, nhỏ
nhất vào tháng 9 và 10 thay đổi từ 55,0-60,0 mm.
Gió: Có 3 loại gió chính: gió Đông nam, gió Tây nam và gió Tây thổi xen
kẽ nhau. Tốc độ gió thay đổi từ 2,1-3,6 m/s thuộc gió Tây, 3-4 m/s thuộc gió
Đông nam.
2.2.3. Đặc điểm thủy văn
Đặc điểm thủy văn cuả Thành phố chịu ảnh hưởng chủ yếu từ hệ thống
sông Đồng Nai - Sài Gòn và chế độ thủy triều của khu vực. Từ tài liệu đo mực
nước tại các trạm quan trắc cho thấy, mực nước cuả năm 2004 thời kỳ 19992003 không có đột biến (Bảng 2.3). Tình hình xâm nhập mặn cuả hệ thống nước
mặt (Bảng 2.4).
Bảng 2.3. Mực nước đo được tại các trạm quan trắc năm 2004. Đơn vị (m)
Tháng
Nhà Bè
Phú An
V.Tàu
D.Tiếng
B. Lức
B.Hoà
CAn Hạ
1
1,36
1,41
1,22
1,22
1,25
1,47
1,04
2
1,19
1,26
1,05
1,16
1,12
1,43
1,01
3
1,19
1,24
1,06
1,16
1,11
1,41
1,00
4
1,11
1,18
1,04
1,19
1,00
1,37
0,93
5
1,22
1,28
1,09
1,19
1,01
1,49
0,99
6
1,07
1,12
0,92
1,21
0,92
1,37
0,93
7
0,92
1,04
0,80
1,15
0,83
1,27
0,78
8
1,08
1,11
1,00
1,09
0,87
1,39
0,84
9
1,35
1,40
1,38
1,23
1,28
1,56
1,20
10
1,32
1,38
1,25
1,24
1,36
1,58
1,26
11
1,32
1,33
1,13
1,21
1,18
1,45
1,13
12
1,41
1,41
1,30
1,22
1,18
1,49
1,17
Bảng 2.4. Mặn hạ lưu sông (Smax). Đơn vị (%o)
Tháng
M. Nhà Bè
Cát Lái
Thủ Thiêm
C.Ông Thìn
1
6,8
2,7
1,7
7,0
2
10,0
5,0
4,2
10,9
3
9,9
4,6
3,5
10,3
4
8,5
4,7
4,3
9,6
5
8,0
4,3
2,9
9,1
6
4,7
2,2
0,9
4,7
7
3,2
<0,1
<0,1
2,7
8
2,8
1,9
9
1,0
-1,2
10
-
11
-
2.2.4. Đặc điểm giao thông
Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng của khu
vực phía nam, có hệ thống giao thông thuỷ bộ và hàng không rất thuận lợi. Hệ
thống đường bộ kết nối với các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ theo gồm các
trục đường chính: quốc lộ 1A, quốc lộ 22 và quốc lộ 13, tuyến đường sắt BắcNam. Hệ thống đường thủy: Hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn và các chi lưu
- 12 -
12
7,2
6,3
Báo cáo tổng kết đề tài
Chủ nhiệm: Nguyễn Văn Ngà
của nó tạo ra một mạng lưới giao thông khá thuận lợi cho lưu thông trong khu
vực và các nước trên thế giới. Đường hàng không, sân bay Tân Sơn Nhất đóng
vai trò rất quan trọng trong hệ thống đường hàng không trong nước và quốc tế.
2.3. Sự phân bố dân cư, đặc điểm kinh tế
2.3.1. Sự phân bố dân cư:
Thành phố Hồ Chí Minh có số dân cao nhất nước với trên 6,2 triệu người
(thống kê 2005) sống tập trung chủ yếu ở các quận nội thành (5,3 triệu người).
Dân cư chủ yếu là người Việt, các dân tộc còn lại như người Hoa chiếm tỷ lệ rất
nhỏ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,15 (2005), tăng dân số cơ học 2,0 (2005)
(Xem Bảng 2.5).
Bảng 2.5. Dân số và xã hội thành phố HCM
Năm
Dân số trung bình (1000
người)
Nam (1000 người)
Nữ (1000 người)
Nội thành (1000 người)
Ngoại thành (1000 người
Tỷ lệ tăng DS tự nhiên (%)
Tỷ lệ tăng DS cơ học (%)
2001
2002
2003
2004
2005
5.285
5.449
5.630
6.117
6.240
2.546
2.739
4.410
850
1,3
0,77
2.625
2.824
4.542
907
1,27
0,90
2.713
2.917
4.661
967
1,15
1,20
2.920
3.142
5.170
893
1,20
2,10
2.996
3.243
5.315
925
1,15
2,0
Trình độ giác ngộ chính trị tương đối cao. Trình độ khoa học rất khác
nhau, số lượng các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ và kỹ sư chỉ đứng sau Hà Nội và lực
lượng công nhân lành nghề cũng rất đông đảo, có khả năng đáp ứng cho sự phát
triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế và văn hoá trong giai đoạn hiện nay và
tương lai của thành phố. Hiện nay, TP.HCM đã hoàn thành phổ cập giáo dục
tiểu học.
2.3.2. Đặc điểm kinh tế
Tốc độ phát triển kinh tế của thành phố tiếp tục tăng năm sau cao hơn
năm trước. Năm 2006 GDP của thành phố tăng 12,2% trong đó khu vực dịch vụ
tăng 13,2%, công nghiệp tăng 13,4%, nông nghiệp tăng 5,2%. Cơ cấu nền kinh
tế của thành phố đang chuyển nhanh theo hướng dịch vụ-công nghiệp-nông
nghiệp và khu vực dịch vụ ngày càng chiếm vai trò quan trọng (chiếm
6,76%/12,2% tăng trưởng).
Tổng kim ngạch xuất khẩu tính dầu thô đạt 14,11 tỷ USD tăng 15%, tổng
nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 62.900 tỷ đồng tăng 18,3%, tổng thu
ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố đạt 68.954 tỷ đồng tăng 15,2%.
- 13 -
Báo cáo tổng kết đề tài
Chủ nhiệm: Nguyễn Văn Ngà
Chương 3
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
Lịch sử nghiên cứu địa chất công trình ở Thành phố Hồ Chí Minh gắn liền
với lịch sử nghiên cứu địa chất, địa chất thủy văn và địa chất công trình của
vùng Nam Bộ. Dựa vào mức độ, mục đích và thời gian nghiên cứu có thể chia
hai giai đoạn chính sau:
3.1.
Giai đoạn trước năm 1975
Trong thời gian này các công trình nghiên cứu chuyên về địa chất công
trình chưa có, chỉ có các công trình nghiên cứu về địa chất là chủ yếu. Các công
trình đáng chú ý có thể kể tên ra gồm: Năm 1932, các nhà địa chất người Pháp
đã khảo sát địa chất trên diện tích hai tờ bản đồ Sài Gòn và Nha Trang, tỷ lệ
1/500.000. Năm 1937, F. Saurin và I. Bowet đã khảo sát tỷ mỉ về địa chất khu
vực Sài Gòn. Năm 1942, J. Fromaget cho phát hành tờ Bản đồ Địa chất Đông
Dương tỷ lệ 1/500.000 và đã F. Saurin hiệu chỉnh và tái xuất bản vào năm 1962.
Riêng đối với nghiên cứu địa chất thủy văn đáng ghi nhận có các công
trình nghiên cứu của Ông Himuratabe (người Nhật) đã nghiên cứu nước dưới đất
vùng Hóc Môn năm 1973. Ngoài ra, trong thời gian từ 1962 đến 1975, Chính
quyền Sài Gòn cũng đã thi công nhiều lỗ khoan khai thác nước để phục vụ ăn
uống, sản xuất với chiều sâu khai thác từ 40 đến 100m ở khu vực trung tâm của
thành phố hiện nay.
Tóm lại, trong thời gian này các công trình nghiên cứu về địa chất, địa
chất thủy văn còn sơ lược và chưa có công trình nghiên cứu chuyên về địa chất
công trình.
3.2.
Giai đoạn từ 1975 đến nay
Từ năm 1975 đến nay, cùng với yêu cầu phát triển của đất nước, của
Thành phố và của khu vực kinh tế trong điểm Phía Nam, công tác nghiên cứu về
điều kiện tự nhiên như: địa chất, địa mạo, khoáng sản, địa chất thủy văn, địa
chất công trình được đẩy mạnh, do các nhà khoa học Việt Nam thực hiện. Công
tác nghiên cứu được triển khai từ khái quát ở tỷ lệ 1/500.000, 1/200.000 đến chi
tiết ở tỷ lệ 1/50.000, 1/25.000 theo tiêu chuẩn ngành trên nhiều lĩnh vực.
Về địa chất, kiến tạo, địa mạo, vỏ phong hóa, khoáng sản và địa chất đô
thị. Các công trình đáng chú ý gồm có: Năm 1981, Bản đồ địa chất phần phía
Nam, tỉ lệ 1/500.000 do Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao chủ biên. Năm
1983, công trình biên hội 7 sơ đồ địa chất tỉ lệ 1/50.000 do Đặng Hữu Ngọc và
Bùi Phú Mỹ chủ biên. Năm 1988, công trình lập bản đồ địa chất và tìm kiếm
khoáng sản thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ 1/50.000 do Hà Quang Hải và Ma
Công Cọ làm chủ biên. Năm 1997, Trần Hồng Phú lập Báo cáo kết quả điều tra
Địa chất đô thị thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ 1/50.000. Năm 2002, Vũ Văn Vĩnh
và các đồng sự đã chủ trì biên soạn xuất bản chuyên khảo "Địa chất - Khoáng
sản thành phố Hồ Chí Minh". Chuyên khảo này đã đề cập đến các nội dung chủ
- 14 -
Báo cáo tổng kết đề tài
Chủ nhiệm: Nguyễn Văn Ngà
yếu sau: (i) Cấu trúc địa chất, các đứt gãy, lịch sử phát triển địa chất; (ii) Tài
nguyên khoáng sản và nước dưới đất; (iii) Địa hình, tân kiến tạo, các vấn đề về
môi trường, tai biến địa chất, sử dụng đất.
Về địa chất thủy văn và địa chất công trình, các công trình đáng lưu ý sau:
Năm 1983, Trần Hồng Phú đã thành lập tờ bản đồ ĐCTV Việt Nam tỷ lệ
1/500.000. Tác giả đã xếp vùng nghiên cứu vào phần rìa bồn actezi đồng bằng
sông Cửu Long với 3 tầng chứa nước cơ bản: QI-III, N2-QI và N2. Năm 19811984, Tô Văn Nhụ đã tiến hành khảo sát thăm dò vùng Hóc Môn, với mục tiêu
trữ lượng 50.000m3/ngày. Báo cáo đã làm sáng tỏ phần nào về đặc điểm địa
chất- địa chất thủy văn vùng. Trữ lượng theo tác giả đề nghị cấp A+B=30.892
m3/ngày, cấp C=38.000m3/ngày. Trữ lượng này chưa được thông qua ”Hội đồng
đánh giá Trữ lượng Khoáng sản”, vì độ tin cậy của các thông số địa chất thủy
văn chưa cao và thời gian bơm thí nghiệm ngắn, một số đặc điểm về địa chất-địa
chất thủy văn của vùng mỏ chưa được làm sáng tỏ. Năm 1983-1988, Đoàn Văn
Tín đã tiến hành lập bản đồ ĐCTV-ĐCCT tỷ lệ 1/50.000 thành phố Hồ Chí
Minh. Năm 1988, Vũ Văn Nghi lập báo cáo đánh giá trữ lượng Nhà máy nước
ngầm Hóc Môn. Năm 1991, Nguyễn Quốc Dũng lập báo cáo kết quả thăm dò sơ
bộ vùng Củ Chi-Hóc Môn tỷ lệ 1/25.000. Năm 1992, Bùi Thế Định lập bản đồ
ĐCTV-ĐCCT tỷ lệ 1/200.000 Nam Bộ. Năm 1993, Lương Quang Luân lập Báo
cáo kết quả tìm kiếm đánh giá nước dưới đất vùng Bình Chánh tỷ lệ 1/25.000.
Năm 1995, Vũ Văn Nghi lập báo cáo xin phép khai thác nước dưới đất tầng N22
với công suất 5.000 m3/ngày ở Nhà máy bia Việt Nam. Năm 1998, Vũ Văn Nghi
đã thành lập 5 tờ bản đồ ĐCTV-ĐCCT tỷ lệ 1/10.000 cấp quận huyện. Năm
2000, Nguyễn Hữu Chinh, Báo cáo kết quả quan trắc quốc gia nước dưới đất
Nam Bộ. Năm 2001, Đỗ Tiến Hùng đã thực hiện báo cáo về Quy hoạch và sử
dụng nước ngầm TP.HCM. Năm 2001, Nguyễn Mạnh Thủy, luận án tiến sĩ: Lựa
chọn giải pháp kỹ thuật hợp lý xử lý nền đất yếu ở khu vực phía Nam TP.HCM.
Năm 2004, Nguyễn Ngọc Huy, luận án tiến sĩ: Xử lý tổng hợp tài liệu địa vật lý
vùng TP.HCM.
Ngoài những công trình nghiên cứu được đề cập trên, riêng về địa chất
công trình còn được các nhà khoa học với các báo cáo đáng quan tâm như: Năm
1987, Đoàn Văn Tín và Trần Anh Tuấn: Một vài đặc trưng cơ lý của đất yếu trên
địa bàn thành phố HCM. Năm 1988, Đăng Hữu Diệp: Những nét cơ bản về đặc
điểm địa chất công trình khu vực TPHCM. Tác giả đã dựa vào đặc điểm địa
chất, địa mạo, điều kiện địa chất thủy văn và đặc điểm khí tượng thủy văn khu
vực đã chia 3 vùng địa chất công trình. Dựa vào đặc điểm địa mạo và tuổi địa
chất chịa ra 8 tiểu vùng địa chất công trình và có đánh giá điều kiện địa chất
công trình thuận lợi hay không thuận lợi cho xây dựng công trình dân dụng.
Năm 1999, Nguyễn Văn Đáng và đồng nghiệp đã có báo cáo: Một số giải pháp
kỹ thuật móng hợp lý trên nền trầm tích yếu khu vực TP.HCM. Trên cơ sở phân
tích các đặc điểm địa chất công trình, tác giả đã thành lập được các cột địa tầng
ĐCCT điển hình cho các khu vực: Củ Chi, Hóc Môn, Hóc Môn-Thạch Lộc, Gò
Vấp, Sân bay Tân Sơn Nhất, Tân Cảng Bình Thạnh, Quận 3-10-11 và Quận 1.
Thêm vào đó còn hàng nghìn công trình nghiên cứu ĐCCT cho các công trình
- 15 -