Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐẶNG THỊ THU HƯƠNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
TRONG KINH DOANH HÀNG MIỄN THUẾ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐẶNG THỊ THU HƯƠNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
TRONG KINH DOANH HÀNG MIỄN THUẾ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. LƯU THÁI BÌNH

THÁI NGUYÊN - 2018




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là nội dung nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số
liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này chưa hề được công bố ở
các nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về các kết quả và nghiên cứu trong luận văn!

Học viên

Đặng Thị Thu Hương


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các
thày, cô giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Đặc biệt là TS.
Lưu Thái Bình - Người đã hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu và thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo - Trường ĐH Kinh tế và Quản
trị kinh doanh đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khoá học và trình bày
luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các phòng ban, chức năng tại
Cục Hải quan Quảng Ninh, Cục thuế tỉnh Quảng Ninh và các Doanh nghiệp
kinh doanh hàng miễn thuế đã chia sẻ nhiều tư liệu và kinh nghiệm quý báu
liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!

Học viên


Đặng Thị Thu Hương


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................ ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 2
4. Đóng góp của luận văn .......................................................................... 3
5. Kết cấu của luận văn ............................................................................. 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC TRONG KINH DOANH HÀNG MIỄN THUẾ ............ 4
1.1.

Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế. 4

1.1.1. Một số khái niệm............................................................................. 4
1.1.2. Vai trò của kinh doanh hàng miễn thuế và quản lý nhà nước trong
kinh doanh hàng miễn thuế ............................................................. 5
1.1.3. Đặc điểm kinh doanh hàng miễn thuế............................................. 7
1.1.4. Nội dung quản lý nhgà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế..... 9
1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước trong kinh doanh

hàng miễn thuế .............................................................................. 13
1.2.

Cơ sở thực tiễn và bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với
kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ........... 16

1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước ......................... 16
1.2.2. Bài học cho tỉnh Quảng Ninh........................................................ 17
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 19
2.1.

Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................... 19


iv
2.2.

Phương pháp nghiên cứu .............................................................. 19

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin .................................................... 19
2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin .............................. 21
2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................ 23

2.3.1. Các chỉ tiêu về tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Ninh ............ 23
2.3.2. Các chỉ tiêu trong kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh ................................................................................... 24
2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá công tác QLNN trong kinh doanh hàng miễn
thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ................................................ 24

Chương 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
TRONG KINH DOANH HÀNG MIỄN THUẾ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG NINH........................................................ 25
3.1.

Khái quát về tỉnh Quảng Ninh ...................................................... 25

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 25
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................. 30
3.1.3. Dân số và lao động ........................................................................ 33
3.1.4. Tình hình kinh doanh hàng miễn thuế tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh
qua một số năm ............................................................................. 36
3.2.

Thực trạng quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế trên
địa bàn tỉnh Quảnh Ninh ............................................................... 38

3.2.1. Quản lý về đối tượng kinh doanh hàng miễn thuế ........................ 38
3.2.2. Quản lý về địa điểm kho bãi trong kinh doanh hàng miễn thuế ... 40
3.2.3. Quản lý về danh mục hàng hóa trong kinh doanh hàng miễn
thuế ................................................................................................ 42
3.2.4. Quản lý quy trình, thủ tục trong kinh doanh hàng miễn thuế ....... 45
3.2.5. Quản lý sai phạm trong kinh doanh hàng miễn thuế .................... 48
3.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng
miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảnh Ninh ....................................... 52

3.3.1. Nhân tố khách quan....................................................................... 52



v
3.3.2. Nhân tố chủ quan .......................................................................... 54
3.4.

Đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của QLNN
trong kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh....... 56

3.4.1. Những kết quả đạt được ................................................................ 56
3.4.2. Những tồn tại, hạn chế .................................................................. 57
3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ............................................................. 59
Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC TRONG KINH DOANH HÀNG MIỄN THUẾ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ................................... 61
4.1.

Quan điểm, định hướng và mục tiêu quản lý nhà nước trong kinh
doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ................... 61

4.1.1. Quan điểm, định hướng................................................................. 61
4.1.2. Mục tiêu ........................................................................................ 62
4.2.

Các giải pháp quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ........................................................ 62

4.2.1. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hàng miễn thuế ............. 62
4.2.2. Hoàn thiện các quy định quản lý hoạt động kinh doanh hàng miễn
thuế ................................................................................................ 64
4.2.3. Nâng cao năng lực của CBCC tại cơ quan hải quan ..................... 64

4.2.4. Tăng cường công tác tổ chức giám sát của cơ quan Hải quan ..... 67
4.2.5. Các giải pháp khác ........................................................................ 67
4.3.

Kiến nghị ....................................................................................... 71

4.3.1. Đối với Nhà nước .......................................................................... 71
4.3.2. Đối với UBND tỉnh Quảng Ninh .................................................. 72
4.3.3. Đối với Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh ....................................... 73
KẾT LUẬN ............................................................................................ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 76
PHỤ LỤC ............................................................................................... 77


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

CBCC

: Cán bộ công chức

CKQT

: Cửa khẩu quốc tế


CMND

: Chứng minh nhân dân

CNTT - TCHQ : Công nghệ thông tin - Thủ tục hải quan
CNTT

:

Công nghệ thông tin

CPTM

:

Cổ phần thương mại

CHMT

:

Cửa hàng miễn thuế

DN

:

Doanh nghiệp

DV


:

Dịch vụ

QLNN

:

Quản lý nhà nước

TNHH MTV

:

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TP

:

Thành phố

TX

:

Thị xã

UBND


:

Ủy ban nhân dân

XNC

:

Xuất nhập cảnh

XNK

:

Xuất nhập khẩu


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:

Thang đo Likert .................................................................... 23

Bảng 3.1:

Thống kế diện tích đất các loại theo thổ nhưỡng của tỉnh Quảng
Ninh năm 2017...................................................................... 27


Bảng 3.2:

Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ninh
giai đoạn 2015-2017 ............................................................. 31

Bảng 3.3:

Doanh thu cửa hàng kinh doanh miễn thuế tại tỉnh Quảng Ninh
từ năm 2015-2017 ................................................................. 37

Bảng 3.4:

Đối tượng kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh từ năm 2015-2017 ......................................................... 38

Bảng 3.5:

Đánh giá về công tác quản lý về đối tượng kinh doanh hàng
miễn thuế............................................................................... 39

Bảng 3.6:

Địa điểm kho bãi trong kinh doanh hàng miễn thuế tại địa bàn
tỉnh Quảng Ninh.................................................................... 40

Bảng 3.7:

Đánh giá về công tác quản lý địa điểm kho bãi trong kinh
doanh hàng miễn thuế tại tỉnh Quảng Ninh .......................... 41


Bảng 3.8:

Danh mục hàng hóa tại các cửa hàng kinh doanh miễn thuế
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh................................................ 43

Bảng 3.9:

Đánh giá công tác quản lý về danh mục hàng hóa trong kinh
doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ........... 44

Bảng 3.10: Đánh giá về công tác quản lý quy trình, thủ tục trong kinh
doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ........... 47
Bảng 3.11: Thống kê công tác thanh tra,kiểm tra kinh doanh hàng miễn
thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh qua một số năm ............. 50
Bảng 3.12: Đánh giá về công tác quản lý sai phạm trong kinh doanh hàng
miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh............................... 51
Bảng 3.13: Năng suất và thu nhập bình quân của người dân tỉnh Quảng
Ninh qua các năm 2015-2017 ............................................... 53


viii
Bảng 3.14: Trình độ cán bộ QLNN trong kinh doanh hàng miễn thuế thuộc
địa bàn tỉnh Quảng Ninh ....................................................... 55


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Tỷ lệ lao động 15 tuổi trở lên có việc làm so với dân số tại
Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017......................................... 34
Hình 3.2: Sự phân cấp quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn

thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ........................................ 54


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh doanh hàng miễn thuế ra đời với việc hình thành các cửa hàng miễn
thuế được miễn thuế tiêu dùng nội địa và thuế nhập khẩu cho khách xuất cảnh
và khách quá cảnh nhằm thực hiện các mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa
sản xuất trong nước và tái xuất khẩu đối với hàng nhập khẩu. Đây là loại hình
kinh doanh ra đời gắn với nền kinh tế sản xuất hàng hóa phát triển. Nhận thức
được bản chất kinh doanh hàng miễn thuế như trên, Chính phủ ở các quốc gia
có nền kinh tế thị trường đều chú trọng đến phát triển loại hình kinh doanh này.
Kim ngạch bán hàng miễn thuế không ngừng tăng lên. Nhà nước tạo điều kiện
thuận lợi và dễ dàng để các doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế có thể tự
do đưa hàng trong nước vào bán miễn thuế.
Tỉnh Quảng Ninh có vị trí thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế xã
hội khu vực phía Bắc nước ta, trong đó kinh tế cửa khẩu được định hướng là
mũi nhọn của tỉnh. Với thủ tục xuất nhập cảnh (XNC) thông thoáng và nhanh
gọn, từ đầu năm đến nay, Cửa khẩu quốc tế (CKQT) Móng Cái đã đón, đưa
hàng triệu lượt người qua lại. Trong khi lượng người XNC bằng hộ chiếu, người
Trung Quốc đi du lịch và xuất nhập biên tăng cao thì số cư dân khu vực biên
giới xuất nhập biên lại giảm.So với cùng kỳ năm 2015, 6 tháng đầu năm 2016,
CKQT Móng Cái đã có 326.594 lượt người nhập cảnh bằng hộ chiếu (tăng
192.780 lượt người), 307.338 lượt người xuất cảnh bằng hộ chiếu (tăng 178.256
lượt người), 16.015 lượt người Trung Quốc đi du lịch bằng thẻ du lịch nhập
cảnh (tăng 8.527 lượt người). Trường hợp cư dân khu vực biên giới XNC bằng
giấy thông hành, có 409.325 lượt người Việt Nam xuất biên (giảm 19.495 lượt
người), 386.239 lượt người Trung Quốc nhập biên (tăng 77.682 lượt người).

Kinh doanh cửa hàng miễn thuế tại tỉnh Quảng Ninh thu hút đông đảo lượng
khách, đóng góp ngân sách cho tỉnh. Tuy nhiên chất lượng, danh mục, điều kiện


Luận văn đủ ở file: Luận văn full














×