Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

KTMT Tác động của dân số và sự phát triển kinh tế xã hội tới môi trường ở Việt Nam hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.71 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
---------------  ---------------

BÁO CÁO THẢO LUẬN
MÔN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
Đề tài: Tác động của dân số và sự phát triển kinh tế xã hội tới môi trường
ở Việt Nam hiện nay.

Lớp học phần: 1818FECO1521
Thành viên nhóm 6 – K53I

Hà Nội - 2018


Đại học Thương Mại

LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề:

Suy thoái môi trường toàn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã và đang thực sự
trở thành vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay. Thông qua các phương tiện truyền thông,
chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực
trạng đáng báo động của môi trường: tầng ozon bị phá hủy, Trái Đất nóng lên, băng hai cực
tan nhanh, ... Cùng với đó, với sự gia tăng của dân số và sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế
xã hội hiện nay, ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề, nhóm 6 chúng em đã thảo luận và nghiên
cứu đề tài “Tác động của dân số và sự phát triển kinh tế xã hội đến môi trường ở Việt
Nam hiện nay” nhằm tìm hiểu những nguyên nhân liên quan đến dân sinh xã hội dẫn đến
suy thoái môi trường để đề xuất các biện pháp giải quyết phù hợp. Vì kiến thức còn hạn chế
nên trong quá trình hoàn thành bài báo cáo không thể tránh khỏi các sai sót nhất định, rất


mong thầy thông cảm và chỉ bảo để chúng em học tập và rút kinh nghiệm. Chúng em xin
chân thành cảm ơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài:
- Đưa ra nguyên nhân ô nhiễm và các cách thức, phương án để bảo vệ môi trường,

ngăn ngừa ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường ở những nơi, những vùng đã bị
-

suy thoái.
Nâng cao chất lượng môi trường ở các khu công nghiệp, đô thị và nông thôn, góp

phần phát triển kinh tế xã hội bền vững, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân.
3. Câu hỏi nghiên cứu:
- Mối quan hệ giữa dân số, sự phát triển kinh tế xã hội và môi trường?
- Dân số và gánh nặng phát triển kinh tế- xã hội có ảnh hưởng tới môi trường như thế
-

nào?
Các cách thức, phương án để phát triển kinh tế - xã hội gắn với sự phát triển bền
vững môi trường.

2|Tra n g


Đại học Thương Mại

Chương 1. Vài nét về vấn đề dân số,
xã hội và môi trường.
1.1. Khái quát chung.
Môi trường bao gồm toàn bộ các yếu tố bao quanh một vật thể hoặc một sự kiện có

ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của vật thể hoặc sự kiện đó.
Dân số là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không
gian nhất định, là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế – xã hội, thường được đo
bằng cuộc điều tra dân số và biểu hiện bằng tháp dân số.
Dân số và môi trường là hai yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của
yếu tố này có mối liên hệ đến sự phát triển của yếu tố kia: Sự biến động của dân số có tác
động tích cực hay tiêu cực và sự phát triển bền vững hay không bền vững của môi trường,
tài nguyên cũng có tác động ngược lại ở xã hội loài người bởi cả hai mặt.
Phát triển kinh tế - xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống của con người thông
qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội và nâng cao chất lượng văn
hóa. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội không thể tách rời môi trường tự nhiên và người lại,
môi trường cũng chịu tác động của sự phát triển kinh tế - xã hội.
1.2. Tình hình dân số, sự phát triển kinh tế xã hội và môi trường hiện nay.
a) Tình hình dân số.
Tính đến ngày 31/12/2017, dân số Việt Nam ước tính là 95.414.640 người, tăng
970.440 người so với dân số 94.444.200 người năm 2016.
Dưới đây là những số liệu cơ bản về dân số ở Việt Nam trong năm 2017:
Dân số
(người)

Tỷ lệ sinh
(%)

Mật độ

95.414.640

1,96

308


Số dân
thành thị
(người)
33.121.357

Tỷ lệ trên
thế giới
(%)
1,2
7

Xếp hạng
trên thế
giới
14

Nguồn: danso.org
Quá trình gia tăng dân số nhanh chóng kéo theo những nhu cầu ngày càng tăng về
sinh hoạt, giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế, giao thông vận tải, nhà ở, việc làm, … Điều đó
gây sức ép không nhỏ đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
b) Tình hình phát triển kinh tế, xã hội.
3|Tra n g


Đại học Thương Mại

Kinh tế - xã hội nước ta trong quý I năm 2018 tiếp tục diễn biến tích cực. Tính chung
quý I năm 2018, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 11,6% so với cùng kỳ năm
trước, cao hơn nhiều mức tăng cùng kỳ các năm gần đây. Nền kinh tế đạt mức tăng trưởng

cao, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát. Sản xuất nông nghiệp phục hồi rõ
nét. Xuất khẩu và thu hút khách du lịch quốc tế tiếp tục tăng cao.
Các lĩnh vực lao động, việc làm, an sinh xã hội được quan tâm thực hiện và đạt kết
quả nhất định, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng giảm dần. Bên cạnh những kết
quả đạt được, trong 3 tháng đầu năm nay vẫn còn một số hạn chế, bất cập: Tiến độ giải ngân
vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước đạt thấp. Chăn nuôi lợn vẫn gặp khó khăn, tình
trạng rau, củ, quả dư thừa xảy ra tại một số địa phương. Tình hình an toàn giao thông, cháy,
nổ xảy ra nhiều vụ nghiêm trọng.
c) Tình hình môi trường.
Vào cuối tháng 11/2017, Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) loan báo Việt Nam là 1 trong
những quốc gia có tình trạng ô nhiễm không khí hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Trong
vòng nửa đầu năm 2017, Hà Nội đã trải qua những đợt ô nhiễm bụi trong không khí ở mức
cao kéo dài khoảng 3 ngày. Trong đó, có 2 đợt ô nhiễm trầm trọng nhất, với nồng độ bụi PM
2.5 trong không khí cao hơn 100 microgam trên 1 mét khối, có thể đi sâu vào phế nang gây
viêm nhiễm đường hô hấp và làm tăng nguy cơ tử vong ở những người mắc bệnh ung thư
phổi và bệnh tim.
Chỉ số AQI đo được trong hai ngày 1 và 2-3 tại Đại sứ quán Mỹ (Láng Hạ) dao động
từ 114-388. Ban ngày thường dao động trên mức 150. Ngày 3-3, chỉ số AQI đo được lúc 13h
tại Đại sứ quán Mỹ là 159.
Theo thang đánh giá, nếu chỉ số AQI từ 101-200 thì chất lượng không khí kém, không
tốt cho sức khỏe đối với các nhóm nhạy cảm như bệnh nhân về hô hấp, tim mạch. Riêng chất
lượng không khí từ mức 201-300 được coi là không lành mạnh, cảnh báo về tình trạng khẩn
cấp liên quan tới sức khỏe, tất cả mọi người đều có thể bị ảnh hưởng.
Ngay giữa Thủ đô Hà Nội vẫn tồn tại những tuyến kênh, mương, cống lộ thiên gây ô
nhiễm nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm đang ở mức báo động, tiềm ẩn nhiều mầm bệnh
gây nguy hiểm cho hàng trăm hộ dân sống quanh những khu vực ô nhiễm.
Theo khảo sát, tại nơi sông Cầu Đá chảy qua, tình trạng ô nhiễm diễn ra nặng nề.
Dòng nước đen kịt, luôn bốc mùi khó chịu. Hai bên bờ sông là vô số các ống cống nước thải
của hộ dân ngày đêm xả nước, rác thải sinh hoạt xuống lòng sông. Khi vào mùa mưa, nước
sông bị pha loãng thì tình trạng ô nhiễm đỡ phần nào, còn vào mùa hanh khô chảy trong lòng

sông chủ yếu là nước thải nên luôn bốc mùi hôi thối. Để hạn chế mùi hôi thối từ con sông,
4|Tra n g


Đại học Thương Mại

Cty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã thường xuyên tiến hành nạo vét khai thông đoạn
sông, tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm vẫn không được giải quyết triệt để.
Thảm hoạ môi trường biển do nhà máy Formosa Hà Tĩnh xả thải cách đây hơn 1 năm
làm cá chết hàng loạt, gây ra những hậu quả nặng nề cho người dân bốn tỉnh miền Trung. Bộ
Tài Nguyên - Môi trường đã xếp vụ ô nhiễm biển này là vị trí thứ nhất trong 7 thảm họa môi
trường năm 2016 ở Việt Nam.
Tuy nhiên, ngày 23/6/2017, Bộ Tài Nguyên Môi trường đã cấp phép số 1517/GPBTNMT, cho phép Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 được nhấn chìm 1 triệu m3 bùn thải
xuống vùng biển xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận gây nên những lo ngại
cho người dân. Hệ sinh thái biển của Bình Thuận đang đứng trước nguy cơ bị bức tử bởi
những nhà máy nhiệt điện.

5|Tra n g


Đại học Thương Mại

Chương 2. Tác động của dân số và phát triển
kinh tế xã hội tới môi trường.
1.2. Ảnh hưởng tích cực.
Có thể nói rằng, những biến đổi dù to hay nhỏ trong môi trường tự nhiên đều do quá
trình tăng trưởng kinh tế xã hội đem lại. Trong quá trình thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển,
con người đã có những tác động tích cực vào môi trường tự nhiên.
- Trong quá trình phát triển, con người đã cải tạo môi trường tự nhiên, nâng cao sự
hiểu biết sâu hơn về giới tự nhiên và đặc biệt là có thể tạo ra điều kiện vật chất để cải tạo,

tái tạo môi trường tự nhiên như: chăn nuôi, trồng trọt, cải tạo rừng … Ngoài ra, con người
còn tạo ra nhưng hệ sinh thái nhân tạo để phục vụ sản xuất và đời sống tinh thần. Tiêu biểu
như mô hình sản xuất VAC (có sự kết hợp trồng trọt, chăn nuôi và nuôi thả cá) hay rất
nhiều công trình cải tạo tự nhiên đẹp như Bà Nà Hill, địa đạo Củ Chi, Six Senses ...
- Chúng ta còn tích cực tham gia bảo vệ môi trường, chống lại quá trình ô nhiễm
môi trường và quản lý các nguồn tài nguyên tự nhiên.
o Nước ta đã rất chú trọng đến việc quản lý và bảo vệ môi trường thông qua
các bộ luật như luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13.
o Việc tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường
cũng góp phần tích cực trong sự phát triển bền vững. Chúng ta tích cực
hưởng ứng các ngày lễ bảo vệ môi trường như ngày môi trường thế giới 5/6,
ngày nước thế giới 22/3, Giờ Trái đất ...
- Con người đã biết tận dụng sự phát triển khoa học công nghệ để tìm kiếm và sử
dụng những dạng năng lượng sạch thay thế cho năng lượng truyền thống như: năng lượng
gió, mặt trời, thủy triều ... Điều này góp phần hạn chế việc khai thác sử dụng các năng
lượng cũ, tiết kiệm tài nguyên, giảm sự phát thải các chất khí gây hiệu ứng nhà kính.
2.2. Ảnh hưởng tiêu cực.
2.2.1 Dân số tăng nhanh làm cạn kiệt nguồn tài nguyên:
Như đã biết, các phương tiện để con người sinh sống chỉ có thể là khai thác và chế
biến từ tài nguyên thiên nhiên. Dân số tăng nhanh thì nhu cầu về khai thác, sử dụng tài
nguyên tăng nhanh. Thế nhưng, tài nguyên thiên nhiên vốn hữu hạn. Do đó dân số tăng
nhanh, sẽ dẫn đến tài nguyên dần dần cạn kiệt.
6|Tra n g


Đại học Thương Mại

Đối với các nguồn tài nguyên tái tạo như đất, nước, rừng, sinh vật ... thì dân số tăng
nhanh đã làm cạn kiệt dần. Thật nguy hiểm khi ngay cả quốc gia có mạng lưới sông ngòi
dày đặc như Việt Nam cũng rơi vào tình trạng thiếu nước. Trung bình cứ ba người thì có

một người không có nước sạch để dùng. Theo thống kê của Hiệp hội tài nguyên nước quốc
tế (IWRA), xét về nguồn nước nội địa, Việt Nam chỉ đạt mức trung bình kém của thế giới
với 3.600m³/người/năm, ít hơn 400m³/người/năm so với mức bình quân toàn cầu. Thậm
chí, theo Bộ Tài nguyên Môi trường, đến năm 2025, lượng nước bình quân đầu người Việt
Nam chỉ còn một nửa con số này.
Dân số tăng nhanh thì nhu cầu về đất nông nghiệp, về nhà ở, củi đun, ... tăng nhanh.
Xuất hiện ngày càng nhiều các khu ổ chuột với diện tích chật hẹp, bẩn thỉu, ô nhiễm ngay
cả ở Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh – nơi từng được mệnh danh là “Hòn ngọc
viễn Đông”. Tại các tỉnh thành khác, người dân đã phá rừng xây nhà, làm nương làm rẫy.
Do đó diện tích rừng bị thu hẹp lại, các nguồn tài nguyên sinh vật bị khai thác quá mức.
Điều đó làm giảm tính đa dạng sinh học, gây xói mòn đất đai, khí hậu thay đổi ... Bên cạnh
đó ô nhiễm môi trường cũng đã làm cho nhiều thảm thực vật bị hủy diệt, nhiều loài sinh
vật quý hiếm bị mất đi hoặc có nguy cơ tuyệt chủng như sao la, khỉ Beni, tê giác Java …
2.2.2 Dân số tăng nhanh gây ô nhiễm môi trường:
Dân số tăng nhanh đòi hỏi tăng nhanh lương thực, thực phẩm. Loài người phải mở
rộng đất canh tác, cùng với đó là sử dụng càng nhiều thuốc trừ sâu, phân bón hóa học ...
Theo thống kê của ngành chức năng, từ năm 2000 đến nay, mỗi năm Việt Nam sử dụng
khoảng từ 35.000 đến hơn 100 nghìn tấn hóa chất bảo vệ thực vật. Cụ thể, chỉ tính riêng
lượng phân bón hóa học sử dụng bình quân 80 kg đến 90 kg/ha, riêng cho lúa là từ 150 kg
đến 180 kg/ha, đã làm phát sinh thêm nhiều loại bao bì, túi đựng. Bình quân tổng lượng
phân bón vô cơ các loại sử dụng là vào khoảng 2,4 triệu tấn/năm thì sẽ thải ra môi trường
khoảng 240 tấn rác thải rắn nguy hại là bao bì, vỏ hộp thuốc các loại. Hậu quả của lạm
dụng thuốc trừ sâu không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà còn tác động trực tiếp tới con
người. Theo điều tra của Cục Y tế dự phòng về môi trường Việt Nam, hàng năm có trên
5.000 trường hợp nhiễm độc hóa chất do thuốc bảo vệ thực vật phải cấp cứu tại các bệnh
viện và trên 300 trường hợp tử vong.
Bên cạnh đó, dân số tăng nhanh thì lượng rác thải sinh hoạt, sản xuất tăng vọt làm
nhiễm bẩn đất. Môi trường không khí cũng đang bị ô nhiễm do dân số gia tăng. Nhu cầu
về hàng hóa tiêu dùng tăng lên đòi hỏi sản xuất công nghiệp tăng nhanh. Do đó lượng chất
thải độc hại từ hoạt động công nghiệp tăng nhanh. Các loại khí thải từ hoạt động công –

nông – nghiệp và giao thông vận tải ngày càng tăng đang làm nhiễm bẩn không khí.
Dân số tăng nhanh làm tăng nhu cầu sản xuất và dịch vụ. Những hoạt động này cần
nhiều nước sạch và thải nhiều nước bẩn ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước. Dân số
7|Tra n g


Đại học Thương Mại

càng đông càng có nguy cơ thiếu nước sạch và thừa nước bẩn. Nước bị nhiễm bẩn đã gây
ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người, làm hủy diệt nhiều loài thủy sản quý hiếm ...
Dân số tăng nhanh cũng là nguồn gốc gây nên đói nghèo. Đói nghèo vừa là nguyên
nhân vừa là hậu quả của vấn đề môi trường. Hiện nay trên thế giới còn 1 tỷ người dưới
mức nghèo đói, 2 tỷ người không có nước sạch cho sinh hoạt tối thiểu và hằng năm có 3
triệu trẻ em chết do suy dinh dưỡng.
2.2.3 Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô
thị, công nghiệp và các làng nghề. Ô nhiễm môi trường không khí có tác động xấu đối với
sức khoẻ con người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh
thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng “nhà kính”, mưa axít và suy giảm tầng ôzôn) ...
Công nghiệp hoá càng mạnh, đô thị hoá càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm
môi trường không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí theo chiều
hướng xấu càng lớn, yêu cầu bảo vệ môi trường không khí càng quan trọng.
 Nguyên nhân:
Các quá trình hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp
là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí. Các
quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch, than, dầu, khí đốt tạo ra:
CO2, CO, SO2, Nox cùng các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi. Tùy thuộc vào
quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại
chất độc hại sẽ khác nhau.
Hoạt động giao thông vận tải cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra

ô nhiễm môi trường không khí. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt
nhiên liệu động cơ và các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân tự nhiên, sinh hoạt.
 Tác hại:
-

Đối với con người: Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó
có con người. Ô nhiễm ozone, các khí độc, bụi có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh
tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở …

-

Đối với hệ sinh thái: Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận
được để thực hiện quá trình quang hợp. Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các
phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng
dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị phá hủy.
8|Tra n g


Đại học Thương Mại

2.2.4 Ô nhiễm môi trường nước:
Ô nhiễm nguồn nước lên đến mức báo động, hạn chế nguồn nước sạch cung cấp cho
sinh hoạt đời sống.
 Nguyên nhân ô nhiễm do con người.
Ô nhiễm nguồn nước do con người là nguy cơ trực tiếp gây ra nhiều vấn đề sức
khỏe và cuộc sống con người, trong đó đáng kể là chất thải con người (phân, nước, rác),
chất thải nhà máy và khu chế xuất và việc khai thác các khoáng sản, mỏ dầu khí. Ngoài ra
chất thải do khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, chất thải khu giết mổ, chế biến thực
phẩm và hoạt động lưu thông khí thải, các chất cặn sau khi sử dụng cũng gây ra hậu quả

đến môi trường.
Trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện nay, con người
vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp.
Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức khoan giếng, sau khi ngưng không
sử dụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm cho nước bẩn chảy vào làm ô nhiễm nguồn
nước ngầm. Quản lí nhà nước (địa phương) chưa chặt chẽ, dẫn đến việc lén lút xả nước
thải chưa xử lý của các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà máy ra môi trường nước. Các nhà
máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không khí, khi trời
mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng gây nên ô nhiễm nguồn nước.
Cuối cùng và cũng là nguy hiểm nhất là chất thải phóng xạ.
 Nguyên nhân gây ô nhiễm do tự nhiên.
Ô nhiễm do tự nhiên là do sự bào mòn hay sự sụt lở núi đồi, đất ven bờ sông làm
dòng nước cuốn theo các chất cơ học như bùn, đất, cát, chất mùn ... hoặc do sự phun trào
của núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước mưa rơi xuống đất, hoặc do triều cường
nước biển dâng cao vào sâu gây ô nhiễm các dòng sông, hoặc sự hòa tan nhiều chất muối
khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Arsen, Fluor và các chất kim
loại nặng ...
Lụt lội có thể làm nước mất đi sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ
thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác và cuốn theo các loại hóa
chất trước đây đã được chôn lấp. Các bãi rác bị phân hủy sẽ tạo ra một lượng lớn nước
(nước rỉ rác) thấm vào đất theo các mạch nước ngầm dẫn đến các nguồn nước càng ô
nhiễm nặng.
 Tác hại:

9|Tra n g


Đại học Thương Mại

-


Đối với con người: Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu
do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng
nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư không thể chữa trị.

-

Đối với hệ sinh thái: và các oxit của Nito có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của
đất. Các loài động vật có thể xâm lấn, cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm
nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học.

2.2.5 Ô nhiễm môi trường đất.
 Nguyên nhân ô nhiễm do con người.
-

Các loại chất thải công nghiệp

-

Hoạt động của các nhà máy nhiệt điện, khai thác mỏ, sản xuất hóa chất, nhựa dẻo,
nilon …

-

Chất thải sinh hoạt (phân, nước thải, đồ ăn, rác ...)

-

Các sản phẩm hóa học như phân bón, chất điều hòa sinh trưởng, thuốc trừ sâu, trừ
cỏ …

 Tác hại:

-

Đối với con người: rau, quả bị ô nhiễm từ đất sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

-

Đối với hệ sinh thái: Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây
trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn.

2.2.6 Ô nhiễm chất do thải rắn
Cùng với sự tăng thêm các cơ sở sản xuất, các khu tập trung dân cư ngày càng
nhiều, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm vật chất cũng ngày càng lớn, những điều đó tạo
điều kiện kích thích các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ mở rộng và phát triển
nhanh chóng, nâng cao mức sống chung của xã hội; mặt khác cũng tạo ra một số lượng lớn
chất thải bao gồm: Chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông
nghiệp, chất thải xây dựng... tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người và môi
trường sống.
 Nguyên nhân:
-

Do chất thải từ sinh hoạt và sản xuất chủ yếu là rác thải hữu cơ như thực phẩm hư
hỏng, giấy gói, túi nilon …

-

Do chất thải từ hoạt động xây dựng gồm đất đá …
10 | T r a n g



Đại học Thương Mại

-

Do khai thác khoáng sản bừa bãi.

-

Đồ nhựa, cao su, giấy, thủy tinh ...thải ra từ các nhà máy, công trường.

-

Xác sinh vật, phân thải ra từ nhà máy sản xuất nông nghiệp.

-

Rác thải từ các bệnh viện.
 Tác hại:

-

Đối với con người: Chất thải rắn có thể làm gia tăng sự lan truyền các loại bệnh tật
có nguồn gốc từ ruồi, muỗi, chuột … Ví dụ: bệnh hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, da,
mắt và đặc biệt nguy hiểm là có thể gây ra các bệnh ung thư và thần kinh …

-

Đối với hệ sinh thái: Làm ô nhiễm môi trường đất, nước từ đó làm ô nhiễm cây
trồng và nguồn nước của chúng ta. Gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến các

sinh vật sống.

2.2.7 Ô nhiễm ánh sáng
Ô nhiễm ánh sáng là một dạng ô nhiễm môi trường, xảy ra khi ánh sáng nhân tạo
lấn át ánh sáng tự nhiên vào ban đêm.
 Nguyên nhân
-

Kinh tế, xã hội ngày càng phát triển dẫn đến xuất hiện thêm nhiều thành phố sầm
uất, nhộn nhịp ngay cả khi đã vào đêm.

-

Sử dụng lượng ánh sáng nhân tạo lớn hơn mức cần thiết.

-

Ánh sáng lộn xộn do nhiều nguồn sáng được sử dụng quá mức cùng một lúc.

-

Con người sử dụng kính gương trong việc xây dựng nhà cao tầng ở các đô thị …
 Tác hại

-

Đến hệ sinh thái:
o Làm cuộc sống của các loài động vật hoang dã bị ảnh hưởng, cân bằng sinh
thái bị phá hủy, gây xáo trộn mối quan hệ giữa các loài động vật. Ánh sáng
nhân tạo phát ra từ các đô thị thu hút côn trùng dẫn đến mất nguồn thức ăn

của các loài chim …, phá vỡ chuỗi thức ăn tự nhiên.
o Tại các thành phố, ánh sáng làm cho cây xanh bị rối loạn cơ chế quang hợp,
có xu hướng rụng lá, tăng lượng khí . Năng lượng phát sinh từ chiếu sáng
ban đêm làm tăng một lượng lớn các loại khí nhà kính, đẩy nhanh sự nóng
lên của Trái đất.
11 | T r a n g


Đại học Thương Mại

-

Đến con người:
o Ánh sáng nhân tạo vào ban đêm sẽ làm gia tăng căng thẳng và ảnh hưởng
tiêu cực đến nhịp sinh học của con người, gây ra những rối loạn liên quan
đến giấc ngủ, đau đầu, mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, làm tăng nguy cơ các
bệnh lý mãn tính.
o Gây ra những bất lợi đối với mắt.
o Hiện tượng sử dụng kính gương trong xây dựng nhà cao tầng ở các đô thị
gây sự phản xạ ánh sáng, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông

2.2.8 Ô nhiễm điện từ trường
Ô nhiễm điện từ trường là những bức xạ vô hình phát sinh từ kĩ thuật vô tuyến điện
và việc truyền tải điện năng. Đó là hệ thống lưới điện 50Hz ngoài trời và trong nhà, sóng
điện thoại di động, lưới thông tin không dây...
 Nguyên nhân
-

Các đài sóng phát thanh, sóng truyền hình hầu hết đều được xây dựng ở các khu có
đông dân cư.


-

Việc lạm dụng các thiết bị điện tử ngày càng tăng do sự phát triển của xã hội và nhu
cầu của con người sử dụng trong đời sống.
 Tác hại

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, gây ra các căn bệnh nguy
hiểm: rối loạn thần kinh, có khả năng gây u não, ung thư, tác động xấu tới sinh sản, giảm
hoạt động của não bộ, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ...
2.2.9 Ô nhiễm tiếng ồn
Ô nhiễm tiếng ồn là tiếng ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng nhất định gây khó
chịu cho con người hoặc động vật.
 Nguồn phát sinh tiếng ồn
-

Nguồn gốc tự nhiên: Do hoạt động của núi lửa và động đất.

-

Nguồn gốc nhân tạo:
o Do tiếng của động cơ, tiếng còi hay tiếng phanh xe từ các phương tiện giao
thông.
12 | T r a n g


Đại học Thương Mại

o Tiếng ồn từ máy móc trong xây dựng.
o Tiếng ồn trong sinh hoạt như việc bật máy nghe nhạc quá lớn, tiếng kêu của

các loài động vật, các sự kiện công cộng, các cuộc biểu tình...
 Tác động:
-

Đến con người
o Ô nhiễm tiếng ồn có thể gây tăng huyết áp, căng thẳng, ù tai, giảm thính lực,
rối loạn giấc ngủ và các tác hại khác.
o Tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian dài có thể gây mất thính lực.
o Mức độ tiếng ồn cao ảnh hưởng đến tim mạch, việc tiếp xúc với tiếng ồn
trong khoảng thời gian tám giờ có thể gây ra sự tăng huyết áp từ 5-10 độ.
Ngoài ra tiếng ồn làm gia tăng căng thẳng, gây co mạch dẫn đến tăng huyết
áp nói ở trên, cũng tăng tỷ lệ mắc bệnh động mạch vành.

-

Đến động vật hoang dã:
o Ở một số loài động vật ăn thịt, việc kiếm thức ăn đã trở nên khó khăn hơn,
việc săn mồi không còn được hiệu quả khi mà tình trạng ô nhiễm tiếng ồn
ngày càng tăng cao do hoạt động của con người gây nên.
o Tình trạng ô nhiễm tiếng ồn ngày càng tăng tại các đại dương đang đe dọa sự
tồn tại của các loài cá voi và cá heo - những loài động vật sử dụng sóng âm
để giao tiếp với đồng loại và tìm kiếm thức ăn. Ô nhiễm tiếng ồn khiến các
loài vật biển bị mất phương hướng, không thể tìm bạn tình và có những hành
vi khác thường.

2.2.10 Ô nhiễm nhiệt
Ô nhiễm nhiệt là hoạt động làm thay đổi nhiệt độ của nguồn nước và khí tự nhiên,
từ đó làm thay đổi thành phần nước như nồng độ oxy, cấu trúc các chất hữu cơ khiến cho
hệ sinh thái bị thay đổi.
 Nguyên nhân:

-

Ảnh hưởng từ thiên tai (Núi lửa phun trào).

-

Các hoạt động đốt nhiên liệu của con người.

-

Quá trình đô thị hóa ngày càng tăng nhanh.

-

Do ảnh hưởng từ nạn phá rừng.
13 | T r a n g


Đại học Thương Mại

 Tác hại:
-

Đến con người:
o Nhiều nơi nguồn nước sinh hoạt từ các giếng nước cũng bị tăng nhiệt độ tới
50 độ C khiến cho ống bơm bị biến dạng hay máy bơm bị hư hỏng nặng.
o Vi khuẩn hay nấm bệnh trong nước phát triển cũng sẽ làm ảnh hưởng đến
sức khỏe con người.
o Con người khi làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao sẽ giảm sức khỏe lẫn
năng suất lao động, thậm chí khả năng tai nạn lao động cũng tăng theo do

tâm sinh lí bị ảnh hưởng.

-

Đến môi trường:
o Làm biến đổi hệ sinh thái, giảm đa dạng sinh học.
o Ô nhiễm nhiệt gây biến đổi khí hậu.

14 | T r a n g


Đại học Thương Mại

Chương 3. Giải pháp khắc phục
1. Ô nhiễm không khí:
-

Sử dụng phương tiện công cộng để tránh một lượng khí thải lớn từ phương tiện cá
nhân: xe máy, ô tô, …

-

Tổ chức các hoạt động “trồng cây gây rừng”, “phủ xanh đất trống đồi trọc”.

-

Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học.

-


Thay thế nhiên liệu đốt cháy từ than đá, dầu mazut bằng việc sử dụng điện để ngăn
chặn ô nhiễm không khí bởi bồ hóng và SO2.

-

Thay thế các loại máy mọc, dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây nhiều ô nhiễm bằng
các dây chuyền công nghệ hiện đại, ít ô nhiễm hơn

2. Ô nhiễm môi trường nước
-

Xử lí rác thải hợp lí: Thu gom rác thải vào bãi rác đã quy hoạch từ trước rồi đem đi
xử lý, sử dụng lò đốt rác thải rắn, …

-

Giữ sạch nguồn nước: Không được vứt rác bừa bãi, không thải trực tiếp vào nguồn
nước, sử dụng thuốc trừ sâu theo đúng hướng dẫn, …

-

Bảo vệ nguồn nước ngầm: Thường xuyên thông cống nạo vét kênh mương tránh để
nước ứ đọng lại dễ làm ngấm sâu vào nguồn nước ngầm, thu gom rác thải chất thải
công nghiệp xử lý một địa điểm khác cách xa nguồn nước ngầm đang khai thác …

-

Trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn.

-


Nâng cao tuyền truyền người dân cùng nhau bảo vệ nguồn nước.

3. Ô nhiễm môi trường đất
-

Không xả các chất thải, nước thải, nước hút bể phốt, ... và một số chất hóa học độc
hại ra môi trường đất.

-

Hạn chế sử dụng túi nilon.

-

Phân loại rác thải: làm giảm gánh nặng cho quá trình xử lý rác thải ở môi trường đất.

-

Thực hiện các công tác truyền thông đại chúng, tuyên truyền và phổ biến cho người
dân những kiến thức căn bản về môi trường đất để trên cơ sở đó họ có trách nhiệm
hơn về hành động của mình trong việc bảo vệ môi trường đất.
15 | T r a n g


Đại học Thương Mại

4. Ô nhiễm chất thải rắn
-


Tái chế chất thải rắn.

-

Công nghệ xử lý hóa - lý: sử dụng các quá trình biến đổi vật lý, hóa học nhằm làm
giảm thiểu khả năng nguy hại của chất thải với môi trường.

-

Chôn lấp hợp vệ sinh, đúng tiêu chuẩn.

-

Phân loại chất thải hữu cơ và vô cơ từ sinh hoạt gia đình giảm gánh nặng và đỡ mất
nhiều cho quá trình xử lý rác thải sau.

16 | T r a n g


Đại học Thương Mại

KẾT LUẬN
Bảo vệ môi trường là mục tiêu, nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Biến đổi khí
hậu, ô nhiễm môi trường, an ninh lương thực và nguồn nước… đã trở thành vấn đề lớn của
khu vực và toàn cầu. Hiểu rõ nguyên nhân suy thoái môi trường chính là bước đầu tiên và
quan trọng nhất trong công cuộc cải thiện môi trường và đời sống xã hội. Sự phát triển kinh
tế - xã hội phải bảo đảm nguyên tắc phát triển bền vững, sự phát triển luôn được xem xét,
đánh giá trong sự tương tác với môi trường, giữ cân bằng giữa môi trường và phát triển,
bảo đảm phát triển đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả
năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai. Phát triển bền vững hiện nay trở thành

mục tiêu, định hướng của phần lớn các quốc gia trên thế giới. Chúng ta cần phải ý thức
được về tầm quan trọng của môi trường cũng như có các biện pháp cấp thiết và hữu dụng
để chung tay xây dựng một cuộc sống xanh. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống
của chính chúng ta.

17 | T r a n g


Đại học Thương Mại

Tài liệu tham khảo
(1) />(2) />(3) />(4) />ItemID=146
(5) />%9Dng_v%C3%A0_ph%C3%A1t_tri%E1%BB%83n_kinh_t%E1%BA%BF_x
%C3%A3_h%E1%BB%99i_c%C3%B3_quan_h%E1%BB%87_nh%C6%B0_th
%E1%BA%BF_n%C3%A0o%3F
(6) />(7) />(8) />
18 | T r a n g



×