Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

xay dung so do trong giang day Dia Li 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.89 KB, 9 trang )

PHẦN I – PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Tính cấp thiết của đề tài:
Địa lí là một môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, cần
thiết về Trái Đất và những hoạt động của con người ở Việt Nam và trên thế giới, làm cơ
sở cho việc hình thành thế giới quan khoa học; giáo dục tư tưởng tình cảm đúng đắn.
Đồng thời rèn luyện cho học sinh các kỹ năng sống và chi phối hành động, ứng xử của
học sinh với môi trường tự nhiên, xã hội.
Môn Địa lí có nhiều khả năng bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy (tư duy sinh
thái, tư duy phê phán, tư duy tinh tế, …); trí tưởng tượng và óc thẩm mỹ; rèn luyện những
kỹ năng sống cần thiết cho học sinh. Cùng với các môn học khác, môn Địa kí góp phần
bồi dưỡng cho học sinh ý thức, trách nhiệm, lòng ham hiểu biết khoa học, tình yeu thiên
nhiên, đất nước.
Do đó, Địa lí là môn học không thể thiếu ở trường phổ thông. Tuy nhiên, việc học
Địa lí như thế nào để phát huy hết tiềm năng của môn học, giúp học sinh dễ dàng hệ
thống kiến thức, liên tưởng và ghi nhớ, suy luận kiến thức là một vấn đề cần bàn rất
nhiều. Một trong những phương pháp học dễ nhớ, có khả năng tổng hợp vấn đề, dễ hiểu
và thực tế là sơ đồ hóa kiến thức bài học. Phương pháp dễ thực hiện này có thể áp dụng
trong giảng bài mới, kiểm tra bài cũ, là bài tập về nhà hay ôn tập đều khả quan. Qua đó,
học sinh hình thành được kỹ năng hệ thống kiến thức, học và hiểu vấn đề, tránh tình trạng
học vẹt làm mất đi động lực học tập của các em.
Qua hơn 9 năm giảng dạy, tuy khoảng thời gian chưa đủ dài nhưng tôi cũng rút ra
được những kinh nghiệm thức tế cho bản thân. Trên cơ sở nghiên cứu, thực hành và tổng
hợp tôi mạnh dạn đề xuất một phương pháp mà theo tôi sẽ tạo hứng thú, thuận lợi hơn
cho học sinh trong học tập môn Địa lí. Đó là phương pháp: “ Sơ đồ hóa bài học trong
dạy – học môn Địa Lí”
2/ Tình hình nghiên cứu:
-Trong giảng dạy địa lí PTTH có 4 loại sơ đồ được dùng:
+ Sơ đồ cấu trúc.
+ Sơ đồ quá trình.
+ Sơ đồ địa đồ học.
+ Sơ đồ logic.


-Tuy nhiên giáo viên thường rất ít khi sử dụng chính vì vậy mà khả năng đạt hiệu quả cao
trong 1 tiết giảng dạy là rất thấp.
-Việc nghiên cứu và thử nghiệm để đi đến ứng dụng cho tất cả giáo viên địa lí có ý nghĩa
lí luận và thực tiễn rất lớn.
3/ Mục đích, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi&giá trị sử dụng của
đề tài:


a, Mục đích, đối tượng:
*Mục đích:
-Góp phần nâng cao khả năng xây dựng và sử dụng sơ đồ cho giáo viên.
-Giúp học sinh có khả năng nhận thức kiến thức và tự hoàn thiện kiến thức.
* Đối tượng: giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập môn địa lí.
b, Nhiệm vụ:
-Nghiên cứu phương pháp xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học địa lí nói chung và
địa lí 11 nói riêng.
-Đưa ra những nguyên tắc chung trong xây dựng và sử dụng sơ đồ.
c, Phạm vi:
-Áp dụng cho nhiều bài học địa lí 10, 11 chương trình-Sách giáo khoa phân ban.
-Giới hạn trong việc tạo kĩ năng xây dựng và sử dụng sơ đồ cho giáo viên.
d, Giá trị sử dụng:
-Đề tài có thể ứng dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên để thực hiện phương pháp
sơ đồ trong giảng dạy môn địa lí.
-Có thể dùng cho học sinh nghiên cứu để hình thành kĩ năng, phương pháp học tập tốt
hơn thông qua sơ đồ.
4/ Phương pháp nghiên cứu:
-Thông qua kinh nghiệm giảng dạy môn địa lí cấp THPT trong nhiều năm và kinh
nghiệm qua gần 2 năm thực hiện đổi mới CT-SGK lớp 10, 11 vừa qua.
- Phương pháp thử nghiệm
- Các phương pháp khác có liên quan.

PHẦN II-NỘI DUNG VÀ KẾT QỦA NGHIÊN CỨU

A/ Cơ sở của việc lựa chọn sáng kiến
-Cấu trúc chương trình và sách giáo khoa địa lí 10, 11 có sử dụng sơ đồ ( còn ít )
-Trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên rất ngại sử dụng sơ đồ ( có thể do nhận thức
về phương pháp này, do sợ thiếu thời gian lên lớp , tốn kém…)
B/ Nội dung đề tài:
1/ Các loại sơ đồ:
*Sơ đồ cấu trúc: là loại sơ đồ thể hiện các thành phần, yếu tố trong một chỉnh thể và mối
quan hệ giữa chúng.


( SƠ ĐỒ CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM )
*Sơ đồ quá trình: là loại sơ đồ thể hiện vị trí các thành phần, các yếu tố và mối quan hệ
của chúng trong quá trình vận động.

( SƠ ĐỒ SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI VÀ CÁC MÙA Ở
BẮC BÁN CẦU )
*Sơ đồ địa đồ học: là loại sơ đồ biểu hiện mối quan hệ về mặt không gian của các sự
vật-hiện tượng địa lí trên lược đồ, bản đồ.


( SƠ ĐỒ VỊ TRÍ CÁC KHỐI KHÍ Ở BẮC MỸ )
*Sơ đồ logic: là loại sơ đồ biểu hiện mối quan hệ về nội dung bên trong của các sự vậthiện tượng địa lí.
( SƠ ĐỒ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ )

2/ Yêu cầu của việc xây dựng sơ đồ:
*Tính khoa học: nội dung sơ đồ phải bám sát nội dung của bài học, các mối quan hệ
phải là bản chất, khách quan chứ không phải do người xây dựng sắp đặt.
*Tính sư phạm, tư tưởng: sơ đồ phải có tính khái quát hóa cao, qua sơ đồ học sinh có

thể nhận thấy ngay các mối quan hệ khách quan, biện chứng.
*Tính mĩ thuật: bố cục của sơ đồ phải hợp lí, cân đối, nổi bật trọng tâm và các nhóm
kiến thức.


3/ Các bước xây dựng:
*Các sơ đồ đã có ở sách giáo khoa, sách giáo viên địa lí 10, 11 nhưng chủ yếu-phần lớn
là do giáo viên tự xây dựng từ nội dung bài học, phù hợp với ý tưởng sử dụng phương
pháp, phương tiện dạy học khác nhau.
*Thông thường cấu tạo một sơ đồ có các đỉnh và các cạnh (đỉnh có thể là 1 khái niệm, 1
thuật ngữ, 1 địa danh trên lược đồ, bản đồ; cạnh là các đường, đoạn thẳng ( có hướng
hoặc vô hướng )nối các đỉnh hoặc biểu hiện tượng trưng hình dáng của sự vật-hiện tượng
địa lí.
*CÁC BƯỚC XÂY DỰNG MỘT SƠ ĐỒ
-BƯỚC 1: Tổ chức các đỉnh của sơ đồ ( chọn kiến thức cơ bản, vừa đủ, mã hoá một cách
ngắn gọn, cô đọng, súc tích, bố trí các đỉnh trên một mặt phẳng ).
-BƯỚC 2: Thiết lập các cạnh (các cạnh nối những nội dung ở các đỉnh có liên quan)
-BƯỚC 3: Hoàn thiện (kiểm tra lại tất cả để điều chỉnh sơ đồ phù hợp với nội dung dạy
học và logic nội dung, đảm bảo tính thẩm mĩ và dễ hiểu ).
4/ Cách xây dựng một sơ đồ:
-Giáo viên nghiên cứu nội dung chương trình giảng dạy, lựa chọn ra những bài, những
phần có khả năng áp dụng phương pháp sơ đồ có hiệu quả nhất. Tiếp theo giáo viên phân
tích nội dung bài dạy, tìm ra những khái niệm cơ bản, khái niệm gốc cần truyền đạt, hình
thành.
-Trong dạy học địa lí ta có thể xây dựng các kiểu sơ đồ sau:
+Sơ đồ dùng để chứng minh hay giải thích dùng để phản ánh nội dung bài giảng
một cách trực quan, dể khái quát, dể tiếp thu.
+Sơ đồ tổng hợp dùng để ôn tập, tổng kết hay hệ thống 1 chương, 1 phần kiến
thức.
+Sơ đồ kiểm tra để đánh giá năng lực tiếp thu, hiểu biết của học sinh đồng thời

giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh nội dung truyền đạt.
5/ Cách sử dụng sơ đồ:
-Giáo viên dựa vào chính sơ đồ để soạn ra các tình huống dạy học cũng như các thao tác,
phương pháp dạy; lúc này sơ đồ chính là mục đích-phương tiện truyền đạt của giáo viên
và lĩnh hội kiến thức của học sinh.
-Trong khi sử dụng giáo viên phải hình thành rõ mạch chính, mạch nhánh của sơ đồ, mối
quan hệ nhân qủa, mối quan hệ tác động hoặc sự liên kết các đơn vị kiến thức trên sơ đồ.
* CÁC VÍ DỤ MINH HỌA


VÍ DỤ 1: Sử dụng sơ đồ trong việc kiểm tra kiến thức cũ của học sinh vào
đầu giờ học
-Để kiểm tra kiến thức “Bài 9-Nhật Bản-Tiết 2-Kinh tế” của học sinh, giáo viên sử dụng
sơ đồ và kèm theo câu hỏi: Hãy điền vào sơ đồ sau, sản phẩm của các ngành công nghiệp
Nhật Bản?
-Sơ đồ:

CÁC NGÀNH CHIẾM TỈ TRỌNG LỚN TRONG CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP CỦA NHẬT BẢN

CHẾ TẠO

ĐIỆN TỬ

XD&CÔNG TRÌNH
CÔNG CỘNG

DỆT

VÍ DỤ 2: Sử dụng sơ đồ trong việc định hướng nhận thức của học sinh-dùng vào lúc
mở đầu bài học:

-Để cho học sinh nắm bắt và hiểu được cấu trúc nội dung của các ngành kinh tế Trung
Quốc “Bài 10-Trung Quốc-Tiết 2-Kinh tế”
-Sơ đồ:

KINH TẾ TRUNG QUỐC

CÔNG NGHIỆP

CHẾ TẠO
MÁY

ĐIỆN TỬ

HÓA DẦU

NÔNG NGHIỆP

SX. Ô TÔ

XÂY DỰNG

TRỒNG
TRỌT

CHĂN
NUÔI


VÍ DỤ 3: Sử dung sơ đồ trong việc giảng bài mới
-Trên cơ sở sơ đồ-Phân bố dân cư Trung Quốc, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích, kết

hợp với hình 10.4-Phân bố dân cư Trung Quốc-> Trình bày sự phân bố dân cư chênh lệch
giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn ở Trung Quốc?
-Sơ đồ:
ĐỒNG
BẰNG, VEN
ĐỒNG BẰNG,
VEN
BIỂN &
& CÁC
CÁC THÀNH
BIỂN
THÀNH
PHỐ:
MẬT ĐỘ
ĐỘ DÂN
DÂN SỐ
SỐ
PHỐ: MẬT
CAO
CAO

THÀNH
CHIẾM
THÀNH THỊ
THỊ CHIẾM
37%
SỐ
37% DÂN
DÂN SỐ


PHÂN
BỐ
PHÂN BỐ
DÂN

DÂN CƯ

NÔNG THÔN
THÔN CHIẾM
CHIẾM
NÔNG
63%
SỐ
63% DÂN
DÂN SỐ

MIỀN NÚI,
NÚI, CAO
MIỀN
CAO
NGUYÊN,
HOANG
NGUYÊN, HOANG
MẠC: DÂN
DÂN CƯ
CƯ THƯA
THƯA
MẠC:
THỚT
THỚT


-Giáo viên vừa hướng dẫn học sinh khám phá các mối quan hệ song song với việc hoàn
thành sơ đồ ( vừa dạy vừa vẽ ) -> đây là cách dạy học có sự tham gia tích cực của học
sinh.
=> Ví dụ tương tự cho bài 2: Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hóa.
VÍ DỤ 4: Sử dụng sơ đồ để thể hiện toàn bộ kiến thức học sinh đã lĩnh hội
-Sau khi hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá các kiến thức cần nắm trong mục II: Điều
kiện tự nhiên “Bài 10-Trung Quốc-Tiết 1-Tự nhiên và dân cư”; giáo viên thể hiện các
kiến thức cần thiết bằng sơ đồ sau:


-Sơ đồ:

ĐIỀU KIỆN
TỰ NHIÊN
MIỀN
ĐÔNG

MIỀN TÂY

ĐỊA HÌNH

KHÍ HẬU

SÔNG
NGÒI

ĐỊA HÌNH

KHÍ HẬU


SÔNG
NGÒI

VÍ DỤ 5: Sử dụng sơ đồ trong việc củng cố-đánh giá cuối bài
-Giáo viên để một số ô trống, để trống một số cạnh, yếu cầu học sinh tìm các kiến thức
điền vào ô trống hoặc vẽ và điền tiếp các cạnh.
-Sau khi học xong “Bài 8-Liên bang Nga-Tiết 1-Tự nhiên, dân cư và xã hội”, giáo viên sử
dụng sơ đồ sau:
-Sơ đồ

ĐỊA HÌNH

PHÍA TÂY
S.IÊNÍTXÂY

KHÍ HẬUSÔNG NGÒI
KHOÁNG
SẢN

ĐỘNG THỰC
VẬT

ĐKTN LB
NGA

ĐỊA HÌNH
PHÍA ĐÔNG
S.IÊNÍTXÂY


KHÍ HẬUSÔNG NGÒI
KHOÁNG
SẢN


3/ Kết qủa thực nghiệm:
-Giảng dạy các khối lớp 10, 11(Sử dụng phấn, bảng viết ) thì việc sử dụng sơ đồ có hạn
chế. Học sinh nắm và hiểu nội dung của phần học, bài học chỉ đạt 60%/ lớp. Nếu không
sử dụng chỉ đạt 50%/lớp.
-Giảng dạy các khối lớp 10, 11 (Sử dụng máy chiếu ) thì việc sử dụng sơ đồ nhiều hơn,
thuận tiện hơn. Học sinh nắm và hiểu nội dung qua sơ đồ nhanh hơn, đạt trên 90%/lớp.
PHẦN III-KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1/ Kết luận:
-Việc đổi mới phương pháp trong dạy-học địa lí 10, 11 là cấp thiết nhưng việc áp dụng để
đạt hiệu qủa cao là cần thiết hơn, chính vì vậy đối với giáo viên cho dù có sử dụng phòng
máy chiếu hay trực tiếp dạy tại lớp thì cần đầu tư nghiên cứu để xây dựng và sử dụng
được phương pháp sơ đồ.
2/ Kiến nghị:
-Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy địa lí ở các khối lớp cần quan tâm hơn đến việc xây
dựng và sử dụng sơ đồ trong giảng dạy, xem đây là phương pháp không thể thiếu, phương
pháp cần thiết, đặc thù của bộ môn, phương pháp được ứng dụng rộng rãi trong nhiều
mục đích giảng dạy của giáo viên trong 1 tiết lên lớp.
-Nhà trường cần trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị, đồ dùng… để tạo điều kiện tốt
hơn nữa cho giáo viên trong việc nghiên cứu xây dựng và sử dụng phương pháp sơ đồ
trong giảng dạy môn địa lí.



×