HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HOÀNG CAO LIÊM
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH HÀ NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2018
ii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU
HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC .................................................................................. 8
1.1. Những công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài luận án ............. 8
1.2. Những công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án............ 13
1.3. Đánh giá kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và khoảng
trống cần tiếp tục nghiên cứu .................................................................. 23
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH ..................... 29
2.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước .......................................... 29
2.2. Lý luận chung quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh ..................... 44
2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước................................... 71
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH HÀ NAM ....................... 78
3.1. Thực trạng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam ................................................. 78
3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam từ
năm 2011-2017 ..................................................................................... 91
3.3. Đánh giá chung quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam
từ năm 2011-2017 ............................................................................... 106
iii
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI TỈNH HÀ NAM ................................................................... 125
4.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng giao thông vận tải từ ngân sách nhà nước tại tỉnh
Hà Nam ............................................................................................... 125
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà
Nam đến 2025 ..................................................................................... 136
KẾT LUẬN................................................................................................... 154
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ .............................................................................. 156
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 157
PHỤ LỤC .................................................................................................... 167
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOT
:
Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao
BT
:
Xây dựng - Chuyển giao
ĐTC
:
Đầu tư công
ĐTXD
:
Đầu tư xây dựng
GDP
:
Tổng sản phẩm trong nước
GRDP
:
Tổng sản phẩm trên địa bàn
GTĐB
:
Giao thông đường bộ
GTVT
:
Giao thông vận tải
KCHT
:
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật
KCHTGTĐB :
Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
NSNN
:
Ngân sách nhà nước
ODA
:
Hỗ trợ phát triển chính thức
PPP
:
Hợp tác công - tư
QLDA
:
Quản lý dự án
QLNN
:
Quản lý nhà nước
UBND
:
Ủy ban nhân dân
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Thu ngân sách nhà nước tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2017......... 81
Bảng 3.2: Chi ngân sách nhà nước tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2017 ......... 82
Bảng 3.3: Thống kê hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh
Hà Nam hiện nay ......................................................................... 86
Bảng 3.4: Vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2017 ............................................... 88
Bảng 3.5: Tỷ trọng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ so
với đầu tư xây dựng cơ bản .......................................................... 89
Bảng 3.6: Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 ngành
giao thông vận tải tỉnh Hà Nam.................................................... 97
vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1: Khung phân tích luận án ................................................................ 28
Hình 2.1. Các giai đoạn của một dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước. ................................ 43
Hình 3.1: Bản đồ vị trí địa lý tỉnh Hà Nam và liên hệ vùng ........................... 78
Hình 3.2: Tăng trưởng GRDP của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2017 ........... 80
Hình 3.3: Quy trình quản lý nhà nước trong lập kế hoạch đầu tư công
nguồn vốn ngân sách tỉnh.............................................................. 96
Hình 3.4: Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước............ 117
Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về PPP .......................... 151
Hình 4.2: Đánh giá về các giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà
nước đối với đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam ....................... 153
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống giao thông vận tải được ví như mạch máu trong cơ thể, nền
kinh tế của mỗi quốc gia muốn phát triển ổn định thì vấn đề phát triển mạng
lưới GTVT có ý nghĩa quan trọng. Hơn 30 năm đổi mới và phát triển, ở cấp
quốc gia mạng lưới GTVT đã xây dựng mới và nâng cấp được nhiều công
trình giao thông quan trọng như sân bay, bến cảng và các tuyến quốc lộ huyết
mạch như: cao tốc Hà Nội - Ninh Bình, Sài Gòn - Trung Lương, Hà Nội - Lào
Cai, Hà Nội - Hải Phòng... là yếu tố căn bản góp phần vào phát triển kinh tế xã hội đất nước và mở rộng giao lưu với nước ngoài.
Ở cấp địa phương, chính quyền cấp tỉnh qua các nhiệm kỳ đều coi phát
triển KCHT giao thông là nhiệm vụ quan trọng với những định hướng, mục
tiêu cụ thể. Một mặt để kết nối với mạng lưới giao thông quốc gia và mặt
khác kết nối với các địa phương trong tỉnh tạo đà phát triển kinh tế - xã hội.
Trong đó, có các tỉnh xếp vào top 10 tăng trưởng GDP của cả nước như Hải
Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Bình Dương,...
Hà Nam là tỉnh nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng và là cửa ngõ phía
Nam của thủ đô Hà Nội, có nhiều lợi thế về phát triển GTĐB. Cùng với quá
trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển kinh tế - xã hội,
xây dựng các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp, thu hút đầu tư trong và
ngoài nước, vấn đề phát triển hệ thống KCHTGTĐB được xác định là mục
tiêu cấp bách, thường xuyên của tỉnh.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của KCHT GTVT nói chung và
KCHTGTĐB nói riêng, chính quyền tỉnh Hà Nam đã luôn chủ trương ưu tiên
đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, đáp ứng yêu cầu GTVT đi trước “mở
đường" để tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong những năm qua,
KCHTGTĐB tỉnh Hà Nam đã có sự phát triển đáng kể, KCHTGTĐB không
2
ngừng được mở rộng, nâng cấp đã kéo các thành phố trong khu vực (Hưng
Yên, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình và thủ đô Hà Nội) xích lại gần nhau
hơn. Đồng thời giảm dần chênh lệch về khoảng cách để phát triển kinh tế giữa
các huyện trong tỉnh. Kết quả đạt được về phát triển KCHTGTĐB những năm
qua ở Hà Nam đã hình thành mạng lưới giao thông gắn kết giữa giao thông
quốc gia và giao thông địa phương xuống đến huyện, xã kết hợp với chương
trình xây dựng nông thôn mới... Hệ thống GTĐB của tỉnh nói chung có sự
thay đổi về số lượng và chất lượng, được đánh giá cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác QLNN về
ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN tại tỉnh Hà Nam còn những bất cập. Một mặt,
về phía vĩ mô hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách còn chồng chéo, thiếu
đồng bộ. Mặt khác, ở cấp tỉnh tuy được phân cấp mạnh về QLNN đối với
ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực
hiện đang bộc lộ những bất cập về cơ chế phối hợp trong xây dựng quy hoạch,
kế hoạch, quản lý, giám sát, phân bổ nguồn lực... dẫn đến những sai sót, lãng
phí, thất thoát, kể cả lợi dụng bất cập trong quản lý để trục lợi cá nhân... làm
suy giảm chất lượng các công trình, dự án, làm giảm hiệu lực và hiệu quả của
công tác QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ ngân sách nhà nước.
Từ thực tế đó, vấn đề “Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam”
được nghiên cứu sinh lựa chọn làm đề tài luận án Tiến sĩ kinh tế chuyên
ngành quản lý kinh tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở xây dựng khung lý thuyết về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN
cấp tỉnh trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế. Từ đó là căn cứ khoa học để khảo sát đánh giá thực tiễn nội dung
QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN tại tỉnh Hà Nam thời gian qua (giai
3
đoạn 2011-2017). Đồng thời đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thực
hiện QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Hà Nam đến năm 2025.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Một là, trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận QLNN về ĐTXD
KCHTGTĐB từ NSNN cấp tỉnh, kế thừa có bổ sung những điểm mới để phù
hợp với yêu cầu phát triển để hoàn thiện khung lý thuyết về QLNN đối với
ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN.
Hai là, nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ
NSNN của một số tỉnh có điều kiện tương đồng để chỉ ra những thành công
và hạn chế về QLNN đối với ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN làm bài học để
rút kinh nghiệm vận dụng và tránh lặp lại sai lầm của các địa phương.
Ba là, căn cứ vào các số liệu, tư liệu khảo sát thực tế theo các nội dung
đã được xây dựng, đề cập ở Chương 1 để phân tích, tổng hợp, đánh giá những
kết quả đạt được, những khó khăn vướng mắc về QLNN đối với ĐTXD
KCHTGTĐB từ NSNN. Đồng thời chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến kết quả
trên cả về kết quả đạt được và những tồn tại.
Bốn là, trên cơ sở dự báo về mục tiêu phát triển hệ thống GTĐB của tỉnh
cũng như của cả nước, để đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống KCHTGTĐB
của tỉnh Hà Nam đến năm 2025, luận án đề xuất các giải pháp cả trước mắt
cũng như lâu dài nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng QLNN về ĐTXD
KCHTGTĐB từ NSNN thời kỳ hội nhập và phát triển.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Quản lý nhà nước về ĐTXD KCHT giao thông nói chung và
KCHTGTĐB nói riêng từ NSNN có nhiều công trình khoa học nghiên cứu:
Kinh tế giao thông, Kinh tế đô thị, Kinh tế chính trị, Kinh tế quản lý, Kinh tế
phát triển, Quản trị kinh doanh... Tiếp cận từ chuyên ngành Quản lý kinh tế
4
cũng tùy theo phạm vi và mục đích nghiên cứu để xác định rõ đối tượng.
Trong phạm vi và cách tiếp cận của đề tài này để phù hợp luận án xác định
đối tượng nghiên cứu của luận án là: Tổng hợp các yếu tố cấu thành nội dung
của QLNN cấp tỉnh về ĐTXD KCHT giao thông nói chung và KCHTGTĐB
nói riêng từ NSNN. Các nội dung được nghiên cứu đặt trong mối quan hệ phụ
thuộc lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển gồm: mục tiêu, nội dung quy
trình, nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá... hướng đến hoàn thiện
quản lý để đạt được kết quả tốt nhất.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ
NSNN trên góc độ quản lý vĩ mô của cấp tỉnh với các nội dung như: xây dựng
quy hoạch, kế hoạch; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật; tổ chức bộ máy quản lý và công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát...
của Nhà nước.
- Về thời gian và địa bàn nghiên cứu: Khảo sát, phân tích và đánh giá
thực trạng QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN tại tỉnh Hà Nam trong
giai đoạn 2011-2015, có bổ sung số liệu hai năm 2016, 2017; đề xuất phương
hướng và giải pháp đến năm 2025.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở phương pháp luận
Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp với các quan điểm, đường lối chính sách của
Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và KCHT
giao thông nói riêng. Đồng thời, sử dụng những kiến thức kinh tế tổng hợp về
QLNN là chuyên sâu và ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN. Ngoài ra, luận án
còn kế thừa có chọn lọc và vận dụng phù hợp những quan điểm lý luận, các
khung lý thuyết về quản lý kinh tế của các nhà khoa học trong nước và thế
giới về những nội dung liên quan đến đề tài luận án.
5
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Một số phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng trong luận án gồm:
- Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: hệ thống, phân
tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá, dự báo... kết hợp với thu thập tài liệu thứ
cấp, điều tra xã hội học và xây dựng các bảng, biểu, sơ đồ, đồ thị để minh
chứng kết quả phân tích đánh giá.
- Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: Các báo cáo thống kê, tổng
hợp về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN của các cơ quan QLNN tỉnh Hà
Nam: Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải, Thanh
tra tỉnh, các Ban QLDA đầu tư xây dựng của tỉnh,...
- Phương pháp điều tra xã hội học:
+ Đối tượng điều tra bao gồm: Các cán bộ quản lý, chuyên viên thuộc các
cơ quan QLNN của tỉnh Hà Nam như: Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, Văn
phòng UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài
chính, Thanh tra tỉnh, các Ban QLDA đầu tư thuộc tỉnh; các cán bộ của chủ đầu
tư, nhà thầu xây lắp, tư vấn xây dựng,... đã và đang hoạt động trên địa bàn tỉnh
Hà Nam.
+ Phương pháp điều tra: Bằng phiếu hỏi với 12 câu hỏi, chủ yếu là câu
hỏi đóng về những nội dung liên quan đến QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB
từ NSNN đã nêu tại Chương 2. Trong quá trình tiến hành điều tra xã hội
học, tác giả đã phát ra 92 phiếu và thu về 76 phiếu với đối tượng trả lời có
độ tuổi từ 22 đến trên 65 tuổi, trong đó có 58 nam và 18 nữ; trình độ đại
học 30 người, trên đại học là 39 người và dưới đại học là 7 người; cán bộ
lãnh đạo, quản lý là 41 người, nhân viên trực tiếp làm chuyên môn là 35
người. Với đối tượng điều tra như trên, kết quả điều tra xã hội học của tác
giả là đáng tin cậy và có cơ sở thực tiễn cho các đánh giá trong luận án.
Các phương pháp được sử dụng một cách linh hoạt, phù hợp với các
chương, tiết để đạt được kết quả nghiên cứu. Cụ thể như:
6
Chương 1: Chủ yếu sử dụng phương pháp hệ thống hóa, phân tích, đánh
giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình, các nhà khoa học trong
và ngoài nước theo tiếp cận từ các phân ngành, theo thời gian để có những
nhận xét về kết quả đạt được, những vấn đề còn tranh luận. Từ đó gắn với
nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu của luận án để rút ra những khoảng trống
cần tiếp tục nghiên cứu gắn với đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án.
Chương 2: Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp quy nạp, diễn dịch,
phân tích luận chứng làm rõ căn cứ lý luận, chỉ ra tính quy luật của chủ đề
nghiên cứu. Từ đó, xây dựng khung lý thuyết phù hợp với cấp độ nghiên cứu
QLNN cấp tỉnh về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN. Đồng thời sử dụng linh
hoạt các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích thực tiễn QLNN về ĐTXD
KCHTGTĐB từ NSNN của một số địa phương để rút ra bài học kinh nghiệm.
Chương 3: Chủ yếu sử dụng phương pháp mô tả khái quát, thu thập và xử
lý các tài liệu cả sơ cấp và thứ cấp, kết hợp với sử dụng các phương pháp điều
tra xã hội học và xây dựng các bảng, biểu, sơ đồ, đồ thị từ thực tế của tỉnh Hà
Nam liên quan đến nhiệm vụ triển khai để đánh giá khách quan, khoa học kết
quả thực tiễn những nội dung chủ yếu theo khung lý luận tại Chương 2.
Chương 4: Chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp kết hợp
với dự báo để rút ra phương hướng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn
thiện nội dung, quy trình... QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN tại
tỉnh Hà Nam.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Trên cơ sở hệ thống hóa, kế thừa, có bổ sung để hoàn thiện xây dựng
khung lý thuyết về QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN cấp tỉnh trong
bối cảnh phát triển kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế.
- Chỉ ra những bài học kinh nghiệm trên cả hai phương diện thành công
và chưa thành công làm bài học khảo cứu cho tỉnh Hà Nam về QLNN đối với
ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN.
7
- Phân tích, đánh giá khách quan, khoa học dựa trên khung lý thuyết đã
được xây dựng về thực trạng QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN tại
tỉnh Hà Nam những năm qua để chỉ ra được thành tựu, hạn chế và nguyên
nhân dẫn đến các hạn chế, bất cập cần giải quyết.
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá kết hợp 3 chương, luận án đưa ra dự báo,
định hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN nhằm góp phần nâng
cao năng lực sử dụng các công cụ quản lý và hiệu lực, hiệu quả của công tác
QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN tại tỉnh Hà Nam trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Về lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ thêm các khái
niệm, nội dung, nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá QLNN về ĐTXD
KCHTGTĐB từ NSNN phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường phát
triển. Những vấn đề luận án đề cập, giải quyết góp phần phân tích những cơ
sở khoa học trong việc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về
ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN tại địa bàn cấp tỉnh.
6.2. Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo,
phục vụ đào tạo, giảng dạy, học tập và nghiên cứu những chuyên đề thực tế
liên quan đến QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN. Nguồn tài liệu sử
dụng cho các cơ quan quản lý cấp tỉnh tham khảo để đề xuất giải pháp hoàn
thiện QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN cấp tỉnh.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và các phụ
lục, nội dung chính của luận án được trình bày trong 4 chương, 11 tiết.
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.1. Những nghiên cứu về vai trò, tiêu chí đánh giá và nội dung
quản lý chi tiêu công và đầu tư xây dựng cơ bản
“The role of public investment in poverty reduction: Theories, evidence
and method”, “Vai trò của đầu tư công trong xóa đói giảm nghèo: lý thuyết,
bằng chứng và phương pháp” của Edward Anderson, Paolo de Renzio và
Stephanie Levy [85]. Công trình nghiên cứu đã tập trung phân tích làm nổi bật
vai trò của ĐTC đối với tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt nhấn
mạnh không phân biệt chế độ chính trị, về cơ bản các quốc gia trong công
cuộc phát triển kinh tế - xã hội vốn NSNN đều được chi tiêu phần vốn cho
ĐTC để xây dựng KCHT là lĩnh vực cần nhiều vốn, quay vòng chậm, lãi suất
thấp mà các thành phần kinh tế khác không muốn đầu tư nhưng có vai trò
quyết định đến xây dựng nền tảng vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Đồng thời
nội dung cuốn sách cũng đi sâu phân tích để chứng minh sự hoàn thiện KCHT
sẽ tạo ra nền tảng vật chất để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó nhiệm vụ tập
trung vào tạo điều kiện cho nhóm người có thu nhập thấp, ở điều kiện khó
khăn có thể vươn lên trong công cuộc xây dựng đất nước. Nội dung tác phẩm
cũng đồng thời đánh giá tổng quan một số lý thuyết về mối quan hệ giữa kinh
tế với đảm bảo an sinh xã hội mà điển hình là lý thuyết Kunet, cũng như các
bằng chứng và phương pháp. Qua đó đề xuất cách thức để cung cấp, hướng
dẫn tốt hơn cho những nhà hoạch định chính sách trong việc sử dụng các kỹ
thuật và thông tin có sẵn để đưa ra các ưu tiên cho đầu tư công trong bối cảnh
9
áp lực ngày càng gia tăng đối với loại hình đầu tư này tại các quốc gia đang
phát triển trong quá trình hiện thực hóa các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.
“Diagnostic Framework for Assessing Public Investment Management”,
“Khung chuẩn đoán cho đánh giá quản lý đầu tư công” của Anand Rajaram,
Tuan Minh Le, Nataliya Biletska và Jim Brumby [79]. Từ tổng kết thực tiễn
về các nội dung QLNN về đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và QLNN về chi
tiêu công cho đầu tư xây dựng cơ bản, kết hợp với các lý thuyết quản lý hiện
đại để đề xuất các tiêu chí đánh giá cả định tính và định lượng về việc đánh
giá hệ thống quản lý ĐTC cho các Chính phủ. Đồng thời công trình nghiên
cứu cũng khẳng định: Quản lý đầu tư công có vai trò cực kỳ quan trọng trong
việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy cần phải quan tâm tới quá
trình lựa chọn chủ thể, biện pháp và đối tượng quản lý cụ thể tránh cách làm
chung chung trong quản lý ĐTC. Nghiên cứu đã đề xuất 8 đặc trưng cơ bản
của một hệ thống ĐTC hiệu quả và xây dựng khung khổ chuẩn đoán khi đánh
giá các giai đoạn chính trong quy trình quản lý ĐTC. Từ đó làm căn cứ để
khuyến khích các chính phủ tiến hành công tác tự đánh giá hệ thống ĐTC của
mình và đưa ra những cải cách để tăng cường hiệu quả của ĐTC.
“Investing in Public Investment: An Index of Public Investment
Efficiency”, “Đầu tư trong quá trình đầu tư công: những chỉ báo về hiệu quả
của đầu tư công” của Zac Mills, Annette J Kyobe, Jim Brumby, Chris
Papageorgiou và Era Dabla-Norris [90]. Công trình nghiên cứu đi sâu phân
tích khung lý luận về đầu tư, trên cơ sở đó làm căn cứ so sánh đánh giá đầu tư
công với các loại hình đầu tư khác. Kết luận nhìn từ góc độ quản lý cho thấy:
QLNN về ĐTC có tính phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ
quan quản lý gắn với từng công đoạn của quy trình đầu tư. Đồng thời cũng chỉ
ra cơ quan quản lý có vai trò, chức năng, nhiệm vụ như người tư lệnh đứng
đầu và chịu trách nhiệm trước cá nhân. Khác với đầu tư tư nhân hoặc đầu tư
liên kết công tư đều có những thuận lợi và khó khăn trên cơ sở đó làm căn cứ
10
để đánh giá quy trình quản lý đầu tư về vốn. Nghiên cứu cũng đã đưa ra các
chỉ số cơ bản để đánh giá hiệu quả của ĐTC. Trong đó, nhấn mạnh thể chế
phù hợp là cơ sở để quản lý đầu tư công đạt hiệu quả cao qua 4 giai đoạn khác
nhau: thẩm định dự án; lựa chọn dự án; triển khai và đánh giá dự án. Từ các
chỉ số xác định và thể chế quản lý qua các giai đoạn được tổng kết làm căn cứ
khảo sát tại 71 quốc gia, trong đó có 40 quốc gia có thu nhập thấp. Và kết
luận tổng quan về các chỉ số giữa các vùng cũng như các nhóm quốc gia khác
nhau. Đồng thời xác định được những lĩnh vực mà các quốc gia có thể ưu tiên
tiến hành cải cách để nâng cao hiệu quả của ĐTC.
“Making Public Investment More Efficient”, “Làm cho đầu tư công hiệu
quả hơn” của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) [86]. Báo cáo tổng quát khẳng định
vai trò ĐTC góp phần mang lại các dịch vụ công chủ yếu, gắn kết người dân
và tạo ra các cơ hội kinh tế, góp phần vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy
nhiên, tác động kinh tế - xã hội của ĐTC lại phụ thuộc vào hiệu quả của nó.
Hiệu quả của ĐTC lại phụ thuộc chủ yếu vào quản lý của Chính phủ ở các
nền kinh tế khác nhau. Qua các nghiên cứu tổng hợp kết quả cho thấy, cải
thiện cơ chế quản lý ĐTC theo hướng quản trị hiện đại (PIM - Public
Investment Management) có thể tăng cường hiệu quả và chất lượng của ĐTC.
Vì thế quốc gia nào có các tổ chức quản lý ĐTC mạnh, hiện đại thì sẽ có các
khoản đầu tư hiệu quả hơn, mang lại những tác động tốt hơn, thậm chí là có
thể thu hẹp tới 2/3 khoảng trống hiệu quả ĐTC. Đối với các thị trường mới
nổi nên áp dụng các quy trình đánh giá, lựa chọn và phê chuẩn các dự án đầu
tư một cách công khai, minh bạch hơn. Trong khi các nước đang phát triển có
thu nhập thấp nên củng cố các thể chế liên quan đến công tác tài trợ, quản lý
và giám sát việc triển khai dự án. Tất cả các quốc gia này sẽ thu được lợi lớn
nhất từ việc giám sát chặt chẽ các dự án PPP và gắn việc lập chiến lược quốc
gia với chi tiêu ngân sách tốt hơn.
11
1.1.2. Những nghiên cứu về nguyên tắc, quy trình và kinh nghiệm
quản lý chi tiêu công về đầu tư xây dựng cơ bản và đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng giao thông
“Public Expenditure Management Handbook”, “Sổ tay quản lý chi tiêu
công” của Ngân hàng Thế giới [89]. Có thể nói nội dung cuốn sách là cuốn
cẩm nang về nguyên tắc và quy trình quản lý chi tiêu NSNN cho lĩnh vực
công. Qua tổng kết, so sánh, đối chiếu và kiểm chứng, kết hợp các lý thuyết
quản lý cổ điển và hiện đại, cuốn sách đã đưa ra những hướng dẫn nhằm hoàn
thiện quản lý ngân sách và tài khóa trong khu vực công. Đồng thời phân tích,
dự báo những điểm yếu phát sinh và đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện
quản lý ngân sách và tài chính trong khu vực công. Có thể nói, đây là một
cuốn sách tham khảo tốt, chuyên sâu, cung cấp khung khổ quản lý chi tiêu
công và tác động của nó tới kết quả ngân sách. Kết luận cũng đồng thời đưa ra
một số hướng dẫn về các thành tố cốt lõi của một hệ thống quản lý chi tiêu
công hiệu quả cho các chính phủ và các nhà quản lý.
“Guidelines for Public Expenditure Management”, “Hướng dẫn quản lý
chi tiêu công”, của Barry H. Potter và Jack Diamond [81]. Từ một hướng tiếp
cận khác của khoa học quản lý tài chính các tác giả đã trình bày những vấn đề
chung về nguyên tắc và kinh nghiệm trong 3 khía cạnh chính của quản lý chi
tiêu công, đó là: chuẩn bị ngân sách, lên kế hoạch chi tiêu và thực hiện ngân
sách. Thông qua nghiên cứu, đánh giá kinh nghiệm thực tiễn về quản lý chi
tiêu công tại 4 nhóm quốc gia có các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác
nhau gồm các nước thuộc hệ thống Pháp ngữ, các nước thuộc hệ thống Thịnh
vượng chung; các nước Châu Mỹ - Latinh và nhóm các nước có nền kinh tế
chuyển đổi. Nhóm tác giả khẳng định, mặc dù có sự khác nhau về điều kiện
cụ thể, ở những nhóm nước có trình độ khác nhau nhưng quá trình và những
nguyên tắc quản lý chi tiêu công đã được đúc kết cần tuân thủ. Nếu đi ngược
12
3 nguyên tắc và quy trình đã xác định thì hậu quả tiêu cực diễn ra vấn đề khắc
phục sẽ rất khó khăn và nan giải.
“Public investment management in the new EU member states:
strengthening planning and implementation of transport infrastructure
investments”, “Quản lý đầu tư công tại các nước thành viên mới của EU: tăng
cường hoạch định và triển khai đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông” của
Bernald Myers, Thomas Laursen [82]. Cuốn sách đã tổng kết, đánh giá dưới
góc độ quản lý NSNN đối với đầu tư công về xây dựng KCHTGTĐB của các
nước là thành viên mới của EU. Trong đó nhấn mạnh 2 nội dung: Là thành
viên mới với điều kiện kinh tế khó khăn, KCHTGTĐB yếu kém đặt ra nhiều
thách thức, đồng thời được hưởng lợi từ nguồn vốn ưu đãi của EU. Từ đó đặt
ra vấn đề quản lý ngân sách cho đầu tư công nhằm tuân thủ cam kết của EU,
đồng thời phù hợp với thể chế đầu tư của nước sở tại. Công trình nghiên cứu
đã xác định một số vấn đề và thách thức chính mà các nước thành viên mới
của EU phải đối mặt trong quá trình quản lý các chương trình đầu tư công của
mình. Đồng thời, chỉ ra những kinh nghiệm hay cũng như các thách thức mà
các nước thành viên EU phải đối mặt. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ giới hạn tập
trung vào 4 nước thành viên mới của EU, bao gồm: Ba Lan, Slovenia, Latvia
và Slovakia và 3 quốc gia thành viên cũ là Vương Quốc Anh, Ireland và Tây
Ban Nha. Bên cạnh đó, quy mô nghiên cứu cũng chỉ giới hạn vào kết cấu hạ
tầng giao thông, bao gồm đường bộ, cầu cống và đường sắt, bởi đây là những
đối tượng được hưởng lợi lớn nhất từ nguồn kinh phí đầu tư của EU. Nghiên
cứu cũng chỉ ra rằng, trong tất cả các giai đoạn của chu trình dự án, cần tập
trung vào lập kế hoạch, thẩm định và lựa chọn dự án nhằm mang lại hiệu quả
của đầu tư vào kết cấu hạ tầng giao thông lớn nhất.
“Second-best redistribution through public investment: a characterization,
an empirical test and an application to the case of Spain” - “Phân bổ lại tốt
13
nhất qua đầu tư công: đặc thù, kiểm tra thực tiễn và ứng dụng trong trường
hợp Tây Ban Nha” của Angel de la Fuente [80]. Bài viết đi sâu nghiên cứu
quản lý đầu tư công dưới góc độ phân phối và phân phối lại. Trong quá trình
phân bổ nguồn vốn khi phát hiện những mất cân đối trong quá trình triển khai
dự án đầu tư phải phân phối lại cho phù hợp với yêu cầu về tiến độ, chất
lượng dự án GTĐB. Từ dẫn luận lý thuyết, bài viết đã chỉ ra vai trò phân phối
lại đối với đầu tư công. Đề xuất mô hình phân bổ hiệu quả trong đầu tư kết
cấu hạ tầng, ứng dụng cụ thể ở Tây Ban Nha. Tác giả cũng đã đưa ra kết luận,
Tây Ban Nha có thể tăng hiệu quả cho đầu tư KCHT bằng cách chi tiêu nhiều
hơn đối với khu vực giàu, ít hơn đối với khu vực nghèo.
“Creating Conditions for Effective Public Investment: Sub-national
Capacities in a Multi-level Governance Context”- “Tạo điều kiện cho đầu tư
công hiệu quả: Năng lực quốc gia trong bối cảnh quản trị đa cấp” của 2 tác
giả Mizell, L. và D. Allain-Dupré [89]. Bài viết đi sâu phân tích những ràng
buộc của chính quyền địa phương nơi thực hiện các dự án KCHTGTĐB. Đây
chính là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề QLNN trong đầu tư
công. Vì vậy, bài viết đã tập trung vào tìm cách xác định khả năng cho phép
để chính quyền địa phương thiết kế và thực hiện chiến lược đầu tư công đối
với phát triển khu vực. Và cung cấp hướng dẫn thực tế để đánh giá và tăng
cường các năng lực trong bối cảnh quản trị đa cấp.
1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.2.1. Những nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về đầu tư công
“Kinh nghiệm quản lý đầu tư công của một số quốc gia trên thế giới”
[50], tác giả Nguyễn Phương Thảo đã nghiên cứu kinh nghiệm quản lý đầu tư
công tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Vương quốc Anh trong tất cả
các khâu của quá trình đầu tư. Từ khâu quản lý quy hoạch, tổ chức quản lý
hoạt động đầu tư và thẩm định, điều chỉnh dự án cho đến khâu ủy thác đầu tư
14
và giám sát đầu tư. Và khẳng định mặc dù ở các nước khác nhau về điều kiện
tự nhiên, kinh tế - xã hội,… tuy nhiên, QLNN về đầu tư công phải được thực
hiện một cách thống nhất trong toàn bộ quy trình, các khâu của quá trình đầu
tư. Và trong mỗi khâu cụ thể QLNN phải thể hiện rõ qua các văn bản pháp lý
để triển khai và giám sát. Qua đó, khẳng định rằng, đối với các nước đang
phát triển như Việt Nam, cần thiết phải có một hệ thống văn bản pháp lý đủ
mạnh để quản lý quá trình đầu tư công một cách toàn diện và hiệu quả, vì việc
sử dụng vốn Nhà nước, nhất là nguồn vốn ngân sách chi đầu tư phát triển của
Việt Nam chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng cân đối NSNN hiện nay.
“Nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam” luận án tiến sĩ tác giả
Phạm Minh Hóa [28]. Luận án đã nêu quan điểm nhất quán về đầu tư
công cũng như quan điểm định hướng về hiệu quả đầu tư công. Để nâng
cao hiệu quả đầu tư công tác giả đề nghị: (1) xây dựng hệ thống đánh giá
kết quả, hiệu quả chương trình, dự án đầu tư công; đánh giá, xếp hạng nhà
thầu; mức độ tín nhiệm về tài chính của cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng
vốn đầu tư công; (2) thành lập cơ quan chuyên trách, độc lập thực hiện
kiểm tra, giám sát đầu tư công; (3) phát triển tổ chức tư vấn độc lập đánh
giá, thẩm định trước khi phê duyệt, khi điều chỉnh chương trình, dự án
đầu tư công.
“Đổi mới thể chế, cơ chế và những giải pháp chấn chỉnh hoàn thiện,
tái cấu trúc lĩnh vực đầu tư công” của tác giả Nguyễn Đức Thành và Đinh
Minh Tuấn [48]. Bài tham luận đã nêu ra những ảnh hưởng của đầu tư công
đến rủi ro kinh tế vĩ mô ở Việt Nam như sự thâm hụt ngân sách triền miên
ở mức cao, nợ công tăng cao liên tục, gây áp lực đối với lạm phát. Bên
cạnh đó, nghiên cứu này cũng đề cập đến cơ chế phân bổ nguồn vốn, cơ chế
thực hiện đầu tư công, cơ chế giám sát quá trình đầu tư công. Bài thảo luận
chỉ ra một thực tế là đầu tư công của Việt Nam có xu hướng tăng nhưng lại
15
kém hiệu quả có nguyên nhân bắt nguồn từ cơ chế đầu tư công chứa đựng đầy
bất cập. Nghiên cứu cũng đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm đổi
mới thể chế, cơ chế và những giải pháp chấn chỉnh, hoàn thiện, tái cấu trúc
lĩnh vực đầu tư công trong thời gian tới.
“Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở
Việt Nam” luận án tiến sĩ của Bùi Mạnh Cường [18]. Luận án đã xây dựng hệ
thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn
vốn NSNN toàn diện cả về định tính và định lượng. Từ hệ thống chỉ tiêu và
phương pháp đánh giá được xây dựng tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng
hiệu quả hoạt động đầu từ phát triển từ nguồn NSNN ở Việt Nam trong giai
đoạn 2005-2010.
“Đổi mới quản lý chi ngân sách nhà nước trong điều kiện kinh tế thị
trường ở Việt Nam” luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Minh [36]. Luận án đã hệ
thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách trong điều kiện
kinh tế thị trường, đi sâu làm rõ khái niệm quản lý chi ngân sách nhà nước
trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, luận án phân tích, đánh giá thực
trạng quản lý chi ngân sách nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt
Nam, chỉ ra những thành tựu đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên
nhân của những tồn tại, hạn chế đó. Qua đó, đề xuất một số phương hướng và
giải pháp nhằm đổi mới quản lý chi ngân sách nhà nước trong điều kiện kinh
tế thị trường ở Việt Nam trong thời gian tới.
“Quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản” sách tham
khảo của tác giả Thái Bá Cẩn [6]. Trong cuốn sách này tác giả nhấn mạnh
rằng, để ngăn chặn thành công hiện tượng thất thoát, lãng phí, tiêu cực trong
hoạt động ĐTXD, cần phải có những giải pháp về mặt cơ chế, chính sách
thông qua phân tích về mặt lý luận và thực tiễn trong cơ chế quản lý về đầu tư
và xây dựng cơ bản. Do đó, tác giả đã lần lượt trình bày những vấn đề liên
16
quan đến quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý
chi phí dự án ĐTXD thuộc nguồn vốn NSNN.
1.2.2. Những nghiên cứu đi sâu về nội dung, các nhân tố ảnh hưởng
đến quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
“Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước
ở Việt Nam” luận án tiến sĩ của tác giả Tạ Văn Khoái [34]. Bản luận án đã
nghiên cứu, phân tích nội dung hoạt động QLNN đối với dự án đầu tư xây
dựng từ NSNN trong các giai đoạn của quy trình dự án. Phạm vi đề cập chủ
yếu là ngân sách trung ương trên địa bàn cả nước. Hoạt động QLNN đối với
dự án ĐTXD từ NSNN bao gồm 5 nội dung chủ yếu: hoạch định kế hoạch
ĐTXD; xây dựng khung pháp luật; ban hành và thực hiện cơ chế; tổ chức bộ
máy và kiểm tra, kiểm soát. Thông qua 5 nội dung chủ yếu được trình bày,
luận án chỉ ra sự phù hợp về QLNN trong từng giai đoạn thực hiện quy trình
dự án đầu tư, có dẫn liệu minh họa. Đồng thời, luận án còn chỉ ra nhiều hạn
chế, bất cập trong từng giai đoạn của quá trình QLNN đối với dự án ĐTXD từ
NSNN. Luận án chỉ ra 3 nhóm nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó,
trong đó nhấn mạnh nhất đến xây dựng khung khổ pháp luật là nguyên nhân
cơ bản nhất. Qua đó, đề xuất 6 nhóm giải pháp nhằm đổi mới quản lý nhà
nước đối với dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước trong thời gian tới.
“Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước
ở Việt Nam” luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Huy Chí [7]. Trước hết luận
án đã đi sâu vào phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về đầu tư xây
dựng cơ bản bằng vốn NSNN phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, lịch sử, kinh
tế, xã hội, trình độ, quy mô của vốn đầu tư... Trong đó nhấn mạnh đến yếu tố
chủ quan gồm những tổ chức, cá nhân tham gia vào bộ máy QLNN về đầu tư
xây dựng cơ bản từ NSNN, và kết luận tất cả suy cho đến cùng do con người
và vì con người. Đồng thời, trên cơ sở khung lý luận được xây dựng về các
17
nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn
NSNN, luận án đã đánh giá tình hình đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn
ngân sách nhà nước ở Việt Nam cũng như công tác quản lý nhà nước về đầu tư
xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 20062015 từ các số liệu được công bố chính thức của Tổng cục Thống kê và Bộ Tài
chính. Qua đó làm căn cứ để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về
đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN ở Việt Nam trong bối cảnh thâm
hụt ngân sách kéo dài, nợ công tăng cao nghiêm trọng để nâng cao hiệu quả
QLNN về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN, góp phần cùng các
nguồn vốn khác trong toàn xã hội đưa lại hiệu quả đầu tư công nói chung và
đẩy mạnh phát triển đất nước.
“Giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân
sách nhà nước tại Bộ Công an” luận án tiến sĩ của tác giả Trần Trung Dũng
[21]. Từ nội dung, điều kiện và các nhân tố ảnh hưởng chung đến QLNN
về đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN. Luận án đi sâu phân tích các yếu tố đó
tại Bộ Công an có tính đặc thù riêng liên quan đến lĩnh vực an ninh, quốc
phòng và khẳng định những thuận lợi, khó khăn khi triển khai thực hiện
quy trình quản lý để đạt được mục tiêu. Từ đó nêu ra những quan điểm mới
để định hướng hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
ngân sách nhà nước tại Bộ Công an, đó là: Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế
quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN không chỉ gắn với đề xuất
các giải pháp hoàn thiện quản lý mà còn phải đánh giá được hiệu quả thực
hiện của cơ chế quản lý. Thứ hai, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá QLNN về
đầu tư xây dựng cơ bản gắn với từng nội dung cụ thể trong quy trình quản
lý bao gồm cả tiêu chí định tính và định lượng. Thứ ba, thực hiện quy trình
QLNN về đầu tư xây dựng cơ bản gắn với dự án cụ thể theo ngành và địa
phương. Đồng thời, luận án cũng đề xuất những tác động của cơ chế quản
18
lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
xây dựng cơ bản từ NSNN tại Bộ Công an trong các khâu: phân cấp quản
lý; lập kế hoạch và phân bổ tổ chức thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát
triển từ ngân sách nhà nước; và kiểm tra thực hiện kế hoạch vốn đầu tư
phát triển từ ngân sách nhà nước. Thông qua nghiên cứu thực trạng cơ chế
quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN tại Bộ Công an, luận án đã
chỉ ra các mặt hạn chế, tồn tại liên quan đến phân cấp quản lý; lập kế hoạch
và phân bổ; tổ chức thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ NSNN và
kiểm tra thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ NSNN. Luận án cũng
đã chỉ ra 2 nhóm nguyên nhân với 17 nguyên nhân khách quan và chủ quan
dẫn đến những hạn chế trong cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
NSNN tại Bộ Công an. Qua đó, đề xuất định hướng hoàn thiện cơ chế quản
lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN tại Bộ Công an và 12 giải pháp
hoàn thiện, đáng chú ý là giải pháp: nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
xây dựng cơ bản từ NSNN trong giai đoạn tổ chức thi công xây dựng công
trình; và hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát nội bộ về quản lý vốn
NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản các công trình, dự án có tính đặc thù
trong ngành công an.
“Quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên
địa bàn tỉnh Bình Định” luận án của tác giả Trịnh Thị Thúy Hồng [29].
Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về chi NSNN trong đầu tư xây dựng
cơ bản. Trong đó, nhấn mạnh sự cần thiết của chi NSNN cho đầu tư xây
dựng cơ bản và quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản. Đồng thời,
đưa ra quy trình khảo sát để đánh giá quản lý chi NSNN trong đầu tư xây
dựng cơ bản trên địa bàn cấp tỉnh. Từ các số liệu được tổng hợp, thống kê,
tác giả đã phân tích thực trạng chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản trên
19
địa bàn tỉnh Bình Định, bao gồm: tình hình thực hiện; cơ cấu đầu tư và hiệu
quả chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản cũng như đánh giá quá trình
quản lý chi đó. Việc đánh giá vừa được thực hiện theo số liệu điều tra, vừa
theo kết quả khảo sát thực tế quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ
bản trên địa bàn tỉnh Bình Định nên các điểm mạnh, điểm yếu trong từng
khâu quản lý đều được định lượng rõ nét. Bên cạnh đó, luận án còn phân
tích, kiểm chứng các nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quản lý NSNN
trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định. Từ đó, luận án đề
xuất 07 nhóm giải pháp được sắp xếp theo thứ tự quan trọng cần được ưu
tiên nhằm tăng cường quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản trên
địa bàn tỉnh Bình Định trong thời gian tới.
“Giải pháp vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng gắn với tái cơ cấu đầu tư”, bài
viết của tác giả Trần Kim Chung, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung
ương, Tạp chí Tài chính kỳ 1, số tháng 3/2017 [16]. Tác giả bài viết khẳng
định: Kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật (đường sá, sân bay, bến cảng, hệ thống
thông tin liên lạc) có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội
đất nước. Phát triển KCHT là một nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân. Để phát triển KCHT đồng bộ và
hiện đại phải trải qua nhiều thời gian, giai đoạn và cần rất nhiều vốn. Vì vậy,
nhà nước phải có cơ chế, chính sách để đa dạng hóa nguồn vốn cho phát triển
KCHT. Đồng thời, bài nghiên cứu cũng đề xuất các giải pháp tạo nguồn vốn
cho phát triển KCHT giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, các giải pháp truyền
thống về tăng các yếu tố nguồn đầu tư công hiện đang gặp trở ngại do NSNN
không đủ để đáp ứng nhu cầu mở rộng đầu tư KCHT. Từ đó, đề xuất nguồn
đầu tư KCHT trong giai đoạn tới phải hướng đến các nguồn vốn trong nước
khác và vốn nước ngoài với các hình thức đa dạng, phong phú.