Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn hướng dẫn học sinh trường THPT yên định 1 cách trả lời các dạng câu hỏi phần địa lí tự nhiên đại cương lớp 10 trong ôn thi học sinh giỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.8 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích của sáng kiến
1.3. Đối tượng của sáng kiến
1.4. Phương pháp nghiên cứu
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các biện pháp giải quyết vấn đề
2.3.1. Đối với học sinh
2.3.2. Đối với giáo viên
2.3.3. Các dạng bài tập địa lí tự nhiên đại cương cần hướng dẫn cho HS
2.3.3.1. Dạng trình bày
2.3.3.2. Dạng chứng minh
2.3.3.3. Dạng so sánh
2.3.3.4. Dạng giải thích
2.3.4. Hướng dẫn trả lời các dạng câu hỏi cụ thể.
2.3.4.1. Hướng dẫn cách làm bài dạng câu hỏi trình bày
2.3.4.2. Hướng dẫn cách làm bài dạng câu hỏi chứng minh
2.3.4.3. Hướng dẫn cách làm bài dạng câu hỏi so sánh
2.3.4.4. Hướng dẫn cách làm bài dạng câu hỏi giải thích

Trang
1
1
1
1
2
3


3
3
4
4
4
5
5
6
6
7
7
7
9
11
13

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

15

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

17
17
18

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt
Nội dung đầy đủ
GD - ĐT
Giáo dục - đào tạo
HSG
Học sinh giỏi
THPT
Trung học phổ thông
BCB
Bán cầu bắc
BCN
Bán cầu nam
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
1. MỞ ĐẦU
1


1.1.

Lí do chọn đề tài nghiên cứu.
Năm học 2017 - 2018, sở GD-ĐT Thanh Hóa, thay đổi nội dung chương trình
môn Địa lí trong kì thi chọn HSG cấp tỉnh từ chương trình lớp 12 thay thế bằng
chương trình lớp 10 và 11. Điều này đã làm cho GV và HS có nhiều bỡ ngỡ trong
công tác tiếp cận và ôn luyện. Đặc biệt trong cấu trúc nội dung ôn thi phần Địa lí tự
nhiên đại cương trong chương trình kiến thức Địa lí lớp 10 THPT tương đối khó và
trừu tượng, để học tốt phần này đòi hỏi các em phải có nhiều kĩ năng, sự tư duy linh
hoạt, nhạy bén.

Thực tế môn Địa lí ít được nhiều người chú ý nhưng đây lại là một môn học
tương đối khó, để dạy tốt và học tốt môn Địa lí ở trường phổ thông là một việc khó,
thì việc phát hiện và dạy học sinh giỏi môn Địa lí lại càng khó hơn gấp bội, đòi hỏi
cả thầy và trò phải có một phương pháp dạy và học tập đúng đắn, kết hợp với lòng
nhiệt tâm cao thì mới đạt kết quả cao.
Là giáo viên giảng dạy môn Địa lí cấp trung học phổ thông, tôi có tham gia vào
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí nhất ở trường Yên Định 1 bản thân tôi
nhận thấy việc ôn luyện học sinh giỏi luôn tác động tích cực tới cả thầy và trò. Đó là
cơ hội để thầy tự bồi dưỡng nâng cao trình độ cho bản thân, đối với trò đó là bệ
phóng cho các em có năng lực ở lĩnh vực này. Do vậy để góp phần vào việc nâng
cao hiệu quả ôn thi HSG tại trường THPT Yên Định 1 tôi đã chọn đề tài: “Hướng
dẫn học sinh trường THPT Yên Định 1 cách trả lời các dạng câu hỏi phần địa lí
tự nhiên đại cương lớp 10 trong ôn thi học sinh giỏi” để góp phần nâng cao chất
lượng học tập môn Địa lí nói chung và việc ôn thi học sinh giỏi nói riêng ở trường
THPT Yên Định 1 ngày càng tốt hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Trong khuôn khổ của đề tài, tôi đưa ra các dạng câu hỏi trong phần địa lí tự
nhiên đại cương để chọc sinh dễ phân biệt, xác định đúng được trọng tâm nội dung
của câu hỏi và biết cách trình bày câu trả lời. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng
dạy học Địa lí nói riêng và chất lượng dạy học nhà trường nói chung. Giúp cho bản
thân người dạy cũng như đồng nghiệp bổ sung vào phương pháp dạy học bộ môn
của mình một số bài học thực tiễn. Góp phần đẩy mạnh phong trào tự học, tự nghiên
cứu của giáo viên và học sinh. Tạo đà phát triển cao hơn cho việc bồi dưỡng đội
tuyển trong các năm học tới.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Cách giải các dạng câu hỏi bài tập phần địa lí tự nhiên đại cương dành cho ôn
thi học sinh giỏi môn Địa lí ở trường THPT Yên Định 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2



Phương pháp nghiên cứu đề tài: Phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp
nghiên cứu thực tiễn, phương pháp toán học.
Phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa, cụ
thể hóa.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát sư phạm, điều tra, lấy ý kiến chuyên
gia.
Phương pháp toán học: xử lý thông tin, số liệu thu thập bằng định tính, định
lượng.

3


2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Ôn thi HSG là cả một quá trình đòi hỏi sự nổ lực, phấn đấu không ngừng của cả
thầy và trò, chính vì vậy trong quá trình bồi dưỡng HSG, Giáo viên cần chú trọng
khơi gợi cho HS động cơ học tập giúp các em thấy được sự mâu thuẫn giữa những
điều chưa biết với khả năng nhận thức của mình, phát huy tính chủ động sáng tạo của
học sinh trong việc lĩnh hội tri thức. Từ đó kích thích các em phát triển tốt hơn. Con
người chỉ bắt đầu tư duy tích cực khi nảy sinh nhu cầu tư duy khi đứng trước một
khó khăn cần phải khắc phục. Vì vậy giáo viên cần phải để học sinh thấy được khả
năng nhận thức của mình với những điều mình đã biết với tri thức của nhân loại.
Từ những năm cuối của cấp hai, học sinh đã bộc lộ thiên hướng, sở trường và
hứng thú đối với những lĩnh vực kiến thức, kĩ năng nhất định. Một số học sinh có
khả năng và yêu thích với các môn khoa học tự nhiên, số khác lại thích thú với các
môn khoa học xã hội, nhân văn khác. Ngoài ra còn có những học sinh thể hiện năng
khiếu trong những lĩnh vực đặc biệt…
Thực tế giảng dạy cho thấy học sinh sẽ yêu thích môn học nếu được thầy cô
định hướng chỉ bảo tận tình. Để giúp các em ôn thi học sinh giỏi tốt hơn và đạt kết

quả cao hơn giáo viên cần tạo cho học sinh hứng thú học tập. Cần cho học sinh thấy
được nhu cầu nhận thức là quan trọng, con người muốn phát triển cần phải có tri
thức cần phải học hỏi. Qua đó người thầy cần biết phân loại, định hướng và có các
biện pháp phát triển phù hợp với học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Đây là năm đầu tiên Sở GD-ĐT thực hiện thi chọn HSG cấp tỉnh môn Địa lí với
kiến thức của lớp 10 và 11, cho nên thông qua việc kiểm tra khảo sát chất lượng đầu
năm chọn đội tuyển của bộ môn Địa lí thì số học sinh có kết quả thi chưa cao. Trong
số đó có những em có khả năng học tốt vẫn còn lúng túng trong lúc làm bài. Vì vậy
mà kết quả đạt được chưa cao.
Bảng số liệu thi khảo sát chọn đội tuyển HSG môn Địa lí năm học 2017 - 2018
STT
Họ và tên
Điểm thi
Đội tuyển
1 Ngô Yến Quỳnh
11,5
X
2 Vũ Thị Phúc
12,75
X
3 Lê Thị Lan
10,0
4 Lê Thu Hường
12,5
X
5 Trịnh Thị Liên
12,5
X
6 Lê Thị Ngọc Anh

11,5
X
7 Ngô Thị Liên
10,5
8 Nguyễn Thị Giang
9,5
9 Nguyễn Văn Bình
10,0
4


10 Đỗ Khắc Tài
11,0
Các bài giảng ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí chưa thật sự phổ biến trong thư viện
nhà trường nên quá trình học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh còn gặp nhiều
khó khăn. Môn Địa lí là môn học khó (vừa có kiến thức tự nhiên vừa có kiến thức xã
hội). Không phải là môn học thuộc lòng nên học sinh chưa thật sự yêu thích. Học
sinh chưa nhận thức đúng, chưa có phương pháp học tập thích hợp.
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề.
2.3.1. Đối với học sinh
Để học giỏi và đạt kết quả cao môn Địa lí, học sinh cần có phương pháp học
tập sao cho thật khoa học, hợp lý như:
Học sinh cần phải đọc và soạn bài kỹ trước khi đến lớp. Chú ý ghi lại những từ
ngữ quan trọng thể hiện được kiến thức trọng tâm của bài, những vấn đề còn chưa
rõ trong bài để khi đến lớp khi nghe thầy cô giảng bài học sinh sẽ tiếp thu bài nhanh
hơn. Phải mạnh dạn hỏi ngay thầy cô những gì còn vướng mắc, chưa hiểu. Về nhà
phải xem lại bài, làm tất cả các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập Địa lí.
HS cần có lòng yêu thích môn học, có yêu thích mới có hứng thú trong học tập. Đây
là một trong những yếu tố rất cần thiết để học tốt môn này. Vậy bằng cách nào? Phải
thường xuyên đọc sách Địa lí vui, tham gia các hoạt động liên quan đến Địa lí như

tham gia câu lạc bộ Địa lí ở trường, trên Internet,… Luôn đặt câu hỏi "Tại sao?"
trước những vấn đề, những tình huống thuộc môn Địa lí dù là đơn giản để từ đó khơi
gợi tính tò mò, đòi hỏi phải được lý giải. Như vậy dần dần sẽ tìm thấy được những
cái hay, cái thú vị của bộ môn này mà yêu thích nó.
Rèn luyện cho mình một trí nhớ tốt vì có như thế mới nắm bắt được bài mới ở
lớp cũng như các kiến thức đã học trước đó, hệ thống được những kiến thức cơ bản
của những bài đã học. Luôn tìm tòi, khám phá, mở rộng kiến thức. Chương trình
trong sách giáo khoa vốn là kiến thức chuẩn, căn bản nhưng không thể giải thích cặn
kẽ hết mọi vấn đề vì thời lượng chương trình không cho phép. Cho nên, để hiểu rõ
và nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa chúng ta cũng cần tìm đọc thêm sách
tham khảo (không phải là sách giải bài tập). Đồng thời, nên làm bài tập thật nhiều,
bắt đầu từ những bài đơn giản rồi đến những bài tập khó…Việc làm bài tập nhiều sẽ
giúp rèn luyện tư duy nhanh, tích luỹ thêm kiến thức bổ sung cho lý thuyết; đọc
thêm nhiều sách thì mới nắm chắc và hiểu đúng, sâu sắc hơn những kiến thức.
2.3.2. Đối với giáo viên
Để công tác ôn luyện đội tuyển HSG đạt kết quả cao, bản thân người GV phải
làm tốt được những yêu cầu sau đây:

5


Thứ nhất, cần lựa chọn đúng đối tượng học sinh: Ngay từ đầu năm học cần tổ
chức thi chọn lọc qua vài vòng loại để lựa chọn chính xác đối tượng học sinh vào
bồi dưỡng.
Giáo viên cần đánh giá học sinh một cách khách quan, chính xác, không chỉ
qua bài thi mà cả qua việc học tập bồi dưỡng hằng ngày. Việc lựa chọn đúng không
chỉ nâng cao hiệu quả bồi dưỡng, mà còn tránh bỏ sót học sinh giỏi và không bị quá
sức đối với những em không có tố chất.
Thứ hai, xây dựng chương trình bồi dưỡng phù hợp với đối tượng HS: Hiện nay
có rất nhiều sách nâng cao và các tài liệu tham khảo, Internet,... song chương trình

bồi dưỡng chưa có sách hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng tiết, từng buổi học như trong
chương trình chính khoá. Vì thế soạn thảo chương trình bồi dưỡng là một việc làm
hết sức quan trọng và rất khó khăn nếu như chúng ta không có sự tham khảo, tìm tòi
và chọn lọc tốt. Giáo viên cần soạn thảo nội dung bồi dưỡng dẫn dắt học sinh từ cái
cơ bản của nội dung chương trình học chính khoá, tiến dần tới chương trình nâng
cao (tức là trước hết phải khắc sâu kiến thức cơ bản của nội dung học chính khoá, từ
đó vận dụng để mở rộng và nâng cao dần).
Cần soạn thảo chương trình theo vòng xoáy: Từ cơ bản tới nâng cao, từ đơn
giản tới phức tạp. Đồng thời cũng phải có ôn tập củng cố. Ví dụ: Cứ sau 2, 3 tiết
củng cố kiến thức cơ bản và nâng cao thì cần có một tiết luyện tập để củng cố kiến
thức; và cứ sau 5, 6 tiết thì cần có một tiết ôn tập để củng cố khắc sâu. Khi soạn thảo
một tiết học chúng ta cần có đầy đủ những nội dung:
- Kiến thức cần truyền đạt.
- Bài tập vận dụng.
- Bài tập về nhà luyện thêm (tương tự bài ở lớp).
2.3.3 Các dạng câu hỏi bài tập phần địa lí tự nhiên đại cương.
Đối với các câu hỏi lý thuyết môn Địa lý, qua các kỳ thi HSG trong những năm
gần đây thường có các dạng chủ yếu:
2.3.3.1. Dạng trình bày.
Đây là dạng câu hỏi đơn giản nhất, chỉ cần HS trình bày lại các kiến thức cơ
bản, sắp xếp các kiến thức đó một cách hợp lý, phù hợp với yêu cầu các câu hỏi.
Dạng trình bày (hay nói đơn giản là dạng câu hỏi thuộc bài) là dạng dễ nhất trong
số các dạng câu hỏi lí thuyết. Đối với dạng này, cần chú ý một số yêu cầu sau đây:
- Hiểu và nắm vững kiến thức cơ bản. Đây là yêu cầu tối thiểu bởi một lí do đơn
giản là không nắm vững kiến thức cơ bản thì không thể làm bài thi.
- Tái hiện, sắp xếp kiến thức cơ bản và trình bày theo yêu cầu câu hỏi. Điều này
chủ yếu nhằm làm cho bài làm đúng trọng tâm và rõ ràng.
6



Các câu hỏi thuộc dạng trình bày rất đa dạng về nội dung. Khi cần kiểm tra
kiến thức cơ bản của thí sinh, người ta có thể đưa ra câu hỏi ở bất cứ nội dung nào
trong SGK Địa lí. Có thể nhận biết dạng câu hỏi trình bày qua các từ hoặc cụm từ
như "trình bày", "phân tích","nêu" hoặc "như thế nào?", "thế nào?","gì?"...
2.3.3.2. Dạng chứng minh.
Đây là dạng câu hỏi khó, đòi hỏi HS phải biết vận dụng các kiến thức cơ bản, để
phân tích, chứng minh một hiện tượng địa lý nào đó.
Dạng câu hỏi phân tích, chứng minh cũng là dạng câu hỏi thường gặp trong các
đề thi HSG. Để đạt được kết quả tốt, cần phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Nắm vững kiến thức cơ bản là yêu cầu đầu tiên. Đối với dạng phân tích, chứng
minh, ngoài lượng kiến thức còn phải sử dụng các số liệu chủ yếu liên quan tới yêu
cầu câu hỏi. Tất nhiên, mọi dạng câu hỏi ít nhiều đều cần phải có số liệu để minh
hoạ, nhưng dạng câu hỏi chứng minh lại đòi hỏi nhiều hơn. Khi cần phải chứng
minh một điều gì đó, thì số liệu thống kê trở thành một trong những công cụ đắc lực
nhất.
- Biết cách sàng lọc, lựa chọn kiến thức để chứng minh.
- Đưa ra các bằng chứng dựa trên cơ sở kiến thức cơ bản. Chất lượng của bài thi
trong trường hợp này phụ thuộc nhiều vào các bằng chứng có sức thuyết phục.
2.3.3.3. Dạng so sánh.
Dạng câu hỏi này yêu cầu HS phải nêu bật được sự giống nhau, khác nhau giữa
hai hay nhiều hiện tượng địa lý.
Dạng câu hỏi so sánh là dạng tương đối khó, nhưng nếu như nắm vững cách
giải thì không phải là không thể đạt được điểm cao. Đối với dạng này, cần đảm bảo
được một số yêu cầu chủ yếu sau đây:
- Trước hết, phải nắm vững kiến thức cơ bản. Đây là yêu cầu không chỉ đối với
dạng so sánh, mà còn với tất cả các dạng câu hỏi khác, bởi vì không có kiến thức thì
không thể trả lời câu hỏi.
- Sau đó, cần biết cách hệ thống hoá, phân loại và sắp xếp kiến thức để dễ dàng
cho việc so sánh. Vì thế, yêu cầu này đòi hỏi phải sắp xếp kiến thức theo từng nhóm
để tiệncho việc xác định sự giống nhau và khác nhau.

- Cuối cùng, biết cách khái quát hoá kiến thức để có thể tìm ra các tiêu chí so
sánh. Việc xác định được các tiêu chí so sánh phù hợp với yêu cầu câu hỏi có ý
nghĩa rất quan trọng nhằm giúp cho bài làm của thí sinh mạch lạc và đỡ bỏ sót ý.
Phân loại các câu hỏi so sánh chỉ mang tính chất tương đối, nhưng lại có giá trị thực
dụng cao
2.3.3.4. Dạng giải thích.
7


Đây là một dạng khó, yêu cầu HS trả lời câu hỏi “Tại sao”. Để làm được, HS
không chỉ đơn thuần nắm vững các kiến thức cơ bản mà còn phải biết vận dụng các
kiến thức đó để giải thích một hiện tượng địa lý nào đó.
Dạng câu hỏi giải thích thường xuyên xuất hiện trong các đề thi HSG. Đây là
một dạng câu hỏi khó, đòi hỏi HS không chỉ nắm vững kiến thức cơ bản, mà còn
phải biết vận dụng chúng để giải thích một hiện tượng địa lí (tự nhiên hoặc kinh tế xã hội).
Muốn trả lời được câu hỏi này, yêu cầu HS phải:
- Nắm vững kiến thức cơ bản trong chương trình và SGK . Cần lưu ý là việc nắm
vững kiến thức khác với học thuộc lòng. Học thuộc lòng là ghi nhớ máy móc, thụ
động. Còn nắm vững kiến thức là việc ghi nhớ chủ động, tìm mối liên hệ giữa các
kiến thức với nhau và vì vậy, nắm được bản chất của kiến thức đó.
- Tìm mối liên hệ giữa các hiện tượng địa lí theo yêu cầu câu hỏi. Nắm chắc kiến
thức cơ bản mới chỉ là điều kiện cần,nhưng chưa đủ. Các hiện tượng địa lí luôn có
các mối liên hệ qua lại với nhau,trong đó có mối liên hệ nhân quả.
- Biết cách khái quát các kiến thức liên quan đến câu hỏi và mối liên hệ của
chúng để tìm ra nguyên nhân. Đây là khâu mấu chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng bài thi.
Các câu hỏi thuộc dạng giải thích rất dễ nhận biết. Việc phân loại các câu hỏi
chỉ mang tính chất tương đối nhằm giúp thí sinh nhanh chóng nhận dạng câu hỏi để
từ đó chọn cách giải phù hợp.
2.3.4. Hướng dẫn trả lời các dạng câu hỏi cụ thể.

2.3.4.1. Hướng dẫn cách làm bài dạng câu hỏi trình bày
Trả lời các câu hỏi thuộc dạng trình bày không theo một mẫu nhất định nào cả.
Dù là dễ vì chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản, nhưng không được chủ quan và nhất
là không để mất điểm ở các câu hỏi thuộc bài.
Các bước tiến hành :
- Bước 1 : Nhận dạng câu hỏi. Việc nhận dạng ở đây khá dễ dàng và cơ sở của nó
chủ yếu dựa vào hình thức câu hỏi như đã nêu ở trên. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, có
trường hợp câu hỏi thuộc dạng so sánh lại rất giống (về hình thức) với dạng trình
bày. Thí dụ: "Hãy trình bày (hoặc phân tích) sự khác biệt (hay sự giống nhau) giữa
quy luật đai cao và quy luật địa ô". Về mặt hình thức,câu hỏi này hoàn toàn giống
như câu hỏi thuộc dạng trình bày, nhưng rõ ràng cách giải lại phải theo dạng so sánh,
bởi vì yêu cầu của câu hỏi là phải tìm ra sự khác nhau (hay giống nhau) giữa 2 quy
luật. Như vậy, việc nhận dạng câu hỏi trình bày dù là dễ, nhưng không nên chủ quan.
Cần đọc kĩ câu hỏi để tránh những sai sót không đáng có.
- Bước 2 : là tái hiện kiến thức đã học và trả lời theo yêu cầu câu hỏi.
8


Đối với bước này, có thể nảy sinh 2 trường hợp:
+ Trường hợp thứ nhất, câu hỏi chỉ yêu cầu sử dụng kiến thức cơ bản thuần tuý
dưới góc độ thuộc bài. Đây là trường hợp dễ nhất trong số tất cả các loại câu hỏi,
nghĩa là chỉ cần thuộc bài là đủ.
+ Trường hợp thứ hai, ngoài yêu cầu về kiến thức cơ bản, câu hỏi còn đòi hỏi ít
nhiều phải tổng hợp, lựa chọn kiến thức.
Bài tập vận dụng.
Câu hỏi 1: Hãy trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa?
Hướng dẫn trả lời
- Bước 1: Nhận dạng câu hỏi, đây là dạng câu hỏi trình bày yêu cầu HS phải nêu
được những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.
- Bước 2: Tái hiện lại kiến thức đã học ở bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí

quyển. Mưa. Để tìm ra những kiến thức cần trình bày như nhân tố khí áp, Frông, gió,
dòng biển và địa hình. Cụ thể:
1. Khí áp
- Khu vực áp thấp thường mưa nhiều.
- Khu vực áp cao thường mưa ít hoặc không mưa.
2. Frông
- Do sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và khối không khí lạnh nên dẫn đến
nhiều loạn không khí và sinh ra mưa.
- Miền có frông nhất là dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường mưa nhiều
3. Gió
- Mỗi loại gió khác nhau gây mưa khác nhau:
+ Những vùng nằm sâu trong nội địa, không có gió từ đại dương đưa vào nên ít
mưa.
+ Gió Tây ôn đới thổi từ biển vào gây mưa nhiều.
+ Miền chịu ảnh hưởng của gió mùa mưa nhiều vì trong 1 năm có nửa năm gió thổi
từ đại dương vào lục địa.
+ Miền chịu ảnh hưởng của gió mậu dich mưa ít vì gió mậu dịch khô.
4. Dòng biển
Ở ven các đại dương:
- Nơi có dòng biển nóng chảy qua mưa nhiều.
- Nơi có dòng biển lạnh chảy qua thường mưa ít.
5. Địa hình
- Cùng 1 sườn núi đón gió, càng lên cao mưa càng nhiều, nhưng tới một độ cao nào
đó thì lượng mưa lại giảm.
- Cùng 1 dãy núi thì sườn đón gió ẩm mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.
Câu hỏi 2: Trình bày các vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất. Nêu ý nghĩa của
sự tuần hoàn đó?
Hướng dẫn trả lời
9



- Bước 1: Nhận dạng câu hỏi, đây là dạng câu hỏi trình bày yêu cầu HS phải trình
bày được đặc điểm vòng tuần hoàn của nước.
- Bước 2: Tái hiện lại kiến thức đã học ở mục I bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố
ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất. Dựa theo hình 15 Sơ đồ tuần hoàn của nước để tìm ra những kiến thức cần trình bày đặc điểm vòng
tuần hoàn nhỏ, vòng tuần hoàn lớn. Sau đó tổng hợp kiến thức để nêu được ý nghĩa
của vòng tuần hoàn. Cụ thể:
* Các vòng tuần hoàn nước trên mặt đất:
- Vòng tuần hoàn nhỏ: Nước từ biển và đại dương bốc hơi tạo thành mây, mây gặp
lạnh tạo thành mưa và rơi xuống biển và đại dương.
- Vòng tuần hoàn lớn: Nước biển và đại dương bốc hơi tạo thành mây, mây được gió
đưa vào lục địa. Ở vùng núi thấp, vĩ độ thấp, mây gặp lạnh tạo thành mưa. Ở vùng
núi cao, vĩ độ cao, mây gặp lạnh tạo thành tuyết. Nước mưa và tuyết tan, theo sông
suối và nước ngầm trở về biển và đại dương, rồi tiếp tục bốc hơi...
* Ý nghĩa của sự tuần hoàn:
- Thúc đẩy quá trình trao đổi vật chất và năng lượng góp phần duy trì sự sống trên
trái đất.
- Phân phối, điều hòa lại nguồn nhiệt, ẩm giữa đại dương và lục địa.
- Tác động sâu sắc đến khí hậu, thủy văn, thay đổi địa hình, cảnh quan trên Trái Đất.
2.3.4.2. Hướng dẫn cách làm bài dạng câu hỏi chứng minh
Các bước tiến hành:
- Bước 1: Đọc kĩ và nhận dạng câu hỏi. Vấn đề cần chú ý là xem câu hỏi yêu cầu
phải chứng minh cái gì: về tự nhiên hay về kinh tế - xã hội, về ngành hay về vùng...
Việc nhận dạng chính xáccâu hỏi là tiền đề quan trọng để định hướng và lựa chọn
cách giải phù hợp.
- Bước 2: Hệ thống hoá kiến thức liên quan đến câu hỏi.
- Bước 3: Sử dụng kiến thức cơ bản và đã chọn lọc để chứng minh theo yêu cầu của
câu hỏi. Vấn đề then chốt là phải tìm ra được các bằng chứng có tính thuyết phục
cao.
Trong quá trình triển khai quy trình này, cần lưu ý để tìm ra các bằng chứng

thường không thể dựa vào một mẫu nào cả,mà đòi hỏi sự linh hoạt của thí sinh trên
cơ sở phát hiện các mối liên hệ giữa yêu cầu của câu hỏi với hệ thống kiến thức đã
học.
Bài tập vận dụng
Câu hỏi 1: Dựa vào kiến thức đã học hãy chứng minh rằng quy luật địa đới được
thể hiện qua chế độ nước của mạng lưới sông ngòi trên Trái Đất?
Hướng dẫn trả lời
10


- Bước 1: Đọc kĩ và nhận dạng câu hỏi. Câu hỏi yêu cầu phải chứng minh về vấn đề
tự nhiên mối quan hệ giữa lực quy luật địa đới và chế độ nước cảu sông ngòi.
- Bước 2: Hệ thống hoá kiến thức liên quan đến câu hỏi. Bao gồm kiến thức phần I,
bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới; phần II, bài 15: Thủy quyển. Một số
nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất.
- Bước 3: Sử dụng kiến thức cơ bản và đã chọn lọc để chứng minh theo yêu cầu của
câu hỏi. Cụ thể:
Chế độ nước của sông ngòi phản ánh tính địa đới thông qua nguồn cung cấp nước ở
các vành đai như sau:
+ Ở vành đai xích đạo, dòng chảy sông nhiều nước quanh năm. Phản ánh đúng chế
độ mưa nhiều, quanh năm ở xích đạo.
+ Ở vành đai nhiệt đới khí hậu có một mùa khô và một mùa mưa, nên sông ngòi ở
đây tuy có dòng chảy quanh năm nhưng có một mùa lũ (trùng với mùa mưa) và một
mùa cạn (trùng với mùa khô).
+ Ở vành đai ôn đới vào mùa đông sông khô kiệt hoặc đóng băng, cuối xuân đầu hạ
có lũ lớn do băng tuyết tan.
+ Ở vành đai cực nước sông hầu như đóng băng quanh năm
Câu hỏi 2. Chứng minh sự tác động của lực Côriôlit đến các dòng biển và dòng
chảy của sông?
Hướng dẫn trả lời

- Bước 1: Đọc kĩ và nhận dạng câu hỏi. Câu hỏi yêu cầu phải chứng minh về vấn đề
tự nhiên mối quan hệ giữa lực Côriolit và hướng chảy của các dòng biển, dòng sông.
- Bước 2: Hệ thống hoá kiến thức liên quan đến câu hỏi. Bao gồm kiến thức của mục
3 phần II, bài 5: Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay
quanh trục của Trái Đất; hình 16.4- Các dòng biển trên thế giới.
- Bước 3: Sử dụng kiến thức cơ bản và đã chọn lọc để chứng minh theo yêu cầu của
câu hỏi. Cụ thể:
* Tác động đến các dòng biển:
- Những dòng biển chảy từ xích đạo về phía Bắc (Gơn-xtrim, Bắc Đại Tây Dương,
Bắc Thái Bình Dương,…) đều bị lệch sang phía Đông và chảy theo hướng Tây Nam
– Đông Bắc.
- Những dòng biển chảy từ xích đạo về phía Nam càng chảy về phía Nam càng lệch
về phía Đông đến vĩ tuyến 40-500Nam thì lệch hẳn về phía Đông.
- Các dòng biển từ phía Đông chảy về phía Tây dọc xích đạo, ở các đại dương càng
về phía Tây càng tỏa rộng ra. Phần trên xích đạo các nhánh bị lệch về phải chảy lên
phía Bắc. Phần dưới xích đạo lệch về trái và chảy về phía Nam.

11


* Tác động đến các dòng chảy sông: Trong mỗi con sông ở Bán cầu Bắc, áp lực của
con sông bên bờ phải của sông mạnh hơn so với bờ trái, còn ở Bán cầu Nam thì
ngược lại.
2.3.4.3. Hướng dẫn làm bài dạng câu hỏi so sánh
Các bước tiến hành:
- Bước 1: Tìm sự giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng cần phải so sánh. Về
nguyên tắc, đối với câu hỏi so sánh nhất thiết phải làm rõ sự giống nhau và khác
nhau giữa các đối tượng. Trước hết cần đọc kĩ câu hỏi và xem yêu cầu của nó là gì.
- Bước 2: Xác định các tiêu chí để so sánh.
Xác định các tiêu chí để so sánh là bước có ý nghĩa quyết định đến chất lượng

bài thi bởi vì trình bày sự giống nhau và khác nhau theo các tiêu chí giúp cho bài
làm trở nên mạch lạc và giảm thiểu việc bỏ sót ý.
Muốn xác định tương đối chính xác các tiêu chí để so sánh, cần phải biết hệ
thống và khái quát hoá kiến thức đã học. Rõ ràng, đối với dạng câu hỏi so sánh việc
xác định được các tiêu chí có tầm quan trọng đặc biệt.
- Bước 3: Xắp xếp các kiến thức vào các tiêu chí đã tìm ra.
Sau khi định hướng trả lời và xác địnhđược tiêu chí, bước cuối cùng là dùng kiến
thức cơ bản đã học để "lấp đầy"các tiêu chí được lựa chọn. Kinh nghiệm chỉ ra rằng,
đối với câu hỏi so sánh nên đưa ra khoảng 3 tiêu chí. Nếu có quá ít tiêu chí thì dễ bị
sót ý, nhưng nhiều tiêu chí quá dẫn tới sự phức tạp hoá không cần thiết, hay không
đủ kiến thức để lấp đầy hết các tiêu chí. Tất nhiên, việc quyết định số lượng tiêu chí
phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của câu hỏi.
Để bài làm mạch lạc, đối với mỗi phần (giống nhau, khác nhau) cần phải so sánh
lần lượt theo từng tiêu chí. Khi trình bày sự giống nhau, cần làm rõ các đối tượng
phải so sánh có sự tương đồng như thế nào theo từng tiêu chí. Sau đó, tiếp tục làm
tương tự như vậy đối với phần khácnhau.
Khi làm bài, có thể có 2 cách thể hiện. Cách thứ nhất là chia đôi tờ giấy thi theo
chiều dọc, một bên trình bày sự giống nhau và bên kia là sự khác nhau. Cách này
không nên sử dụng vì sự hạn hẹp về diện tích của phần nửa tờ giấy thi. Cách thứ hai
là lần lượt phân tích sự giống nhau, rồi đến sự khác nhau theo từng tiêu chí. Nên
chọn cách này vì có thể trình bày được chi tiết, đầy đủ nội dung cần phải so sánh,
mà không bị giới hạn bởi tờ giấy thi.
Đối với câu hỏi so sánh, có 2 trường hợp học sinh dễ bị mất điểm do bỏ sót ý với
những nguyên nhân hầu như trái ngược nhau. Trường hợp thứ nhất là ở phần giống
nhau. Để tìm ra sự tương đồng, lượng kiến thức sử dụng tuy ít nhưng lại đòi hỏi mức
độ khái quát hoá cao. Đó chínhlà lí do dễ dẫn đến bỏ sót ý và mất điểm. Trường hợp
thứ hai, ngược lại, là ở phần khác nhau. Ở phần này đòi hỏi phải có sự chi tiết, tỉ mỉ
12



về kiến thức cơ bản để lấp đầy các tiêu chí giữa hai (hay nhiều) đối tượng phải so
sánh. Nếu như không lưu ý đầy đủ thì cũng dễ sót ý và mất điểm.
Bài tập vận dụng
Câu hỏi 1: So sánh quy luật đai cao và quy luật địa ô..
Hướng dẫn trả lời
- Bước 1: Tìm sự giống nhau và khác nhau giữa quy luật địa ô và quy luật đai cao.
- Bước 2: Xác định các tiêu chí để so sánh. Bao gồm: Khái niệm, nguyên nhân, biểu
hiện.
- Bước 3: Xắp xếp các kiến thức vào các tiêu chí đã tìm ra. Cụ thể:
* Giống nhau: Do nguồn năng lượng bên trông Trái Đất, tạo ra sự phân chia bề mặt
Trá Đất thành lục địa, đại dương và điah hình núi cao.
* Khác nhau:
Nội dung so sánh
Quy luật đai cao
Quy luật địa ô
Là sự thay đổi có quy luật Là sự thay đổi có quy luật
Khái niệm
của các thành phần tự của các thành phần tự
nhiên theo độ cao.
nhiên và cảnh quan tự
nhiên theo kinh độ.
Do sự giảm nhiệt độ theo Do sự phân bố đất liền,
Nguyên nhân
độ cao, cùng sự thay đổi biển và đại dương làm cho
về độ ẩm và lượng mưa ở khí hậu ở lục địa có sự
miền núi.
phân hoá từ đông sang tây,
càng vào trung tâm lục địa
tính chất lục địa của khí
hậu càng tăng, ngoài ra còn

do ảnh hưởng của các dãy
núi chạy theo hướng kinh
tuyến.
Biểu hiện
Là sự phân bố của các Biểu hiện rõ nhất là sự thay
vành đai đất và thực vật đổi các kiểu thảm thực vật
theo độ cao (từ chân núi theo kinh độ.
lên đến đỉnh núi).
Câu hỏi 2: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa gió mùa với gió biển - gió đất.
Kể tên các loại gió ảnh hưởng đến khí hậu nước ta.
Hướng dân trả lời
- Bước 1: Tìm sự giống nhau và khác nhau giữa gió mùa với gió biển - gió đất.
- Bước 2: Xác định các tiêu chí để so sánh. Bao gồm: Phạm vi, thời gian, hướng và
tính chất.
- Bước 3: Xắp xếp các kiến thức vào các tiêu chí đã tìm ra. Cụ thể:
* So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa gió mùa với gió biển - gió đất:
- Giống nhau:
13


+ Được hình thành do sự thay đổi nhiệt độ và khí áp.
+ Hướng gió có sự thay đổi ngược chiều nhau theo chu kì.
- Khác nhau:
Gió mùa
Gió đất - gió biển
Gió mùa hoạt động ở một số
Gió mùa hoạt động theo mùa trong
vùng rộng hơn (khu vực đới
năm.
Phạm vi

nóng và một số nơi vĩ độ trung
bình)
Gió đất và gió biển chỉ ở vùng
Gió đất và gió biển theo ngày - đêm.
ven biển, ven các hồ lớn.
Ban ngày rõ biển, ban đêm gió đất.
Rõ nhất vào mùa hạ
Thời gian
Gió biển thổi từ biển vào, gió đất
thổi từ đất liền ra biển.
Tính chất
Một mùa ẩm và một mùa khô
Ôn hòa
* Kể tên các loại gió ảnh hưởng đến khí hậu nước ta.
- Gió Tín phong
- Gió mùa
- Gió địa phương ( đất-gió biển, gió thung lũng-gió núi, gió phơn...)
2.3.4.4. Hướng dẫn làm bài dạng câu hỏi giải thích
Các bước tiến hành:
- Bước 1: Đọc kĩ câu hỏi để xem câu hỏi yêu cầu phải giải thích cái gì. Việc đọc
kĩ câu hỏi là tiền đề giúp cho HS có được định hướng trả lời.
- Bước 2: Tái hiện kiến thức có liên quan đến yêu cầu câu hỏi, sắp xếp và tìm mối
liên hệ giữa chúng với nhau. Đây là bước rất quan trọng nhằm giúp thí sinh có được
một dàn bài hợp lí với các ý chính phải trả lời.
- Bước 3: Đưa ra các lí do để giải thích theo yêu cầu câu hỏi.
Bài tập vận dụng
Câu hỏi 1: Dựa vào kiến thức đã học hãy giải thích sự phân bố lượng mưa theo vĩ
độ địa lý.
Hướng dẫn trả lời
- Bước 1: Câu hỏi yêu cầu giải thích sự phân bố lượng mưa theo vĩ độ địa lí.

- Bước 2: Tái hiện kiến thức có liên quan đến yêu cầu câu hỏi. HS dựa vào phần II,
hình 13.1 - Phân bố lượng mưa theo vĩ độ của bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong
khí quyển. Mưa, để trả lời câu hỏi.
- Bước 3: Đưa ra các lí do để giải thích theo yêu cầu câu hỏi. Cụ thể:
Giải thích sự phân bố lượng mưa theo vĩ độ địa lý
Hướng

2 mùa thổi ngược nhau

14


+ Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ địa lí do ảnh hưởng của nhiều nhân tố:
khí áp, front, gió, dòng biển và địa hình ....
+ Khu vực Xích đạo có lượng mưa trung bình năm lớn nhất (trung bình từ 1000 đến
2000 mm/năm). Nguyên nhân: Đây là khu vực áp thấp nhiệt lực, có nhiệt độ cao,
diện tích đại dương và rừng Xích đạo lớn nên lượng bốc hơi lớn, mưa nhiều.
+ Hai khu vực chí tuyến có lượng mưa ít (từ 200 đến 700 mm/năm). Nguyên nhân:
Đây là khu vực cao áp động lực, diện tích lục địa lớn.
+ Hai khu vực ôn đới có lượng mưa tương đối lớn (từ 500 đến 1000 mm/năm).
Nguyên nhân: Đây là khu vực áp thấp động lực, hoạt động của gió Tây ôn đới thổi
từ biển vào.
+ Càng về hai cực lượng mưa càng ít. Hai vùng cực có lượng mưa ít nhất, trung bình
ít hơn 200 mm/năm. Nguyên nhân: Do đây là vùng áp cao nhiệt lực, nhiệt độ không
khí rất thấp nên nước khó bốc hơi được.
+ Cùng một vĩ độ, lượng mưa ở Bán cầu Bắc luôn nhỏ hơn so với ở Bán cầu Nam
(trừ khu vực cực). Nguyên nhân chủ yếu là do bán cầu Bắc có diện tích lục địa lớn
hơn so với ở Bán cầu Nam
+ Riêng ở vùng cực, vùng cực Bắc có lượng mưa nhiều hơn ở vùng cực Nam do ở
vùng cực Bắc diện tích đại dương là chủ yếu.

Câu hỏi 2: Giải thích nguyên nhân hình thành các đai khí áp và các đới gió chính
trên Trái Đất?
Hướng dẫn trả lời
- Bước 1: Câu hỏi yêu cầu giải thích nguyên nhân hình thành các đai khí áp và các
đới gió chính trên Trái Đất.
- Bước 2: Tái hiện kiến thức có liên quan đến yêu cầu câu hỏi. HS dựa vào phần I,
hình 12.1 - Các đai khí áp và gió trên Trái đất của bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số
loại gió chính, để trả lời câu hỏi.
- Bước 3: Đưa ra các lí do để giải thích theo yêu cầu câu hỏi. Cụ thể:
Giải thích nguyên nhân hình thành các đai khí áp và các đới gió chính trên
Trái Đất.
*Trên trái đất có 7 đai khí áp, phân bố xen kẽ, đối xứng qua xích đạo.
* Nguyên nhân hình thành: động lực (sự di chuyển của các dòng không khí đi và đến
làm tăng hoặc giảm mật độ không khí) hoặc nhiệt lực (sự giãn nở vì nhiệt của không
khí) làm cho sức nén của không khí xuống bề mặt đất khác nhau.
- Áp thấp xích đạo hình thành chủ yếu do nhiệt lực: do nhiệt độ không khí cao, giãn
nở ra, thăng lên, giảm trọng lượng, giảm sức nén.
- 2 đai áp cao chí tuyến hình thành chủ yếu do động lực: do không khí chuyển động
trên cao từ xích đạo và ôn đới về giáng xuống.
- 2 đai áp thấp ôn đới hình thành chủ yếu do động lực: do đây là vùng gặp gỡ của 2
luồng không khí từ chí tuyến và cực di chuyển tới sau đó chuyển động hướng lên
trên làm giảm giảm sức nén xuống bề mặt đất.
15


- 2 đai áp cao cực hình thành do nhiệt lực: do vùng cực có nhiệt độ thấp quanh năm,
không khí co lại, tăng trọng lượng, nén xuống mặt đất.
* Sự phân bố xen kẽ các đai áp cao và thấp và tác dụng của lực Coriolit là cơ sở hình
thành 3 đới gió chính trên trái đất.
+ Gió Mậu dịch: là gió thổi từ các khu áp cao cận chí tuyến về khu áp thấp xích đạo,

hướng Đông Bắc ở BCB, hướng Đông Nam ở BCN. Tính chất chung là khô nóng.
+ Gió Tây ôn đới: là gió thổi từ các khu áp cao cận chí tuyến về khu áp thấp ôn đới,
có hướng tây là chủ yếu, gió này thường mang theo mưa.
+ Gió Đông cực: là gió thổi từ khu áp cao cực về khu áp thấp ôn đới. Gió thổi theo
hướng đông là chủ yếu. Tính chất chung là lạnh, khô.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Áp dụng sáng kiến này trong công tác bồi dưỡng HSG năm học 2017 - 2018 tôi
đã tiến hành nghiên cứu và thấy được những kết quả khả quan.
Bảng số liệu điểm thi khảo sát chất lượng đội tuyển HSG lần 1 năm học 2017 – 2018

STT
1
2
3
4
5

Họ và tên
Lê Thị Ngọc Anh
Trịnh Thị Liên
Lê Thu Hường
Vũ Thị Phúc
Ngô Yến Quỳnh

Điểm thi
12,75
12,75
13,0
13,25
12,0


Bảng số liệu điểm thi khảo sát chất lượng đội tuyển HSG lần 2 năm học 2017 – 2018

STT
1
2
3
4
5

Họ và tên
Lê Thị Ngọc Anh
Trịnh Thị Liên
Lê Thu Hường
Vũ Thị Phúc
Ngô Yến Quỳnh

Điểm thi
13,75
13,5
14,0
15,0
13,0

Bảng số liệu điểm thi khảo sát chất lượng đội tuyển HSG lần 3 năm học 2017 – 2018

STT
Họ và tên
Điểm thi
1

Lê Thị Ngọc Anh
15,75
2
Trịnh Thị Liên
14,5
3
Lê Thu Hường
15,0
4
Vũ Thị Phúc
17,0
5
Ngô Yến Quỳnh
13,5
Qua bảng số liệu trên ta thấy được sau khi áp dụng sáng kiến mức điểm thi của
HS đã được tăng lên rõ rệt. Đặc biệt qua kì thi chọn HSG cấp tỉnh môn Địa lí năm
học 2017 - 2018, môn Địa lí đã đạt được 1 giải nhất (em Vũ Thị Phúc đạt 17,75
16


điểm), 2 giải nhì(em Lê Thu Hường đạt 17,0 điểm và em Lê Thị Ngọc Anh 17,25
điểm), 1 giải ba (em Trịnh Thị Liên đạt 14,75 điểm ), 1 giải khuyến khích (em Ngô
Yến Quỳnh đạt 13,0 điểm). Nếu được đầu tư kĩ lưỡng đây sẽ là một sáng kiến có
tính ứng dụng thực tiễn cao phục vụ thiết thực cho công tác giảng dạy thu hút được
nhiều giáo viên có niềm đam mê nghiên cứu về lĩnh vực này. Quan trọng hơn học
sinh đã cảm thấy hứng thú hơn với môn học, không bị áp lực bởi khối lượng kiến
thức thi học sinh giỏi mà chất lượng được nâng lên.
Đối với bản thân tôi, việc hoàn thành đề tài nghiên cứu này sẽ là một tài liệu hữu
ích, giúp cho công tác ôn luyện đội tuyển HSG nói riêng và dạy học Địa lí nói
chung sẽ đạt được nhiều kết quả tốt hơn. Đối với đồng nghiệp, đây sẽ là một tài liệu

có giá trị.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1.

Kết luận
Qua những năm bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi nhận thấy rằng: Người thầy cần
không ngừng học hỏi và tự học hỏi để nâng cao trình độ đúc rút kinh nghiệm,
thường xuyên xây dựng, bổ sung chương trình và sáng tạo trong phương pháp giảng
dạy.
Để đưa con thuyền đến bến bờ vinh quang thì vai trò của người cầm lái thật vô
cùng quan trọng. Muốn công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, trước hết phải
có giáo viên vững về kiến thức, kĩ năng thực hành... Thường xuyên học hỏi trau dồi
kiến thức, tích lũy được một hệ thống kiến thức phong phú. Có phương pháp nghiên
cứu bài, soạn bài, ghi chép giáo án một cách thuận tiện, khoa học. Tham khảo nhiều
sách báo, tài liệu có liên quan, giao lưu, học hỏi các đồng nghiệp có kinh nghiệm và
các trường có nhiều thành tích. Thực sự yêu nghề, tâm huyết với công việc bồi
dưỡng HS giỏi. Luôn thân thiện, cởi mở với HS, luôn mẫu mực trong lời nói, việc
17


làm, thái độ, cử chỉ, có tấm lòng trong sáng, lối sống lành mạnh để HS noi theo. Học
sinh cần có nhiều loại sách để tham khảo. Luôn phối hợp với gia đình để tạo điều
kiện tốt nhất cho các em tham gia học tập.
Áp dụng sáng kiến này trong công tác bồi dưỡng HSG năm học 2017 – 2018 tôi
đã tiến hành nghiên cứu và thấy được những kết quả khả quan. Nếu được đầu tư kĩ
lưỡng đây sẽ là một sáng kiến có tính ứng dụng thực tiễn cao phục vụ thiết thực cho
công tác giảng dạy thu hút được nhiều giáo viên có niềm đam mê nghiên cứu về lĩnh
vực này. Quan trọng hơn học sinh đã cảm thấy hứng thú hơn với môn học, không bị
áp lực bởi khối lượng kiến thức thi học sinh giỏi mà chất lượng được nâng lên.

Tạo ra tâm thế hứng thú, thúc đẩy quá trình lĩnh hội tri thức môn học và bồi
dưỡng học sinh giỏi. Thông qua việc giải các bài tập địa lí tự nhiên phục vụ công tác
giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi từ đó góp phần thúc đẩy tính tích cực tư duy
của học sinh, nâng cao chất lượng học tập. Nếu có nhiều hình thức tổ chức dạy học
kết hợp với đồ dùng dạy học sẽ trở lên hấp dẫn và người học thấy được ý nghĩa của
môn học. Qua việc nghiên cứu giải các bài tập địa lí tự nhiên đại cương giúp chúng
ta có có khả năng sáng tạo và vận dụng linh hoạt tri thức trong tình huống sư phạm,
đồng thời tạo điều kiện cho học sinh phát triển môn học. Rèn luyện cho chúng ta, kĩ
năng, thói quen, tính kỉ luật trong công việc. Đồng thời có ý thức thường xuyên học
hỏi trau rồi chuyên môn để tìm ra phương pháp phù hợp.
Muốn vậy người giáo viên phải nhiệt tình, say mê, có lòng nhiệt huyết yêu nghề
có kiến thức chuyên môn vững.
Giúp các em có những định hướng trong việc ôn thi học sinh giỏi, biết vận dụng
kiến thức một cách linh hoạt vào giải quyết các loại bài tập. Tạo hứng thú cho việc
học tập. Có ý thức học tập, hiểu vấn đề một cách sâu sắc.
3.2. Kiến nghị
Đối với nhà trường nên tạo điều kiện cho giáo viên có năng lực có điều kiện để
nghiên cứu. Có sự hỗ trợ về kinh phí và có sự động viên kịp thời khi giáo viên đưa
ra những đề tài, ý tưởng có tính khả thi cao.
Đối với sở giáo dục: nên có những buổi sinh hoạt chuyên đề nhằm trao đổi kinh
nhiệm về chuyên môn và những vấn đề có liên quan, từ đó có thể rút ra các gải pháp
phù hợp với từng môn học và với đối tượng học sinh.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 27 tháng 05 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
18



Trịnh Thị Huyền

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Địa lí lớp 10 – Lê Thông (chủ biên) - NXB giáo dục – Năm xuất
bản 2014.
2. Giúp em học tốt Địa lí lớp 10 – PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) - NXB
ĐHQG Hà Nội – Năm xuất bản 2009.

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO
HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Trịnh Thị Huyền
19


Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Yên Định 1

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

Kết quả

đánh giá
xếp loại (A,
B, hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

1.

Hướng dẫn HS Trường THPT
Quan Sơn 2 cách vẽ biểu đồ
hình cột trong SGK Địa lí 12

Sở GD&ĐT

C

2011 - 2012

2.

Khai thác kiến thức từ tranh ảnh Sở GD&ĐT
trong SGK vận dụng vào dạy
học môn Địa lí lớp 11 ở trường
THPT Quan Sơn 2

C

2012 2013


3.

Hướng dẫn học sinh lớp 10
Sở GD&ĐT
trường THPT Quan Sơn 2 giải
các bài tập địa lí tự nhiên đại
cương trong ôn thi học sinh giỏi
môn Địa lí lớp 10

C

2016
-2017

20



×