Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Hóa học 9 bài 33: Thực hành Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.91 KB, 4 trang )

HÓA HỌC 9
THỰC HÀNH
TÍNH CHẤT CỦA PHI KIM VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG.
I. Mục tiêu.
1. Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học về phi kim, tính chất đặc trưng
của muối cacbonat và muối clorua.
2.Rèn các kĩ năng thực hành hóa học và giải các bài tập thực nghiệm.
3. Giáo dục tính nghiêm túc, cẩn thận trong học tập và thực hành hóa
học.
II. Chuẩn bị.
GV: Đèn cồn, ống nghiệm, cốc thủy tinh, ống dẫn khí, thìa thủy tinh,
NaHCO3, NaCl, Na2CO3, CuO, than củi, CaCO3, Ca(OH)2.
HS: Ôn tập các kiến thức đã học về phi kim và chuẩn bị các nội dung bài
thực hành.
III. Tiến trình tiết học.
1.Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
3. Bài mới.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS
Hoạt động 1:

Thí nghiệm 1: C khử CuO ở nhiệt độ cao
GV: Yêu cầu HS cho biết các loại dụng
cụ, hóa chất và cách tiến hành thí
nghiệm.

HS: Dựa vào kết quả chuẩn bị bài thức
hành báo cáo. Yêu cầu:


+ Dụng cụ: ống nghiệm, ống dẫn khs,
cốc thủy tinh, đèn cồn, giá thí nghiệm.
+ Hóa chất: CuO, C, Ca(OH)2.


HÓA HỌC 9
+ Tiến hành: Lấy 1 thìa nhỏ hỗn hợp
CuO và C trộn đều cho vào ống nghiệm
khô. Lắp ống nghiệm lên giá thí nghiệm
đun nóng ống nghiệm, dẫn khí thu được
vào cốc đựng dung dịch nước vôi trong.
HS: 1 vài hs trả lời, lớp nhạn xét bổ
sung.
GV: Gọi HS trả lời.

HS: Các nhóm tiến hành thí nghiệm:

GV: Chốt lại cách tiến hành thí nghiệm. + Quan sát trạng thái màu sắc của các
chất trước khi phản ứng.
GV: Yêu cầu các nhóm học sinh tiến
hành thí nghiêm, quan sát và ghi lại hiện + Tiến hành thí nghiệm và ghi lại hiện
tượng.
tượng vào báo thực hành
Hoạt động 2:
Thí nghiệm 2: Nhiệt phân muối NaHCO3.
GV: Yêu cầu HS nêu tên các loại dụng
cụ hóa chất và cách tiến hành thí
nghiệm 2:

HS: Báo cáo kết quả chuẩn bị thí

nghiệm
+ Hóa chất:NaHCO3, Ca(OH)2.
+ Dụng cụ: ống nghiêm, ống hút, ống
dẫn, đèn cồn, giá thí nghiệm.
+ Cách làm: Lấy 1 ít NaHCO3 cho vào
ống nghiệm, lắp ống nghiệm lên giá, ống
dẫn khí được đưa vào cốc đựng dung
dịch Ca(OH)2. Đun nóng ống nghiệm.

GV: Gọi HS trả lời.

HS:1 vài HS trả lời, lớp nhận xét bổ
sung.
HS: Các nhóm tiến hành thí nghiệm,
quan sát và ghi lại hiện tượng vào báo


HÓA HỌC 9
GV: Chốt lại cách làm.

cáo thực hành

GV: Yêu cầu HS các nhóm tiến hành thí
nghiệm.
GV: Theo dõi và giúp đỡ HS.
GV: Lưu ý HS : Miệng ống nghiệm phải
hơi chúc xuống so với đáy để tránh hiện
tượng hơi nước tạo thành rơi vào đáy
ống nghiệm đang đun nóng gây vỡ ống
nghiệm. Trước khi tắt đèn cồn phải lấy

cốc đựng dung dịch Ca(OH)2 ra
Hoạt động 3:
Nhận biết muối cacbonat và muối clorua.

GV: Nêu vấn đề: Có 3 ống nghiệm mất
nhãn đựng 3 chất rắn ở dạng bột là
NaCl, Na2CO3 và CaCO3. Hãy nêu cách
nhận biết.
GV: Gợi ý HS tìm sự khác nhau về tính
chất của 3 chất trên.

GV: Yêu cầu HS nêu cách tiến hành thí
nghiệm

HS: Suy nghĩ và nêu phương pháp làm
bài: Lấy hóa chất cho vào 3 ống nghiệm
tương ứng,nhỏ vào mỗi ống nghiệm
2→3 ml nước cất lắc nhẹ, chất không
tan là CaCO3, 2 chất còn lại nhỏ vào mỗi
chất vài giọt dung dịch HCl, nếu có bọt
khí thoát ra là Na2CO3, không có hiện
tượng gì là NaCl.
HS: Các nhóm tiến hành thí nghiệm
nhận biết, quan sát và ghi lại hiện tượng

4. Kết thúc thực hành.
GV: -Yêu cầu HS thu dọn và vệ sinh dụng cụ thí nghiệm, xử lí hóa chất
thừa.
-Nhận xét buổi thực hành: ý thức thực hành của HS, kết quả thực hành.
-Yêu cầu HS hoàn thành báo cáo thực hành.



HÓA HỌC 9
5; Hướng dẫn về nhà:
-Ôn tập lại tính chất của các phi kim và hợp chất của chúng.
-Tìm hiểu trước nội dung bài: Khái niệm hợp chất hữu cơ.



×