Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 182 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN MINH ĐẠT

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
BÁN LẺ HIỆN ĐẠI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ

Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số:

9.34.04.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. NGUYỄN VĂN NGÃI
2. TS. NGUYỄN HỮU THÂN

Hà Nội, 2018
i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các
số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của
luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án



ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ
HIỆN ĐẠI ............................................................................................................ 11

1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................. 11
1.2. Tình hình nghiên cứu quốc tế....................................................................... 21
1.3. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................. 27
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ HIỆN ĐẠI TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ....................................................................... 29

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện
đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ........................................................ 29
2.2. Một số lý thuyết cơ bản về quản lý nhà nước đối với DN bán lẻ ................ 37
2.3. Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế ...................................................................................... 44
2.4. Các yếu tố tác động tới QLNN đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế .............................................................. 51
2.5. Kinh nghiệm của một số nước về quản lý nhà nước đối với các doanh
nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ và bài học rút ra cho Việt Nam ............................. 53
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP BÁN LẺ HIỆN ĐẠI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM................................................................ 65


3.1. Khái quát về thị trường bán lẻ hiện đại ở Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế hiện nay.............................................................................. 65
3.2. Thực trạng quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ................................................ 84
iii


3.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp bán lẻ hiện đại
của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ..................................... 103
CHƯƠNG 4. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
BÁN LẺ HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM ................................................................... 119

4.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến quản lý nhà nước đối với
các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ...... 119
4.2. Cơ hội và thách thức tác động đến QLNN đối với các doanh nghiệp bán
lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam ...................... 130
4.3. Quan điểm, định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh
nghiệp bán lẻ hiện đại trong hội nhập kinh tế quốc tế ...................................... 137
4.4. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp
bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ................................... 140
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ............................ 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 152
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 169

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Association of Southeast Asian Nations

AFTA

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

ASEAN Free Trade Area

APEC

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Asia-Pacific Economic Cooperation
Thái Bình Dương

ASEM

Diễn đàn Hợp tác Á – Âu

The Asia-Europe Meeting

SAIC

Cục Công thương Trung Quốc

State Administration for Industry and
Commerce of the People’s Republic of
China


CNH

Công nghiệp hóa

ĐCS

Đảng Cộng sản

GDP

Tổng sản phẩm trong nước

HĐH

Hiện đại hóa

HNKT

Hội nhập kinh tế

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

KHCN

Khoa học công nghệ

MOFCOM


Bộ Công thương Trung Quốc

Gross Domestic Product

International Monetary Fund
Ministry

of

Commerce

People’s

Republic of China
ST

Siêu thị

TTTM

Trung tâm thương mại

TPP

Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược Trans-Pacific
xuyên Thái Bình Dương

Strategic


Partnership Agreement

USD

Đô la Mỹ

VAT

Thuế giá trị gia tăng

VN

Việt Nam

VND

Đồng Việt Nam

WB

Ngân hàng thế giới

World Bank

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

World Trade Organization


XHCN

Xã hội chủ nghĩa

XK

Xuất khẩu

Value Added Tax

vii

Economic


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Hạn chế thị trường đối với doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài

59

Bảng 3.1.

Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

71

Bảng 3.2.


Quy mô thị trường bán lẻ hiện đại của Việt Nam, 2008 -2016

74

Bảng 3.3.

Phân bố mạng lưới siêu thị, hệ thống TTTM theo dân cư, 2011

76

Bảng 3.4.

Phân loại siêu thị và trung tâm thương mại theo hạng, 20082011-2020

76

Bảng 3.5.

Số lượng điểm bán của một số nhà bán lẻ hàng đầu nước ngoài
tại Việt Nam (30/6/2016)

78

Bảng 3.6.

Số lượng điểm bán của một số nhà bán lẻ hàng đầu trong nước
tại Việt Nam (30/6/2016)

79


Bảng 3.7.

Tổng hợp kết quả khảo sát (tích cực)

106

Bảng 3.8.

Tổng hợp kết quả kháo sát (tiêu cực)

113

Bảng 4.1.

Tổng thu nhập quốc dân (GNI) trên đầu người của các nước
ASEAN năm 2015 (USD)

125

Bảng 4.2.

Dự tính tốc độ tăng doanh số bán lẻ qua hình thức cửa hàng ở
một số nước ASEAN trong thời gian 2016-2020 (%)

126

Bảng 4.3.

Dự tính tốc độ tăng doanh số bán lẻ qua hình thức mạng điện tử
ở một số nước ASEAN trong thời gian 2016-2020 (%)


127

Bảng 4.4.

So sánh thương mại điện tử năm 2015 ở 5 nước ASEAN với
Mỹ và Trung Quốc

128

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Hệ thống bán lẻ hiện đại của Thái Lan
Hình 3.1.

Lộ trình cắt giảm thuế suất bình quân giản đơn theo cam kết
trong một số hiệp định FTA đã có hiệu lực

61
69

Hình 3.2. Các loại hình kinh doanh trên thị trường bán lẻ Việt Nam

72

Hình 3.3. Tỷ trọng của bán lẻ hiện đại so với bán lẻ truyền thống, 2015

75


Hình 3.4. Bán lẻ hiện đại tại các quốc gia ASEAN năm 2014 (%)

83

DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp 4.1.

Trường hợp Lazada

129

ix


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, vai trò của các doanh
nghiệp bán lẻ hiện đại ngày càng trở nên quan trọng đối với bất kỳ một quốc
gia hay một khu vực nào. Hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ hàng hóa và
dịch vụ có vai trò ngày càng lớn trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng
cao mức sống dân cư… Từ năm 1986 đến nay, cùng với quá trình đổi mới,
nền kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi cơ bản, không chỉ ở tốc độ tăng
trưởng và cơ cấu kinh tế mà còn ở quy mô và cơ cấu của hệ thống phân phối
bán lẻ hàng hóa và dịch vụ với 3 bộ phận: 1. Lưu chuyển hàng hóa bán lẻ do
hệ thống phân phối bán lẻ quốc doanh đảm nhiệm. 2. Lưu chuyển hàng hóa
bán lẻ do hệ thống phân phối bán lẻ ngoài quốc doanh đảm nhiệm. 3. Lưu
chuyển hàng hóa bán lẻ do hệ thống phân phối bán lẻ của các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài đảm nhiệm.

Sau khi Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Doanh nghiệp có hiệu lực,
khoảng 15 năm trở lại đây, các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở Việt Nam ra
đời và phát triển. Với các cơ chế, ưu đãi và khuyến khích của Nhà nước, thu
nhập của người dân tăng lên cũng như nhu cầu ngày càng tăng cao của khách
hàng, tác động không nhỏ đến loại hình này dẫn đến tốc độ phát triển của các
doanh nghiệp tăng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày một cao.
Là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO),
Việt Nam đã cam kết lộ trình mở cửa thị trường bán lẻ trong nước. Theo đó,
đến nay, “miếng bánh” bán lẻ đã bị các doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh
một phần lớn. Tính đến hết năm 2013, số doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài
chiếm hơn 40% trong số 700 siêu thị tại Việt Nam; 31 trong tổng số 125 trung
tâm thương mại hiện tại có yếu tố đầu tư nước ngoài. Các tập đoàn nước
ngoài, khi đầu tư vào Việt Nam có đặc điểm chung là không chỉ xây dựng
1


những trung tâm thương mại lớn mà chuyển sang đầu tư vào cả các cửa hàng
tầm trung và siêu nhỏ. Bên cạnh đó, họ bắt tay vào việc xây dựng những
thương hiệu riêng cũng như hợp tác với các nhà sản xuất trong nước, kể cả
nông dân để cung cấp hàng hoá cho họ. Mặt khác, với tiềm lực mạnh về vốn,
họ sẵn sàng mua lại các doanh nghiệp bán lẻ trong nước để chiếm lĩnh hệ
thống phân phối mà các doanh nghiệp bán lẻ nước ta đã gây dựng. Trong khi
nhiều năm qua, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chưa thực hiện được, hoặc
có làm được cũng rất chậm và manh mún.
Theo Bộ Công Thương, dự báo đến năm 2020, cả nước sẽ có khoảng
1.200 - 1.300 siêu thị, 180 trung tâm thương mại. Tỷ trọng bán lẻ qua mạng
lưới siêu thị, trung tâm thương mại sẽ chiếm 45% tổng mức bán lẻ hàng hóa
xã hội, tương đương khoảng 25 - 30 tỷ USD. Đây là cơ hội hiếm có, đặc biệt
là thị hiếu khách hàng và yêu cầu về dịch vụ cũng như chất lượng sản phẩm
đang ở mức thấp như Việt Nam thì việc sở hữu thị phần bán lẻ còn là dịp tốt

cho các doanh nghiệp nước ngoài đưa sản phẩm từ nhà sản xuất tới tay người
tiêu dùng. Câu hỏi đặt ra là đến năm 2020, các doanh nghiệp bán lẻ có vốn
đầu tư nước ngoài sẽ chiếm lĩnh toàn bộ thị trường bán lẻ Việt Nam hay chỉ ở
các thành phố lớn, các vùng trung tâm? Các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại của
nước ta còn giữ được vị trí trên thị trường hay không? Nhà nước cần hỗ trợ
như thế nào để giúp các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có thể phát triển trong
thị trường tiềm năng này?
Cùng với các lĩnh vực khác của nền kinh tế, quản lý nhà nước đối lĩnh
vực thương mại nói chung và ngành bán lẻ nói riêng đã có nhiều đổi mới
phù hợp với cơ chế thị trường, bước đầu mang lại những tín hiệu khả quan.
Tuy nhiên, quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trên
thị trường nước ta chưa được quan tâm đúng mức còn nhiều hạn chế, tình
trạng can thiệp trực tiếp vào lĩnh vực kinh doanh còn phổ biến, nhưng lại

2


chưa chú trọng những chức năng vô cùng quan trọng như hỗ trợ, khuyến
khích, giám sát, kiểm tra… hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại
trên thị trường.
Mặt khác, Việt Nam chưa có kinh nghiệm cũng như thiếu một hệ thống
tổ chức quản lý hoàn chỉnh, chưa có các quy định cụ thể và chuyên biệt về
quản lý cũng như chưa có quy chế quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp
thương mại bán lẻ có vốn FDI trên thị trường nước ta, dẫn đến còn nhiều vấn
đề bất cập. Điều này vô hình dung đã tạo ra kẽ hở để các doanh nghiệp (DN)
ngoại trong lĩnh vực bán lẻ thực hiện việc chuyển giá, trốn thuế. Trên thực tế,
DN bán lẻ hiện đại có vốn đầu tư nước ngoài khai lỗ nhưng vẫn xin tiếp tục
mở rộng kinh doanh, trong khi các cơ quan quản lý nhà nước cứ cấp phép.
Như vậy, có thể nói cơ chế quản lý nhà nước không đơn thuần là lỏng lẻo mà
dường như còn chứa đựng kẽ hở cho những hành vi khuất tất của cả hai bên cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp. Bởi vậy ngoài việc các cơ quan

quản lý nhà nước cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, thay đổi
phương pháp quản lý, kiểm tra, kiểm soát, tạo cơ sở pháp lý cho lĩnh vực này
phát triển.
Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, kể từ sau khi gia
nhập WTO và mở cửa thị trường bán lẻ, hệ thống chuỗi bán lẻ của các doanh
nghiệp Việt Nam tuy đã phát triển nhưng thiếu ổn định, thiếu quy hoạch cụ
thể và thiếu bền vững, dễ bị tổn thương mỗi khi có biến động trong môi
trường kinh doanh bên ngoài. Việc tổ chức, quản lý hệ thống phân phối bán lẻ
của Việt Nam còn nhiều hạn chế do thiếu chiến lược và quy hoạch cơ sở hạ
tầng phát triển hệ thống phân phối bán lẻ, chậm ban hành hoặc còn thiếu các
chính sách để phát triển phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại như: siêu thị,
cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, nhượng quyền thương mại…

3


Như vậy, có thể nói quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp bán lẻ hiện
đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế giữ vai trò quan trọng trong phát
triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Đặc biệt
trong quá trình nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường định hướng
XHCN trong bối cảnh mở cửa thị trường bán lẻ theo các cam kết hội nhập
quốc tế, quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại còn nhiều
vấn đề chưa tìm ra lời giải đáp.
Trong bối cảnh đó, vấn đề “Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp
bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” được chọn làm đề tài
luận án tiến sỹ, chuyên ngành quản lý kinh tế là cấp bách, có ý nghĩa khoa
học và tính thực tiễn cao.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Phân tích, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp hoàn

thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế phù hợp với mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam
trong thời gian tới.
Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với
các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế;
- Đánh giá thực trạng, chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của
quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở nước ta trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế;
- Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán
lẻ hiện đại ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

4


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với các doanh
nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế;
- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước về quản lý nhà nước đối
với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại và rút ra bài học cho Việt Nam;
- Đánh giá thực trạng, chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của
thành tựu, hạn chế trong quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ
hiện đại ở nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế;
- Đề xuất quan điểm, định hướng và một số giải pháp hoàn thiện quản
lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong hội nhập
quốc tế gồm những nội dung gì?
- Thực trạng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại

(doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn nước ngoài) trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế như thế nào?
- Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quản lý nhà nước đối với
các doanh nghiệp trong nước và có vốn nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ hiện
đại thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam là gì?
- Các giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh
nghiệp bán lẻ hiện đại ở Việt Nam trong giai đoạn tới?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

5


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: nghiên cứu quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp bán lẻ hiện đại trong nước và doanh nghiệp có vốn nước ngoài trên thị
trường Việt Nam (siêu thị và trung tâm thương mại), không nghiên cứu loại
hình thương mại điện tử (hoạt động mua bán hàng qua Internet).
Về thời gian nghiên cứu: nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 2007
(năm Việt Nam tham gia WTO) đến năm 2016.
Về không gian nghiên cứu: quản lý nhà nước dưới góc độ chức năng
quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp bán lẻ hiện đại tại Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, bao gồm: ban hành khung khổ pháp lý để
doanh nghiệp hoạt động; tổ chức bộ máy thực hiện và thực hiện chính sách
đối với doanh nghiệp; kiểm tra, thanh tra hoạt động của doanh nghiệp (ở nội
dung này, công tác thanh kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp được xét thông
qua hoạt động của chủ thể quản lý là Cục quản lý thị trường).
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án:

Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau,
trong đó chủ yếu là các phương pháp sau:
Thứ nhất, phương pháp nghiên cứu tài liệu: Kế thừa các kết quả nghiên
cứu đã có để làm rõ cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế, thực trạng, chính sách
về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ hai, phương pháp điều tra, khảo sát: Tìm hiểu về thực trạng quản
lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại thông qua khảo sát
nhanh hoạt động của các siêu thị, cửa hàng, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm
đối với một số nhóm xã hội có liên quan tới quản lý nhà nước đối với các
doanh nghiệp bán lẻ hiện đại, như: cán bộ quản lý ở các cơ quan quản lý nhà

6


nước về thương mại, hải quan, cán bộ chính quyền một số địa phương và
nhóm xã hội có liên quan đến các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại...
Tác giả luận án tiến hành phỏng vấn sâu 50 người thuộc các thành phần
nói trên ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, 15
người là cán bộ làm các công việc liên quan tới lĩnh vực quản lý thị trường,
20 người làm việc trong các doanh nghiệp, cửa hàng, 15 người dân.
Nội dung phỏng vấn nhằm tìm hiểu thực trạng, những thuận lợi và khó
khăn, những mặt được và chưa được trong quản lý nhà nước đối với các
doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài. Đặc biệt, các ý kiến đánh giá về những thay đổi trong cơ chế,
chính sách của Nhà nước (theo chiều hướng tốt hoặc xấu) trong lĩnh vực quản
lý thị trường bán lẻ cũng được chú trọng. Phỏng vấn tìm hiểu nguyên nhân
của tồn tại, cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp bán lẻ cũng như các
biện pháp can thiệp, cải thiện tình hình khi Việt Nam tiến hành hội nhập sâu
rộng vào môi trường kinh tế quốc tế. Mô tả, phân tích, nhận dạng các vấn đề

quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong mô hình tăng
trưởng mới của Việt Nam.
Thứ ba, phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích và tổng hợp số
liệu, thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu, kết quả khảo sát thực địa
và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp.
Thứ tư, phương pháp so sánh: sử dụng để đánh giá thực trạng, so sánh
chính sách và phương thức quản lý đối với từng doanh nghiệp (doanh nghiệp
FDI, doanh nghiệp Việt Nam).
Thứ năm, phương pháp dự báo: dựa vào bối cảnh thế giới, đặc biệt là tác
động của các hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương, Cộng
đồng kinh tế ASEAN (AEC) cùng sự phát triển nhanh chóng của thương mại
bán lẻ ở AEC để dự báo cơ hội, thách thức đối với doanh nghiệp bán lẻ hiện đại

7


Việt Nam trong thời kỳ tới.
Đối với việc sưu tầm và tổng hợp số liệu, tư liệu: Đề tài thu thập các
số liệu từ các nguồn chính thống trong nước như: Tổng cục Thống kê, Tổng
cục Hải quan, Bộ Công thương,… và các tổ chức quốc tế như: Ngân hàng thế
giới (WB), UNDP, IMF…, các báo cáo chuyên ngành và các công trình
nghiên cứu đã được công bố như báo cáo khoa học, sách chuyên khảo, đề tài
khoa học, tạp chí, bài báo để thu thập thông tin về thực trạng quản lý nhà
nước đối với các doanh nghiệp, định hướng/ chiến lược thương mại của nước
ta đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong thời gian qua.

8


Khung nghiên cứu của luận án

Cơ sở lý luận về thực tiễn về quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp bán lẻ hiện đại

Thực trạng quản lý Nhà nước đối với Doanh nghiệp bán lẻ hiện
đại của Việt Nam hiện nay
DN FDI

Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đếN QLNN đối với
DN bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp
bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam

Cơ hội và thách thức đối với DN bán lẻ hiện đại trong bối cảnh
HNKT quốc tế ở Việt Nam

Các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN đối với DN bán lẻ hiện đại
trong bối cảnh hội nhập KTQT

Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động quản lý
Nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại

9


5. Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với các
doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với các
doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt

Nam (thành công, tồn tại hạn chế và nguyên nhân).
Thứ ba, đề xuất quan điểm, định hướng và một số giải pháp hoàn thiện
quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý
nhà nước đối với các DN bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện
QLNN đối với các DN bán lẻ hiện đại (DN trong nước và DN có vốn đầu tư
nước ngoài) trên thị trường Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận án được
chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu đã công bố liên quan đến quản lý
nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với các
doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán
lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam
Chương 4: Quan điểm, định hướng và một số giải pháp hoàn thiện quản
lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở Việt Nam.

10


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ
HIỆN ĐẠI

1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

1.1.1. Vấn đề quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp
Có nhiều nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp. Tất
cả các nghiên cứu đều gặp nhau ở điểm nhấn mạnh đến vai trò của quản lý nhà
nước đối với các loại hình doanh nghiệp và đưa ra các đề xuất để cải thiện và
nâng cao hiệu quả của việc quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp. Điển
hình là Nguyễn Pháp [82] với “Quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp” đã
đưa ra một số vấn đề về lý luận và thực tiễn trong việc quản lý kinh doanh của
các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Đồng quan điểm với Nguyễn Pháp, Vũ Huy Từ [123] trong “Vai trò
quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp” cũng nhấn mạnh đến
vấn đề sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và việc cần thiết phải có sự
can thiệp của Nhà nước. Khác biệt ở chỗ, Vũ Huy Từ chỉ ra sự đổi mới quản
lý nhà nước đối với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ở nước ta.
Trong “Giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối
với các doanh nghiệp”, Nguyễn Thế Quyền [94] đã chỉ ra những điểm bất hợp
lý trong các chính sách hiện hành về quản lý nhà nước đối với khu vực doanh
nghiệp nhà nước cũng như là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước và đề
xuất 3 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu lực quản lý nhà nước đối với
các doanh nghiệp: 1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật quản lý doanh nghiệp; 2.
Đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan quản lý; 3. Nâng cao trình
độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm, đạo đức của cán bộ quản lý.
Vũ Xuân Bình [9] tiến hành phân tích, đánh giá kết quả hoạt động
của các loại hình doanh nghiệp Việt Nam phân loại dựa trên hình thức sở
11


hữu: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài. Từ đó đã đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trong
bài “Quản lý doanh nghiệp - Nhiệm vụ trung tâm của quản lý nhà nước về

kinh tế ở Việt Nam”.
Có những phân tích rất sâu, đi vào các khía cạnh cụ thể của vấn đề quản
lý nhà nước đối với các doanh nghiệp. Như Vũ Minh [64] với “Ai chịu trách
nhiệm và quản lý ra sao?” đã nêu bật 2 vấn đề chính trong công tác quản lý
nhà nước đối với các doanh nghiệp: 1. Cơ quan nào là đầu mối, chịu trách
nhiệm chính trong việc thực hiện vai trò quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp?; 2. Công cụ chủ yếu và quan trọng nhất để thực hiện chức năng quản
lý nhà nước đối với doanh nghiệp là gì?
“Thể chế Nhà nước đối với một số loại hình doanh nghiệp ở nước ta
hiện nay”, Nguyễn Cúc [22] cũng nhấn mạnh đến vấn đề cải cách thể chế nhà
nước, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. Cuốn sách
đã phân tích lần lượt từng loại thể chế của doanh nghiệp đối với các loại hình
doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp hoạt động theo Luật
doanh nghiệp, các hợp tác xã...).
Còn Lâm Huy Tích [113] đã nhấn mạnh đến những bất cập của Luật
doanh nghiệp, những yếu kém trong công tác giám sát thi hành luật và hậu
quả của chúng thông qua một số dẫn chứng thực tế trong “Quản lý Nhà nước
dựa theo cơ cấu vốn thay cho can thiệp trực tiếp bằng hành chính”.
Hay nghiên cứu “Vấn đề chuyển đổi chức năng quản lý nhà nước trong
thực hiện Luật doanh nghiệp” [108] phân tích những khía cạnh chuyển đổi
chức năng quản lý của nhà nước và những khó khăn vướng mắc trong quá
trình thực hiện Luật Doanh nghiệp.
Ngô Tuấn Anh [4] lại nhấn mạnh đến “Những chuyển biến về quan niệm mô
hình tổ chức doanh nghiệp trong thế kỷ XXI”. Tác giả cho rằng, trong thời kỳ hội
12


nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, sự chuyển biến của môi trường kinh doanh
cũng khác đi, Lúc đó, doanh nghiệp cần phải chú ý đến sự cạnh tranh toàn cầu, sự
phát triển công nghệ, nhu cầu khách hàng. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần phải có

các yếu tố là: 1. gọn nhẹ và nhanh chóng; 2. Linh hoạt trong vai trò và kỹ năng; 3.
Tích hợp hệ thống; 4. Sáng tạo.
1.1.2. Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI
TS. Trần Xuân Hải [35] đã nhấn mạnh trong “Tăng cường công tác
quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI” rằng Vai trò của Nhà nước
trong quản lý kinh tế đối với các doanh nghiệp có vốn FDI thể hiện: Duy trì
sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, tạo dựng một môi trường kinh doanh thuận
lợi và bình đẳng, khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia đầu tư
kinh doanh. Tuy nhiên các doanh nghiệp hoạt động phải tôn trọng các quy
luật kinh tế khách quan trong nền kinh tế thị trường. Điều đó có nghĩa là
Chính phủ cũng phải tôn trọng kỷ cương thị trường song song với kỷ cương
của Nhà nước. Các chính sách và biện pháp mà Chính phủ áp dụng phải tôn
trọng các quy luật kinh tế khách quan trong nền kinh tế thị trường. Ông cũng
chỉ ra rằng, Việt Nam hiện nay chưa có một hệ thống tổ chức hoàn chỉnh cũng
như chưa có các quy định cụ thể về quản lý doanh nghiệp có vốn FDI sau khi
được cấp giấy phép đầu tư.
Trong “Phân cấp quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp”, Th.S Vũ Xuân Bình [9] đã
chỉ ra những thành công và những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động FDI
ở Việt Nam. Trong đó nhấn mạnh những hạn chế từ các Bộ, ngành (chính sách
chưa đồng bộ, hay thay đổi và thiếu thông tin, chưa có chương trình quốc gia về
vận động xúc tiến đầu tư, quy mô phân cấp còn nhiều bất cập, chưa hợp lý và
còn cứng nhắc,..) và những hạn chế từ các cơ quan quản lý địa phương (thiếu sự
phối hợp giữa địa phương và Bộ KHĐT, có những quy định vượt quá khuôn khổ

13


pháp luật hiện hành dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, chưa có cơ chế quản
lý và tổ chức thành lập cơ chế quản lý “một cửa”..)

Nghiên cứu “25 năm thu hút FDI: Góc nhìn từ quản lý nhà nước”, cùng
với việc chỉ ra những đóng góp lớn của FDI cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, TS. Phan Hữu Thắng [97] đã nêu ra các hạn chế và đưa ra
2 đề xuất trên 2 khía cạnh: 1. Công tác quản lý đối với FDI. Ông đặc biệt
nhấn mạnh đến việc cải thiện bộ máy quản lý nhà nước về FDI có thể theo 2
mô hình (mô hình ủy ban liên bộ và mô hình trực thuộc bộ và phân cấp); 2.
Lựa chọn đối tác chiến lược trong thu hút và sử dụng FDI, hướng vào các thị
trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn vốn FDI.
Lê Thị Thanh Thúy [111] đã chỉ ra nghiên cứu trường hợp cụ thể FDI
tỉnh Quảng Ngãi trong “Công tác quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở tỉnh Quảng Ngãi”. Tuy các dự án FDI ở Quảng Ngãi đã bổ sung
nguồn vốn hữu ích, góp phần đáng kể cho việc đáp ứng nhu cầu đầu tư phát
triển kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng công tác quản lý
nhà nước đối với FDI của tỉnh còn nhiều vấn đề: thủ tục hành chính rườm rà,
việc thực hiện và kiểm tra dự án FDI vẫn còn bất cập, chưa thu hút được các
dự án có chất lượng cao về công nghệ, chính sách thuế còn nhiều bất hợp lý.
1.1.3. Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp Việt Nam
Trong “Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp”, TS. Trang Thị Tuyết [128] đã nhấn mạnh đến thực trạng quản lý nhà
nước đối với doanh nghiệp nhà nước hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Đặc
biệt là các cơ quan quản lý nhà nước quá dễ dàng thậm chí quá tùy tiện trong
việc quản lý các doanh nghiệp nhà nước. Một số cơ quan quản lý nhà nước
còn có khả năng thâm nhập vào nội tình doanh nghiệp nhà nước, tác động
dưới mọi hình thức để tạo vụ lợi cho mình. Hơn nữa bộ máy quản lý doanh
14


nghiệp nhà nước rất cồng kềnh, do quyền của nhà nước rất lớn trong việc thiết
lập bộ máy này. Điều này sẽ tăng chi phí bộ máy quản trị doanh nghiệp đồng

thời lại gây cản trở cho việc hiện đại hóa quá trình điều hành doanh nghiệp
nhà nước.
Trong cuốn “Đảng cộng sản Việt Nam với công tác cải cách bộ máy
hành chính và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước” [139], các tác giả đã tập
hợp các văn kiện, nghị quyết quan trọng của Đảng và các văn bản của Chính
phủ về công tác cải cách bộ máy hành chính nhà nước (từ năm 1994-2003) và
những văn bản quản lý nhà nước về doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh
nghiệp (từ năm 1998-2004).
Nguyễn Thế Quyền [94] trong “Giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp” đã chỉ ra một số điểm bất
hợp lý trong hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước.
Đó là, việc cổ phần hóa DNNN tiến hành khá chậm, chưa đúng lộ trình; chưa
có sự phối hợp giúp đỡ doanh nghiệp giải quyết khó khăn trong quá trình cổ
phần hóa, trong quá trình chuyển đổi các DNNN, nhiều DNNN không được
cổ phần hóa mà được chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước
một thành viên, tức là không thay đổi chế độ sở hữu trong các doanh nghiệp;
cơ chế quản lý chưa thực sự hợp lý, thực hiện chưa thống nhất.
Nguyễn Thị Ngân [69] trong “Về vai trò của Nhà nước trong sự phát
triển của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam” chỉ ra nguyên nhân của những hạn
chế trong công tác quản lý nhà nước đối với các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam
đó là: mang nặng tính mệnh lệnh hành chính, các quy định pháp luật về cơ
chế quản lý đối với tổng công ty còn nhiều điểm chưa hợp lý song vẫn chưa
được bổ sung, sửa đổi, một số cơ chế, chính sách đối với tổng công ty chưa
phù hợp.

15


1.1.4. Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại
Nghiên cứu về vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ, quản lý các

doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ ở Việt Nam, đặc biệt là việc
quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thương
mại nói chung và bán lẻ hiện đại nói riêng còn khá khiêm tốn. Trong bài
“Phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc
tế” Võ Phước Tấn [100] cũng như nhiều nhà nghiên cứu khác như “Một số ý
kiến về hệ thống phân phối bán lẻ hàng hóa ở nước ta” [19], “Quy mô, tốc độ,
cơ cấu tiêu thụ trong nước” [2], “Cuộc đối đầu trên thị trường bán lẻ Việt
Nam” [36]… đều chỉ ra rằng thị trường bán lẻ ở Việt Nam được đánh giá là
phát triển tương đối nhanh, đáp ứng được nhu cầu ngày càng phong phú đa
dạng của người tiêu dùng, góp phần quan trọng vào sự phát triển và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế - xã hội. Khu vực kinh tế tư nhân tuy chiếm tỷ trọng lớn
nhưng doanh thu tăng chậm trong khi khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài đang tăng mạnh. Tác giả Võ Phước Tấn còn chỉ rõ việc quản lý điều
hành của nhà nước về thị trường bán lẻ còn mặt chưa tốt, chưa kịp thời, còn
tình trạng phát triển thị trường bán lẻ tự phát, mất cân đối, chưa xây dựng
được bản đồ quy hoạch siêu thị, trung tâm thương mại trên phạm vi toàn
quốc. Phạm Thị Ngọc Mỹ [65] đi sâu phân tích so sánh điểm mạnh, điểm yếu
giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các tập đoàn nước ngoài trong lĩnh vực
bán lẻ. Tác giả Xuân Phương [89] đi sâu phân tích thực trạng hệ thống phân
phối, các mô hình phân phối và bán lẻ hiện có ở Việt Nam. Tất cả các tác giả
đều tập trung đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các
doanh nghiệp Việt Nam.
“Phát triển chuỗi cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp thương mại Việt
Nam – Thực trạng và giải pháp” của Phan Tố Uyên [131] đã chỉ ra sự phát
triển chuỗi cửa hàng bán lẻ thời gian qua còn mang nặng tính tự phát, thiếu ổn
định, thiếu quy hoạch cụ thể và chưa bền vững, rất dễ bị tổn thương mỗi khi

16



có biến động khách quan bên ngoài. Vai trò của Nhà nước trong việc tổ chức
và quản lý hệ thống phân phối bán lẻ của Việt Nam còn nhiều hạn chế do
thiếu chiến lược và quy hoạch cơ sở hạ tầng để phát triển hệ thống phân phối
bán lẻ trong tương lai. Chậm ban hành hoặc còn thiếu các chính sách và giải
pháp để phát triển phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại như siêu thị, cửa
hàng chuyên doanh, nhượng quyền thương mại….
Bà Đinh Thị Mỹ Loan – Chủ tịch thường trực, Tổng Thư ký Hiệp hội
các nhà bán lẻ Việt Nam trong “Thị trường bán lẻ Việt Nam “hậu WTO”:
“Thực trạng và xu hướng phát triển” [56] đã đánh giá rằng các doanh nghiệp
nước ngoài tại Việt Nam tham gia vào thị trường bán lẻ ngày càng nhiều. Các
doanh nghiệp này đều có chiến lược mở rộng và chiếm lĩnh thị trường bán lẻ
Việt Nam và bên cạnh việc cạnh tranh với các nhà bán lẻ 100% vốn nội địa,
giữa các doanh nghiệp này cũng sẽ nảy sinh nhiều hoạt động cạnh tranh với
nhau, góp phần làm cho thị trường càng ngày càng sôi động. Bà cũng chỉ ra
khuynh hướng hợp tác, liên kết giữa các nhà bán lẻ nước ngoài với các nhà
bán lẻ Việt Nam (thường là các nhà bán lẻ lớn và có uy tín trên thị trường);
đây là thách thức lớn đối với các nhà bán lẻ có quy mô vừa và nhỏ. Các hoạt
động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp trên thị trường bán lẻ cũng sẽ rất sôi
động, kể cả thông qua thị trường chứng khoán. Nghiên cứu này chưa đề cập
đến vai trò của Nhà nước trong việc quản lý, điều tiết thị trường này. Điều
này được bổ sung trong “Thị trường bán lẻ Việt Nam hậu WTO và công tác
quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực này” [55]. Dưới góc độ quản lý cạnh tranh,
bà tiến hành phân tích và nhấn mạnh đến tính đa dạng, phức tạp của hiện
tượng phản cạnh tranh trên thị trường bán lẻ nói riêng cũng như trên thị
trường Việt Nam nói chung hiện nay và nêu ra những điều cơ bản đã được
Luật Cạnh tranh quy định đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ.
Nguyễn Quốc Luật [59] trong “Thị trường bán lẻ Việt Nam thời hội
nhập” cũng đồng ý với nhận định Việt Nam là một thị trường tiềm năng mơ
17



ước, có tác dụng “kích thích, mời gọi” các nhà bán lẻ trên thị trường thâm
nhập thị trường Việt Nam. Đồng thời nhấn mạnh làn sóng đầu tư vào lĩnh vực
bán lẻ ngày càng lớn thì gánh nặng bảo vệ sân nhà đang đặt lên vai các nhà
phân phối trong nước và cả cơ quan quản lý điều tiết thị trường Việt Nam
càng lớn.
Nguyễn Quốc Luật chỉ ra kinh nghiệm của Trung Quốc khi gia nhập
WTO, đã mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài
vào cuối năm 2004. Và đến 2007, có hơn 2200 siêu thị và trung tâm của 264
nhà phân phối nước ngoài đã có mặt ở thị trường Trung Quốc với tổng số vốn
đầu tư hơn 3 tỷ USD. Tuy nhiên các nhà bán lẻ Trung Quốc không lo lắng
trước các đối thủ nặng cân nước ngoài vì họ đã có những lợi thế riêng trong
việc hiểu được thị trường cũng như mạng lưới kinh doanh nội địa. Vì thế các
nhà bán lẻ Trung Quốc không bị các doanh nghiệp FDI lấn lướt và vẫn nắm
chắc được 80% thị phần trong nước.
Nghiên cứu của Trần An [1] “Nâng cấp hệ thống phân phối bán lẻ để
hội nhập” cũng nói về cuộc mở cửa thị trường phân phối của Trung Quốc.
Người ta tính rằng, trong bán kính 35 km trên đất Trung Quốc, nếu nhà bán lẻ
số 2 thế giới Carrefour mở một đại siêu thị thì đồng thời có 3 đại gia phân
phối Trung Quốc phá sản. Như vậy Trung Quốc đã sử dụng biện pháp gì,
chiến lược gì, chính sách gì trong quản lý nhà nước có thể giúp Trung Quốc
điều tiết hài hòa giữa sự phát triển của doanh nghiệp trong nước và nước
ngoài cùng phát triển trong sự nghiệp phát triển chung trấn hưng Trung Hoa?
Trong “Kinh nghiệm phát triển hoạt động bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa
bàn nông thôn của một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Phạm
Hồng Tú [120] chỉ ra Trung Quốc đã tập trung phát triển thị trường bán lẻ
hàng tiêu dùng ở nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế với việc tập trung vào 2 phương diện: thương phẩm hóa sản phẩm
nông sản phụ, đô thị hóa hương trấn nông thôn.
18



×