Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Tìm hiểu quy trình sản xuất và thị trường tiêu thụ nấm của chủ cơ sở nấm Thanh Hưng tại xã Tiên Hội huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (882.4 KB, 62 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

MA SẢO TÂN

TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ THỊ TRƢỜNG
TIÊU THỤ NẤM TẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT NẤM THANH HƢNG
TẠI XÃ TIÊN HỘI, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hƣớng đề tài

: Hƣớng ứng dụng

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2013 - 2017


Thái Nguyên – 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

MA SẢO TÂN

TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ THỊ TRƢỜNG
TIÊU THỤ NẤM TẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT NẤM THANH HƢNG
TẠI XÃ TIÊN HỘI, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hƣớng đề tài

: Hƣớng ứng dụng

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Lớp

: K45 – PTNT – N02


Khoa

: Kinh tế & PTNT

Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Giang
Cán bộ cơ sở
: Lã Văn Hƣng

Thái Nguyên – 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện khóa luận " Tìm hiểu quy trình
sản xuấtvà thị trƣờng tiêu thụ nấm của chủ cơ sở nấm Thanh Hƣng tại xã Tiên
Hội huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên " tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình
của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc
nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện nghiên cứu luận văn này.
Trƣớc hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Đại học Nông
lâm Thái Nguyên, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Phòng Đào tạo
trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo, những ngƣời
đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn cô
giáo, Ths Nguyễn Thị Giang, đã trực tiếp chỉ bảo, hƣớng dẫn khoa học và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn UBND Xã Tiên Hội, chủ cơ sở nấm
Thanh Hƣng đã giúp đỡ, cung cấp thông tin, số liệu cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện nghiên cứu luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tất các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ

nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, và đề tài mang tính mới, luận văn của
tôi chắc hẳn không thể tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót, tôi rất mong nhận
đƣợc sự đóng góp của các thầy cô giáo cùng toàn thể bạn đọc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Ma Sảo Tân


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Doanh thu của cơ sở năm 2016 ...................................................... 41
Bảng 3.2. Chi phí đầu tƣ trang thiết bị của CSSX nấm Thanh Hƣng ............. 43
Bảng 3.3. Chi phí cây giống/1 năm của Cơ sở SX nấm Thanh Hƣng ............ 44
Bảng 3.4.Chi phí nhân công, nguyên liệu hàng năm của CSSX nấm Thanh
Hƣng ...................................................................................... 44
Bảng 3.5. Tổng hợp chi phí hàng năm của CSSX nấm Thanh Hƣng ............. 46
Bảng 3.6. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế năm 2016…………………….47


iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Sơ đồ Quy trình sản xuất Nấm Sò.................................................... 31
Hình 3.2 Sơ đồ Quy trình sản xuất nấm Mộc Nhĩ .......................................... 38
Hình 3.3 Sơ đồ Thị trƣờng tiêu thụ Nấm tại CSSX nấm Thanh Hƣng ........... 49


iv


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT


Quyết định

NN-PTNT

Nông nghiệp- Phát triển nông thôn

HĐND

Hội đồng nông dân

UBND

Uỷ ban nhân dân



Lao động

GO

Gross Outpout

CSSX

Cơ sở sản xuất


IC

Intermediate Cost

VA

Value Addecd


v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT............................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập ................................................ 1
1.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 2
1.2.1. Về chuyên môn ................................................................................. 2
1.2.2. Về thái độ .......................................................................................... 2
1.2.3. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc .................................................. 3
1.3. Nội dung và phƣơng pháp thực hiện ....................................................... 3
1.3.1. Nội dung thực tập.............................................................................. 3
1.3.2. Phƣơng pháp thực hiện ..................................................................... 3
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập ............................................................... 6
1.4.1. Thời gian thực tập ............................................................................. 6
1.4.2. Địa điểm thực tập .............................................................................. 6
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 7
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 7

2.1.1. Giới thiệu về một số loại nấm ......... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập .......................... 7
2.1.3. Bản chất của cơ sở sản xuất nấm ...................................................... 9
2.1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quy trình sản xuất và thị trƣờng tiêu thụ
của cơ sở sản xuất nấm ............................................................................. 10
2.1.5. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập .................... 16


vi
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ...................................................................... 16
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ở Việt Nam ............................. 16
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm trên thế giới ............................ 17
2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm trên địa bàn tỉnh Thái nguyên 19
2.2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm tại một số địa phƣơng………..21
PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 23
3.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu .................. 23
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Tiên Hội ................................................ 23
3.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội ........................................................... 24
3.1.3. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của thôn Tiên Trƣờng 1 ......... 28
3.1.4. Quá trình hình thành và phát triển của CSSX nấm Thanh Hƣng ... 29
3.1.5. Những thuận lợi và khó khăn trong quy trình sản xuất và tiêu thụ
nấm của CSSX nấm Thanh Hƣng tại xóm Tiên Trƣờng 1- xã Tiên Hộihuyện Đại Từ ............................................................................................ 29
3.2. Kết quả thực tập .................................................................................... 30
3.2.1. Mô tả, tóm tắt những công việc đã làm tại cơ sở sản xuất nấm ..... 30
3.2.2. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của cơ sở nấm Thanh Hƣng ...41
3.2.3. Thị trƣờng tiêu thụ nấm .................................................................. 49
3.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ............................................. 50
3.2.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nấm tại CSSX
nấm Thanh Hƣng ...................................................................................... 50
PHẦN 4. KẾT LUẬN .................................................................................... 52

4.1. Kết luận ................................................................................................. 52
4.2. Kiến nghị ............................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 53


1
Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Hiện nay, nƣớc ta hội đủ các điều kiện cần thiết để phát triển ngành
công nghiệp sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến nấm. Vì vậy cần có những
giải pháp để đẩy mạnh phát huy tiềm năng nghề trồng nấm ở nƣớc ta.
Ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển trên thế giới từ hàng
trăm năm nay. Có khoảng 2.000 loài nấm ăn đƣợc, trong đó có 80 loại nấm ăn
ngon và đƣợc nghiên cứu nuôi trồng nhân tạo. Ở Việt Nam, tổng sản lƣợng
các loài nấm ăn và dƣợc liệu năm 2009 đạt trên 250.000 tấn, kim ngạch xuất
khẩu đạt 60 triệu USD chủ yếu là mộc nhĩ, nấm rơm, nấm mỡ. Ngƣợc lại,
chúng ta nhập khẩu khá nhiều loại nấm nhƣ: nấm đùi gà, nấm kim châm, trân
châu, ngọc châm, linh chi, nấm hƣơng, đông trùng hạ thảo… từ Trung Quốc,
Đài Loan. Những năm gần đây, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp
– phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã giao cho Trung tâm Công nghệ sinh
học thực vật thuộc Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu phát
triển sản xuất các loại nấm ăn và nấm dƣợc liệu. Theo đánh giá của Trung
tâm, Việt Nam là quốc gia có nhiều điều kiện để phát triển ngành sản xuất
nấm.
Thực tế là nƣớc ta có nguồn nguyên liệu trồng nấm rất sẵn nhƣ: rơm rạ,
mùn cƣa, thân cây gỗ, thân lõi ngô, bông phế loại của các nhà máy dệt, bã mía
của các nhà máy đƣờng… Ƣớc tính cả nƣớc có trên 40 triệu tấn nguyên liệu
và nếu chỉ cần sử dụng khoảng 10-15% lƣợng nguyên liệu này để nuôi trồng

nấm đã có thể tạo ra trên 1 triệu tấn nấm/năm và hàng trăm ngàn tấn phân hữu
cơ. Thế nhƣng ở Việt Nam, phần lớn rơm rạ sau khi thu hoạch lúa đều bị đốt
bỏ ngoài đồng ruộng hoặc ném xuống kênh, rạch, sông ngòi... Vì thế, phát


2
triển nghề sản xuất nấm ăn, nấm dƣợc liệu còn có ý nghĩa lớn trong việc giải
quyết ô nhiễm môi trƣờng.
Hơn nữa, vốn đầu tƣ để trồng nấm so với các ngành sản xuất khác
không lớn, vì đầu vào chủ yếu là rơm rạ, mùn cƣa và công lao động (chiếm
khoảng 70-80% giá thành một đơn vị sản phẩm). Nếu tính trung bình để giải
quyết việc làm cho một lao động chuyên trồng nấm ở nông thôn hiện nay có
mức thu nhập từ 2,5-3 triệu đồng/tháng chỉ cần số vốn đầu tƣ ban đầu khoảng
30 triệu đồng và 100m2 diện tích nhà xƣởng.
Vì những lí do đó nên tôi chọn đề tài thực tập “Tìm hiểu quy trình sản
xuất và thị trƣờng tiêu thụ nấm tạicơ sở sản xuất (CSSX)nấm Thanh Hƣng”
nhằm đƣa ra quy trình sản xuất nấm và thị trƣờng tiêu thụ nấm tại sơ sở.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Về chuyên môn
- Nắm đƣợc quá trình hình thành phát triển của CSSX nấm Thanh Hƣng.
- Nắm đƣợc quy trình sản xuất nấm tại CSSX nấm Thanh Hƣng
- Biết cách làm một số công việc liên quan đến việc sản xuất tại cơ sở.
- Đánh giá lại hiệu quả kinh doanh của cơ sở.
- Tìm hiểu thị trƣờng tiêu thụ nấm của CSSX nấm Thanh Hƣng
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển CSSX nấm Thanh Hƣngtrên
địa bàn xã Tiên Hội, huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.
1.2.2. Về thái độ
- Thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy định của cơ sở trong thời gian
thực tập về thời gian, trang phục, giao tiếp,...
- Chủ động sẵn sàng trong các công việc, hỗ trợ chủ cơ sở trong các quá

trình sản xuất tại CSSX.


3
1.2.3. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc
* Kỹ năng sống
- Tự tin trong công việc, giao tiếp tốt, sống hòa đồng thân thiện với
ngƣời dân tại cơ sở thực tập.
- Tạo cho sinh viên tác phong nhanh nhẹn, chịu đƣợc áp lực cao trong
mọi công việc, có thể tự lập sau khi ra trƣờng.
- Biết lắng nghe và học hỏi từ những lời phê bình của ngƣời khác.
* Kỹ năng làm việc
- Học đƣợc cách sắp xếp, bố trí công việc trong học tập, nghiên cứu, làm
việc một cách khoa học.
- Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm trong tập thể.
1.3. Nội dung và phƣơng pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên tại xã Tiên Hội và thôn Tiên Trƣờng 1.
- Tìm hiểu quá trình hình thành phát triển CSSX nấm Thanh Hƣng
- Tìm hiểu quy trình sản xuất một số loại nấm tại CSSX nấm Thanh Hƣng
- Đánh giá lại hiệu quả kinh doanh của cơ sở.
- Tìm hiểu thị trƣờng tiêu thụ nấm của CSSX nấm Thanh Hƣng
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển CSSX nấm Thanh Hƣng trên
địa bàn xã Tiên Hội, huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
* Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp là phƣơng pháp thu thập các
thông tin, số liệu có sẵn thƣờng có trong các báo cáo khuyến nông hoặc các
tài liệu đã công bố. Các thông tin này thƣờng đƣợc thu thập từ các cá nhân, cơ

quan, tổ chức, văn phòng.


4
- Trong phạm vi đề tài thu thập các số liệu đã đƣợc công bố liên quan
đến vấn đề nghiên cứu tại Uỷ ban nhân dân (UBND) xã Tiên Hội, xóm Tiên
Trƣờng 1 và CSSX nấm Thanh Hƣng.
+ Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Tiên Hội, xóm Tiên
Trƣờng 1.
+ Số liệu thống kê của UBND xã thu thập ở trên báo, trên internet liên
quan tới phát triển mô hình trồng nấm.
* Phƣơng pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Phƣơng pháp PRA: PRA là một loạt các biện pháp tiếp cận và phƣơng
pháp khuyến khích lôi cuốn ngƣời dân tham gia cùng chia sẻ thảo luận, phân
tích kiến thức của họ về đời sống, điều kiện nông thôn để họ lập kế hoạch
thảo luận cũng nhƣ thực hiện và giám sát, đánh giá. Đề tài này đã sử dụng các
công cụ PRA sau:
+ Phỏng vấn trực tiếp:Tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối với chủ cơ sở
và các công nhân để tìm hiểu về quá trình triển khai, thực hiện mô hình
trồng nấm. Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn và xu hƣớng thực hiện
trong tƣơng lai. Tìm hiểu vai trò của các công nhân trong thực hiện quy
trình sản xuất nấm.
+ Quan sát trực tiếp: Quan sát một cách có hệ thống các sự việc, sự vật,
sự kiện với các mối quan hệ và trong một bối cảnh tồn tại của nó. Quan sát
trực tiếp cũng là một phƣơng cách tốt để kiểm tra chéo những câu trả lời của
chủ cơ sở trong quá trình nghiên cứu.
1.3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Phƣơng pháp thống kê: Đƣợc coi là chủ đạo để nghiên cứu các mối
quan hệ giữa các yếu tố đầu vào, đầu ra, qua đó đánh giá so sánh và rút ra
những kết luận, nhằm đƣa ra các giải pháp có tính khoa học cũng nhƣ thực tế

trong việc phát triển kinh tế của cơ sở.


5
- Phƣơng pháp chuyên khảo: Dùng để thu thập và lựa chọn các thông
tin, tài liệu, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có liên quan đến đề tài.
Thông qua việc nghiên cứu để lựa chọn, kế thừa những gì tiến bộ vận dụng
vào thực tiễn để nâng cao hiệu quả sản xuất của cơ sở.
- Phƣơng pháp hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh: Phƣơng pháp này
đòi hỏi chủ cơ sở phải ghi chép tỷ mỷ, thƣờng xuyên, liên tục suốt trong quá
trình sản xuất kinh doanh, nhằm biết đƣợc các yếu tố đầu vào, đầu ra từ đó
biết đƣợc thu nhập của cơ sở trong một kỳ sản xuất kinh doanh, thông qua kết
quả đó rút ra các kết luận nhằm định hƣớng cho kỳ tới.
1.3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá
* Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất
+ GO giá trị sản xuất (Gross Output):

Trong đó: Pi là giá trị sản phẩm thứ i; Qi khối lƣợng sản phẩm thứ i.
Vậy GO là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ đƣợc tạo ra trong một thời
gian, hay một chu kỳ sản xuất nhất định. Đối với cơ sở thƣờng ngƣời ta tính
cho một năm (Vì trong một năm thì hầu hết các sản phẩm nông nghiệp đã có
đủ thời gian sinh trƣởng và cho sản phẩm)
+ VA giá trị gia tăng (Value Added)
VA = GO - IC
Trong đó: IC là chi phí trung gian (Intermediate Cost)
IC
Trong đó: Ci khoản chi phí thứ i. Vậy IC là toàn bộ chi phí vật chất
thƣờng xuyên và các dịch vụ đƣợc sử dụng trong tất cả quá trình sản xuất của
cơ sở nhƣ các chi phí: Giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các loại chi
phí khác,…



6
Hay VA = V + C + M
Trong đó:
V là chi phí lao động sống.
C là giá trị hoàn vốn cố định (hay trong kinh tế thƣờng gọi đó là khấu
hao tài sản cố định)
M là giá trị thặng dƣ.
Vậy VA là chênh lệch giữa giá trị sản xuất với chi phí trung gian, nó
phản ánh phần giá trị mới tăng thêm do kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của cơ sở trong một thời gian, hay một chu kỳ sản xuất nhất định.
* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của cơ sở
+ Hiệu quả sử dụng đất
GO/ha canh tác (Giá trị sản xuất sản phẩm trên 1 ha canh tác)
VA/ha canh tác (Giá trị gia tăng của sản phẩm trên 1ha canh tác)
+ Hiệu quả sản xuất trên chi phí GO/IC (Tỷ suất giá trị nói lên chất
lƣợng sản xuất kinh doanh của trang trại, với mức độ đầu tƣ một đồng chi phí
trung gian thì sẽ tạo ra giá trị sản xuất là bao nhiêu lần).
VA/IC (Tỷ suất giá trị gia tăng, phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn, chỉ
tiêu này phản ánh là nếu bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì sẽ thu đƣợc giá trị
gia tăng là bao nhiêu).
+ Hiệu quả sử dụng lao động, năng suất lao động
GO/LĐ (giá trị gia tăng do một lao động tạo ra)
VA/LĐ (Giá trị tăng thêm trên lao động).
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
1.4.1. Thời gian thực tập
- Thời gian: Từ ngày 20 tháng 1 năm 2017 đến ngày 30 tháng 05 năm 2017.
1.4.2. Địa điểm thực tập
- Địa điểm: CSSX nấm Thanh Hƣng.



7
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
2.1.1.1. Khái niệm quy trình sản xuất
- Quy trình sản xuất là sự nghiên cứu về quá trình sản xuất, hay là quá
trình kinh tế của việc chuyển đổi đầu vào thành đầu ra. Quá trình sản xuất sử
dụng các nguồn lực để tạo ra hàng hóa, dịch vụ phù hợp với mục đích sử
dụng, tặng quà hay là trao đổi trong nền kinh tế thị trƣờng. Quá trình này có
thể bao gồm sản xuất, xây dựng, lƣu trữ, vận chuyển và đóng gói. Một vài nhà
kinh tế học đƣa ra một định nghĩa rộng hơn cho quá trình sản xuất, bao gồm
thêm nhiều hoạt động kinh tế khác chứ không chỉ mỗi việc tiêu dùng. Họ xem
mỗi hoạt động thƣơng mại đều nhƣ là một dạng của quá trình sản xuất, chứ
không chỉ mỗi việc mua bán thông thƣờng.
- Sản xuất là một quá trình và nó diễn ra qua không gian lẫn thời gian.
Bởi vậy sản xuất đƣợc đo bởi “tỷ lệ của sản lƣợng đầu ra trong một khoảng
thời gian” [7].
2.1.1.2. Khái niệm thị trường tiêu thụ
- Thị trƣờng là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc
tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm
nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lƣợng và giá cả
cần thiết của sản phẩm, dịch vụ. Thực chất, Thị trƣờng là tổng thể các khách
hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhƣng chƣa đƣợc đáp ứng và có
khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó.
- Thị trƣờng là một địa điểm cụ thể, ở đó ngƣời mua và kẻ bán gặp nhau
để trao đổi hàng hóa hay dịch vụ. Những đô thị thời trung cổ có những khu



8
chợ cho ngƣời này bán hàng và ngƣời kia mua hàng. Ngày nay, sự trao đổi có
thể diễn ra ở mọi thành phố, tại những nơi đƣợc gọi là khu mua bán chứ
không chỉ riêng ở các chợ.
- Thị trƣờng tiêu thụ đƣợc hiểu là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu của một
loại hàng hoá, dịch vụ hàng hoá hay cho một đối tác có giá trị [8].
2.1.1.3.Khái niệm cơ sở sản xuất
- Cơ sở sản xuất là tổ chức sản xuất hàng hóa, dịch vụ nhằm tạo ra sản
phẩm nhất định để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con ngƣời trong xã hội.
2.1.2. Giới thiệu về một số loại nấm
* Nấm sò hay còn gọi là nấm Bào Ngƣ (Pleurotus spp) là loại thức ăn
ngon, là thực phẩm có giá trị dinh dƣỡng khá cao, cung cấp một lƣợng đáng
kể chất đạm, đƣờng bột, nhiều vitamin và khoáng chất, đồng thời là dƣợc liệu
qúy giá trong việc duy trì, bảo vệ sức khỏe phòng chống nhiều bệnh kể cả ung
thƣ, ung bƣớu và cũng là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
- Nấm sò là loại nấm có giá trị kinh tế cao tại Việt Nam và trên thế giới
[2].
* Mộc nhĩ đen (Nấm mèo, nấm tai mèo) có tên khoa học là Auricularia
auricula, là những ký sinh trùng phát triển trên những cây có tán lá rộng hoặc
trên những cây đã chết, chủ yếu vào mùa xuân, hạ, thu. Loại nấm này tồn tại
và phát triển tại các nƣớc trong khu vực Châu Á và tại một số hòn đảo của
Thái Bình Dƣơng, những nơi có khí hậu ẩm ƣớt, mƣa nhiều.
- Thiên nhiên ban tặng cho con ngƣời rất nhiều các loại nấm quý, vừa là
thực phẩm bổ dƣỡng, vừa là dƣợc liệu quý nhƣ nấm hƣơng, nấm linh chi, nấm
linh xanh (linh chi Việt), nấm tai mèo… Nhân dân ta thƣờng quen gọi nấm tai
mèo là mộc nhĩ đen, hay mộc nhĩ.


9

- Mộc nhĩ đen có đƣờng kính từ 2- 15 cm, mặt trong và mặt ngoài của
loại nấm này có sự khác nhau: mặt ngoài màu nâu nhạt, có lông mịn còn mặt
trong nấm màu nâu sẫm hơn và rất nhẵn.
- Mộc nhĩ đen có kết cấu dạng keo, mềm dẻo, nhƣ cao su, thƣờng mọc
tập trung lại với nhau thành các cụm.
- Khác với một số loại nấm chỉ khai thác đƣợc từ tự nhiên nhƣ nấm vân
chi, nấm nấm đầu khỉ, nấm lim, mộc nhĩ đen dễ sinh sống trên các thân gỗ ẩm
nên đƣợc nuôi trồng rất phổ biến, trở thành loại nấm quen thuộc trong ẩm
thực Việt [2].
2.1.3. Bản chất của cơ sở sản xuất nấm
- Thứ nhất, đó là sản xuất hàng hoá giản đơn. Đây là hình thức sản xuất
hàng hoá ở trình độ thấp. Điều này đƣợc thể hiện trƣớc hết ở mục đích của
ngƣời sản xuất. Việc tạo ra sản phẩm đƣợc gọi là hàng hoá trong hình thức
sản xuất hàng hoá giản đơn chỉ là ngẫu nhiên, không phải mục đích của ngƣời
sản xuấthoặc ít ra đó không phải mục đích chính của họ. Phần sản phẩm dƣ
thừa đƣợc trở thành hàng hoá chỉ là ngẫu nhiên, thừa ra ngoài nhu cầu tiêu
dùng cho bản thân ngƣời sản xuất. Trình độ sản xuất hàng hoá thấp còn đƣợc
thể hiện ở trình độ của lực lƣợng sản xuất xã hội trong quá trình sản xuất ra
sản phẩm. Nói chung, trong hình thức sản xuất hàng hoá giản đơn, trình độ kỹ
thuật của sản xuất còn lạc hậu, phân công lao động xã hội chƣa phát triển. Sản
xuất hàng hoá giản đơn đƣợc tiến hành bởi nông dân sản xuất nhỏ, thợ thủ
công cá thể, dựa trên chế độ sở hữu nhỏ về tƣ liệu sản xuất và sức lao động
của bản thân nông dân, thợ thủ công là chính. Hình thức sản xuất hàng hoá
giản đơn ra đời vào cuối thời kỳ công xã nguyên thuỷ – thời kỳ tan rã của
phƣơng thức sản xuất này, và bắt đầu ra đời phƣơng thức sản xuất chiễm hữu
nô lệ. Đến thời kỳ phƣơng thức sản xuất phong kiến, sản xuất hàng hoá giản
đơn vẫn còn chiếm vị trí phổ biến.


10

- Thứ hai, đó là sản xuất hàng hoá lớn. Điều khác biệt cơ bản giữa sản
xuất hàng hoá giản đơn và sản xuất hàng hoá lớn trƣớc hết thể hiện ở mục
đích của ngƣời sản xuất. Trong sản xuất hàng hoá lớn, ngay từ trƣớc khi tiến
hành sản xuất, mục đích sản xuất ra sản phẩm để bán đƣợc đã khẳng định; sản
phẩm trở thành hàng hoá đã đƣợc xác định từ trƣớc khi quá trình sản xuất
diễn ra, nó là quá trình tất nhiên, không phải là sự kiện ngẫu nhiên. Sự khác
nhau giữa hai hình thức sản xuất hàng hoá còn đƣợc thể hiện ở trình độ kỹ
thuật, trình độ phân công lao động cao trong sản xuất hàng hoá lớn [9].
- Thứ ba, tìm hiểu thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Về bản chất thị trƣờng là
lĩnh vực trao đổi mà thông qua đó ngƣời bán và ngƣời mua có thể trao đổi sản
phẩm, dịch vụ cho nhau tuân theo các quy luật kinh tế hàng hóa.
Nhƣ vậy, ta có thể hiểu thị trƣờng đƣợc biểu hiện trên ba nét lớn sau:
+ Thị trƣờng là lĩnh vực trao đổi đƣợc tổ chức theo quy luật kinh tế hàng
hoá nhƣ: quy luật giá trị; quy luật cạnh tranh....
+ Thị trƣờng là sự trao đổi ngang giá và tự do đối với sản phẩm làm ra;
gắn sản xuất với tiêu dùng, buộc sản xuất phải phục tùng nhu cầu tiêu dùng.
+ Một thị trƣờng cân đối thì giá cả của nó phải phản ánh chí phí sản xuất
xã hội trung bình, do đó buộc ngƣời sản xuất phải giảm chi phí, tiết kiệm
nguồn lực, nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm [10].
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình sản xuất và thị trường tiêu thụ
của cơ sở sản xuất nấm
2.1.4.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến quy trình sản xuất nấm
- Trình độ chuyên môn hóa của cơ sở sản xuất
+Một CSSX hoặc doanh nghiệp có trình độ chuyên môn hóa cao thể hiện
ở chủng loại sản phẩm nó sản xuất ít và số lƣợng sản phẩm mỗi loại lớn. Điều
kiện chuyên môn hóa của CSSX, doanh nghiệp nhƣ vậy cho phép có thể
chuyên môn hóa cao đối với các nơi làm việc và bộ phận sản xuât. Chuyên


11

môn hóa còn có thể dẫn tới khả năng tăng cƣờng hiệp tác sản xuất giữa các
doanh nghiệp nâng cao hơn nữa loại hình sản xuất.
- Mức độ phức tạp của kết cầu sản phẩm
+ Sản phẩm có kêt cấu phức tạp là sản phẩm gồm nhiều chi tiết hợp thành,
yêu cầu về kỹ thuật cao, quá trình công nghệ gồm nhiều dạng gia công khác
nhau, nhiều bƣớc công việc khác nhau. Sản phẩm càng phức tạp phải trang bị
nhiều loại máy móc thiết bị, dụng cụ chuyên dùng, vì thế khó khăn trong việc
chuyên môn hóa nơi làm việc nâng cao loại hình sản xuât. Sản phẩm càng
đơn giản càng có nhiều khả năng chuyên môn hóa nơi làm việc nâng cao loại
hình sản xuất.
- Quy mô sản xuất của cơ sở
+ Quy mô của cơ sở biểu hiện ở sản lƣợng sản phẩm sản xuất, số lƣợng
máy móc thiết bị, số lƣợng công nhân…Quy mô cơ sở càng lớn càng dễ có
điều kiện chuyên môn hóa các nơi làm việc và bộ phận sản xuât.
+ Các nhân tố ảnh hƣởng đến loại hình sản xuất là khách quan , chúng
gây tác ðộng tổng hợp lên loại hình sản xuất. Hơn nữa, các nhân tố ảnh hƣởng
lên loại hình sản xuất luôn biến đổi nên công tác tổ chức sản xuất phải nghiên
cứu phát hiện các yếu tố này để điều chỉnh loại hình sản xuất thích hợp. Ngoài
ra, với những điều kiện nhât định, nếu chúng ta chủ động đƣa ra các biện pháp
thích hợp thì có thể làm ổn định nhiệm vụ sản xuất cho các nơi làm việc [3].
2.1.4.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ nấm
Các nhân tố khách quan
* Các nhân tố thuộc tầm vĩ mô
- Các yếu tố chính trị, các chính sách của nhà nƣớc và luật pháp ảnh hƣởng
trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của cơ sở. Các chính sách mà nhà
nƣớc sử dụng nhƣ thuế, bình ổn giá cả, trợ giá, lãi suất tín dụng ngân hàng,... có
ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của cơ sở.


12

- Ngoài ra, các chính sách về phát triển những nghành khoa học văn hoá,
nghệ thuật của nhà nƣớc cũng có vai trò quan trọng, nó tác động trực tiếp đến
cung- cầu giá cả.
- Sự tác động qua lại lẫn nhau giữa chính sách nhà nƣớc và các nƣớc
khác trên thế giới về sản phẩm khoa học kỹ thuật, văn hoá,... thể hiện qua
chính sách tiêu dùng dân tộc, quan hệ kinh tế giữa nƣớc ta với các nƣớc khác
trên thế giới cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến thị trƣờng.
*Nhân tố xã hội và công nghệ
- Các yếu tố xã hội và công nghệ có ảnh hƣởng lớn đến việc tiêu thụ sản
phẩm củacơ sở sản xuất (lựa chọn phƣơng án, lập kế hoạch tiến độ tiêu thụ
sản phẩm,...). Các nhân tố tâm sinh lý, thời tiết, khí hậu, mức độ tăng dân số,
mức thu nhập bình quân của dân cƣ là những nhân tố tác động tích cực đến
tiêu thụ sản phẩm. Chẳng hạn khi mức thu nhập của ngƣời dân tăng lên, ngƣời
ta có thể tiêu dùng nhiều hơn, do vậy doanh nghiệp tiêu thụ đƣợc nhiều sản
phẩm hơn.
- Sự phát triển của công nghệ thông tin cho phép của cơ sở sản xuất,
doanh nghiệp nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng thông tin với khối
lƣợng lớn và cũng sẽ thuận lợi hơn trong việc giao dịch cũng nhƣ có thể thiết
lập và mở quan hệ làm ăn với khu vực thị trƣờng.
* Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện tự nhiên có ảnh hƣởng rất lớn tới việc tiêu thụ sản phẩm của
các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp. Thời tiết xấu sẽ gây rất nhiều khó khăn cho
việc vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ, chẳng hạn nhƣ mƣa gây khó khăn cho
xe vận tải di chuyển. Thêm vào đó nó sẽ ảnh hƣởng tới chất lƣợng sản phẩm,
không đảm bảo yêu cầu của khách hàng, dẫn tới không thể tiêu thụ đƣợc.


13
- Do vậy cơ sở sản xuất phải luôn chú tâm đầu tƣ nghiên cứu hệ thống
giao thông nối liền giữa vùng sản xuất và vùng tiêu thụ một cách thuận lợi, an

toàn. Từ đó hạn chế những tổn thất do điều kiện môi trƣờng tự nhiên gây nên.
Các nhân tố chủ quan
* Những nhân tố thuộc về các cơ sở sản xuất
-Chất lƣợng sản phẩm
+Chất lƣợng sản phẩm quyết định khả năng cạnh tranh và là vấn đề sống
còn của cơ sở. Trong nền kinh tế thị trƣờng, sản phẩm hàng hoá phải có chất
lƣợng cao. Khác với chế độ bao cấp hàng hoá hiếm hoi và tiêu thụ sản phẩm
theo nguyên tắc phân phối, nên hàng xấu, kém phẩm chất, ngƣời tiêu dùng
cũng đành ngậm ngùi.
+Trong cơ chế thị trƣờng khách hàng là "thƣợng đế", họ có quyền lựa
chọn trong hàng trăm sản phẩm để mua một sản phẩm tốt nhất. Vì vậy chất
lƣợng sản phẩm phải luôn đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Hàng
hoá chất lƣợng tốt sẽ tiêu thụ nhanh, thu đƣợc lợi nhuận cao. Hàng hoá chất
lƣợng kém sẽ bị ứ đọng, ế ẩm làm cho doanh nghiệp thua lỗ, phá sản. Có thể
nói: "Chỉ có chất lƣợng mới là lời quảng cáo tốt nhất cho sản phẩm củacác cơ
sở sản xuất”.
- Giá cả sản phẩm
+ Giá cả một sản phẩm là biểu hiện bằng tiền mà ngƣời bán dự tính có
thể nhận đƣợc từ ngƣời mua. Việc dự tính giá cả chỉ đƣợc coi là hợp lý và
đúng đắn khi đã xuất phát từ giá cả thị trƣờng, đặc biệt là giá cả bình quân của
một hàng hoá trên từng loại thị trƣờng trong và ngoài nƣớc trong từng thời kỳ
kinh doanh.
+ Nếu giá cả đƣợc xác định một cách hợp lý và đúng đắn thì nó đem lại
cho cơ sở nhiều tác dụng to lớn. Đặc biệt là giá cả thực hiện chức năng gắn
sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trên từng loại thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.


14
Nó là đòn bẩy kinh tế quan trọng đối với cơ sở và thị trƣờng. Vì giá cả cao
hay thấp có ảnh hƣởng quyết định tới khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ và lợi

nhuận mà cơ sở sẽ đạt đƣợc.
+ Do đó để hực hiện mục tiêu kinh tế tổng hợp (lợi nhuận ) của các cơ sở
sản xuất, doanh nghiệp, vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp là phải có
chính sách hợp lý.
- Phƣơng thức thanh toán
+ Việc tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp với khách
hàng có thể gồm nhiều phƣơng thức thanh toán: Séc, tiền mặt, ngoại tệ,... Mỗi
phƣơng thức đều có mặt lợi và mặt hại của nó cho cả cơ sở và khách hàng.
Vấn đề là phải chọn đƣợc một phƣơng thức thanh toán sao cho đôi bên cùng
có lợi, sản phẩm của cơ sở sẽ tiêu thụ đƣợc nhiều hơn khi doanh nghiệp có
những phƣơng thức thanh toán tiện lợi, nhanh chóng. Cơ sở cần đơn giản hoá
thủ tục, điều kiện thanh toán tạo thuận lợi cho khách hàng để thúc đẩy việc
tiêu thụ sản phẩm.
- Hệ thống phân phối sản phẩm của cơ sở sản xuất
+ Trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp
cần phải có hệ thống phân phối sản phẩm của mình, bao gồm các cửa hàng
bán trực tiếp, các đại lý, hoặc cung cấp cho ngƣời bán lẻ.
+ Tất cả các phần tử nằm trong guồng máy tiêu thụ sản phẩm sẽ tạo nên
một hệ thống phân phối sản phẩm của cơ sở, với mạng lƣới phân bố trên các
địa bàn, các vùng thị trƣờng cơ sở sản xuất tham gia kinh doanh.
+ Nếu tổ chức đƣợc hệ thống phân phối sản phẩm hợp lý sẽ đem lại hiệu
quả cao trong công tác tiêu thụ sản phẩm, ngƣợc lại nếu tổ chức không tốt sẽ
gây hậu quả xấu đến công tác tiêu thụ, sản phẩm bị ứ đọng sẽ gây tổn thất
chocác cơ sở sản xuất.


15
- Uy tín của cơ sở sản xuất
+ Quá trình hoạt động sản suất kinh doanh sẽ tạo lập dần vị thế của cơ sở
sản xuất, doanh nghiệp trên thị trƣờng, uy tín của doanh nghiệp ngày càng

đƣợc nâng cao, tránh sự hoài nghi của khách hàng về sản phẩm của cơ sở.
+ Uy tín của doanh nghiệp có ảnh hƣởng lớn hiệu quả của công tác tiêu
thụ sản phẩm. Nó đƣợc biểu hiện bằng sự trung thành của khách hàng đối với
sản phẩm của doanh nghiệp. Chiếm đƣợc lòng tin của khách hàng sẽ góp phần
quan trọng để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của cơ sở
* Nhân tố thuộc về thị trƣờng - khách hàng
- Thị trƣờng sản phẩm của cơ sở sản xuất
+ Thị trƣờng đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết sản xuất, gắn liền
sản xuất với tiêu dùng, liên kết kinh tế thành một thể thống nhất, gắn liền kinh tế
trong nƣớc với kinh tế thế giới. Thị trƣờng là môi trƣờng kinh doanh ở đó cung
cầu gặp nhau và tác động qua lại lẫn nhau để đạt tới vị trí cân bằng. Thị trƣờng
sản phẩm hay ngƣời tiêu dùng sẽ quyết định doanh nghiệp sản xuất cái gì, sản
xuất nhƣ thế nào và cho ai. Thị trƣờng là đối tƣợng của các hoạt động tiêu thụ,
nó có ảnh hƣởng quyết định tới hiệu quả tiêu thụ sản phẩm.
+ Trên thị trƣờng cung cầu hàng hoá nào đó có thể biến đổi lên xuống do
nhiều nguyên nhân làm cho giá cả sản phẩm cũng biến đổi và ảnh hƣởng trực
tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu cung nhỏ hơn cầu
thì giá cả cao hơn và ngƣợc lại. Việc cung ứng vừa đủ để thoả mãn nhu cầu về
một loại hàng hoá trong một thời điểm nhất định là trạng thái cân bằng cung cầu.
- Thị hiếu của khách hàng
+ Đây là nhân tố mà các nhà sản xuất đặc biệt quan tâm không chỉ trong
khâu định giá bán sản phẩm mà cả khi xây dựng chiến lƣợc kinh doanh, quyết
định phƣơng án sản phẩm để đảm bảo tiêu thụ sản phẩm nhanh và có lãi suất
cao. Sản phẩm sản xuất ra là để đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng, nếu sản


16
phẩm của cơ sở sản xuất phù hợp với thị hiếu thì khách hàng lựa chọn sản
phẩm của cơ sở đó. Đây là một yếu tố quyết định mạnh mẽ.
+ Điều đó đòi hỏi cơ sở phải linh hoạt trong công tác tiếp thị để tìm kiếm

những phần thị trƣờng mới nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của cơ sở [13].
2.1.5. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
2.1.5.1. Quyết định số 1895/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ : Về việc phê
duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc
Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020
2.1.5.2. Thông báo 2961/TB-BNN-VP ý kiến kết luận của Thứ trưởng Bùi Bá
Bổng tại Hội nghị “Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất nấm” do Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ở Việt Nam
Nƣớc ta sản xuất khoảng 16 loại nấm, các tỉnh phía Nam chủ yếu trồng
nấm rơm, nấm mộc nhĩ. Các tỉnh phía Bắc chủ yếu trồng nấm hƣơng, nấm sò,
nấm linh chi,...
Sản lƣợng nấm hàng năm nƣớc ta khoảng 250.000 tấn, kim ngạch xuất
khẩu 25- 30 triệu USD (không tính xuất khẩu tiểu ngạch), trong đó: nấm mộc
nhĩ 120.000 tấn,nấm rơm 64.500 tấn, nấm sò 60.000 tấn, nấm mỡ 5.000 tấn,
nấm linh chi 300 tấn, cácloại nấm khác nhƣ nấm vân chi, nấm đầu khỉ, nấm
kim châm, nấm ngọc châm khoảng700 tấn. (Nguyễn Nhƣ Hiến & Phạm Văn
Dƣ, 2013)
-Các vùng sản xuất nấm:
+ Nấm rơm đƣợc trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Đông Nam bộ và Đồng
bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cần Thơ,
Đồng Nai...)chiếm 90% sản lƣợng cả nƣớc.


17
+ Nấm mộc nhĩ đƣợc trồng tập trung ở các tỉnh miền Đông Nam bộ (Đồng
Nai, Lâm Đồng, Bình Phƣớc...), chiếm khoảng 70% sản lƣợng cả nƣớc.
+ Nấm mỡ, nấm sò, nấm hƣơng đƣợc trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, sản
lƣợng khoảng 3.000 tấn/năm.

+ Nấm làm dƣợc liệu (linh chi, vân chi, đầu khỉ...) mới đƣợc phát triển,
trồng ở một số tỉnh/thành phố (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hƣng Yên, Vĩnh
Phúc, Ninh Bình,Đồng Nai,...), sản lƣợng khoảng 300 tấn/năm.
+ Một số loại nấm khác nhƣ nấm trân châu, nấm kim châm, nấm đùi gà,
nấm chân dài, nấm ngọc châm,... đang nghiên cứu và trồng thử nghiệm thành
công tại một số cơ sở, sản lƣợng khoảng 100 tấn/ năm.
- Tình hình tiêu thụ trong nƣớc: Nhu cầu tiêu thụ nấm (nấm tƣơi, nấm
khô) trong nƣớc tăng nhanh trong những năm gần đây, giá nấm luôn đứng ở
mức cao, nấm hƣơng 70.000 - 80.000 đồng/kg, nấm rơm, nấm mỡ 50.000 60.000 đồng/kg, nấm tai mèo 60.000 - 70.000 đồng/kg, nấm sò 25.000 35.000 đồng/kg.
- Tình hình xuất khẩu: Nấm xuất khẩu dƣới nhiều dạng nhƣ nấm muối,
nấm hộp, nấm khô của các loại nấm mộc nhĩ, nấm hƣơng, nấm rơm; kim
ngạch xuất khẩunăm 2009 là 60 triệu USD, tăng lên 90 triệu USD (năm
2011). Giá nấm rơm muối xuấtkhẩu tháng 1/2009 là 1.299 USD/tấn, tăng lên
1.790 USD/tấn (tháng 11/ 2009), hiệnnay khoảng 2.000 USD/tấn; nhiều công
ty xuất khẩu nấm có uy tín ở các tỉnh phía Nam là West Food Cần Thơ,
Vegetexco Hồ Chí Minh, Vegehagi, NutriWorld Đồng Nai [11].
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm trên thế giới
-Ngày nay, đã phát hiện trên 2.000 loài nấm, trong đó có khoảng 80 loài
có thể ăn đƣợc và nuôi trồng thành công nhƣ nấm mỡ, nấm bào ngƣ, nấm
rơm, nấm mộc nhĩ, nấm kim châm, nấm đùi gà,… và nấm sử dụng trong lĩnh
vực dƣợc liệu nhƣ nấm linh chi, nấm phục linh, nấm vân chi, nấm đầu khỉ,….


×