Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC MÔN KIẾN THỨC CHUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.48 KB, 38 trang )

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN KIẾN THỨC CHUNG
(Phục vụ thi công chức, viên chức 2018- 2019)
Câu 1. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là nâng cao
chất lượng thực thi côngvụ của cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC).
Anh (chị) hiểu thế nào là chất lượng thựcthi công vụ. Để thực thi tốt công
vụ, CBCCVC phải có nghĩa vụ gì? Chất lượng thực thicông vụ của
CBCCVC phụ thuộc vào các yếu tố nào và hãy đề xuất một số giải pháp
nângcao chất lượng thực thi công vụ trong thời gian tới?
Trả lời:
Nội dung I. Khái niệm hoạt động công vụ và chất lượng thực thi
công vụ:
1. Công vụ là hoạt động mang tính quyền lực công, tính pháp lý của tất
cả các côngchức ( người làm công cho nhà nước) nhằm đảo bảo cho xã hội vận
hành có điều hoà, điềuchỉnh
2.Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn củacán bộ, công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và
các quy định khác có liênquan.
3. Chất lượng thực thi công vụ là kết quả hoạt động, hiệu quả quản lý,
phục vụ đạt đượccủa một tổ chức hành chính nhà nước thông qua sự hài lòng
của người dân, niềm tin của ngườidân, được xác định thông qua tính kinh tế,
hiệu quả, hiệu lực.
Nội dung II. Để thực thi tốt công vụ, CBCCVC phải có nghĩa vụ gì:
1, Nghĩa vụ chung.


Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa ViệtNam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.
2. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát
của nhân dân.
4. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng


và pháp luậtcủa Nhà nước.
5. Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện
nhiệm vụ, quyềnhạn được giao.
6. Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế
của cơ quan, tổchức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành
vi vi phạm pháp luật trong cơquan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
7. Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn
kết trong cơquan, tổ chức, đơn vị.
8. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được
giao.
9. Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định
đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết
định; trường hợp người ra quyếtđịnh vẫn quyết định việc thi hành thì phải có
văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưngkhông chịu trách nhiệm về
hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp củangười ra
quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết
địnhcủa mình.
10. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.


Đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện
các nghĩa vụ sau đây:
1. Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về
kết quả hoạtđộng của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công
chức. 3. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng,
thực hành tiếtkiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan
liêu, tham nhũng, lãng phítrong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
4. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn
hóa công sởtrong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ,

công chức thuộc quyềnquản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ
quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gâyphiền hà cho công dân.
5. Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị
cơ quan có thẩmquyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ
chức.6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Nội dung III. Chất lượng thực thi công vụ của CBCCVC phụ thuộc
vào 03 yếu tố:
Phụ thuộc vào kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với công việc của bản
thân cán bộ,công chức, viên chức. Phụ thuộc vào công tác tổ chức, môi trường
tổ chức. Đó là sự phân công công việc, tínhchất công việc, môi trường làm
việc, điều kiện làm việc của CBCCVC. Sự động viên, khuyến khích của người
lãnh đạo, quản lý, tạo động lực cho CBCCVC từchế độ, chính sách đãi ngộ và
cơ hội thăng tiến phát triển đối với CBCCVC.
Nội dung IV. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực thi
công vụ: Từng bước đổi mới công tác quản lý CBCCVC.


Trước hết là đổi mới trong tuyển dụngCBCCVC. Tổ chức thi tuyển hay
xét tuyển phải dựa vào tiêu chí năng lực phù hợp và cạnhtranh một cách khách
quan thì mới tìm và tuyển được người giỏi, có tài năng vào công vụ.Những
người tham gia tuyển dụng phải công tâm, khách quan và không chịu bất cứ áp
lực nàocan thiệp vào kết quả tuyển dụng. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng
CBCCVC theo hướng hiệu quả, thiết thực. Có 4nội dung quan trọng cần được
chú trọng cải cách:
1. Thực hiện đúng quy trình đào tạo: Xác định nhu cầu đào tạo - Lập kế
hoạch đào tạo -Tổ chức đào tạo - Đánh giá đào tạo. Xây dựng nội dung chương
trình, tài liệu, phương phápđào tạo theo hướng đổi mới, cập nhật, thực hiện đào
tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) trên cơ sở nănglực thực tiễn làm việc, chú trọng phát
triển các kỹ năng thực thi công vụ. 2
2. Xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao,

thành thạo vềphương pháp đào tạo.
3. Xây dựng phát triển một số cơ sở đào tạo CBCC ngang tầm, có đủ
các điều kiện đểđào tạo, bồi dưỡng, trao đổi giảng viên với các nước trong khu
vực và trên thế giới.
4. Xây dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp, tạo điều kiện tốt cho công tác
ĐTBD. Sử dụng CBCCVC hợp lý, hiệu quả. Từng bước triển khai mỗi vị trí
công việc phải cómô tả công việc giúp cho việc tuyển dụng, phân công theo
dõi kết quả thực hiện công việc.
Đổi mới công tác đánh giá CBCC hướng tới đánh giá dựa trên kết quả
thực thi công vụ. Xác định vai trò của người đứng đầu, chú trọng vai trò của
người thủ trưởng trong phân công, sửdụng, đánh giá và chịu trách nhiệm với
kết quả thực hiện công việc của cán bộ, công chức,viên chức.


Tạo động lực cho CBCCVC trong thực thi công vụ. Thực hiện đổi mới
công tác thi đuakhen thưởng, các chính sách về lương và đãi ngộ.
Câu 2 Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội thông qua ngày
13/11/2008 đã chính thứcluật hoá quy định về đạo đức của cán bộ, công
chức, cụ thể được quy định tại Điều 15, Mục 3, Chương II; đây được xem
là bước tiến mới trong việc đề cao và cụ thể hoá quy địnhvề đạo đức công
vụ thành quy định của luật. Theo anh (chị), vì sao cần thiết phải quy
địnhđạo đức công vụ vào Luật Cán bộ, công chức? Nếu được trở thành
công chức nhà nước,anh (chị) cần phải làm gì để đảm bảo những nguyên
tắc, chuẩn mực đạo đức theo quy định?
Trả lời:
Nội dung I.
Vì sao cần thiết phải quy định đạo đức công vụ vào Luật Cán bộ,
côngchức Vấn đề đạo đức trong nền công vụ là một nội dung quan tâm chung
của tất cả các nhànước. Bởi vì, mọi quyền lực của nhà nước được thực thi phản
ảnh qua nền công vụ, và hoạtđộng công vụ nếu không có những tiêu chuẩn đạo

đức làm chuẩn mực thì uy tín của nhà nướcsẽ không thể có.
Chính vì vậy, bất kỳ nhà nước nào cũng phải định ra các chuẩn mực đạo
đứctrong nền công vụ của mình. Đạo đức là thành tố cơ bản của nhân cách
công chức, góp phần nâng cao hiệu quả côngtác, sự tín nhiệm của nhân dân đối
với CBCC, qua đó, niềm tin vào chế độ chính trị được củngcố.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh, khẳng định đạo đức là cái gốc
của người cáchmạng, của cán bộ, công chức. Xây dựng nhà nước pháp quyền
càng phải chú trọng tới đạo đứccông chức.


Vì vậy, việc xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp
lý cao đểxác định rõ những chuẩn mực đạo đức và phương cách ứng xử mà
công chức phải tuân thủtrong quá trình thực thi chức trách, nhiệm vụ là một
việc hết sức cần thiết; đồng thời, còn địnhhướng phương thức ứng xử của công
chức, công khai hoá những yêu cầu và đòi hỏi về chuẩnmực đạo đức và
phương cách ứng xử mà công chức cần phải có để nhân dân giám sát.
Xuất phát từ chủ nghĩa cá nhân, CBCC có thể có những căn bệnh như
quan liêu, lườibiếng, hiếu danh, tham nhũng…Đây là nguyên nhân gây ra sự
yếu kém của bộ máy nhà nướcvà nền công vụ.
Trước đây, đạo đức công vụ chưa được phản ánh một cách cụ thể trong
khuôn khổ pháplý nên rất khó xác định đâu là tiêu chuẩn, đâu là nguyên tắc bắt
buộc để điều chỉnh hành vi củatất cả cán bộ, công chức.
Điều này dễ dẫn đến sự tùy tiện, không minh bạch trong quá trìnhgiải
quyết công vụ.Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của
một bộ phận khôngnhỏ cán bộ, đảng viên gắn liền với tệ quan liêu, tham nhũng
vẫn đang diễn ra nghiêm trọng,chưa được ngăn chặn triệt để.Công chức là lực
lượng có vị trí, vai trò quyết định trong việc thể hiện và giữ vững bảnchất
chính trị của Nhà nước.
Muốn thể hiện được vị trí và vai trò quyết định đó, công chứcphải hội đủ
02 yếu tố: đạo đức và tài năng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "có tài mà không

cóđức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó".
Nội dung II. Phần liên hệ của thí sinh (cần phải làm gì để đảm bảo
những nguyên tắc,chuẩn mực đạo đức theo quy định):
Để xây dựng được nền công vụ hiện đại, dân chủ, chuyên nghiệp…, đội
ngũ cán bộ,công chức cần có những chuẩn mực đạo đức công vụ.


Đạo đức công vụ thể hiện trong cáchành vi cụ thể qua công việc của
mỗi cán bộ, công chức. Đạo đức công vụ cần có những quytắc, chuẩn mực,
nguyên tắc đạo đức bắt buộc mỗi cán bộ, công chức phải tuân thủ. Đạo
đứccông vụ được thể hiện trong những nguyên tắc đạo đức, chuẩn mực cơ bản
sau:Phải thực hiện “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” (Điều 15 của Luật
cán bộ, côngchức).
Trong bất cứ việc gì, ở cương vị nào, cán bộ, công chức cũng phải có ý
thức tiết kiệm,chống lãng phí, chống quan liêu, tham nhũng; không vụ lợi cá
nhân, xây dựng một lối sốnglành mạnh, lạc quan, yêu đời, có nếp sống giản dị,
khiêm tốn, có tình cảm, cởi mở, quan tâmđến mọi người, học tập bạn bè, đồng
chí, đồng nghiệp.
Cần, kiệm, liêm, chính theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Công chức làm việc
trong các côngsở có ít nhiều quyền hành, nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm,
chính thì dễ trở nên hủ bại,biến thành sâu mọt của dân.Về cần, làm việc phải
đảm bảo thời gian quy định, không đến trễ, về sớm; làm khẩntrương, hoàn
thành chu đáo, tăng năng suất trong công tác…
Về kiệm, không lãng phí thời gian của mình và của nhân dân.Về liêm,
không tham ô và luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của nhân dân.Về
chính, là việc phải làm dù nhỏ cũng làm, việc trái thì dù nhỏ cũng tránh.Phải có
tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Bất kỳ ai, ở địa vị nào, làm công tác
gì, gặp hoàn cảnh nào, đều phải có tinh thần tráchnhiệm. Khi được giao việc gì,
bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, cũng phải đưa cả tinh thần, lựclượng ra làm đến
nơi đến chốn, làm cho thành công. Làm một cách cẩu thả, làm cho cóchuyện,

dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi… là không có tinh thần trách nhiệm.
Là cán bộ không nên suy bì xem công việc của mình có quan trọng hay
không. Côngviệc nào cũng cần thiết. Vấn đề là ở chỗ khi đã làm việc gì dù gặp


khó khăn, trở ngại cũngphải quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chấp hành
nghiêm kỷ luật và có tinh thần sáng tạo trong thi hành công vụ.
Mỗi người phải chấp hành nghiêm những quy định của cơ quan, của tổ
chức. Mỗi cánbộ, công chức, viên chức khi thi hành công vụ cần phải gương
mẫu về đạo đức, tự giác tuânthủ kỷ luật của cơ quan, giữ vững nề nếp công tác.
Tinh thần sáng tạo trong công việc cũng làmột chuẩn mực đạo đức mà người
cán bộ, công chức phải phát huy.
Có ý chí cầu tiến bộ, luôn luôn phấn đấu trong công việc. Người cán bộ,
công chức phải luôn có chí tiến thủ, tinh thần cầu tiến bộ; phải học tậpsuốt đời
để đáp ứng yêu cầu của công việc. Có tinh thần thân ái, hợp tác với đồng
nghiệp trong thực hiện công việc.Mọi người trong một tập thể cần phải đoàn
kết, hợp tác chặt chẽ thì công việc mới hoànthành.
Nếu trong một tập thể mà các thành viên có thành kiến, dè dặt, đối phó
với nhau thìkhông thể hoàn thành được công việc được giao. Tuy nhiên, thân
ái, hợp tác ở đây không phảilà bao che khuyết điểm cho đồng nghiệp mà để
giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và kiên quyết đấutranh, ngăn chặn những hành vi vi
phạm kỷ luật trong thi hành công vụ và trong cuộc sống.
Những chuẩn mực đạo đức công vụ này có sự quan hệ, tác động lẫn
nhau trong một hệthống chuẩn mực thống nhất. Đạo đức công vụ không phải
tự thân mà có; mỗi cán bộ, công chức, viên chức nếu tíchcực tu dưỡng, rèn
luyện theo các chuẩn mực đạo đức công vụ, chắc chắn nền công vụ sẽ cómột
đội ngũ cán bộ “vừa hồng vừa chuyên” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu

3: Trong chương trình tổng thể cải cách hành chính giai


đoạn 2011 – 2020(được ban hành tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP, ngày
08/11/2011 của Chính phủ), một trongnhững nhiệm vụ trọng tâm là cải
cách thủ tục hành chính. Bằng hiểu biết của mình, anh(chị)hãy nêu vai


trò, ý nghĩa của thủ tục hành chính đối với nhà nước và xã hội. Cho ví
dụđể minh họa.
Trả lời:
I.

Khái niệm về thủ tục hành chính Thủ tục hành chính là một loại

quy phạm pháp luật quy định trình tự về thời gian, vềkhông gian khi thực hiện
một thẩm quyền nhất định của bộ máy nhà nước, là cách thức giảiquyết công
việc của các cơ quan nhà nước trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và
côngdân.
II.

Hay theo nghị định số 63/2010/NĐ-CP, Thủ tục hành chính là trình

tự, cách thức thựchiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người
có thẩm quyền quy định để giảiquyết một công việc cụ thể liên quan đến cá
nhân, tổ chứcII. Vai trò của thủ tục hành chính
1. Vai trò chung
- Thủ tục hành chính có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, ảnh
hưởng trực tiếpđến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống
nhân dân. - Thông qua thủ tục hành chính, các cá nhân, tổ chức thực hiện được
quyền lợi, nghĩavụ của mình; đồng thời, các cơ quan hành chính nhà nước thực
hiện được chức năng quản lýnhà nước.

2. Vai trò cụ thể
- Thủ tục hành chính đảm bảo cho các quy định trong các quyết định
hành chính đượcthực hiện một cách thuận lợi, thống nhất, làm cho tính nghiêm
minh của pháp luật được nângcao.


- Thủ tục hành chính góp phần xây dựng hiệu quả làm việc trong cơ
quan, tổ chức; làcơ sở để xác định trách nhiệm công việc được giao; đảm bảo
công việc được tiến hành trôichảy, có sự kiểm soát.
- Làm giảm sự phiền hà, cửa quyền, tùy tiện; giúp công việc được giải
quyết nhanhhơn, góp phần chống tệ tham nhũng, sách nhiễu.
III. Ý nghĩa của thủ tục hành chính
- Thực hiện tốt thủ tục hành chính sẽ tạo thuận lợi cho kinh tế phát triển,
góp phần nângcao năng lực cạnh tranh của nền hành chính nhà nước, đáp ứng
được yêu cầu hội nhập và pháttriển; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước.
- Là “chiếc cầu nối” quan trọng giữa cơ quan nhà nước với dân, là cơ sở
của mối quanhệ nhà nước – công dân.
- Góp phần hướng dẫn công dân thực hiện nghiêm chỉnh các quy định
của pháp luật;tăng niềm tin của người dân, doanh nghiệp, tổ chức đối với chính
quyền. - Cải cách thủ tục hành chính là đòi hỏi tất yếu từ thực tiễn phát triển
kinh tế - xã hộicủa đất nước ta trong giai đoạn hiện nay.
IV. Cho ví dụ để minh họa
Câu 4:

Anh (chị) hãy phân tích nguyên tắc “công khai, minh bạch,

đúng thẩmquyền và có sự kiểm tra, giám sát” trong thi hành công vụ của
công chức được quy định tại Khoản 3, Điều 3 của Luật Cán bộ, công chức
năm 2008. Liên hệ thực tế tại cơ quan anh(chị) đang công tác hoặc địa

phương nơi cư trú để đánh giá việc thực hiện nguyên tắc này.
Trả lời:
1. Khái niệm chung về hoạt động công vụ


- Hoạt động công vụ là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ,
công chức theoquy định của Luật Cán bộ, công chức và các quy định khác có
liên quan. (Điều 2, Luật Cán bộ,công chức năm 2008).
- Hoạt động công vụ là hoạt động mang tính quyền lực của nhà nước do
cán bộ, côngchức tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của nhànước, phục vụ các lợi ích của Đảng, nhà nước,
nhân dân và xã hội
2. Công khai trong thi hành công vụ
- Là việc cán bộ, công chức có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời và
chính xácnhững thông tin chính thức có trong văn bản do các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền banhành (trừ những thông tin liên quan đến bí mật nhà
nước) và phương thức thực hiện công vụcho các đối tượng có liên quan đến
việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo thẩmquyền và quy định của
pháp luật.
- Nội dung, hình thức và phương pháp công khai phải thực hiện theo quy
định của phápluật, theo quy chế của cơ quan và điều kiện cụ thể của từng đối
tượng tiếp nhận thông tin.
3. Minh bạch trong thi hành công vụ
Là sự rõ ràng, rành mạch; là việc cung cấp kịp thời cho công dân, tổ
chức những thôngtin phù hợp dưới hình thức dễ hiểu, dễ thực hiện. Làm tốt
điều này sẽ nâng cao trách nhiệmcủa công chức khi thi hành công vụ; đồng
thời giúp người dân và các tổ chức dự báo được kếtquả khi tiếp cận với hoạt
động công vụ.
4. Thực hiện đúng thẩm quyền



- Thẩm quyền là nhiệm vụ, quyền hạn của công chức khi thi hành công
vụ.
- Việc thực hiện đúng thẩm quyền là một yêu cầu bắt buộc, mang tính
nguyên tắc màcông chức phải tuân thủ; đảm bảo cho hoạt động công vụ được
thực hiện đúng quy định củapháp luật và đạt hiệu quả cao.
5. Kiểm tra, giám sát trong thi hành công vụ
Là hoạt động xem xét, đánh giá của các chủ thể nhằm đảm bảo cho hoạt
động công vụđược thực hiện đúng pháp luật, đạt hiệu quả cao.
II. Nêu ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện nguyên tắc “công khai,
minh bạch, đúngthẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát” trong thi hành
công vụ của công chức
1. Ý nghĩa, tác dụng của công khai trong thi hành công vụ:
- Đảm bảo tính hợp pháp của hoạt động công vụ, là phương thức thực
hiện quyền làmchủ của người dân trong hoạt động kiểm tra, giám sát.
- Là yếu tố để công chức thực hiện nghiêm túc trách nhiệm, nghĩa vụ
của mình; đồngthời là điều kiện để nhân dân tham gia giám sát, phát hiện và
đấu tranh với những hành vi saitrái của công chức, góp phần nâng cao hiệu quả
nền công vụ.
2. Ý nghĩa, tác dụng của minh bạch trong thi hành công vụ:
- Giúp xây dựng một nền hành chính trong sạch, có hiệu lực, hiệu quả.
- Đòi hỏi khi công chức tham gia thi hành công vụ phải đảm bảo công
bằng, dân chủ,công khai các hoạt động của mình theo quy định của pháp luật;
tránh sự tùy tiện, vượt quáthẩm quyền.


3. Ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện đúng thầm quyền:
Giúp công chức sử dụng đúng các quyền được giao phù hợp với chức
năng, nhiệm vụtheo quy định; tránh tình trạng chủ quan, dẫn đến vi phạm pháp
luật.

4. Ý nghĩa, tác dụng của việc kiểm tra, giám sát trong thi hành công
vụ:
- Đảm bảo cho công chức chấp hành nghiêm chỉnh và đầy đủ các quyết
định của cơquan nhà nước có thẩm quyền, tránh sự lạm dụng quyền lực; làm
cho công chức thực sự làcông bộc của dân.
- Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với nền công vụ; là biện pháp
phòng ngừa, pháthiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật trong
thực thi công vụ của công chức
III. Liên hệ thực tế (01 điểm)
- Đánh giá mặt đã làm được trong việc chấp hành nguyên tắc trên của
công chức tại cơquan hoặc địa phương mà thí sinh đang công tác hoặc cư trú Nhận xét những mặt hạn chế trong việc chấp hành nguyên tắc - Đề xuất một số
giải pháp
Câu 5: Đạo đức công vụ là gì? Theo anh (chị), việc chấp hành quy
định về đạo đức,văn hóa giao tiếp trong thi hành công vụ có được xem là
nghĩa vụ của công chức haykhông? Vì sao? Liên hệ thực tiễn.
Trả lời:
Đạo đức công vụ là một phạm trù tương đối rộng, bao hàm đạo đức, lối
sống, cách xửsự của cán bộ, công chức không chỉ trong các mối quan hệ xã hội


thông thường mà còn trongphạm vi thực hiện nhiệm vụ công, đó là trong giao
dịch hành chính với tổ chức, công dân.
-Việc chấp hành quy định về đạo đức. văn hóa giao tiếp trong thi hành
công vụ đượcxem là nghĩa vụ của công chức.
-Vấn đề đạo đức, văn hóa giao tiếp trong thi hành công vụ là nội dung
quan tâm chungcủa tất cả các nhà nước.
Vì, mọi quyền lực của nhà nước được thực thi phản ảnh qua nền côngvụ
và hoạt động công vụ nếu không có những tiêu chuẩn đạo đức, văn hóa giao
tiếp của côngchức làm chuẩn mực thì uy tín của nhà nước sẽ không thể có.
Chính vì vậy, với bản chất nhànước của dân, do dân, vì dân, những chuẩn mực

đạo đức, văn hóa giao tiếp trong thi hànhcông vụ đã được nhà nước ta cụ thể
hóa thành những quy phạm pháp luật, bắt buộc mọi côngchức phải nghiêm
chỉnh chấp hành. Cụ thể:
+ Điều 15 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Cán bộ, công
chức phải thựchiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công
vụ”
+ Điều 16 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Trong giao
tiếp ở công sở, cánbộ công chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp;
ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩnmực, rõ ràng, mạch lạc. Cán bộ công chức phải
lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng,vô tư, khách quan khi nhận xét,
đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ. Khi thi hànhcông vụ, cán bộ,
công chức phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức; có tác phong lịch sự;
giữgìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp”
+ Điều 17 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Cán bộ,
công chức phải gầngũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc,


khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếpphải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc… Cán bộ,
công chức không được hách dịch, cửa quyền,gây khó khăn, phiền hà cho nhân
dân khi thi hành công vụ”
+ Hiến pháp năm 2014 cũng đã khẳng định lại “Các cơ quan nhà
nước, cán bộ viênchức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên
hệ chặt chẽ với nhân dân, lắngnghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân;
kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng,lãngphí và mọi biểu hiện quan liêu,
hách dịch, cửa quyền”
-Liên hệ thực tiễn:
- Nêu vài nét về đặc điểm tình hình ở cơ quan đơn vị mà anh (chị) công
tác hoặc địaphương nơi cư trú có ảnh hưởng đến việc chấp hành quy định về
đạo đức, văn hóa giao tiếpcủa công chức trong thi hành công vụ.
- Nhận xét trong việc chấp hành quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp

của công chứctrong thi hành công vụ ở cơ quan đơn vị mà anh (chị) công tác
hoặc địa phương nơi cư trú.
- Đánh giá mặt chưa làm được trong việc chấp hành quy định về đạo
đức, văn hóa giaotiếp của công chức trong thi hành công vụ ở cơ quan, đơn vị
mà anh (chị) công tác hoặc địaphương nơi cư trú.
Câu 6: Thủ tục hành chính là gì? Anh (chị) hãy trình bày đặc điểm
của thủ tụchành chính nhà nước?
Trả lời:
1.Khái niệm:
Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu,
điềukiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết


một công việc cụ thểliên quan đến cá nhân, tổ chức (Theo nghị định số
63/2010/NĐ-CP)
2. TTHC có những đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, TTHC được điều chỉnh bằng quy phạm thủ tục- là cơ sở pháp
lý cho các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng của mìnhThủ tục hành chỉnh
là một bộ phận cấu thành của hệ thống quy phạm thủ tục.
Hệ thốngquy phạm thủ tục là toàn bộ các quy tắc pháp lý quy định về
trình tự, trật tự thực hiện thẩmquyền của các cơ quan nhà nước trong việc giải
quyết công việc nhà nước và thực hiện nghĩavụ hành chính đối với các cơ quan
nhà nước, tổ chức và công dân.
Đó cũng chính là các hệthống các nguyên tắc quản lý và điều hành bắt
buộc các cơ quan nhà nước cũng như các côngchức phải tuân theo trong giải
quyết công việc thuộc thẩm quyền của mình.Là quy phạm thủ tục, thủ tục hành
chính có chức năng làm cho các quy phạm nội dungcủa luật pháp được thực
hiện thuận lợi.
Thiếu thủ tục hành chính việc thực thi luật pháp sẽ gặpkhó khăn, thậm
chí không có khả năng đi vào đời sống thực tế.

Ví dụ: Nhà nước muốn thuthuế thì cần có thủ tục để người dân nộp thuế,
còn muốn quản lý an toàn giao thông thì cần cóthủ tục để hướng dẫn người dân
tham gia giao thông tuân theo,…
Hoạt đồng quản lý chủ yếu là hoạt động áp dụng pháp luật mà ở đó,
hành vi áp dụngpháp luật liên quan chủ yếu đến việc xác định tình trạng thực tế
của vụ việc, lựa chọn quyphạm pháp luật tương ứng và ra quyết định về vụ
việc đó. Các hành vi áp dụng pháp luật nàyđược tiến hành theo những thủ tục
hành chính nhất định.


Như vậy nếu thiếu các thủ tục cầnthiết thì quyền và nghĩa vụ của các
bên tham gia trong hoạt động quản lý sẽ không đảm bảothực hiện. Thủ tục
hành chính là một nhân tố bảo đảm cho sự hoạt động chặt chẽ, thuận lợi và
đúng chức năng quản lý của cơ quan nhà nước, vì nó là chuẩn mực hành vi cho
công dân vàcông chức nhà nước để họ tuân theo và thực hiện nghĩa vụ của
mình đối với nhà nước.
Dựavào các thủ tục hành chính các công việc hành chính sẽ được xử lý
và đạt được những hiệuquả pháp luật đúng như dự định
Thứ hai, TTHC là trình tự thực hiện thẩm quyền trong hoạt động quản
lý hành chínhnhà nướcXét trong quá trình giải quyết công việc của các cơ quan
hành chính nhà nước thì thủtục hành chính là cách thức, trình tự mà các cơ
quan hành chính nhà nước áp dụng để giảiquyết các nhiệm vụ theo quy định
của pháp luật. Trình tự này có thể từ dưới lên, từ cấp trênxuống mà cũng có
những trình tự thực hiện song hành.
Nói như vậy có nghĩa là thủ tục hành chính được phân biệt với thủ tục
lập phápvà thủ tục tố tụng phápThủ tục lập pháp là trình tự, cách xây dựng
Hiến pháp và ban hành luật thuộc thẩmquyền của cơ quan lập pháp; thủ tục tố
tục tư pháp thuộc thẩm quyền của cơ quan tư pháp liênquan đến những hoạt
động điều tra, truy tố, xét xử, định tội.
Thứ ba, TTHC rất đa dạng và phức tạp. Tính đa dạng và phức tạp được

biểu hiện nhưsau:+ Do nhiều cơ quan và công chức nhà nước thực hiện+ Quy
định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia mối quan hệ hành chính, trong
đóbao gồm cả công việc của nhà nước và công dân
+ Việc quy định thủ tục hành chính phải kết hợp với những khuôn mẫu
ổn định tươngđối và chặt chẽ với các biện pháp thích ứng cho từng loại công
việc và từng loại đối tượng


+ Nền hành chính nhà nước hiện nay đang chuyển từ nền hành chính
quản lý sang nềnhành chính phục vụ đã tác động mạnh mẽ vào thủ tục hành
chính+ Thực hiện chủ yếu ở công sở nhà nước, gắn liền với công tác văn thư
và tổ chức banhành, quản lý văn bản, giấy tờ
+ Do chủ thể cơ quan hành chính nhà nước xây dựng để giải quyết công
việc nên phụthuộc rất nhiều vào ý chí chủ quan của chủ thể ban hành.
+ Trong các bối cảnh của quá trình hội nhập khu vự và quốc tế hiện nay,
các thủ tụchành chính có yếu tố nước ngoài cần phải phù hợp với thông lệ quốc
tếThứ tư, thủ tục hành chính có tính năng động hơn so với các quy phạm nội
dung củaluật hành chính, đòi hỏi phải thay đối nhanh hơn để thích ứng và phù
hợp với nhu cầu thực tếcủa đời sống xã hội
Đây chính là yếu tố cần nhận thức đúng đắn giúp cho các nhà ban hành
các quy địnhthủ tục hành chính ban hành các quy định phù hợp với thực tế
khách quan và tiến trình pháttriển kinh tế xã hội.
Câu 7: Hệ thống chính trị là gì? Hệ thống chính trị ở Việt Nam bao
gồm những tổchức nào? Bản chất và đặc điểm của hệ thống chính trị ở
nước ta là gì?
Trả lời:
Trong mọi xã hội có giai cấp, quyền lực của chủ thể cầm quyền được
thực hiện bằngmột hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định.
Đó là hệ thống chính trị.Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức
chính trị trong xã hội bao gồm các đảngchính trị, Nhà nước và các tổ chức

chính trị - xã hội hợp pháp được liên kết với nhau trongmột hệ thống tổ chức
nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội, để củng cố, duy trìvà


phát triển chế độ đương thời phù hợp với lợi ích của chủ thể giai cấp cầm
quyền.
Hệ thống chính trị xuất hiện cùng với sự thống trị của giai cấp, Nhà
nước và thực hiệnđường lối chính trị của giai cấp cầm quyền, do đó hệ thống
chính trị mang bản chất giai cấpcủa giai cấp cầm quyền.
Trong chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ
thể chân chínhcủa quyền lực, tự mình tổ chức và quản lý xã hội, quyết định nội
dung hoạt động của hệ thốngchính trị xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của
Đảng.
Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sảnHồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, HộiNông dân Việt Nam, Hội Cựu
chiến binh Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội hợp pháp khác của nhân
dân được thành lập, hoạt động trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân
vớigiai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng, dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản ViệtNam, thực hiện và đảm bảo đầy đủ quyền làm chủ của
nhân dân.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai
cấp công nhânViệt Nam, nhân dân ta đã đứng lên làm cách mạng, giành lấy
quyền lực và tổ chức ra hệ thốngchính trị của mình.
Vì vậy, hệ thống chính trị ở nước ta có những bản chất sau:
Một là, hệ thống chính trị ở nước ta mang bản chất của giai cấp công
nhân, nghĩa là cáctổ chức trong hệ thống chính trị đều đứng vững trên lập
trường quan điểm của giai cấp côngnhân. Từ đó đã quy định chức năng, nhiệm



vụ, phương hướng hoạt động của toàn bộ hệ thốngchính trị, đảm bảo quyền
làm chủ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Hai là, bản chất dân chủ của hệ thống chính trị ở nước ta thể hiện trước
hết ở chỗ:
Quyền lực thuộc về nhân dân với việc Nhà nước của nhân dân, do nhân
dân và vì nhân dân,dưới sự lãnh đạo của Đảng - đội tiên phong của giai cấp
công nhân, đại biểu trung thành lợiích của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và của cả dân tộc, thiết lập sự thống trị của đasố nhân dân với thiểu số
bóc lột.Ba là, bản chất thống nhất không đối kháng của hệ thống chính trị ở
nước ta.
Bản chấtđó dựa trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu,
về sự thống nhất giữa những lợiích căn bản của giai cấp công nhân, nhân dân
lao động và toàn thể dân tộc.
Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay có những đặc điểm cơ bản sau:
Một là, các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta đều lấy chủ nghĩa
Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho
hành động. Các quan điểm vànguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh đều được tổ chức trong hệ thốngchính trị ở nước ta vận dụng, ghi
rõ trong hoạt động của từng tổ chức.
Hai là, hệ thống chính trị ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam.Đảng là một tổ chức trong hệ thống chính trị nhưng có vai trò
lãnh đạo các tổ chức trong hệthống chính trị.
Trong điều kiện cụ thể ở nước ta, do những phẩm chất của mình - Đảng
là đạibiểu cho ý chí và lợi ích thống nhất của các dân tộc; do truyền thống lịch
sử mang lại và donhững thành tựu rất to lớn đạt được trong hoạt động thực tiễn


cách mạng Việt Nam dưới sựlãnh đạo của Đảng... làm cho Đảng ta trở thành
Đảng chính trị duy nhất có khả năng tập hợpquần chúng lao động đông đảo để

thực hiện lý tưởng của Đảng, nhân dân tự nguyện đi theoĐảng, thừa nhận vai
trò lãnh đạo của Đảng trong thực tế.
Đây là đặc trưng cơ bản của hệ thốngchính trị ở nước ta.Ba là, hệ thống
chính trị ở nước ta được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trungdân
chủ. Nguyên tắc này được tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta
thực hiện.
Việc quán triệt và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ là nhân tố cơ
bản đảm bảocho hệ thống chính trị có được sự thống nhất về tổ chức và hành
động nhằm phát huy sứcmạnh đồng bộ của toàn hệ thống cũng như của mỗi tổ
chức trong hệ thống chính trị.Bốn là, hệ thống chính trị bảo đảm sự thống nhất
giữa bản chất giai cấp công nhân vàtính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi.
Đây là đặc điểm khác biệt căn bản của hệ thống chính trị ở nước ta với
hệ thống chínhtrị của các nước tư bản chủ nghĩa, thể hiện tính ưu việt của chế
độ xã hội chủ nghĩa, sự thốngnhất lợi ích giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao
động cũng như cả dân tộc, vì mục tiêu dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh.
Câu 8: Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của các tổ chức chính trị trong hệ
thống chính trị ởnước ta như thế nào?
Trả lời:
Ở nước ta hiện nay, giai cấp công nhân và nhân dân lao động đang là chủ
thểchân chính của quyền lực. Vì vậy, hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của
Đảng là công cụthực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động.


Hệ thống chính trị của nước ta gồm nhiều tổchức, mỗi tổ chức có vị trí,
vai trò khác nhau do chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, nhưngcùng tác
động vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm đảm bảo quyền lực của
nhândân.
a.


Đảng Cộng sản Việt Nam:

Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại
biểu trung thànhlợi ích giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân
tộc. Đảng là một bộ phận của hệthống chính trị nhưng lại là hạt nhân lãnh đạo
của toàn bộ hệ thống chính trị.
Vai trò lãnh đạocủa Đảng thể hiện trên những nội dung chủ yếu sau:
Đảng đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối, chiến lược, những quan điểm, chủ
trươngphát triển kinh tế-xã hội; đồng thời Đảng là người lãnh đạo và tổ chức
thực hiện Cương lĩnh,đường lối của Đảng.
Đảng lãnh đạo xã hội chủ yếu thông qua Nhà nước và các đoàn thể quần
chúng. Đườnglối, chủ trương, quan điểm của Đảng được Nhà nước tiếp nhận,
thể chế hoá cụ thể bằng phápluật và những chủ trương, chính sách, kế hoạch,
chương trình cụ thể. Vì vậy, Đảng luôn quantâm đến việc xây dựng Nhà nước
và bộ máy của Nhà nước, đồng thời kiểm tra việc Nhà nướcthực hiện các Nghị
quyết của Đảng.
Đảng lãnh đạo xã hội thông qua hệ thống tổ chức Đảng các cấp và đội
ngũ cán bộ, đảngviên của Đảng.
Đảng lãnh đạo công tác cán bộ bằng việc xác định đường lối, chính sách
cánbộ, lựa chọn, bố trí, giới thiệu cán bộ có đủ tiêu chuẩn vào các cơ quan lãnh
đạo của Nhà nướcvà các đoàn thể quần chúng và các tổ chức chính trị - xã hội.


Ngoài ra, Đảng lãnh đạo bằng phương pháp giáo dục, thuyết phục và nêu
gương, làmcông tác vận động quần chúng, lãnh đạo thực hiện tốt quy chế dân
chủ...
b.

Nhà nước:


Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị ở nước ta, là công cụ tổ chức
thực hiện ý chívà quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm
trước nhân dân để quản lýtoàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Đó chính là
Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vìnhân dân. Mặt khác, Nhà nước chịu
sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, thực hiện đường lốichính trị của Đảng.
Đảng lãnh đạo Nhà nước thực hiện và đảm bảo đầy đủ quyền làm chủ
củanhân dân.Như vậy, Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là cơ quan quyền lực,
vừa là bộ máy chính trị,hành chính, vừa là tổ chức quản lý kinh tế, văn hoá, xã
hội của nhân dân.
Quyền lực Nhà nướclà thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ
giữa các cơ quan trong việc thực hiện cácquyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp.Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực
Nhà nước caonhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội do
nhân dân trực tiếp bầu ra,Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập ra Hiến
pháp và luật pháp (lập hiến và lập pháp).
Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại,
nhiệm vụ phát triển kinhtế-xã hội, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và
hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quanhệ xã hội và hoạt động của công dân.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao với toàn bộ hoạt động của
Nhà nước.Với ý nghĩa đó, Quốc hội được gọi là cơ quan lập pháp. Chính phủ


là cơ quan chấphành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam.
Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị,
kinh tế, văn hoá,xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước. Chính
phủ là cơ quan chấp hành, chịutrách nhiệm trước Quốc hội và phải báo cáo
công tác với Quốc hội.
Trên ý nghĩa đó, Chínhphủ được gọi là cơ quan hành pháp. Cơ quan tư
pháp gồm: Toà án, Viện kiểm sát và các cơ quan điều tra. Đây là những cơquan

được lập ra trong hệ thống tổ chức Nhà nước để xử lý những tổ chức và cá
nhân vi phạmpháp luật, đảm bảo việc thực thi pháp luật một cách nghiêm
minh, chính xác.Toà án các cấp là cơ quan nhân danh Nhà nước, thể hiện thái
độ và ý chí của Nhà nướctrước các vụ án thông qua hoạt động độc lập và chỉ
tuân theo pháp luật.
Toà án là cơ quan duynhất có quyền áp dụng chế tài hình sự, không ai bị
coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưacó bản án kết tội của toà án đã có
hiệu lực pháp luật.
Để đảm bảo pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, đảm bảo việc xét
xử đúng ngườiđúng tội, Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức thành hệ thống,
tập trung thống nhất và độc lậpthực hiện thẩm quyền của mình đối với các cơ
quan khác của Nhà nước.
Thực hiện các quyền khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra, truy
tố...Với ý nghĩa đó, các tổ chức Toà án, Việnkiểm sát được gọi là cơ quan tư
pháp.


Nhà nước thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng
giáo dục nângcao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân. Vì vậy, cần tăng
cường pháp chế xã hội chủnghĩa.
c.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội...

Đây là những tổ chức chính trị-xã hội hợp pháp được tổ chức để tập hợp
rộng rãi cáctầng lớp nhân dân theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản đại diện cho
lợi ích của nhân dân, thamgia vào hệ thống chính trị, tuỳ theo tính chất, tôn chỉ,
mục đích của mình nhằm bảo vệ quyềnlợi dân chủ của nhân dân.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan
trọng trong sựnghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ đất

nước; phát huy dân chủ, nâng caotrách nhiệm công dân của các hội viên, đoàn
viên, giữ gìn kỷ cương phép nước, thúc đẩy côngcuộc đổi mới, thắt chặt mối
quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân là cơ sở chính trị của
chính quyềnnhân dân,nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng; phát huy khả năng
tham gia bầu cử Quốc hội vàHội đồng Nhân dân; tuyên truyền vận động nhân
dân thực hiện đường lối, chính sách củaĐảng và Nhà nước; thực hiện giám sát
của nhân dân với cán bộ, công chức và giải quyết những mâu thuẫn trong nội
bộ nhân dân.
Các tổ chức chính trị - xã hội của nhân dân có nhiệm vụ giáo dục chính
trị tư tưởng,động viên và phát huy tính tích cực xã hội của các tầng lớp nhân
dân, góp phần thực hiệnnhiệm vụ chính trị; chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng
và hợp pháp của nhân dân; tham gia vàocông việc quản lý Nhà nước, quản lý
xã hội, giữ vững và tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và
nhân dân, góp phần thực hiện và thúc đẩy quá trình dân chủ hoá và đổimới xã
hội, thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.


×