Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Thực trạng đô la hóa ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.21 KB, 23 trang )

Đề án môn học
Lêi më ®Çu
Trong nền kinh tế hiện đại, hội nhập, phát triển là một tất yếu khách
quan và là một xu thế chung của tất cả các quốc gia trên thế giới. Có “hội
nhập” thì mới “phát triển” được. Song song với tiền trình hội nhập diễn ra
hết sức mạnh mẽ trên thế giới, quá trình tự do hóa tài chính diễn ra liên tục,
các luồng tài chính dòng vốn được giao lưu tự do va xuyên suốt từ quốc gia
này sang quốc gia khác. Trong bối cảnh như vậy, nền kinh tế mỗi quốc gia sẽ
càng gắn bó chặt chẽ hơn nữa vào tình hình biến động kinh tế chính trị xã hội
diễn ra trên thế giới. Do đó, bên cạnh những cơ hội to lớn khi tham gia vào
quá trình hội nhập để phát triển, các quốc gia cũng phải đối mặt với rất nhiều
những thách thức khó khăn. Một nền kinh tế phát triển ổn định bền vững, tự
chủ tài chính sẽ giúp nền kinh tế quốc gia đó có sức đề kháng trước những cú
sốc kinh tế bên ngoài, nhất là các cuộc khủng hoảng kinh tế. Vì vậy điều kiện
tiên quyết để đứng vững trên con đường hội nhập đó là mỗi quốc gia phải
“chuẩn đoán” ra các căn bệnh của nền kinh tế của nước mình và từ đó tìm
các cách “chữa trị’ nó một cách hữu hiệu nhất. Một trong những căn bệnh
điển hình mà mỗi quốc gia khi tham gia vào quá trình hội nhập thế giới, đặc
biệt là các nước đang phát triển và kém phát triển phải đối mặt, đó chính là
tình hình đôla hóa nền kinh tế.
Chính vì vây, trong phạm vi nội dung đề tài này, tôi xin phép được
trình bày những vấn đề chung nhất về “đôla hóa” nền kinh tế, giúp cho mỗi
người có thể hiểu và nắm bắt rõ hơn về căn bệnh điển hình này của nền kinh
tế, đặ biệt là các nước đang phát triển và kém phát triển, có cái nhìn toàn diện
và chính xác hơn về đôla hóa, từ đó có thể đưa ra những biện pháp hữu hiệu
nhằm giảm tác hại và đẩy lùi đôla hóa ra khỏi nền kinh tế của quốc gia.
SV: Trần Hoàng Vũ Lớp: TCF - K47
Đề án môn học
Phần I: Tổng quan về đô la hóa
I.1. Khái niệm đô la hóa:
Đôla hoá có thể hiểu một cách thông thường là trong một nền kinh tế


khi ngoại tệ được sử dụng một cách rộng rãi thay thế cho đồng tiền bản tệ
trong toàn bộ hoặc một số chức năng tiền tệ, nền kinh tế đó bị coi là đô la hoá
toàn bộ hoặc một phần.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại, tiền có ba chức năng
đó là: chức năng phương tiện trao đổi, chức năng đơn vị đo lường và chức
năng cất trữ giá trị. Đối với những nền kinh tế bị đô la hóa, ngoại tệ được sử
dụng rộng rãi trong việc niêm yết giá hàng hóa dịch vụ, trong thanh toán và
trong cất trữ. Đôla hóa không chỉ có nghĩa là sự sử dụng rộng rãi USD mà
còn bao gồm nhiều loại ngoại tệ mạnh khác như EUR, JPY, GBP. Điều đấy
có nghĩa là bất kì một loại ngoại tệ nào có khả năng thay thế đồng nội tệ
cũng dẫn đến hiện tượng “đôla hóa”.
Mặc dù hiệp ước Bretton Wood đã phá sản nhưng từ lâu USD được
nhìn nhận là đồng tiền mạnh nhất thế giới, đã trở thành phương tiện thanh
toán quốc tế mà không có đồng tiền nào có thể thay thế được. Mặt khác, Mỹ
luôn lợi dụng sự lớn mạnh của nền kinh tế đã gây sức ép với nhiều quốc gia
trên thế giới, trong đó hệ thống tiền tệ vốn chưa “hoàn thiện”, và còn rất
“nhạy cảm” ở các nước đang phát triển.
Sự thay thế một phần hay hoàn toàn nội tệ ở đây được thể hiện dưới
hai dạng:
Thứ nhất, là sự thay thế tài sản: đó là việc công chúng nắm giữ trái
phiếu nước ngoài; Tài khoản tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ ở nước ngoài; Tài
khoản tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng trong nước với
mục đích cất giữ giá trị từ đó hạn chế tác động của sự giảm giá trị đồng nội tệ
đối với tài sản khi lạm phát xảy ra.
Thứ hai là sự thay thế tiền tệ: đó là việc công chúng nắm giữ ngoại tệ
tiền mặt, tài khoản tiền gửi thanh toán bằng ngoại tê trong hệ thống ngân
hàng trong nước để thực hiện chức năng phương tiện thanh toán và đơn vị đo
lường. Giá hàng hóa và dịch vụ được niêm yết bằng USD và công chúng sử
dụng USD để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ đó. Điều này cũng xảy ra
SV: Trần Hoàng Vũ Lớp: TCF - K47

Đề án môn học
trong điều kiện lạm phát cao, khi đó chi phí trong việc sử dụng nội tệ trong
giao dịch cao đã thúc đẩy công chúng tìm kiếm một sự thay thế.
I.2. Phân loại đôla hóa:
I.2.1. Căn cứ vào phạm vi:
Dựa vào vị trí, vai trò, cơ sở pháp lý của ngoại tệ và mức độ sử dụng
ngoại tệ trong nền kinh tế, thái độ của quốc gia đó đối với việc thừa nhận hay
không thừa nhận đồng đôla mà Đôla hóa được chia làm ba loại: đôla hóa
chính thức, đôla hóa bán chính thức, đôla hóa không chính thức.
I.2.1.1. Đô la hóa chính thức:
Là hiện tượng xảy ra khi một quốc gia thống nhất sử dụng ngoại tệ là
tiền tệ chính thức, hoàn toàn thay thế nội tệ. Nghĩa là đồng nội tệ không tồn
tại hoặc nếu tồn tại thì nó chỉ có vai trò thứ cấp, tồn tại dưới dạng tiền xu với
mệnh giá nhỏ và không có nhiều ý nghĩa trong việc thực hiện chức năng tiền
tệ. Trong khi đó ngoại tệ được lựa chọn là tiền tệ chính thức được sử dụng
với ba chức năng : phương tiện thanh toán, đơn vị đo lường và cất trữ giá trị.
Đồng ngoại tệ không chỉ được sử dụng hợp pháp trong các hợp đồng giữa
các bên tư nhân mà còn hợp pháp trong các khoản thanh toán của Chính Phủ.
Ngân hàng trung ương (NHTW)của các quốc gia này chỉ tồn tại trên danh
nghĩa và không có vai trò gì trong việc điều hành chính sách tiền tệ, chính
sách tiền tệ hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của ngân hàng trung
ương Mỹ ( Cục dự trữ liên bang Mỹ-FED). Nền kinh tế đôla hóa chính thức
bị điều chỉnh bằng những cú sốc ngoại lai nhiều hơn bằng cách điều chỉnh tỷ
giá hối đoái.. Đôla hóa chính thức không có nghĩa là chỉ một hoặc hai đồng
ngoại tệ được lưu hành hợp pháp. Tuy nhiên hầu hết các quốc gia có nền
kinh tế đôla hóa chính thức chỉ chọn một ngoại tệ là tiền tệ chính thức.
Những quốc gia này thông thường là những nước nhỏ với quy mô dân số vài
triệu dân. Sáu trong số những nền kinh tế đôla hóa chính thức là thành viên
của IMF: Kiribati, Marshall Islands, Micronesia, Paula, Panama, San Marino.
Trong đó Panama là một quốc gia được biết đến nhiều nhất với nền kinh tế

đôla hóa chính thức điển hình. Đôla hóa chính thức không phổ biến bằng
đôla hóa không chính thức và thậm chí rất hiếm do mọi người đều coi đồng
SV: Trần Hoàng Vũ Lớp: TCF - K47
Đề án môn học
tiền quốc gia là một biểu tượng của dân tộc, mất đi đồng tiền riêng có nghĩa
là giao quyền điều hành chính sách tiền tệ cho NHTW nước ngoài. Chính vì
vậy, thông thường các quốc gia chỉ áp dụng đôla hóa chính thức sau khi đã
thất bại trong việc thực thi các chương trình ổn định kinh tế. Tuyên bố từ bỏ
đồng nội tệ đồng thời chấp nhận ngoại tệ là tiền tệ chính thức chỉ là giải pháp
cuối cùng khi chính phủ nước đó không còn cách nào khác để đưa nền kinh
tế thoát khỏi khủng hoảng, thoát khỏi sự mất ổn định kéo dài.
Bảng 1: Danh sách một số nền kinh tế đôla hóa chính thức
Quốc gia Dân số Ngoại tệ sử dụng Từ
năm
Cook Island 18500 Newzealand dollar 1995
Cyprus, Northern 180000 Turkish lira 1974
Liechtenstein 31000 Swiss franc 1921
Marshall islands 61000 U.S dollar 1944
Micronesia 130000 U.S dollar 1944
Nauru 10000 Australia dollar 1914
Northern Mariana
Islands
48000 U.S dollar 1944
Panama 2.7 mn U.S dollar notes and coins,
Panamanian coins
1904
Samoa, American 60000 U.S dollar 1899
(Nguồn: IMF-2000)
I.2.1.2. Đôla hóa không chính thức:
SV: Trần Hoàng Vũ Lớp: TCF - K47

Đề án môn học
Là hiện tượng xảy ra khi cư dân một quốc gia nắm giữ một số lượng
lớn tài sản bằng ngoại tệ, tuy nhiên nội tệ vẫn là đồng tiền chính thức, hợp
pháp của quốc gia đó. Đôla hóa không chính thức có thể bao gồm các loại cụ
thể sau:
• Các trái phiếu ngoại tệ và các tài sản phi tiền tệ ở nước ngoài.
• Tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài.
• Tiền gửi ngoại tệ ở các ngân hàng trong nước.
• Trái phiếu hay các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ cất trong túi.
Các nhà kinh tế nhìn chung đồng nhất Đôla hóa không chính thức với
sự thay thế tài sản. Có nghĩa là ngoại tệ được nắm giữ chủ yếu với chức năng
cất trữ giá trị nhằm giảm tác động của sự giảm giá nội tệ trong điều kiện lạm
phát. Tuy nhiên tùy thuộc vào mức độ đôla hóa nền kinh tế và tùy thuộc vào
các quy định hạn chế trong hệ thống pháp luật của từng quốc gia về vấn đề
sử dụng ngoại tệ mà có những quốc gia, ngoại tệ còn được sử dụng trong cả
thanh toán và niêm yết, thông báo giá hàng hóa dịch vụ. Thông thường trong
các quốc gia này, các khoản mục như: lương, thuế và những chi phí hàng
ngày như hóa đơn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ vẫn được thanh toán bằng nội
tệ còn những hàng hóa dịch vụ xa xỉ hay trong hoạt động kinh doanh bất
động sản được niêm yết và thanh toán bằng ngoại tệ. Việt Nam là một trong
những nước ở Châu Á có nền kinh tế bị đôla hóa không chính thức. Ở Việt
Nam, nhìn chung công chúng nắm giữ ngoại tệ dưới dạng ngoại tệ tiền mặt
hoặc tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại với chức
năng cất trữ giá trị còn đối với chức năng phương tiện thanh toán và đơn vị
đo lường, mặc dù pháp luật Việt Nam cũng có đưa ra một số những quy định
hạn chế nhưng do khâu thực thi pháp luật yếu kém nên giao dịch ngoại tệ và
việc niêm yết, thông báo giá hàng hóa bằng ngoại tệ vẫn diễn ra phổ biến.
Một cách để đo lường quy mô của đôla hóa không chính thức là đo
lường quy mô trái phiếu quốc tế, tài khỏan tiền gửi ngân hàng và quy mộ
ngoại tệ tiền mặt. Tuy nhiên để đo lường chính xác quy mô của các khoản

mục trên là không hề dễ dàng, thông thường các con số có được là do ước
lượng mà thành. Theo ước lượng của cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) : người
nước ngoài nắm giữ từ 55-70% đôla tiền giấy. Tổng giá trị USD trong lưu
thông hiện nay khoảng 480 tỷ trong đó người nước ngoài nắm giữ 300 tỷ.
SV: Trần Hoàng Vũ Lớp: TCF - K47
Đề án môn học
Một cách khác để đo lường mức đôla hóa không chính thức là tỷ lệ tài khoản
tiền gửi ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng trên tổng phương tiện thanh toán
(M2) ( bao gồm tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có
kì hạn và tiền gửi ngoại tệ). Theo đánh giá của IMF, nếu một quốc gia tỷ lệ
này trên 30% thì tình trạng đôla hóa là nghiêm trọng.
Trong hầu hết các quốc gia có nền đôla hóa không chính thức, USD là
ngoại tệ được lựa chọn. Trường hợp này đặc biệt đúng với các quốc gia mà
Mỹ là đối tác thương mại, nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất hoặc lớn ,thứ hai.
Điển hình là các nước Châu Mỹ Latinh và Caribean. Tuy nhiên từ khi đồng
tiền chung Châu Âu (EUR) ra đời thì EUR nhanh chóng trở thành ngoại tệ
lựa chọn của một số quốc gia ở Châu Phi và khu vực Trung Đông.
Các quốc gia hiện nay bị đôla hóa không chính thức (U.S dollar) bao
gồm: hầu hết các nước Châu Mỹ Latinh và vùng Caribean trong đó đặc biệt
là Argentina, Bolivia, Mexico, Peru, và vùng Trung Mỹ; hầu hết các nước
thuộc Liên Xô cũ trong đó đặc biệt là: Armenia, Azerbaijan, Georgia, Russia,
Ukraine; ngoài ra còn có Mongolia, Mozambique, Romania, Turkey, Việt
Nam.
Chúng ta cần phân biệt đôla hóa không chính thức và sự hình thành
đồng tiền chung khu vực. Nhiều người cho rằng việc sử dụng đồng tiền
chung khu vực chính là đôla hóa nền kinh tế. Nhận định này là không chính
xác vì: Đôla hóa không chính thức là sự xâm nhập bất hợp pháp của một
đồng tiền mạnh vào nền kinh tế, thay thế một phần nội tệ để sử dụng trong
thanh toán, cất trữ và niêm yết giá cả. Đây là điều mà Chính Phủ các nước
không mong muốn và luôn nỗ lực đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tình

trạng trên. Còn việc hình thành đồng tiền chung khu vực là xuất phát từ các
nước trong cùng khu vực địa lý đã liên kết, hợp tác với nhau thiết lập một
đồng tiền chung để làm đối trọng với các đồng tiền mạnh khác ngoài khu vực
đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại giữa các nước trong khu
vực đó, hạn chế được các rủi ro trong thương mại như rủi ro tỷ giá. Đồng
EUR là một ví dụ cụ thể, Ngày 1/1/1999 tỷ lệ hối đoái giữa EUR và các đơn
vị tiền tệ quốc gia được quy định không thể thay đổi và EUR trở thành tiền tệ
chính thức. Đến ngày 1/1/2002, EUR bắt đầu được phát hành tới người tiêu
dùng. Từ khi EUR ra đời và chính thức được đưa vào sử dụng là tiền tệ hợp
SV: Trần Hoàng Vũ Lớp: TCF - K47
Đề án môn học
pháp của các quốc gia thì thương mại và cộng tác kinh tế giữa các nước trong
khu vực EUR trở nên vững mạnh hơn. Hơn thế nữa EUR nhanh chóng trở
thành một đồng tiền mạnh, ở thế đối trọng với USD và là tiền tệ lựa chọn của
một số quốc gia trên thế giới. Bên cạnh EUR, trong thời gian sắp tới đơn vị
tiền tệ chung các nước Châu Á (ACU) sẽ ra đời với 13 thành viên: Trung
Quốc, Hàn quốc, Nhật và các nước ASEAN, trong tương lai không xa sẽ
hình thành đồng tiền chung Châu Á. Có thể nói việc hình thành liên minh
tiền tệ và sự ra đời của các đồng tiền chung khu vực là xu thế phát triển của
thời đại hội nhập trên lĩnh vực tiền tệ quốc tế, không thể coi sự hình thành
những đồng tiền chung này là đôla hóa.
I.2.1.3. Đôla hóa bán chính thức:
Là đôla hóa của các quốc gia mà ở đó có hệ thống lưu hành chính
thức hai đồng tiền.
Ở những quốc gia này, ngoại tệ là đồng tiền lưu hành hợp pháp và
chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số tiền gửi ngân hàng nhưng việc trả lương,
thuế và các chi tiêu hàng ngày vẫn được thực hiện bằng nội tệ. Các quốc gia
này vẫn duy trì NHTW để thực hiện chính sách tiền tệ của họ. Một số quốc
gia có nền kinh tế đôla hóa bán chính thức điển hình: Cuba, Bahamas,
Cambodia, haiti, Laos, Liberia ( U.S dollar); Bhutan (India rupee), Bosnia

(German Mark, Croatia kuna, Yugoslav dinar); Brunei ( Singapore dollar);
Channel islands, isle of Man ( British pound); Lesotho, Namibia (Sounth
African rand); Taijikistan (Russian ruble).
I.2.2. Căn cứ vào hình thức:
Đôla hóa được thể hiện dưới ba hình thức sau:
I.2.2.1.Đôla hóa thay thế tài sản:
Thể hiện qua tỷ lệ gửi ngoại tệ trên tổng phương tiện thanh toán
(FCD/M2). Theo IMF, khi tỷ lệ này trên 30% thì nền kinh tế đó bị đôla hóa
nghiêm trọng, tạo ra các lệch lạc trong việc điều hành tài chính tiền tệ vĩ mô.
Nhìn chung với các nền kinh tế chuyển đổi thì tỷ lệ đôla hóa bình quân hiện
nay là 29%.
SV: Trần Hoàng Vũ Lớp: TCF - K47
Đề án môn học
I.2.2.2.Đôla hóa phương tiện thanh toán:
Là mức độ sử dụng ngoại tệ trong thanh toán. Các giao dịch thanh toán
bất hợp pháp bằng ngoại tệ rất khó đánh giá nhất là đối với những nền kinh
tế tiền mặt như Việt Nam.
I.2.2.3. Đôla hóa định giá, niêm yết giá:
Là việc niêm yết, quảng cáo, định giá bằng ngoại tệ.
SV: Trần Hoàng Vũ Lớp: TCF - K47
Đề án môn học
Phần II: Nguyên nhân dẫn đến Đôla hóa
Ta phân chia các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đôla hóa nền kinh tế
của các quốc gia thanh nguyên nhân chủ quan ( xuất phát từ ý chí của các
nhà lãnh đạo) và nguyên nhân khách quan ( các nguyên nhân dẫn đến tình
trạng đôla hóa nền kinh tế mặc dù các quốc gia không hề mong muốn).
II.1. Nguyên nhân chủ quan:
Theo thống kê, các quốc gia có nền kinh tế đôla hóa chính thức đều là
những quốc gia nhỏ cả về quy mô và diện tích..Đôla hóa thường gặp khi một
nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao, sức mua đồng bản tệ giảm sút thì người dân

phải tìm công cụ dự trữ khác, trong đó có các đồng ngoại tệ có uy tín.
Tình trạng đôla hóa bao gồm cả ba chức năng thuộc tính của tiền tệ
bao gồm:
• Chức năng làm phương tiện thước đo giá trị
• Chức năng làm phương tiện cất trữ
• Chức năng làm phương tiện thanh toán.
Đối với các quốc gia này đôla hóa chính thức nền kinh tế còn có thể
xuất phát từ ý chí chủ quan của các nhà lãnh đạo. Theo họ, việc chấp nhận
một ngoại tệ mạnh là tiền tệ chính thức góp phần làm cho nền kinh tế ổn định
hơn, lạm phát thấp hơn, tăng trưởng ở mức cao và họ chấp nhận đánh đổi chủ
quyền về tiền tệ để đạt được sự ổn định này, vì suy cho cùng mục tiêu của
chính sách tiền tệ cũng là tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và ổn
định giá trị đồng tiền.
Một cách lí giải nữa của việc chấp nhận đôla hóa chính thức nền kinh
tế của các quốc gia là do sự yếu kém trong việc họach định, thực thi chính
sách tiền tệ của NHTW và sự hoạt động kém hiệu quả của hệ thống ngân
hàng thương mại trong nước. NHTW không đủ năng lực để điều hành chính
sách tiền tệ do đó chấp nhận trao quyền điều hành cho NHTW nước ngoài để
ổn định và phát triển kinh tế quốc gia mình.
II.2. Nguyên nhân khách quan:
SV: Trần Hoàng Vũ Lớp: TCF - K47

×