Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

de thi hsg ngu van 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.03 KB, 4 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN ĐAN PHƯỢNG

ĐỀ THI  HỌC SINH GIỎI CẤP
TRƯỜNG
NĂM HỌC 2017­2018
MÔN THI: NGỮ VĂN  7
Thời gian làm bài:90 phút

Câu 1 (4 điểm)
        Hãy lí giải hành động ngẩng đầu và cúi đầu của tác giả  Lí Bạch trong bài
thơ Tĩnh dạ tứ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh)
Câu 2 (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
… Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về
cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và
tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời,
khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao
xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn,
và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến gặp
thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường
đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng
bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng
trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cách cổng như đứng bên ngoài
cái thế giới mà mẹ vừa bước vào …
                                                                     (Trích SGK Ngữ văn 7, tập 1)
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Cho biết chủ đề của đoạn văn?
b. Từ chủ đề của đoạn văn trên, trình bày cảm nhận của em về nhân vật người
mẹ trong văn bản.
Câu 3: (10.0 điểm)
Khi nói về nhân vật quan phụ mẫu trong truyện ngắn “Sống


chết mặc bay”- Sách Bồi dưỡng Ngữ văn 7 có viết: “Đó là một viên
quan vừa vô trách nhiệm, vừa hống hách chỉ ham mê cờ bạc, bỏ
mặc đê vỡ làm cho dân chúng muôn sầu nghìn thảm”.
Bằng hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN ĐAN PHƯỢNG

Câu

Câu 1
(4 điểm)

Câu 2
(6 điểm)

ĐÁP ÁN
ĐỀ THI  HỌC SINH GIỎI CẤP
TRƯỜNG
NĂM HỌC 2017­2018
MÔN THI: NGỮ VĂN  7

Nội dung
* Yêu cầu về hình thức: Học sinh viết hoàn chỉnh
một văn bản ngắn có đủ ba phần, diễn đạt tốt, kết
cấu mạch lạc.
* Yêu cầu về nội dung: Hai hành động liền nhau
thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả:
+ Hành động ngẩng đầu: kiểm nghiệm cảm giác mơ  hồ  của

tác giả sương hay trăng ? Từ  không gian hẹp tác giả  hướng
ra không gian rộng.
+ Hành động cúi đầu   Thể  hiện sự  liền mạch trong cảm xúc
của nhân vật trữ tình.
+ Nhìn thấy vầng trăng, tác giả  chạm vào nỗi nhớ  nhà, không
muốn đối diện với nỗi buồn quá lâu ® Cúi đầu xuống để  tránh
nỗi buồn nhưng lập tức nỗi nhớ  quê hương tràn về  trong tâm
tưởng.
Về kỹ năng:
­ Biết cách viết một bài văn nghị luận xã hội.
­ Bố cục bài viết mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ  thuyết phục;
không mắc các lỗi chính tả, diễn đạt,…
Về nội dung: Thí sinh có thể viết bài theo nhiều
cách, dưới đây là những gợi ý định hướng chấm
bài:
a. ­ Đoạn văn trên trích trong văn bản Cổng trường mở ra.
- Chủ đề của đoạn văn trên: Tâm trạng nôn nao, hồi hộp và
ấn tượng sâu đậm về ngày đầu tiên đi học của người mẹ.
b. Học sinh trình bày cảm nhận của mình về nhân
vật người mẹ trong văn bản Cổng trường mở
ra nêu được các ý sau:
­ Người mẹ  trong văn bản Cổng trường mở ra có tâm hồn
nhạy cảm, hết lòng thương yêu con, muốn dành tất cả  những
điều tốt đẹp nhất cho đứa con thân yêu của mình.
- Người mẹ ấy không chỉ rất thương yêu con mà
còn hiểu rẩt rõ vai trò của giáo dục có ý nghĩa vô
cùng to lớn trong cuộc đời mỗi con người.

Điểm


1 điểm
1 điểm
2 điểm

1 điểm
1. điểm
2 điểm
2 điểm


Câu 3
Về kĩ năng
(10 điểm) ­ Biết cách viết một bài văn nghị  luận văn học. Bố  cục bài viết
sáng rõ, các luận điểm liên kết mạch lạc, liên kết chặt chẽ; văn
phong trong sáng, có cảm xúc,…
­ Biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức tập làm văn và năng
lực cảm thụ văn học.
Về kiến thức: Thí sinh có thể sắp xếp các luận
điểm trong bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ
bản, cần đảm bảo những nội dung sau:
a. Mở bài:
         Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần chứng minh.
b. Thân bài: Làm rõ được các ý sau:
* Quan vô trách nhiệm:
­ Đê sắp vỡ. Cảnh ngoài đê vô cùng nguy ngập. Thiên tai
đang từng lúc giáng xuống, đe doạ cuộc sống của người dân….
­ Quan không đốc thúc hộ  đê mà “cùng với đám nha
lại vui cuộc tổ tôm ở trong đình”….
­ Đi hộ đê mà quan “uy nghi chễm chện ngồi”, trong
đình   đèn   thắp   sáp   choang,   kẻ   hầu   người   hạ,   đồ   dùng   sang

trọng “ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi
ngà…”, ăn của ngon vật lạ “yến hấp đường phèn…”
* Quan hống hách:
­ Bắt bọn người nhà, lính hầu quan, đứa thì gãi, đứa thì
quạt, đứa thì chực hầu điếu đóm…
­ Bắt bọn tay chân hầu bài “không ai dám to tiếng”.
­ Khi có người bẩm báo việc đê, quan gắt, quát, sai lính
đuổi đi.
­ Nghe tin đê vỡ, đoạ cách cổ, bỏ tù…
*  Quan   mải  mê  bài  bạc,  bỏ   mặc   đê  vỡ   làm  cho  dân
chúng khổ:
­ Cuộc chơi bài tổ  tôm của quan diễn ra rất trang nghiêm,
nhàn nhã trong khi quan đang đi hộ đê.
- Quan đang đi hộ đê, mà đê thì sắp vỡ,
việc mà tâm trí của quan dồn cả vào là ván bài tổ
tôm “Ngài mà còn dở ván bài hoặc chưa hết hội thì
dẫu trời long đất lở, đê vỡ dân trôi ngày cũng thấy
kệ”.
­ Mưa mỗi lúc một tăng, nguy cơ  đê vỡ  mỗi lúc một đến
gần “mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít” quan vẫn coi như
không biết gì, vẫn thản nhiên ung dung đánh bài “đê vỡ mặc
kệ, nước sống dầu nguy không bằng nước bài cao
thấp”, “Mặc! Dân, chẳng dân thời chớ…”
­   Có   người   bẩm “có khi đê vỡ”,   quan   gắt: “Mặc
kệ!”.Quan ù thông, xơi yến, mắt trông dĩa nọc….

1 điểm

1điểm
3 điểm


1 điểm

3 điểm


­ Mọi người đều giật nảy mình khi nghe tiếng kêu trời dậy
đất ngoài xa, chỉ quan là vẫn điềm nhiên.
­ Có tin đê vỡ, quan vẫn thờ ơ, quát nạt bọn chân tay rồi lại
tiếp   tục   đánh   bài   cho   đến   lúc “ù! Thông tôm, chi chi
nảy…”
­   Khi   quan   ù   ván   bài   to   với   niềm   vui   sướng   cực   độ 
thì “khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng ,
xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má
ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi
chôn”. …
=> Tác giả  đã sử  dụng thủ  pháp tăng cấp, đối lập tương 1 điểm
phản để vạch trần thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm, thói hống hách
của tên quan phụ  mẫu trong khi đi hộ  đê, bộc lộ  niềm xót xa,
thương cảm trước cảnh muôn sầu nghìn thảm của nhân dân…
c. Kết bài:
Khẳng định tên quan phu mẫu là kẻ lòng lang dạ
thú, đáng bị lên án.
Tổng điểm toàn bài:
20.0
­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Hết ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­
Lưu ý khi chấm bài:
­ Trên đây chỉ là những ý cơ bản,  giáo viên cần căn cứ cụ thể vào bài thi
để chấm một cách linh hoạt, hợp lý, phù hợp với đặc trưng bộ môn.
­ Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là làm rõ vấn

đề  được yêu cầu trong đề  bài, đảm bảo kỹ  năng hành văn, nội dung được sắp
xếp lô­gic, hợp lý. Khuyến khích những bài làm có nhiều phát hiện sáng tạo
trong nội dung và hình thức thể hiện.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×