Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

TIEU LUẠN PHUONG PHAP NGHIEN CUU KHOA HOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.24 MB, 25 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA XÂY DỰNG DÂN DỤNG & DÂN DỤNG

.
A. ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
Tên đề tài: THỤC TRẠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC
THI CÔNG TẦNG HẦM NHÀ NHIỀU TẦNG Ở TỈNH VĨNH
LONG.

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện nay ở Việt Nam các công trình nhà nhiều tầng có tầng hầm ngày càng
được xây dựng nhiều, tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh,... Việc thi công tầng hầm các công trình nhà nhiều
tầng không còn mới mẻ đối với các đơn vị thi công xây dựng tại Việt Nam. Tuy
nhiên, trong quá trình thi công thường xảy ra một số sự cố như: thiết kế hệ
chống đỡ thi công đào đất không đảm bảo, làm biến dạng đất nền xung quanh
công trình, gây hư hỏng cho các công trình lân cận, khuyết tật trong quá trình thi
công tường trong đất, tầng hầm bị thấm,.... dẫn đến việc chậm tiến độ, chất
lượng công trình không đạt yêu cầu.
Tầng hầm là một trong những bộ phận của nhà nhiều tầng, được đặt trong
lòng đất. Kết cấu của tầng hầm được tính từ kết cấu mặt dưới sàn bản đáy tầng
hầm đến cao độ của mặt đất tự nhiên tại công trình. Công trình nhà nhiều tầng
có thể có một tầng hầm, hai tầng hầm hoặc nhiều tầng hầm phụ thuộc vào nhu
cầu sử dụng của chủ đầu tư (làm gara ôtô, siêu thị, thang máy,….). Ngoài ra còn
phụ thuộc vào chiều cao công trình, địa chất bên dưới công trình cũng như năng
lực và thiết bị thi công xây dựng tầng hầm hiện nay của các nhà thầu.
a. Về kết cấu tầng hầm
- Tầng hầm xuất hiện trong nhà nhiều tầng sẽ làm trọng tâm công trình
được hạ thấp xuống tăng tính ổn định chống lật cho công trình. Mặt khác, các


kết cấu tường cột của tầng hầm sẽ làm tăng độ ngàm công trình vào đất, đồng
thời tăng khả năng chịu áp lực ngang do gió, bão và động đất gây ra.
- Tầng hầm thường chịu nội lực rất lớn từ các kết cấu bên trên truyền
xuống, trước khi nội lực này được truyền xuống kết cấu móng. Ngoài ra còn
chịu áp lực đất và nước ngầm tác dụng lên tường và bản đáy của tầng hầm.
- Tường và bản đáy của tầng hầm tiếp xúc trực tiếp với nền đất công trình
và chịu áp lực cao của nước ngầm. Vì vậy, cần có biện pháp chống thấm cho các
diện tích tiếp xúc này.
- Quá trình thi công kết cấu tầng hầm khó khăn, nhất là các công trình
nằm trong khu trung tâm đô thị, điều này làm tăng độ phức tạp hơn rất nhiều so
với các kết cấu khác của công trình. Tầng hầm thường nằm sâu trong lòng đất
Trang: 1


nên khi thi công phải gia cố vách đất của hố móng, ngăn dòng chảy của nước
ngầm... Đông thời cần phải chú ý đến biện pháp hạn chế tối đa các vấn đề ảnh
hưởng đến các công trình lân cận khác.
b. Về công năng sử dụng
Để khai thác triệt để không gian dưới mặt đất, tận dụng tối đa diện tích,
đáp ứng nhu cầu sử dụng cho con người, các tầng hầm nhà nhiều tầng được thiết
kế với các công năng sử dụng như sau:
- Làm gara ôtô, xe máy.
- Làm tầng phục vụ sinh hoạt công cộng như: siêu thị, quán bar.
- Làm kho chứa hàng hóa phục vụ sinh hoạt của cư dân trong tòa nhà.
- Làm tầng kỹ thuật như: xử lý nước thải, điều hòa không khí, lắp đặt thiết
bị thang máy, hệ thống biến áp và tủ phân phối, điều khiển điện.
- Ở các ngân hàng, kho bạc thì tầng hầm được sử dụng làm nơi cất giữ tiền,
vàng, đá quý, tài liệu mật và các tải sản khác có giá trị.
Tình hình xây dựng nhà nhiều tầng có tầng hầm cũng không nằm ngoài xu
hướng phát triển của cả nước. Tại thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và

Hà Nội, việc xây dựng tầng hầm để giải quyết chỗ đậu xe luôn được nhà nước
khuyến khích.
Tại mục a, khoản 2, điều 6 chương 1 của Nghị định số 39/2010/NĐ-CP
ngày 07/4/2010 về “Quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị” nêu rõ: Các loại
công trình ngầm đô thị được khuyến khích đầu tư xây dựng bao gồm bãi đỗ xe
ngầm.
Vì vậy, việc xây dựng tầng hầm trong các công trình nhà nhiều tầng là thực
sự cần thiết nó hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu về công năng cũng như chủ
trương phát triển đô thị hiện đại của đất nước. Chính vì thế, trong những năm
gần đây, các tòa nhà nhiều tầng có từ 1 đến 5 tầng hầm là hết sức quen thuộc
trong thiết kế và thi công tại Việt Nam.
Trong quá trình thi công tầng hầm nhà nhiều tầng, vấn đề phức tạp đặt ra
cần được giải quyết là phải tìm ra giải pháp chống đỡ thành hố đào để thi công
móng và tầng hầm, đặc biệt các công trình có hố đào sâu, xây chen trong khu đất
hẹp. Thi công hố đào sâu làm thay đổi trạng thái ứng suất, biến dạng trong đất
nền xung quanh khu vực hố đào và có thể làm thay đổi mực nước ngầm dẫn đến
nền đất bị dịch chuyển gây ra lún, trượt, sập các công trình lân cận nếu không có
giải pháp gia cố thích hợp. Vì vậy vai trò của tường chắn đất là rất quan trọng
trong việc thi công tầng hầm.
Trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Long có nhiều thay đổi với sự xuất hiện
của nhiều công trình nhà nhiều tầng có tầng hầm như: Công trình cải tạo nâng
cấp Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long, Khu Thương mại dịch vụ B – Vĩnh Long,
Khách sạn 4 sao Sài Gòn – Vĩnh Long,... Đã làm thay đổi rất nhiều bộ mặt đô

Trang: 2


thị của Vĩnh Long, đồng thời giúp cho các đơn vị thi công địa phương nắm bặt
được nhiều công nghệ thi công mới.
c. Giới thiệu mặt bằng, mặt cắt các công trình có tầng hầm tại Vĩnh Long.


Hình 1. Mặt bằng ép cừ Larsen công trình Khách sạn 4 sao
Sài Gòn - Vĩnh Long

Hình 2. Mặt cắt điển hình công trình Khách sạn 4 sao
Sài Gòn - Vĩnh Long
Trang: 3


Hình 3. Mặt bằng ép cừ Larsen công trình Cải tạo, nâng cấp
Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long

Hình 4. Mặt cắt điển hình công trình Cải tạo, nâng cấp
Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long
Trang: 4


Hình 5. Mặt bằng vách và sàn tầng hầm công trình Nhà điều hành
sản xuất Công ty Điện lực Vĩnh Long

Hình 6. Mặt cắt điển hình công trình Nhà điều hành sản xuất
Công ty Điện lực Vĩnh Long

Trang: 5


Hình 7. Mặt bằng vách và sàn tầng hầm công trình Ngân hàng
Sacombank - Chi nhánh Vĩnh Long

Hình 8. Mặt cắt điển hình công trình Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Vĩnh Long


Trang: 6


Hình 9. Mặt bằng vách và sàn tầng hầm công trình Trụ sở làm việc
Cục thuế tỉnh Vĩnh Long

Hình 10. Mặt cắt điển hình công trình Trụ sở làm việc Cục thuế
tỉnh Vĩnh Long
Trang: 7


Trong quá trình triển khai thi công tầng hầm công trình nhà nhiều tầng gặp
nhiều khó khăn do năng lực, kinh nghiệm và thiết bị phục vụ cho công tác thi
công còn hạn chế. Mặt khác, do điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn
tại tỉnh Vĩnh Long rất phức tạp, có nhiều đặc thù riêng ảnh hưởng đến tiến độ
xây dựng và chất lượng công trình. Vì vậy, học viên lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng và bài học kinh nghiệm về thi công tầng hầm nhà nhiều tầng ở tỉnh
Vĩnh Long” là thật sự cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Nghiên cứu tổng quan về công nghệ thi công tầng hầm nhà nhiều tầng.
- Các sự cố và bài học kinh nghiệm rút ra trong thi công tầng hầm nhà nhiều
tầng tại tỉnh Vĩnh Long.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu dựa trên điều kiện thực tế các công trình đã và đang xây dựng
tại tỉnh Vĩnh Long, một số công trình khác ở các vùng lân cận của vùng đồng
bằng sông Cửu Long, đặc điểm tình hình và các điều kiện khách quan khác liên
quan đến công nghệ thi công tầng hầm nhà niều tầng tại tỉnh Vĩnh Long.
- Đối tượng nghiên cứu: Các công nghệ thi công tầng hầm, dự báo sự cố, đề
xuất giải pháp và rút ra bài học kinh nghiệm cho thi công tầng hầm nhà nhiều

tầng phù hợp với điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn, năng lực thi
công xây dựng tại tỉnh Vĩnh Long.
- Phạm vi nghiên cứu: Các công trình xây dựng nhà nhiều tầng có tầng hầm
tại tỉnh Vĩnh Long.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Dựa vào chỉ tiêu cơ lý của nền đất, mực
nước ngầm và các vấn đề liên quan đến công nghệ tho công tầng hầm. Tính toán
khả năng chịu áp lực đất cho tường chắn, khả năng chống thấm cho tầng hầm
trong quá trình thi công.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tiến hành khảo sát thực tế các công
trình, dự vào quy điều kiên thực tế các công trình đang thi công, các công trình
đã đưa vào sử dụng đề phân tích, so sánh các vấn đề tồn tại trong công tác thi
công tần hầm.
Phương pháp tổng hợp: dựa vào kết quả nghiên cứu thực tiễn và lý thuyết,
tổng hợp lại các kết quả và đưa ra phương pháp tính toán hợp lý.
5. Cấu trúc của luận văn:
PHẦN MỞ ĐẦU
Giới thiệu khái quát chung về đặc điểm, khái miệm về tầng hầm nhà nhiều
tầng, những vấn đề ảnh hưỡng chung của việc thi công tầng hầm nhà nhiều tầng
ở Vĩnh Long.
Trang: 8


- Tổng hợp các công nghệ thi công tầng hầm nhà nhiều tầng, đã và đang
xây dựng tại tỉnh Vĩnh Long, một số công trình khác ở các vùng lân cận của
vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Phân tích các sự cố xảy ra trong thi công tầng hầm, nhà nhiều tầng trong
thời gian qua, tìm ra nguyên nhân chính trong việc dẫn đến sự cô trong thi công
tầng hầm tại tỉnh Vĩnh Long.
- Nghiên cứu, rút ra bài học kinh nghiệm phục vụ cho thi công tầng hầm

nhà nhiều tầng tại tỉnh Vĩnh Long.
Rút ra một số bài học kinh nghiệm phục vụ trong thi công tầng hầm nhà
nhiều tầng nhằm đảm bảo chất lượng công trình, mang lại hiệu quả kinh tế trong
đầu tư xây dựng tại tỉnh Vĩnh Long.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan về công nghệ thi công tầng hầm nhà nhiều tầng
Chương 2: Cơ sở khoa học, pháp lý và thực tiễn trong thi công tầng hầm
nhà nhiều tầng.
Chương 3: Bài học rút ra trong thi công tầng hầm tại Vĩnh Long.
Cuối cùng là phần kết luận và kiến nghi.
PHẦN MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu
Danh mục hình, sơ đồ
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Mục tiêu nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan về công nghệ thi công tầng hầm nhà nhiều tầng.
1.1. Tầng hầm và đặc điểm tầng hầm nhà nhiều tầng.
1.1.1. Một số khái niệm về tầng hầm nhà nhiều tầng.
Trang: 9



1.1.2. Đặc điểm của tầng hầm.
1.2. Thi công tầng hầm hiện nay.
1.2.1. Công nghệ thi công tầng hầm nhà nhiều tầng trên thế giới.
1.2.2. Công nghệ thi công tầng hầm nhà nhiều tầng tại Việt Nam.
1.2.3. Một số loại tường chắn đất trong thi công tầng hầm.
1.2.4. Hệ chống đỡ tường chắn đất.
1.3. Giới thiệu về tỉnh Vĩnh Long và nhu cầu xây dựng tầng hầm nhà nhiều tầng
hiện nay.
1.3.1. Điều kiện địa lý và dân cư tỉnh Vĩnh Long.
1.3.2. Đặc điểm địa chất công trình, địa chất thủy văn.
1.3.3. Nhu cầu xây dựng tầng hầm tại Vĩnh Long.
1.3.4. Công nghệ thi công tầng hầm nhà nhiều tầng tại Vĩnh Long.
1.3.5. Một số tồn tại trong thi công tầng hầm tại Vĩnh Long.
Chương 2: Cơ sở khoa học, pháp lý và thực tiễn trong thi công tầng hầm
nhà nhiều tầng.
2.1. Xác định áp lực đất lên tường chắn.
2.1.1. Áp lực chủ động của đất rời lên tường chắn.
2.1.2. Áp lực chủ động của đất dính lên tường chắn.
2.1.3. Áp lực bị động của đất lên tường chắn.
2.1.4. Áp lực đất lên tường chắn trong một số trường hợp riêng.
2.2. Tính toán áp lực ngang lên tường cừ khi có tải trọng tác dụng.
2.3. Một số phương pháp tính toán tường cừ.
2.3.1. Tính toán tường cừ đỉnh không neo.
2.3.2. Tính toán tường cừ đỉnh có một hàng neo hoặc thanh chống.
2.3.3. Tính toán tường cừ khi có nhiều tầng thanh chống.
2.3.4. Tính toán tường cừ theo R.Whitlow.
2.3.5. Tính toán hệ chống đỡ.
2.4. Chuyển dịch của đất nền khi thi công hố đào.
2.4.1. Lún sụt đất nền xung quanh hố đào.

2.4.2. Mất ổn định thành hố đào.
2.4.3. Hiện tượng đẩy trồi hố đào.
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới chuyển dịch của đất xung quanh hố đào.
2.5.1. Ảnh hưởng của sự thay đổi ứng suất trong đất.
Trang: 10


2.5.2. Ảnh hưởng của kích thước hố đào.
2.5.3. Ảnh hưởng do tính chất của đất nền.
2.5.4. Ảnh hưởng của giá trị ứng suất ngang ban đầu trong đất.
2.5.5. Ảnh hưởng do điều kiện nước ngầm.
2.5.6. Ảnh hưởng độ cứng của hệ thống chống đỡ thành hố đào.
2.5.7. Tác động của sự gia tải trước.
2.5.8. Ảnh hưởng do sử dụng các phương pháp thi công.
2.5.9. Ảnh hưởng do chất lượng của công tác xây dựng.
2.6. Cơ sở pháp lý trong thi công tầng hầm nhà nhiều tầng.
2.6.1. Văn bản pháp quy.
2.6.2. Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật.
2.7. Cơ sở thực tiễn trong thi công xây dựng tầng hầm nhà nhiều tầng.
Chương 3: Bài học rút ra trong thi công tầng hầm tại Vĩnh Long.
3.1. Một số bài học rút ra trong công tác quản lý thi công tầng hầm nhà nhiều
tầng tại Vĩnh Long.
3.1.1. Bài học trong công tác quản lý của chủ đầu tư.
3.1.2. Bài học trong công tác lựa chọn nhà thầu thi công.
3.1.3. Bài học trong công tác quản lý an toàn.
3.2. Một số bài học rút ra về mặt kỹ thuật thi công tầng hầm nhà nhiều tầng tại
Vĩnh Long.
3.2.1. Công tác khảo sát địa chất công trình, địa chất thủy văn.
3.2.2. Công tác điều tra, khảo sát công trình lân cận.
3.2.3. Công tác thiết kế biện pháp kỹ thuật thi công.

3.2.4. Công tác thi công.
3.2.5. Công tác giám sát thi công.
3.2.6. Công tác quan trắc trong thi công.
3.3. Một số bài học về xử lý sự cố trong thi công tầng hầm nhà nhiều tầng tại
Vĩnh Long.
3.3.1. Sự cố tường cừ Larsen.
3.3.2. Sự cố tường vây bê tông cốt thép.
3.3.3. Sự cố nước chảy từ đáy móng lên.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
2. Kiến nghị.
Trang: 11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị,
Nghị định số 39/2010/NĐ-CP, Hà Nội.
2. Tường Minh Hồng (2010), Một số giải pháp xử lý sự cố khi thi công phần
ngầm nhà nhiều tầng, Luận văn thạc sĩ kỹ thuật, Trường Đại học Kiến Trúc Hà
Nội.
3. Vũ Minh Tuấn (2013), Thiết kế và thi công tường cừ, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Quảng (2011), Chỉ dẫn thiết kế và thi công cọc Barét, tường
trong đất và neo trong đất, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
5. Nguyễn Viết Trung, Vũ Minh Tuấn (2012), Cọc đất xi măng – phương pháp
gia cố nền đất yếu, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
6. Phạm Khánh Toàn (2005), Báo cáo khảo sát địa chất công trình Trường
ĐHXD Miền Tây – TP. Vĩnh Long, Công ty NAGECCO – TP.HCM.
7. Trang web trường Đại học Đà Nẳng
8. Trang web tài liệu việt nam />9. Trang web thư viện quốc gia việt nam />10. .
11. />12. Trần Xuân Đỉnh (2010), Thiết kế nhà nhiều tầng hiện đại, Nxb Xây dựng,

Hà Nội.
13. Đỗ Đình Đức (2002), Thi công hố đào cho tầng hầm nhà nhiều tầng trong
đô thị Việt Nam, Luận án tiến sỹ kỹ thuật, Hà Nội.
14. Đỗ Đình Đức, Lê Kiều (2004), Kỹ thuật thi công, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
15. Bùi Mạnh Hùng (2013), Công nghệ thi công công trình ngầm, Nxb Xây
dựng, Hà Nội.
16. Nguyễn Bá Kế, Nguyễn Bảo Huân (2014), Nhà nhiều tầng siêu cao tầng –
yêu cầu chung và kinh nghiệm thực tế, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
17. Nguyễn Bá Kế, Nguyễn Tiến Chương, Nguyễn Hiền, Trịnh Thành Huy
(2012), Móng nhà nhiều tầng – kinh nghiệm nước ngoài, Nxb Xây dựng, Hà
Nội.
18. Nguyễn Bá Kế (2012), Sự cố nền móng công trình, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
19. Nguyễn Văn Quảng (2011), Nền móng và tầng hầm nhà nhiều tầng, Nxb
Xây dựng, Hà Nội.
20. Nguyễn Văn Quảng (2013), Những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng
tầng hầm nhà nhiều tầng ở Việt Nam, Khoa xây dựng - Trường Đại học Đông Á.
21. Thủ tướng Chính phủ (2007), Xây dựng công trình ngầm trong đô thị, Nghị
định số 41/2007/NĐ-CP, Hà Nội.
Trang: 12


B. TRÌNH TỰ DOWNLOAD TÀI LIỆU LIÊN QUAN BỔ SUNG CHO
VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Sử dụng trang Web

Vào trang Web của trường Đại học Đà Nẳng/Ban đào tạo để Download
các tài liệu liên quan đến nội dung việc đăng ký.

Vào trang web thư viện điện tử trường đại học Xây dựng Miền Tây
để tham khảo các tài liệu sách chuyên ngành về thi

công.
2. Vào trang
Sử dụng cửa sổ google để tìm tài liệu bằng các từ khóa liên quan đến hội
dung cần tiềm.
Trang: 13


Hình 2.1: Trang sử dụng để tìm tài liệu

Hình 2.2: Vĩnh Long, xu hướng phát triển nhà nhiều tầng giai đoạn từ năm
2015 đến năm 2020

Trang: 14


Hình 2.3: Thi công tầng hầm công trình bệnh viện đa khoa Vĩnh Long

Trang: 15


Hình 2.4: Công trình bệnh viện đa khoa Vĩnh Long

Hình 2.5. Chống đỡ tường chắn đất bằng hệ dầm, cột thép hình
2.1. Tài liệu về đặc điểm tình hình vị trí địa lý của tỉnh Vĩnh Long,
a. Vị trí địa lý
Vĩnh Long là tỉnh thuộc hạ lưu sông Mê Kông, nằm giữa sông Tiền, sông
Hậu và ở trung tâm khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vị trí giáp giới như sau:

Trang: 16



- Phía Bắc và Đông Bắc giáp các tỉnh Tiền Giang và Bến Tre; Phía Tây Bắc
Đông giáp tỉnh Đồng Tháp; Phía Đông Nam giáp với tỉnh Trà Vinh; Phía Tây
Nam giáp các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và Thành phố Cần Thơ.
- Tọa độ địa lý tỉnh Vĩnh Long 9052’45’’ đến 10019’50’’ vĩ độ Bắc và từ
104041’25’’ đến 106017’03’’ kinh độ Đông.
Tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính, gồm 6 huyện (Bình Tân, Long
Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm); thị xã Bình Minh và Thành phố
Vĩnh Long với 109 xã, phường, thị trấn ( 94 xã, 5 thị trấn và 10 phường).
Tổng diện tích tự nhiên 152.017,6 ha, đứng thứ 12/13 các tỉnh, thành vùng
Đồng bằng sông Cửu Long (lớn hơn thành phố Cần Thơ).
b. Dân số - lao động.
Theo báo cáo của Cục Thống kê, dân số trung bình của tỉnh năm 2014 ước
tính 1.046,39 ngàn người, tăng 0,57% so với năm 2013, trong đó dân số nam
chiếm 49,32%; dân số nữ chiếm 50,68%
Trong tổng dân số năm 2014, khu vực thành thị chiếm 16,76%; khu vực
nông thôn chiếm 83,24%.
c. Địa hình.
Vĩnh Long có địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, cao trình
khá thấp so với mực nước biển (cao trình tuyệt đối từ 0,6 đến 1,2m chiếm 90%
diện tích tự nhiên), toàn tỉnh chỉ có khu vực thành phố Vĩnh Long và thị trấn Trà
Ôn có độ cao trung bình khoảng 1,25m. Đây là dạng địa hình đồng bằng ngập
lụt cửa sông, tiểu địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm tỉnh và
cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông
rạch lớn. Nhìn chung, địa thế của tỉnh trải rộng dọc theo sông Tiền và sông Hậu,
thấp dần từ Bắc xuống Nam, chịu ảnh hưởng của nước mặn, lũ không lớn, có thể
chia ra 3 cấp như sau:
- Vùng có cao trình từ 1,0 đến 2,0m (chiếm 37,17% diện tích) ở ven sông
Hậu, sông Tiền, sông Mang Thít, ven sông rạch lớn cũng như đất cù lao giữa
sông và vùng đất giồng gò của huyện Vũng Liêm, Trà Ôn.

- Vùng có cao trình từ 0,4 đến 1,0m (chiếm 61,53% diện tích) phân bố
chủ yếu là đất 2-3 vụ lúa cao sản với tiềm năng tưới tự chảy khá lớn, năng suất
cao, trong đó vùng phía Bắc quốc lộ 1A l chịu ảnh hưởng lũ tháng 8 hàng năm.
- Vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4m (chiếm 1,3% diện tích) có địa hình thấp
trũng, ngập sâu.
d. Thời tiết - khí hậu - thủy văn
Thời tiết - khí hậu: Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh
năm nóng, ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình của tỉnh Vĩnh Long qua các năm biến động từ
27,3 – 28,4 0C, trong đó cao nhất là năm 2010. Trong năm này, nhiệt độ trung
bình các tháng xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,4-1,0 oC. Nhiệt độ
Trang: 17


cao nhất là 36,9oC, thấp nhất là 17,7oC và biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình
quân là 7,30oC.
Bức xạ trên địa bàn tỉnh tương đối cao, bình quân số giờ nắng trong một
ngày là 7,5 giờ. Bức xạ quang hợp hàng năm đạt 79.600 cal/m 2. Thời gian chiếu
sáng bình quân năm đạt 2.550-2.700 giờ/năm. Nhiệt độ và bức xạ dồi dào là điều
kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt
- Độ ẩm không khí bình quân 81-85%, trong tháng 9, độ ẩm đạt cao nhất
là 90% và tháng thấp nhất là 74% (tháng 3,4).
Tỉnh Vĩnh Long qua các năm không có các dạng khí hậu cực đoan mặc dù
ở một vài nơi có xuất hiện lốc xoáy, ngập lũ, sét đánh vào mùa mưa hoặc mưa
trái mùa trên diện rộng, ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới biển Đông gây mưa nhiều
ngày.
Thuỷ văn: Tỉnh Vĩnh Long chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không
đều của biển Đông thông qua 2 sông lớn là sông Tiền và sông Hậu cùng với
sông Mang Thít và hệ thống kênh rạch. Cụ thể:
- Sông Cổ Chiên là nhánh của sông Tiền, có chiều dài 90km, đoạn đi qua

Vĩnh Long mặt cắt sông rộng trung bình 1.700m, độ sâu 7 – 10m, lưu lượng dao
động từ 1.814 – 19.540m3/s.
- Sông Hậu là nhánh lớn thứ hai của sông Mêkông chảy qua địa phận Việt
Nam với chiều dài khoảng 75km, lưu lượng bình quân dao động từ 1.154 –
12.434m3/s.

Hình 2.6. Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long
Trang: 18


Hình 2.7.: sử dụng để
tìm tài liệu thông tin vị trí địa lý tỉnh Vĩnh Long
2.2 Tài liệu chuyên ngành về thi công

Hình 2.8: />Sử dụng tài khoản trang để DOWNLOAD tài liệu chuyên
ngành, hổ trợ cho công tác nghiên cứu.
Trang: 19


2.3 Hình ảnh về sự cố công trìnhvà sự ảnh hưỡng của việc thi công tầng
hầm ở Vĩnh Long.
Danh mục các công trình ở Vĩnh Long đã thi công có tầng hầm
Bảng 1.4. Thống kê một số công trình có tầng hầm tại Vĩnh Long
TT
1
2
3
4
5
6

7
8
9

Tên công trình
Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long
Khu Thương mại Dịch vụ B
Ngân hàng Sacombank
Ngân hàng LienVietPostBank
Nội thất Mai Trang
Khách sạn Ngũ Long
Khách sạn 4 sao Sài Gòn – VL
Nhà điều hành sản xuất CTy
Điện lực Vĩnh Long
Trụ sở làm việc Cục thuế VL

TP.Vĩnh Long
TP.Vĩnh Long
TP.Vĩnh Long
TP.Vĩnh Long
TP.Vĩnh Long
TP.Vĩnh Long
TP.Vĩnh Long
TP.Vĩnh Long

Số tầng
nổi
9
4
8

6
7
8
12
8

Số tầng
hầm
1
1
1
1
1
1
1
1

TP.Vĩnh Long

8

1

Thành phố

+ Công trình “Khách sạn 4 sao Sài Gòn – Vĩnh Long” – TP. Vĩnh Long: Gồm
12 tầng nổi và 1 tầng hầm. Thi công theo phương pháp từ dưới lên.
- Mô tả sự cố: Sau khi thi công xong tầng hầm, đơn vị thi công tiến hành
rút cừ chắn đất làm dịch chuyển đất nền xung quanh gây hiện tượng lún và nứt
tường căn nhà số 3/1 đường Lê Văn Tám vừa mới xây dựng. Căn nhà số 7

đường Tô Thị Huỳnh nứt cột và tường phía trước nhà. Mặt đường Tô Thị Huỳnh
giáp với công trình bị sụt lún một đoạn.
- Nguyên nhân xảy ra sự cố: Do thi công rút ván cừ thép không đúng yêu
cầu kỹ thuật, khi rút cừ một lượng đất bị kéo lên tạo thành lỗ rỗng và làm cho
tầng đất bị chấn động đặc biệt là tầng đất yếu tại Vĩnh Long, đất nền bị dịch
chuyển đã làm ảnh hưởng đến các công trình xung quanh.

Hình 2.9. Vách tường căn nhà số 3/1 đường Lê Văn Tám bị nứt do
thi công Khách sạn 4 sao Sài Gòn - Vĩnh Long
Trang: 20


Hình 2.10. Cột, tường căn nhà số 7 Tô Thị Huỳnh bị nứt do thi công
Khách sạn 4 sao Sài Gòn – Vĩnh Long
+ Công trình: “Cải tạo, nâng cấp Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long” – Thành
phố Vĩnh Long: Công trình gồm 1 tầng hầm và 9 tầng nổi, tổng diện tích xây
dựng là 4.462 m2, chiều cao công trình là 42,5m. Mặt bằng thi công tương đối
rộng. Thi công tầng hầm theo phương pháp từ dưới lên.
- Mô tả sự cố: Trong quá trình thi công đào đất tầng hầm xuất hiện nước từ
ngoài chảy vào và từ dưới chảy lên hố đào.
- Nguyên nhân xảy ra sự cố: Chân tường cừ không cắm được vào tầng đất
loại sét tốt nên dẫn đến việc nước ngầm chảy từ dưới đáy hố móng lên. Trong
quá trình bơm nước bên trong hố đào đã làm chênh lệch mực nước ngầm giữa
bên trong và ngoài hố đào. Mặt khác do thi công tường cừ Larsen không đúng
kỹ thuật các ngàm của cừ không bám chặt vào nhau làm cho nước bên ngoài
chảy vào hố đào.
Ngoài ra việc thi công hệ tường cừ xa vị trí vách tầng hầm (hơn 2m) làm
cho khối lượng đất đào tăng lên, mất nhiều thời gian thi công gây lãng phí và
không hiệu quả về mặt kinh tế.


Trang: 21


Hình 1.18. Nước tràn vào hố móng tầng hầm công trình Cải tạo,
nâng cấp Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long
Tầng hầm nhà nhiều tầng ngày càng trở nên phổ biến và quen thuộc trong
thiết kế cũng như thi công công trình tại Vĩnh Long. Tuy nhiên, trong quá trình
thi công lại xảy ra các sự cố dự kiến trình bày và phân tích ở chương 1. Các sự
cố về hố đào xảy ra phổ biến và do nhiều nguyên nhân, từ việc không tuân thủ
các qui định của nhà nước, năng lực hành nghề không đáp ứng được yêu cầu đến
việc không tuân thủ các quy định kỹ thuật như khảo sát không đầy đủ, đánh giá
thiếu chính xác về điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn, thi công sai
với thiết kế, thi công không đúng kỹ thuật, không quan trắc công trình trong thi
công cũng như khi đưa vào sử dụng,… Ngoài những sự cố xảy ra thì vẫn còn
nhiều tồn tại trong suốt các giai đoạn từ khâu chuẩn bị thi công, thực hiện thi
công và cả khi đưa công trình vào khai thác sử dụng đã được đưa ra phân tích rõ
ràng từ đó rút ra những bài học bổ ích phục vụ cho công tác thi công tầng hầm
nhà nhiều tầng trong thời gian tới.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
+ Nghiên cứu tổng quan về thi công tầng hầm nhà nhiều tầng trên thế giới,
cũng như tại Việt Nam. Phân tích nguyên nhân một số sự cố xảy ra trong thi
công tầng hầm nhà nhiều tầng tại Vĩnh Long. Nghiên cứu cơ sở khoa học và cơ
sở pháp lý phục vụ công tác thiết kế và thi công tầng hầm nhà nhiều tầng.
Trang: 22


+ Qua các phân tích về sự cố và những mặt tồn tại trong thi công tầng hầm
nhà nhiều tầng có thể tìm ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Bài học về công tác quản lý: Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trong việc

đấu thầu hoặc chỉ định thầu để lựa chọn được các đơn vị tư vấn thực hiện khảo
sát, thiết kế và thi công có đủ năng lực về nhân sự, về trang thiết bị, trình độ và
kinh nghiệm, về thành tích tốt trong quá khứ để đảm bảo chất lượng công trình,
tránh rủi ro đáng tiết có thể xảy ra.
- Bài học về mặt kỹ thuật:
* Chú trọng, nâng cao chất lượng công tác khảo sát địa chất công trình, địa
chất thủy văn nhằm đảm bảo có đầy đủ số liệu tin cậy về cấu tạo địa tầng, các
chỉ tiêu cơ lý của đất.
* Điều tra, khảo sát các công trình hiện hữu, các công trình hạ tầng lân cận
công trình thi công hố đào.
* Cần thiết phải tiến hành quan trắc thường xuyên chuyển vị của tường, hệ
thanh chống, nền đất xung quanh và cả các công trình lân cận nhằm có biện
pháp gia cố và xử lý kịp thời.
* Thiết kế biện pháp kỹ thuật thi công tầng hầm cần được thực hiện bởi các
cán bộ có đủ trình độ và kinh nghiệm. Biện pháp kỹ thuật thi công phải được
thẩm tra bởi cơ quan chuyên môn có đủ năng lực và kinh nghiệm trước khi phê
duyệt.
* Trong quá trình triển khai thi công tại công trường phải có sự giám sát
chặt chẽ của đơn vị tư vấn giám sát, phải tuân theo biện pháp kỹ thuật thi công
đã được duyệt.
- Bài học về xử lý sự cố: Phân tích rõ các nguyên nhân bản chất của sự cố
từ đó lập phương án khắc phục, xử lý nhằm đảm bảo chất lượng công trình
mang lại hiệu quả kinh tế.
2. Kiến nghị
+ Nhà nước cần sớm ban hành bộ tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm
thu tầng hầm nhà nhiều tầng làm cơ sở cho công tác tư vấn, thiết kế, thẩm định
và quản lý trong quá trình thi công trên công trường.
+ Công tác thẩm định thiết kế, thẩm định biện pháp thi công tầng hầm nhà
nhiều tầng phải được thực hiện bởi một đơn vị tư vấn độc lập đủ trình độ và kinh
nghiệm nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn cho chính công trình thi công và cho

các công trình lân cận.
+ Cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về biện pháp kỹ thuật thi công công
trình có nhiều tầng hầm trong điều kiện mực nước ngầm cao và đất nền yếu tại
tỉnh Vĩnh Long và các tỉnh khu vực Nam Bộ.
C. CÁCH VIẾT LUẬN VĂN THEO TR

Trang: 23


LỜI CẢM ƠN
Đề cương nghiên cứu Luận văn “Thực trạng và bài học kinh nghiệm về thi
công tầng hầm nhà nhiều tầng ở tỉnh Vĩnh Long” được hoàn thành tại Khoa xây
dựng dân dung & công nghiệp, trường đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng
dưới sự hướng dẫn của Thầy PGS.TS TRƯƠNG HOÀI CHÍNH.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS TRƯƠNG HOÀI
CHÍNH, cùng toàn thể các thầy, cô giáo trường đại học Bách Khoa – Đại học Đà
Nẵng cũng như các thầy, cô giáo trung tâm đào tạo liên kết - trường đại học Trà
Vinh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và cung cấp những thông tin cần thiết để
tác giả hoàn thành đề cương nghiên cứu luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà trường, ban
lãnh đạo và các thầy cô Khoa xây dựng – Trường Đại học Xây dựng Miền Tây
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về thời gian để tác giả hoàn thành nội dung
nghiên cứu.
Tác giả cũng xin chân thành biết ơn gia đình đã luôn nhắc nhỡ, động viên,
hỗ trợ tinh thần và vật chất trong việc thực hiện đề cương nghiên cứu luận văn.

Trang: 24


Vì thời gian thực hiện đề cương nghiên cứu luận văn có hạn, mặt khác do

trình độ của người nghiên cứu còn nhiều hạn chế nhất định, nên đề cương
nghiêng cứu luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận
được những ý kiến nhận xét và đóng góp quý báu để nội dung đề tài nghiên cứu
được hoàn thiện hơn.
TÁC GIẢ ĐỀ CƯƠNG

Trương Văn Bằng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề cương nghiên cứu Luận văn thạc sĩ này là công trình
nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu
của đề cương nghiên cứu Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ ĐỀ CƯƠNG

Trương Văn Bằng

Trang: 25


×