Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

nội dung ôn tập tham vấn tâm lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.67 KB, 11 trang )

1. Tham vấn là gì? Hãy nêu và phân tích các nhiệm vụ của tham vấn?
Tham vấn là một quá trình tương tác giữa nhà tham vấn (người có chuyên môn và kỹ
năng tham vấn, có các phẩm chất đạo đức của nghề tham vấn và được pháp luật thừa
nhận) với thân chủ (còn gọi là khách hàng - người đang có vấn đề khó khăn về tâm lý
muốn được giúp đỡ). Thông qua các kỹ năng trao đổi và chia sẻ tâm tình, thân chủ hiểu
và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm lấy tiềm năng bản thân để giải quyết vấn đề của
chính mình.

** Nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học tham vấn:
*Nhiệm vụ chung: Xác định vấn đề và nguyên nhân gây ra
Chẩn đoán, đánh giá, phân loại vấn đề.

* Nhiệm vụ cụ thể:
a) Thư giãn cảm xúc của thân chủ:
Khi thân chủ bị căng thẳng bởi nan đề, NTV làm thư giãn cảm xúc của TC bằng cách
lắng nghe tích cực, có sự ủng hộ vả chấp nhận thái độ của TC, hỗ trợ và giúp đỡ để làm
yên lòng TC, để họ được giải tỏa cảm xúc. Khi cần thiết NTV giúp đỡ qua việc hướng
dẫn TC tìm đến các dịch vụ hỗ trợ về luật pháp, chính sách xã hội, y tế, giáo dục, hoặc
cung cấp thông tin liên quan đến sự hưởng lợi của TC trong phạm vi giúp đỡ của NTV.

b) Giúp thân chủ nhận diện được vấn đề:
Cải thiện những suy nghĩ tiêu cực, không hợp lí thông qua việc trò chuyện với TC và
những người có liên quan (nếu cần). NTV thu thập thông tin, sàng lọc các nguyện vọng,
nhu cầu của TC; cung cấp thông tin đê giảm thiểu những quan niệm lệch lạc, những suy
nghĩ không đúng; giúp TC xác định vấn đề quan trọng, phân mảng và hoạch định vấn đề;
chịu trách nhiệm trước vấn đề của mình và nhận biết tiềm năng cũng như hạn chế của
mình.

c) Giúp thân chủ đưa ra các quyết định ưu tiên:
Trước một nan đề, TC có thể khó xác đinh việc lựa chọn các giải pháp. Vì vậy, NTV có
thể cùng TC phân tích những khó khăn, tìm ra các giải pháp hành động và các giải pháp


thay thế;mục đích cuối cùng là tìm ra được các giải pháp hiệu quả.

d) Nhà tham vấn hướng dẫn thân chủ đưa ra các quyết định hành động cụ thể và
biết cách quản lí vấn đề.
e) Giúp thân chủ có kế hoạch thay đối hành vi:
Khi các giải pháp đã được lựa chọn, NTV khuyến khích họ thực hiện các kế hoạch họ đề
ra. Giúp họ đánh giá được những thay đổi trong nhận thức, hành vi và trang bị cho họ các
kỹ năng sống phù hợp để có thể thích nghi với hành vi hay điều kiện mới.


2. Phân biệt giữa tham vấn với tư vấn? Trình bày mối quan hệ giữa tham
vấn với CTXH
THAM VẤN
-Là cuộc nói chuyện giữa 1 NTV với
một hay nhiều người cần hỗ trợ.
-Thân chủ làm chủ cuộc nc
Giúp TC tự giải quyết vấn đề và nâng
cao khả năng tự giải quyết vấn đề.
Mối quan hệ giữa NTV với TC quyết
định kết quả cuộc nói chuyện.

TƯ VẤN
-Là cuộc nói chuyện giữa 1 chuyên gia
với người cần lời khuyên về một vấn
đề thuộc một lĩnh vực nào đó.
-Nhà chuyên gia làm chủ cuộc nc
Đưa ra lời khuyên để giải quyết vấn đề
ở hiện tại.
Kiến thức, sự hiểu biết của nhà tư vấn
quyết định kết quả của cuộc nói

chuyện.

** MQH Tham vấn với CTXH
Đây là 2 lĩnh vực khoa học biệt lập nhưng rất gần gũi nhau, có những nguyên tắc và giá
trị giống nhau, hoạt động bổ sung cho nhau. Công việc của họ gặp nhau ở điểm tiếp xúc
trực tiếp với đối tượng được giúp đỡ, nhưng công việc của NTV thu hẹp vào mối quan hệ
mặt đối mặt với thân chủ và đi vào chiều sâu tâm lý, còn NVCTXH thì ngoài việc tiếp
xúc với TC qua đối thoại còn tác động vào môi trường xung quanh họ để giúp họ giải
quyết vấn đề.
Cả 2 ngành nghề có 1 số nguyên tắc hoạt động chung như tôn trọng thân chủ vô điều
kiện, chấp nhận thân chủ, lắng nghe và bảo vệ sự riêng tư của thân chủ. Cả 2 đều không
làm thay thân chủ mà giúp họ tự quyết định bằng sức mạnh nội lực.

3. Hãy liệt kê các lý thuyết trong tham vấn và trình bày bản chất ứng dụng
của lý thuyết thân chủ trọng tâm?
* Các lý thuyết trong tham vấn

+ Lý thuyết thân chủ trọng tâm

+ Lý thuyết hiện sinh

+ Lý thuyết Gestal

+Lý thuyết phân tâm

+ Lý thuyết hành vi

+Lý thuyết nhận thức

*Bản chất, ứng dụng của thuyết thân chủ trọng tâm

Bản chất: Đặt thân chủ vào trung tâm của sự giúp đỡ.
Rogers cho rằng: Mỗi người đều có thể định hướng được cuộc sống của chính mình. Các
thân chủ đều có khả năng giải quyết những vấn đề phức tạp trong cuộc sống một cách
hiệu quả mà không cần đến sự diễn dịch và định hướng từ các chuyên gia trị liệu.
Ứng dụng:


- Khuyến khích thân chủ tự hiện thực hoá những tiềm năng của bản thân, để phát triển
tâm lý lành mạnh ở thân chủ;
- Tạo ra một môi trường thuận lợi để giúp thân chủ cởi bỏ những "rào cản tâm lý" và
giúp thân chủ làm sáng tỏ, hiểu rõ bản thân và chấp nhận tình cảm riêng của mình;
- NTV giữ thái độ tích cực trong suốt quá trình tham vấn (thấu hiểu, cảm thông trọn vẹn
với TC)

4. Hãy liệt kê các lý thuyết trong tham vấn và trình bày bản chất ứng dụng
của lý thuyết nhận thức?
* Bản chất, ứng dụng của thuyết nhận thức
Bản chất: Những vấn đề (rối nhiễu xúc cảm) của thân chủ là do nhận thức sai lệch,
không phù hợp gây ra.Và nhấn mạnh việc thay đổi về nhận thức của cá nhân sẽ dẫn đến
thay đổi về hành vi.
Ứng dung: Để giúp khách hàng loại bỏ cách nhìn tiêu cực về cuộc sống và xây dựng một
triết lý sống tích cực và có lý trí hơn, NTV khuyến khích sự tham gia và cộng tác tích cực
của khách hàng trong suốt quá trình tham vấn. NTV không đổ lỗi hay kết tội khách hàng,
mà phải hướng dẫn cho họ làm cách nào để tránh việc kết tội bản thân. Khi khách hàng
bắt đầu hiểu được vì sao họ luôn gặp phải những khó khăn trong cuộc sống, khi đó sẽ
hướng họ thay đổi hành vi một cách tích cực để xoá bỏ cảm xúc hoặc/và hành vi tiêu cực
và chuyển nó thành hành vi mang tính lý trí.

5. Hãy liệt kê các lý thuyết trong tham vấn và trình bày bản chất ứng dụng
của lý thuyết hành vi?

Bản chất ứng dụng của lý thuyết hành vi
Bản chất: : Những vấn đề (rối nhiễu xúc cảm) của thân chủ là do hành vi sai lệch, không
phù hợp gây ra. Thuyết tập trung chú ý tới việc thay đổi hành vi hiện tại không thích ứng
trong thân chủ và giúp thân chủ học được những khuôn mẫu hành vi có hiệu quả hơn.
Ứng dụng: Nhà tham vấn trợ giúp thân chủ xác định tính thường trực, kéo dài, mạnh mẽ
của hành vi cần được thay đổi.
Sử dụng mô hình ABC (Antecedent - tác nhân kích thích, hay tiền đề; Behaviors - hành
vi và Consequesces - Hậu quả, kết quả) để mô tả quá trình diễn ra liên tiếp của những sự
kiện, hiện tượng, những tác động cụ thể dẫn đến hành vi xã hội và hiệu quả sau khi hành
vi được bộc lộ: Tiền đề, tác nhân kích thích ban đầu (A) là những sự kiện xảy ra hoặc có
mặt trước vi hành vi (B) diễn ra, chúng tạo ra những điều kiện cần và đủ cho hành vi xảy
ra. Hậu quả là những sự kiện xảy ra, là kết quả của một việc thực hiện hành vi (C). Hậu
quả có thể xảy ra có ảnh hưởng đến khả năng xuất hiện lại những hành vi này trong
tương lai.


6. Để trở thành nhà tham vấn tâm lý cần đến những điều kiện gì? Nêu cụ thể
các điều kiện đó.
Điều kiện trở thành nhà tham vấn
- Là con người cân bằng
Về thể chất: Cơ thể khoẻ mạnh, sự đề kháng tốt và có sức chịu đựng.
Về nhân cách: Lạc quan,yêu cuộc sống, luôn có tâm trạng vui vẻ, hồn nhiên.Chín chắn,
tự chủ trước các cảm xúc.Biết chấp nhận những trách nhiệm, không từ chối trước những
nguy nan.Giữ được thái độ phê phán trước những phản ứng của mình và có khả năng chế
giễu chúng nếu gặp dịp.
Về xã hội: Luôn cảm thấy dễ chịu khi đối mặt với những người khác và cảm giác được
sự thừa nhận của người khác đối với mình. Những phản ứng của họ ít khi có sự tính toán
và sự tự nhiên này giúp họ dễ dàng giao tiếp với những người xung quanh.
Tình dục: Có thể thiết lập một cách hài lòng mối quan hệ thân tình với những người
khác, quan tâm không thái quá đến việc thoả mãn những nhu cầu của mình và chú ý tới

những nhu cầu của đối tác.
Trí tuệ: Suy nghĩ và hành động một cách hữu hiệu; Biết những khả năng của mình và
biết rèn luyện đế đạt được mục đích đã định trong một thời gian hợp lí; Có óc tưởng
tượng và thích sáng tạo
Cảm xúc ổn định, biết yêu mén bản thân và trân trọng người khác.
Đạo đức: Tin vào sự lý giải của mình, dựa trên những cứ liệu khách quan hơn là dựa vào
những đánh giá bên ngoài. Hành vi luôn tuân theo những chuẩn mực xã hội một cách tự
nguyện với một ý chí vững mạnh. Họ luôn sẵn sàng thừa nhận những sai lầm của mình.

-

Là người được đào tạo chuyên môn
Có phẩm chất, nhân cách nghề (trung thực, thấu hiểu và chấp nhận thân chủ)
Có hệ thống kiến thức cơ bản về con người
Có kĩ năng, phương pháp giúp đỡ người khác.

7. Hãy trình bày về kỹ năng thấu cảm và lấy ví dụ minh họa
Thấu cảm là khả năng hiểu biết bằng cảm xúc, hiểu biết chính xác thế giới cảm xúc của
thân chủ. Để sử dụng được kỹ năng này nhà tham vấn phải đặt mình vào vị trí của thân
chủ để hiểu thân chủ nhận thức thế nào? Cảm nhận sự việc ra sao? Bên cạnh đó phối hợp
nhiều kỹ năng để đưa ra câu trả lời thấu hiểu đúng nhất.

Các mức độ thấu cảm
Mức 1 Không thấu cảm ( quy trách nhiệm, đổ lỗi, tổn thương)
Mức 2 Ít thấu cảm. (cho lời khuyên trấn an: anh (chị) nên, cần, phải..)
Mức 3 Thấu cảm ( ai trong trường hợp này….;tôi hiểu…...;dường như)
Mức 4 Thấu cảm cao ( Chỉ có những người biết…)


Ví dụ: Một TC đến với NTV, thân chủ có thái độ và hành vi của 1 người hối lỗi vô

cùng. Lúc này nhà tham vấn có sự thấu cả, hiểu đc vấn đề thân chủ gặp phải và đưa ra
câu nói thấu cảm hoặc thấu cảm cao như : anh chị đã cho rằng bản thân đã làm điều
không hay và bây giờ bản thân thấy ân hận và có lỗi, ai trong trường hợp này cũng có
cảm xúc như anh chị.
8. Hãy trình bày về kỹ năng lắng nghe và lấy ví dụ minh họa
Trong tham vấn nghe không phải là 1 hoạt động chỉ dùng có tai, mà phải sử dụng tất cả
giác quan. Lắng nghe có nghĩa là ngừng nói, ngừng suy nghĩ. Lắng nghe là đi vào nội
tâm của TC, hiểu họ trong khung cảnh, quan điểm của họ. Lắng nghe cũng là sự tập trung
chú ý vào TC, ko để bị chi phối bởi những điều xung quanh và trong chính lòng mình. Kỹ
năng lắng nghe thể hiện ở chỗ NTV phải biết điều chỉnh mình, dừng nói, dừng suy nghĩ,
tập trung vào những từ ngữ mà TC nói ra mà không xem xét các mối quan hệ khác.
*Nguyên tắc khi nghe
- Đừng ngắt lời người nói
- Đừng nghĩ đến câu trả lời trong khi người nói đang còn nói
- Nên hỏi để làm sáng tỏ
- Đừng cho là bạn đã biết những gì người nói sắp nói ra
Vd: TC đến gặp NTV khi TC gặp vấn đề áp lực cho việc thi đại học, ba mẹ cứ nói
rằng phải đậu cho được đại học, vì vậy càng thấy áp lực cao hơn nữa. TC tìm đến và
muốn bày tỏ về cảm xúc của mình nói rằng cảm thấy buồn và chán nản. Lúc này NTV cố
gắng lắng nghe và chấp nhận TC, không vội vàng phán xét hay đưa ra lời khuyên mà thay
vào đó nhìn vào TC và thể hiện biểu cảm phi ngôn ngữ như gật đầu, vỗ nhẹ vai để TC
hiểu NTV đang lắng nghe và hiểu vấn đề của họ, tạo điều kiện họ tiếp tục nói vấn đề của
mình để giải tỏa cảm xúc tốt nhất.
9. Hãy trình bày về kỹ năng đặt câu hỏi và lấy ví dụ minh họa
Đây là kỹ năng rất quan trọng, câu hỏi nhà tham vấn đặt ra sẽ làm cho thân chủ
cảm nhận được suy nghĩ, cảm xúc của nhà tham vấn với mình từ đó họ có thể phòng vệ
hay chia sẻ.
Khi vận dụng kĩ năng đặt câu hỏi nhà tham vấn cần lưu ý :
- Câu hỏi phải đơn giản, dễ hiểu, liên quan đến vấn đề của thân chủ và mục đích giúp đỡ.
- Sử dụng câu hỏi “mở” là chủ yếu (chị nghĩ ntn về công việc của chị?; đi lễ chùa có ý

nghĩa như thế nào với chị?) hạn chế dùng câu hỏi “đóng” ( chị có công việc ổn định ko?;
chị có có hay đi lễ chùa không?..)
- Không nên đặt câu hỏi dồn dập - Không nên đặt câu hỏi chung chung.
- Không nên đặt câu hỏi quá xa vấn đề của thân chủ.
- Không nên hỏi đi hỏi lại về một vấn đề.


Ví dụ: Thân chủ là 1 nam sinh chuyên gây sự đánh bạn trong trường. NTV có thể đặt câu
hỏi như: Điều gì khiến em có những hành vi như vậy?Từ khi nào mà em có hành vi đánh
bạn như vậy? Em cảm thấy ntn sau khi có hành vi như vậy?
10. Hãy trình bày về kỹ năng phá vỡ sự im lặng, lấy ví dụ minh họa

- Cho phép thân chủ duy trì sự im lặng trong 30s
- Gọi tên cảm xúc mà họ đang trải nghiệm
- Bày tỏ cảm thông với sự im lặng của họ. Việc chấp nhận thân chủ im lặng cho
thấy nhà tham vấn không tò mò chuyện của họ

- Khuyến khích họ nói ra vấn đề của họ bằng cách nói cho thân chủ hiểu không vui
trong lòng sẽ không tốt vì họ phải chịu đựng 1 mình và vấn đề không tự mất đi.

- Cho họ thấy mình muốn giúp họ- khi nào họ muốn.
- Nói về sự bảo mật thông tin của họ.
Ví dụ: TC của chúng ta gặp chuyện không vui, khi gặp ta thì khóc và im lặng không nói
gì cả. Lúc này ta nên để thân chủ im lặng 1 khoảng tgian ngắn và sau đó ta nhận biết đc
rằng thân chủ đang gặp chuyện buồn chẳng hạn. thì ta nên cảm thông và có thể nói rằng :
Đôi khi những chuyện buồn ta chỉ muốn giữ trong lòng, cảm thấy yên tâm. nhưng khi giữ
trong lòng chỉ có mình chịu đựng và nỗi buồn vẫn hành hạ ta. Tôi hi vọng có thể giúp đc
cho anh chị vơi đi nỗi buồn. những điều anh chị chia sẻ sẽ là bí mật giữa 2 ta.
11. Hãy trình bày về kỹ năng tạo niềm tin ban đầu cho thân chủ, lấy ví dụ minh họa
- Tạo bầu không khí thân thiện vừa phải (có thể dành vài phút đầu bằng chuyện thời sự,

các biến cố thời tiết hoặc lễ hội, thể thao... Thời gian khoảng 5 - 7 phút).
- Nhà tham vấn không làm thân chủ khó chịu, không đi sâu vào chuyện riêng tư quá sớm
làm thân chủ ngại ngùng, mà có thể đi ngay vào mục đích thân chủ tìm đến tham vấn.
- Cần thiết lập bầu không khí tin tưởng bằng cách tạo thoải mái cho thân chủ, hoan
nghênh thân chủ đến; giới thiệu bản thân
Ví dụ:
- Chào chị, mời chị ngồi (có chỗ ngồi, mời nước).
- Tôi có thể giúp gì cho chị (hoặc chị có điều gì cần chúng tôi
giúp)?
- Cảm ơn chị đã đến dịch vụ trợ giúp của chúng tôi...

- Tên tôi là …, tốt nghiệp (học) về…, tôi thường tham vấn
- Nhà tham vấn sử dụng nhiều hơn kỹ năng lắng nghe tích cực và kỹ năng thấu cảm. Nhà
tham vấn cần lưu ý một cách chăm chú, cẩn thận khi thân chủ nói về những khía cạnh
xúc cảm, tinh cảm; giữ bình tĩnh, kiên trì khi thân chủ không hợp tác; theo dõi thân chủ
qua giọng nói, biểu hiện nét mặt, điệu bộ, cách ngồi, cách dùng từ. Việc trò chuyện
những vấn đề chung để tìm sự thoải mái, tin tưởng không nằm ngoài mục tiêu tham vấn:
Thân chủ có vấn đề gì? Cần giúp gì?


- Giai đoạn thiết lập sự tin tưởng lẫn nhau không có nghĩa chi gói gọn trong một, hai buổi
đầu tiên, mà có thề mất một sô buổi. Vì vậy nhà tham vấn cần nắm bắt và hình dung được
vấn đề của thân chủ.
12. Hãy trình bày về kỹ năng phản hồi và lấy ví dụ minh họa
Phản hồi là nói lại bằng từ ngữ của mình hoặc nhắc lại lời của TC 1 cách cô đọng hay
làm sáng tỏ điều TC cảm thấy và đạt đc sự tán thành của TC.
Phản hồi giúp TC cảm thấy có người đang lắng nghe và hiểu điều mình nói, làm cho TC
được khích lệ, giúp TC ý thức đc điều họ vừa nói và ý thức đc điều họ vừa nói.
Ví dụ: Trong cuộc trò chuyện với TC, NTV giúp TC biết đc cảm xúc họ mới vừa bộc lộ
bằng cách nói: Có vẻ nhu anh cảm thấy ko hài long? Hình như anh đang cảm thấy mất

bình tĩnh..
13. Thế nào là nan đề của thân chủ? Nêu những nan đề thường gặp phải của thân
chủ?
Nan đề của thân chủ được hiểu là vấn đề nan giải của người có nhu cầu cần được giúp
đỡ bởi nhà tham vấn. Trong tham vấn, khi nói đến “nan đề” người ta liên tưởng đến
những khó khăn tâm lý. Từ thông dụng nhất có thể gọi là “vấn đề của thân chủ”.
Những nan đề thường gặp của thân chủ

1 Cá nhân luôn không hài lòng và thấy khó chịu vì một mối quan hệ nào đó.
2 Cá nhân thường gây bất bình với những người xung quanh.
3 Cá nhân thấy buồn chán, lo âu, căng thẳng, đau khổ, sợ hãi, những điều này lặp đi,
lặp lại và ảnh hưởng đến hoạt động của thân chủ.

4 Nhận thức phi lý của cá nhân thể hiện ở hành động mà người khác cho là không
bình thường.

5 Cá nhân không thích nghi hoặc khó thích nghi, luôn hành động ảnh hưởng đến
mục tiêu hoặc những hoạt động bình thường của cá nhân và những người xung
quanh.
Thực tế tham vấn cho thấy những nan đề phổ biến có thể cần được trợ giúp thường là lo
âu, chán nản, sự tự ti, nỗi sợ hãi, sự phòng vệ thái quá hay sự mặc cảm bản thân.
14. Thế nào là cơ chế phòng vệ? Hãy liệt kê các cơ chế phòng vệ và lấy ví dụ minh
họa và nếu tính ứng dụng vào tham vấn
Các cơ chế phòng vệ là những kiểu ứng xử mà cá nhân không ý thức được nhằm
bảo vệ cá nhân thoát khỏi sự lo sợ, căng thẳng
Các cơ chế phòng vệ

o Cơ chế dồn nén-kiềm chế… vd khi thân chủ nói “tôi không biết” hay ‘tôi không
nhớ” có thể lúc đó thân chủ cố tình dồn nén cảm xúc của mình để không nói ra vì
nếu nói ra họ buồn hơn vì làm họ nhớ lại chuyện buồn.



o Cơ chế phóng chiếu…vd khi làm bài không đc liền đổ lỗi cho người bạn cùng
phòng quá ồn ào làm bản thân không học bài được nên k làm đc bài.

o Cơ chế né tránh, phủ định hoặc cự tuyệt…vd khi thân chủ gặp vấn đề nhưng nhà
tham vấn đề cập đến vấn đề đó thì thân chủ lại né tránh k nói cho nhà tham vấn
biết vì ngại.

o Cơ chế bù trừ…vd một học sinh học k giỏi nhưng lại có giọng hát hay để bù lại
cái học k giỏi của mình

o Cơ chế hợp lí hóa…vd gặp 1 người khó khăn hoạn nạn trên đường cần đc giúp đỡ
ngay nhưng ng kia lại k giúp, khi đc hỏi lí do thì ng kia bảo vì tôi ghét họ.

o Cơ chế di chuyển…vd khi bực mình chuyện gì đó thì nổi cáu với người khác trong
khi ng đó k làm gì có lỗi cả

o Cơ chế thoái lùi…vd khi ngượng ngùng về điều gì đó ta hay gãi đầu cắn móng tay
chẳng hạn.

o Cơ chế thăng hoa…vd cặp vợ chồng dạy con cái nhưng đứa con hư hỏng quá họ
đành thăng hoa vào việc đi từ thiện.

o Cơ chế huyễn tưởng mơ mộng…vd đến hạn nộp học phí nhưng chưa có tiền nộp
liền tưởng tượng ra đường nhặt được tiền để nộp học phí.

o Cơ chế đồng nhất hóa…vd mình thích nét chữ của 1 người và quyết tâm tập cho
đc để giống nét chữ ấy.


o Cơ chế hình thành phản ứng ngược…vd trong lòng sở dĩ có tình cảm thích ng ta
nhưng bề ngoài lại tỏ ra thờ ơ, k quan tâm.
15. Hãy liệt kê các hình thức tham vấn chủ yếu, lựa chọn một hình thức để phân tích
và chỉ ra điểm ưu thế và điểm hạn chế
Các hình thức tham vấn chủ yếu

1. Tham vấn trực tiếp: TV cá nhân, TV nhóm, TV gia đình
2. Tham vấn gián tiếp:Tham vấn qua thư báo, in; Tham vấn qua đài; Tham vấn qua
điện thoại ; Tham vấn qua mạng
Tham vấn qua mạng
Tham vấn qua mạng (online counseling) là một hình thức tham vấn gián tiếp; là việc thực
hành nghề tham vấn, cung cấp thông tin được diễn ra thông qua mạng internet giữa nhà
tham vấn và thân chủ ở hai nơi khác nhau. Thân chủ tự xác định địa điểm và thời gian
bộc lộ vấn đề của họ.
Ưu điểm
- Có cơ hội đề bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc và giải tỏa những vấn đề tâm lý khi chúng
đang lên cao trào;


- Có thể chủ động được thời gian, thực hiện vào bất cứ lúc nào, như vào buổi đêm khi
bọn trẻ đã đi ngủ và khi vợ/chồng không ở bên cạnh.
- Thư có thể viết tiếp tục sau khi đã ngừng nhiều ngày, tuần hay tháng;
- Giảm những cảm xúc bị kìm nén bằng cách viết ra trên giấy những suy nghĩ, ý tưởng,
cảm xúc và những mối quan tâm;
- Biết rằng nhà tham vấn sẽ trả lời có thể giúp cho quá trình tiến triển của thân chủ và
được bí mật.
Hạn chế
- Thông tin có khả năng bị sự rò rỉ, phát tán một cách không chủ đinh.
- Các nhà tham vấn mạng có thể không có nhạy cảm về văn hóa của khách hàng (Fnme, 1
997).

- Hình thức tham vấn trực tuyến cần rất nhiều thời gian để có thể hiểu được vấn đề thực
sự của khách hàng.
- Nhà tham vấn không kiểm soát được trạng thái tâm lý của người được giúp đỡ
- họ đang cảm thấy gì đang còn muốn viết tiếp hay đã dừng lại rồi.
- Tính bảo mật của internet. Những người sử dụng dịch vụ tham vấn qua mạng cũng cần
được cánh bảo về nguy cơ bị đánh cắp thông tin bởi các hacker cho dù đã được bảo mật.
16. Hãy phân tích tiến trình tham vấn (theo tiếp cận từ góc độ nhà tham vấn)? Lấy
ví dụ minh họa
Giai đoạn l: Xây dựng quan hệ và sự tin tưởng giữa nhà tham vấn và thân chủ
- Tạo bầu không khí thân thiện vừa phải (có thể dành vài phút đầu bằng chuyện thời sự,
các biến cố thời tiết hoặc lễ hội, thể thao... Thời gian khoảng 5 - 7 phút).
- Nhà tham vấn không làm thân chủ khó chịu, không đi sâu vào chuyện riêng tư quá sớm
làm thân chủ ngại ngùng, mà có thể đi ngay vào mục đích thân chủ tìm đến tham vấn.
- Cần thiết lập bầu không khí tin tưởng bằng cách tạo thoải mái cho thân chủ, hoan
nghênh thân chủ đến; giới thiệu bản thân.
-Làm rõ tính chất và hoạt động trợ giúp tâm lý cho thân chủ hiểu.
- Nói về 1 số nguyên tắc tham vấn (ngtac giữ bí mật, ngtac thân chủ tự quyết định và chịu
trách nhiệm về hành vi của mình)
- Xác định rõ mục tiêu tham vấn.
Sử dụng: kĩ năng lắng nghe tích cực; kĩ năng thấu cảm và kĩ năng xử lí tình huống im
lặng.
Giai đoạn 2: Thu thập thông tin và xác định vấn đề
NTV sử dụng các kĩ năng: đặt câu hỏi, KN phân tích mối quan hệ giữa nhận thức-cảm
xúc-hành vi để thu thập thông tin, khám phá vấn đề của TC.


 Vấn đề hiện tại của TC là gì?
 Lịch sử của vấn đề: vấn đề xuất hiện như thế nào? Tồn tại bao lâu? Ai liên quan
đến vấn đề? Liên quan ntn? Mức độ nghiêm trọng ntn?


 Vấn đề đã giải quyết ntn? Vấn đề muốn giải quyết trc mắt là gì?
 TC cảm thấy ntn?.....
Ví dụ: các câu hỏi thu thập thông tin thường gặp:

 Chị có điều gì muốn chia sẻ vs tôi?
 Chị muốn bắt đầu từ đâu?
 Bây giờ chị đang cảm thấy ntn?
 Chị muốn sự việc này diễn ra ntn?
 Khi nghĩ về chuyện….chị liên tưởng đến điều gì?
 Bây giờ chị mong muốn điều gì nhất?
 Chị nghĩ xem có cách nào giải quyết tốt hơn?
Giai đoạn 3: Lựa chon giải pháp và xây dựng kế hoạch thực hiện:

i.
ii.

Liệt kê những vấn đề của TC:…..
Liệt kê các giải pháp cần thực hiện:…

iii.

Phân tích thuận lợi, bất lợi trong mỗi giải pháp:…

iv.

Xây dựng kế hoạch hành động

Giai đoạn 4: Triển khai thực hiện,giải quyết vấn đề

- TC phải hành động để thay đổi thực trạng

- TC phải hiểu rõ trách nhiệm của mình là tích cực tham gia giải quyết vấn đề của
bản thân

- Trong trường hợp TC có khả năng thực hiện nhiệm vụ thì NTV có thể làm mẫu.
Sử dung: kĩ năng đương đầu và kĩ năng diễn giải.
Giai đoạn 5: Lượng giá, kết thúc và theo dõi sau kết thúc:

- Lượng giá thường xuyên: giúp xđ kết quả đạt đc sau mỗi giai đoạn, định hướng
TC đi vào đúng vấn đề, ko lan man.

- Lượng giá kết thúc: TC đã đạt đc gì? Nguồn lực nào giúp TC đạt đc như vậy?
- Thời điểm kết thúc quá trình tham vấn: là khi TC hoàn toàn kiểm soát đc hành
động của bản thân.




×