Tải bản đầy đủ (.doc) (146 trang)

Nghiên cứu đa dạng cây thuốc ở làng khua sung, huyện nặm thà, tỉnh luông nặm thà, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 146 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Bounnam XANGYAORN

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CÂY THUỐC LÀNG KHUA SUNG,
HUYỆN NẶM THÀ, TỈNH LUÔNG NẶM THÀ,
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Bounnam XANGYAORN

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CÂY THUỐC LÀNG KHUA SUNG,
HUYỆN NẶM THÀ, TỈNH LUÔNG NẶM THÀ,
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Ngành: Sinh thái học
Mã số: 8.42.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. SỸ DANH THƯỜNG

THÁI NGUYÊN - 2018



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Tác giả

Bounnam XANGYAORN

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành
Sinh thái học tại khoa Sinh học Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, tôi
đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp, bạn bè và gia
đình.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Sỹ Danh
Thường - người thầy đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo khoa Sinh học,
Phòng Đào tạo (bộ phận Sau Đại học) trường đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên
đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại
trường.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các Ông lang, Bà mế người dân tộc Khamu ở
khu vực nghiên cứu. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Sở Nông - Lâm
nghiệp của tỉnh Luông Nặm Thà đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian đi thu mẫu.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã luôn cổ vũ, động viên tôi trong suốt thời gian qua.

Trong quá trình thực hiện luận văn do còn nhiều hạn chế về mặt thời gian, kinh
phí cũng như trình độ chuyên môn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
nhận được những ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, cùng bạn bè,
đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày …. tháng 06 năm 2018

Tác giả luận văn

Bounnam XANGYAORN

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................ vi
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................. 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................ 3
1.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật và hệ thực vật .............................................. 3
1.1.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật................................................................... 3
1.1.2. Những nghiên cứu về hệ thực vật ....................................................................... 5
1.2. Những nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc trên thế giới, Việt Nam và
Lào................. 6

1.2.1. Những nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc trên thế giới .................................. 6
1.2.2. Những nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc ở Việt Nam và Lào....................... 9
1.3. Những nghiên cứu về các loài thực vật làm thuốc quý hiếm có nguy cơ
tuyệt chủng ...................................................................................................... 13
1.4. Những nghiên cứu về thảm thực vật, đa dạng thực vật và các loài thực vật làm
thuốc ở tỉnh Luông Nặm Thà và khu vực nghiên cứu ..................................... 14
Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .......................................................................................................... 15
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 15
2.2. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 15
2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................ 15
2.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 15
2.4.1. Phương pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn (OTC) ................................. 15
2.4.2. Phương pháp thu mẫu thực vật ......................................................................... 16
2.4.3. Phương pháp phân tích mẫu vật ....................................................................... 16

iii


2.4.4. Phương pháp điều tra trong nhân dân ............................................................... 17
2.4.5. Phương pháp nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn ............................................. 17
Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU .......................................................................................................... 20
3.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................................ 20
3.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................ 20
3.1.2. Địa hình............................................................................................................. 20
3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng......................................................................................... 21
3.1.4. Khí hậu, thủy văn.............................................................................................. 21
3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ...................................................................................... 22
3.2.1. Điều kiện kinh tế ............................................................................................... 22

3.2.2. Điều kiện xã hội ................................................................................................ 22
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................... 23
4.1. Đa dạng các bậc taxon thực vật làm thuốc ở KVNC ........................................... 23
4.1.1. Đa dạng ở mức độ ngành .................................................................................. 23
4.1.2. Đa dạng ở mức độ họ ........................................................................................ 26
4.1.3. Đa dạng ở mức độ chi ....................................................................................... 27
4.2. Đa dạng của các loài cây thuốc trong các kiểu thảm thực vật ............................. 29
4.2.1. Đa dạng của các loài cây thuốc trong thảm cỏ ................................................. 32
4.2.2. Đa dạng của các loài cây thuốc trong thảm cây bụi ......................................... 33
4.2.3. Đa dạng của các loài cây thuốc trong rừng thứ sinh......................................... 34
4.2.4. Đa dạng của các loài cây thuốc trong rừng nguyên sinh bị tác động ......................
35
4.3. Đa dạng thành phần dạng sống của các loài cây thuốc ....................................... 36
4.4. Đa dạng các bộ phận làm thuốc ........................................................................... 38
4.5.Tình hình sử dụng cây thuốc ở địa phương và một số bài thuốc thu thập được .......
41
4.6. Danh sách các loài cây thuốc quý hiếm ở khu vực nghiên cứu ........................... 44
4.7. Đặc điểm hình thái và hoạt tính kháng khuẩn của cây Thanh ngâm (Picria
fel-terrae)........................................................................................................... 45
4.7.1. Đặc điểm hình thái của cây Thanh ngâm (Picria fel-terrae)............................ 45
4.7.2. Hoạt tính kháng khuẩn của cây Thanh ngâm (Picria fel-terrae)...................... 46

iv


KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 52
1. Kết luận ................................................................................................................... 52
2. Kiến nghị................................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 54
PHỤ LỤC.......................................................................................................................


v


CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

B

Dạng thân bụi

DL

Dạng dây leo

DLĐVN

Danh lục đỏ Việt Nam

DMS

Dimethyl Sulfoxide

EN

Nguy cấp

G


Dạng thân gỗ

KVNC

Khu vực nghiên cứu

NXB

Nhà xuất bản

ODB

Ô dạng bản

OTC

Ô tiêu chuẩn

RNS

Rừng nguyên sinh bị tác động

RTS

Rừng thứ sinh

SĐVN

Sách đỏ Việt Nam


TC

Thảm cỏ

TCB

Thảm cây bụi

Th

Dạng thân thảo

UNESCO

Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp quốc

VU

Sẽ nguy cấp

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:

Thành phần môi trường LB trong 1 lít nước cất ................................... 18

Bảng 2.2:


Nồng độ hòa tan cao chiết với DMS..................................................... 18

Bảng 3.1
21

Danh sách các công ty cổ phần đang khai thác ở tỉnh Luông Nặm Thà...

Bảng 4.1.

Phân bố cây thuốc trong các bậc taxon ở KVNC ................................. 23

Bảng 4.2.
.. 24

Số lượng họ, chi, loài trong hai lớp của ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)

Bảng 4.3.

So sánh tỉ lệ các họ, chi, loài cây thuốc với các họ, chi, loài thực vật
ở khu vực nghiên cứu............................................................................ 25

Bảng 4.4.

Các họ cây thuốc đa dạng nhất trong khu vực nghiên cứu ................... 26

Bảng 4.5.

Các chi có từ 2 loài làm thuốc trở lên ở KVNC.................................... 27


Bảng 4.6.
.. 29

Sự phân bố các họ, chi, loài cây thuốc trong các kiểu thảm thực vật KVNC

Bảng 4.7.

Bảng so sánh sự phân bố các họ, chi, loài trong hệ thực vật và cây
thuốc trong các kiểu thảm thực vật tại KVNC...................................... 30

Bảng 4.8.

Các họ có từ 3 loài cây thuốc trở lên trong rừng nguyên sinh bị tác
động và rừng thứ sinh ........................................................................... 31

Bảng 4.9.

Các họ có từ 3 loài cây thuốc trở lên trong thảm cây bụi và thảm cỏ .. 31

Bảng 4.10.

Phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở thảm cỏ ...................................... 32

Bảng 4.11.

Phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở thảm cây bụi .............................. 33

Bảng 4.12.

Phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở rừng thứ sinh ............................. 34


Bảng 4.13.

Phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở rừng nguyên sinh bị tác động .... 35

Bảng 4.14.

Thành phần dạng sống thực vật làm thuốc ở KVNC ............................ 36

Bảng 4.15.

Các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc...................................... 38

Bảng 4.16.

Một số bài thuốc thu thập được ............................................................ 41

Bảng 4.17.

Những loài cây thuốc quý hiếm ở KVNC ............................................ 45

Bảng 4.18:

Kết quả đánh giá hoạt tính ức chế của 4 chủng vi sinh vật................... 46

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ bố trí OTC và ODB ở trạng thái thảm thực vật ............................... 16

Hình 4.1. Số lượng họ, chi, loài thực vật làm thuốc trong các bậc taxon ở KVNC
........ 23
Hình 4.2. Số lượng họ, chi, loài thực vật làm thuốc trong các kiểu thảm thực vật KVNC
.... 29
Hình 4.3. Phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở thảm cỏ .......................................... 33
Hình 4.4. Phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở thảm cây bụi .................................. 34
Hình 4.5. Phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở rừng thứ sinh.................................. 35
Hình 4.6. Phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở rừng nguyên sinh bị tác động ........ 36
Hình 4.7. Thành phần dạng sống thực vật làm thuốc ở KVNC ................................ 37
Hình 4.8: Vòng vô khuẩn của dịch chiết cây Thanh Ngâm với Serratia marcescens ....
49
Hình 4.9: Vòng vô khuẩn của dịch chiết cây Thanh Ngâm với Escherichia coli ..... 50
Hình 4.10: Vòng vô khuẩn của dịch chiết cây Thanh Ngâm với Staphyloccocus aureus
......... 50
Hình 4.11: Vòng vô khuẩn của dịch chiết cây Thanh Ngâm với Baccillus subtili ..... 51

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lào có một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, một tiềm năng lớn về tài
nguyên thực vật, trong đó có cây thuốc. Theo thống kê, Lào có diện tích rừng là
11.000.000 ha bằng 47% của diện tích nước.
Ngày nay, việc tìm kiếm các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để
làm thuốc là một xu thế được rất nhiều các nhà khoa học quan tâm. Lào là một trong
những quốc gia thuộc vùng nhiệt đới - nơi chứa đựng giá trị đa dạng sinh học cao
chưa được khám phá. Bên cạnh đó, cộng đồng các dân tộc ở nước Lào trên vùng núi
và nông thôn cũng có vốn tri thức bản địa sử dụng các loài thực vật làm thuốc.
Làng Khua Sung là một làng nằm ở huyện Nặm Thà, tỉnh Luông Nặm Thà có

tọa độ địa lý là: N20°48'11.84'' và E101°15'00.63''. Phía Bắc giáp núi Bản Hàng, phía
Nam giáp núi 1518, huyện Viêng Phu Khà, tỉnh Luông Nặm Thà, phía Đông giáp làng
Prang huyện Nặm Thà, tỉnh Luông Nặm Thà và phía Tây giáp làng Tha Sè, huyện
Nặm Thà, tỉnh Luông Nặm Thà. Làng Khua Sung cách trung tâm thành phố khoảng
30 km, Làng Khua Sung là một làng thuộc khu Bảo tồn thiên nhiên Quốc gia Nặm
Hà, làng nằm ở 2 bên của đường R3, gồm có 67 gia đình, dân số 301 người, nữ 149
người. Diện tích đất lâm nghiệp là 258 ha, rừng trồng 163 ha và rừng phòng hộ 343
ha. 100% dân cư của làng là người dân tộc Khamu. Người dân trong làng phần lớn
thường sử dụng những loài thực vật để làm thuốc bổ và chữa bệnh. Việc nghiên cứu
đa dạng hệ thực vật và nguồn tài nguyên cây thuốc ở nơi đây rất ít. Do đó, việc
nghiên cứu, điều tra số loài thực vật hiện có, thống kê số lượng các loài thực vật có
giá trị đặc biệt là các loài làm thuốc nhằm đề ra các biện pháp bảo tồn và giữ gìn bền
vững hệ thực vật nơi đây là rất cần thiết.
Với những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu đa dạng cây thuốc ở
làng Khua Sung, huyện Nặm Thà, tỉnh Luông Nặm Thà, Nước cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào”.

1


2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài cung cấp các dữ liệu khoa học về danh lục các loài thực vật
làm thuốc ở khu vực nghiên cứu. Ngoài ra, kết quả của đề tài còn là tài liệu tham khảo
cho công tác đào tạo sinh viên và học viên cao học chuyên ngành Sinh thái học.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, kết quả đề tài là cơ sở quan trọng cho công
tác quản lý, bảo tồn các loài thực vật làm thuốc có giá trị tại địa phương.



Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật và hệ thực vật
1.1.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật
Warming (1896) với quan điểm dựa vào điều kiện sinh thái đã phân chia
thảm thực vật thành các kiểu thảm thực vật thủy sinh, hạn sinh, ẩm sinh và trung
sinh. Sennhicov (1941, 1964) đưa ra quan điểm phân loại rừng theo nơi sống của
quần xã thực vật (Theo Hoàng Chung, 1980) [11].
Bead J. (1938) đưa ra hệ thống phân loại gồm 3 cấp. Ông cho rằng rừng nhiệt
đới có 5 loại quần hệ: Loại quần hệ rừng xanh mưa mùa; loại quần hệ khô thường
xanh; loại quần hệ miền núi; loại quần hệ ngập từng mùa và loại quần hệ ngập quanh
năm.
Braun-Blanquet (1928) là nhà khoa học tiêu biểu cho trường phái phân loại
thảm thực vật theo thành phần thực vật và lấy đơn vị phân loại cơ bản là quần hợp
(Association).
Schimper (1898), đã chia thảm thực vật rừng nhiệt đới thành 3 quần hệ: quần hệ
khí hậu, quần hệ thổ nhưỡng và quần hệ vùng núi (Theo Thái Văn Trừng, 1970).
Champion H. G. (1936) đã chia các kiểu rừng ở Ấn Độ - Miến Điện thành 4
kiểu thảm thực vật theo nhiệt độ là: nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới và núi cao [44].
Maurand (1943) nghiên cứu về thảm thực vật ở Đông Dương đã chia thảm
thực vật thành 3 vùng: Bắc Đông Dương, Nam Đông Dương và vùng trung gian, đồng
thời ông đã liệt kê 8 kiểu quần lạc trong các vùng đó [53].
UNESCO (1973) dựa trên cơ sở lí thuyết các kiểu thực vật đỉnh cực hoặc gần
đỉnh cực, trên cơ sở các tiêu chuẩn về cấu trúc ngoại mạo kết hợp với các điều kiện
sinh thái để đưa ra một hệ thống phân loại chung về thảm thực vật cho thế giới. Hệ
thống này sắp xếp theo thứ bậc từ cấp cao tới cấp thấp, từ lớp cho tới quần hệ là cấp
đơn vị cơ bản của thảm thực vật. Đây là bảng phân loại tuy còn mang tính nhân tạo
nhưng lại cần thiết theo yêu cầu thực tế hiện nay [66].
Năm 1918 nhà khoa học người Pháp, là người đầu tiên đã đưa ra một bảng
phân loại thảm thực vật rừng Bắc bộ Việt Nam (đây được xem là bảng phân loại thảm

thực vật rừng nhiệt đới châu Á đầu tiên trên thế giới). Theo bảng phân loại này, rừng
ở miền Bắc Việt Nam được chia thành 10 kiểu.


Năm 1943 kỹ sư lâm học người Pháp Maurand đã chia Đông Dương thành 3
vùng thảm thực vật [53]:
- Thảm thực vật Bắc Đông Dương.
- Thảm thực vật Trung Đông Dương.
- Thảm thực vật Nam Đông Dương.
Năm 1953 Maurand khi tổng kết về các công trình nghiên cứu các quần thể
rừng thưa của Rollet, Lý Văn Hội, Neang Sam Oil, trên cơ sở nghiên cứu của các nhà
khoa học ông đã đưa ra bảng phân loại thảm thực vật rừng miền Nam Việt Nam [53].
Bảng phân loại đầu tiên của ngành lâm nghiệp Việt Nam về thảm thực vật rừng
ở Việt Nam là của Cục điều tra và Quy hoạch rừng thuộc Tổng cục lâm nghiệp Việt
Nam, bảng phân loại này xây dựng năm 1960 đã áp dụng cách phân loại rừng theo
trạng thái của Loschau. Theo bảng phân loại này, rừng trên toàn lãnh thổ Việt Nam
được chia làm 4 loại hình lớn:
+ Loại I: Đất đai hoang trọc, những trảng cỏ và cây bụi, trên loại này cần phải
trồng rừng.
+ Loại II: Gồm những rừng non mới mọc, cần phải tra dặm thêm cây hoặc
tỉa thưa.
+ Loại III: Gồm tất cả các loại hình rừng bị khai thác mạnh nên trở thành
nghèo kiệt tuy còn có thể khai thác lấy gỗ, trụ mỏ, củi, nhưng cần phải xúc tiến tái
sinh, tu bổ, cải tạo.
+ Loại IV: Gồm những rừng già nguyên sinh còn nhiều nguyên liệu, chưa bị
phá hoại, cần khai thác hợp lý.
Bảng phân loại này không phân biệt được kiểu rừng nguyên sinh với các kiểu
phụ thứ sinh và các giai đoạn diễn thế.
Năm 1970, Trần Ngũ Phương đưa ra bảng phân loại rừng ở miền Bắc Việt
Nam, chia thành 3 đai lớn theo độ cao: Đai rừng nhiệt đới mưa mùa; đai rừng á nhiệt

đới mưa mùa; đai rừng á nhiệt đới mưa mùa núi cao [31].
Năm 1975, trên cơ sở các điều kiện lập địa trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tại Hội
nghị thực vật học quốc tế lần thứ XII (Leningrat, 1975), Thái Văn Trừng đã đưa ra
bảng phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam trên quan điểm sinh thái, đây được xem


là bảng phân loại thảm thực vật rừng ở Việt Nam phù hợp nhất trên quan điểm sinh
thái cho đến nay [37].
Nguyễn Hải Tuất (1991) nghiên cứu một số đặc trưng chủ yếu về sinh thái của
các quần thể thực vật tại vùng núi cao Ba Vì đã chia ra 3 kiểu rừng cơ bản: Rừng hỗn
giao ẩm á nhiệt đới, rừng kín hỗn giao ẩm á nhiệt đới núi cao, rừng kín hỗn giao cây
Hạt kín và Hạt trần.
Thái Văn Trừng (1998) khi nghiên cứu hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam đã
kết hợp 2 hệ thống phân loại (hệ thống phân loại lấy đặc điểm cấu trúc ngoại mạo làm
tiêu chuẩn và hệ thống phân loại thảm thực vật dựa trên yếu tố phát sinh hệ thực vật
làm tiêu chuẩn) để phân chia thảm thực vật Việt Nam thành 5 kiểu thảm với 14 kiểu
quần hệ [37].
1.1.2. Những nghiên cứu về hệ thực vật
Tổng số loài thực vật đã biết hiện nay trên thế giới có nhiều biến động và chưa
cụ thể, tùy từng tác giả do chưa nghiên cứu và điều tra đầy đủ. Các nhà thực vật học
dự đoán số loài thực vật bậc cao hiện nay có trên thế giới vào khoảng 500.000 600.000
loài.
Năm 1965, Phêđôrốp đã dự đoán trên thế giới có khoảng 300.000 loài thực vật
Hạt kín; 5.000 - 7.000 loài thực vật Hạt trần; 6.000 - 10.000 loài Quyết thực vật;
14.000 18.000 loài Rêu; 19.000 - 140.000 loài Tảo; 15.000 - 20.000 loài Địa y (dẫn theo Lã
Đình
Mỡi) [30].
Năm 1962, Slucop G.N. đã đưa ra số loài thực vật hạt kín phân bố ở các châu
lục như sau:
- Châu Á có khoảng 125.000 loài, trong đó đông Nam Á (80.00 loài); các khu

vực nhiệt đới Ấn Độ (26.000 loài); Tiểu Á (8.000 loài); Viễn đông thuộc Liên Bang
Nga, Triều Tiên, Đông Bắc Trung Quốc (6.000 loài); Xibêria thuộc Liên Bang Nga,
Mông Cổ và Trung Á (5.000 loài).
- Châu Âu có khoảng 15.000 loài, trong đó: Trung và Bắc Âu (5.000 loài);
Nam Âu vùng Ban căng và Capcasơ (10.000 loài).
- Châu Mỹ có khoảng 97.000 loài, trong đó Hoa kỳ và Canada (25.000 loài),


Mêhicô và Trung Mỹ (17.000 loài), Nam Mỹ (56.000 loài), Đất lửa và Nam Cực
(1.000 loài).


- Châu Phi có khoảng 40.500 loài, trong đó: Các vùng nhiệt đới ẩm (15.000
loài); Madagasca (7.000 loài), Nam Phi (6.500 loài); Bắc Phi, Angieri, Marốc và các
vùng phụ cận khác (4.500 loài); Abixini (4.000 loài); Tuynidi và Ai Cập (2.000);
Xomali Eritrea (1.000 loài)
- Châu Úc có khoảng 21.000 loài trong đó Đông Bắc Úc: 6.000 loài; Tây Nam
Úc:
5.500 loài, Lục địa Úc: 5.000 loài; New Zealand: 4.500 loài (dẫn theo Lê Trọng Cúc).
Công trình đầu tiên nghiên cứu về hệ thực vật Việt Nam là bộ Thực vật chí đại
cương Đông Dương, trong công trình này tác giả người Pháp đã thống kê thực vật ở
Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) có 7.004 loài thực vật bậc cao có mạch.
Đây là công trình rất có ý nghĩa và nguồn tư liệu quý trong nghiên cứu hệ thực vật.
Căn cứ vào bộ thực vật chí đại cương Đông Dương có nhiều công trình xuất
bản từ năm 1942 đến 1969, Phan Kế Lộc trong công trình: “Bước đầu thống kê số
loài đã biết ở Việt Nam” cho thấy hệ thực vật Bắc Việt Nam có 56.09 loài thuộc 1.660
chi và
240 họ [26].
Năm 1997, Nguyễn Tiến Bân đã giới thiệu khái quát những đặc điểm cơ bản
của

265 họ và khoảng 2.300 chi thuộc ngành hạt kín ở nước Việt Nam [1].
Phan Kế Lộc đã kiểm kê và ghi nhận đến nay trong hệ thực vật Việt Nam đã
biết được 9.653 loài thực vật bậc cao có mạch mọc tự nhiên, thuộc 2.011 chi và 291
họ. Nếu kể cả khoảng 733 loài cây trồng được nhập nội thì thì tổng số loài thực vật bậc
cao có mạch biết được ở Việt Nam đã lên tới 10.386 loài, thuộc 2.257 chi và 305 họ,
chiếm khoảng 4% tổng số loài, 15% tổng số chi và 75 tổng số họ của toàn thế giới
[26].
1.2. Những nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc trên thế giới, Việt Nam và Lào
1.2.1. Những nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc trên thế giới
Lịch sử nghiên cứu và sử dụng tài nguyên cây thuốc trên thế giới luôn gắn liền
với sự phát triển văn minh nhân loại. Việc sử dụng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh được
đúc rút từ kinh nghiệm rồi được truyền lại cho các thế hệ tiếp theo. Ngày nay với sự
phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đã tập trung nghiên cứu làm rõ vai trò của
thảo dược làm thuốc như thử hoạt tính, tách chiết các hợp chất. Điều đó đã khẳng định
chắc chắn vai trò của thảo dược trong việc điều trị bệnh cho con người. Đồng thời


việc kết hợp giữa tri thức bản địa truyền thống với kiến thức y học hiện đại đã đang
và sẽ góp phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng.


Tài liệu cổ về cây thuốc hiện còn lại không nhiều, tuy nhiên có thể coi năm
2838 truớc Công nguyên là năm hình thành bộ môn nghiên cứu cây thuốc và dược
liệu. Cuốn "Kinh Thần Nông" (Shen’ nong Bencaoing, vào thế kỷ I sau Công nguyên)
đã ghi chép
364 vị thuốc. Đây là cuốn sách tạo nền tảng cho sự phát triển liên tục của nền y học
dược thảo Trung Quốc cho đến ngày nay.
Hiện nay số loài cây thuốc được sử dụng chữa bệnh trên thế giới vào khoảng
70.000 loài. Đặc biệt các vùng nhiệt đới như là những kho tàng chứa đựng số loài
thực vật rất phong phú, đa dạng và cũng rất giàu tri thức sử dụng làm thuốc. Vùng

nhiệt đới Châu Á có khoảng 6.500 loài thực vật ngành Mộc Lan (Magnoliophyta)
được dụng làm thuốc. Trung Quốc là quốc gia có truyền thống việc sử dụng cây cỏ
làm thuốc với khoảng hơn 5.000 loài. Ấn Độ có khoảng 6.000 loài cây thuốc. Một
trong những kho cây thuốc thế giới là dãy núi Hymalaya có tới gần 1.800 loài cây
thuốc (dẫn theo T.T.N. Diệp, 2016) [17].
Cây thuốc ở châu Âu cũng rất đa dạng và phần lớn dựa vào nền tảng y học cổ
truyền của các quốc gia. Các nhà khoa học Pháp là những người Châu Âu nghiên cứu
về thực vật Đông Dương như Erry (đầu thế kỷ 19) đã công bố 1.000 loài cây làm
thuốc ở Đông Nam Á (dẫn theo T.T.N. Diệp, 2016) [17].
Châu Đại Dương được coi là cái nôi của nền văn minh cổ xưa nhất thế giới.
Thổ dân châu Úc đã định cư ở châu lục này hơn 60.000 năm với nhiều kiến thức về
cây thuốc bản xứ như Bạch đàn xanh (Eucalyptus globolus Labill.) duy nhất chỉ ở lãnh
thổ này và được đánh giá cao trong việc chữa bệnh (dẫn theo T.T.N. Diệp, 2016) [17].
Năm 1595, Lý Thời Trân (Trung Quốc) đã tổng kết tất cả kinh nghiệm về cây
thuốc và dược liệu để soạn thành quyển: "Bản thảo cương mục". Đây là cuốn sách vĩ
đại nhất của Trung Quốc về lĩnh vực này. Tác giả đã mô tả và giới thiệu 1.094 cây
thuốc và vị thuốc từ cây cỏ [36].
Năm 384 - 322 (TCN), Aristote người Hy Lạp đã ghi chép và lưu giữ sớm nhất
về kiến thức cây cỏ ở nước này. Sau đó, năm 340 (TCN) Theophraste với tác phẩm
"Lịch sử thực vật" đã giới thiệu gần 480 loài cây cỏ và công dụng của chúng. Tuy
nhiên công trình của ông mới chỉ dừng lại ở mức mô tả, thống kê, song nó mở đầu
cho một giai đoạn tìm tòi, nghiên cứu sâu về lĩnh vực này.


Thầy thuốc người Hy Lạp Dioscorides năm 60 - 20 (TCN) giới thiệu 600 loài
cây cỏ chủ yếu để chữa bệnh. Đồng thời, ông cũng là người đặt nền móng cho nền y
dược học.
Năm 79 - 24 (TCN), nhà tự nhiên học người La Mã Plinus soạn thảo bộ sách
"Vạn vật học" gồm 37 tập giới thiệu 1000 loài cây có ích.
Syvan SAYSOUK, Soutthi MALINHONG (2008) khi nghiên cứu đa dạng

thuộc ở làng Bản Pông, huyện Ngao, tỉnh Lăm Pang, Thái Lan đã dùng phương pháp
phỏng vấn người dân để nghiên cứu cây thuốc ở khu vực nghiên cứu. Bước đầu đã
thống kê được 177 loài có giá trị làm thuốc [64]
A.Pétélot (1952) trong công trình "Les phantes de médicinales du Cambodye,
du Laos et du Viet nam" gồm 4 tập đã nghiên cứu về cây thuốc và sản phẩm làm
thuốc từ thực vật ở Đông Dương [56].
Syvan SAYSOUK, Phayoungsuck SAYSOUK (2012) khi nghiên cứu thành
phần loài cây thuốc trong trường Đại học Ra Chạ Phắt Chiêng Rai, Thái Lan đã thống
kê được 160 loài cây thuốc, thuộc 46 họ kèm theo công dụng của chúng [63].
Lanida PINGMEUNG, Thatsaniviet YASO (2010) khi nghiên cứu thành phần
loài thực vật thuộc khu vực sông Cốc, tỉnh Chiêng Rai, Thái Lan (2010) đã thống kê
được 476 loài cây thuốc [51].
Nopphamat

SOUNTHONCHAREUNNON,

Visouda

SUVITHAYAVAN

(2013) đã biên soạn cuốn sách về cách sử dụng cây thuốc cho người dân thủ đô Băng
Cốc, Thái Lan. Cuốn sách đã giới thiệu về các nhóm cây làm thuốc và cách dùng của
mỗi loài [53].
Theo Sumithra và cộng sự (2011), dịch chiết từ lá cây Mấm đen (Avicennia
officinalis L.) có khả năng kháng viêm, nhóm tác giả cũng đã chứng minh khả năng
kháng viêm của Avicennia officinalis là do có sự hiện diện của betulinic - acid trong
thành phần của dịch chiết.
Thomas (2011) khi nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn của loài Ráng đại
(Acrostichum aureum L.) đã khẳng định rằng dịch chiết từ lá khô trong methanol và
aceton của loài này có khả năng kháng lại chủng vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa

đề kháng với Amoxicilin và Chloramphenicol. Theo tác giả sự có mặt của flavonoid
và phenol trong cây ở nồng độ cao là tác nhân kháng lại chủng vi khuẩn trên.


Nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn của loài Ráng đại Acrostichum aureum
của tác giả Thomas (2011) cho thấy dịch chiết từ lá khô trong methanol và aceton của
loài này có khả năng kháng lại chủng vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa đề kháng
với Amoxicilin và Chloramphenicol. Theo tác giả sự có mặt của flavonoid và phenol
trong cây ở nồng độ cao là tác nhân kháng lại chủng vi khuẩn trên.
Ở Thái Lan, Neamsuvan và các cộng sự (2011) đã tiến hành điều tra, khảo sát
các cây thuốc của rừng ngập mặn ở tỉnh Songkhla. Kết quả đã ghi nhận được 110 loài
thuộc 100 chi, 51 họ có công dụng làm thuốc. Trong đó có 69 loài chỉ mọc ở các rừng
sát biển, 35 loài chỉ mọc ở vùng rừng ngập mặn và 6 loài gặp ở cả hai khu vực.
1.2.2. Những nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc ở Việt Nam và Lào

* Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tập quán sử dụng cây thuốc đã có từ lâu. Có thể nói, nó xuất hiện
từ buổi đầu sơ khai, khi con người còn sống theo lối nguyên thuỷ. Trong quá trình tìm
kiếm thức ăn, tổ tiên chúng ta đã ngẫu nhiên phát hiện ra công dụng và tác hại của
nhiều loại cây. Suốt một thời gian dài như vậy, tổ tiên chúng ta đã dần dần tích luỹ
được nhiều kinh nghiệm, biết lợi dụng tính chất của cây rừng để làm thức ăn và làm
thuốc chữa bệnh.
Qua các truyền thuyết từ thời xa xưa đã cho biết, tổ tiên ta đã biết dùng cây cỏ
làm gia vị kích thích sự ngon miệng và chữa bệnh (Viện Dược liệu, 1990, 1993) [38,
39].
Đáng chú ý Bộ y tế xuất bản tập “Dược liệu Việt Nam” tổng kết các công trình
nghiên cứu về cây thuốc trong y học cổ truyền dân gian ở hàng nghìn xã của 53 tỉnh
thành phố cả nước [4].
Theo viện Dược liệu (1993), trong tổng số gần 4.000 loài cây thuốc ở Việt
Nam, phần lớn được sử dụng theo kinh nghiệm nhân dân, chỉ khoảng 1/3 được phân

tích cơ sở khoa học. Thường các loài cây được chữa các bệnh trong cuộc sống hàng
ngày nhưng có cả một số bệnh nan y [39].
Thế kỷ XI (TCN), nhân dân ta có tục ăn trầu cho ấm người, thơm miệng, uống
nước chè xanh cho mát, nụ vối cho dễ tiêu... Điều đó nói lên những hiểu biết về dinh
dưỡng và sử dụng thuốc của dân tộc.
Thế kỷ II (TCN), hàng trăm loại thuốc đã được phát hiện như: sắn dây, khoai
lang, mơ, quýt... và trong thời kỳ Bắc thuộc, nhiều vị thuốc của ta đã được xuất sang
Trung Quốc.


Dưới triều vua nhà Lý (1010 - 1244) có nhiều lương y nổi tiếng, trong đó có
nhà sư Minh Không (Nguyễn Chí Thành) ở chùa Giao Thuỷ đã có công chữa bệnh
cho Lý Thần Tông. Nhà Lý đặt quan hệ với Tống Huy Tông (Trung Quốc) trao đổi
thuốc Nam lấy thuốc Bắc.
Dưới triều Trần (1244 - 1399), đã có kế hoạch tự túc thuốc Nam để kháng
chiến. Tướng Phạm Ngũ Lão đã trồng cây thuốc ở Vạn An và Dược Sơn (xã Hưng
Đạo - Chí Linh - Hải Dương) để cung cấp cho quân y.
Ở Sơn Nam, Giao Thuỷ, (Nam Định), Dạ cẩm, Hồng Châu (Cẩm Bình, Hải
Dương) Tuệ Tĩnh đã mở nhiều cơ sở chữa bệnh làm phúc ở các chùa và gây phong
trào trồng cây thuốc ở gia đình. Ông là một đại sư nước Việt dùng thuốc Nam, sắc
thuốc chữa bệnh cho nhân dân với phương châm: "Thuốc Nam chữa bệnh người
Nam" ông đã truyền bá y dược cổ truyền cho nhân dân trong các tác phẩm:
− "Nam dược thần hiệu": gồm 499 vị và 3.932 phương thuốc trị 184 loại bệnh,
chia làm 10 khoa (năm 1725). Đây là tập sách thứ hai xuất hiện trong lịch sử nghiên
cứu cây thuốc ở nước ta sau tập "Bản thảo thực vật toàn yếu" do Phan Chu Tiên biên
soạn (1429) là tập cây thuốc và dược liệu đầu tiên của Việt Nam.
− "Các bài thuốc Nam và thập tam phương gia giảm": chép 13 cổ phương với
bổ ẩm đơn do ông sáng chế để chữa các bệnh gia giảm theo chứng. Các tài liệu này
được in lại trong "Nam dược chính bản". Sau được triều hậu Lê in lại trong "Hồng
Nghĩa giác tư y thư" (1717 và 1723) và được lưu truyền đến nay [35].

Thế kỷ XVIII, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1729 - 1791) đã thừa kế
dược học của Tuệ Tĩnh chép vào tập "Lĩnh Nam bản thảo", nội dung gồm 496 vị
thuốc Nam của "Nam dược thần hiệu" và phát hiện thêm hơn 300 vị nữa. Tư liệu vĩ
đại nhất của ông là bộ sách: "Hải Thượng y tông tâm lĩnh" gồm 66 quyển viết về lý
luận cơ bản, phương pháp chẩn đoán, trị bệnh [19].
Ngoài các bộ sách trên, còn kể đến tập "Vạn phương thập nghiệm" của Nguyễn
Nho và Ngô Văn Tĩnh gồm 8 tập, xuất bản năm 1763. Tập "Nam bang thảo mộc" của
Trần Nguyệt Phương mô tả 100 loài cây thuốc Nam, xuất bản năm 1858.
Triều Tây Sơn (1788 - 1808) Nguyễn Hoành đã để lại tập "Nam dược" với 620
vị thuốc, với các phương thuốc kinh nghiệm gia truyền [20].


Triều Nguyễn (1802 - 1845) có quyển "Nam dược tập nghiệm quốc âm" của
Nguyễn Quang Lượng về phương thuốc dân gian [20].
Công trình nghiên cứu của Crévost và Pétélote (1928 - 1935), đã nghiên cứu và
công bố kết quả điều tra về tài nguyên thực vật ở Việt Nam và Đông Dương [45].
Sau cách mạng tháng 8-1945, y dược học cổ truyền đạt được những thành tựu
to lớn. Dưới sự lãnh đạo của Bộ Y tế cùng y học hiện đại, sức khoẻ của người dân
được quan tâm và chăm lo chu đáo hơn.
Sau khi nước nhà thống nhất (năm 1975), việc nghiên cứu cây thuốc ở nước ta
được quan tâm nhiều. Có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu, tìm tòi và phát hiện thêm
nhiều loài cây thuốc mới.
Dược điển Việt Nam tập 2 (1983) của NXB Y học do nhiều thành viên và các
cơ quan tham gia xây dựng, đã mô tả và nêu công dụng của hơn 430 loài cây thuốc
[4].
Trần Đình Lý (1995) đã xuất bản "1900 loài cây có ích" cho biết trong số các
loài thực vật bậc cao có mạch đã biết ở Việt Nam, có 76 loài cho nhựa thơm, 160 loài
có tinh dầu, 260 loài cho dầu béo, 600 loài chứa tanin, 50 loài cây gỗ có giá trị, 40
loài tre nứa, 40 loài song mây [29].
Lương y lão thành, thầy thuốc ưu tú Lê Trần Đức với tác phẩm "Cây thuốc

Việt Nam" (1995) đã mô tả hơn 830 loài cây thuốc và giới thiệu cách trồng, hái, chế
biến, trị bệnh ban đầu [21].
Đỗ Tất Lợi (1970 - 2005) khi nghiên cứu các loài cây thuốc và vị thuốc Việt
Nam đã công bố 793 loài thuộc 164 họ ở hầu hết các tỉnh nước ta. Trong tài liệu này,
tác giả cũng tiến hành mô tả từng cây, cách thu hái và chế biến, thành phần hoá học,
công dụng và liều dùng. Tuy nhiên, nơi phân bố của từng loài tác giả giới thiệu rất
khái quát [27, 28].
Võ Văn Chi (1996) với bộ sách "Từ điển cây thuốc Việt Nam" đã giới thiệu
3.200 loài cây mọc hoang và trồng ở Việt Nam. Tác giả đã mô tả khá chi tiết từng
loài, bộ phận dùng, nơi sống và thu hái, tính vị, công dụng của chúng. Ngoài ra, sách
còn có hình vẽ và ảnh chụp một số loài cây nên thuận lợi cho việc tra cứu [9].
Đặng Quang Châu (2001) đã công bố một số dẫn liệu về cây thuốc của dân
tộc Thái ở huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) gồm 177 loài, thuộc 149 chi, thuộc 71 họ
khác nhau [6].


Đặng Quang Châu, Bùi Hồng Hải (2003), khi điều tra các loài cây thuốc của
dân tộc Thái ở huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã thu được 93 loài thuộc 7 chi, 42 họ.
Các tác giả đã phân loại cây đuợc sử dụng theo các nhóm bệnh: bệnh ngoài da, bệnh
về đường tiêu hoá, bệnh về gan, bệnh về xương...[7].
Lưu Đàm Cư, Hà Tuấn Anh, Trương Anh Thư (2005), khi điều tra các loài cây
có ích của dân tộc H’Mông ở vùng núi cao phía Bắc đã phân loại được 4 nhóm theo
công dụng: cây lương thực - thực phẩm, cây làm thuốc, cây có độc, cây để nhuộm
màu, cây ăn quả. Trong nhóm cây làm thuốc, các tác giả đã thống kê được 657 loài
thuộc 118 họ mà người H'Mông sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người và gia súc
[16].
Nguyễn Thị Thuỷ, Lưu Đàm Cư, Phạm Văn Thính, Bùi Văn Thanh (2005), khi
nghiên cứu việc thu hái và sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Tày khu vực Việt
Lâm (Vị Xuyên, Hà Giang) đã cho biết: có hơn 400 loài cây thuốc thường xuyên bị
thu hái thuộc 104 họ thực vật, trong đó những họ có số loài được sử dụng nhiều nhất

là Fabaceae (25 loài), Euphorbiaceae (19 loài), Asteraceae (18 loài), Rutaceae (12
loài)....[34].
Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Thuỷ, Phạm Văn Thính (2005), đã
điều tra các nhóm cây có ích trong cộng đồng dân tộc Mường và Dao tại xã Chiềng
Yên (Mộc Châu, Sơn La), cho biết: Người Mường đã khai thác và sử dụng thường
xuyên
12 nhóm cây tài nguyên, trong đó nhóm cây thuốc gồm 198 loài...Người Dao thường
xuyên khai thác và sử dụng 165 loài cây thuốc, bao gồm 22 loài cây rau ăn, 10 loài
cây ăn quả, 9 loài cây lấy gỗ, 5 loài cây độc... [32].
Lưu Đàm Cư, Trương Anh Thư, Hà Tuấn Anh (2005), đã điều tra việc sử dụng
cây thuốc hoang dại của người H’Mông ở xã Sa Pả (huyện SaPa, tỉnh Lào Cai) cho
thấy, họ thường xuyên thu hái và sử dụng 251 loài cây thuốc thuộc 148 chi, 72 họ để
điều trị 86 chứng bệnh của 21 nhóm bệnh. Trong đó, các nhóm bệnh sử dụng nhiều
loài cây thuốc để điều trị gồm: bệnh về tiêu hoá (18 loài), các bệnh phụ nữ (18 loài),
các bệnh tiết niệu (15 loài), các bệnh cơ - xương (12 loài)... Các tác giả còn xác nhận
có 38 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam [16].
Lê Ngọc Công, Nguyễn Văn Hoàn (2006), nghiên cứu đa dạng các loài cây
thuốc ở khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (Bắc Giang) đã thống kê được 152 loài,


133 chi thuộc 72 họ, có tác dụng chữa trị 19 nhóm bệnh khác nhau [13].


×