Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

Đánh giá hiệu quả sản xuất và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng rau màu tại thành phố Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.11 MB, 190 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

ĐOÀN HOÀI NHÂN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ NHỮNG
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
CỦA NÔNG HỘ TRỒNG RAU MÀU
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ NGÀNH: 9 62 01 15

Tháng 8/2018


3.4.2 Tính các chỉ tiêu hiệu quả từ mô hình DEA (Data Envelopment
Analysis)................................................................................................31
3.4.3 Mô tả các biến được đưa vào tính hiệu quả sản xuất bởi DEA ..37
3.4 CÔNG CỤ METAFRONTIER .............................................................38
3.5 MÔ HÌNH HỒI QUY TOBIT ...............................................................45
3.6 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU .............................................49
3.6.1 Thu thập số liệu thứ cấp .................................................................49
3.6.2 Số liệu sơ cấp ...................................................................................49
3.6.3 Phương pháp chọn mẫu ..................................................................50
3.7 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH .............................................................52
3.7.1 Phương pháp thống kê mô tả .........................................................52
3.7.2 Phương pháp đo lường hiệu quả sản xuất và các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất ..............................................................52
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................54


4.1 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ............................................54
4.1.1 Điều kiện tự nhiên ...........................................................................54
4.1.2 Tài nguyên thiên nhiên ...................................................................55
4.1.3 Tiềm năng, lợi thế phát triển tại TPCT ........................................56
4.1.4 Thực trạng về sản xuất nông nghiệp TPCT .................................57
4.2 THỰC TRẠNG NÔNG HỘ SẢN XUẤT RAU MÀU TẠI TPCT .....69
4.2.1 Đặc điểm nông hộ sản xuất rau màu .............................................69
4.2.2 Hiệu quả tài chính một số mô hình trồng rau màu phổ biến tại
TPCT .....................................................................................................72
4.2.3 Hiệu quả tài chính của hộ trồng rau màu thuộc nhóm bầu bí
năm 2014 ...............................................................................................74
4.2.4 Tình hình tiêu thụ rau màu của TPCT .........................................78
4.2.5 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất và tiêu
thụ..........................................................................................................79
4.2.6 Những giải pháp của người sản xuất đã thực hiện để đối phó với
những khó khăn cản trở ......................................................................86
ii


4.2.7 Những nhu cầu, giải pháp đề xuất của người sản xuất cho thời
gian tới ..................................................................................................87
4.2.8 Định hướng của hộ sản xuất rau màu ...........................................91
4.3 HIỆU QUẢ SẢN XUẤT ĐƯỢC TÍNH TOÁN THEO MÔ HÌNH
DEA .........................................................................................................92
4.3.1 Thống kê mô tả các biến nhập lượng và xuất lượng ....................93
4.3.2 Thống kê mô tả các biến hiệu quả .................................................95
4.3.3 Hiệu quả sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến đến hiệu quả sản
xuất ......................................................................................................100
CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU
MÀU .................................................................................................................123

5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ...........................................................124
5.1.1 Các chủ trương, chính sách phát triển rau màu tại TPCT .......124
5.1.2 Căn cứ vào kết quả nghiên cứu....................................................125
5.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ........................................................................127
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................134
6.1 KẾT LUẬN ...........................................................................................134
6.1.1 Thực trạng sản xuất ......................................................................134
6.1.2 Hiệu quả sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng ...............................135
6.2 KIẾN NGHỊ ..........................................................................................136
6.3 GỢI MỞ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ..............................137
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................138
PHỤ LỤC.........................................................................................................147
PHỤ LỤC A. BẢNG CÂU HỎI ................................................................147
A.1 Bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu cán bộ quản lý ........................147
A.2 Bảng câu hỏi phỏng vấn nông hộ ......................................................149
PHỤ LỤC B. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ....................................................153
B.1 Kết quả phân tích TE, AE, CE, SE dưa hấu .................................153
B.2 Kết quả phân tích TE, AE, CE, SE dưa leo ..................................157
B.3 Kết quả phân tích TE, AE, CE, SE khổ qua .................................159
iii


B.4 Kết quả phân tích mô hình hồi qui Tobit ..........................................160
B.4.1 Kết quả ước lượng mô hình Tobit dưa hấu ....................................160
B.4.2 Kết quả ước lượng mô hình Tobit dưa leo .....................................163
B.4.3 Kết quả ước lượng mô hình Tobit khổ qua ....................................166
B.5 Kết quả kiểm định phân phối và phân tích phương sai tỷ số MTR,
MAR và MCR ......................................................................................170
B.6 Kết quả kiểm định phân phối TE, AE và CE ....................................173
B.7 Phân tích phương sai nguồn lực nông hộ ..........................................179


iv


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1: Những biến số được sử dụng trong mô hình Tobit ............................48
Bảng 3.2: Đối tượng khảo sát và phương pháp chọn mẫu .................................... 51
Bảng 4.1: Diện tích đất tự nhiên của TPCT năm 2014 .......................................58
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất ở TPCT năm 2014 ........................................59
Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo địa phương năm
2014 ...................................................................................................60
Bảng 4.4: Tốc độ phát triển GDP của TPCT giai đoạn 2010-2014 ....................60
Bảng 4.5: Thu nhập bình quân đầu người của TPCT giai đoạn 2005-2014 .......62
Bảng 4.6: Giá trị sản xuất TPCT giai đoạn 2010-2014 ......................................63
Bảng 4.7: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp TPCT giai đoạn 2005-2014 (theo
giá so sánh 2010) ...............................................................................64
Bảng 4.8: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt TPCT giai đoạn 2005-2014 (theo giá
so sánh năm 2010) .............................................................................66
Bảng 4.9: Một số đặc điểm nông hộ trồng rau màu nhóm họ bầu bí .................69
Bảng 4.10: Đặc điểm đất sản xuất rau màu trên địa bàn TPCT (%) ..................70
Bảng 4.11: Thông tin hộ sản xuất rau tham gia hồi đáp .....................................71
Bảng 4.12: Kỹ thuật sản xuất của nông hộ theo quận của TPCT (%) ................72
Bảng 4.13: Nguồn tiếp cận kỹ thuật trồng rau màu của nông hộ ở TPCT (%) ..72
Bảng 4.14: Kết quả sản xuất một số mô hình rau màu phổ biến tại TPCT năm
2014 ...................................................................................................73
Bảng 4.15: Kết quả sản xuất của ba loại rau màu ở TPCT .................................75
Bảng 4.16: Phân tích chi phí, lợi nhuận ba loại rau màu (1.000đ/ha/vụ) ...........77
Bảng 4.17: Những thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ rau màu ........................80
Bảng 4.18: Những thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ phân theo loại rau màu 81
Bảng 4.19: Những khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ rau màu .......................83

Bảng 4.20: Những khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ phân theo loại rau màu 85
Bảng 4.21: Những giải pháp đã thực hiện của người sản xuất ...........................86
Bảng 4.22: Những giải pháp theo từng loại rau màu đã được thực hiện của người
sản xuất ...............................................................................................................87
v


Bảng 4.23: Những nhu cầu, giải pháp đề xuất của người sản xuất ..................889
Bảng 4.24: Những nhu cầu, giải pháp đề xuất của người sản xuất theo từng loại
rau màu ..............................................................................................90
Bảng 4.25: Định hướng sản xuất rau màu của nông hộ ......................................91
Bảng 4.26: Nguyên nhân tiếp tục sản xuất và chuyển sang sản xuất RAT ........92
Bảng 4.27: Các loại rau màu họ bầu bí sản xuất được khảo sát .........................93
Bảng 4.28: Các biến nhập lượng và xuất lượng của hộ trồng rau màu ..............94
Bảng 4.29: Thống kê mô tả những nhân tố hiệu quả sản xuất của hộ sản xuất rau
màu ....................................................................................................96
Bảng 4.30: Hiệu quả kinh tế, phân phối và kỹ thuật dưa hấu ...........................102
Bảng 4.31: Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả qui mô của các hộ sản xuất dưa
hấu .............................................................................................................................. 103
Bảng 4.32: Tác động biên của các yếu tố đến AE hộ sản xuất dưa hấu ...........105
Bảng 4.33: Hiệu quả chi phí, phân phối và kỹ thuật dưa leo ............................108
Bảng 4.34: Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả qui mô của các hộ sản xuất dưa
leo......................................................................................................................109
Bảng 4.35: Tác động biên của các yếu tố đến AE hộ sản xuất dưa leo ............111
Bảng 4.36: Hiệu quả chi phí, phân phối và kỹ thuật cây khổ qua ....................113
Bảng 4.37: Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả qui mô hộ sản xuất khổ qua ..........114
Bảng 4.38: Tác động biên của các yếu tố đến TE hộ sản xuất khổ qua ...........116
Bảng 4.39: Tác động biên của các yếu tố đến AE hộ sản xuất khổ qua ...........118
Bảng 4.40: Tỷ số khoảng cách kỹ thuật theo loại rau màu ...............................120
Bảng 4.41: Tỷ số khoảng cách phân phối theo loại rau màu ............................121

Bảng 4.42: Tỷ số khoảng cách chi phí theo loại rau màu ................................109

vi


DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1: Cách tiếp cận nghiên cứu ....................................................................28
Hình 3.2: Khung phân tích hiệu quả sản xuất rau màu .......................................28
Hình 3.3: Hiệu quả phân phối và kỹ thuật ..........................................................32
Hình 3.4: Tính toán kinh tế quy mô trong DEA .................................................33
Hình 3.4: Hiệu quả kỹ thuật, biên sản xuất nhóm, biên sản xuất chung và tỷ số
siêu kỹ thuật (O'Donnell và cộng sự, 2008) ......................................51
Hình 3.5: Mô hình DEA tối thiểu hóa đầu vào ...................................................34
Hình 3.6: Mô hình DEA tối đa hóa đầu ra ..........................................................35
Hình 3.7: Biên sản xuất nhóm, biên sản xuất chung định hướng đầu vào
(O'Donnell và cộng sự, 2008) .............................................................................42
Hình 3.8: Quy trình tính toán tỷ số siêu kỹ thuật (O'Donnell và cộng sự,
2008) ...................................................................................................................43
Hình 3.9: Cơ cấu mẫu khảo sát rau màu nhóm học bầu bí .................................51
Hình 4.1: Bản đồ địa giới hành chính TPCT ......................................................27
Hình 4.2: Cơ cấu GDP TPCT năm 2014 ............................................................61
Hình 4.3: Cơ cầu giá trị sản xuất TPCT năm 2014 ............................................63
Hình 4.4: Cơ cầu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của TPCT năm 2014 ......65
Hình 4.5: Diện tích gieo trồng rau màu, đậu các loại giai đoạn 2004-2014 .......67
Hình 4.6: Sản lượng rau màu, đậu các loại giai đoạn 2004-2014 ......................68
Hình 4.7: Diện tích rau đậu phân theo quận huyện của TPCT ..........................68
Hình 4.8: Cơ cấu chi phí sản xuất dưa hấu .........................................................75
Hình 4.9: Cơ cấu chi phí sản xuất dưa leo ..........................................................76
Hình 4.10: Cơ cấu chi phí sản xuất khổ qua .......................................................76
Hình 4.11: Tỷ trọng rau màu cung cấp cho từ đối tượng mua ...........................99

Hình 4.12: Hiệu quả sản xuất dưa hấu theo qui mô..........................................104
Hình 4.13: Hiệu quả sản xuất dưa leo theo qui mô ..........................................110
Hình 4.14: Hiệu quả sản xuất khổ qua theo qui mô .........................................115
Hình 5.1: Sơ đồ đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất rau màu ..........123
vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AE

Allocative efficiency (Hiệu quả phân phối)

BVTV

Bảo vệ thực vật

CE

Cost efficiency (Hiệu quả chi phí)

CLB

Câu lạc bộ

CP

Chi phí

CPE


Centrally planned economies (Nền kinh tế kế hoạch tập
trung)

CNH

Công nghiệp hoá

CRS

Không đổi theo qui mô (Constant returns to scale)

DEA

Data envelopment analysis (Phân tích màng bao dữ liệu)

DN

Doanh nghiệp

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

EE

Economic efficiency (Hiệu quả kinh tế)

HĐH

Hiện đại hoá


HTX

Hợp tác xã

GlobalGap

Global Good Agricultural Practice (Thực hành nông nghiệp
tốt toàn cầu)

IFS

International Foundation for Science (Quỹ khoa học quốc tế)

OLS

Ordinary least square (Bình phương nhỏ nhất thông thương)

PRC

Peoples’ Republic of China (Cộng hòa nhân dân Trung Hoa)

PTNT

Phát triển nông thôn

KD

Kinh doanh


viii


MLE

Maximum likelihood estimate (Ước lượng khả năng tối đa)

MTR

Metafrontier technology ratio (tỷ số khoảng cách kỹ thuật)

MAR

Metafrontier allocation ratio (tỷ số khoảng cách phân phối)

MCR

Metafrontier cost ratio (tỷ số khoảng cách chi phí)

NH

Nhà hàng

NNCNC

Nông nghiệp công nghệ cao

RAT

Rau an toàn


SE

Scale Efficiency (Hiệu quả quy mô)

SFA

Stochastic Frontier Analysis (Phân tích biên ngẫu nhiên)

SFPF

Stochastic frontier production function (Hàm sản xuất biên
ngẫu nhiên)

SX

Sản xuất

TE

Technical Efficiency (Hiệu quả kỹ thuật)

TPCT

Thành phố Cần Thơ

TPHCM

Thành phố Hồ Chính Minh


TMĐT

Thương mại điện tử

VietGap

Vietnamese Good Agricultural Practices (Thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt ở Việt Nam)

VRS

Variable returns to scale (Thay đổi theo quy mô)

ix


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
Chương mở đầu tập trung một số nội dung chính như đưa ra tính cấp thiết
của đề tài, mục tiêu nghiên cứu và những câu hỏi cần đặt ra cho nghiên cứu;
trên cơ sở đó, luận án xác định giới hạn nghiên cứu về đối tượng, nội dung,
không gian và thời gian; tiếp đến mô tả cơ bản những nội dung của luận án tập
trung nghiên cứu, đồng thời nêu ra một số ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực
tiễn của luận án.
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sau hơn 10 năm thành phố Cần Thơ (TPCT) trực thuộc Trung ương, TPCT
đã thực hiện theo nghị quyết 45 của Bộ Chính trị (ngày 17-2-2005) về xây dựng
và phát triển TPCT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH – HĐH),
Thành ủy Cần Thơ đã ban hành Kế hoạch 10- KH/TU và chỉ đạo các sở, ngành
xây dựng 10 chương trình, 4 đề án phát triển kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng

đến năm 2010 và định hướng 2020. Trong giai đoạn 2010-2015, thành phố đã
đạt nhiều kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội, tăng trưởng kinh
tế duy trì ở mức khá cao, bình quân trên 15,6%/năm. Trong đó, khu vực nônglâm-thủy sản tăng 5,5%/năm, công nghiệp - xây dựng 20,3%/năm, thương mại
- dịch vụ tăng trên 16,3%/năm.
Trên lĩnh vực nông nghiệp, với lợi thế có Viện lúa ĐBSCL, trường Đại
học Cần Thơ đóng trên địa bàn, TPCT đang thừa hưởng những thành tựu nghiên
cứu của các nhà khoa học để xây dựng và ứng dụng nền nông nghiệp công nghệ
cao (NNCNC), đồng thời từng bước chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô
thị. Hiện tại, TPCT cũng đã qui hoạch Vành đai thực phẩm bao gồm tất cả các
quận Ninh Kiều, Ô Môn, Bình Thủy, Cái Răng và Thốt Nốt; toàn bộ huyện
Phong Điền, xã Vĩnh Trinh và diện tích huyện Thốt Nốt cũ điều chỉnh về huyện
Vĩnh Thạnh, xã Định Môn và xã Trường Thành của huyện Thới Lai và diện tích
của huyện Thốt Nốt cũ điều chỉnh về huyện Cờ Đỏ. Vùng qui hoạch này với
tổng diện tích tự nhiên là 67.352 ha, trong đó diện tích canh tác rau màu đạt
7.500 ha (2015), sản lượng đạt 95.000 tấn và ước tính đến năm 2020 là 9.500
ha với sản lượng 133.000 tấn. Trong đó, phấn đấu đến năm 2020 có diện tích
sản xuất rau đạt tiêu chuẩn an toàn là 100%. Qui hoạch Vành đai thực phẩm
nhằm để thực hiện các mục tiêu sau: (1) xác định phạm vi, ranh giới của vùng
nông nghiệp và làm cơ sở cho việc đầu tư; (2) đánh giá được sự tác động của
việc phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị lên hoạt động sản xuất nông
nghiệp; (3) phục vụ nhu cầu phát triển của các đô thị theo hướng CNH – HĐH;
1


(4) đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, ổn định
xã hội và gia tăng thu nhập cho người dân vùng dự án. Vành đai thực phẩm sẽ
đáp ứng được nhu cầu về thực phẩm với chất lượng ngày càng cao, phát triển
các nông sản hàng hóa cần ít đất, có giá trị kinh tế cao (rau màu, hoa, cây
cảnh,...), tạo được nhiều việc làm cho lực lượng lao động thừa do mất đất bởi
quá trình đô thị hóa; tạo được cảnh quan phục vụ các hoạt động du lịch và bảo

vệ tốt môi trường nông thôn.
Trong những năm gần đây, vấn đề sản xuất và tiêu dùng rau màu, nhất là
rau an toàn được xem là nhu cầu thực sự cần thiết của xã hội do đời sống, nhu
cầu tiêu dùng của người dân cả nước nói chung và của TPCT nói riêng đã có sự
gia tăng đáng kể. Theo thống kê của ngành nông nghiệp ở các tỉnh ĐBSCL cho
biết, trong 10 năm gần đây diện tích trồng rau tại khu vực này phát triển rất
nhanh và quy trình sản xuất mang tính chuyên nghiệp ngày càng cao. Ước tính
toàn vùng có khoảng 300.000 ha đất trồng rau (trong đó khoảng 50.000 ha rau
sạch), tập trung chủ yếu ở Vĩnh Long, Tiền Giang, An Giang, Trà Vinh, Sóc
Trăng,… Nhờ ứng dụng kỹ thuật tốt nên năng suất rau trung bình đạt 15-17
tấn/ha. Rau sạch ở ĐBSCL không chỉ tiêu thụ tại địa phương mà còn cung cấp
chính cho thị trường thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) và xuất khẩu sang
Campuchia, Trung Quốc. Qua đó cho thấy, nhu cầu và tiềm năng phát triển đối
với sản phẩm rau màu là rất lớn, nhưng diện tích gieo trồng qua các năm của
một số địa phương thì tăng chậm chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. TPCT
cũng là một trong những địa phương có diện tích trồng rau đậu các loại tăng
chậm, cụ thể là từ 5.464 ha năm 2005 tăng lên 7.683 ha năm 2010 và 8.287 ha
năm 2014 với tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2005-2014 chỉ đạt 4,25%.
Phần lớn nông dân tại TPCT sản xuất rau theo phương pháp truyền thống, sử
dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), chưa chú ý đến dư lượng thuốc trong
sản phẩm, thời gian cách ly của thuốc BVTV, phân bón. Theo báo cáo của ngành
nông nghiệp TPCT thì nhóm rau, đậu được xem là nhóm cây hàng năm chủ lực
thứ hai sau lúa, vừa là cây thuận lợi luân canh với lúa, vừa là cây phù hợp với
mô hình sản xuất tại đô thị và có thị trường tiêu dùng tại chỗ.
Trên địa bàn TPCT có nhiều hệ thống siêu thị, nên sản phẩm rau màu sản
xuất ra tại địa phương có ưu thế hơn về chi phí và thời gian vận chuyển so với
sản phẩm rau màu nhập từ TPHCM và Đà Lạt. Nhưng sản phẩm sản xuất tại địa
phương vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu chặt chẽ từ phía siêu thị về kiểm
định vệ sinh an toàn thực phẩm, các vấn đề về hóa đơn bán hàng, nhãn mác, bao
bì đóng gói sản phẩm. Mặt khác, qui mô sản xuất tại địa phương còn nhỏ lẻ,

chủng loại chưa đa dạng, sản lượng không ổn định, trong khi đó siêu thị lại cần
nguồn cung cấp ổn định với số lượng lớn và đa dạng về chủng loại.
2


Theo nhận định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPCT thì
diện tích trồng rau màu của thành phố trong những năm qua gia tăng đáng kể,
đó chính là một tín hiệu đáng mừng, là cơ sở để TPCT xây dựng những vùng
trồng rau an toàn theo hướng tập trung và chuyên canh. Để giúp nông dân trồng
rau màu có thu nhập ổn định, bên cạnh việc quy hoạch vùng sản xuất cũng cần
phải có sự kết hợp giữa Chi cục Bảo vệ thực vật TPCT, các nhà khoa học thuộc
các viện, trường tiếp tục hướng dẫn nông dân về kỹ thuật sản xuất để sản phẩm
làm ra đạt tiêu chuẩn rau an toàn. Và nếu rau màu do nông dân sản xuất đáp ứng
được những yêu cầu chặt chẽ cả về quy mô lẫn chất lượng và truy nguyên nguồn
gốc thì tin chắc doanh nghiệp sẽ sẵn sàng “bắt tay” cùng nông dân đảm bảo ổn
định đầu ra cho sản phẩm rau màu.
Về hiệu quả của hoạt động sản xuất rau màu tại TPCT trong giai đoạn
2008 đến 2013 chỉ có nghiên cứu của Nguyễn Phú Son. Nghiên cứu này đã đánh
giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối, cũng như những
yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất rau an toàn của các hộ sản xuất tại vùng
ven TPCT. Nhưng nghiên cứu chỉ tiếp cận thông tin trên 24 hộ sản xuất rau an
toàn và 16 hộ sản xuất rau truyền thống tại vùng ven của thành phố. Qua đó cho
thấy, cỡ mẫu trong nghiên cứu này quá nhỏ, vùng nghiên cứu chưa đủ rộng, có
thể chưa đảm bảo tính đại diện cho hoạt động sản xuất rau màu trên địa bàn
TPCT.
Nói chung, vấn đề sản xuất cũng như tiêu dùng rau màu và thị trường của
sản phẩm này còn nhiều vấn đề bất cập, do giá thành sản xuất cao, giá bán cao,
hệ thống phân phối yếu (Huy Cận, 2013). Đồng thời, sản phẩm chưa đáp ứng
các tiêu chuẩn của đơn vị bán lẻ, điển hình là siêu thị, nên sản phẩm rau màu,
rau màu an toàn vào hệ thống bán lẻ siêu thị ít, ảnh hưởng tiêu dùng (Hoàng

Nga, 2012). Một số yếu tố khác cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
như: (1) Khoảng cách mua hàng, (2) Niềm tin khách hàng vào sản phẩm, và (3)
Tính sẵn có của rau an toàn (RAT) (Nguyễn Văn Thuận & Võ Thành Danh,
2011). Trong đó, vấn đề nguồn cung sản phẩm này cũng còn nhiều hạn chế, có
thể do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau tác động. Vì vậy,
hiệu quả sản xuất rau màu và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cần
phải nghiên cứu, đặc là tại TPCT. Trong đó, nguyên nhân do hiệu quả phân phối
các nguồn lực đầu vào sản xuất của nông hộ sản xuất rau màu thấp hay nói
cách khác là sự phối trộn các yếu tố đầu vào sản xuất chưa tối ưu được xem là
một trong những giả thuyết được đặt ra trong nghiên cứu này.
Từ những phân tích trên, đề tài “Đánh giá hiệu quả sản xuất và những yếu
tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng rau màu tại TPCT” là thực
3


sự cần thiết. Kết quả của đề tài sẽ góp phần xây dựng các luận cứ khoa học trong
việc đánh giá hiệu quả sản xuất của một hoặc nhiều loại sản phẩm thuộc lĩnh
vực nông nghiệp, làm cơ sở để bổ sung các chính sách hỗ trợ, các giải pháp phát
triển nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất rau màu khu vực ĐBSCL nói chung và
tại TPCT nói riêng phát triển một cách bền vững, gia tăng thu nhập và việc làm
cho nông dân, cải tiến năng lực cạnh tranh và nâng cao chất lượng sản phẩm
đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng rau màu của xã hội.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả sản xuất rau màu và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả sản xuất của nông hộ trồng rau màu tại TPCT.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung nêu trên, đề tài tập trung thực hiện các mục
tiêu cụ thể sau:
(1) Phân tích hiện trạng sản xuất rau màu tại TPCT;

(2) Đo lường hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả chi phí
của nông hộ sản xuất rau màu tại TPCT.
(3) Xác định các yếu tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân
phối, hiệu quả chi phí của nông hộ trồng rau màu tại TPCT.
(4) Đề xuất một số giải pháp bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm rau màu tại TPCT.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Trước thực tế đó, đề tài nghiên cứu có bốn giả thuyết được đặt ra là:
(1) Thực trạng hoạt động sản xuất rau màu của nông hộ tại TPCT như thế
nào?
(2) Mức độ hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực đầu vào và
hiệu quả chi phí của nông hộ trồng rau màu tại TPCT ra sao?
(3) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân
phối và hiệu quả chi phí đối với nông hộ sản xuất rau màu?
(4) Để nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm thì
những giải pháp nào cần phải được thực thi nhằm góp phần thúc đẩy
cho sự phát triển nền nông nghiệp tại TPCT?

4


1.4 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở những vấn đề được đặt ra, luận án sẽ tập trung kiểm chứng một
số giả thuyết như sau:
Thứ nhất, hiệu quả chi phí của từng loại rau màu trong nhóm họ bầu bí tại
TPCT là như nhau.
Thứ hai, không có sự khác biệt hiệu quả kỹ thuật giữa các loại cây màu
trong nhóm họ bầu bí tại TPCT.
Thứ ba, không có sự chênh lệch về hiệu quả phân phối sử dụng nguồn lực
đầu vào của nông hộ sản xuất các loại cây màu khác nhau trong nhóm họ bầu bí

tại TPCT.
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.5.1 Không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả sản xuất của hộ trồng chuyên màu
trên địa bàn các quận Bình Thủy, Ô Môn, Cái Răng, huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ,
Thới Lai của TPCT.
1.5.2 Thời gian
Các vụ màu được gieo trồng trong năm 2014. Do hạn chế về mặt thời gian,
kinh phí nên đề tài không phân tích sự biến động của hiệu quả theo thời gian.
1.5.3 Đối tượng nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, đề tài tập trung đánh giá hiệu quả sản xuất trong
hoạt động sản xuất rau màu thuộc nhóm họ bầu bí tại TPCT. Đặc biệt, luận án
chú trọng phân tích hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối, hiệu quả kinh tế và
những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng rau màu trên
ba loại màu ăn quả là dưa hấu, dưa leo và khổ qua thuộc nhóm họ bầu bí. Trên
cơ sở đó, nghiên cứu sẽ đề xuất giải pháp bổ sung nhằm cải thiện hiệu quả sản
xuất rau màu trên địa bàn TPCT.
1.5.4 Nội dung nghiên cứu
1.5.4.1 Hiện trạng sản xuất rau màu của nông hộ tại TPCT
Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất rau màu tập trung vào một số vấn
đề sau:
- Nhóm các yếu tố kỹ thuật: đi sâu vào phân tích phương pháp sản xuất,
bảo quản, sử dụng lao động,… Đặc biệt, chú trọng đến hiệu quả của những thay
đổi về kỹ thuật của phần lớn các nông hộ.
5


- Nhóm các yếu tố xã hội: các vấn đề liên quan đến nhân khẩu, văn hóa,
giáo dục,…được hình thành và phát triển đi liền với quá trình sản xuất rau màu,
trong đó đặc biệt quan tâm đến những yếu tố phát sinh và tác động đến hiệu quả

sản xuất rau màu.
- Nhóm các yếu tố vi mô: phân tích các yếu tố đầu vào (đất đai, vốn, nhân
lực, phương tiện sản xuất,…) và đầu ra (năng suất, sản lượng, thị trường tiêu
thụ,…) của các sản phẩm được xem là chủ lực. Đặc biệt, so sánh sự khác nhau
về hiệu quả sản xuất của từng loại màu trong nhóm họ bầu bí, giữa hộ trồng rau
màu an toàn và truyền thống.
- Nhóm các yếu tố thuộc về cơ chế, chính sách có tác động trực tiếp và
gián tiếp đến hoạt động sản xuất rau màu.
1.5.4.2 Đánh giá hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối, hiệu quả chi phí và
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất rau màu.
Tập trung đo lường hiệu quả chi phí, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối
và đánh giá khả năng sản xuất chuyên màu của nông dân trên địa bàn nghiên
cứu. Và so sánh hiệu quả sản xuất giữa các loại rau màu cụ thể trong nhóm họ
bầu bí.
Tập trung xác định yếu tố chính tác động trực tiếp, gián tiếp đến hiệu quả
chi phí, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối đối với những hộ trồng rau màu
thuộc nhóm họ bầu bí.
Tập trung xác định yếu tố tác động đến vấn đề tiếp nhận và ứng dụng kỹ
thuật của những nông hộ sản xuất rau màu tại vùng nghiên cứu. Đặc biệt, chú
trọng vào các đặc điểm tâm lý xã hội của người nông dân như: tuổi tác, trình độ
học vấn, thu nhập, gia đình, tình trạng sở hữu, sử dụng tín dụng, niềm tin,….
Các đặc điểm cá nhân của cán bộ khuyến nông như: uy tín, mối quan hệ với
nông dân, sự chân thành, tháo vát, khả năng giao tiếp với nông dân, khả năng
thuyết phục về kỹ thuật mới và định hướng phát triển của sản phẩm trong tương
lai.
Ngoài ra, những yếu tố ngẫu nhiên như thiên tai, dịch bệnh, điều kiện thời
tiết, thổ nhưỡng,... có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất rau màu mà nông
dân không thể kiểm soát được, các yếu tố này nghiên cứu không đề cập trong
luận án. Đồng thời, luận án cũng không phân tích độ nhạy của giá, không đánh
giá khả năng của nông hộ trước sự biến động của giá thị trường.

Về nguyên tắc, việc đo lường hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối trong
sản xuất, số liệu phục vụ cho phân tích là sử dụng số lượng nguyên chất (Active
Ingredient) các yếu tố đầu vào và lượng yếu tố đầu ra. Tuy nhiên, trong quá
6


trình thu thập số liệu về lượng yếu tố đầu vào từ nông hộ trồng rau màu gặp khó
khăn, phần lớn các yếu tố đầu vào được ghi nhận là tổng giá trị, nông hộ không
ghi chép cụ thể, không tách được phần lượng và giá của từng yếu tố thành phần
đầu vào sản xuất. Vì vậy, dữ liệu của các yếu tố đầu vào để tính hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân phối chủ yếu là tổng giá trị. Do đó, kết quả nghiên cứu
về TE, AE sẽ có những hạn chế nhất định trong việc đánh giá chính sách và cụ
thể về số lượng từng yếu tố sản xuất đầu vào. Tuy nhiên, giá các yếu tố đầu vào
được lấy tại những thời điểm trong năm 2014 không có biến động lớn, nên hạn
chế này không ảnh hưởng nhiều đến kết quả phân tích.
1.5.4.3 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất rau màu
Hệ thống lại các chủ trương, chính sách trung ương có liên quan đến sự
phát triển nông nghiệp TPCT. Chủ trưởng, chính sách của HĐND, UBND
TPCT có liên quan đến hoạt động sản xuất rau màu.
Tổng hợp ý kiến chuyên gia ở nhiều cấp độ đối với các nhóm đối tượng
nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp các vấn đề liên quan đến phát triển sản
xuất rau màu. Nhận định chung về kết quả phát hiện trong suốt quá trình nghiên
cứu thực hiện luận án.
Trên cơ sở kết hợp giữa kết quả nghiên cứu và hệ thống chủ trương, chính
sách của nhà nước đề xuất giải pháp cần thực hiện trong hoạt động sản xuất rau
màu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất rau màu tại TPCT.
1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Luận án tổng quan lại những thành quả tiêu biểu của nhiều nhà nghiên
cứu, nhà khoa học trong và ngoài nước về cách tiếp cận, phương pháp phân tích,
nội dung phân tích và hàm ý chính sách nâng cao hiệu quả sản xuất trong nông

nghiệp. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm trong suốt quá trình thực hiện luận
án.
1.6.1 Những đóng góp về mặt lý luận
Luận án vận dụng kết hợp nhiều phương pháp để phân tích như: sử dụng
phương pháp màng bao dữ liệu (DEA) để đánh giá hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả
chi phí, hiệu quả phân phối nguồn lực, từ đó xác định những điểm nghẽn trong
việc sử dụng nguồn lực đầu vào của nông hộ sản xuất rau màu; sử dụng công
cụ Metafrontier để so sánh hiệu quả sản xuất giữa các nhóm đối tượng, đây là
một công cụ khắc phục hạn chế của phương pháp DEA. Đồng thời, luận án cũng
sử dụng phương pháp hồi qui Tobit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả sản xuất rau màu. Đây là căn cứ khoa học quan trọng của luận án để có thể
đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất rau màu tại TPCT.
7


Nghiên cứu được thực hiện có tính kế thừa và bổ sung một số hạn chế của
các nghiên cứu trước đây về rau màu. Tính đến thời điểm luận án thực hiện chưa
có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả sản xuất rau màu, ngoại trừ nghiên cứu về
hiệu quả sản xuất rau màu an toàn vùng ven TPCT của Nguyễn Phú Son (2008).
Nghiên cứu này chủ yếu tập trung phân tích về thực trạng sản xuất của các hộ
đang tham gia sản xuất rau an toàn (hộ sản xuất cùng lúc nhiều loại rau màu) ở
TPCT và ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất của chính bản thân nông hộ vùng
ven TPCT tham gia sản xuất. Mở rộng hơn vấn đề và tập trung hơn vào đối
tượng chuyên sản xuất chủ yếu một loại màu, luận án kế thừa phương pháp và
mở rộng ứng dụng công cụ Metafrontier. Đây là một công cụ hữu ích nhằm để
khắc phục hạn chế của phương pháp DEA (chỉ so sánh được những trường hợp
trong cùng một nhóm), góp phần chứng minh tính hữu dụng của lý thuyết
Metafrontier mà O’Donnell đã đưa ra vào năm 2008. Trên cơ sở ước lượng của
DEA và tính tỷ số từ công cụ Metafrontier, luận án ứng dụng phương pháp
Shapiro-Wilk, Kolmogorov – Smirnov và Anderson-Darling để kiểm định phân

phối, tìm ra qui luật của số liệu ước lượng. Đồng thời, luận án còn tiếp cận hiệu
quả sản xuất nông nghiệp của Farrell (1957) để phân tích sâu các yếu tố đầu vào
để làm cơ sở đưa ra giải pháp gia tăng hiệu quả phân phối. Đây là một trong
những điểm mới của luận án so với các nghiên cứu gần đây.
1.6.2 Những đóng góp về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu này sẽ đánh giá được tính hiệu quả của mô hình sản
xuất rau màu ăn quả, rau màu họ bầu bí tại TPCT. Phương pháp nghiên cứu,
cách tiếp cận, mô hình ứng dụng và các số liệu thu thập được của đề tài có thể
được vận dụng, mở rộng cho các địa bàn khác và các lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp khác.
Kết quả nghiên cứu sẽ hỗ trợ tích cực cho công tác điều hành sản xuất,
kinh doanh rau màu, đồng thời giải quyết được vấn đề đang được xã hội và địa
phương quan tâm là phải nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm
rau màu. Đặc biệt là cung cấp thông tin và cơ sở khoa học có liên quan cho công
tác khuyến nông, tuyên truyền cho người dân nhận thức rõ hơn về tình hình sản
xuất rau màu, rau màu an toàn, để có thể kiểm soát và sản xuất hiệu quả hơn,
đặc biệt là cách hành xử đối với doanh nghiệp.
Ngoài ra, những phát hiện mới từ kết quả nghiên cứu của luận án sẽ khơi
gợi lên nhiều định hướng nghiên cứu tiếp theo cho các nhà khoa học trong việc
nghiên cứu ứng dụng thuộc về lĩnh vực nông nghiệp.

8


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
Trong chương 2, tập trung khái niệm về hiệu quả trong sản xuất, sự hình
thành phương pháp đo lường hiệu quả và tổng quan nghiên cứu về hiệu quả sản
xuất; lược khảo những nghiên cứu tiêu biểu trong việc đo lường hiệu quả kỹ
thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả kinh tế; lược khảo một số nghiên cứu tiêu

biểu trong việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.
2.1 KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ
Khái niệm về hiệu quả sản xuất ra đời sau sự phát triển của lý thuyết về
chức năng của các đường giới hạn sản xuất. Đường giới hạn sản xuất là mức tối
đa mà hoạt động sản xuất đạt được bằng cách áp dụng một kỹ thuật sản xuất
nhất định và sử dụng tại mức đầu vào nhất định. Với nhiều lý do khác nhau, các
đơn vị sản xuất có thể không thực sự đạt đến đường giới hạn sản xuất.
Khái niệm về hiệu quả sản xuất được bổ sung và hoàn thiện hơn theo thời
gian. Theo Koopmans (1951), một quá trình sản xuất được coi là hiệu quả kỹ
thuật khi và chỉ khi chỉ có thể tăng mức độ đầu ra nhất định hoặc giảm mức độ
đầu vào bằng cách giảm mức độ đầu ra khác hoặc tăng mức đầu vào khác. Lý
thuyết kinh tế cổ điển của Debreu (1951) đã cụ thể hóa các khái niệm của
Koopmans, khi đề cập đến các khái niệm về tối ưu Pareto: một kỹ thuật sản xuất
chưa phải là tối ưu Pareto nếu vẫn còn khả năng tăng mức đầu ra hoặc giảm
mức đầu vào. Farrell (1957) mở rộng nghiên cứu của Koopmans và Debreu bằng
cách đưa vào một khía cạnh khác của hiệu quả gắn với thành phần tối ưu của
đầu vào và giảm thiểu chi phí có tính đến giá tương đối của đầu ra và đầu vào.
Như vậy, hiệu quả của một đơn vị sản xuất có thể được định nghĩa là khả
năng giảm chi phí và lãng phí ở mức thấp nhất để đạt được kết quả sản xuất và
lợi nhuận tối đa, dựa trên công nghệ sản xuất tốt nhất có thể. Khái niệm về hiệu
quả có thể được phân tách ra thành hai thành phần: hiệu quả kỹ thuật và phân
bổ (Farrell, 1957). Hiệu quả kỹ thuật dùng để chỉ năng lực của các đơn vị sản
xuất có thể đạt được mức tối đa của kết quả sản xuất nằm trên giới hạn sản xuất
sau khi lựa chọn một công nghệ sản xuất dựa trên một mức độ các yếu tố đầu
vào hoặc các yếu tố sản xuất được huy động, hoặc sử dụng các nguồn tài nguyên
ít nhất có thể để sản xuất tại một mức sản lượng cố định có tính đến các dạng
khác nhau của công nghệ sản xuất có sẵn. Hiệu quả phân bổ là khả năng của cơ
sở sản xuất để điều chỉnh các mức đầu vào theo các tỉ lệ tối ưu có tính đến giá
tương đối của các yếu tố này. Một quá trình sản xuất có hiệu quả về mặt “phân


9


bổ” nếu tỉ lệ thay thế biên giữa mỗi cặp đầu vào bằng với tỉ lệ của giá tương
ứng.
2.2 PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TRONG
NÔNG NGHIỆP
Hiệu quả trong hoạt động sản xuất nông nghiệp là một sự đóng góp quan
trọng cho sự tăng trưởng kinh tế nông nghiệp và việc phân bổ hiệu quả các
nguồn lực trong nền kinh tế. Việc đánh giá hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực
nông nghiệp là việc xem khả năng của nông hộ sản xuất ra một mức sản lượng
từ một mức chi phí thấp nhất, trên cơ sở đó nông hộ được xem là đã sử dụng tốt
nguồn lực sẵn có. Farrell (1957) cho rằng tỷ số giữa chi phí thấp nhất và mức
chi phí thực tế để tạo ra một mức xuất lượng đầu ra cho trước được gọi là hiệu
quả sản xuất của một nhà sản xuất riêng lẻ. Hiệu quả này bao gồm ba chỉ tiêu
hiệu quả khác nhau là hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối (hiệu quả giá) và
hiệu quả kinh tế (hiệu quả chi phí). Trong sản xuất nông nghiệp, nông hộ đạt
được sản lượng tối đa từ một tập hợp các nhập lượng được sử dụng trong quá
trình sản xuất thì nông hộ đó đạt hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency); Nông
hộ có khả năng sử dụng các yếu tố nhập lượng với các tỷ lệ tối ưu trong điều
kiện giá và kỹ thuật hiện hành thì nông hộ đó đạt được hiệu quả phân phối
(allocation efficiency); nông hộ có khả năng đạt được cả hai thì nông hộ đạt
hiệu quả kinh tế (economic efficiency).
Hiệu quả ở đây được các nhà kinh tế như Aigner, Chu (1968); Aigner và
cộng sự (1977); Meeusen, Van Den Broeck và Timmer (1971); Yotopoulos và
Lau (1973) định nghĩa là tỷ lệ giữa năng suất, sản lượng và lợi nhuận đạt được
của người sản xuất so với mức tiềm năng tối đa mà họ có thể đạt được.
Phương pháp thường dụng để đo lường hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực
nông nghiệp của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước là phương pháp ngẫu
nhiên biên (SFA) và phương pháp bao dữ liệu (DEA). Kết quả nghiên cứu từ

hai phương pháp này có thể chia ra ba nhóm: nhóm kết quả nghiên cứu chỉ sử
dụng phương pháp ngẫu nhiên biên (SFA) (dưới dạng hàm sản xuất, hàm lợi
nhuận và hàm chi phí), nhóm kết quả chỉ sử dụng phương pháp bao dữ liệu
(DEA) hoặc kết hợp cả hai phương pháp. Một số nhà nghiên cứu sử dụng SFA
tiêu biểu như: Timmer (1971), Bagi (1982), Bravo-Ureta (1986), Tauer và
Belbase (1987), Kumbhakar (1989), Ali và Flin (1989), Carter và Zlang (1994),
Hallam và Machado (1996), Latruffe và cộng sự (2000), Revilla và cộng sự
(2001), Illukpitiya (2005), Binici và cộng sự (2006), Shehu và cộng sự (2007),
Oladeebo và cộng sự (2007), Tchale (2009), Từ Văn Bình (2010), Phạm Lê
Thông (1998, 2010, 2011), Nguyễn Hữu Đặng (2011), … ; Một số nhà khoa học
10


sử dụng phương pháp DEA tiêu biểu như: Cloutier và Rowley (1993), Thiele
và Brodersen (1999), Nguyễn Khắc Minh (2008), Nguyễn Phú Son (2008), Paul
(2004), Fandel (2003), Quan Minh Nhựt (2010), Nguyễn Văn Song (2006),
Alemdar (2006), Vũ Hoàng Linh (2006), Krasachat (2007),… ; Và một số
nghiên cứu được các nhà khoa học sử dụng kết hợp cả hai phương pháp như:
Dawson (1985, 1987, 1990, 1991), Weersink (1990), Sharma (1997), Wadud và
White (2000),…
Mỗi phương pháp đều có thế mạnh và hạn chế riêng. Một trong những hạn
chế của DEA là chỉ cho phép người nghiên cứu so sánh hiệu quả của những đơn
vị sản xuất trong cùng một mẫu của tổng thể nghiên cứu (nằm cùng đường biên
sản xuất của nhóm). Điều này có nghĩa là hiệu quả sản xuất của một đơn vị
không thể so sánh với hiệu quả của những đơn vị trong mẫu của tổng thể khác
(đường biên sản xuất của nhóm khác). Hơn nữa DEA cũng rất nhạy với sai số
ngẫu nhiên, cho nên nếu có sai số ngẫu nhiên tồn tại trong số liệu thì chúng sẽ
ảnh hưởng đến các kết quả đo lường hiệu quả. Còn việc tiếp cận theo phương
pháp SFA đòi hỏi phải giả định một dạng hàm cụ thể đối với đường biên hiệu
quả và chỉ ra phần không hiệu quả hoặc sai số ngẫu nhiên. Tuy nhiên, nếu việc

giả định dạng hàm không phù hợp thì kết quả đo lường hiệu quả sẽ bị chệch.
Cách tiếp cận DEA không đòi hỏi các ràng buộc về dạng hàm cụ thể, cũng như
không đòi hỏi các ràng buộc về các nhân tố ảnh hưởng đến không hiệu quả.
Trong những thập niên gần đây, DEA được xem là một phương pháp hữu ích
trong đánh giá năng suất và hiệu quả sản xuất vì những ưu điểm và tính tiện lợi
của nó trong ước lượng.
Nói tóm lại, việc chọn phương pháp trong nghiên cứu đo lường hiệu quả
sản xuất nông nghiệp là hàm ngẫu nhiên biên (Stochastic Frontier Analysis SFA), phương pháp bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis - DEA) hoặc kết
hợp cả hai phương pháp phụ thuộc vào nhiều vấn đề, trong đó mục tiêu nghiên
cứu và đặc điểm của dữ liệu là rất quan trọng.
2.3 HIỆU QUẢ KINH TẾ
Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu hiệu quả sản xuất và được xem là mức lợi
nhuận mà người sản xuất đạt được trong quá trình sản xuất. Lợi nhuận là thước
đo mức độ thành công của người sản xuất trong việc lựa chọn các yếu tố đầu
vào và đầu ra một cách tối ưu hay nói cách khác là hiệu quả kinh tế. Hiệu quả
kinh tế là tích số giữa hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối. Vì vậy, nông hộ
muốn đạt được hiệu quả kinh tế trong sản xuất nói chung hay trong hoạt động
sản xuất rau màu nói riêng thì cần phải đạt được cả hiệu quả kỹ thuật lẫn hiệu
quả phân phối (Theodore, 1964; Rizzo, 1979; Ellis, 1993).
11


Việc đo lường hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, có rất nhiều
công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước thực hiện và
có hai phương pháp chủ yếu được ứng dụng vào những nghiên cứu này là SFA
và DEA. Bravo-Ureta và Rieger (1991) tiếp nối nghiên cứu của Kopp & Diewert
(1982) dùng phương pháp SFA đo lường hiệu quả sản xuất cho 511 trang trại
bò sữa ở New England và Rhode Island năm 1984, trong đó có hiệu quả kinh
tế. Yếu tố đầu vào của hàm sản xuất Cobb-Douglas được tính dưới dạng chi phí
để tính hiệu quả kinh tế. Kết quả cho thấy hiệu quả kinh tế trung bình là 70%.

Những trang trại có hiệu quả kinh tế có thể tiết kiệm 3,6 USD cho mỗi tạ (100
lb). Aung (2011) đã dùng phương pháp DEA để phân tích hiệu quả kinh tế của
nông hộ trồng lúa ở hai địa phương Bago và Yangoon tại Myanmar. Tác giả dựa
vào việc tính mức phi hiệu quả kỹ thuật để phân tích, kết quả đã phản ánh là
mức độ phi hiệu quả kỹ thuật trung bình là 16% với mức thấp nhất 3% và cao
nhất là 73%. Sản lượng tối đa có khả năng bị mất trung bình khoảng 16% do
phi hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ. Kết quả cũng cho thấy có 85% số nông
hộ có mức phi hiệu quả lợi nhuận từ 20% trở xuống và có khoảng 40% số nông
hộ có mức phi hiệu quả kỹ thuật dưới 20%.
Đối với những nghiên cứu sử dụng hàm ngẫu nhiên biên dưới dạng hàm
lợi nhuận và mô hình hiệu ứng phi hiệu quả để ước lượng hiệu quả kinh tế cho
lĩnh vực nông nghiệp, tiêu biểu như: Ali và Flin (1989) ước lượng hiệu quả kinh
tế của nông dân trồng lúa ở Pakistan, kết quả đạt trung bình là 72% và mức độ
biến động khá lớn giữa những nông dân tham gia sản xuất lúa; Xu & Jeffrey
(1995) đã phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất giống lúa lai và giống lúa
thông thường ở Trung Quốc. Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đã so sánh
sự khác biệt về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối nguồn lực của nông hộ
sản xuất hai giống lúa khác nhau. Kết quả phân tích cho thấy có sự khác biệt
đáng kể ở mức đạt được về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối giữa hai
loại giống. Qua đó, nghiên cứu đã chỉ ra sự khác biệt cụ thể trong việc đo lường
hiệu quả sản xuất giữa các vùng trồng lúa lai. Wang và cộng sự (1996) cũng đã
đánh giá hiệu quả sản xuất tại Trung Quốc. Kết quả cho thấy mức hiệu quả kinh
tế đạt trung bình là 62% và tồn tại những hạn chế trong việc lựa chọn các yếu
tố đầu vào tương ứng với giá của nó trên thị trường; Abdulai & Huffman (1998)
phân tích hiệu quả kinh tế thông qua việc đo lường tính kém hiệu quả lợi nhuận
của nông hộ trồng lúa vùng Bắc Ghana. Kết quả phân tích đã chỉ ra nguồn vốn
nhân lực (trình độ học vấn), khả năng tiếp cận vốn tín dụng, khả năng chuyên
môn hóa góp phần tích cực vào hiệu quả sản xuất; Rahman (2003) ước lượng
hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất lúa của nông dân tại Bangladesh. Kết quả
nghiên cứu này đạt được trung bình là 77% và phần kém hiệu quả chủ yếu là do

12


thổ nhưỡng, kinh nghiệm, hệ thống cơ sở hạ tầng và các hoạt động dịch vụ
khuyến nông; Phạm Lê Thông (2010) cũng đã đo lường hiệu quả kinh tế cho
nông hộ sản xuất lúa tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Các yếu tố đầu
vào mà Phạm Lê Thông đã sử dụng gồm giá chuẩn hóa phân đạm, giá chuẩn
hóa phân lân, giá chuẩn hóa phân kali, chi phí nông dược, giá chuẩn hóa
giống, chi phí dùng để thuê lao động, số lượng lao động gia đình. Kết quả đã
phản ánh được mức độ hiệu quả của 3 vụ lúa tại ĐBSCL, vụ Đông xuân trung
bình 72,05%, Hè thu đạt trung bình 55,76%, Thu đông đạt trung bình 58,61%.
Dựa trên mức hiệu quả kinh tế, tác giả đã tính được phần kém hiệu quả của
từng nông hộ và phần năng suất bị thất thoát do sự kém hiệu quả gây ra. Kết
quả này đã phản ánh việc sản xuất kém hiệu quả kinh tế chủ yếu là do nông
dân sử dựng các yếu tố đầu vào không tốt gây nên. Còn các yếu tố ngẫu nhiên
chỉ xuất hiện ở một vài trường hợp nhỏ không đáng kể.
Riêng đối với rau màu tại TPCT được Nguyễn Phú Son (2008) dùng
phương pháp DEA để đo lường hiệu sản xuất cho 24 hộ sản xuất rau màu an
toàn và 16 hộ sản xuất rau màu truyền thống ở vùng ven TPCT, trong đó có hiệu
quả kinh tế. Kết quả ước lượng cho thấy những hộ tham gia sản xuất rau màu
an toàn đạt trung bình là 75,4%. Kết quả này chỉ ra sự tồn tại của tính không
hiệu quả về mặt kinh tế, do sự tồn tại tính không hiệu quả của nông hộ trong
phân phối nguồn lực sản xuất tại vùng nghiên cứu (hiệu quả kỹ thuật đạt 100%).
2.4 HIỆU QUẢ KỸ THUẬT
Farrell (1957) đã đo lường hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp cho 48
tiểu bang của Hoa Kỳ trong những năm 1950. Đầu ra được đo lường bằng tiền
mặt trong hoạt động sản xuất nông nghiệp cộng với giá trị của người tiêu dùng.
Các yếu tố đầu vào được xem xét bao gồm đất (trang trại ít rừng và đất khác
không đồng cỏ), lao động (nông dân, cán bộ quản lý nông nghiệp và lao động
gia đình không được trả lương), nguyên liệu (thức ăn, vật nuôi và giống), và

vốn (dụng cụ nông nghiệp và máy móc). Hiệu quả sản xuất được chia thành hiệu
quả giá (sự thành công của công ty trong việc lựa chọn một thiết lập tối ưu đầu
vào) và hiệu quả kỹ thuật (thành công của một công ty sản xuất sản lượng tối
đa từ một tập hợp các yếu tố đầu vào). Các kết quả cũng cho thấy, một quá trình
sử dụng vùng đất rộng lớn thì đạt hiệu quả cả vốn và vật liệu. Hiệu quả kỹ thuật
cũng được Theodore (1964), Rizzo (1979) và Dhungana & cộng sự (2004), cho
là nếu tiếp cận theo các yếu tố đầu vào thì hiệu quả kỹ thuật (TE) là số lượng
sản phẩm có thể đạt được bằng cách sử dụng lượng đầu vào tối thiểu với trình
độ công nghệ đang được áp dụng.

13


Nối tiếp Farrell có rất nhiều tác giả đã đo lường hiệu quả kỹ thuật trong
lĩnh vực nông nghiệp. Đối với trang trại nông nghiệp tổng hợp được rất nhiều
tác giả nghiên cứu đo lường hiệu quả sản xuất nhất là đo lường hiệu quả kỹ
thuật, tiêu biểu như: Timmer (1971), Kopp (1981), Russell & Young (1983),
Bagi (1982, 1984), Bagi & Huang (1983), Haag và cộng sự (1992), Thiele và
Brodersen (1999), Amara và cộng sự (1999), Latruffe và cộng sự (2000), Tan &
cộng sự (2010), Orawan & Somporn (2012),… được thể hiện cụ thể như sau:
- Timmer (1971), Kopp (1981), Russell & Young (1983), Bagi (1982),
Bagi & Huang (1983) đã đo lường hiệu quả kỹ thuật cho những trang trại
nông nghiệp tổng hợp (gồm có trồng trọt và chăn nuôi). Các biến được sử
dụng là giá trị sản lượng nông nghiệp, diện tích đất dùng trong sản xuất, số
giờ lao động của con người trực tiếp làm việc tại các trang trại (gia đình và
thuê), dịch vụ vốn từ máy móc thiết bị nông nghiệp, khấu hao, sửa chữa và
bảo trì, chi phí hoạt động, giá phân bón, vôi, các hóa chất khác, giá trị của cỏ
khô, thức ăn, công chăm sóc thú y, chi phí chăn nuôi gia súc khác và giá trị
của đất đầu vào. Kết quả chính của các nghiên cứu đã chỉ ra một số trang trại
sử dụng đất quá mức, trong khi lượng vốn và phân bón thấp hơn rất nhiều so

với chuẩn cần thiết (Timmer, 1971). Những đề xuất đáng ghi nhận là tăng
cường chất lượng các dịch vụ khuyến nông và vốn tín dụng mới để làm tăng
hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất cho các nông hộ nơi đây (Bagi, 1982; Bagi
& Huang, 1983).
- Haag và cộng sự (1992) ước lượng hiệu quả kỹ thuật trên cùng một loại
đất tại 41 quận của Blackland Prairie Texas. Tác giả đã sử dụng đầu ra là giá trị
thị trường của cây trồng và chăn nuôi. Các yếu tố đầu vào bao gồm đất trồng trọt
có thu hoạch, đất trồng sử dụng để chăn thả, đất phù hợp cho việc chăn thả và chi
phí sản xuất nông nghiệp (tổng vốn đầu tư trong chăn nuôi, phân bón, nhiên liệu
và năng lượng, thức ăn, thiết bị, lao động, hạt giống, và chi phí khác liên quan
đến trang trại). Thông qua các kết quả đo lường và phân tích, các tác giả đã nhấn
mạnh rằng những nghiên cứu trong tương lai nên xem xét yếu tố chất lượng đất
và kiểm tra độ nhạy của việc phân loại sai số trong dữ liệu.
- Thiele và Brodersen (1999) sử dụng DEA để ước lượng hiệu quả kỹ thuật
và hiệu quả theo qui mô dựa trên số liệu thu thập từ 386 trang trại ở Tây Đức và
214 trang trại Đông Đức trong giai đoạn 1995-1996 và 1996-1997. Trong
nghiên cứu này tác giả sử dụng lợi nhuận từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và
sản xuất khác làm biến đầu ra. Các biến đầu vào là lao động, đất đai, vốn, nguyên
liệu đầu vào (giống, phân bón, hóa chất và thức ăn gia súc) và biến khác (năng
lượng, nước, nhiên liệu, vv). Ngoài ra, Latruffe và cộng sự (2000) chỉ ra rằng
14


TE sản xuất cây trồng có thể khác với các hoạt động chăn nuôi. Hơn nữa, trong
sản xuất lúa gạo tác giả còn so sánh nông dân là nữ giới có hiệu quả hơn so với
nông dân là nam giới với mức TE trung bình tương ứng là 0,904 và 0,897. Kết
quả này, tác giả đã giải thích rằng, mặc dù cả hai đều quan tâm đến các hoạt
động nông nghiệp, nhưng phụ nữ tham gia quản lý hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp trong khi nam giới có xu hướng về các hoạt động phi nông nghiệp
như khai thác các mỏ và các đồn điền. Vì vậy, phụ nữ có thể có nhiều kinh

nghiệm và cơ hội tiếp cận công nghệ mới về sản xuất và áp dụng chúng vào cây
lúa tốt hơn (tương đồng với nghiên cứu của Oladeebo và cộng sự, 2007). Bagi
(1984) cũng đã so sánh hiệu quả kỹ thuật của những trang trại có toàn thời gian và
bán thời gian tham gia điều hành sản xuất và kết quả đo lường đã chỉ ra rằng có
sự khác biệt về hiệu quả kỹ thuật. Hiệu quả kỹ thuật đạt trung bình tương ứng của
hai loại hình trang trại là 0,7579 và 0,7632.
Đối với những nghiên cứu đo lường hiệu quả kỹ thuật cho những trang
trại chuyên chăn nuôi được đo lường bởi những nhà khoa học tiêu biểu là:
Bravo - Ureta (1986), Tauer & Belbase (1987), Dawson (1987), Kumbhakar và
cộng sự (1989), Bravo-Ureta và Rieger (1990), Weersink và cộng sự (1990),
Dawson và Woodford (1991), Hallam và Machado (1996), Sharma và cộng sự
(1997) kết quả nghiên cứu được thể hiện cụ thể như sau:
- Hiệu quả kỹ thuật của những trang trại chăn nuôi bò sữa tại New England
được Bravo - Ureta (1986) đo lường 222 trang trại; ở New York được Tauer &
Belbase (1987) ước lượng 432 trang trại; ở Anh và xứ Wales được Dawson (1987,
1990) đo lường 406 trang trại, những tác giả này đều sử dụng chung phương pháp
là SFA để tính hiệu quả kỹ thuật. Các biến đầu ra được sử dụng là giá trị của sản
phẩm chăn nuôi, chi phí tiếp thị sữa, hỗ trợ của chính phủ, các khoảng thu nhập
khác, sự thay đổi ròng trong chăn nuôi và thức ăn hàng tồn kho hoặc tổng chi phí
(tiền thức ăn, lao động, máy móc, thay thế đàn và tiền thuê mướn). Các biến đầu
vào gồm lao động thuê, lao động gia đình, thức ăn chăn nuôi, máy móc, cây trồng,
vật nuôi, bất động sản và các chi phí khác, mức hạn ngạch sữa (giá bán buôn, bán
hàng trực tiếp và hạn ngạch thêm). Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng qui mô
trang trại và hiệu quả kỹ thuật độc lập có ý nghĩa thống kê, và cho rằng nếu cải
tiến về hiệu quả kỹ thuật sẽ cho sản lượng sữa cao hơn. Đối với Kumbhakar và
cộng sự (1989) đo lường 89 trang trại chăn nuôi tại năm quận ở Utah. Đầu vào
được phân loại thành hai loại biến, biến nội sinh và ngoại sinh. Yếu tố đầu vào
thuộc nội sinh được xem xét là vốn, lao động và biến ngoại sinh đầu vào là số năm
đi học, thu nhập phi nông nghiệp (được đo lường trong các hoạt động phi nông
nghiệp) và hai biến phân loại cho ba quy mô trang trại (nhỏ, vừa và lớn). Các biến

đầu ra là lượng sữa được sản xuất, chất thải và bệnh tật. Kết quả cho thấy sản
15


lượng sữa của các trang trại nhỏ thấp hơn so với các trang trại quy mô lớn
52,28%, trong khi các trang trại quy mô vừa thấp hơn so với các trang trại lớn
32,73%. Các trang trại quy mô nhỏ và vừa kém hiệu quả hơn so với các trang
trại có qui mô lớn. Cloutier và Rowley (1993) sử dụng phương pháp DEA để
ước lượng hiệu quả kỹ thuật của 187 trang trại bò sữa ở Quebec năm 1988 và
1989. Ba yếu tố đầu ra đã được lựa chọn, tổng lượng sữa (lít) sản xuất trong
năm, doanh thu từ việc bán sữa, và doanh thu khác. Đầu vào được xem xét là
qui mô đàn, lao động (gia đình và thuê), đất sản xuất (bao gồm cả đất thuê),
thức ăn gia súc và một yếu tố đầu vào khác. Kết quả cho thấy số trang trại đạt
hiệu quả tối đa năm 1989 (40 trang trại) tăng lên so với năm 1988 (20 trang
trại), với mức hiệu quả trung bình năm 1989 là 0,913, năm 1988 là 0,883 và
hiệu quả tối thiểu 1989 là 0,683, năm 1988 là 0,662. Các tác giả gợi ý rằng có
sự nghi ngờ kết quả ước lượng do sự thay đổi đáng kể trong ước lượng hiệu quả
kỹ thuật giữa hai năm khi dùng phương pháp DEA hoặc trong sự lựa chọn của
các biến trong ước lượng.
- Đối với Weersink và cộng sự (1990) ước tính hiệu quả kỹ thuật và phân
tách nó thành hiệu quả hoàn toàn (purely technical-PE), hiệu quả tắc nghẽn
(congestion efficiency-CE) và hiệu quả quy mô (Scale efficiency-SE). Họ đã
sử dụng dữ liệu 105 trang trại bò sữa Ontario cho năm 1987 và các phương
pháp phi tham số và phương pháp kinh tế lượng để tính hiệu quả kỹ thuật
(Technical efficiency-TE). Hiệu quả kỹ thuật chung (TE) được đo như tỷ lệ
thực tế với tiềm năng (hiệu quả) đầu ra. Hiệu quả kỹ thuật thuần túy (PE) được
tính tương tự thông qua bài toán quy hoạch tuyến tính, sử dụng một bộ chuyển
đổi kết hợp hiệu quả không liên tục trong kỹ thuật. Ngoài ra, cũng như những
trang trại bò sữa, năm 1997 được Sharma và cộng sự đánh giá hiệu quả kỹ
thuật của 60 trang trại heo ở Hawaii. Các biến được sử dụng là bình quân gia

quyền của heo sản xuất (đầu ra), thức ăn (heo tập trung và các thức ăn dựa
trên ngũ cốc, trừ rác), lao động (gia đình và thuê), biến đầu vào khác (đại diện
cho tổng cộng tất cả các chi tiêu khác ngoại trừ thức ăn và thuê lao động), và
vốn (chi phí cố định bằng tiền mặt và chi phí khấu hao về vốn, bao gồm cả
chuồng trại, máy móc và các thiết bị khác).
- Đến năm 1991, Dawson và Woodford (1991) đã sử dụng các dữ liệu bảng
(Panel data) được thiết kế giống như Dawson (1990) để ước lượng hiệu quả kỹ
thuật 306 trang trại bò sữa ở Anh và xứ Wales trong giai đoạn 1984-1985 đến
1986-1987. Hiệu quả kỹ thuật được ước lượng bằng hàm sản xuất biên ngẫu
nhiên cho mỗi trang trại theo thời gian. Kết quả cho thấy, hiệu quả của các trang
trại dao động từ 99% đến 50%, trong đó, có 42% số hộ đạt hiệu quả từ 90% trở
lên, 75% số hộ đạt hiệu quả từ 80 %. Hiệu quả trung bình là 86% và trung vị đạt
16


×