Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bao bì viên nang cứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.39 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

----------

BÁO CÁO MÔN BAO BÌ ĐÓNG GÓI
Đề tài:

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VIÊN NANG CỨNG
GVHD:

Th.S VŨ NGỌC HÀ VI

Sinh viên thực hiện:
1. Đỗ Võ Bảo Hiền

15139039

2. Nguyễn Thi Xuân Thùy

15139124

3. Đỗ Ngọc Trâm

15139128

4. Hoàng Quỳnh Trân

15139131


Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 11 năm 2017
1


MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................................i
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................. 1
1. Khái quát về thuốc viên nang......................................................................................2
1.1.

Định nghĩa............................................................................................................2

1.2.

Ưu điểm của viên nang cứng................................................................................2

1.3.

Nhược điểm của viên nang cứng..........................................................................3

2. Thành phần viên nang.................................................................................................3
2.1.

Thành phần cấu tạo...............................................................................................3

2.2.

Hình dạng và kích thước.......................................................................................4

a) Hình dạng:............................................................................................................4

b) Kích thước:...........................................................................................................4
2.3.

Bảo quản vỏ nang.................................................................................................5

2.4.

Tiêu chuẩn vỏ nang cứng......................................................................................5

a) Kích thước:...........................................................................................................5
b) Độ tan:..................................................................................................................5
c) Hàm ẩm và độ dòn của vỏ nang:...........................................................................5
d) Mùi:...................................................................................................................... 6
2.5.

Các khiếm khuyết của vỏ nang.............................................................................6

3. Quy trình sản xuất viên nang cứng............................................................................6
3.1. Nguyên tắc:........................................................................................................... 6
3.2. Mô tả quy trình.....................................................................................................7
3.3. Sơ đồ quy trình.....................................................................................................7
4. Hoàn chỉnh viên nang..................................................................................................8
5. Kiểm tra kiểm soát trong quá trình sản xuất.............................................................8
6. Kiểm tra chất lượng viên nang....................................................................................9

1


LỜI NÓI ĐẦU
Như chúng ta đã biết, bao bì là một loại sản phẩm công nghiệp đặc biệt được dùng để

bao gói và chứa đựng, nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc vận chuyển, xếp dỡ, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.
Tài nguyên toàn cầu đang giảm dần, sự tăng trưởng dân số, sức tiêu dùng tăng cao của
tầng lớp trung lưu và sự phát triển của thương mại điện tử qua nền tảng di động cùng với
các “đại xu hướng” khác sẽ là sự thách thức chưa từng có đối với khả năng cải tiến của
ngành công nghiệp bao bì, đặc biệt là bao bì dược phẩm.
Một loại dược phẩm để xuất hiện trên thị trường phải trải qua nhiều quá trình kiểm
tra và thẩm định nghiêm ngặt từ bao bì dược phẩm cho đến chất lượng dược phẩm.
Trong đó bao bì dược phẩm là một trong những yếu tố đánh giá quan trọng trong quá
trình sản xuất dược phẩm.
Trong sản xuất dược phẩm, bao bì dược không kể đến bao bì đóng gói bên ngoài
vận chuyển thì được chia thành hai dòng sản phẩm chính được gọi là bao bì sơ cấp và
bao bì thứ cấp tùy thuộc vào mức độ tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm hay không.
Trong bài báo cáo này, chúng ta hướng đến bao bì sơ cấp, viên nang cứng. Quy
trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, hoàn chỉnh vỏ nang cứng như thế nào.
1. Khái quát về thuốc viên nang
1.1.

Định nghĩa

Thuốc nang là dạng thuốc uống chứa một hay nhiều hoạt chất trong vỏ nang cứng hay
mềm với nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau. Vỏ nang được làm từ gelatin và có
thể được thêm các chất phụ gia không gây độc hại cho cơ thể người. Thuốc nang cứng có
vỏ nang gồm hai phần hình trụ lồng khít vào nhau, mỗi phần có một đầu kín, đầu kia hở.
Thuốc đóng trong nang thường ở dạng rắn (bột hay cốm). (Dược điển Việt Nam III).
Trên thực tế, dược chất bên trong có thể ở dạng rắn như bột thuốc, cốm, vi hạt, vi
nang và cũng có thể ở dạng lỏng.

2



3


Hình 1. Các dạng dược chất có thể đóng vào nang cứng
1. Bột hoặc cốm thuốc; 2. Vi hạt hoặc vi nang; 3. Viên nén; 4. Hỗn hợp bột thuốc + vi
nang; 5. Bột (cốm) thuốc + viên nén; 6. Vi nang + viên nén; 7. Hai loại vi hạt hoặc vi
nang; 8. Viên nang + vi hạt; 9. Cốm thuốc + viên nang; 10. Thuốc dạng lỏng.
1.2.

Ưu điểm của viên nang cứng

Viên nang là dạng viên dễ uống, dễ nuốt và có màu sắc phong phú hơn dạng viên nén.
Dược chất đóng vào viên nang có thể ở nhiều dạng: bột, cốm, vi hạt, vi nang, viên
nang nhỏ, viên nén hoặc phối hợp các dạng trên trong cùng một vỏ nang.
Sự phối hợp này có thể giúp cách ly các thành phần tương kỵ hoặc điều chế viên nang
phóng thích kéo dài bằng cách phối hợp các vi hạt hoặc vi nang phóng thích dược chất tại
nhiều thời điểm và vị trí khác nhau trong đường tiêu hoá dễ dàng.
So với viên nén, viên nang là dạng thuốc tương đối dễ nghiên cứu xây dựng công
thức.
Dễ triển khai sản xuất ở các quy mô khác nhau, có thể sử dụng các máy đóng nang thủ
công trong quy mô nhỏ hoặc các máy đóng nang bán tự động và tự động trong quy mô
sản xuất lớn.
Tiện dùng: vì đây là dạng thuốc phân liều, đóng gói gọn dễ bảo quản và dễ vận
chuyển tiệu dùng như viên nén.
Viên nang là dạng viên ít gặp phải các vấn đề sinh khả dụng do khối thuốc trong nang
không bị nén chặt nên viên dễ rã hơn viên nén.
1.3.

Nhược điểm của viên nang cứng


Các dược chất kích ứng niêm mạc đường tiêu hoá thì không nên đóng nang vì sau khi
vỏ nang rã sẽ tập trung nồng độ thuốc cao tại nơi giải phóng thuốc.
4


Vd: Natri nitrfurantoin.
2. Thành phần viên nang
2.1.

Thành phần cấu tạo

Vỏ nang được chế tạo từ nguyên liệu chính là gelatin, các chất màu, chất tạo độ đục
như titan dioxyd và các chất phụ gia khác (Gelatin được chiết xuất từ chính collagen có
trong xương, da của động vật như da lợn hoặc trong collagen của thực vật ( tảo đỏ, trái
cây,..). Đây chính là loại protein không vị, không mùi, trong suốt hoặc có loại được sản
xuất với màu hơi hơi vàng. Gelatin có 2 dạng: dạng bột và dạng lá).

Hình 1. Dạng bột của gelatin
Hình 2. Dạng lá của gelatin

5


Vỏ nang cũng có thể được chế tạo bằng dẫn chất cellulose, loại vỏ nang này ít được
sử dụng vì độ tan kém và giá thành cao.
2.2.

Hình dạng và kích thước


a) Hình dạng:
Vỏ nang có hình thuôn dài, gồm hai phần được gọi là nắp nang (cap) và thân nang
(body). Trên thân nang và nắp nang có gờ khoá để nắp nang không bị tách rời ra trước và
sau khi đóng thuốc. Một số nang có hai khoá gồm một gờ khoá và một lỗ. Vỏ nang được
cung cấp trong tình trạng đậy nắp tạm, sau khi đóng thuốc xong sẽ được đậy nắp chặt.

Hình
nang

3. Vỏ

rỗng
Hình 4. Nang có gờ khóa

b) Kích thước:
Vỏ nang được sản xuất với nhiều cỡ khác nhau, được đánh số từ 000 đến 5, mỗi cỡ có
một dung tích nhất định. Các cỡ nang thông dụng là cỡ số 0, số 1 và số 2.
Bảng 1. Dung tích các cỡ nang (ml)
Cỡ nang
Dung tích

5
0.13

4
0.2

3
0.27


2
0.37

1
0.48

0
0.67

00
0.95

000
1.36

nang
2.3. Bảo quản vỏ nang
Vỏ nang cứng có hàm ẩm khoảng 13 ÷ 16%. Hàm ẩm của nang đóng vai trò như một
chất hoá dẻo giữ cho nang không bị dòn và đảm bảo độ bền của vỏ nang. Khi hàm ẩm
6


trong vỏ nang thấp, vỏ nang sẽ bị dòn; khi hàm ẩm cao, vỏ nang sẽ bị mềm. Hàm ẩm
trong vỏ nang cũng ảnh hưởng đến kích thước vỏ nang. Vỏ nang dùng cho máy đóng
nang tốc độ cao càng cần phải được bảo quản trong điều kiện nghiêm ngặt hơn để kích
thước không bị thay đổi.
Các nhà sản xuất vỏ nang thường đóng gói vỏ nang trong bao bì kín, chống ẩm tốt.
Các vỏ nang sẽ có tuổi thọ cao nếu được bảo quản trong bao bì kín, điều kiện nhiệt độ
trong khoảng 10 ÷ 35ºC và hàm ẩm trong khoảng 20 ÷ 60%. Tránh bảo quản vỏ nang
rỗng ở gần nguồn nhiệt, ánh sáng chiếu trực tiếp.

2.4. Tiêu chuẩn vỏ nang cứng
a) Kích thước:
Kích thước của vỏ nang phải được chế tạo theo đúng tiêu chuẩn để có thể dùng được
trong tất cả các máy đóng nang khác nhau.
b) Độ tan:
Vỏ nang không được tan trong nước ở nhiệt độ 25ºC trong vòng 15 phút và phải tan
hoặc rã hoàn toàn trong dung dịch acid hydrochlorid 0,5% ở nhiệt độ 36 ÷ 38ºC trong
vòng 15 phút.
c) Hàm ẩm và độ dòn của vỏ nang:
Hàm ẩm của vỏ nang rỗng phải trong khoảng 13 ÷ 16%, xác định bằng phương pháp
sấy ở 105ºC. Độ dòn của vỏ nang có thể được kiểm tra bằng cách bóp nhẹ: vỏ nang
không được vỡ.
d) Mùi:
Vỏ nang phải không được thôi ra mùi lạ sau khi bảo quản trong bình đậy kín ở nhiệt độ
30 ÷ 40ºC trong thời gian 24 giờ.
2.5.

Các khiếm khuyết của vỏ nang

Các vỏ nang có thể có những khiếm khuyết nhất định trong quá trình sản xuất. Các
khiếm khuyết này được chia thành ba loại, tuỳ theo mức độ quan trọng khác nhau:

7


Khiếm khuyết tới hạn là những khiếm khuyết có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình
đóng thuốc vào nang bao gồm: nang quá ngắn hoặc quá dài, vỏ nang bị bẹp, bị rạn nứt,
có lỗ hoặc biến dạng.
Khiếm khuyết lớn là những khiếm khuyết có thể gây những hậu quả nhất định khi sử
dụng, hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả trị liệu của thành phẩm viên nang như: nang bị hở

nắp, đậy hai nắp, thành nang mỏng, hoặc nứt dọc theo thân nang.
Khiếm khuyết nhỏ là những khiếm khuyết không ảnh hưởng đến khả năng trị liệu của
thành phẩm mà chỉ ảnh hưởng đến hình dạng cảm quan của thuốc như vỏ nang bị ố, có
đốm, có bọt khí.
3. Quy trình sản xuất viên nang cứng
Sản xuất vỏ nang cứng bằng phương pháp nhúng khuôn:
3.1. Nguyên tắc
Sử dụng khuôn là phôi kim loại nhỏ nhúng vào dung dịch vỏ.
 Vỏ nang gelatin: nhúng khuôn có nhiệt độ thấp vào dung dịch gelatin có nhiệt độ
cao hơn. Do nhiệt độ chuyển hóa sol-gel của gelatin, khi nhúng, gelatin bám lên bề mặt
của khuôn, gelatin gặp lạnh sẽ tạo thể gel bám trên khuôn.
 Vỏ nang HPMC: nhúng khuôn có nhiệt độ cao vào dung dịch HPMC có nhiệt độ
thấp.
3.2. Mô tả quy trình
Khi điều chế, đầu tiên gelatin được ngâm nước cho trương nở, đun cách thủy để hòa
tan, đồng thời hòa tan các thành phần khác. Lọc, duy trì nhiệt độ 50oC để nhúng khuôn.
Khuôn: bôi trơn, giữ nhiệt độ khoảng 22oC trước khi nhúng vào dung dịch gelatin.
Thời gian nhúng khuôn khoảng 10s, nhấc khuôn lên theo cách quay từ từ để gelatin
bám đều trên khuôn.
Đưa khuôn sấy 30-35oC
Tháo vỏ nang khỏi khuôn, cắt theo kích thước quy định.
8


Có thể in chữ, lắp nắp và thân nang.
Phân loại, đóng gói, bảo quản
3.3. Sơ đồ quy trình

Chuẩn bị nguyên
nguyên

Chuẩn
liệu

Cắt vỏ
vỏ nang

Khớp nắp và thân
nang
nang

Nhúng khuôn

Tháo vỏ nang
nang

Phân loại

Định
hình
Định hình

Làm
Làm khô

Đóng
Đóng gói

4. Hoàn chỉnh viên nang
Sau khi đóng thuốc vào nang, các viên nang
cần được loại bụi và đánh bóng trước khi đóng

gói. Tuỳ theo điều kiện trang thiết bị có sẵn, có
thể áp dụng các phương pháp sau:
Loại bụi bằng phương pháp thủ công. Có
thể loại bụi bằng cách lau các vỏ nang với vải
cotton, vải gạc có thể tẩm một ít dầu vào vải để
sau khi lau viên có độ bóng.

Hình 3. Máy đánh bóng viên
nang

Loại bụi và đánh bóng trong nồi bao. Nồi bao đục lỗ có hệ thống thổi và hút khí rất
mạnh, có thể dùng để loại bụi trên viên nang dễ dàng, có thể lót vải trong nồi để đánh
bóng viên trong quá trình loại bụi.

9


Loại bụi bằng hệ thống lau và đánh bóng viên. Thiết kế của hệ tnối với một máy hút
bụi. Các viên sẽ được lau sạch bụi và đánh bóng khi đi qua lòng ống.
5. Kiểm tra kiểm soát trong quá trình sản xuất
Kiểm tra tính chất của hạt: Để sản phẩm đạt được độ đồng đều khối lượng, hạt phải có
kích thước và phân bố kích thước hạt phù hợp để tránh quá trình phân lớp khi máy đóng
nang vận hành. Lưu tính của hạt là một thông số quan trọng đối với tất cả các thiết bị
đóng thuốc vào nang. Các phương pháp dùng trong viên nén đều có thể được áp dụng để
đánh giá lưu tính của khối bột, hạt dùng đóng nang.
Khối lượng trung bình viên cần phải được kiểm tra thường xuyên trong quá trình
đóng nang, máy vận hành càng nhanh càng phải kiểm tra chặt chẽ hơn. Sự kiểm tra có thể
thực hiện nhanh bằng cách cân cả vỏ nang (phải biết trước khối lượng trung bình của vỏ
nang).
Hình dạng cảm quan của viên nang nên được kiểm tra toàn bộ, vì có thể có những

trường hợp vỏ nang khiếm khuyết nhưng máy không loại được, hoặc có thể có những
khiếm khuyết xảy ra ngay trong quá trình đóng thuốc vào nang bằng máy.
Trong công nghệ sản xuất viên nang hiện đại, các viên sau khi được hút bụi và đánh
bóng, sẽ được chuyển lên một hệ thống băng tải. Khi di chuyển trên băng tải, các viên
vừa di chuyển vừa xoay để nhân viên có thể kiểm soát toàn bộ hình dạng cảm quan tất cả
các viên nang. Một vài máy hiện đại như hệ thống hoàn thiện viên nang của hãng Parke–
Davis, có thêm hệ thống cân kiểm tra để tự động loại các vien nang nằm ngoài giới hạn
cho phép.
6. Kiểm tra chất lượng viên nang
Các chỉ tiêu chất lượng của viên nang bao gồm định tính, định lượng, độ đồng đều
hàm lượng, độ đồng đều khối lượng, thời gian rã và tốc độ hoà tan hoạt chất:
 Định tính, định lượng, tạp chất (nếu có) theo qui định trong chuyên luận riêng.

 Độ đồng đều hàm lượng:
Nếu không có các chỉ dẫn khác, yêu cầu này áp dụng cho các thuốc nang có chứa một
hoặc nhiều dược chất, trong đó có các dược chất có hàm lượng dưới 2 mg hoặc dưới 2%
10


(kl/kl) so với khối lượng thuốc trong 1 nang. Đối với nang có từ 2 dược chất trở lên, chỉ
thử độ đồngđều hàm lượng với thành phần nào có hàm lượng nhỏ như qui định ở trên.
Yêu cầu này không áp dụng cho các nang thuốc chứa nhiều vitamin và các nguyên tố vi
lượng.
 Độ đồng đều khối lượng: Nếu phép thử độ đồng đều hàm lượng đã được tiến hành
với tất cả các dược chất có trong nang thì không phải thử độ đồng đều khối lượng.
 Độ rã: Nếu không có chỉ dẫn gì khác, dùng nước làm môi trường thử, thời gian rã
phải trong vòng 30 phút. Nếu thử trong môi trường nước không đạt, thay nước bằng dung
dịch acid hydrocloric 0,1N (TT) hoặc dịch dạ dày giả (TT). Nếu nang nổi trên mặt nước,
có thể dùng đĩa đè nên.
 Độ hòa tan: Các thuốc nang có yêu cầu thử độ hòa tan sẽ có qui định cụ thể trong

chuyên luận ri êng. Không yêu cầu thử độ tan rã đối với thuốc nang đã thử độ hòa tan.
Bảo quản trong bao bì thật kín, nhiệt độ không quá 30oC.
Thử nghiệm độ hoà tan của viên nang thường được thực hiện bằng thiết bị giỏ quay
để viên nang không nổi lên trong quá trình thử. Trường hợp dùng thiết bị cánh khuấy,
viên nang cần được lồng vào trong một ống kim loại để giữ cho viên chìm dưới đáy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công nghệ bào chế dược phẩm – Nhà xuất bản giáo dục
2. />3. />
11



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×