Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

So sánh cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947 và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.51 KB, 6 trang )

MỤC LỤC
MỞ BÀI.............................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................1
1. Giống nhau giữa cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947 và cơ chế
giải quyết tranh chấp của WTO......................................................................1
2. Khác nhau giữa cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947 và cơ chế
giải quyết tranh chấp của WTO......................................................................2
KẾT LUẬN.......................................................................................................5

0


MỞ BÀI
Trong thời gian tồn tại hơn 47 năm, cơ chế giải quyết tranh chấp của
GATT được đánh giá là đã có nhiều đóng góp to lớn trong việc giải quyết
tranh chấp giữa các nước tham gia GATT. Cơ chế giải quyết tranh chấp của
WTO ra đời xây dựng cho mình một cơ chế giải quyết trên cơ sở là GATT
1947 mang tính hệ thống và đã loại bỏ nhiều bất cập trong cơ chế giải quyết
tranh chấp của GATT. Vậy giữa cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947
và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO còn có giống nhau không? Cơ chế
giải quyết của WTO đã tạo nên điểm khác biệt gì so với GATT 1947? Em lựa
chọn đề bài: “So sánh cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947 và cơ chế
giải quyết tranh chấp của WTO” để trả lời câu hỏi này.
NỘI DUNG
1. Giống nhau giữa cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947 và cơ chế
giải quyết tranh chấp của WTO
Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO là sự kế thừa các qui định về
giải quyết tranh chấp đã từng phát huy tác dụng tích cực gần 50 năm qua
trong lịch sử GATT 1947. Do đó, căn cứ khởi kiện là như nhau (Điều XXII và
Điều XXIII của GATT) và WTO vẫn sẽ tiếp tục áp dụng cách giải quyết tranh
chấp của GATT 1947 như: tái lập sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ; giải


quyết tích cực các tranh chấp; cấm đơn phương áp dụng các biện pháp trả đũa
khi chưa được phép của WTO. Nguyên tắc cấm đơn phương áp dụng các biện
pháp trừng phạt có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của hệ thống thương
mại toàn cầu. Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947 và cơ chế giải
quyết tranh chấp của WTO vẫn đều có thành lập Ban hội thẩm (panel).

1


2. Khác nhau giữa cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947 và cơ chế
giải quyết tranh chấp của WTO
Thứ nhất, theo cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT các quyết định
được thông qua dựa trên nguyên tắc đồng thuận thuận (consensus). Đồng
thuận thuận có nghĩa là không có sự phản đối từ bất kỳbên ký kết nào đối với
quyết định được đưa ra. Theo nguyên tắc này, Ban Hội thẩm chỉ được thành
lập và báo cáo của Ban Hội thẩm chỉ được thông qua khi có sự nhất trí của tất
cả các thành viên trong Hội đồng GATT. Còn theo cơ chế giải quyết tranh
chấp của WTO là nguyên tắc đồng thuận thuận đã được thay thế bằng nguyên
tắc đồng thuận nghịch. Theo nguyên tắc này không một nước thành viên riêng
lẻ nào có thể ngăn cản việc ra quyết định của DSB trong quá trình giải quyết
tranh chấp trừ phi có ý kiến đồng thuận phủ quyết của mọi thành viên của
WTO. Điều này có nghĩa là nếu nước vi phạm muốn phán quyết của DSB
không được thông qua thì phải thuyết phục được tất cả các thành viên khác
của WTO (kể cả các bên tham gia trong vụ kiện) cùng phản đối với mình.
Thứ hai, cơ chế của GATT không có một quy trình ổn định và rõ ràng,
việc giải quyết tranh chấp thường bị kéo dài không phải tuân theo một lịch
trình cụ thể với những thời hạn cụ thể nào . Với việc áp dụng nguyên tắc đồng
thuận thuận, các bên tham gia có thể trì hoãn ở mọi giai đoạn và gây khó khăn
cho quá trình xét xử. Đối với cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, cơ chế
này được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ với các thời hạn, ngắn, xác

định. GATT 1947 trước đây về cơ bản chỉ có hai điều quy định về thủ tục giải
quyết tranh chấp là Điều 22 và Điều 23. Trong khi đó WTO có hệ thống các
quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp. Đó là Thoả thuận về các quy tắc và
thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp (DSU). Thủ tục giải quyết tranh
chấp của WTO được chia thành bốn giai đoạn chính: giai đoạn tham vấn, giai
đoạn hội thẩm, giai đoạn phúc thẩm và giai đoạn thi hành phán quyết. Tất
2


nhiên không phải bất kỳ tranh chấp nào cũng trải qua tất cả bốn giai đoạn này
nhưng chúng phải được thực hiện một cách lần lượt. Xét về mặt thủ tục, các
bên tham gia giải quyết tranh chấp phải tuân thủ theo một trình tự nhất định
đã được quy định trong DSU. Thủ tục giải quyết tranh chấp thống nhất, chặt
chẽ hơn với quy định ràng buộc về mặt thời gian trong từng giai đoạn giải
quyết tranh chấp cụ thể làm cho thời gian giải quyết tranh chấp của WTO
được rút gọn hơn rất nhiều so với GATT.
Thứ ba, việc giải quyết tranh chấp theo cơ chế của GATT chỉ được xét
xử ở một cấp là Ban Hội thẩm. Các bên tham gia tranh chấp không có quyền
kháng cáo và GATT cũng không có một Cơ quan Phúc thẩm độc lập để xem
xét lại vụ tranh chấp một cách thoả đáng. Cơ cấu ban hội thẩm thời kỳ GATT
1947 chủ yếu được ưu tiên lựa chọn trong các quan chức chính phủ các nước
thành viên. Đối với giải quyết tranh chấp trong WTO thì cơ cấu ban hội thẩm
của WTO được ưu tiên lựa chọn trong số những chuyên gia độc lập, không
làm việc cho chính phủ, có uy tín quốc tế về chính sách hoặc luật thương mại
quốc tế. Đặc biệt trong giải quyết tranh chấp của WTO, việc giải quyết được
tiến hành thận trọng, qua hai bước bởi các cơ quan trung lập (Ban hội thẩm,
Cơ quan phúc thẩm), đảm bảo giải quyết một cách chính xác các tranh chấp.
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO có quy định thêm về thủ tục kháng cáo
và thành lập Cơ quan Phúc thẩm thường trực. Đây là lần đầu tiên trong một
cơ chế tài phán giải quyết tranh chấp quốc tế xuất hiện một Cơ quan Phúc

thẩm với các cơ hội xem xét lại quyết định ban đầu, đảm bảo quyền lợi của
các bên tham gia tranh chấp.
Thứ tư, vũ khí chủ yếu của GATT để đảm bảo sự tuân thủ của các bên
tranh chấp - đó là biện pháp trả đũa - đã không thể hiện được hiệu quả trong
việc kết thúc một tranh chấp. Các nước nhỏ thường gặp nhiều khó khăn khi
3


trả đũa các nước lớn do họ lo ngại rằng việc trả đũa này có thể gây những ảnh
hưởng không tốt cho nền kinh tế vốn đã yếu ớt của mình. Bên cạnh đó, GATT
cũng không có quy định về biện pháp bồi thường thiệt hại hay việc hạn chế
thời gian để thi hành phán quyết đối với bên thua kiện. Đối với giải quyết
tranh chấp trong WTO, nhằm mục đích buộc bên thua kiện thực thi phán
quyết của DSB một cách nghiêm túc, WTO đề ra cơ chế theo dõi và giám sát
thực thi phán quyết. Cơ chế giám sát được thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ
ngày thông qua báo cáo của Ban Hội thẩm. Đồng thời bên thua kiện cũng phải
thông báo cho DSB biết về những biện pháp mà nước này dự định áp dụng để
thực hiện. Ngoài ra, DSB cũng có thể cho nước này một thời hạn được cho là
“hợp lý” để thực hiện phán quyết. Quá thời gian này mà nước thua kiện vẫn
không thực thi phán quyết của DSB thì nước này sẽ phải thương lượng với
nước thắng kiện về mức độ bồi thường trong thời hạn là 30 ngày. Hơn nữa,
GATT quy định biện pháp trả đũa chỉ được chấp thuận khi không có bên ký
kết nào phản đối, còn cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO quy định biện
pháp trả đũa sẽ chỉ bị huỷ bỏ khi tất cả các thành viên của WTO đồng ý. Đồng
thời, DSU cũng quy định rõ mức độ trả đũa được DSB cho phép sẽ phải
tương ứng với mức độ triệt tiêu hoặc thiệt hại mà nước bị vi phạm phải gánh
chịu. Biện pháp trả đũa chỉ là biện pháp tạm thời và được áp dụng cho đến khi
bên thua kiện thực thi phán quyết của DSB. Như vậy, các biện pháp trả đũa
trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã được quy định một cách chi
tiết hơn, rõ ràng hơn.

Thứ năm, GATT chưa đưa ra được những quy định đặc biệt và khác
biệt dành cho các nước đang và kém phát triển. Đối với giải quyết tranh chấp
trong WTO thì có nhiều qui định về thủ tục dành riêng cho các nước đang
phát triển hoặc kém phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho các nước này khi
tham gia thủ tục giải quyết tranh chấp bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp
4


pháp của mình. Theo quy định tại Điều 23, DSU buộc tất cả các thành viên
của WTO phải tuân thủ cơ chế giải quyết tranh chấp đối với những tranh chấp
phát sinh trong khuôn khổ các Hiệp định của WTO. Tính chất bắt buộc này đã
tạo vị thế bình đẳng cho các nước thành viên trong việc tiếp cận hệ thống giải
quyết tranh chấp của WTO và đảm bảo rằng không một nước nào, kể cả các
nước mạnh, có thể trốn tránh được quyền tài phán của cơ quan giải quyết
tranh chấp WTO. Quy định này đã tạo sự tin tưởng của các nước đang phát
triển đối với cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Ngoài ra, cơ chế giải
quyết tranh chấp cũng có những quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt dành
riêng cho các nước đang phát triển trong cả giai đoạn tham vấn, giai đoạn xét
xử của Ban Hội thẩm và trong cả giai đoạn thực thi phán quyết.
KẾT LUẬN
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được đánh giá là một trong
những cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả nhất. Cơ chế giải quyết tranh
chấp của WTO ưu việt hơn so với cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT
1947. Việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là rất cần thiết để
bảo vệ lợi ích quốc gia nói chung và lợi ích cho các doanh nghiệp nói riêng.
Đối với những tranh chấp phát sinh trong quá trình hợp tác kinh tế giữa các
thành viên được WTO giải quyết một cách hết sức hợp lý và khoa học. Thông
qua thoả ước giải quyết tranh chấp DSU và cơ chế giải quyết tranh chấp của
WTO. WTO không chỉ giải quyết được các tranh chấp phát sinh mà nó còn là
một cơ chế hết sức tiến bộ và công bằng đối với tất cả các quốc gia thành

viên.

5



×