Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

so sánh cơ chế ngôn ngữ với một ván cờ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.03 KB, 1 trang )

7. Bàn về thao tác so sánh, BMH 2008 p. 96 đề cập đến việc Saussure
2005 so sánh cơ chế ngôn ngữ với một ván cờ. Anh chị hiểu như thế nào về so
sánh trên?
Ngôn ngữ và ván cờ là hai thể loại không cùng phạm trù nên không thể so
sánh để làm rõ những điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng. Ở đây Saussure
thực hiện sự so sánh này chỉ nhằm mục đích làm nổi bật sự tương đồng giữa cơ chế
của ngôn ngữ với một ván cờ mà ít chú ý đên sự khác biệt giữa chúng.
Saussure quan niệm rằng người bản ngữ, cũng giống như người ghé vào xem
một ván cờ đang đánh dở, hoàn toàn không biết trước đó hai người đang đánh cờ đã
đi những nước gì. Và anh ta tuyệt nhiên không cần biết, vì mọi sự đều có mặt trên
bàn cờ lúc anh ta đến. Nếu là người biết đánh cờ, anh ta hoàn toàn hiểu tình hình
hiện tại của thế cờ. Nếu là người cao cờ, anh ta còn nghĩ ra được những nước đi còn
hay hơn cả người đã đánh từ đầu ván. Cái quan trọng không phải là những nước cờ
đã đi. Cái quan trọng là những mối quan hệ giữa các quân cờ đang ở cái thế hiện tại.
Cho nên trong vốn tri thức của người bản ngữ về tiếng mẹ đẻ, một tri thức
tuyệt đối và toàn diện, không có và không cần có chút hiểu biết nào về lịch sử của
thứ tiếng này. Không hề có cái mà Saussure gọi là ngôn ngữ học lịch đại. Nguồn
gốc của các từ ngữ, cái gọi là nguyên học, dĩ nhiên là hoàn toàn vắng mặt trong vốn
tri thức này. Nói cách khác, nó tuyệt nhiên không phải là chuyện ngôn ngữ học.
May ra người bản ngữ, nếu không học lịch sử tiếng mẹ đẻ, chỉ biết đến “từ nguyên
học dân gian” – một thứ tri thức thường sai lệch, nhưng lại hoàn toàn có thể có tính
hiện thực trong vốn tri thức của người bản ngữ bình thường.

×