Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

THUYẾT MINH THIẾT KẾ PCCC hòang văn thụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.14 KB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI ần
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------o0o------

THUYẾT MINH THIẾT KẾ
CÔNG TRÌNH

: NHÀ Ở XÃ HỘI – CHUNG CƯ HOÀNG VĂN THỤ

ĐỊA ĐIỂM

:

HẠNG MỤC

: HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

KHU VỰC 4 – PHƯỜNG QUANG TRUNG – TP. QUY
NHƠN – BÌNH ĐỊNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------

0


MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................... 1
1. Mở đầu ........................................................................................................................ 2


1.1. Giới thiệu tổng quan công trình. ........................................................................... 2
1.2. Giới thiệu tổng quan về hệ thống phòng cháy chữa cháy cho công trình. ........ 2
1.3.Căn cứ thiết kế. ........................................................................................................ 2
2. Thuyết minh thiết kế. .................................................................................................. 4
2.1. Hệ thống báo cháy tự động. ................................................................................... 4
2.2. Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler kết hợp họng nước chữa cháy vách
tường, màng măng cháy ................................................................................................ 6
2.3. Hệ thống đèn Exit, chiếu sáng sự cố. .................................................................... 9
2.4. Trang bị các bình chữa cháy tại chỗ cho toàn bộ công trình. .......................... 10
2.5. Hệ thống họng khô, họng tiếp nước từ xe chữa cháy. ....................................... 10
3. Bảng tổng hợp phương án kỹ thuật PCCC ........... Error! Bookmark not defined.
4. Kết luận và kiến nghị .............................................................................................. 10

1


1. Mở đầu
1.1. Giới thiệu tổng quan công trình.
- Công trình: Nhà ở xã hội Chung cư Hoàng Văn Thụ được xây dựng 16
tầng bao gồm: 15 tầng nhà ở và dịch vụ ,01 tầng kỹ thuật thang .Công năng
chính tầng 1, 2,3 dùng để xe, làm dịch vụ, các tầng còn lại được sử dụng làm căn
hộ, và kỹ thuật.
- Công trình còn bao gồm nhà để xe, nhà đặt máy phát, và một số hạng mục
phụ.
1.2. Giới thiệu tổng quan về hệ thống phòng cháy chữa cháy cho công
trình.
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy cho công trình được thiết kế dựa trên tiêu
chuẩn Việt Nam và tham khảo tiêu chuẩn của một số quốc gia phát triển cùng
các tổ chức quốc tế. Đơn vị thiết kế đã tham khảo nhu cầu của chủ đầu tư, khả
năng cung cấp các phương tiện kỹ thuật của các hãng tiên tiến và tài liệu kỹ

thuật của các thiết bị nói trên. Trên cơ sở đó, hệ thống Phòng cháy chữa cháy
cho công trình sẽ đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn Việt Nam và cao hơn, tính
chất hiện đại, có tính đến khả năng mở rộng cho của công trình trong tương lai.
- Hệ thống phòng cháy và chữa cháy bảo vệ cho công trình bao gồm:
+ Hệ thống báo cháy tự động.
+ Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler và hệ thống chữa cháy vách tường.
+ Hệ thống đèn exit, chiếu sáng sự cố.
+ Trang bị các bình chữa cháy tại chỗ cho toàn bộ công trình.
+ Hệ thống họng khô, họng tiếp nước từ xe chữa cháy.
1.3.Căn cứ thiết kế.
- Luật phòng cháy chữa cháy đã được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001.

2


- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 07 năm 2014 của chính phủ về
việc quy định chi tiết thi hành một số điều cảu luật Phòng cháy chữa cháy và
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890 - 2009. Phương tiện phòng cháy và chữa
cháy cho nhà và công trình - trang bị , bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5687:2010 Thông gió, điều hòa không khí –
Tiêu chuẩn thiết kế.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 06:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
an toàn cháy cho nhà và công trình.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3254-1989: An toàn cháy - Yêu cầu chung.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4878:1989 (ISO3941:1997) Nhóm T phân loại
cháy.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738-2001: Hệ thống báo cháy tự động - Yêu
cầu kỹ thuật.

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7161-1: 2009: Hệ thống chữa cháy bằng khí Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống - Phần 1: Yêu cầu chung.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7161-9:2009: Hệ thống chữa cháy bằng khí Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống .
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6160-1996: Phòng cháy chữa cháy nhà cao
tầng - Yêu cầu thiết kế.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622-1995: Phòng cháy chữa cháy cho nhà và
công trình - Yêu cầu thiết kế.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6379:1998 Thiết bị chữa cháy - Trụ nước chữa
cháy - Yêu cầu kỹ thuật.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-1:2004 - ISO 11602-1: 2000 Phòng cháy
chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy phần 1: Lựa chọn và bố trí.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7336:2003 Phòng cháy chữa cháy hệ thống
Sprinkler tự động - Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.
3


- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4513-1998 Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn
thiết kế.
2. Thuyết minh thiết kế.
* Nguyên nhân gây cháy.
- Trong công trình có tồn tại rất nhiều các vật liệu có thể cháy được như: xe,
máy móc thiết bị, hàng hóa ở tầng 1, mành rèm, vật dụng trang trí, (máy phát
điện, điều hoà, …) các chất cháy từ vật dụng, bàn ghế, các sản phẩm dịch vụ …
Các chất cháy trên khi gặp nguồn nhiệt đủ lớn thì có thể gây ra cháy. Nguồn
nhiệt ở đây có thể do các nguyên nhân khác nhau tạo ra như từ hệ thống điện, do
tàn thuốc lá … Khi cháy, các vật liệu cháy trong tòa nhà có thể làm cho đám
cháy phát triển rất nhanh sang khu vực lân cận. Vì đây là công trình có quy mô
lớn, tập chung nhiều người nên việc phòng cháy chữa cháy cần phải đặc biệt
hiện đại để dập tắt nhanh chóng đám cháy, nếu không thì mức thiệt hại về người
và tải sản do đám cháy gây ra là rất lớn.
* Giải pháp phòng cháy chữa cháy cho công trình.

- Hệ thống phòng cháy chữa cháy phải phát hiện nhanh đám cháy khi nó mới
xuất hiện và chưa phát triển thành đám cháy lớn.
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy phải có khả năng chữa cháy cho tất cả các
vị trí trong công trình, có khả năng hoạt động tốt ngay cả khi đám cháy đã phát
triển thành đám cháy lớn.
- Thời gian chữa cháy phải đủ lớn, thấp nhất là bằng thời gian quy định trong
tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.
- Hệ thống phải có tính chất tự động hoặc bán tự động, sử dụng phải đơn giản,
dễ bảo quản, bảo dưỡng.
2.1. Hệ thống báo cháy tự động.
- Hệ thống báo cháy tự động được điều khiển hoạt động bởi tủ trung tâm báo
cháy. Trung tâm báo cháy được đặt ở các phòng bảo vệ hoặc sảnh tòa nhà tại
tầng 1, nơi có người trực suốt 24/24h. Và có các bản hiển thị phụ để thông báo
thao tác sử dụng.
4


- Tủ trung tâm báo cháy là nơi tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin và sẽ đưa
ra các tín hiệu điều khiển các thiết bị chấp hành. Các tín hiệu báo cháy được gửi
về từ các đầu báo cháy các loại. Các đầu báo cháy tự động chuyển thông tin báo
cháy trực tiếp về tủ trung tâm. Các đầu báo cháy thiết kế cho công trình bao
gồm: đầu báo cháy khói địa chỉ, đầu báo cháy khói thường, đầu báo cháy nhiệt
địa chỉ và đầu báo cháy nhiệt thường. Ngoài các đầu báo cháy, tín hiệu báo cháy
còn được tiếp nhận thông qua nút ấn báo cháy loại địa chỉ. Loại tín hiệu này do
con người phát hiện đám cháy và nhấn nút để báo cho tủ trung tâm biết. Ngoài
ra tủ trung tâm báo cháy còn có chức năng kiểm soát hệ thống chữa cháy bằng
nước. Hệ thống sẽ kiểm soát các công tắc dòng chảy ở các vùng khác nhau, các
máy bơm và một số vấn quan trọng trong hệ thống.
- Công trình có quy mô lớn, số lượng các vùng riêng biệt cao, chính vì thế
đòi hỏi khi có cháy xảy ra phải phát hiện cháy nhanh chóng, chính xác, kịp thời

và cụ thể để có biện pháp xử lý hạn chế đám cháy phát triển lớn, gây thiệt hạ về
người và tài sản chính. Ngoài ra công trình còn đòi hỏi các điều khiển các thiết
bị ngoại vi, các hệ thống khác phức tạp khi có cháy xảy ra.
- Hệ thống báo cháy tự động được thiết kế cho công trình là hệ thống báo
cháy địa chỉ bao gồm trung tâm báo cháy tự động loại địa chỉ 10 Loop được sử
dụng để kết nốt các đầu báo cháy địa chỉ, các module địa chỉ, module đầu ra,
module giám sát các thiết bị ngoại vi, module điều khiển, giám sát hệ thống
chữa cháy tự động...Tủ trung tâm báo cháy được đặt ở phòng bảo vệ của tòa nhà.
Các đầu báo cháy được trang bị ở các phòng kỹ thuật tại khu văn phòng, sảnh,
và tất cả các phòng làm việc, tiếp khách, trong các căn hộ. Các chuông báo cháy,
đèn báo cháy và nút ấn báo cháy được lắp đặt trong tất cả các tổ hộp đựng
phương tiện chữa cháy ở tất cả các tầng.
- Đầu báo cháy cần trang bị cho công trình gồm loại: đầu báo cháy khói
thường, đầu báo cháy khói địa chỉ, đầu báo cháy nhiệt thường và đầu báo cháy
nhiệt địa chỉ. Tất cả các đầu báo cháy được thiết kế phù hợp với tính chất nguy
hiểm cháy nổ của từng khu vực cần bảo vệ và theo quy định tại phụ lục A tiêu
chuẩn TCVN5738:2001: Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật.
5


- Nút ấn báo cháy đảm bảo khoảng cách tối thiểu =<50m
- Dây tín hiệu của hệ thống báo cháy là dây loại PVC 2x0,75mm2 và dây loop
tín hiệu PVC 2x1,5 mm2 dây cấp nguồn cho chuông đèn PVC 2x0,5mm2 theo
đúng TCVN 5738-2001.
Kết quả tính toán:
Công trình sử dụng hệ thống báo cháy tự động theo địa chỉ 10 LOOP, 127 địa
chỉ trên 1/Loop.
+ Loop 1: tầng 1
+ Loop 2: tầng 2
+ Loop 3: tầng 3, 4

+ Loop 4: tầng 5,6
+ Loop 5: tầng 7,8
+ Loop 6: tầng 9,10
+ Loop 7: tầng 11,12
+ Loop 8: tầng 13,14
+ Loop 9: tầng 15, tầng kỹ thuật
+ Loop 10: dự phòng
2.2. Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler kết hợp họng nước chữa cháy
vách tường, màng măng cháy
a) Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler
- Do tính chất công trình là nhà cao tầng, có diện tích quy mô lớn, và được sử
dụng nhiều công năng như gara để xe, trung tâm thương mại, nhà ở... nguy cơ
xảy ra cháy nổ là rất cao. Khi xảy ra cháy nổ ở bất kỳ tầng nào cũng có thể gây
thiệt hại to lớn về người và tài sản nếu không được dập tắt một cách kịp thời.
- Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler được thiết kế toàn bộ cho công trình.
Hệ thống bao gồm các đầu phun nước tự động Sprinkler loại hướng xuống hoạt
động theo nguyên lý kích hoạt bằng nhiệt với ngưỡng tác động nhiệt là 68oC.
Trong đường ống luôn được duy trì áp suất nước bên trong. Khi các đầu phun
6


Sprinkler hoạt động, áp suất nước có sẵn trong đường ống sẽ làm cho nước phun
ra khỏi đầu phun và xả vào đám cháy ở bên dưới. Khi đó, áp suất trong đường
ống sẽ giảm đi nhanh chóng. Khi đó, hệ thống bơm cấp nước chữa cháy sẽ hoạt
động tự động để cấp nước cho hệ thống chữa cháy.
- Bình thường trong hệ thống luôn luôn được tích lũy sẵn áp suất trong
đường ống. Khi sử dụng nước cho chữa cháy (họng nước chữa cháy vách tường
phun nước hoặc các đầu phun Sprinkler phun nước) thì áp suất trong đường ống
sẽ giảm đi. Các công tắc áp lực được lắp vào đường ống sẽ được kích hoạt khi
áp suất của hệ thống giảm đến giá trị đủ nhỏ tới ngưỡng tác động khởi động bơm

bù áp chữa cháy. Khi đó, công tắc áp lực sẽ cấp tín hiệu để khởi động máy bơm
bù áp lực. Nếu máy bơm bù áp lực không cung cấp đủ lượng áp suất cần thiết thì
áp suất trong đường ống vẫn tiếp tục giảm, giảm đến ngưỡng tác động của công
tác áp lực cho máy bơm chính khi đó, công tắc áp lực này sẽ tác động để khởi
động máy bơm chữa cháy chính. Trong trường hợp máy bơm chữa cháy chính
không hoạt động (có thể do sự cố) thì áp suất lại giảm tiếp nữa và khi đó, 1 công
tắc áp lực cho máy bơm dự phòng sẽ được kích hoạt để khởi động máy bơm dự
phòng.
- Khi máy bơm hoạt động và tạo ra được áp lực trong đường ống, áp lực này
tăng đến giá trị đủ lớn cho phép thì công tắc áp lực sẽ tác động để dừng sự hoạt
động của máy bơm.
- Tại mỗi trạm bơm, trên đường ống chính có lắp van chặn, van báo động và
đồng hồ đo áp lực. Các van báo động sẽ báo động khi có dòng nước chảy qua.
- Công tắc dòng chảy để cung cấp tín hiệu chữa cháy ở khu vực đó về tủ
trung tâm báo cháy.
- Các đầu phun chữa cháy Sprinkler được lắp đặt trên trần của công trình,
mỗi đầu Sprinkler được coi như 1 van khóa, các đầu phun có 1 cơ cấu khóa van
bằng 1 ống thủy tinh đựng chất lỏng dễ bay hơi. Các khóa này sẽ bị vỡ khi nhiệt
độ môi trường đạt tới 1 giá trị xác định. Ở đây, hệ thống dùng các đầu phun theo

7


tiêu chuẩn 680C. Khi các ống thủy tinh vỡ ra, van khóa sẽ được mở và nước
trong đường ống sẽ phun ra.
- Trên các tầng căn hộ ngoài sử dụng đầu phun hướng xuống ở hành lang thì
còn sử dụng đầu phun hướng ngang tại của vào các căn hộ theo quy định.
- Lưu lượng cần thiết của hệ thống sprinkler:
QSP = Ib.FCC = 0,24.240 = 57,6 l/s.
b) Hệ thống chữa cháy vách tường và ngoài nhà

- Hệ thống chữa cháy bằng nước vách tường được thiết kế trong tòa nhà theo
TCVN 6160 - 1996 đảm bảo mỗi vị trí bên trong công trình có 2 họng nước
chữa cháy phun tới. Cuộn vòi dùng cho hệ thống chữa cháy vách tường là cuộn
vòi theo TCVN có đường kính D50mm và chiều dài 20m.
- Như vậy tại mỗi tầng đều có 2 họng nước chữa cháy vách tường.
Khu vực các tầng sử dụng họng chữa cháy vách tường là họng kép
- Tại mỗi tầng đều có 2 họng nước chữa cháy vách tường.
- Lưu lượng cần thiết của hệ thống vách tường: QVT = 2.2,5 = 5 l/s.
- Lưu lượng cần thiết cho trụ chữa cháy ngoài nhà: QNN = 15 l/s.
- Đường ống cấp nước chữa cháy vách tường được tích hợp đi chung với
đường ống của hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler. Do đó, trạm bơm cấp
nước chữa cháy sẽ phải tính toán đủ để cấp nước đủ cho cả 2 hệ thống hoạt động
đồng thời theo tiêu chuẩn.
c) Hệ thống màng ngăn cháy
Hệ thống màng măng cháy được thiết kế tại khu vực tầng để xe đảm bảo diện
tích khoang cháy theo quy định và không cho đám cháy lan lên các tầng trên.
Hệ thống màng ngăn nước được thết kế đảm bảo lưu lượng 1 l/s trên một m
chiều dài, hệ thống màng ngăn kết hợp với hệ thống Sprinkler được khống chế
bởi van lựa chọn khu vực. Khi có tín hiệu báo cháy xảy ra sẽ điều khiển mở van
nước sẽ phun ra tạo màng nước ngăn cháy. Lưu lượng màng ngăn Qmn=12 l/s
d)Máy bơm chữa cháy.
8


- Trạm bơm chữa cháy được lắp đặt ở tầng trệt của công trình sẽ cung cấp
nước cho hệ thống chữa cháy cho toàn bộ công trình. Trạm bơm nước chữa cháy
được đặt ở chế độ hoạt động tự động. Khi hoạt động máy bơm sẽ hút nước từ bể
ngầm được xây dựng ở khu vực trạm bơm.
- Lưu lượng của máy bơm:
QB = QSP + QVT + QNN + Qmm = 57,6 + 5 + 15+12 = 89,6 l/s.

- Cột áp của máy bơm:

HB=Hvt = HLV + HTB + 1,1.HD + ZCT =

118m.c.n
- Thể tích cần thiết của bể là V = 470 m3.
- Chọn Máy bơm chữa cháy chính cho công trình là bơm động cơ điện có cột
áp HB ≥ 118 m.c.n, lưu lượng QB ≥ 89,6 l/s và Bơm bù có cột áp HBB = 122
m.c.n, lưu lượng QBB ≥ 1,5 l/s. Bơm chữa cháy dự phòng là bơm động cơ diesel,
có lưu lượng và cột áp giống như máy bơm chữa cháy chính.
2.3. Hệ thống đèn Exit, chiếu sáng sự cố
Hệ thống đèn chỉ dẫn thoát nạn Exit và chiếu sáng sự cố có nhiệm vụ chiếu
sáng chỉ dẫn đường thoát nạn trong mọi tình huống và chiếu sáng đường thoát
nạn trong trường hợp cháy phải cắt điện để chữa cháy giúp con người trong điều
kiện sự cố thoát nạn an toàn. Hệ thống bao gồm:
- Các đèn chỉ dẫn thoát nạn (EXIT) được lắp trên đường thoát nạn nhằm
hướng dẫn con người trong tình huống sự cố có thể nhanh chóng tìm được lối
thoát nạn cần thiết.
- Các đèn chiếu sáng sự cố được lắp đặt trong các buồng thang thoát nạn và
hành lang kín nhằm chiếu sáng đường, lối thoát nạn và cầu thang thoát nạn.
- Ngoài ra còn có hệ thống aptomat, dây cấp nguồn…
- Nguyên lý hoạt động: Bình thường nguồn điện chính xoay chiều 220V của
thành phố luôn đảm bảo cung cấp năng lượng để đèn Exit luôn sáng, còn đèn sự
cố luôn được nạp đầy ắc quy dự phòng. Các đèn Exit và đèn sự cố luôn đảm bảo
độ sáng trung bình > 10Lux và có nguồn dự phòng dùng nhiều hơn 2 giờ. Khi có
cháy, nguồn điện chính bị cắt để đảm bảo an toàn cho quá trình chữa cháy, khi
9


đó đèn sự cố tự động bật sáng, đèn Exit vẫn sáng bằng nguồn dự phòng giúp con

người thoát nạn dễ dàng.
2.4. Trang bị các bình chữa cháy tại chỗ cho toàn bộ công trình
Các bình chữa cháy được trang bị trong công trình bao gồm các loại bình
chữa cháy bằng bột tổng hợp loại ABC 4kg. Ngoài ra, trong công trình còn trang
bị các bình chữa cháy bằng khí CO2, loại bình này dùng để chữa cháy mà không
gây hư hại cho các loại máy móc được chữa cháy.
Số lượng các bình chữa cháy tại chỗ được tính toán theo quy định của TCVN
3890-2009 và được bố trí ở nơi dễ thấy, dễ lấy, khoảng cách đúng quy định.
Kèm theo đó là nội quy, tiêu lên PCCC.
2.5. Hệ thống họng khô, họng tiếp nước từ xe chữa cháy
Để phục vụ cho công tác chữa cháy khi có đám cháy xảy ra công được thiết
kế hệ thống họng khô trong buồn thang tất cả các tầng và họng tiếp nước từ xe
chữa cháy của lực lượng cảnh sát PCCC.
4. Kết luận và kiến nghị
Qua quá trình nghiên cứu tính toán trên cơ sở yêu cầu của chủ đầu tư và các
quy định của tiêu chuẩn nhà nước, cộng với nghiên cứu khả năng kỹ thuật của
các hãng sản xuất thiết bị phòng cháy chữa cháy. Chúng tôi đã đưa ra được giải
pháp hệ thống phòng cháy chữa cháy là hệ thống báo cháy tự động theo địa chỉ,
hệ thống chữa cháy tự động bằng nước Sprinkler kết hợp họng nước vách tường,
màng măng nước, hệ thống đèn Exit, chiếu sáng sự cố thoát nạn, hệ thống họng
khô, tiếp nước từ xe chữa cháy là hiện đại, đạt độ an toàn cao, phù hợp với các
tiêu chuẩn của nhà nước trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy.

10



×