Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghiên cứu đặc điểm điện não đồ ở các bệnh nhân tai biến mạch máu não điều trị tại bệnh viện trường đại học y dược huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

LÊ THỊ KIM DUNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐIỆN NÃO ĐỒ
Ở CÁC BỆNH NHÂN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

Chuyên ngành : Y Học Chức Năng
Mã số : 60 72 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN ĐÌNH TOÀN

HUẾ, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ y học “Nghiên cứu đặc điểm
Điện não đồ ở các bệnh nhân tai biến mạch máu não điều trị tại
Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế ” là công trình nghiên
cứu của cá nhân tôi. Các số liệu trong luận văn hoàn toàn là số liệu
trung thực.
Huế, ngày 10 tháng 10 năm 2017
Người cam đoan

Lê Thị Kim Dung




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU
Các chữ viết tắt
- ĐNĐ

:Điện não đồ

- ĐTĐ

: Đái tháo đường

- HA

: Huyết áp

- NMN

: Nhồi máu não

- PLEDS

: Periodic Lateralized Epileptiform Discharges
(Các phóng điện dạng động kinh lệch bên theo chu kỳ)

- TBMMN

: Tai biến mạch máu não

- THA


: Tăng huyết áp

- XHN

: Xuất huyết não

- WHO

: World Health Organisation
(Tổ chức Y tế thế giới)

- WSO

: World Stroke Organization
(Tổ chức Đột quỵ não Thế giới)

- YTNC

: Yếu tố nguy cơ

Các ký hiệu
: Thành phần sóng alpha trong tín hiệu điện não
: Thành phần sóng beta trong tín hiệu điện não
: Thành phần nhịp muy trong tín hiệu điện não
: Thành phần sóng theta trong tín hiệu điện não
: Thành phần sóng delta trong tín hiệu điện não


MỤC LỤC

Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3
1.1. Tổng quan về tai biến mạch máu não ........................................................ 3
1.2. Điện não đồ và vai trò của điện não đồ trong tai biến mạch máu não ....... 5
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24
2.3. Phương pháp xử lý số liệu thống kê......................................................... 30
2.4. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................. 30
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 31
3.1. Đặc điểm chung nhóm bệnh nhân nghiên cứu ......................................... 31
3.2. Đặc điểm điện não đồ nhóm bệnh nghiên cứu ......................................... 34
3.3. Mối tương quan Điện não đồ và mức độ tổn thương trên phim CT ....... 34
3.4. Liên quan bệnh nhân Tai biến mạch máu não với 1 số yếu tố nguy cơ .. 39
CHƢƠNG 4 - BÀN LUẬN .......................................................................... 41
4.1. Một số đặc điểm chung ............................................................................ 41
4.2. Đặc điểm điện não đồ............................................................................... 44
4.3. Đặc điểm CT Scanner sọ não và mối tương quan với đặc điểm Điện não
đồ trên bệnh nhân tai biến mạch máu não ....................................................... 46
4.4. Một số yếu cơ nguy cơ ............................................................................ 47
KẾT LUẬN ................................................................................................... 51
KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Cách đánh giá rối loạn ý thức theo thang điểm Glasgow ............... 25

Bảng 2.2. Phân loại mức tăng huyết áp Theo Hội tim mạch học Việt Nam .. 27
Bảng 3.1. Đặc điểm CT Scan sọ não............................................................... 35
Bảng 3.2. Mối tương quan giữa kích thước tổn thương trên phim CT Scanner
với bất thường trên kết quả Điện não đồ ........................................................ 37
Bảng 3.3. Liên quan giữa đặc điểm Điện não đồ và các Yếu tố nguy cơ ...... 40


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1 Phân loại bệnh nhân nghiên cứu theo giới .................................. 31
Biểu đồ 3.2 Phân loại bệnh nhân nghiên cứu theo tuổi .................................. 31
Biểu đồ 3.3 Phân loại bệnh nhân nghiên cứu theo địa dư............................... 32
Biểu đồ 3.4 Phân loại bệnh nhân nghiên cứu theo ngành nghề ...................... 32
Biểu đồ 3.5 Phân loại bệnh nhân theo mức độ tăng huyết áp ......................... 33
Biểu đồ 3.6 Phân loại bệnh nhân theo thang điểm Glasgow .......................... 33
Biểu đồ 3.7 Phân loại bệnh nhân nghiên cứu theo đặc điểm Điện não đồ ..... 34
Biểu đồ 3.8 Tương quan giữa đặc điểm ĐNĐ và kích thước tổn thương
nhồi máu .......................................................................................................... 38
Biểu đồ 3.9 Liên quan bệnh nhân TBMMN với một số yếu tố nguy cơ ........ 39


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Máy đo điện não đồ ........................................................................... 9
Hình 1.2. Các loại sóng điện não ................................................................... 10
Hình 1.3. Sóng alpha ....................................................................................... 10
Hình 1.4. Sóng beta ......................................................................................... 11
Hình 1.5. Nhịp Muy Rolando.......................................................................... 11
Hình 1.6. Sóng theta ........................................................................................ 12
Hình 1.7. Sóng delta ........................................................................................ 12

Hình 1.8. Các loại phức hợp sóng ................................................................... 14
Hình 1.9. Sóng PLEDS ................................................................................... 15
Hình 1.10. Điện não đồ ở bệnh nhân huyết khối động mạch não giữa .......... 17
Hình 1.11. Điện não đồ ở bệnh nhân huyết khối động mạch não trước ......... 18
Hình 1.12. Điện não đồ ở bệnh nhân huyết khối động mạch não sau ............ 19
Hình 2.1. Tăng tỷ trọng tự nhiên động mạch não giữa trái ............................. 23
Hình 2.2. Các hình ảnh của Nhồi máu não trên phim CT Sọ não................... 23
Hình 2.3. Xóa các rãnh cuộn não .................................................................... 24
Hình 2.4. Mất dải băng thùy đảo ..................................................................... 24
Hình 2.5. Sơ đồ bố trí điện cực ....................................................................... 29


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế thế giới, tai biến mạch máu não nằm trong nhóm
10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu [48]. Theo thống kê năm 2015, tỷ lệ
tử vong do tai biến mạch máu não đứng hàng thứ 2 trên thế giới, [1], [2],
[33], chỉ đứng sau bệnh tim mạch [2],[41], [48]. Tại Mỹ, tai biến mạch máu
não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba [33],[47], hàng năm có
khoảng gần 800.000 ca tai biến mạch máu não [47]. Tại Việt Nam, tử vong
do tai biến mạch máu não chiếm 1/4 các ca tử vong chung tại Viện Tim
mạch [2]. Ngay tại các nước phát triển, tai biến mạch máu não vẫn là một
biến chứng nặng, dễ tử vong, ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ, tâm thần và đời
sống người bệnh, các di chứng tàn phế trở thành gánh nặng cho gia đình, xã
hội. Tại Hoa Kỳ, tai biến mạch máu não là nguyên nhân hàng đầu gây ra
tàn tật trầm trọng và lâu dài [47].
Nếu Chụp cắt lớp vi tính và Cộng hưởng từ cho những thông tin tĩnh về
hình thái học thì Điện não đồ có thể cung cấp những thông tin về chức năng
não, qua đó phản ánh quá trình động học cũng như tiến triển của tổn thương.

Do vậy, để có thể theo dõi tốt được tiến triển của bệnh nhân bị tai biến mạch
máu não, người ta nên phối hợp hai phương pháp này với nhau.
Ghi điện não đồ là một thăm dò chức năng điện sinh lý quan trọng, đã
được sử dụng trong lĩnh vực Sinh lý học, Nội thần kinh, Phẫu thuật thần
kinh và Nội khoa nói chung, nhằm đánh giá khách quan tình trạng chức
năng của hệ thần kinh trung ương [4]. Đây là một phương pháp thăm dò
chức năng hoạt động sinh lý của tế bào não, thông qua việc ghi lại các điện
thế phát sinh trong các tế bào thần kinh. Nó có liên quan đến các quá trình
phân tích và tổng hợp thông tin chung về trạng thái chức năng của não bộ,
được ghi lại từ bề mặt của da đầu và có thể nghiên cứu trong bất cứ hoàn


2
cảnh nào. Cùng với các phương pháp xét nghiệm bổ trợ khác, điện não đồ
phát huy vai trò trong công tác chẩn đoán, điều trị bệnh và trong các công
trình nghiên cứu của ngành y sinh học.
Đây là một xét nghiệm dễ thực hiện, tốn ít kinh phí và vô hại đối với cơ
thể bệnh nhân. Chính vì ưu điểm này mà trong quá trình điều trị có thể ghi
điện não đồ nhiều lần để đánh giá sự tiến triển của bệnh, từ đó tiên lượng
bệnh. Mặc dù hiện nay có nhiều kỹ thuật hiện đại được ứng dụng trong chẩn
đoán hình ảnh, nhưng kỹ thuật ghi điện não đồ vẫn có giá trị trong nghiên cứu
sinh lý và bệnh lý thần kinh.
Trong bệnh lý tai biến mạch máu não, cấu trúc não bị biến đổi do tổn
thương nên ảnh hưởng nhiều đến hoạt động điện não. Mức độ biến đổi phụ
thuộc vào độ nặng nhẹ của bệnh, mức độ rộng hẹp của tổn thương...Chính vì
thế, thăm dò điện não đồ vẫn mang nhiều giá trị trong công tác chẩn đoán đặc
biệt là chẩn đoán sớm các cơn động kinh cũng như dự báo tiên lượng và sự
hồi phục bệnh lý tai biến mạch máu não.
Cho đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu điện não đồ trên bệnh nhân tai
biến mạch máu não. Xuất phát từ lý do đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên

cứu đặc điểm Điện não đồ ở các bệnh nhân tai biến mạch máu não điều trị
tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế” nhằm các mục tiêu sau:
1. Khảo sát đặc điểm Điện não đồ ở các bệnh nhân tai biến mạch máu não.
2. Khảo sát mối liên quan giữa Điện não đồ với mức độ tổn thương não
trên hình ảnh chụp não cắt lớp vi tính và với một số yếu tố nguy cơ.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TỔNG QUAN VỀ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
1.1.1. Định nghĩa
Tai biến mạch máu não (TBMMN) là tình trạng tổn thương chức năng
thần kinh xảy ra đột ngột do tổn thương mạch máu não (thường tắc hay do vỡ
động mạch não). Các tổn thương thần kinh thường khu trú hơn là lan tỏa, tồn
tại quá 24 giờ, diễn biến có thể dẫn dến tử vong trong vòng 24 giờ hoặc để lại
di chứng [19], [22].
TBMMN là nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật hay tàn phế vĩnh
viễn trên toàn thế giới [9], [18], [24], [31], [33], [44].
TBMMN còn gọi là Đột quỵ não. Đây là một cấp cứu y tế. Bất cứ ai nghi
ngờ TBMMN nên được đưa ngay đến cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị.
1.1.2. Dịch tễ học
Ở nước ta, TBMMN là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu [19]. Bệnh tăng
theo lứa tuổi nhất là từ 50 tuổi trở lên [24]. 95% các ca TBMMN xảy ra ở bệnh
nhân > 45 tuổi, trong đó 2/3 tổng số TBMMN xảy ra ở tuổi > 65 tuổi [2].
Nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nữ giới [2],[24].
Theo Tổ chức Đột quỵ não Thế giới (World Stroke Organization/WSO),
hiện có 15 triệu trường hợp mắc TBMMN mỗi năm với khoảng 6 triệu trường

hợp tử vong và 30 triệu người sống sót sau TBMMN [1].
Theo thống kê của Hội Đột quỵ Mỹ, cứ mỗi 45 giây trôi qua, trên thế
giới có ít nhất một người bị TBMMN. Và cứ mỗi 3 phút trôi qua, trên thế giới
có một người tử vong do TBMMN. Theo thống kê của Hội Phòng chống tai
biến mạch máu não, tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 200.000 người mới
mắc TBMMN, trong đó có 104.000 người tử vong. Trên toàn thế giới, mỗi


4
năm TBMMN cướp đi sinh mạng của 4 triệu người. Số người sống sót di
chứng nhẹ và vừa chiếm 50%, trong số này chỉ 26% trở lại nghề cũ, số còn lại
phải chuyển nghề nên thu nhập thấp hoặc trở thành gánh nặng kinh tế cho gia
đình và xã hội [11].
Nếu trước đây, bệnh thường gặp ở những người tuổi từ 50 trở lên thì
hiện nay, bệnh ngày càng trẻ hóa và có xu hướng tăng cao ở người dưới 50
tuổi, có nhiều trường hợp xảy ra ở tuổi đời còn rất trẻ [18].
Ðể đánh giá tình hình TBMMN phải dựa vào 3 tỷ lệ sau đây:
Tỷ lệ mới mắc (incidence): theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) tỷ lệ
này là 150 - 250 /100.000 [26], ở nước ta nói chung từ 20 - 35 /100.000 [24]
theo điều tra dịch tễ học năm 1989- 1994.
Tỷ lệ hiện mắc (prevalence): theo TCYTTG là 500-700/100.000 dân
[26], ở nước ta khoảng 45-85/100.000 [24].
Tỷ lệ tử vong (mortality) trên 100.000 dân nói lên tính chất trầm trọng
của bệnh. Tỷ lệ này rất khác nhau giữa các nước từ 35-240/100.000 dân, ở
Việt nam 20-25/100.000 dân [24].
1.1.3. Phân loại
TBMMN gồm 2 thể tai biến:
- Nhồi máu não (NMN) hay còn gọi là thiếu máu cục bộ não/ nhũn não:
là kết quả của việc giảm lưu lượng máu ở não [43]. Đây là quá trình bệnh lý,
trong đó động mạch não bị hẹp hoặc bị tắc, lưu lượng tuần hoàn tại vùng não

do động mạch đó phân bố bị giảm trầm trọng, chức năng vùng não đó bị rối
loạn gây nên các triệu chứng trên lâm sàng.
- Xuất huyết não (XHN): Khi máu thoát ra khỏi mạch vỡ vào nhu mô
não gọi là xuất huyết nội não, vào khoang dưới nhện gọi là xuất huyết dưới
nhện; còn phối hợp hai loại trên gọi là xuất huyết não màng não.
Trên thực tế NMN chiếm tỷ lệ thường gặp hơn trong TBMMN, tỷ lệ
80-85%. XHN chỉ chiếm 15 – 20% [1], [19], [27].


5
1.2. ĐIỆN NÃO ĐỒ VÀ VAI TRÒ CỦA ĐIỆN NÃO ĐỒ TRONG TAI
BIẾN MẠCH MÁU NÃO
1.2.1. Lịch sử hình thành điện não đồ (ĐNĐ)
Năm 1875: nhà phẫu thuật người Anh, Richard Caton, viết trong báo y
học Anh về phát hiện điện trường trong não thỏ và khỉ. Sau đó nhiều nhà khoa
học trên thế giới đã đi sâu tìm hiểu về dòng điện hoạt động của não cá, ếch,
thỏ, chó.
Năm 1890: Beck công bố thí nghiệm cho thấy điện trong não của chó và
thỏ dao động khi có thay đổi ánh sáng.
Năm 1812: Vladimir Pravdich-Neminsky, bác sĩ Nga, trình bày ĐNĐ
đầu tiên và ghi được xung điện neuron của não chó.
Năm 1914: Cybulsky và Jelenska-Macieszyna chụp ảnh được ĐNĐ của
cơn động kinh thí nghiệm.
Năm 1920: Hans Berger, bác sĩ, nhà tâm thần học người Đức công bố ghi
được sóng alpha và sóng beta ở não người. Từ EEG (Electroencephalogram) do
ông đặt ra.
Năm 1934: Bác sĩ Fisher và Lowenback ghi được sóng bất thường
trên ĐNĐ của bệnh nhân bị động kinh.
Năm 1935: Các nhà chuyên khoa Gibbs, Davis và Lennox nhận ra được
các loạt sóng bất thường của bệnh nhân bị động kinh - ngay cả lúc chưa lên

cơn. Đây là một bước ngoặc lớn trong khoa nghiên cứu dùng ĐNĐ để chẩn
đoán bệnh động kinh. Cùng năm, nhà thương lớn tại Massachusetts bắt đầu sử
dụng ĐNĐ.
Sau đó, Franklin Offner - giáo sư lý sinh đại học Northwestern thiết
kế ĐNĐ với khả năng ghi nét mực của sóng trên giấy cuộn.
Năm 1947: Hội Nghiên cứu ĐNĐ Hoa Kỳ được thành lập và mở hội
nghị quốc tế về ĐNĐ.


6
Năm 1957: Aserinsky và Kleitmean trình bày sóng ĐNĐ của não người
đang mơ ngủ (cấp độ ngủ với mắt di chuyển nhanh).
Sau đó, rất nhiều nhà khoa học trên thế giới đã đi sâu nghiên cứu, phát
minh cải tiến kỹ thuật và hoàn thiện dần phương pháp ghi ĐNĐ (H. Berger,
Grey, Wather, Gibbs, Jasper, Gastaut, Lennox, EA. ZhirmunsKaja. G. Durup,
F. Bremer, N. Harvey, G. D. Hobart, E. Niedermeyer, F. L. Silva...)
1.2.2. Cơ sở sinh lý của hoạt động điện não
ĐNĐ ghi lại dòng điện (sự thay đổi của điện thế) được sinh ra trong não.
Các dòng điện được ghi lại trên ĐNĐ được sinh ra bởi các tế bào tháp nằm ở
bề mặt vỏ não. Chỉ có những hoạt động điện xảy ra đồng bộ trong một nhóm
tế bào nằm ở các lớp vỏ não mới có thể ghi lại được trên ĐNĐ.
Cấu tạo của hệ thần kinh trung ương gồm hai thành phần cơ bản: Các nơ
ron thần kinh và các tế bào thần kinh đệm.
- Cấu tạo của một nơ ron thần kinh bao gồm một thân tế bào, một sợi trục
và nhiều đuôi gai. Các thành phần này tiếp xúc với nhau thông qua xi náp.
- Các tế bào thần kinh đệm nằm xen kẽ vào mạng lưới các nơ ron và tiếp
xúc với các nơ ron và cả hệ thống mạch máu trong các tổ chức thần kinh.
- Khi có một xung động thần kinh đi tới và đạt ngưỡng, xung động này
sẽ khởi phát một điện thế hoạt động của màng nơ ron. Độ tập trung của các
ion K+ tại khoảng gian bào trong quá trình khử cực nơ ron sẽ tạo ra một điện

thế hoạt động của màng tế bào thần kinh đệm nằm xung quanh nơ ron này.
Điện thế hoạt động được tạo ra ở tế bào thần kinh đệm có vai trò làm lan toả
các điện thế hoạt động của nơ ron ra một vùng nhất định. Người ta gọi đây là
điện thế khu vực.
* Các pha của sóng điện não (pha âm và pha dương): Do các bộ phận
khuếch đại của các máy điện não thường được sản xuất dưới dạng: khi một
dòng điện đi vào có nhiều điện tử sẽ tạo ra một sóng hướng lên trên gọi là pha


7
âm ngược lại tại đầu của khuếch đại có ít điện tử, bút ghi sẽ vẽ một sóng
hướng xuống dưới gọi là pha dương.
* Phân bố trong không gian của các điện thế khu vực tại vỏ não: Biên
độ và tần số cũng như thời khoảng của các sóng điện não thường khác nhau
và phụ thuộc vào các lớp tế bào mà người ta thăm dò. Các điện thế khu vực
tại bề mặt vỏ não và các lớp ở sâu hơn khác nhau về pha. Sự khác nhau về
hình thái học như vậy cũng được quan sát thấy ở các lớp khác nhau của não,
điều này cho thấy sự hoạt hoá của các quần thể xi náp này khác nhau.
Các điện thế của ĐNĐ ghi được phụ thuộc vào vị trí, phạm vi và hướng
của các nguồn gốc sinh điện ở vỏ não và sự lan toả của dòng điện đó tới da
đầu (thể tích dẫn truyền và sự lan truyền của dòng điện trên bề mặt vỏ não).
1.2.3. Nguyên lý cấu tạo và hoạt động của máy điện não
Dòng điện sinh lý của tế bào não có điện thế rất nhỏ (= 1/100.000 volt).
Để ghi được dòng điện nhỏ bé này phải thông qua máy ghi ĐNĐ.
Các máy ghi ĐNĐ được sản xuất dựa trên nguyên tắc phối hợp của nhiều
chuyển đạo. Mỗi chuyển đạo được tạo nên bởi:
- Một khuếch đại biên độ cho phép khuếch đại một cách trung thực các
điện thế ở mức độ từng microvolt.
- Một bộ phận ghi cơ học (ghi điện não bằng giấy và bút mực) hoặc số
hóa (ghi điện não bằng máy vi tính) cho phép tiếp nhận tín hiệu và thể hiện

chúng trên giấy hoặc trên màn hình vi tính. Tốc độ chạy của giấy từ 15 mm/s
- 30mm/s.
- Tùy theo số lượng của các thông tin cần phân tích mà các bản ghi có
thể đặt được từ 8, 12, 16 đến 20 chuyển đạo. Các tín hiệu được ghi bằng
các chuyển đạo đơn cực sau đó được số hóa và dự trữ trong những bộ nhớ
có dung lượng cao của các máy tính (các đĩa cứng, các đĩa quang từ). Khi
người ta đọc kết quả, các tín hiệu này sẽ được định dạng trở lại. Như vậy,


8
người đọc ĐNĐ có thể đọc lại tất cả những gì đã ghi thông qua các chuyển
đạo khác nhau.
Từ khi ra đời cho đến nay máy điện não ngày càng được cải tiến hoàn
thiện, hiện đại và nguyên lý hoạt động của máy tuân theo quy trình cơ bản:
Đầu vào – đạo trình ghi – tiền khuếch đại – lọc tần số cao – hậu khuếch
đại – bút ghi – chuẩn – ghi lên bản ghi (màn hình).
Cấu tạo của máy: Gồm 3 bộ phận chính: Điện cực, bộ khuếch đại, dao
động kế. Và một số bộ phận phụ: Ghi nhịp thở, Ghi nhịp tim, Đánh dấu thời
gian, Kích thích ánh sáng, Kích thích tiếng động.
* Các điện cực
- Có các loại: điện cực hình đĩa (điện cực dán), điện cực cầu, điện cực kim.
- Về cách ghi, có điện cực đơn cực, đa cực để ghi điện não trên bề mặt
não hoặc ghi trực tiếp vào tổ chức não trong phẫu thuật định vị não.
- Điện cực trung tính bằng các loại kẹp, để gắn vào tai, mũi của người bệnh.
* Bộ phận khuếch đại:Gồm có tiền và hậu khuếch đại, làm cho tín hiệu
điện não đủ lớn về điện thế để chuyển ra hệ thống bút ghi.
* Dao động kế (hệ thống bút ghi):Các tín hiệu qua bộ phận khuếch đại,
qua hệ thống lọc nhiễu sẽ làm dao động hệ thống bút ghi, vẽ lên giấy theo
chiều dọc lên xuống với tốc độ tùy chọn 7.5mm/s, 15mm/s, 30mm/s, 60
mm/s.

Hình vẽ của bút ghi có hình làn sóng, do đó hoạt động điện não còn được
gọi là các sóng điện não.


9

Hình 1.1 Máy đo điện não đồ
1.2.4. Mô tả các hoạt động điện não
- Tín hiệu thông tin điện não gọi là sóng điện não hoặc hoạt động
điện não.
- Hoạt động này có liên quan sự dẫn truyền xung động thần kinh
qua xinap.
- Adian, Mathew...cho rằng sóng chậm ghi được từ vỏ đại não là tổng
cộng các điện thế đơn pha ở thân tế bào thần kinh.
- Các tác giả Speckmann, Niedermeyer (1982) cho rằng hoạt động
xinap tại bề mặt gây ra dòng điện ngoài tế bào dẫn đến điện thế bề mặt. Một
số giả thuyết cho rằng điện não đồ là sự tổng cộng các điện thế sau xinap.
- Các dao động này không chỉ ghi được trên bề mặt vỏ não, mà ở các lớp
vỏ khác nhau có sự khác biệt rõ rệt với dao động bề mặt về tần số và biên độ.
* Mô tả các hoạt động điện não phải dựa vào các đặc tính sau:
- Bước sóng: từ bước sóng quy ra tần số
- Biên độ của các sóng tính theo volt


10
- Hình dạng sóng: nhọn, gai, phức hợp
- Vị trí xuất hiện sóng
- Điều kiện xuất hiện sóng và làm thay đổi sóng

Hình 1.2 Các loại sóng điện não

1.2.4.1. Hoạt động alpha

)

- Được giới thiệu bởi Berger năm 1929, Adrian, Mathews 1934.
- Sóng alpha có tần số 8-13 ck/s [5].
- Biên độ trung bình 20-100 microvolt, trung bình khoảng 50 microvolt [5]
- Dạng sóng: hình sin [5]
- Vị trí: người trưởng thành trong điều kiện ghi bảo đảm kỹ thuật, sóng
alpha có dạng chuỗi hình thoi tập trung nhiều ở vùng chẩm, chẩm đỉnh, thái
dương sau.
- Sóng bị ức chế khi mở mắt, kích thích xúc giác, vận động, hoạt động trí óc.

Hình 1.3 Sóng alpha

)


11
1.2.4.2. Hoạt động beta (
- Tần số 18-25 ck/s. Biên độ nhỏ hơn hoặc bằng 50% biên độ của alpha [5].
- Dạng sóng hình sin, xuất hiện chủ yếu ở trán và trung tâm.
- Sóng beta được tăng cường trong lao động trí óc, trong tình trạng hưng
phấn hoặc lo âu. Sóng Beta bị ức chế khi có kích thích vận động và xúc giác.
- Ngoài ra Beta chiếm ưu thế trong phản ứng Berger.

Hình 1.4 Sóng beta ( )
1.2.4.3. Nhịp Muy Rolando (
- Tần số, biên độ giống sóng alpha.
- Dạng sóng có hình răng cưa [5].

- Vị trí xuất hiện ở vùng trước trung tâm hoặc trung tâm [5].
- Nhịp bị ức chế bởi các hình thức vận động tự chủ hoặc phản xạ, các
kích thích, xúc giác, đặc biệt khi nắm chặt tay.
- Nhịp không chịu ảnh hưởng bởi kích thích của ánh sáng, hay gặp trong
bệnh nhân đau đầu, rối loạn tâm thần.

Hình 1.5 Nhịp Muy Rolando (
1.2.4.4. Hoạt động theta (
- Tần số 4-7,5 ck/s [5], chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi sau đó giảm dần, ở
người trưởng thành chỉ còn rất ít và đối xứng ở vùng trán thái dương hai bên.


12
- Biên độ thay đổi thấp hơn, bằng hoặc cao hơn alpha [5].
- Vị trí xuất hiện chủ yếu vùng trước hai bên.
- Tuỳ theo lứa tuổi và điều kiện xuất hiện của nhịp theta mà được đánh
giá là bệnh lý hay nhịp cơ bản. Người lớn chỉ còn rất ít ở vùng trước hai bên
bán cầu. Tuy nhiên trong giấc ngủ hoặc trong gây mê, theta chiếm chủ đạo
trên bản ghi.

Hình 1.6 Sóng theta (
1.2.4.5. Hoạt động delta (
- Tần số 0.5-3 ck/s [5].
- Biên độ sóng trung bình tương đương điện thế alpha, cũng có khi cao
gấp 2-3 lần alpha [5].
- Trong giấc ngủ, trường hợp bệnh lý: biên độ sóng delta cao hoặc rất cao.
- Dạng sóng delta cũng biến đổi, nhìn chung có dạng hình chuông, hình
thang hoặc đa dạng [5]. Delta xuất hiện tương đối cố định ở vùng nào đó
trong tổn thương khu trú. Delta xuất hiện rải rác và xen kẽ trên tất cả các kênh
là biểu hiện

của tổn thương lan toả.
- Theo lứa tuổi sự xuất hiện của delta có ý nghĩa khác nhau. Dưới 3 tuổi
delta là sóng sinh lý, trên 3 tuổi delta xuất hiện mang ý nghĩa bệnh lý.

Hình 1.7 Sóng delta (


13
1.2.4.6. Hoạt động nhọn
- Gai nhọn: là những sóng đơn độc, đỉnh nhọn, độ dài từ 20-70 mm/s,
biên độ thay đổi. Nếu đỉnh nhọn trên đường đẳng điện là gai âm, dưới đường
đẳng điện là gai dương.
- Gai nhọn thường bắt nguồn từ sự phóng điện đột ngột của neuron bệnh
lý, phản ánh tình trạng kích thích.
- Khi nhiều gai đơn độc xuất hiện liền nhau trong một thời khoảng ngắn
gọi là đa gai nhọn. Có khi gai nhọn đi liền theo sau các sóng chậm thành phức
hợp gai nhọn - sóng. Đa gai nhọn hay ghi được trong cơn động kinh, giai
đoạn co cứng và giật cơ.
- Sóng nhọn là sóng đơn lẻ đỉnh nhọn, bước sóng 70-200 mm/s tần số
5-14 ck/s. Biên độ thường cao. Hình dạng có thể đơn pha, 2 pha, hoặc 3 pha.
Sóng nhọn phản ánh trạng thái kích thích, thường có trong các hoạt động
kịch phát của động kinh hoặc bệnh lý có triệu chứng kích thích tổ chức não.
- Gai vertex: dạng đơn sóng giữa các kênh, ở trong giai đoạn 2, 3 của
giấc ngủ. Gai vertex có hai pha, pha dương nhọn nhanh còn pha âm rộng
(chậm hơn).
1.2.4.7. Phức hợp gai nhọn – sóng
- Khởi đầu bằng một gai nhọn tiếp theo một sóng chậm hoặc ngược lại.
- Tần số của phức hợp tuỳ theo từng trường hợp, có thể từ 1-2.5 ck/s:
chậm, hoặc từ 4-5 ck/s: nhanh, hoặc từ 3-3.5 ck/s trong các cơn vắng ý thức
điển hình

- Khi các gai nhọn liền nhau, tiếp đến sóng: phức hợp đa gai nhọn - sóng.
- Hoặc cũng có thể gặp phức hợp gai nhọn sóng, đa gai nhọn sóng.
* Các loại phức hợp này thường đặc hiệu cho hoạt động kịch phát của
động kinh cục bộ hoặc cơn toàn thể.


14
1.2.4.8. Hoạt động kịch phát
- Là 1 hoạt động xuất hiện đột ngột, mất đi đột ngột, có biên độ cao rõ rệt.
- Hoạt động kịch phát khu trú: xảy ra ở một số kênh.
- Hoạt động kịch phát toàn thể xảy ra đồng thời ở các kênh hai bên bán cầu.
- Hoạt động kịch phát không điển hình: biên độ sóng kịch phát không
chênh lệch với hoạt động nền hoặc hình ảnh phức hợp gai nhọn-sóng không
điển hình.

Hình 1.8 Các loại phức hợp sóng
1.2.4.9. Các phóng điện dạng động kinh lệch bên theo chu kỳ
Các phóng điện dạng động kinh lệch bên theo chu kỳ (PLEDS – Periodic
Lateralized Epileptiform Discharges) là một dạng phóng điện đi kèm với tổn
thương hay chấn thương não cấp tính. Người ta thấy dạng sóng này rõ nhất
khi tổn thương não cấp tính có kết hợp thêm với rối loạn chuyển hóa. Nó khởi
đầu bằng những sóng nhọn xuất hiện một cách đều đặn, trên một nền tương
đối bằng phẳng, ở một vùng hay một bên của não. Sau đó nhịp của nó chậm
dần lại và xuất hiện các sóng chậm theo chu kỳ, và hoạt động cơ sở nằm giữa
các phóng điện dạng động kinh này cũng khá dần lên. Cuối cùng các sóng
dạng động kinh kiểu này cũng biến mất hoàn toàn. Kiểu PLEDS thường thấy


15
khi có triệu chứng định khu nặng, hoặc là trên một bệnh nặng đang có xu

hướng khá dần lên.

Hình 1.9 Sóng PLEDS (bán cầu não phải )
1.2.5. Vai trò của ĐNĐ trong TBMMN
1.2.5.1. Biến đổi ĐNĐ trong thể NMN
Theo L Murri và CS, sự xuất hiện các bất thường trên ĐNĐ được biết
đến trên các bệnh nhân Thiếu máu cục bộ. Các phát hiện thường xuyên nhất
là các hoạt động sóng chậm delta và theta hoặc sự giảm nhịp alpha nền [46].
Theo tổng hợp và đánh giá của Đinh Văn Bền về những biến đổi ĐNĐ
trên bệnh nhân nhồi máu não [5], những biến đổi đó là:
1.2.5.1.1. Huyết khối động mạch cảnh trong (Internal carotid artery
thrombosis)
- Lâm sàng: hay gặp ở nơi phân chia của động mạch cảnh gốc. Biểu hiện
bằng giảm hoặc mất mạch đập ở động mạch cảnh trong. Liệt nửa người khác
bên và có hoặc không có thất vận ngôn.
- Điện não:
+ Sóng cơ bản alpha giảm.


16
+ Sóng delta chậm và đa dạng, điện thế thấp cùng bên với huyết khối,
ưu thế vùng trán thái dương và có thể ở trán 2 bên. Các dạng sóng này tồn tại
hàng tuần hoặc vài tháng. Quan điểm khác nhau về vai trò của sóng chậm và
biên độ thấp phản ánh khác nhau liên quan đến nhu mô não tổn thương. Các
sóng chậm ảnh hưởng bán cầu não với giảm biên độ chứng tỏ nhồi máu rộng
và nặng.
+ Ghi điện não khi ngủ, sóng chậm hơn và không ổn định.
1.2.5.1.2. Huyết khối động mạch não giữa (Middle cerebral artery
thrombosis)
- Lâm sàng: liệt nửa người, thất vận ngôn, lú lẫn hay bán mê ở giai đoạn

cấp. Có khi xảy ra co giật cục bộ khác bên bán cầu tổn thương.
- Điện não:
+ Sóng cơ bản giảm và ở trường hợp nặng giảm toàn bộ ở tất cả các
đường ghi. Các sóng chậm delta không ổn định, tần số rất chậm cùng bên tổn
thương, điện thế cao hoặc không liên tục ưu thế trán thái dương.
+ Sóng delta ngắt quãng ở trán có thể thấy chậm không ổn định lan tỏa
hoặc khu trú. Ổ sóng delta đa dạng không thấy ở thiếu máu động mạch não giữa.
Theo Kayser Gatchalian và Neundoo Fer (1980) sóng cơ bản không bình
thường giá trị tiên lượng tốt hơn sóng chậm khu trú.
+ Sóng cơ bản được bảo tồn là dấu hiệu tiên lượng tốt, đặc biệt đối với
thất vận ngôn. Những biến đổi giảm dần mức độ sóng chậm song song với
tiến triển lâm sàng thần kinh tốt hơn. Ngược lại quá trình này là biểu hiện
những biến chứng. ĐNĐ trở lại hoàn toàn bình thường có thể xuất hiện trong
vòng 6 tháng.


17

Hình 1.10 Điện não đồ ở bệnh nhân huyết khối động mạch não giữa
Mô tả: ĐNĐ sóng alpha kém ổn định, sóng theta và delta không liên tục ở
trung tâm đỉnh phải. CLVT nhồi máu bán cầu phải
1.2.5.1.3. Huyết khối động mạch não trước (Thrombosis of the anterior
cerebral artery)
- Lâm sàng: tai biến động mạch não trước không phổ biến. Biểu hiện: thể
điển hình liệt nửa người, ưu thế liệt chân, thường gặp lú lẫn và hôn mê. Mức
độ các triệu chứng phụ thuộc phạm vi vùng nhồi máu.
- Điện não:
+ Sóng delta ngắt quãng ở trán cùng bên.
+ Sóng cơ bản có thể còn ổn định hoặc có rối loạn. Các sóng chậm có
thể ảnh hưởng sang vùng trán bên bán cầu khác bên.



18

Hình 1.11 Điện não đồ ở bệnh nhân huyết khối động mạch não trước
Mô tả: Điện não alpha ổn định, sóng theta và delta không liên tục ở trán hai
bên ưu thế trái. CLVT sọ nhồi máu 2 bên trán, trái hơn phải.
1.2.5.1.4. Huyết khối động mạch não sau (Thrombosis of the posterior
cerebral artery)
- Lâm sàng: bán manh cùng bên, mất cảm giác khác bên, đau kiểu đồi thị
có thể kết hợp trong thiếu máu lan rộng nhiều.
- Điện não:
+ Sóng chậm nổi bật ở vùng đỉnh chẩm cùng bên.
+ Sóng cơ bản mất cân xứng giữa 2 bán cầu, ở bán cầu có tổn thương
sóng cơ bản không ổn định hoặc rối loạn.


×