Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Báo cáo thực tập TN QLGD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.86 KB, 43 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................3
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................4
1. LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................4
2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP.................................6
2.1. Vài nét về hoạt động và quá trình phát triển của Trường Cao đẳng Sư
phạm Trung ương........................................................................................6
2.2. Vài nét về hoạt động và quá trình phát triển của Phòng Thanh tra và
Kiểm định chất lượng giáo dục - Trường CĐSP TƯ................................10
3. Danh mục các nội dung thực tập..........................................................12
3.1. Lập kế hoạch thực tập cá nhân và kế hoạch thực tập nhóm tại Phòng
thanh tra – Kiểm định chất lượng giáo dục, trường CĐSP TƯ;................12
3.2. Nghiên cứu hệ thống văn bản, tài liệu phục vụ cho công việc của một
chuyên viên kiểm định chất lượng giáo dục:............................................12
3.3. Tham gia hỗ trợ các hoạt động công tác kiểm định chất lượng giáo
dục trường CĐSP TƯ:...............................................................................13
PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................14
1. NHỮNG KIẾN THỨC LÝ THUYẾT QLGD LIÊN QUAN ĐẾN NỘI
DUNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP.........................................................14
1.1. Cơ sở pháp lý của việc thực hiện nhiệm vụ một chuyên viên kiểm
định CLGD................................................................................................14
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục:....................................................15
1.3. Cơ sở thực tiễn thực hiện nhiệm vụ một chuyên viên kiểm định chất
lượng.........................................................................................................23
2. NHỮNG KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
TỐT NGHIỆP TẠI PHÒNG THANH TRA – KĐCLGD, TRƯỜNG
CĐSP TƯ.................................................................................................24
2.1. Xây dựng kế hoạch thực tập cá nhân tại Phòng Thanh tra – kiểm định
chất lượng giáo dục, Trường CĐSP Trung ương......................................24

0




2.2. Nghiên cứu, tìm hiểu các văn bản, các tài liệu phục vụ công việc của
chuyên viên kiểm định chất lượng giáo dục.............................................26
2.3. Tham gia hỗ trợ hoạt động kiểm định CLGD trường CĐSP TƯ.......30
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................43
1. Kết luận................................................................................................43
2. Một số kiến nghị, đề xuất.....................................................................44
2.1. Một số kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cục Khảo thí và kiểm
định chất lượng giáo dục...........................................................................45
2.2. Một số kiến nghị với ban giám hiệu trường CĐSP TƯ.....................46
PHỤ LỤC........................................................................................................48
TÀI

LIỆU

THAM

KHẢO

DẪN......................................................49

1



TRÍCH


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GD

:

Giáo dục

QLGD

:

Quản lý giáo dục

CSGD

:

Cơ sở giáo dục

GD&ĐT

:

Giáo dục và đào tạo

ĐH-CĐ

:

Đại học – Cao đẳng


THCN

:

Trung học chuyên nghiệp

CĐSP TƯ

:

Cao đẳng sư phạm Trung ương

CB

:

Cán bộ

CBQL

:

Cán bộ quản lý

GV

:

Giảng viên


NV

:

Nhân viên

CB-CC

:

Cán bộ - công chức

CB-VC

:

Cán bộ viên chức

NCKH

:

Nghiên cứu khoa học

KĐCLGD

:

Kiểm định chất lượng giáo dục


TĐG

:

Tự đánh giá

TT&MC

:

Thông tin và minh chứng

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LỜI NÓI ĐẦU

Thực tập tốt nghiệp là một cơ hội giúp sinh viên chuyên ngành Quản lý
giáo dục được trải nghiệm thực tế thông qua các hoạt động của một cơ quan
QLGD, của nhà trường và các CSGD khác, hoạt động của một cán bộ QLGD
cụ thể trong hệ thống quản lý giáo dục... Đây cũng là dịp sinh viên được ứng
dụng, vận dụng lý thuyết trong phân tích, đánh giá hoạt động quản lý trên
thực tế của một đơn vị, cá nhân và tham gia thực hành, thực hiện các nhiệm
vụ, công việc quản lý trong hệ thống GD, định hướng hoàn thiện những tri
thức đã được học tập và nghiên cứu. Từ đó, sinh viên có điều kiện được
khẳng định và bổ sung thêm những kiến thức cơ bản về quản lý và QLGD
cũng như ý thức nghề nghiệp sau này.
Để đạt được các mục tiêu của quá trình thực tập, Em đã lựa chọn Khoa
bồi dưỡng CBQL – Trường CĐ Vĩnh phúc làm địa điểm thực tập tốt nghiệp.

Qua đây, em xin chân thành cảm ơn Khoa Bồi dưỡng CBQL – Trường CĐ
Vĩnh phúc, đặc biệt là thầy Phùng Quang Thơm - Trưởng khoa bồi dưỡng
CBQL đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất và hướng dẫn em tận tình trong
thời gian thực tập tại khoa. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Trương Thị
Thuý Hằng, Giảng viên khoa Quản lý – Học viện Quản lý giáo dục đã giúp
em hoàn thành quá trình thực tập này.
Bản báo cáo thực tập tốt nghiệp của em bao gồm các nội dung
chính sau:

3


Phần I: Phần mở đầu
1. Lời nói đầu
2. Vài nét về Phòng Thanh tra – KĐ CLGD và về trường
CĐSP TƯ.
3. Danh mục các nội dung thực tập tốt nghiệp
Phần II: Phần nội dung
1. Những kiến thức lý thuyết QLGD liên quan đến nội dung
TT
2. Kết quả thu được trong quá trình thực tập
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Bản báo cáo này là sản phẩm trí tuệ cá nhân, với thời gian tiếp xúc với
cơ sở không nhiều, kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế, và bản báo cáo
lại được hoàn thành trong thời gian ngắn nên chắc chắn còn nhiều thiếu
sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để bản báo cáo này
được hoàn thiện hơn, cũng như giúp em có thêm những bài học kinh
nghiệm bổ ích để bước vào thực tiễn công tác sau này được thuận lợi hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


4


2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP.

2.1. Vài nét về hoạt động và quá trình phát triển của Trường Cao
đẳng Sư phạm Trung ương.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của nhà trường
Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc được thành lập năm 1998 cùng với sự tái lập
tỉnh, hiện nay đổi tên thành Trường Cao Đẳng Vĩnh Phúc theo Quyết định của Bộ
Trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo.
Qua hơn mười năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường luôn là địa chỉ tin
cậy trong việc đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Vĩnh Phúc. Nhà trường đã và đang
đào tạo hơn 30 ngành khác nhau, trong đó có 20 ngành cao đẳng sư phạm, 08 ngành
cao đẳng ngoài sư phạm, 03 ngành trung học sư phạm; Liên kết với các học viên,
các trường đại học đào tạo liên thông, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên. Hàng
năm, có hơn 90% học sinh sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm phù hợp với
ngành nghề đào tạo.
Đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên của nhà trường giàu kinh nghiệm, trên
70% có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ, có năng lực tổ chức các hoạt động giảng dạy,
nghiên cứu khoa học, ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học vào thực tiễn giảng
dạy.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường từng bước được đầu tư
xây dựng và tăng cường theo hướng hiện đại không ngừng đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.
Về quy mô đào tạo, năm học 2011 – 2012 tổng số sinh viên của trường là
3155, tăng 21% so với năm học 2009 – 2010 trong đó: Hệ cao đẳng chính quy có
1.753 sinh viên (sư phạm: 1360 SV, ngoài sư phạm: 193 SV. Hệ CĐ VL VH: 3023
SV, hệ THSP: 995 HS, CĐ liên thông: 72 SV, CĐ đào tạo theo địa chỉ: 33 SV).
Hiện nay, nhà trường đang tiếp tục mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo với

các chương trình đào tạo được xây dựng khoa học, hiện đại, ổn định, thực tiễn, hợp
lý và liên thông phù hợp với mọi đối tượng, đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao trình
độ học vấn, nghề nghiệp cho người học; tạo nguồn giáo viên, cán bộ khoa học kỹ
5


thuật, nguồn lao động vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực thực hành
nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc và các
vùng lân cận.
Mục tiêu của nhà trường là: Xây dựng trường Cao đẳng Vĩnh Phúc đào tạo đa
ngành, có kỷ cương nền nếp, có môi trường giáo dục lành mạnh; đội ngũ cán bộ
giảng viên có trình độ, có phong cách quản lý tiên tiến; có cơ sở vật chất kỹ thuật
hiện đại đáp ứng yêu cầu đào tạo trong giai đoạn mới.
Tạo điều kiện về mọi mặt xây dựng trường Đại học Vĩnh Phúc vào năm 2015.
2.2. Vài nét về hoạt động và quá trình phát triển của Khoa bồi
dưỡng CBQL - Trường CĐ Vĩnh Phúc.
2.2.1. Quá trình thành lập
Tên đầy đủ: Khoa Bồi dưỡng cán bộ quản lý
Địa chỉ: Tầng 3, nhà điều hành, Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc, Phường
Trưng Nhị, Thị Xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.
Khoa Bồi dưỡng cán bộ quản lý được hình thành từ khi trường CĐSP
Vĩnh Phúc được nâng cấp từ trường THSP năm 1998. Đội ngũ cán bộ giảng
viên của khoa hiện tại có 04 người (trong đó 01 thạc sỹ Quản lý giáo dục, 01
cao học Kinh tế chính trị, 2 cử nhân Quản lý giáo dục).
2.2.2. Cơ cấu tổ chức
Hiện nay, đội ngũ cán bộ giảng viên của khoa gồm có 04 người. Trong
đó 01 thạc sỹ Quản lý giáo dục, 01 cao học Kinh tế chính trị và 2 cử nhân
Quản lý giáo dục). Cụ thể:
Trưởng khoa: ThS. Phùng Quang Thơm (Phụ trách chung)
Giảng viên: Nguyễn Thành Công, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Hữu

Hiệp.

6


2.2.3 Chức năng, Nhiệm vụ
Với đội ngũ cán bộ giảng viên khiêm tốn như trên khoa đã đảm trách
một nhiệm vụ hết sức nặng nề và quan trọng: Phối hợp bồi dưỡng kiến thức lý
luận, thực tiễn quản lý giáo dục cho đối tượng là cán bộ quản lý các trường
Mầm non, Tiểu học, THCS trong toàn tỉnh. Khoa còn có nhiệm vụ tổ chức bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ giảng viên trong trường về kiến thức lý luận chính trị,
về phương pháp giảng dạy, về nghiệp vụ sư phạm (tiếng Anh, Tin học…). Cử
cán bộ giảng viên đi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu
của Nhà trường, của Sở GD-ĐT, của Bộ GD-ĐT.
Khoa đảm nhiệm toàn bộ 2 học phần: Quản lý HCNN và QL ngành
GD-ĐT, Quản lý giáo dục mầm non của tất cả các hệ sư phạm (CĐSP và
TCSP trong trường và liên kết ngoài trường tại các Trung tâm bồi dưỡng
thường xuyên trong tỉnh Vĩnh Phúc).
Ngoài ra Khoa còn phối hợp với Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc mở các lớp bồi
dưỡng chuyên đề, thay sách giáo khoa; phối hợp với các phòng, khoa khác
trong trường mở các lớp nghiệp vụ sư phạm cho các đối tượng học viên ngoài
sư phạm.
3. Danh mục các nội dung thực tập
3.1. Lập kế hoạch thực tập cá nhân và kế hoạch thực tập nhóm tại
Phòng thanh tra – Kiểm định chất lượng giáo dục, trường CĐSP TƯ;
3.2. Nghiên cứu hệ thống văn bản, tài liệu phục vụ cho công việc
của một chuyên viên kiểm định chất lượng giáo dục:
- Nghiên cứu các văn bản, những quy định sơ lược về quá trình
thành lập và phát triển, chức năng, nhiệm vụ của Trường Cao
đẳng Sư phạm Trung ương, và của Phòng thanh tra giáo dục (nay

là Phòng thanh tra – kiểm định chất lượng giáo dục);

7


- Nghiên cứu các văn bản về quản lý, quy chế Đào tạo và tuyển
sinh của Bộ giáo dục và của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung
ương;
- Nghiên cứu các văn bản, những quy định về công tác thanh tra
giáo dục của trường CĐSP TƯ;
- Nghiên cứu các văn bản về kiểm định chất lượng giáo dục và
công tác tự đánh giá trường cao đẳng nói chung và của trường
CĐSP TƯ nói riêng;
3.3. Tham gia hỗ trợ các hoạt động công tác kiểm định chất lượng
giáo dục trường CĐSP TƯ:
- Tham gia công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục trường CĐSP
TƯ, viết nội dung báo cáo tự đánh giá cho tiêu chuẩn số 5 với
từng tiêu chí cụ thể (Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân
viên) trong bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục trường
cao đẳng (theo sự phân công của GVHD) ;
- Nghiên cứu và chỉnh sửa, bổ sung, góp ý cho báo cáo tự đánh giá
của trường CĐSP TƯ;
- Thu thập, kiểm tra và đối chiếu các thông tin, minh chứng cho
báo cáo tự đánh giá của trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương
theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường cao đẳng theo quy
định của Bộ GD&ĐT.

8



PHẦN NỘI DUNG
1. NHỮNG KIẾN THỨC LÝ THUYẾT QLGD LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Thực tập tốt nghiệp tại phòng Thanh tra – kiểm định chất lượng giáo
dục, trường CĐSP Trung ương với vị trí, cai trò là một chuyên viên, phụ
trách công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Theo đó, trong thời gian
thực tập, với vai trò là một chuyên viên kiểm định chất lượng giáo dục của
Phòng, sinh viên thực tập cần căn cứ vào một số nội dung, vấn đề về kiến
thức cơ bản có liên quan sau đây:
1.1. Cơ sở pháp lý của việc thực hiện nhiệm vụ một chuyên viên
kiểm định CLGD
1.1.1. Văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác kiểm định
chất lượng giáo dục, bao gồm:
- Luật giáo dục, được thông qua ngày 14/06/2005 và bổ sung, sửa đổi
năm 2009;
- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 về việc quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;
- Điều lệ trường Cao đẳng;
- Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2001 – 2010;
- Quyết định số 76/2007/QĐ-BGDĐT ngày 14/12/2007 quy định về quy
trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học, cao đẳng
và trung cấp chuyên nghiệp;
- Quyết định số 29 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2008 Ban
hành quy định chu kỳ và quy trình kiểm định chất lượng chương trình
giáo dục của các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp;
- Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007 quy định về tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Đại học;

9



- Quyết định số 66/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007 quy định về tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Cao đẳng;
1.1.2. Các văn bản quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và
công tác tự đánh giá chất lượng trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương:
- Quyết định số 1159/QĐ-CĐSPTƯ ngày 19/12/2008 của hiệu trưởng
trường CĐSPTƯ về việc thành lập hội đồng tự đánh giá;
- Quyết định số 1160/QĐ-CĐSPTƯ ngày 19/12/2008 của hiệu trưởng
trường CĐSPTƯ về việc thành lập ban thư ký giúp việc và các nhóm
công tác chuyên trách;
- Kế hoạch tự đánh giá chất lượng trường Cao đẳng Sư phạm Trung
ương, ban hành ngày 20/12/2008;
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục:
1.2.1. Một số vấn đề về kiểm định chất lượng giáo dục và kiểm định
CLGD trường Cao đẳng
- Thuật ngữ kiểm định chất lượng giáo dục:
+ Kiểm định chất lượng giáo dục là biện pháp chủ yếu nhằm xác định
mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với
nhà trường và cơ sở giáo dục khác” (Điều 17, Luật GD 2005)
+ “Việc kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện định kỳ trong
phạm vi cả nước và đối với từng cơ sở giáo dục. Kết quả kiểm định
chất lượng giáo dục được công bố công khai để xã hội biết và giám
sát”
- Đặc trưng của kiểm định chất lượng giáo dục:
+ Kiểm định chất lượng có thể được tiến hành ở phạm vi trường hoặc
chương trình đào tạo
+ Kiểm định chất lượng không thể tách rời công tác tự đánh giá
+ Tất cả các quy trình kiểm định luôn gắn liền với đánh giá ngoài/đánh
giá đồng nghiệp (peer review)

+ Các chuẩn mực đánh giá có tính mềm dẻo để có thể phù hợp với các
loại hình trường
10


+ Kiểm định cấp trường và kiểm định chương trình không chỉ tập trung
đánh giá các yếu tố đầu vào mà còn tập trung vào cả quá trình đào tạo
và chất lượng sinh viên khi ra trường
- Mục đích của kiểm định chất lượng giáo dục:
+ Kiểm định chất lượng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
+ Xác định mức độ đáp ứng mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn nhất
định
+ Giải trình với các cơ quan quản lý Nhà nước và xã hội về thực trạng
chất lượng giáo dục
+ Làm cơ sở cho người học lựa chọn trường và nhà tuyển dụng lao
động tuyển chọn nhân lực
- Quy trình kiểm định chất lượng giáo dục:
+ Lập kế hoạch kiểm định chất lượng nhà trường
+ Tiến hành tự đánh giá và đăng ký kiểm định chất lượng với Bộ
GD&ĐT
+ Tiến hành đánh giá ngoài
+ Bộ GD&ĐT công bố kết quả, cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất
lượng
- Kiểm định chất lượng trường cao đẳng với các nội dung:
+ Sứ mạng và mục tiêu
+ Tổ chức và quản lý
+ Chương trình giáo dục
+ Hoạt động đào tạo
+ Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và NV
+ Người học

+ Nghiên cứu khoa học; ứng dụng, phát triển và chuyển giao công
nghệ
+ Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác
+ Tài chính và quản lý tài chính
+ Quan hệ giữa nhà trường và xã hội
1.2.2. Kiến thức về tự đánh giá chất lượng giáo dục trường Cao
đẳng.
11


a, Một số thuật ngữ về tự đánh giá chất lượng trường cao đẳng
- Tự đánh giá: là quá trình trường tự xem xét, nghiên cứu trên cơ sở các
tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động đào
tạo, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất và các vấn đề liên
quan khác làm cơ sở để trường tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và
quá trình thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn đã quy định.
- Hai khái niệm cần lưu ý:
+ Tiêu chuẩn: Mức độ yêu cầu và điều kiện mà nhà trường phải đáp
ứng.
+ Tiêu chí: Mức độ yêu cầu và điều kiện cần thực hiện ở một khía cạnh
của tiêu chuẩn.
- Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng được sử
dụng làm công cụ để:
+ Trường cao đẳng tự đánh giá nhằm duy trì và không ngừng nâng cao
chất lượng đào tạo.
+ Cơ quan chức năng đánh giá và công nhận trường cao đẳng đạt tiêu
chuẩn chất lượng.
+ Trường cao đẳng giải trình với các cơ quan chức năng và xã hội về
chất lượng đào tạo của nhà trường.

+ Người học có cơ sở lựa chọn trường và nhà tuyển dụng có cơ sở
tuyển chọn nhân lực.
b, Các kiến thức, kỹ năng tự đánh giá chất lượng trường cao đẳng
- Quy trình tự đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng được thể
hiện qua các bước chính sau:
+ Xác định mục đích, phạm vi tự đánh giá
+ Thành lập hội đồng tự đánh giá
+ Lập kế hoạch tự đánh giá
12


+ Thu thập thông tin, minh chứng, rà soát các hoạt động và đối chiếu kết
quả đạt được với mục tiêu đề ra; đánh giá mức độ đạt được, xác định các
điểm mạnh và tồn tại của trường; lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch
hành động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo;
+ Đối chiếu kết quả đạt được với các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, viết báo cáo tự đánh giá
và gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Công bố báo cáo tự đánh giá trong nội bộ trường;
+ Tổ chức, duy trì cơ sở dữ liệu về các hoạt động của trường.
Nội dung chi tiết được khái quát trong bảng sau (Trang bên):
- Các kỹ thuật thu thập thông tin minh chứng trong quá trình tự đánh
giá chất lượng trường cao đẳng
+ Kỹ thuật nghiên cứu văn bản, hồ sơ
+ Kỹ thuật quan sát
+ Kỹ thuật phỏng vấn
+ Kỹ thuật thảo luận nhóm
+ Kỹ thuật thiết kế các công cụ điều tra, khảo sát
+ Kỹ thuật xử lý và phân tích số liệu
+ Kỹ thuật thiết lập dữ liệu thống kê

- Quy trình viết báo cáo tự đánh giá chất lượng trường cao đẳng
Báo cáo tự đánh giá phải mô tả một cách ngắn gọn, rõ ràng, chính xác và
đầy đủ các hoạt động của trường, trong đó phải chỉ ra những điểm mạnh,
điểm yếu, những tồn tại, khó khăn và kiến nghị các giải pháp cải tiến chất
lượng, kế hoạch thực hiện, thời hạn hoàn thành, thời gian tiến hành đợt tự
đánh giá tiếp theo, tình hình và kết quả thực hiện các biện pháp đã đề ra trong
lần tự đánh giá trước (nếu có).
Có thể triển khai theo các bước:

13


+ Viết phiếu đánh giá tiêu chí
+ Viết báo cáo tiêu chí và tiêu chuẩn
+ Viết báo cáo tự đánh giá dựa trên các báo cáo tiêu chí, tiêu chuẩn và phần
tổng quan về cơ sở đào tạo
(Kết thúc mỗi bước nên tổ chức nghiệm thu có phản biện với HĐ TĐG và các
cán bộ chủ chốt).
Kết quả tự đánh giá được trình bày lần lượt theo các tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng. Trong mỗi tiêu chuẩn, trình bày lần lượt theo từng tiêu chí. Đối
với mỗi tiêu chí phải viết đầy đủ 5 phần:
1. Mô tả
2. Những điểm mạnh
3. Những tồn tại
4. Kế hoạch hành động
5. Tự đánh giá: (Đạt / Chưa đạt)
- Quy trình viết báo cáo cho một tiêu chuẩn đánh giá chất lượng:
* Quy trình viết báo cáo các tiêu chí trong tiêu chuẩn

Bước 1: Viết phác thảo.

Người được phân công viết báo cáo tiêu chí, trên cơ sở Phiếu đánh giá
tiêu chí, thành báo cáo tiêu chí (khoảng 1÷2 trang) theo các nội dung
dưới đây:
+ Mô tả theo nội dung các nội hàm của tiêu chí một cách rõ ràng, khái
quát nhưng cũng đủ chi tiết (không liệt kê/kể lể thành tích) trên cơ sở
bám sát các yêu cầu, đòi hỏi của tiêu chí;
+ So sánh, phân tích, bình luận (dựa trên các dữ liệu, thông tin, minh
chứng phù hợp) để thấy được hiện trạng các hoạt động của nhà trường
thuộc phạm vi tiêu chí;
+ Đưa ra những nhận định về điểm mạnh, điểm tồn tại, giải thích
nguyên nhân, xác định mức độ đạt yêu cầu hay chưa đạt yêu cầu;
+ Xác định những vấn đề cần cải tiến và đề ra những biện pháp để cải
tiến những vấn đề đó.
14


Để xác định mức đạt được của từng tiêu chí, bắt đầu xem xét từng nội
dung chi tiết thuộc tiêu chí, nếu có đầy đủ minh chứng thì xác nhận
tiêu chí đó đạt yêu cầu. Tiêu chí đạt yêu cầu khi tất cả các nội dung chi
tiết thuộc tiêu chí đó đều đạt yêu cầu. Với những tiêu chí, nhà trường
không tìm đủ minh chứng thì cần phân tích rõ các lí do tại sao và
không nên tự nhận mức đạt yêu cầu. Với những tiêu chí không tìm
được hoặc không thể tìm được minh chứng để chứng minh tiêu chí đó
đạt yêu cầu thì ghi: Không có minh chứng.
Bước 2: Nhóm công tác chuyên trách đọc, thảo luận, góp ý và chỉnh
sửa.
+ Các thành viên trong nhóm công tác góp ý (nên nhiều lần) cho báo
cáo tiêu chí,
+ Thư kí/người phân công viết tiêu chí chỉnh sửa theo góp ý (sau mỗi
lần chỉnh sửa đều thông báo cho các thành viên của nhóm công tác).

Bước 3: Chuyên gia tư vấn (nếu có) đọc phản biện chỉnh sửa.
+ Chuyên gia tư vấn đọc góp ý,
+ Kiểm tra, bổ sung minh chứng,
+ Thư kí/người phân công viết tiêu chí chỉnh sửa theo góp ý.
Bản thảo báo cáo tiêu chí cần được chỉnh sửa 3÷4 lần, cơ bản đáp ứng
được các yêu cầu của một báo cáo tiêu chí mới dùng để ghép thành
báo cáo tiêu chuẩn.
* Quy trình viết báo cáo cho tiêu chuẩn:
Bước 1: Các thành viên trong nhóm đọc rà soát kĩ các báo cáo tiêu chí
thuộc tiêu chuẩn.
+ Kiểm tra tính thống nhất giữa các phần: mô tả, những điểm mạnh,
những tồn tại và kế hoạch hành động của từng tiêu chí;
+ Kiểm tra lại các số liệu, nguồn gốc các số liệu;
+ Kiểm tra các minh chứng, xem xét mức đạt của từng tiêu chí (có dựa
trên sự đầy đủ minh chứng hay không).
Bước 2: Thư kí ghép các báo cáo tiêu chí thành báo cáo tiêu chuẩn.
+ Kiểm tra tính nhất quán, sự ăn khớp về số liệu, mã minh chứng, về

15


nhận xét, bình luận, giải thích; đảm bảo không có sự mâu thuẫn giữa
các nội dung báo cáo tiêu chí trong cùng tiêu chuẩn;
+ Cấu trúc lại các phần, bổ sung minh chứng, chỉnh sửa (nếu cần) để
tạo sự liên kết, nhất quán về cách viết, văn phong.
Bước 3: Trưởng nhóm/thư kí viết phần mở đầu và kết luận của tiêu
chuẩn.
+ Mở đầu: mô tả tóm tắt, phân tích chung về cả tiêu chuẩn (vì có
những điểm giao thoa giữa các tiêu chí trong cùng 1 tiêu chuẩn, nên
cần mô tả chung ở đây và sẽ không lặp lại trong phần phân tích các

tiêu chí);
+ Kết luận: nêu tóm tắt điểm mạnh nổi bật, những tồn tại cơ bản của
tiêu chuẩn; số lượng tiêu chí đạt yêu cầu, số lượng tiêu chí không đạt
yêu cầu. (Lưu ý không đánh giá tiêu chuẩn đạt hay chưa đạt yêu cầu).
Bước 4: Thảo luận trong nhóm công tác, Hội đồng tự đánh giá.
+ Nhóm thảo luận góp ý chỉnh sửa;
+ Tư vấn (nếu có) đọc góp ý;
+ Trưởng nhóm/thư kí chỉnh sửa, hoàn chỉnh báo cáo tiêu chuẩn
(những báo cáo tiêu chí viết quá dài, quá ngắn, lạc văn phong, phải
được viết lại để đảm bảo chất lượng báo cáo tiêu chuẩn);
=> Các báo cáo tiêu chuẩn đã hoàn thiện được ghép thành báo cáo tự
đánh giá.
1.3. Cơ sở thực tiễn thực hiện nhiệm vụ một chuyên viên kiểm định
chất lượng
Thực tập tốt nghiệp và tham gia vào một số hoạt động, công việc
cụ thể tại Phòng TT – KĐCLGD được dựa trên một vài đặc điểm, điều
kiện về tình hình thực tiễn sau:
- Kế hoạch tự đánh giá chất lượng trường CĐSPTƯ;
- Kế hoạch công tác của Trường CĐSP TƯ về kiểm định chất lượng
giáo dục nói chung và hoạt động tự đánh giá nói riêng học kỳ 1 năm
học 2010 – 2011, và kế hoạch công tác tháng 12/2010 và tháng
1/2011;

16


- Căn cứ vào kế hoạch công tác học kỳ 1, kế hoạch công tác tháng
12/2010, tháng 1/2011 Phòng Thanh tra – kiểm định chất lượng về
nội dung tự đánh giá;
- Căn cứ vào tiến độ hoàn thiện báo cáo tự đánh giá của nhà trường và

đặc điểm tình hình thực tiễn hiện nay của nhà trường và của Phòng
Thanh tra – kiểm định chất lượng giáo dục.
2. NHỮNG KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP TẠI PHÒNG THANH TRA – KĐCLGD, TRƯỜNG CĐSP TƯ.

Thực tập tốt nghiệp tại phòng Thanh tra – kiểm định chất lượng giáo
dục, trường CĐSP TƯ với một số nội dung công việc cơ bản được mô hình
hoá theo sơ đồ sau:
(1)
Xây dựng kế hoạch
thực tập tại cơ sở

( 3.1)
Viết báo cáo đánh giá tiêu
chuẩn 5
(Đội ngũ CBQL, GV, NV)

(3)
Hỗ trợ công tác tự
đánh giá CLGD
trường CĐSP TƯ

(3.2)
Rà soát, chỉnh sửa
báo cáo sơ bộ tự đánh giá
trường CĐSP TƯ

(2)
Nghiên cứu hệ thống văn
bản quy định về KĐCLGD


(3.3)
Kiểm tra, đối chiếu
hệ thống thông tin – minh
chứng cho báo cáo TĐG

SƠ ĐỒ CÁC NỘI DUNG THAM GIA THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 2011

2.1. Xây dựng kế hoạch thực tập cá nhân tại Phòng Thanh tra –
kiểm định chất lượng giáo dục, Trường CĐSP Trung ương.
- Mục đích và nội dung của kế hoạch thực tập tốt nghiệp:
+ Mục đích: Kế hoạch thực tập tốt nghiệp giúp định hướng cho mọi
hoạt động thực tập diễn ra tại cơ sở. Giúp cho cơ sở thực tập, giảng
viên hướng dẫn và sinh viên hướng dẫn hiểu được vị trí, ý nghĩa và nội
dung cụ thể của đợt thực tập tốt nghiệp chuyên ngành QLGD này. Từ

17


đó, thuận lợi và dễ dàng hơn cho cá nhân sinh viên cũng như cơ sở thực
tập trong việc bố trí lịch làm việc, kế hoạch hoạt động, giao nhiệm vụ
và đánh giá kết quả cho sinh viên.
+ Nội dung: Kế hoạch bao gồm đầy đủ thời gian, ngày tháng, địa điểm,
phương pháp và phương tiện làm việc và danh sách các công việc, các
nhiệm vụ mà cơ sở có thể được giao nhiệm vụ cho sinh viên thực tập.
Kế hoạch cũng chỉ rõ nội dung, các yêu cầu cần đạt và trách nhiệm của
sinh viên và GVHD trong quá trình thực tập, tìm hiểu thực tiễn và tham
gia hoạt động thực tiễn.
- Yêu cầu cụ thể của bản kế hoạch thực tập tốt nghiệp tại phòng TT KĐCLGD
+ Kế hoạch xây dựng đúng trình tự thời gian, theo đúng kế hoạch về

thời gian thực tập tốt nghiệp cho sinh viên ngành QLGD năm học 2010
– 2011;
+ Kế hoạch xây dựng có nội dung, nhiệm vụ khái quát, có nội dung chi
tiết đến từng tuần, với những công việc đúng chuyên ngành đào tạo,
đúng chức năng và nhiệm vụ của phòng thanh tra - KĐCLGD;
+ Kế hoạch làm nổi rõ vị trí, nhiệm vụ của một chuyên viên kiểm định
chất lượng giáo dục trong trường cao đẳng;
+ Hướng tới đúng mục đích của đợt thực tập tốt nghiệp chuyên ngành
QLGD.
- Phương pháp, cách thức xây dựng kế hoạch hiệu quả:
+ Căn cứ đúng kế hoạch thực tập tốt nghiệp chuyên ngành QLGD của
Khoa Quản lý, HV QLGD;
+ Căn cứ theo kế hoạch hoạt động và công tác năm học, học kỳ,
tháng, ... của Phòng Thanh tra – KĐCLGD, CĐSPTƯ;
+ Tham khảo và nhận sự tư vấn, góp ý, giúp đỡ của giảng viên hướng
dẫn của Khoa Quản lý và của Phòng Thanh tra – KĐCLGD;

18


+ Có điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực
tiễn.
- Kết quả đạt được: Kế hoạch thực tập cá nhân chi tiết bao gồm cả nội
dung chính và được thiết kế đưa vào bảng biểu theo từng tuần, với
những công việc, nhiệm vụ đúng vị trí thực tập của một chuyên viên
kiểm định chất lượng giáo dục.
2.2. Nghiên cứu, tìm hiểu các văn bản, các tài liệu phục vụ công
việc của chuyên viên kiểm định chất lượng giáo dục
- Mục đích và nội dung của việc nghiên cứu tài liệu:
+ Mục đích: Nghiên cứu những tài liệu có liên quan, phục vụ cho công

việc của một chuyên viên phụ trách công tác kiểm định chất lượng
trong trường cao đẳng. Qua các tài liệu đó, nắm rõ được chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của mình để có thể làm việc và thực
hiện tốt công việc của mình. Hơn nữa, với những tài liệu bổ ích đó, sẽ
giúp cho một chuyên viên kiểm định chất lượng có vốn kiến thức
chuyên môn và thực tiễn phong phú, đầy đủ và phương pháp làm việc
khoa học, cần thiết, giúp cho công việc được thực hiện đạt kết quả tốt
nhất.
+ Nội dung: Nghiên cứu một số tài liệu có liên quan đến vị trí công việc
của một chuyên viên phòng Thanh tra – kiểm định chất lượng giáo dục
(phụ trách công tác kiểm định chất lương)
+) Nghiên cứu các văn bản, những quy định sơ lược về quá trình
thành lập và phát triển, chức năng, nhiệm vụ của Trường Cao đẳng Sư
phạm Trung ương và của Phòng thanh tra giáo dục (nay là Phòng thanh
tra – kiểm định chất lượng giáo dục), có tham khảo thông tin thêm trên
trang thông tin điện tử (website) của nhà trường => nắm rõ hơn, cụ thể
hơn về cơ sở thực tập, tầm quan trọng của nhà trường trong hệ thống
giáo dục quốc dân, mối quan hệ về chức năng, nhiệm vụ của nhà
trường với xã hội và đất nước, cũng như vị trí và tầm quan trọng của
phòng trong nhà trường.
19


+) Nghiên cứu các văn bản về quản lý, quy chế Đào tạo và
tuyển sinh của Bộ giáo dục và của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung
ương. Bao gồm một số văn bản như: một số văn bản về quy chế đào
tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quy chế 25, Quy chế 36, Quy chế
43, ...); Tập văn bản quy định về quản lý đào tạo của Trường CĐSP
TƯ; Tập văn bản hướng dẫn thực hiện công tác đào tạo năm học
2010-2011 của Trường CĐSP TƯ; Văn bản Hướng dẫn thực hiện xây

dựng chương trình theo hệ thống tín chỉ Trường CĐSP TƯ ... => nắm
được những quy định hiện hành về quản lý đào tạo của Bộ Giáo dục
và Đào tạo cũng như những quy định riêng của trường CĐSP TƯ để
có thể dễ dàng phục vụ cho quá trình xem xét, nắm bắt tình hình thực
tiễn đúng, đủ nhất. Tìm hiểu được thực trạng hoạt động đào tạo của
nhà trường, kế hoạch và những quy định đang được áp dụng để có sự
vận dụng khi làm việc một cách hợp lý nhất.
+) Nghiên cứu các văn bản, những quy định về công tác thanh tra
giáo dục của trường CĐSP TƯ => cung cấp những hiểu biết về những
quy định của thanh tra giáo dục trong trường học nói chung, trường cao
đẳng nói riêng; về quá trình làm việc, phương pháp làm việc và nội
dung công việc của một thanh tra viên trong trường CĐSP.
+) Nghiên cứu các văn bản về kiểm định chất lượng giáo dục và
công tác tự đánh giá trường cao đẳng nói chung và của trường CĐSP
TƯ nói riêng. Bao gồm một số tài liệu như: Bộ tiêu chuẩn kiểm định
chất lượng trường Đại học, TCCN; Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng
trường cao đẳng; Tập tài liệu tập huấn công tác tự đánh giá chất lượng
giáo dục trường cao đẳng; Tập tài liệu hội thảo tổng kết công tác kiểm
định chất lượng giáo dục các trường cao đẳng 2010 của Bộ GD&ĐT;
Báo cáo tự đánh giá chất lượng trường cao đẳng sư phạm Trung ương
(báo cáo sơ bộ) => nắm được rõ những quy định hiện hành về kiểm
định chất lượng giáo dục nói chung, về kiểm định chất lượng giáo dục
20


trường cao đẳng nói riêng; tìm hiểu rõ và kỹ lưỡng nội dung công việc,
nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn làm việc, phương pháp tiến hành các
nhiệm vụ kiểm định. Đồng thời, qua việc tìm hiểu các tài liệu này, giúp
cho một chuyên viên có thể nắm được rõ tính chất, đặc điểm đặc thù
của công việc và vận dụng đúng đắn, linh hoạt với điều kiện của đơn vị

mình.
- Những yêu cầu khi nghiên cứu tài liệu:
+ Nghiên cứu đầy đủ các tài liệu được cung cấp;
+ Nghiên cứu có chọn lọc và chú trọng những đặc điểm nổi bật, riêng
biệt, rõ nét nhất để củng cố, khắc sâu, phục vụ công việc được làm cụ
thể sau này.
+ Tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn và pháp lý quy
định nhiệm vụ của chuyên viên kiểm định chất lượng giáo dục trong
các văn bản, tài liệu được tiếp cận.
- Phương pháp thực hiện:
+ Nghiên cứu các văn bản được cung cấp;
+ Trao đổi, hỏi ý kiến của giảng viên hướng dẫn về những vấn đề còn
thắc mắc;
+ Ghi chép, tổng hợp kết quả nghiên cứu đối với từng tài liệu theo từng
ngày, tuần.
+ Nhận xét, đánh giá được giá trị tài liệu được tìm hiểu.
+ Kết hợp giữa nghiên cứu tài liệu với quan sát, tìm hiểu thực tiễn, kế
hoạch làm việc của phòng và của chuyên viên (giảng viên hướng dẫn
trực tiếp tại phòng) để rút ra những bài học cần thiết.
- Kết quả nghiên cứu tài liệu:
+ Nắm được nội dung chính của các văn bản về quản lý đào tạo của
Bộ Giáo dục và Đào tạo như: quy chế 25, Quy chế 43, Quy chế 36, ...
để thấy được đặc trưng và những quy định chung về quản lý đào tạo
tại các cơ sở giáo dục Đại học, cao đẳng, … hiện nay. Từ đó có cái
nhìn đầy đủ và tổng quan hơn nữa về hệ thống giáo dục chuyên nghiệp
trong thời kỳ mới.

21



+ Nắm được sự khác biệt và những điểm riêng của các văn bản khi áp
dụng tại trường CĐSP TƯ so với những quy định chung của Bộ giáo
dục và đào tạo, ví dụ như: Quy định về phân công trách nhiệm tổ chức
tuyển sinh, đào tạo ...; Quy định về hệ thống thông tin quản lý đào tạo;
Quy định về quy trình xây dựng chương trình đào tạo; Quy định về
đánh giá học phần và thi tốt nghiệp,...

+ Thấy được tính đặc thù và chuyên biệt của Phòng Thanh tra KĐCLGD và mối quan hệ giữa phòng với các đơn vị khác trong nhà
trường;
+ Nắm vững kế hoạch công tác của Phòng theo từng ngày, tuần, tháng
và kịp thời, chủ động đánh giá, điều chỉnh kế hoạch thực tập của cá
nhân;
+ Nắm rõ các tiêu chuẩn cũng như nội dung cụ thể của từng tiêu chuẩn
kiểm định chất lượng trường Đại học, TCCN;
+ Nắm rõ các tiêu chuẩn cũng như nội dung cụ thể của từng tiêu chuẩn
kiểm định chất lượng trường Cao đẳng;
+ Tìm hiểu và nắm vững quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng
giáo dục các trường Đại học, CĐ, TCCN;
+ Nắm được cụ thể công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục trong
trường cao đẳng;
+ Thấy được những kết quả đạt được, những điểm mạnh, những mặt
hạn chế, những biện pháp khắc phục và kiến nghị, đề xuất của các
trường cao đẳng trong cả nước về công tác tự đánh giá chất lượng giáo
dục;
+ Hiểu biết đầy đủ hơn về quy trình tự đánh giá, kỹ năng tự đánh giá:
Kỹ năng xây dựng kế hoạch, kỹ năng thu thập thông tin, minh chứng
(quan sát, phỏng vấn, thảo luận nhóm, thiết kế phiếu điều tra, kỹ năng
nghiên cứu các văn bản, hồ sơ và đánh giá tài liệu, ...);

22



+ Nắm rõ kế hoạch công tác của Phòng nói chung và kế hoạch công
tác mảng kiểm định chất lượng g iáo dục nói riêng.
2.3. Tham gia hỗ trợ hoạt động kiểm định CLGD trường CĐSP TƯ
Tham gia hỗ trợ công tác tự đánh giá chất lượng trường CĐSPTƯ với
03 nhiệm vụ chính, đó là:
+ Tham gia viết báo cáo tự đánh giá tiêu chuẩn số 5 (tập trung vào
một tiêu chí cụ thể - tiêu chí 5.4);
+ Nghiên cứu và chỉnh sửa, bổ sung, góp ý, hoàn thiện báo cáo tự
đánh giá chất lượng của trường CĐSP TƯ;
+ Kiểm tra và đối chiếu, xác minh các thông tin, minh chứng cho báo
cáo tự đánh giá của trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương.
Cụ thể các công việc được triển khai như sau:
2.3.1. Tham gia viết nội dung báo cáo tự đánh giá cho tiêu chuẩn số 5.
Thời gian: 01 tuần
Để hoàn thành được bản nội dung báo cáo đánh giá cho tiêu chuẩn 5
(đội ngũ CBQL, GV,NV) của trường CĐSP TƯ cần thực hiện qua một số
bước, khâu cơ bản sau:
+ Nghiên cứu và nắm vững chi tiết nội dung của tiêu chuẩn;
+ Nghiên cứu quy trình thực hiện tự đánh giá, quy trình viết báo cáo
cho một tiêu chuẩn kiểm định chất lượng;
+ Thu thập, tìm kiếm các nguồn thông tin, minh chứng;
+ Xử lý văn bản, tài liệu (thông tin, minh chứng) thu thập được;
+ Viết phiếu đánh giá và báo cáo đánh giá cho 07 tiêu chí của tiêu
chuẩn;
+ Viết báo cáo đánh giá tiêu chuẩn;
+ Hoàn thiện và nộp báo cáo đánh giá tiêu chuẩn.
Trong quá trình triển khai thực hiện, đối với sinh viên thực tập tại
phòng, các công việc đều được tiến hành theo trình tự lần lượt như sau:


23


+ Tự nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu
+ Thực hành viết theo sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn
+ Nghe giảng viên hướng dẫn trao đổi kinh nghiệm và kỹ năng, phương
pháp trong việc thực hành các nội dung, yêu cầu của công việc
+ Thực hành viết báo cáo tiêu chí, tiêu chuẩn lần 2 theo sự hướng dẫn,
giám sát của GVHD
Cụ thể các bước, khâu được tiến hành như sau:
- Tìm hiểu và nắm vững nội dung tiêu chuẩn 5 (trong bộ tiêu chuẩn
kiểm định chất lượng giáo dục trường cao đẳng được ban hành theo
quyết định số 66/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ giáo dục và đào tạo).
“ Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên
1. Cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên thực hiện các nghĩa vụ và được
đảm bảo các quyền theo quy định của Điều lệ trường cao đẳng.
2. Có chủ trương, kế hoạch và biện pháp tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên, cán bộ và nhân
viên, tạo điều kiện cho họ tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở
trong nước và ở ngoài nước; chú trọng đào tạo và phát triển các giảng viên
trẻ.
3. Có đủ số lượng giảng viên để thực hiện chương trình giáo dục và nghiên
cứu khoa học; đạt được mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục nhằm
giảm tỷ lệ trung bình sinh viên / giảng viên.
4. Đội ngũ giảng viên đảm bảo trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
theo quy định. Giảng dạy theo chuyên môn được đào tạo; đảm bảo cơ cấu
chuyên môn và trình độ theo quy định; có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng
yêu cầu về nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học.
5. Đội ngũ giảng viên được đảm bảo cân bằng về kinh nghiệm công tác chuyên

môn và trẻ hoá của đội ngũ giảng viên theo quy định.
6. Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên đủ số lượng, có năng lực chuyên môn và
được định kỳ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ có hiệu quả cho việc
giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

24


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×