Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Ảnh hưởng Triết học Ấn Độ với Triết học Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.74 KB, 28 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU:...........................................................................................................
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Lý do chọn đề tài:
Phạm vi và giới hạn nghiên cứu:
Tình hình nghiên cứu của đề tài:
Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứ của đề tài:
Kết cấu của Tiểu luận:

NỘI DUNG:.......................................................................................................
Chương 1. Khái quát về đất nước Ấn Độ cổ đại
1.1.
1.2.
1.3.

Điều kiện tự nhiên:
Kinh tế Ấn Độ cổ đại:
Xã hội Ấn Độ cổ đại:

Chương 2. Lịch sử, chính trị và văn hóa Ấn Độ cổ đại
2.1. Lịch sử Ấn Độ cổ đại:
2.2. Chính trị Ấn Độ cổ đại:
2.3. Nền văn h óa Ấn Độ cổ đại:
KẾT LUẬN CHUNG........................................................................................


Ảnh hưởng của nền văn hóa Ấn Độ đối với các nước Đông Nam Á (trong đó
có Việt Nam).
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:........................................................

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
1


Trong lịch sử các quốc gia trên thế giới, có lẽ Ấn Độ là một trong
những trường hợp đặc biệt nhất. Đất nước này đã ghi tên mình lên bản đồ thế
giới như một trong những cái nôi sớm nhất của văn minh nhân loại. Vì thế,
khi bắt gặp Ấn Độ, Burnouf đã thay người Châu Âu thốt lên: “Đấy không
phải chỉ là Ấn Độ, mà là một trang về nguồn gốc của thế giới, là lịch sử
nguyên thủy của tinh thần nhân loại…”. Đến nay, không ai có thể phủ nhận
được vị trí của văn hóa Ấn Độ trong nền văn hóa thế giới. Văn hóa Ấn Độ có
sức lan tỏa kì diệu đến những phương trời xa xôi nhất và đồng thời cũng có
sức thẩm thấu, dung hợp lạ kì. Xưa nay, khi nhắc đến Ấn Độ người ta thường
không quên gắn liền sau nó mỹ từ “huyền bí”. Ấn Độ huyền bí và phương
Đông huyền bí cũng vì có Ấn Độ. Cảm giác “huyền bí” mà đất nước này đem
đến cho người tiếp cận phải chăng vì đây là quê hương của những tôn giáo
lớn, của những tư tưởng triết học cao siêu đã lan tỏa tới nhiều quốc gia trên
thế giới… Nhìn lại lịch sử, Ấn Độ liên tiếp trải qua những biến động với
những giai đoạn chiến tranh và hòa bình luân phiên tiếp diễn. Từ năm 1.500
trước CN trở về sau, Ấn Độ liên tục đối đầu với những thế lực từ bên ngoài.
Tuy nhiên, không giống như nhiều quốc gia khác, nền văn minh Ấn Độ chưa
bao giờ bị tàn lụi hay đứt quãng mà vẫn trường tồn trong lịch sử. Để làm được
điều kì diệu ấy, Ấn Độ đã ứng xử với các tác nhân bên ngoài theo một cách
rất riêng. Tìm hiểu về Ấn Độ cổ đại sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn điều
này. Đó cũng chính là lí do em chọn “Ấn Độ cổ đại” làm đề tài nghiên cứu.

2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu:
Nghiên cứu về Ấn Độ cổ đại là một đề tài rất rộng, mang tính lịch sử và
thực tiễn cao, nhưng với khả năng và thời gian có hạn nên đề tài chỉ được
nghiên cứu ngang tầm của Tiểu luận học phần.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu:
Khái quát về điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế, xã hội Ấn Độ;
khái quát về lịch sử, chính trị và văn hóa Sông Ấn. Trên cơ sở đó, rút ra kết
luận: Văn hóa Ấn Độ đạt tới trình độ văm minh; đồng thời nêu lên sự ảnh
hưởng của nền văn hóa Ấn Độ đối với các nước Đông Nam Á nói chung, Việt
Nam nói riêng.
2


4. Phương pháp nghiên cứ của đề tài:
Tiểu luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp lịch sử, logic. Bên cạnh
đó, tiểu luận còn được sử dụng phương pháp tổng hợp và sử dụng kết quả
nghiên cứu của một số công trình đã được công bố có lien quan đến đề tài.
5. Kết cấu của Tiểu luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận có kết
cấu gồm 2 chương, 6 tiết.

NỘI DUNG

3


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐÂT NƯỚC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
1.1. Điều kiện tự nhiên:
Ấn Độ là một bán đảo lớn - một “tiểu lục địa” nằm ở miền Nam

châu Á, hai mặt Đông Nam và Tây Nam giáp Ấn Độ Dương. Phía Bắc là
dãy Himalaya hùng vĩ, án ngữ theo một vòng cung dài 2600 km, trong
đó có tới 40 ngọn núi cao trên 7000 mét so với mực nước biển. Miền cực
Bắc Ấn Độ là tỉnh Kashmir. Ở phía Nam Kashmir là miền Pendjab,
nghĩa là “miền năm con sông” (gồm sông Indus và bốn nhánh sông
chính là Ravi, Thelum, Chenar va Sutleji) với châu thành lớn Lohore và
kinh đô mùa hè của Ấn Độ, tức Simla, trên hoành sơn Himalaya. Chính
những nơi đây người Ấn Độ đã sáng tạo ra biết bao những câu chuyện
thần thoại và truyền thuyết nhằm lý giải các hiện tượng tự nhiên và đời
sống con người. Các con sông lớn của Ấn Độ như Indus, Gange… đều
chảy từ ngọn núi vĩ đại Himalaya, tạo nên đồng bằng Ấn Độ nổi tiếng.
Tuy cùng bắt nguồn từ chân Himalaya nhưng chúng lại chảy theo hai
hướng ngược nhau. Nói một cách hình ảnh, sông Ấn và sông Hằng như
hai cô gái kiều diễm, vốn là hai chị em sinh đôi, nhưng ngay từ khi sinh
ra đã ngoảnh mặt lại với nhau và mãi mãi chẳng nhìn mặt nhau. Con
sông Ấn - sông Indus - dài trên 1500 km chảy theo hướng Tây Nam.
Sông Hằng được coi là con sông linh thiêng nhất của Ấn Độ. Nó
bắt nguồn từ dãy Himalaya, choàng ngang cả phía Bắc Ấn. Dãy núi cao
nhất thế giới với khối băng tuyết vĩnh cửu của nó là nguồn nước vô tận
của sông Hằng. Với dòng nước mát và phù sa màu mỡ của nó, sông
Hằng là cái nôi phát triển của nền nông nghiệp lúa nước cổ xưa và là nơi
phát sinh ra các quốc gia chiếm hữu nô lệ nhỏ đầu tiên ở Ấn Độ cổ đại.

4


Giữa miền Bắc và miền Nam Ấn được cách biệt nhau bởi dãy núi
Vindhya. Ở miền Bắc, đồng bằng lưu vực sông Indus và sông Gange bị chia
thành hai phần Đông và Tây. Miền Nam Ấn là cao nguyên Deccan rộng lớn,
có nhiều rừng rú và khoáng sản chạy dài dọc theo hai mặt Đông và Tây của

bờ biển Ấn Độ Dương. Vùng cao nguyên Deccan có rất nhiều sông ngòi chảy
qua và đổ ra biển, song mực nước của các con sông này chảy rất mạnh và
không ổn định nên không thuận lợi cho giao thông cũng như thuỷ lợi. Cùng
với sự phong phú và phức tạp của điều kiện thiên nhiên, khí hậu của đất nước
Ấn Độ cổ cũng vô cùng khắc nghiệt.
Nói một cách khái quát, Ấn Độ là một đất nước có điều kiện tự nhiên,
điều kiện địa lý hết sức đa dạng nhưng cũng vô cùng khắc nghiệt. Đó là một
bán đảo mênh mông, vừa có những miền núi cao đầy băng giá và rừng rậm
âm u, vừa có những miền đại dương chói chang ánh nắng, vừa có những con
sông lớn với những vùng đồng bằng trù phú lại vừa có những cao nguyên và
sa mạc khô khan, nóng nực.
Đứng trước thiên nhiên bao la hùng vĩ vốn là cái nội của con người từ
thuở ban sơ, người Ấn Độ thiết tha khẳng định cuộc sống tự nhiên thuần phác
của mình, say mê trước vẻ đẹp huyền ảo của thiên nhiên; nhưng cũng chính
thiên nhiên đầy huyền bí và đầy uy lực ấy lại gây ra cho con người biết bao
những hiểm hoạ khôn lường. Con người cảm thấy mình nhỏ bé trước những
lực lượng mãnh mẽ, khắc nghiệt của tự nhiên. Chính điều kiện sống như thế
đã tác động thường xuyên, lâu dài đến sinh hoạt vật chất và sinh hoạt tinh
thần, đến phong tục tạp quán, tâm lý, tín ngưỡng tôn giáo, quan điểm tư tưởng
và đặc biệt là ảnh hưởng đến phong cách tư duy độc đáo vừa trừu tượng vừa
thâm trầm cao siêu của người Ấn Độ.
Tóm lại, Ấn Độ là một bán đảo ở Nam Á, từ Đông Bắc đến Tây Bắc có núi
chắn ngang, trong đó có dãy Himalaya nổi tiếng. Ấn Độ chia làm hai miền
5


Nam Bắc lấy dãy núi Vin-đi-a làm ranh giới. Miền bắc Ấn Độ có hai con sông
lớn là sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange). Sông Ấn chia làm 5 nhánh, nên
vùng đồng bằng ở 5 nhánh sông ấy được gọi là vùng Pungiáp (nghĩa là vùng
Năm sông). Tên nước Aán Độ là gọi theo tên dòng sông này. Sông Hằng ở

phía đông được coi là một dòng sông thiêng. Từ xưa nhân dân Ấn Độ thường
đến khúc sông ở thành phố Varanadi (Bênarét) để cử hành lễ tắm mang tính
chất tôn giáo. Cả hai dòng sông nàybồi đắp thành hai đồng bằng màu mỡ ở
miền bắc Ấn Độ, vì vậy nơi đây đã trở thành cái nôi của nền văn minh của đất
nước

này.

Cư dân Ấn Độ gồm hai thành phần chính: người Đraviđa chủ yếu cư trú ở
miền Nam và người Arya chủ yếu cư trú ở miền bắc.
1.2. Kinh tế Ấn Độ cổ đại:
Từ Véda đến Ramayan, một giai đoạn khoảng năm 900 năm, từ 1500-600
trước công nguyên cư dân Ấn Độ cổ đại chuyển từ săn bắn, hái lượm sang
nông nghiệp. Dân vùng sông Ấn chỉ trồng đại mạch, thì ở đây họ bắt đầu
dùng ngựa và trồng lúa nước. Họ dùng công cụ bằng gỗ nhất là lưỡi cày, họ
còn đan bện các đồ dung bằng lau sậy, thuộc da, làm đồ gốm mà loại phổ biến
là gốm đen bong có hoa văn giải băng chấm. Cuối giai đoạn này, khoảng 800
năm trước công nguyên, kỹ nghệ luyện sắt được áp dụng, đã thúc đẩy nghề
rèn đúc kim khí (như đồng, sắt), làm đồ gỗ, nhất là xe kéo, nhà cửa. Thợ mộc
và thợ rèn là những tầng lớp được xã hội quý trọng.
Bắt đầu xuất hiện thương nghiệp. Người ta trao đổi sản phẩm nông nghiệp và
thủ công nghiệp giữa các vùng, có lẽ cũng đã xuất hiện cả ngoại thương. Các
tài liệu đã nói đến việc buôn bán ven biển với vịnh Ba Tư và Hồng Hải. Hẳn
là hình thức phổ biến vẫn còn là trao đổi trực tiếp tuy đã bắt đầu xuất hiện
hình thức vật trung gian. Lúc đầu vật đó là con bò, sau dùng cả vàng thoi –
nishka (Nishka sau trở thành tên gọi tiền vàng).
Đến giai đoạn (khoảng 600-321 trước công nguyên), các vương triều đặc biệt
là vương triều Nanda quan tâm phát triển nông nghiệp bằng việc thực hiện
nhiều công trình thủy lợi, đặt chế độ thuế má và thu thuế hợp lý. Của cải và
ngân khố phong túc. Thung lũng sông Hằng nông nghiệp tiếp tục phát triển

6


nhờ đất đai màu mỡ và hệ thống thủy lợi được mở mang. Các ngành nghề thủ
công có nhiều tiến bộ. Trước tiên là nghề luyện sắt và rèn đúc sắt lần đầu tiên
nở rộ dưới thời Magadha. Các mũi lao, giáo, mũi tên sắt, các công cụ sản xuất
bằng sắt đã khá phổ biến. Loại đồ gốm đặc trưng của miền bắc, có xương gốm
mịn, tráng men màu thẫm, ngả từ màu xanh thép sang xám thẫm và đen bóng;
chủ yếu là đĩa và bát nhỏ, những mặt hàng thương phẩm có giá trị cao.
Người Hy lạp quen mặc hàng len thô dệt bằng lông cừu, tỏ ra vô cùng thán
phục vải trắng dệt sợi bông của người Ấn Độ. Các thợ thủ công sống ở thành
thị, tổ chức thành phường hội; các nhà buôn chuyên chở và trao đổi hàng hóa
từ hạ lưu sông Hằng đến cửu sông Indus rồi theo đường biển đến vịnh Ba Tư
và Hồng Hải, hoặc ngược sông Hằng qua đường bộ đến Iran và Tiền Á. Trong
việc buôn bán, người Ấn Độ đã đúc tiền bạc và đồng. Tiền đồng đã được phát
hiện, nhưng chưa biết giá trị trao đổi của nó.
Giai đoạn (khoảng 321-232 trước công nguyên), đất nước vẫn dựa chủ yếu
vào kinh tế nông nghiệp. Nhà nước đặc biệt coi trọng và khuyến khích nông
nghiệp, vua là người sử hữu tối cao về ruộng đất, nhưng cũng thừa nhận hình
thức chiếm hữu tư nhân. Việc khai khẩn đất hoang thuộc về nhà nước. Nông
dân nhận ruộng của làng, tự canh tác và phải nộp từ 1/6 đến ¼ sản phẩm, tùy
theo chất lượng đất và thuế được tính theo diện tích và chất đất đối với từng
nông dân mà chính quyền địa phương phải thu và nộp lên triều đình.
Gắn liền với nông nghiệp là thủy lợi. Nhà nước hết sức quan tâm công tác
thủy lợi như tổ chức đào kênh, đắp đê, đập, đào hồ ao, giếng. Thủy lợi là một
nhiệm vụ quan trọng của quan chức địa phương và cũng là một chính sách
quan trọng của Nhà nước nhằm kiểm soát chính trị trên toàn lãnh thổ. Nhà
nước cũng định cả mức thuế đối với nông dân nói chung và nhất là những
người có sử dụng các công trình thủy lợi do Nhà nước làm. Bên cạnh đó, thủ
công và thương nghiệp cũng có nhiều tiến bộ, các mặt hang truyền thống tiếp

tục phát triển. Nhà nước trực tiếp điều khiển việc chế tạo vũ khí và tàu
thuyền. Những thợ làm nghề này được miễn thuế, còn những ngành nghề
khác, ngay cả những người làm trong các cơ sở Nhà nước như kéo sợi, dệt
vải, khai thác mở...cũng vẫn phải nộp thuế. Thợ thủ công tự tập hợp nhau
7


trong phường hội. Họ được quyền tự sản xuất và bán hang, nhưng phải đóng
dấu ngày sản xuất để phân biệt hang cũ-mới. Đã có sự kiểm soát giá cả để
tránh cho người mua phải chịu giá quá cao. Quan thương vụ có trách nhiệm
kiểm soát kĩ thời giá, chất lượng và cung cầu đối với hàng hóa. Mỗi sản phẩm
phải chịu thuế 1/5 trị giá hang hóa và them 1/5 thuế doanh thu (có nghĩa là cả
trực thu và gián thu). Nếu trốn thuế sẽ bị coi là một tội rất nặng.
Việc buôn bán nội địa có cơ hội phát triển hơn trước rất nhiều, vì nay không
còn sự phân biệt quốc gia này với quốc gia khác từ bắc đến nam. Có lẽ đã có
những đường buôn ven biển, và đường bộ nối sông Ấn với sông Hằng, ngoại
thương bằng đường bộ và đường biển với vương triều Seleucôs ở Iran và qua
đó với thế giới địa Trung Hải gia tăng hơn trước rất nhiều.
1.3. Xã hội Ấn Độ cổ đại:
Từ xưa Ấn Độ là khu vực sinh sống của nhiều dân tộc với những ngôn ngữ và
trình độ văn hóa khác nhau. Trước khi người Aryan xâm nhập Ấn Độ thì tại
đây đã có nhiều sắc tộc sinh sống. Đặc biệt, người ta cho rằng người
Dravidian là dân bản địa xưa nhất và nổi bật nhất trong các dân tộc ở đất Ấn,
là chủ nhân của nền văn hóa Indus, họ tồn tại từ thời đại đồ đồng đến thời đại
đồ sắt thì người Aryan xâm nhập tây bắc Ấn Độ rồi dần dần làm chủ bán đảo
này.
Người Aryan là một trong những giống dân xa xưa từ phía bắc dãy núi
Caucase ở vùng Trung Á di tản xuống Ấn Độ. Người Aryan hồi đó đang sống
dưới chế độ công xã thị tộc mạt kỳ. Họ nói theo một ngữ hệ chung là ngữ hệ
Ấn – Âu, da màu sang, vóc người cao, mũi thẳng Lúc đầu người Aryan mới

xâm nhập vào vùng tây bắc Ấn Độ (khoảng giữa thiên niên kỷ thứ II), sau đó
họ tiến dần sang phía đông và làm chủ lưu vực sông Hằng, xuống phía nam
vào cao nguyên Dekkan, đẩy lùi các tộc người Dravidian xuống dưới, lập nên
đất nước Aryvarta của họ. Do họ vốn là dân du mục, quen cỡi voi, biết chế tạo
và sử dụng khí cụ bằng sắt nên đại bộ phận thổ dân Ấn Độ đều bị chinh phục
và biến thành nô lệ. Đến thế kỷ thứ X trước công nguyên, người Aryan lập ra
tôn giáo Rig-Véda. Sau một thời gian chung sống lâu dài, người Aryan và
người Dravidian đồng hóa với nhau, và từ đó tạo ra bước thay đổi các quan hệ
8


xã hội. Tổ chức xã hội của người Aryan lấy gia đình và gia tộc làm căn bản.
Dân chúng sống theo gia đình phụ hệ.
Thời kỳ Véda là thời kỳ ở Ấn Độ xuất hiện chế dộ đẳng cấp, gọi là chế độ
“Varna”- tiếng Phạn có nghĩa là “màu sắc”, là “chủng tính”. Lúc đầu đó là sự
phân biệt về màu da, chủng tộc chủ yếu giữa người Aryan- kẻ đi chinh phục,
có trình độ văn hhoas thấp hơn người Dravidian- kẻ bị chinh phục, nên người
Aryan đã dung chế độ chủng tính để dễ thống trị người bản địa.
chế độ “Varna” đã góp phần quy định cơ cấu xã hội, đó là chế độ xã hội dựa
trên sự phân biệt về chủng tộc, về màu da, về dòng dõi, về sự nghiệp, về tôn
giáo...Họ có những tổ chức, luật lệ riêng biệt quy định sinh hoạt tinh thần và
vật chất của họ, hình thành trong quá trình người Aryan chinh phục và thống
trị người Dravidian, cũng như cả trong quá trình phân hóa xã hội ngày càng
sâu sắc giữa quý tộc và thường dân người Arryan.
Theo thánh điển Balamon và theo bộ luật Manu, người ta phân biệt trong xã
hội Ấn Độ rất nhiều chủng tính, nhưng có thể quy định thành bốn chủng tính
lớn và đó cũng là bốn đẳng cấp lớn của Ấn Độ cổ đại.
- Đứng đầu là đẳng cấp Brahmana (là những lễ sư, tăng lữ Balamon);
- Thứ hai là đẳng cấp Kshatriya (gồm vương công, vua chúa, võ sĩ);
- Thứ ba là đẳng cấp Vaishya (gồm đa số những người bình daanAryan,

thương nhân và điền chủ);
- Thứ tư là đẳng cấp shudra (là những tầng lớp tiện dân, nô lệ).
Ngoài bốn đẳng cấp trên, còn có những người bị coi là ngoài lề đẳng cấp
xã hội, đó là tầng lớp cùng đinh Paria như bộ lạc Chandala.
Trong cuốn Rig-Véda cuối cùng (Rig-Véda X), đã có đoạn thuyết giáo cho
chế độ đẳng cấp như sau:
“Thần sáng tạo Brahman (hay còn gọi là con người nguyên thủy Purusha) đã
tự phân thân thành bốn đẳng cấp. Miệng thần là đẳng cấp Balamon. Tay thần
là đẳng cấp Kshatriya. Hai bắp đùi thần là đẳng cấp Vaishya và hai bàn chân
thần thành đẳng cấp Shudra”. Về sau những bộ luật Dharmashasta (Pháp điển)
và Manusmriti (luật manu) cũng xác nhận hệ thống bốn đẳng cấp trong xã hội
và quy định rõ quyền hạn cùng với các luật lệ phù hợp mỗi đẳng cấp. Thực ra
9


sự phân chia dân cư thành tứ đẳng cấp đó là sự phân hóa tài sản dẫn đến sự
phân hóa giai cấp, sự phân biệt nghề nghiệp và sự khác nhau về địa vị xã hội.
Đạo Balamon cho rằng chế độ đẳng cấp đó là sự an bài tự nhiên của một trật
tự có sẵn, theo tinh thần luật lệ của thần thánh. Hơn thế nữa, việc phân chia
dân cư ra thành bốn đẳng cấp ở Ấn Độ cổ đại lại được pháp luật quy định và
pháp luật đó luôn bảo vệ quyền lợi cho các đẳng cấp trên.
Bộ luật Manu quy định: “ưu tú nhất trong mọi sinh vật là loài động vật, ưu tư
nhất trong loài động vật là giống động vật có lý tính, ưu tú nhất trong động
vật có lý tính là loài người, ưu tú nhất trong loài người là người Brahmana.
Brahmana sinh ra sớm nhất và có hiểu biết về kinh Véda, nên cần phải thống
trị toàn thế giới”. Có thể nói, sự tồn tại của chế độ đẳng cấp đã làm trì trệ sự
phát triển của chế độ chiếm hữu nô lệ Ấn Độ.
Giữa thế kỷ IV trước công nguyên, người Hy lạp dưới sự chỉ huy của
Alexandre le Grand đệ tam đã xâm nhập miền tây bắc Ấn Độ. Năm 321 trước
công nguyên, sau khi Alexandre chết (323 trước công nguyên), Sandragupta

đã cầm đầu cuộc khởi nghĩa giải phóng tây bắc Ấn Độ sáng lập ra vương triều
Maurya với triều đại vua nổi tiếng Asoka. Ngay sau khi vua Asoka chết (năm
236 trước công nguyên) thì đế quốc Maurya bị sụp đổ vào đầu năm 187 trước
công nguyên. Một vương triều mới- vương triều Shunga ra đời ở Ấn Độ. Từ
khi đế quốc Asoka sụp đổ, Ấn Độ không còn là vương quốc thống nhất. Trong
hai thế kỷ cuối trước công nguyên, nhiều bộ tộc khác đã xâm nhập Ấn Độ như
tộc người Xít, Ba Tư, Apgan và Hy Lạp...Sau đấy, khoảng những năm 140 –
130 trước công nguyên, bộ lạc người Saka thuộc nước Kushana ở miền Trung
Á đánh chiếm các vương quốc của người Hy Lạp ở xứ Bac-tơ-rian. Khoảng
năm 100, người Saka xâm nhập miền bắc Ấn Độ và thành lập nhiều vương
quốc của họ. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ ở Ấn Độ, ngoài đặc trưng của chế
độ đẳng cấp “varna”, sự tồn tại dai dẳng của những tổ chức công xã nông thôn
và chế độ nô lệ kiểu gia trưởng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của
đời sống xã hội Ấn Độ cổ đại.
Chế độ chiếm hữu nô lệ của người Ấn Độ có những tính chất đặc biệt. Đó là
chế độ có tới 15 loại nô lệ như: 1/ Nô lệ do cha mẹ là nô lệ sinh ra; 2/ Nô lệ
10


mua về; 3/ Nô lệ do người khác đem cho; 4/ nô lệ do kế thừa tài sản mà có; 5/
Do sự bần cùng mà đi làm nô lệ; 6/ Do phạm tội mà bị xử làm nô lệ; 7/ Người
làm con tin bị xem như là nô lệ; 8/Nô lệ chiến tù; 9/ Nô lệ được thưởng trong
các cuộc thi đấu; 10/ Vì bội ước mà phải làm nô lệ; 11/ Nô lệ tự nguyện; 12/
Nô lệ tạm thời; 13/ Vì được kẻ khác nuôi nấng mà xin làm nô lệ;14/ Vì lấy nữ
nô lệ mà thành nô lệ; 15/ bán mình làm nô lệ.
Ở Ấn Độ cổ đại, thường là đại đa số quần chúng thuộc đẳng cấp thấp nhất là
nô lệ, họ lao động nặng nhọc dưới quyền sở hữu của Nhà nước hay dưới
quyền sở hữu của cá nhân chủ nô. Nhưng đại bộ phận nô lệ làm việc trong các
gia đình chủ nô. Trong đó, số nô lệ đàn bà thường đông hơn số nô lệ đàn ông.
Nô lệ ở Ấn Độ cũng được coi là tài sản tư hữu của chủ nô như mọi thứ tài sản

khác. Nó là “tài sản hai chân” có thể đem bán, trao đổi như các gia súc- những
“tài sản bốn chân”.
Điểm đặc biệt trong quan hệ giữa chủ nô và nô lệ ở Ấn Độ là tính chất bóc lột
gia trưởng. Trong lao động sản xuất, nô lệ rất gần gũi với các tôi tớ và gần gũi
với cả những thành viên thường của gia đình chủ nô, nhưng quyền hạn của
chủ nô đối với nô lệ không vì thế mà giảm bớt. Chủ nô vẫn có uy thế tuyệt đối
trong mọi trường hợp đối với nô lệ của mình như: bắt nô lệ phải lao động khổ
sai, phạt nô lệ của mình bằng những hình phạt tàn khốc: đánh đập, thích dấu
vào mặt, cùm kẹp... Do tính chất của chế độ nô lệ ở Ấn Độ là tính chất bóc lột
gia trưởng và sự phân tán nô lệ trong các gia đình chủ nô đã ảnh hưởng không
tốt đến cuộc đấu tranh giữa giai cấp nô lệ chống lại sự áp bức của giai cấp chủ
nô. Các hình thức đấu tranh của nô lệ Ấn Độ thường mang tính chất tự phát
như: bỏ trốn, đập phá các công cụ sản xuất và sản phẩm làm ra. Nhưng dù sao
quan hệ chiếm hữu nô lệ đã thật sự chi phối cơ cấu xã hội Ấn Độ cổ đại.

11


Chương 2
LỊCH SỬ, CHÍNH TRỊ VÀ VĂN HÓA ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
2.1. Lịch sử Ấn Độ cổ đại:
Lịch sử Ấn Độ bắt đầu với thời kỳ Văn minh lưu vực sông Ấn, một nền văn
minh phát triển hưng thịnh tại phần Tây Bắc tiểu lục địa Ấn Độ từ năm 3300
đến 1700 trước công nguyên. Nền văn minh thời đại đồ đá này được nối tiếp
bởi thời đại đồ sắt thuộc thời kỳ Véda, thời kỳ đã chứng kiến sự nở rộ của
những vương quốc lớn được biết đến với cái tên Mahajanapadas. Giữa hai
giai đoạn này, vào thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, Mahavira và Thích-ca
Mâu-ni ra đời.
Phần lớn tiểu lục địa được đế quốc Maurya chinh phạt trong suốt thế kỷ thứ 4
và thứ 3 trước công nguyên. Sau đó nó lại tan vỡ và rất nhiều phần bị thống trị

bởi vô số những vương quốc thời Trung Cổ trong hơn 10 thế kỷ tiếp theo.
Những phần phía Bắc được tái hợp một lần nữa vào thế kỷ thứ 4 sau công
nguyên và duy trì được sự thống nhất này trong hai thế kỷ tiếp theo, dưới thời
của đế quốc Gupta. Đây được coi là thời kỳ hoàng kim của Ấn Độ. Trong suốt
giai đoạn cùng thời, và vài thế kỷ sau đó, Ấn Độ bị thống trị bởi nhà
Chalukya, nhà Chola, nhà Pallava và nhà Pandya, và trải qua giai đoạn vàng
son của mỗi thời kỳ. Cũng trong thời điểm này, Ấn Độ giáo và Phật giáo lan
tỏa tới rất nhiều vùng tại Đông Nam Á.
Hồi giáo du nhập vào đầu thế kỷ thứ 8 sau công nguyên cùng với sự xâm lược
Baluchistan và Sindh của Muhammad bin Qasim. Những sự xâm lấn của đạo
Hồi từ Trung Á giữa thế kỷ thứ 10 và 15 sau công nguyên dẫn đến việc phần
lớn Bắc Ấn Độ chịu sự thống trị của Vương quốc Hồi giáo Delhi giai đoạn
đầu và sau đó là đế quốc Mogul. Sự thống trị của đế quốc Mogul, đế chế đã
mở ra giai đoạn của thời kỳ thăng hoa và phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật
và kiến trúc, đã bao phủ phần lớn phía Bắc tiểu lục địa. Tuy nhiên, một vài
quốc gia độc lập, như đế quốc Maratha và đế quốc Vijayanagara, cũng phát
triển hưng thịnh trong cùng giai đoạn tại phía Tây và Bắc Ấn Độ. Mở đầu giai
12


đoạn giữa thế kỷ 18 và hơn một thế kỷ sau đó, Ấn Độ dần dần bị công ty
Đông Ấn Anh Quốc thôn tính. Nỗi bất mãn với sự cai trị của công ty này đã
dấn đến cuộc nổi loạn Ấn Độ 1857, sau đó thì Ấn Độ được điều hành trực tiếp
bởi Hoàng Gia Anh Quốc cũng như chứng kiến thời kỳ phát triển mạnh mẽ về
cơ sở vật chất cũng như sự suy thoái về kinh tế.
Trong suốt nửa đầu thế kỷ 20, cuộc đấu tranh độc lập toàn quốc được khởi
xướng bởi đảng Quốc Đại Ấn Độ, sau đó được kết hợp bởi đảng liên đoàn
Hồi giáo. Tiểu lục địa giành được độc lập từ vương quốc Anh năm 1947 sau
khi bị chia cắt thành hai quốc gia Ấn Độ và Pakistan. Cánh phía Đông của
Pakistan sau đó trở thành quốc gia Bangladesh năm 1971.

Những địa điểm cư trú Thời đồ đá với những bức tranh tại Bhimbetka,
Madhya Pradesh là những dấu vết sớm nhất từng biết về đời sống con người
tại Ấn Độ hiện nay. Những khu định cư thường xuyên sớm nhất được biết đã
xuất hiện từ 9.000 năm trước, và dần phát triển vào Văn minh lưu vực sông
Ấn, đã bắt đầu từ khoảng năm 3300 TCN và lên tới tột đỉnh từ khoảng giữa
năm 2500 TCN và 1500 TCN. Các thành phố của nền văn hóa này có những
đặc tính đô thị và khoa học tiến bộ như những hệ thống thoát nước dân sự ở
mức độ cao. Tiếp sau nó là Văn minh Vệ Đà, do các bộ tộc Ấn-Aryan từng
lập ra các cơ sở cổ đại của Ấn Độ giáo và các khía cạnh văn hóa khác tạo ra.
Trong những văn bản Vedic cổ và thần thoại Ấn Độ, vùng đất được coi là
Bharatavarsha. Từ khoảng năm 550 TCN, nhiều vương quốc độc lập như
Mahajanapadas đã được lập nên khắp đất nước. Nước này có một văn hóa tôn
giáo rất phức tạp, là nơi sinh ra Đạo Giai na và Phật giáo. Các trường học cổ
đã xuất hiện ở Taxila, Nalanda, Pataliputra và Ujjain.
Cuối thế kỉ thứ 3 TCN, vương triều Maurya của Chandragupta Maurya và
Ashoka Đại đế đã thống nhất hầu hết Nam Á hiện nay. Từ năm 180 TCN, một
loạt các cuộc tấn công từ Trung Á của người Ấn-Hy Lạp, Ấn-Scythia, ẤnParthia và Kushan xảy ra ở phía tây bắc tiểu lục địa Ấn Độ. Từ thế kỷ thứ 3
TCN, vương triều Gupta đã cai trị ở khoảng thời gian được coi là "Thời đại
vàng son" trong lịch sử cổ đại Ấn Độ. Ở phía nam, các vương triều Chalukya,
13


Rashtrakuta, Chera, Chola, Pallava và Pandya nổi lên ở những giai đoạn khác
nhau. Khoa học, Cơ khí, nghệ thuật, văn chương, toán học, thiên văn học, tôn
giáo và triết học phát triển mạnh dưới thời cai trị của triều đại này. Tháp
Sanchi tại Sanchi, Madhya Pradesh do hoàng đế Ashoka xây dựng ở thế kỷ
thứ 3 TCN.
2.2. Chính trị Ấn Độ cổ đại:
Từ những công xã cổ xưa, hàng loạt tiểu quốc đã hình thành trên hai bờ sông
Hằng. Một số tiểu quốc vốn chỉ là một bộ lạc như: Shakyas, Koliyes,

Mallos..., một số khác xây dựng trên cơ sở lien minh của hai bộ lạc như:
Vrijis, Yadavas....Bộ máy cai quản quốc gia do vua đứng đầu đã hình thành,
đóng ở kinh đô. Chẳngạn như ở thượng lưu song Indus vẫn có tiểu quốc
Kamboja và Gandhara (kinh đô là Taxila); còn lưu vực Ganga có Koshala
(kinh đô là Ayodhya), Magadha (kinh đô là Rajagriha), Anga (kinh đô là
Champa), Vrijis (kinh đô là Vaishali), Kashi (kinh đô là Kashi),...các quốc gia
này cạnh tranh và thôn tinhshlẫn nhau, nên sang thế kỷ V trước công nguyên
chỉ còn lại 4 quốc gia: Kashi, Koshala, Magadha và Vrijis. Trong đó,
Magadha nhanh chóng giành được ưu thế hơn cả.
Ông vua đầu tiên của Magadha là Bimbisara (khoảng 550-490 trước
công nguyên). Thời Bimbisara trị vì cũng là thời của Phật (khoảng 560-480
trước công nguyên), Phật là Hoàng tử nước Shakyas, trong quá trình phát
triển, Shakyas bị thu hút vào Vrijis, rồi sau đó vào Magadha. Phật tiếp nhận
một cách căn bản những quan niệm của đạo Balamon; sự xuất hiện Phật và
những quan niệm của Phật đã cho thấy những nhu cầu phát triển mới của Ấn
Độ. Việc đề xuất con đường “giải phóng” nhân dân bằng diệt dục, bằng sự
chống đối mọi ham muốn về sắc, lợi, danh...nói lên sự khác biệt xã hội.
Nhưng theo quan niệm Phật, việc giải phóng là tự mình, mọi người đều có thể
thực hiện như nhau, ông biệt đẳng cấp, quốc gia.
Giáo lý Phật phản ánh đòi hỏi của thời đại là sự không thừa nhận chế
độ Varna, nhất là sự cách biệt có tính chất chủng tộc giữa dân bản địa và Arya,
sự lỗi thời của tình trạng phân chia thành tiểu quốc và vai trò của tăng lữ
Balamon riêng biệt trong mỗi quốc gia. Quan niệm như thế đã khuyến khích
14


cho sự đấu tranh thống nhất Ấn Độ mà trước tiên là thống nhất lưu vực
Ganga. Tuy nhiên, đấu tranh thống nhất là một quá trình lâu dài và phức tạp.
Trong thời gian năm quyền, Bimbisara mới làm các việc chủ yếu có ý
nghĩa củng cố và xây dựng vương quốc như: lập bộ máy hành chính, tăng

cường quân đội và quan tâm đến sự phát triển nông nghiệp. Có vẻ như sốt
ruột với những việc làm của vua cha, Ajatashatru (là con vua), đã ám sát vua,
cướp ngôi. Với 32 năm cầm quyền (493-461 trước công nguyên), Ajatashatru
làm được khá nhiều việc như: Ông giữ quan hệ tốt với Kosala để chinh phục
các quốc gia phía đông và nam, rồi quay lại chinh phục Kosala và các quốc
gia phía tây, và giành thắng lợi. Ajatashatru qua đời năm 461 trước công
nguyên. Tiếp theo một giai đoạn nhiều song gió, có tới 5 vua lien tiếp tranh
ngôi (461-413 trước công nguyên), và kết thúc bằng việc một phó vương tên
là Shishunaga giành được quyền bính (413-360 trước công nguyên).
Giai đoạn Magadha kể từ Bimbisara đến đây (550-321 trước công
nguyên) chưải là giai đoạn hoàn toàn thống nhất, mà là bước đầu thống nhất
dưới sự lãnh đạo của các vương triều Magadha. Đây cũng là giai đoạn người
Ấn Độ bắt đầu có sự tiếp xúc với người Iran và Hy Lạp.
Năm 530 trước công nguyên, hoàng đế Ba Tư đã thực hiện công cuộc
đông tiến chiếm lĩnh vùng song Indus. Năm 330 trước công nguyên, đế quốc
Ba Tư sụp đổ trước sự tấn công của Alexandre và thống lĩnh Hy Lạp. Cuộc
chinh phục của Alexandre đến lưu vực sông Ấn đã đem lại hệ quả rất có ý
nghĩa đối với Ấn Độ: thúc đẩy quan hệ văn hóa và giao thương đông – tây, đã
xóa sạch những quốc gia Ấn Độ ở vùng tây - bắc tạo điều kiện thuận lợi cho
việc chinh phục lưu vực sông Indus sau này của vương triều Maurya.
Tiếp đó là vương triều Môrya- tên bộ lạc cầm quyền ở Magadha. Thủ
lĩnh bộ lạc này là Chandragupta, ông là một bộ tướng dưới triều Nanda, lên
ngôi (321-297 trước công nguyên). Chandragupta có một người thầy và người
bạn, một tăng lữ Balamon tên là Kautalya hết lòng bảo trợ phò tá. Chính
Kautalya là người đã soạn thảo ra tác phẩm Arrthasastra, vừa là cẩm nang trị
nước của nhà vua, vừa là tài liệu quý để hiểu về thời đó. Chandragupta một
mặt dựa vào Kautalya tổ chức cai trị quốc gia, mặt khác tiến hành chinh chiến
15



mở rộng quyền lực của mình, ông đã chinh phục toàn bộ thung lũng sông
Indus và chiếm một vùng lớn ở phía đông Iran (Apganistan ngày nay) năm
303 trước công nguyên.
Chandragupta qua đời năm 297 trước công nguyên, con là Bindusara kế
ngôi (297-272 trước công nguyên), và chuyển kinh đô từ Rajagriha về
Pataligrama, đổi tên là Pataliputra. Ông đã cho mở mang kinh đô mới và tiếp
tục theo đuổi cuộc chinh chiến của vua cha, ông đem quân chính phục hoàn
toàn bán đảo, trừ một phần mỏm cực nam không cần đến chinh chiến và dân ở
đây là thần phục. Phần duy nhất còn lại chưa chịu khuất phục là Kalinga ở
vùng đông bắc (nay là Orissa).
Asoka là con, kế ngôi Bindusara, đưa vương triều Môrya phát triển đến
mức cực thịnh (271-232 trước công nguyên).
Năm 260 trước công nguyên, Asoka đã tiến đánh Kalinga, cuộc chiến
dữ dội , ác liệt nhưng cuối cùng toàn bộ bán đảo đã thuộc quyền cai quản của
vương triều Môrya. Vương triểu Môrya chinh phục lãnh thổ và biến bán đảo
Ấn Độ thành một đế quốc thống nhất rộng lớn.
Vương triều Môrya không phải là một vương triều tiếp nối bình thường
của quốc gia Magadha, lần đầu tiên nó thực sự thực hiện vai trò của một đế
chế, cai quản thống nhất toàn bộ tiểu lục địa, thực tế là một đế quốc Ấn Độ cổ
đại.
Bộ máy triều đình được tổ chức bao gồm một Hội đồng Thượng thư.
Quan chức cao cấp nhất là Đại Tư đế, có vai trò như Tể tướng. Tiếp đó là hai
Thượng thư Ngân khố và Thuế vụ rồi đến các quan chức khác. Mỗi Thượng
thư được phân phụ hmột số ngành, thong qua các Sở ở địa phương phụ trách
mỗi Sở một ngành, chẳng hạn đo lường, thương mại, nông nghiệp, tàu thuyền,
xe, lâm nghiệp...Nhà nước đã đặt các phẩm trật quan chức, quy định chức
năng, nhiệm vụ, lương bổng một cách rõ ràng. Toàn bộ lãnh thổ chia làm một
đặc khu kinh đô và 4 tỉnh, mỗi nơi do một hoàng than đứng đầu, có địa vị như
Phó vương. Dưới tỉnh có huyện và làng. Làng và việc quản trị làng hầu như
không biến đổi gì qua hang thế kỷ. Các viên chức địa phương được hưởng


16


một phần thuế hoặc tô. Đặc khu kinh đô gồm: Hội đồng quản trị có 30 quan
chức, chia làm 6 Ban (mỗi Ban có 5 ủy viên) phụ trách 6 mặt khác nhau.
Năm 232 trước công nguyên Asoka mất, triều Môrya sụp đổ hoàn toàn,
và từ đấy đến năm 320 công nguyên, lịch sử Ấn Độ diễn biến theo những
hoàn cảnh khác nhau ở mỗi vùng:
Ở miền bắc Ấn Độ: sau triều Môrya là triều Sungat và triều Kanvat còn
tiếp tục trị vì từ năm 232 đến năm 28 trước công nguyên, cuối cùng thì bị
người Sakat ở phía tây chinh phục.
Kalinga ở phía nam sông Hằng, vua của nước này là Kharavela khoảng
nửa sau thế kỷ I trước công nguyên đã mạnh lên, thường đem quân tấn công
vương triều Môrya ở Magadha, cao nguyên Decan, đến lưu vực sông Indus và
accsvùng do người Hy Lạp kiểm soát. Tuy các cuộc viễn chinh đó đều không
đem lại kết quả gì đáng kể, sau đó Kharavela bị suy yếu nhưng vẫn giữ được
quyền tự chủ rất lâu dài.
Ở tây bắc Ấn Độ: Khoảng năm 200 trước công nguyên, vương triều
Sêlêucôs suy yếu, các tướng tách ra hùng cứ mỗi người một phương. Bấy giờ
vùng giáp danh giữa Trung Á và Trung Quốc có nhiều tộc du mục. Một trong
những tộc đó người Trung Quốc gọi là Nhục Chi, bị người Trung Quốc xây
thành ngăn và dồn đẩy họ thành: một bộ phận gọi là tiểu Nhục Chi cứ lại ở
miền tây Tây Tạng, còn nhóm Đại Nhục Chi thì đi về phía tây; một bộ phận
đến Iran, một bộ phận khác đi đến vùng Hắc Hải.
Một bộ phận Đại Nhục Chi, còn gọi là người Sakat gồm 5 bộ lạc di
chuyển về vùng đông Iran, tràn vào lãnh thổ Bactria khoảng năm 128 trước
công nguyên. Năm 80 trước công nguyên, vua đầu tiên của Sakat là Moja.
Sau đó, con ông la Azes lật đổ vua cuối cùng của người Hy Lạp, giành lấy
quyền lực cho vương triều Sakat trên toàn bộ lãnh thổ cũ của Bactria, tức bao

gồm toàn bộ tây bắc Ấn Độ. Sau Azes lên ngôi khoảng đầu thế kỷ I công
nguyên, rồi đến Kujula đã chấm dứt tình trạng bộ lạc du mục của người Sakat,
thống nhất cả 5 bộ lạc trong một quốc gia, gọi tên là Kusana. Các vua Kusana
học cách của người Hy Lạp và vương triều Akemenit, tự xưng là “Đại

17


vương”, “vua của các vua”, chia vương quốc thành Trấn, cử Tổng Trấn vừa
cai quản hành chính vừa chỉ huy quân sự.
Sau Kujula là Vima lên ngôi (khoảng năm 50-78 công nguyên) thì đến
Kanishka (khoảng năm 78-144 công nguyên). Sau Kanishka, các con cháu
ông còn giữ ngôi khoảng 150 năm nữa, nhưng suy yếu dần. Năm 226, vương
triều Sassanid- Ba Tư được thành lập ở Trung Á, khoảng năm 250 họ chiếm
kinh đô của vương triều Kusana, sau đó vương triều này phải chịu thuần phục
vương triều Sassanid.
Miền Trung Ấn Độ: So với miền bắc thì miền Trung Ấn độ phát triển
chậm hơn, nhưng vào khoảng giữa thế kỷ I công nguyên lập nên Nhà nước.
Vua đầu tiên là Satakarni, vương triều do ông sáng lập gọi là Satavahanas.
Ngay khi vừa mới lập nước, ông đã ham muốn mở rộng thế lực, bành trướng
lãnh thổ. Ông tiến quân đánh Kalinga ở phía bắc, kiểm soát một vùng rộng
lớn đến tận Sanchi; thu phục các bộ lạc ở vùng Krisna ở phía nam, do đó ông
có danh hiệu Dakshina psthspsti (vương công miền nam).
Các đời vua sau, Nahapana và Pulumavi ở ngôi vào khoảng 100-150,
tiếp tục mở rộng thêm lãnh thổ thuộc Andhras về phía tây bắc. Vương triều
Satavahanas theo đạo Balamon, không ưa nhóm người Sakat nên nhiều lần
tấn công họ, người Sakat cuối cùng bị suy yếu. Nahapana tuyên bố là ông đã
đánh đuổi người Sakat, hạ uy thế đẳng cấp Ksatria, đề cao lợi ích của tầng lớp
“sinh 2 lần” (Arya nói chung, nhưng ở đây là muốn nói là Balamon), chấm
dứt sự pha tạp 4 varna. Vương triều Satavahanas suy yếu trong thế kỷ III,

nước Andhras chia thành nhiều xứ nhỏ, tiếp tục tồn tại độc lập với nhau.
Miền nam Ấn Độ: Từ các bộ lạc Tamin ở miền nam Ấn Độ đã hình
thành những quốc gia sơ kỳ, các nước này thường xung đột với nhau để tranh
địa vị bá quyền. Quá trình này diễn ra trong khoảng 3 thế kỷ đầu công
nguyên. Trong đó, Chola đã giành được ưu thế, bắt các nước khác phải thuần
phục.
Như vậy, thời kỳ thống nhất dưới vương triều Môrya (321-232 trước
công nguyên), 5 thế kỷ tiếp theo không phải là giai đoạn khủng hoảng tan rã

18


của Ấn Độ, mà là giai đoạn chia cắt, phân tán để phát triển cao hơn, tương đối
đồng đều nhau hơn, trong từng phạm vi nhỏ hơn ở mỗi phần bán đảo.
Có thể nói, Nhà nước Ấn Độ cổ đại là Nhà nước quân chủ chuyên chế
trung ương tập quyền mạnh mẽ, trong đó các Đế vương nắm quyền lực vô hạn
về sở hữu ruộng đất và thần dân. Nỗi khổ luôn đè nặng lên đời sống của mọi
người dân Ấn Độ cổ đại.
2.3. Văn hóa Ấn Độ cổ đại:
2.3.1. Chữ viết, văn học:
Chữ viết: Thời đại Harappa-Môhenjô Đarô, ở miền Bắc Ấn đã xuất hiện một
loại chữ cổ mà ngày nay người ta còn lưu giữ được khoảng 3.000 con dấu có
khắc những kí hiệu đồ họa.
Thế kỉ VII TCN, ở đây đã xuất hiện chữ Brami, ngày nay còn khoảng 30 bảng
đá có khắc loại chữ này. Trên cơ sở chữ Brami, thế kỉ V TCN ở Ấn Độ lại
xuất hiện chữ Sanscrit, đây là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở Ấn Độ và Đông
Nam Á sau này.
Như vậy, người Ấn Độ phát minh ra chữ viết rất sớm: chữ cổ ở vùng sông Ấn
(khoảng 3000 năm TCN), chữ cổ ở vùng sông Hằng (khoảng 1000 năm
TCN). Ban đầu là chữ Bhami đơn giản, về sau họ sáng tạo hệ chữ viết riêng –

chữ Phạn (Sanskrit). Từ thế kỉ thứ năm, chữ Phạn và tiếng Phạn trở thành
ngôn ngữ và văn tự chính thức của Ấn Độ cho đến thế kỉ thứ năm, trước khi
trở thành cầu nối chữ Phạn với ngôn ngữ của tộc người hiện đại.
Văn học Hinđu- Ấn Độ: rất phong phú với những bộ kinh, thơ ca lịch sử, thần
thoại. Điển hình:
Hai tác phẩm văn học nổi bật thời cổ đại là Mahabharata và Ramayana.
Mahabharata là bản trường ca gồm 220.000 câu thơ. Bản trường ca này nói về
một cuộc chiến tranh giữa các con cháu Bharata. Bản trường ca này có thể coi
là một bộ “bách khoa toàn thư” phản ánh mọi mặt về đời sống xã hội Ấn Độ
thời đó.
Ramayana là một bộ sử thi dài 48.000 câu thơ, mô tả một cuộc tình giữa
chàng hoàng tử Rama và công chúa Sita. Thiên tình sử này ảnh hưởng tới văn

19


học dân gian một số nước Đông Nam Á. Riêmkê ở Campuchia, Riêmkhiêm ở
Thái Lan chắc chắn có ảnh hưởng từ Ramayana.
Thời cổ đại ở Ấn Độ còn có tâp ngụ ngôn Năm phương pháp chứa đựng rất
nhiều tư tưởng được gặp lại trong ngụ ngôn của một số dân tộc Á-Âu.
Thời kì Gúpta không chỉ tạo nên một nền văn hóa đặc sắc cho Ấn Độ mà nền
văn hóa này còn tạo được truyền bá ra nước ngoài và ảnh hưởng sâu sắc đến
Việt Nam.
2.3.2. Khoa học tự nhiên:
Về Thiên văn, người Ấn Độ cổ đại đã làm ra lịch, họ chia một năm ra làm 12
tháng, mỗi tháng có 30 ngày. (Như vậy năm bình thường có 360 ngày). Cứ
sau 5 năm thì họ lại thêm vào một tháng nhuận.
Về Toán học: Người Ấn Độ thời cổ đại chính là chủ nhân của hệ thống chữ số
mà ngày nay ta quen gọi là số Arập. Đóng góp lớn nhất của họ là đặt ra số
“không”, nhờ vậy mọi biến đổi toán học trở thành đơn giản, ngắn gọn hẳn lên.

(Người Tây Âu vì vậy mà từ bỏ số La Mã mà sử dụng số Arập trong toán
học.) Họ đã tính được căn bậc 2 và căn bậc 3; đã có hiểu biết về cấp số, đã
biết về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác. Pi = 3,14.
Về Vật lí, người Ấn Độ cổ đại cũng đã có thuyết nguyên tử. Thế kỉ V TCN, có
một nhà thông thái ở Ấn Độ đã viết “...trái đất, do trọng lực của bản thân đã
hút tất cả các vật về phía nó”.
Y học cũng khá phát triển. Người Ấn Độ cổ đại đã mô tả các dây gân, cách
chắp ghép xương sọ, cắt màng mắt, theo dõi quá trình phát triển của thai nhi.
Họ để lại hai quyển sách là “ Y học toát yếu” và “ Luận khảo về trị liệu”.
2.3.3. Tư tưởng, tôn giáo:
Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo như đạo Balamôn, đạo Phật, đạo Jain
và đạo Sikh.
Đạo Balamôn ra đời vào khoảng thế kỉ XV TCN, trong hoàn cảnh đang có sự
bất bình đẳng rất sâu sắc về đẳng cấp và đạo này chứng minh cho sự hợp lí
của tình trạng bất bình đẳng đó.
Đạo Phật ra đời vào khoảng giữa thiên niên kỉ I TCN do thái tử Xitđacta
Gôtama, hiệu là Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni) khởi xướng. Các tín đồ Phật
20


giáo lấy năm 544 TCN là năm thứ nhất theo Lịch Phật, họ cho là đây là năm
Đức Phật nhập niết bàn. (Vì vậy, những người châu Á theo đạo Phật trước kia
vẫn để ý đến ngày qua đời hơn ngày ra đời, khác hẳn những người theo đạo
Thiên chúa). Giáo lí cơ bản của đạo Phật là Tứ diệu đế( bốn điều)
Đạo Jain-Kỳ Na cũng xuất hiện vào khoảng thế kỉ VI TCN. Đạo này chủ
trương bất sát sinh một cách cực đoan và nhấn mạnh sự tu hành khổ hạnh.
Đạo Sikh- Xích xuất hiện ở Ấn Độ vào khoảng thế kỉ XV. Giáo lí của đạo
Xích có sự kết hợp giáo lí của đạo Hinđu và giáo lí của đạo Islam. Tín đồ đạo
Xích tập trung rất đông ở bang Punjap và ngôi đền thiêng liêng của họ là ngôi
đền Vàng ở Punjapd. Đạo Balamôn là đạo sinh ra cuối cùng Háhlđhflàlkj

2.3.4. Nghệ thuật:
Ấn Độ là nơi có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ, ảnh hưởng tới nhiều
nước Đông Nam Á. Nghệ thuật Ấn Độ cổ đại hầu hết đều phục vụ một tôn
giáo nhất định, do yêu cầu của tôn giáo đó mà thể hiện. Có thể chia ra ba dòng
nghệ thuật: Hinđu giáo, Phật giáo, Hồi giáo.
Có rất nhiều chùa tháp Phật giáo, nhưng đáng kể đầu tiên là dãy chùa hang
Ajanta ở miền trung Ấn Độ. Đây là dãy chùa được đục vào vách núi, có tới 29
gian chùa, các gian chùa thường hình vuông và nhiều gian mỗi cạnh tới 20m.
Trên vách hang có những bức tượng Phật và nhiều bích hoạ rất đẹp. Các công
trình kiến trúc Hinđu giáo được xây dựng nhiều nơi trên đất Ấn Độ và được
xây dựng nhiều vào khoảng thế kỉ VII - XI. Tiêu biểu cho các công trình
Hinđu giáo là cụm đền tháp Khajuraho ở Trung Ấn, gồm tất cả 85 đền xen
giữa những hồ nước và những cánh đồng. Những công trình kiến trúc Hồi
giáo nổi bật ở Ấn Độ là tháp Mina, được xây dựng vào khoảng thế kỉ XIII và
lăng Taj Mahan được xây dựng vào khoảng thế kỉ XVII. So với các nền văn
hóa tại Ai Cập và Lưỡng Hà, có rất ít tượng đá được tìm thấy tại lưu vực sông
Ấn. Ngoài những vật khác, đầu cũng như tượng cừu đực ngự trên đế được tìm
thấy, chứng tỏ mang ý nghĩa về tế lễ.
Ngược lại, người dân của nền văn hóa sông Ấn sản xuất nhiều loại nữ trang
khác nhau. Vật liệu ban đầu bao gồm không những đá quý như carnelian, mã
não, ngọc thạch anh và lapis lazuli cũng như là vàng (ít hơn) và các loại đá
21


khác. Vòng đeo tay, dây chuyền và đồ trang sức đeo trên đầu được sản xuất
với kỷ năng thủ công cao độ, bao gồm mài, đánh bóng và những kỹ năng
khác.
Bên cạnh đó nhiều tượng nhỏ làm từ đất sét được tìm thấy, thường là hình
tượng phụ nữ mảnh khảnh, có lẽ là biểu tượng cho khả năng sinh sản và tượng
thú vật được chế tạo rất chi tiết.

Vũ thuật, hội họa và âm nhạc cũng được coi trọng, như nhiều hình tượng bằng
đồng thau (bronze) và đất sét biễu diễn các hoạt cảnh tương ứng chứng minh.
Trên một con ấn, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy miêu tả của một dụng cụ
giống như đàn thụ cầm (tiếng Anh: harp) và trên 2 vật được tìm thấy từ
Lothal đã có thể xác định được là các miêu tả nhạc cụ giây.
Nghệ thuật biểu diễn, nổi bật là nghệ thuật Múa: Có thể nói những điệu múa
cổ điển trên đất Ấn là những di sản cực kỳ quý báu, nó không những nhận
được sự ngưỡng mộ của người dân Ấn mà còn chứng kiến sự khâm phục của
cư dân ngoài đất Ấn. Không dừng lại ở đây, khi tiếp nhận nghệ thuật múa hiện
đại của phương Tây, Ấn Độ đã có những cải biên, lồng ghép những tinh hoa
của múa truyền thống Ấn và kết quả đã cho ra đời loại hình múa mới, đó là
loại hình múa ballet. Loại hình múa hiện đại này không những chỉ khai thác
mảng đề tài là những vấn đề xã hội đương đại mà còn lấy cảm hứng từ các đề
tài trích trong các bộ sử thi, thần thoại Ấn. Cuối cùng, cũng như múa cổ điển,
loại hình múa ballet đã được cư dân Ấn hoan nghênh tiếp nhận như một sản
phẩm văn hóa phương Tây đã được “Ấn hóa” hoàn thiện và được cả cư dân
nước ngoài thán phục. Một lần nữa ta thấy tính cách của người Ấn trong việc
tiếp nhận các yếu tố văn hóa bên ngoài.
Như vậy, với những thành tựu về văn học, chữ viết; thành tựu về khoa học xã
hội, khoa học tự nhiên cùng những thành tựu về nghệ thuật, đã khẳng định
nền văn hóa Ấn Độ cổ đại đã đạt tới trình độ văn minh

22


KẾT LUẬN CHUNG
Ảnh hưởng của nền văn hóa Ấn độ cổ đại đối với các nước Đông Nam Á
(trong đó có Việt Nam):
Ngay từ thời xa xưa, khu vực Đông Nam Á đã được những tài liệu cổ của
Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và A-rập nhắc tới như một vùng riêng biệt,

khác hẳn những đặc trưng văn hóa của họ. Người Trung Quốc xưa gọi Đông
Nam Á là Nam Phương (còn con người ở đây thì được họ gọi là những người
Biển Nam) hay Côn Lôn, còn người Ấn Độ thì gọi khu vực này là "Vùng đất
vàng"... Và, do có vị trí "ngã tư đường" nên ngay từ thời cổ, Đông Nam Á trở
thành một trong những vùng phát triển thương nghiệp quốc tế. Đối với các
thương nhân thời cổ, Đông Nam Á không chỉ như một vùng đầy bí hiểm,
nhiều vàng, hương liệu và những sản phẩm kỳ lạ khác, mà còn là nơi sinh
sống của những người đi biển thành thạo và can đảm. Các nhà khoa học đã
chứng minh, ngay ở thời kỳ cổ đại, các tộc người ở Đông Nam Á đã có một
nền văn minh của riêng mình chứ không còn là những con người nguyên thủy
mông muội. Trồng lúa nước là yếu tố văn hóa quan trọng nhất và cũng tiêu
biểu nhất cho nền văn minh ban đầu của cả khu vực Đông Nam Á. Công việc
trồng lúa nước không chỉ là nghề sản xuất chủ yếu tạo ra lương thực nuôi
sống con người mà còn là nhân tố quan trọng nhất chi phối toàn bộ đời sống
văn hóa và xã hội của các cộng đồng cư dân nơi đây từ xưa tới nay. Không
phải không có lý do, khi các nhà khoa học coi văn minh lúa nước là cơ tầng
của tất cả các nền văn hóa từ cổ chí kim ở Đông Nam Á. Cho đến nay, cây lúa
vẫn còn là loại cây lương thực chính yếu nhất và đặc trưng nhất của cả khu
vực Đông Nam Á. Không phải ngẫu nhiên, tổ chức ASEAN lại chọn bó mạ
làm biểu trưng cho tổ chức khu vực của mình. Và, một trong những hình ảnh
rất đặc trưng cho cả khu vực Đông Nam Á là khung cảnh mà ca dao Việt Nam
đã khắc họa một cách tài tình và sống động:
“Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cầy vợ cấy, con trâu đi bừa”

23


Có thể nói, với một nền văn minh lúa nước rất riêng biệt và rất đặc trưng, vào
khoảng đầu kỷ nguyên Thiên Chúa giáo, nhiều dân tộc Đông Nam Á đã lần

lượt cùng bước vào lịch sử. Mặc dầu hình thành và phát triển sớm hoặc muộn,
với những quy mô lớn nhỏ khác nhau, nhưng các quốc gia cổ đại ở Đông
Nam Á thời kỳ này đều có nhiều nét đặc trưng văn hóa, xã hội và chính trị
tương đồng. Nét chung nhất và nổi bật nhất đối với lịch sử chính trị cũng như
đời sống văn hóa - xã hội của các quốc gia cổ đại Đông Nam Á trong suốt 15
thế kỷ sau Công nguyên (từ thế kỷ I đến thế kỷ XV) là những ảnh hưởng to
lớn của văn hóa Ấn Độ. Những ảnh hưởng của Ấn Độ, theo cách nói của các
nhà khoa học, như chất xúc tác mạnh mẽ làm cho những quốc gia cổ ở Đông
Nam Á ra đời và phát triển. Không chỉ là chất xúc tác, Ấn Độ còn là nguồn
khổng lồ cung cấp cho các dân tộc Đông Nam Á những mẫu hình và những tư
tưởng cần thiết để họ xây dựng đời sống chính trị, xã hội và văn hóa cho quốc
gia của mình. Chính vì thế, các yếu tố văn hóa, chính trị, xã hội của Ấn Độ đã
trở thành những mô thức hay những tấm áo khoác cho gần như tất cả mọi khía
cạnh đời sống văn hóa, xã hội và chính trị của các quốc gia cổ đại Đông Nam
Á.
Các tài liệu lịch sử, văn hóa và những di tích vật chất hiện còn cho biết, từ
đầu Công nguyên cho đến thế kỷ XV, trong khu vực Đông Nam Á, đã từng
xuất hiện, tồn tại, phát triển và suy vong một loạt quốc gia cổ đại rộng lớn và
hùng mạnh. Và, hầu như tất cả các quốc gia cổ đại này đều chịu ảnh hưởng rất
mạnh của văn hóa Ấn Độ: nhà nước được tổ chức theo mô hình của các quốc
gia Ấn Độ (thông qua những trước tác về chính trị và các bộ luật của Ấn Độ),
tôn giáo của Ấn Độ (hoặc Bà La Môn giáo hoặc Phật giáo) trở thành những
tôn giáo chính thống của nhà nước, chữ viết Ấn Độ trở thành thánh tự hoặc
trở thành mẫu hình cho các chữ nôm địa phương, các đền thờ được làm theo
những mô hình của Ấn Độ và để thờ các vị thần có nguồn gốc Ấn Độ...Những
ảnh hưởng của Ấn Độ đối với các quốc gia cổ và các dân tộc ở Đông Nam Á
mạnh đến nỗi, khi đến đây, các nhà du thám, những nhà buôn, những nhà
truyền giáo và cả những đội quân xâm lược thực dân của phương Tây đều coi
Đông Nam Á là vùng Đông Ấn hay ngoại Ấn Độ. Còn các nhà khoa học, thì
24



trong suốt cả một thời gian dài, đã gọi các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á là
các quốc gia "Ấn Độ hóa".
Như vậy, trong suốt 15 thế kỷ sau Công nguyên, Đông Nam Á đã trở thành và
đã là một khu vực văn hóa, chính trị - xã hội thống nhất với nét đặc trưng lớn
nhất là chịu tác động và ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ. Chính những ảnh
hưởng của Ấn Độ đã là một sợi dây vô hình, nhưng đầy sức mạnh, liên kết
các nhà nước, các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á vào một quỹ đạo văn hóa
chung, hay một thế giới văn hóa đồng nhất với một tôn giáo chung, một chữ
viết chung, một hệ tư tưởng chính trị chung, một nền văn học và nghệ thuật
chung, một hệ thống luật pháp và lịch pháp chung và khá nhiều phong tục và
lễ hội chung. Có lẽ hiếm thấy trong lịch sử nhân loại một khu vực địa lý phức
tạp và đa dân tộc lại thống nhất mạnh mẽ và sâu sắc về văn hóa trong suốt
một thời gian dài cả hơn chục thế kỷ như khu vực Đông Nam Á thời kỳ một
thiên niên kỷ rưỡi sau công nguyên.
Việt nam: Mặc dầu cùng nằm trong khu vực văn minh lúa nước Đông Nam Á,
nhưng, từ đầu Công nguyên, do những hoàn cảnh lịch sử - chính trị đưa đẩy,
người Việt ở Bắc Việt Nam lại bị hút vào quỹ đạo văn hóa khác - văn hóa
Trung Hoa. Vào những thế kỷ đầu kỷ nguyên Thiên Chúa, khi các dân tộc
khác ở Đông Nam Á, dưới ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, đã lập ra những
quốc gia độc lập cho mình, thì đất nước của người Việt bị biến thành quận,
huyện của các triều đình phong kiến phương Bắc trong suốt cả gần một nghìn
năm. Chỉ từ sau khi giành được độc lập, từ thế kỷ XI về sau, nước Đại Việt
của người Việt mới lại hòa nhập vào với những người anh em "trồng lúa" và
"ăn cơm" truyền thống của mình, sau cả một ngàn năm bị tách biệt. Nhiều
thuyền buôn của các nước Đông Nam Á láng giềng đã thường xuyên cập vào
các bến cảng của Đại Việt để buôn bán. Từ thế kỷ XI trở đi, Việt Nam, một
quốc gia "Khổng giáo" chứ không phải "Ấn giáo", đã gia nhập trở lại vào khu
vực văn hóa cội nguồn của mình và ngày càng phát huy mạnh mẽ vai trò của

mình trong khu vực.
Như vậy, ngay từ thời xưa và trong suốt nhiều thế kỷ, trong khu vực lịch sử văn hóa Đông Nam Á thống nhất, đã có mặt những quốc gia thuộc hai hệ tư
25


×