Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.34 KB, 12 trang )

SOẠN GIẢNG DẠY ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC
THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC SINH
MỞ ĐẦU
Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối
với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và
đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là
chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn, thiên về trang bị tri thức sang một
nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo
của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới phuơng pháp dạy học (PPDH) là phát huy
tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của
người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở nhà trường phổ thông.
Chương trình giáo dục THPT nói chung và môn Ngữ văn nói riêng cũng nằm trong tiến
trình phát triển theo hướng đổi mới, nhằm giúp học sinh có thể phát huy được khả năng của bản
thân trong quá trình tiếp thu kiến thức. Và phương pháp đọc-hiểu văn bản theo đặc trưng thể
loại là một hướng đi mà học sinh có thể phát huy được năng lực của bản thân.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục
tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS
học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được
điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang
dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất.
Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng
tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức
và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên
môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
Việc đổi mới giáo dục Trung học dựa trên những đường lối, quan điểm chỉ đạo giáo dục
của nhà nước, đó là những định hướng quan trọng về chính sách và quan điểm trong việc phát
triển và đổi mới giáo dục Trung học. Việc đổi mới phương pháp dạy học cần phù hợp với
những định hướng đổi mới chung của chương trình giáo dục trung học. Đổi mới phương pháp
dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm
thoại, luyện tập mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm


của chúng.
Trong giảng dạy bộ môn nào cũng phải theo đúng đặc trưng của bộ môn ấy. Đó là
nguyên tắc hàng đầu mà bất cứ người giáo viên ở bộ môn nào cũng phải tuân theo. Đối với bộ
môn Ngữ văn trong trường THPT là một môn học đồng tâm của ba phân môn Văn- Tiếng ViệtTập làm văn. Cả 3 phân môn được tích hợp với nhau trong từng bài dạy. Hình thành cho các em
năng lực đọc-hiểu và viết văn. Đối với phân môn Văn, việc dạy Đọc- hiểu văn bản theo đặc
trưng thể loại là cách chúng ta đổi mới phương pháp dạy học.
Chương trình sách giáo khoa trước đây trình bày các văn bản văn học theo tiến trình lịch
sử, nặng về văn học sử và chỉ để minh họa cho văn học sử. Chương trình sách Ngữ văn mới,
lựa chọn văn bản tác phẩm theo thể loại và tổ chức dạy học theo đặc trưng thể loại. Vì vậy, việc
nắm chắc đặc trưng thể loại là điều tất yếu.


Khi đă nắm được đặc trưng riêng của từng kiểu văn bản thì người học có thể tiếp nhận
được dễ dàng hơn những văn bản văn học cùng thể loại trong chương trình sách giáo khoa Ngữ
văn, Điều này cho thấy, dạy học văn theo đặc trưng thể loại là con đường khoa học để chiếm
lĩnh các văn bản Ngữ văn nói riêng, các văn bản văn học nói chung. Vì vậy đổi mới phương
pháp dạy học văn bản Ngữ văn THPT chính là dạy học theo đặc trưng thể loại.
II. HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN THEO CHƯƠNG TRÌNH VÀ
SÁCH GIÁO KHOA CỦA BỘ GD&ĐT
Các văn bản văn học trong chương trình và sách giáo khoa THPT của Bộ GD&ĐT (sau đây
gọi tắt là CT&SGK)) gồm có 5 thể loại chính: truyện, kí, thơ, kịch và văn nghị luận. Sau đây,
chúng tôi xin trình bày việc soạn giảng các văn bản thuộc các thể loại nghị luận, truyện và thơ.
A. Soạn giảng văn bản nghị luận.
1. Đặc điểm văn bản nghị luận
- Mục đích, tư tưởng chủ đạo của văn bản nghị luận.
- Cách lập luận, nội dung lập luận hướng tới mục đích, tư tưởng chủ đạo của văn bản.
- Mô hình kết cấu chung của văn bản nghị luận: 3 phần
+ Nêu tiền đề có tính chất nguyên lí, chân lí (cơ sở lí luận làm chỗ dựa triển khai lập
luận)
+ Soi sáng tiền đề vào thực tiễn: hợp tiền đề thì khẳng định, ngợi ca, trái tiền đề thì

phủ định, phê phán.
+ Rút ra kết luận trên cơ sở tiền đề và thực tiễn.
2. Soạn giảng đọc hiểu văn bản nghị luận
-Nắm sự kiện, bối cảnh viết văn bản (để xác định mục đích, tư tuởng chủ đạo)
- Phân tích văn bản theo kết cấu 3 phần
-Đánh giá chung về ý nghĩa tư tuởng và nghệ thuật viết văn.
3. Ví dụ minh họa
3.1 Đọc hiểu Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi
* Bối cảnh lịch sử xã hội : Cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi
* Mục đích, tư tưởng chủ đạo.
+ Mục đích: tổng kết cuộc kháng chiến chống Minh, tuyên ngôn về nhân nghĩa và độc
lập dân tộc.
+ Tư tưởng chủ đạo: nhân nghĩa gắn liền với yêu nước- khẳng định độc lập của dân tộc.
* Kết cấu (trình tự lập luận)
- Nêu tiền đề: Nguyên lí nhân nghĩa- Chân lí độc lập dân tộc (bản tuyên ngôn)
- Soi tiền đề vào thực tiễn:
+ Tố cáo tội ác của giặc Minh (bản cáo trạng tội ác của giặc)
+ Ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (Bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn)
- Kết luận:
+ Đất nước mở ra một kỉ nguyên mới (kết quả sức mạnh chân lí nhân nghĩa, độc lập
dân tộc)
+ Rút ra bài học lịch sử.


*Đánh giá chung:
- Là bản tuyên ngôn độc lập của nước Đại Việt, là áng văn yêu nước lớn thời trung đại.
-Là áng thiên cổ hùng văn
3.2.Đọc-hiểu Tuyên ngôn Độc lập-Hồ Chí Minh
* Bối cảnh lịch sử xã hội : Cách mạng tháng Tám thành công, dân tộc ta bước vào kỉ
nguyên độc lập, tự do, dân chủ.

* Xác định mục đích, tư tưởng chủ đạo
- Mục đích: Khẳng định quyền độc lập dân tộc của Việt Nam
- Tư tưởng chủ đạo: yêu nước-độc lập dân tộc
* Kết cấu (trình tự lập luận)
- Nêu tiền đề:
+ Chân lí, lẽ phải về quyền con người
+ Suy rộng ra chân lí về quyền dân tộc
- Soi tiền đề vào thực tiễn:
+ Tố cáo tội ác của giặc Pháp (bản cáo trạng tội ác để phủ nhận quyền của Pháp
đối với Việt Nam).
+ Khẳng định sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam (có quyền độc lập và
giành được tự do, độc lập)
- Kết luận:
+ Khẳng định quyền dân tộc trên cơ sở công pháp quốc tế
+ Truyền thống yêu nước: kiên quyết bảo vệ tự do độc lập.
*Đánh giá chung:
- Là bản tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam mới, là áng văn yêu nước lớn thời
hiện đại.
-Là áng văn chính luận mẫu mực.
B. Soạn giảng văn bản truyện
1. Đặc điểm văn bản truyện
1.1. Đặc điểm chung
- Dùng để kể, thuật lại một sự vật, sự việc trong đời sống
- Thường có nhân vật, cốt truyện, tình huống truyện
- Phương thức tự sự, gồm điểm nhìn của nguời kể, kết cấu, ngôn ngữ kể
1.2. Các đặc điểm cụ thể
1.2.1.Về cốt truyện, tình hống truyện, kết cấu
-Văn học trung đại
+Cốt truyện với các sự kiện đơn giản
+Chủ yếu là tình huống hành động

+Kết cấu theo thời gian
-Văn học hiện đại


+Cốt truyện với nhiều sự kiện, phức tạp (Rừng xà nu:Hai câu chuyện song hành,
đan cài vào nhau)
+Ba loại tình huống (tình huống hành động (Chữ người tử tù, Vợ nhặt, Chí
Phèo…); tính huống tâm trạng (Hai đứa trẻ); tình huống nhân thức (Đôi mắt, Chiếc thuyền
ngoài xa)
+Kết cấu: phá vỡ kết cấu theo trình tự thời gian (Chí Phèo), kết cấu theo dòng tâm
lí (Đời thừa), lối kết thúc không có hậu (Chí Phèo).
1.2.2.Về nhân vật
-Nhân vật văn học trung đại: Thiên về con người hành động (những biểu hiện bên
ngoài: diện mạo, dáng vẻ, cử chỉ, ngôn ngữ đối thoại) hơn là con người cảm nghĩ (đời sống nội
tâm suy tư, cảm xúc bên trong, ngôn ngữ đối thoại); tính cách bộc lộ chủ yếu qua con người
hành động. Tính cách đã định hình (tác động của hoàn cảnh càng làm nổi bật tính cách đã định
hình). Nhân vật đơn diện
-Nhân vật văn học hiện đại: Nhân vật với con người hành động và con người cảm nghĩ.
Tính cách nhân vật bộc lộ qua cả diện mạo và đời sống nội tâm. Nhân vật có sự phát triển tính
cách (quan tâm tới mối quan hệ giữa hoàn cảnh và tính cách). Nhân vật đa diện
1.2.3.Về lời kể (ngôn ngữ tự sự, ngôn ngữ trần thuật)
-Văn học trung đại
+Chủ yếu là ngôn ngữ gián tiếp (lời tác giả), điểm nhìn trần thuật từ bên ngoài
+Những kiệt tác như Truyện Kiều: ba hình thái ngôn ngữ: gián tiếp, trực tiếp (lời nhân
vật), nửa trực tiếp (lời tác giả thể hiện giọng điệu, suy nghĩ bên trong của nhân vật, lời tác giả
đan xen lời nhân vật khó tách bạch, điểm nhìn trần thuật từ bên trong nhân vật)
-Văn học hiện đại
+Cả ba hình thái ngôn ngữ: gián tiếp, trực tiếp, nửa trực tiếp.
+Điểm nhìn trần thuật: từ bên ngoài, từ bên trong, điểm nhìn từ tác giả, điểm nhìn từ
nhân vật.

+ Ví dụ truyện ngắn Chí Phèo, Vợ chồng A Phủ, Rừng xà nu, Những đứa con trong gia
đình, Chiếc thuyền ngoài xa (nêu đặc điểm ngôn ngữ tự sự trong các tác phẩm)
2. Đọc hiểu văn bản truyện
- Hoàn cảnh sáng tác, đề tài
-Cốt truyện và tình huống truyện, diễn biến câu chuyện
-Nhân vật (hoặc hình tuợng sự vật)
+Diễn biến cuộc đời
+Các yếu tố ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, nội tâm.
+Tính cách, số phận
- Nghệ thuật trần thuật : điểm nhìn, cách kể, ngôn ngữ
- Ý nghĩa, chủ đề
3. Ví dụ minh họa
3.1. Đọc hiểu Vợ nhặt của Kim Lân


* Hoàn cảnh sáng tác, đề tài : Sau Cách mạng tháng Tám thành công – Về người
nông dân trong nạn đói 1945
*Cốt truyện, tình huống
- Câu chuyện có vợ của Tràng, một chàng trai nông dân nghèo.
- Tình huống bất ngờ, oái oăm, cảm động (với các nhân vật Tràng, “vợ nhặt”, mẹ Tràng)
 Tình huống hành động, có xen tình huống tâm trạng.
*Các nhân vật.
-Tràng.
+Hoàn cảnh
+Diễn biến thái độ, tâm trạng (khi gặp gỡ “thị”, khi đưa thị về nhà, khi có một gia đình)
+ Vẻ đẹp tâm hồn
-Vợ nhặt
+Hoàn cảnh
+Diễn biến thái độ (khi gặp Tràng, khi theo Tràngvề làm vợ, khi có một gia đình)
+Vẻ đẹp tâm hồn

-Bà cụ Tứ, mẹ Tràng
+Hoàn cảnh
+Diễn biến thái độ, tâm trạng (khi Tràng đưa vợ về ra mắt, khi có một gia đình)
+Vẻ đẹp tâm hồn
*Nghệ thuật trần thuật
- Tạo tình huống lạ; kết cấu không theo trình tự thời gian; kết thúc mở, có sự phát triển
của nhân vật.
- Điểm nhìn khách quan của tác giả, có xen kẽ điểm nhìn của nhân vật
- Ngôn ngữ kể chuyện : chủ yếu là ngôn ngữ gián tiếp của tác giả, có xen ngôn ngữ của
nhân vật (nửa trực tiếp); mang chất khẩu ngữ của người nông dân.
*Đánh giá chung.
-Ý nghĩa : phản ánh hiện thực về số phận, cuộc sống của người nông dân Việt Nam
trong nạn đói 1945; lên án tội ác bọn thực dân, phát xít; ca ngợi sức sống mạnh mẽ và vẻ đẹp
tâm hồn của con người Việt Nam.
-Nghệ thuật : thành công trong nghệ thuật trần thuật và xây dựng nhân vật.
3.2. Đọc hiểu Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
* Hoàn cảnh sáng tác, đề tài : Thời kì đổi mới xã hội, đổi mới văn học – Về quan
điểm nghệ thuật trong thời kì đổi mới
*Cốt truyện, tình huống
- Câu chuyện đi săn tìm tấm ảnh nghệ thuật của nghệ sĩ Phùng
- Tình huống nghịch lí (với các nhân vật Phùng, Đẩu và người đàn bà hàng chài) 
Tình huống nhận thức.
*Các nhân vật.
-Người đàn bà hàng chài.


+Diễn biến thái độ, tâm trạng trong hai tình huống (khi bị chồng bạo hành, khi gặp
Phùng, Đẩu tại toàn án huyện.
+ Hoàn cảnh, số phận và vẻ đẹp tâm hồn
-Phùng

+Diễn biến thái độ, tâm trạng trong hai tình huống (khi chứng kiến người đàn bà bị
bạo hành và khi gặp gỡ người đàn bà tại tóa án huyện.
+Nhận thức
*Nghệ thuật trần thuật
- Tạo tình huống nhận thức
- Điểm nhìn của nhân vật
- Ngôn ngữ kể chuyện : chủ yếu là ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật
*Đánh giá chung.
- Ý nghĩa : cảm hứng về thế sự - tuyên ngôn về văn chuơng
- Nghệ thuật : nghệ thuật viết truyện đa diện của văn xuôi sau 1975
C. Soạn giảng văn bản thơ
1.Đặc điểm của văn bản thơ
-Mạch cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hoàn cảnh nào đó.
-Nhân vật trữ tình
+ Bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người viết
+ Nhân vật trữ tình vừa mang tính cá thể vừa mang tính phổ quát
-Ngôn ngữ thơ: Sự hòa phối các thanh bằng và thanh trắc, cách ngắt nghịp và sự tương
xứng hài hòa của các vế câu, cặp câu, cách hiệp vần có tác dụng kết nối và tạp âm hưởng
cho các dòng thơ.
-Tổ chức của một bài thơ trữ tình
+ Dòng thơ và câu thơ
ŸThơ trung đại, mỗi thể loại có quy định riêng về số tiếng trên một dòng thơ. Dòng thơ
cũng là câu thơ khi nó diễn đạt trọn vẹn một ý.
ŸThơ hiện đại, biên độ của dòng thơ, câu thơ tự do, linh hoạt hơn. Có khi vài dòng mới
tạo thành một câu thơ: “Tôi muốn tắt nằng đi/Cho màu đừng nhạt mất” (Vội vàng, Xuân
Diệu);có khi một dòng thơ lại lại ngắt thành hai câu: “Người đi?Ừ nhỉ, người đi thực” ( Tống
biệt hành, Thâm Tâm); “Nước chúng ta?Nước những người chưa bao giờ khuất?Đêm đêm rì
rầm trong tiếng đất?Những buổi ngày xưa vọng nói về” (Nguyễn Đình Thi)…
-Khổ thơ và đoạn thơ:
+Khổ thơ là là sự phối hợp của một số dòng thơ. Số dòng trong mỗi khổ thường tương

đương, tạo nên sự nhịp nhàng, cân xứng. Ví dụ: Tràng Giang (Huy Cân) có 4 khổ thơ, Đây
thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) có 3 khổ thơ… Có khi một khổ thơ làm thành một ý trọn vẹn.
+Đoạn thơ có thể là một vài khổ thơ hoặc nhiều dòng thơ thể hiện một ý tương đối trọn
vẹn. Có khi đoạn thơ được tác giả ngắt bằng cách trình bày văn bản (ví dụ Tây Tiến của Quang
Dũng; Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm…); có khi người đọc phải tự chia tách theo mạch ý
(Ví dụ: Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo: 6 dòng thơ đầu: Lor-ca nhà nghệ sĩ mang khát


vọng đổi mới nhưng đơn độc; 12 dòng tiếp: Lor-ca người chiến sĩ, người anh hùng đấu tranh
cho tự do; 13 dòng cuối: Lor-ca người nghệ nghĩ mang khát vọng đổi mới sẽ trở thành bất tử).
Sự phân chia đoạn thơ nhằm làm sáng rõ hơn mạch cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ.
-Tứ thơ: Tứ thơ là ý lớn bao trùm bài thơ.
Cấu tứ là cách tổ chức ý thơ.
+Tứ thơ có thể là hình tượng xuyên suốt trong toàn bài (hình tượng “tràng giang”trong
bài thơ Tràng giang của Huy Cận, hình tượng “sóng” trong bài Sóng của Xuân Quỳnh).
+Tứ thơ có khi nảy sinh từ một cảm xúc, một ấn tượng chung và thấm đượm trong các hình
tượng nhỏ của bài thơ (Ví dụ, các tứ thơ: đất nước vất vả, đau thương mà vĩ đại được thể hiện
trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi; Đất nước của nhân dân, do nhân dân sáng tạo,
giữ gìn và truyền lại đời sau, thể hiện trong đoạn trích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm…).
2.Soạn giảng đọc hiểu văn bản thơ
2.1.Nắm hoàn cảnh sáng tác để xác định tứ thơ, mạch cảm xúc, tâm trạng.
- Hoàn cảnh cảm hứng, tứ thơ
- Nhân vật trữ tình
- Mạch cảm xúc tâm trạng
2.2. Tìm hiểu văn bản theo bố cục (cũng là theo mạch cảm xúc, tâm trạng)
- Đọc kĩ nhan đề, nắm bắt nội dung cơ bản của các khổ thơ, đoạn thơ
- Xác định các đoạn thơ và ý chính của từng đoạn. Đặc biệt với những bài thơ dài, việc
chia tác đoạn và khái quát ý lớn sẽ giúp người đọc nắm bắt được nội dung cơ bản cũng như
mạch cảm xúc của toàn bài.
-Lựa chọn, khai thác hệ thống từ ngữ, hình ảnh, trạng thái cảm xúc (theo bố cục với

diễn biến cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Phân tích những nét đặc sắc nghệ thuật được tác giả sáng tạo để biểu biểu đạt cảm xúc,
tâm trạng. Đó có thể là những từ ngữ độc đáo, các hình ảnh nhân hóa, so sánh ẩn dụ, tượng
trưng; là cấu trúc đặc biệt của câu thơ, cách ngắt nhịp, tứ thơ…
2.3.Khái quát giá trị tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:
+Cần phải khái quát được giá trị của những thông điệp mà nhà thơ gởi gắm trong tác
phẩm (thông điệp về thế giới, về xã hội, về nhân sinh…).
+Cần khái quát được những đóng góp đặc sắc về mặt nghệ thuật của tác giả: sáng tạo hệ
thống ngôn từ, hình ảnh; cách thức biểu đạt dòng cảm hứng trữ tình; hình thành giọng điệu;
những cách tân về thể loại…
+Từ đó, thấy được cái nhìn và cách thể hiện mới mẻ, độc đáo về thế giới mà nhà thơ
mang đến qua tác phẩm của mình.
3. Ví dụ minh họa
3.1. Đọc hiểu bài thơ Tràng giang của Huy Cận
-Hoàn cảnh cảm hứng : năm 1939, khi còn là học sinh, sinh viên, đứng trước cảnh sông
Hồng mênh mang sóng nước.
+ Tứ thơ : Tràng giang


+ Cảm xúc chủ đạo : Nỗi bâng khuâng, buồn bã của cái tôi cô đơn trước khung cảnh
“tràng giang”
-Phân tích diễn biến tâm trạng cảm xúc theo bố cục văn bản
+Khổ 1 : Nỗi buồn cô đơn từ dòng “tràng giang” với sóng nước, con thuyền và cành
củi khô.
+Khổ 2 : Nỗi buồn cô đơn được mở rộng ra hai bên bờ “tràng giang” và “sông dài, trời
rộng”
+ Khổ 3 : Nỗi buồn cô đơn lại thu về dòng “tràng giang” không có “chuyến đò ngang”,
không “cầu”, chỉ có những cánh bèo.
+ Khổ 4 : Nỗi buồn cô đơn của con người tha huơng với nỗi nhớ nhà, nhớ quê huơng.
-Khái quát giá trị tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.

+ Nỗi buồn của một tâm hồn yêu người, yêu đời, yêu quê huơng đất nước.
+ Mang vẻ đẹp cổ điển
3.2. Đọc hiểu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
-Hoàn cảnh cảm hứng : năm 1948, khi đã chia xa đoàn quân Tây Tiến
+ Tứ thơ : đoàn quân Tây Tiến, cuộc kháng chiến chống Pháp.
+ Cảm xúc chủ đạo : Nỗi nhớ về đoàn quân Tây Tiến
-Phân tích diễn biến tâm trạng cảm xúc theo bố cục văn bản
+ Đoạn một (14 câu) : Nhớ về những kỉ niệm gian khổ của đoàn quân Tây Tiến trên
những chặng đường hành quân qua đèo dốc, rừng núi hùng vĩ, hiểm trở, dữ dội và hoang sơ.
+ Đoạn hai ( 8 câu) : Những kỉ niệm đẹp về cảnh vật và con người Tây Bắc trong đêm
liên hoan văn nghệ và buổi chiều đưa tiễn
+ Đoạn ba ( 8 câu): Hình ảnh người lính Tây Tiến.
+ Đoạn bốn ( 4 câu) : Không khí chung của một thời Tây Tiến và tinh thần chung của
người lính Tây Tiến.
-Khái quát giá trị tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:
+Là bài ca về lòng yêu nước hào hùng của thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Pháp.
+Vẻ đẹp bi tráng
III. HƯỚNG DẪN HỌC SINH RÈN LUYỆN NĂNG LỰC NGỮ VĂN
1. Mục tiêu của việc dạy học Ngữ văn là hình thành cho học sinh các năng lực cơ bản sau:
-Năng lực tư duy, năng lực cảm xúc.
-Năng lực đọc, viết, nói nghe.
Trong đó, nguời dạy chủ yêu tập trung vào hai năng lực : đọc hiểu và viết văn. Hai năng
lực đọc hiểu và viết văn của học sinh được hình thành trong quá trình học môn Ngữ văn theo
CT&SGK với ba phần : Văn học – Tiếng Việt và Làm văn.
2. Sau đây, chúng tôi trình bày soạn giảng bài dạy Đọc văn theo hướng phát triển năng lực
của học sinh trong chuơng trình ôn luyện (ngoài PPCT của Bộ GD&ĐT)
Theo chúng tôi, bài dạy trong chương trình học thêm cần có ba phần sau đây:


2.1.


Tóm tắt kiến thức cơ bản về văn bản văn học.
Trong phần này, GV hệ thống hóa một cách ngắn gọn những kiến thức cơ bản về
văn bản văn học (đọc hiểu theo đặc trưng thể loại)

2.2 . Rèn luyện năng lực Đọc hiểu
Trong phần này, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu các đoạn cụ thể trong văn
bản văn học.
Phần này nhằm mục đích:
+Giúp HS đọc hiểu sâu văn bản văn học
+Rèn luyện năng lực đọc hiểu
Các câu hỏi đọc hiểu bao gồm các dạng:
*Các câu hỏi cho một đoạn văn bản nghị luận, văn bản nhật dụng : thường là các dạng
câu hỏi như sau:
- Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản
- Xác định thao tác lập luận của đoạn văn bản
- Xác định kiểu kết cấu của đoạn văn bản
- Xác định nội dung chính, hoặc câu chủ đề của văn bản, đặt tên cho đoạn văn bản
- Xác định thái độ của người viết...
-Viết đoạn văn 5-7 dòng trình bày quan điểm về vấn đề được nói đến trong đoạn văn bản
* Các câu hỏi cho một đoạn văn bản nghệ thuật (thơ/văn xuôi), thường là các dạng câu hỏi
như sau:
- Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn bản
- Xác định thể loại của đoạn văn bản
- Xác định loại từ, giải thích nghĩa của từ/cụm từ/ câu...
- Xác định nội dung chính của đoạn văn bản
- Tìm biện pháp tu từ và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó
- Tìm từ ngữ, hình ảnh, hình tượng quan trọng và phân tích ý nghĩa, tác dụng.
- Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về hình ảnh, hình tượng, tư tưởng, tình cảm trong đoạn
văn bản

2.3.

Rèn luyện năng lực Viết văn

Trong phần này, giáo viên hướng dẫn học sinh rèn luyện viết văn qua công việc lập
dàn ý cho các đề văn liên quan đến văn bản văn học, gồm các dạng đề: Nghị luận về một đoạn
thơ , đoạn văn tiêu biểu ; nghị luận về hình tuợng nghệ thuật trung tâm ; Nghị luận về đặc điểm
nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ, tác phẩm truyện.
3.Ví dụ minh họa
3.1. Ôn luyện bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
I. Phần ôn kiến thức cơ bản (Xem mục II.C)
II. Phần rèn luyện đọc hiểu
Đề 1:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !


Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời !
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
2. Nêu ý nghĩa tu từ của từ láy chơi vơi trong đoạn thơ.
3. Câu thơ : Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi được phối thanh như thế nào? Nêu hiệu
quả nghệ thuật của việc phối thanh đó.
4. Cụm từ bỏ quên đời thể hiện vẻ đẹp bi hùng của người lính Tây Tiến như thế nào?
Đề 2:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
2. Các từ “xiêm áo”, “khèn”,“man điệu”, “e ấp” có vai trò gì trong việc thể hiện những
hình ảnh vẻ đẹp văn hoá miền núi và tâm trạng người lính Tây Tiến?
3. Câu thơ Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa được sử dụng nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả
nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
Đề 3:
Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm


Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. 1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả? Tại sao tác giả không dùng từ
“đoàn quân” mà dùng từ “đoàn binh?”,
2. Các từ “không mọc tóc”, “xanh màu lá” có vai trò gì trong việc thể hiện chân dung
người lính lính Tây Tiến?
3. Vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến được thể hiện như thế nào qua từ “mộng”,
“mơ”trong đoạn thơ?
4. Nêu ý nghĩa tu từ của từ “về đất” trong đoạn thơ .
5. Từ đoạn thơ, viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc
của tuổi trẻ ngày nay.
III. Phần rèn luyện viết văn
ĐỀ 1 Phân tích đoạn 1 bài thơ Tây Tiến
ĐỀ 2 Phân tích đoạn 3 bài thơ Tây Tiến
ĐỀ 4: Phân tích hình ảnh người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến
3.1. Ôn luyện truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
I. Phần ôn kiến thức cơ bản (Xem mục II.B)
II. Phần rèn luyện đọc hiểu
Đề 1 :
Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi :
Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Ðịnh …
… Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Các từ láy: lũ lượt, dắt díu, xanh xám,ngổn ngang,rác rưởi đạt hiệu quả nghệ thuật như thế
nào khi diễn tả cái đói ở xóm ngụ cư ?
4. Xác định biện pháp tu từ về từ trong văn bản ? Ý nghĩa nghệ thuật của biện pháp đó là gì ?
Đề 2 :
Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi :

Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi....
….. Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?


1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Xác định thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn và nêu hiệu quả nghệ thuật của
các thành ngữ đó ?
4. Dấu ba chấm (...) trong câu văn Còn mình thì... có ý nghĩa gì?
5. Từ văn bản, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình mẫu tử.
III. Phần rèn luyện viết văn
Đề 1: Phân tích hình ảnh nhân vật bà cụ Tứ
Đề 2: Phân tích tình huống truyện độc đáo trong truyện ngắn “Vợ nhặt”.
Đề 3: Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn “Vợ nhặt”.
--------------------------



×