Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Giao an MT 5 2017 theo chuong trinh VMEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.58 KB, 32 trang )

Thứ Tư ngày 10 tháng 1 năm 2018
TIẾT 19: VẼ TRANH
ĐỀ TÀI NGÀY TẾT, LỄ HỘI, MÙA XUÂN
I/ Mục tiêu:
- Hiểu đề tài Ngày tết, lẽ hội, mùa xuân
- Biết cách vẽ tranh đề tài Ngày tết, lễ hội, mùa xuân
- Tập vẽ tranh đề tài Ngày tết, lễ hội, mùa xuân
II/ Tài liệu và phương tiện :
Giáo viên:
- SGK, SGV...
- Trang ảnh theo đề tài, tranh HD cách vẽ...
Học sinh:
- SGK, Vở tập vẽ, bút chì, màu...
III/ Tiến trình:
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi
1. Hoạt động cơ bản:

1. Nghe giới thiệu bài

2. HS tìm, chọn nội dung đề tài
- GV cho HS quan sát một số tranh ảnh về đề tài Ngày tết, lễ hội và mùa xuân
+ Không khí của ngày tết, lễ hội ra sao?
+ Bao gồm những hoạt động nào?
+ Cảnh vật ra sao?
+ Địa phương em thường có các lễ hội nào?
- GV nêu tóm tắt
- Gợi ý thêm để HS tìm cho mình 1 nội dung phù hợp

3. HS tìm hiểu cách vẽ tranh
- GV cho HS quan sát hình tham khảo, yêu cầu HS tìm hiểu các bước vẽ
- GV nhận xét, nêu các bước vẽ cơ bản


+ Chọn các hình ảnh tiêu biểu, phù hợp nội dung
+ Sắp xếp các hình ảnh chính phụ cho cân đối
+ Vẽ rõ nội dung tranh, thêm các hình ảnh cho tranh sinh động
+ Vẽ màu theo ý thích
- GV lưu ý HS cách sắp xếp hình vẽ cân đối với tờ giấy, cách thêm các hình ảnh cho
hợp lí, cách vẽ màu tươi sáng có đậm nhạt...


4. HS quan sát tranh vẽ của các bạn năm trước
2. Hoạt động thực hành:

1. HS thực hành vẽ tranh
- GV tổ chức cho HS thực hành vẽ tranh đề tài trường em
- GV quan sát, hướng dẫn thêm cho HS

2. Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS chọn một số bài vẽ và hướng dẫn HS tự nhận xét về:
+ Cách chọn nội dung
+ Cách sắp xếp hình ảnh..
+ Cách vẽ màu
- GV nhận xét chung tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau.
3. Hoạt động ứng dụng:

- Trưng bày và giới thiệu với các bạn về bức tranh của mình.
----------------------------------------------------------Thứ Tư ngày 17 tháng 1 năm 2018
TIẾT 20: VẼ THEO MẪU
MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU
I/ Mục tiêu:
- Hiểu hình dáng, đặc điểm của mẫu

- Biết cách vẽ mẫu có hai vật mẫu
- Vẽ được hình hai vật mẫu bằng bút chì đen hoặc vẽ màu.
II/ Tài liệu và phương tiện :
Giáo viên:
- SGK, SGV...
- Mẫu vẽ, tranh hướng dẫn cách vẽ
Học sinh:
- SGK, Vở tập vẽ, bút chì, màu...
III/ Tiến trình:
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi
1. Hoạt động cơ bản:


1. Nghe giới thiệu bài

2. HS quan sát nhận xét tìm hiểu mẫu
- GV cùng HS lựa chọn, bày mẫu và quan sát tìm hiểu mẫu
+ Mẫu vẽ gồm những gì?
+ Đặc điểm, hình dáng, tỉ lệ của mẫu?
+ Vị trí các mẫu?
+ Màu sắc, độ đậm nhạt của mẫu?
- GV nhận xét, nêu tóm tắt về mẫu

3. HS tìm hiểu cách vẽ
- GV cho HS quan sát tranh hướng dẫn cách vẽ, yêu cầu HS nêu cách vẽ
- GV thao tác vẽ mẫu, minh họa các bước vẽ:
+ Vẽ phác khung hình chung, khung hình riêng từng vật mẫu
+ Vẽ trục, phác các nét chính
+ Chỉnh sửa, vẽ chi tiết
+ Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu

- GV lưu ý HS cách cách sắp xếp bố cục, cách vẽ đậm nhạt, vẽ màu

4. HS quan sát 1 số bài vẽ theo mẫu
2. Hoạt động thực hành:

1. HS thực hành vẽ
- GV nêu yêu cầu bài thực hành
- HS thực hành vẽ theo mẫu
- Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng.

2. Nhận xét, đánh giá
- GV chọn 1 số bài hoàn thiện, chưa hoàn thiện và tiến hành nhận xét đánh giá
+ Cách vẽ hình ảnh
+ Cách sắp xếp bố cục
+ Cách vẽ đậm nhạt, vẽ màu
- HS chọn ra các bài vẽ đẹp và chưa đẹp
- GV nhận xét đánh giá
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau


3. Hoạt động ứng dụng:

- Giới thiệu với mọi người về bức tranh mình vẽ
-----------------------------------------------------------


Thứ Tư ngày 24 tháng 1 năm 2018
TIẾT 21: TẬP NẶN TẠO DÁNG
ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
I/ Mục tiêu:

- Biết cách nặn các hình có khối.
- Tập nặn một dáng người hoặc con vật và tạo dáng theo ý thích.
II/ Tài liệu và phương tiện :
Giáo viên:
- SGK, SGV...
- Mẫu, tranh hướng dẫn cách nặn, đất nặn...
Học sinh:
- SGK, Vở tập vẽ, bút chì, màu, đất nặn...
III/ Tiến trinh:
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi
1. Hoạt động cơ bản:

1. Nghe giới thiệu bài

2. HS quan sát, tìm hiểu
- GV cho HS quan sát 1 số đồ vật, con vật, con người hoặc tranh ảnh đã chuẩn bị và
gợi ý HS tìm hiểu:
+ Hình dáng người, con vật được tạo dáng như thế nào?
+ Những sản phẩm đó thường làm bằng các chất liệu gì?
+ Màu sắc ra sao?
- GV nhận xét, nêu tóm tắt.

3. HS tìm hiểu cách nặn
- GV yêu cầu HS nêu lại các cách nặn người hoặc con vật
- Nhận xét, nêu lại các cách nặn, thao tác nặn mẫu:
+ Cách 1: Từ một thỏi đất nặn tạo hình dáng theo ý thích
+ Cách 2: Nặn các bộ phận rồi gắn lại với nhau
- GV lưu ý HS cách tạo dáng cho sinh động

4. Cho HS quan sát một số bài mẫu

2. Hoạt động thực hành:

1. HS thực hành


- GV nêu yêu cầu bài thực hành
- Cho HS các nhóm chọn chủ đề định nặn và tiến hành nặn theo nhóm
- Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng.

2. Nhận xét đánh giá
- GV chọn 1 số bài hoàn thiện, chưa hoàn thiện và tiến hành nhận xét đánh giá:
+ Cách nặn.,
+ Cách tạo dáng
+ Chủ đề nặn
- GV nhận xét đánh giá chung
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau
3. Hoạt động ứng dụng:

- Tập nặn 1 con vật theo ý thích và trưng bày tại góc học tập của mình
-----------------------------------------------------------


Thứ Tư ngày 31 tháng 1 năm 2018
TIẾT 22: VẼ TRANG TRI
TÌM HIỂU VỀ KIỂU CHỮ IN HOA NÉT THANH, NÉT ĐẬM
I/ Mục tiêu:
- Nhận biết được đặc điểm của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm
- Xác định vị trí nét thanh nét đậm và nắm được cách kẻ chữ
- Tập kẻ chữ A, B theo mẫu chữ in hoa nét thanh nét đậm.
II/ Tài liệu và phương tiện :

Giáo viên:
- SGK, SGV...
- Mẫu một số kiểu chữ nét thường, nét thanh đậm
Học sinh:
- SGK, Vở tập vẽ, bút chì, màu...
III/ Tiến trình:
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi
1. Hoạt động cơ bản:

1. Nghe giới thiệu bài

2. HS quan sát, tìm hiểu
- GV cho HS quan sát 1 số kiểu chữ khác nhau, gợi ý HS nhận xét:
+ Sự giống, khác nhau giữa các kiểu chữ?
+ Đặc điểm riêng của từng kiểu chữ?
+ Dòng chữ nào là chữ nét thanh nét đậm?
- GV nhận xét, nêu tóm tắt về đặc điểm của kiểu chữ in hoa nét thanh đậm.

3. HS tìm hiểu cách kẻ chữ
- GV kẻ mẫu 1 chữ cho HS quan sát và gợi ý HS:
+ Những nét đưa lên, đưa ngang là nét thanh
+ Nét kéo xuống là nét đậm
- GV minh họa lại cho HS quan sát và nêu cách kẻ chữ:
+ Tìm khuôn khổ chữ: xác định các nét thanh, đậm, nét cong
+ Kẻ chữ theo các nét đã xác định
+ Vẽ màu vào chữ
- GV lưu ý HS:
+ Trong dòng chữ các nét thanh thì mảnh như nhau, các nét đậm cũng đều như nhau
thì chữ mới đẹp


4. HS quan sát một số bài mẫu


2. Hoạt động thực hành:

1. HS thực hành tập kẻ chữ
- GV nêu yêu cầu bài thực hành
- HS thực hành tập kẻ chữ A, B
- Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng.

2. Nhận xét, đánh giá
- GV chọn 1 số bài hoàn thiện, chưa hoàn thiện và tiến hành nhận xét:
+ Hình dáng chữ: Cân đối, nét thanh đậm đúng vị trí...
+ Màu sắc chữ, cách vẽ màu...
- GV cùng HS chọn ra các sản phẩm đẹp
- GV nhận xét đánh giá chung
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau
3. Hoạt động ứng dụng:

- Tập kẻ 1 dòng chữ nét thanh, nét đậm theo ý thích.
-----------------------------------------------------------


Thứ Tư ngày 7 tháng 2 năm 2018
TIẾT 23: VẼ TRANH
ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
I/ Mục tiêu:
- Hiểu sự phong phú của đề tài tự chọn.
- Biết cách tìm, chọn chủ đề.
- Tập vẽ tranh đề tài tự chọn.

II/ Tài liệu và phương tiện :
Giáo viên:
- SGK, SGV...
- Một số tranh các đề tài khác nhau
Học sinh:
- SGK, Vở tập vẽ, bút chì, màu...
III/ Tiến trình:
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi
1. Hoạt động cơ bản:

1. Nghe giới thiệu bài

2. HS tìm, chọn nội dung đề tài
- GV cho HS quan sát tranh và yêu cầu HS tìm hiểu:
+ Các bức tranh vẽ đề tài gì?
+ Trong tranh có những hình ảnh nào?
+ Các hình ảnh chính phụ trong tranh?
- GV nhận xét, nêu tóm tắt về tranh vẽ các đề tài khác nhau
- GV cho HS chọn cho mình một nội dung, đề tài để vẽ tranh.

3. HS tìm hiểu cách vẽ tranh
- GV yêu cầu HS nêu lại các bước vẽ tranh theo đề tài đã học.
- GV nhận xét, nêu lại các bước, hướng dẫn HS cách vẽ tranh:
+ Vẽ các hình ảnh chính trước làm rõ nội dung tranh
+ Vẽ thêm các hình ảnh cho tranh sinh động.
+ Chỉnh sửa chi tiết
+ Vẽ màu theo ý thích.
- GV lưu ý HS cách chọn nội dung, cách sắp xếp bốc cục, tô màu...

4. HS quan sát một số bài mẫu

2. Hoạt động thực hành:


1. HS thực hành vẽ tranh
- HS nêu nội dung tranh định vẽ
- Thực hành vẽ tranh theo ý thích
- Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng.

2. Nhận xét, đánh giá
- GV chọn 1 số bài hoàn thiện, chưa hoàn thiện và tiến hành nhận xét:
+ Cách vẽ hình ảnh chính, phụ
+ Cách sắp xếp các hình ảnh
+ Cách vẽ màu...
- GV nhận xét đánh giá chung
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau
3. Hoạt động ứng dụng:

- Vẽ một bức tranh đề tài tự do và trang trí tại góc học tập.
-----------------------------------------------------------


Thứ Tư ngày 14 tháng 2 năm 2018
TIẾT 24: VẼ THEO MẪU
MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU
I/ Mục tiêu:
- Hiểu hình dáng, tỉ lệ, đậm nhạt, đặc điểm của mẫu.
- Biết cách vẽ theo mẫu.
- Tập vẽ mẫu có hai vật mẫu.
II/ Tài liệu và phương tiện :
Giáo viên:

- SGK, SGV...
- Một số tranh các đề tài khác nhau
Học sinh:
- SGK, Vở tập vẽ, bút chì, màu...
III/ Tiến trình:
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi
1. Hoạt động cơ bản:

1. Nghe giới thiệu bài

2. HS quan sát nhận xét và tìm hiểu mẫu
- GV giới thiệu một số mẫu đã chuẩn bị và yêu cầu HS tìm hiểu :
+ Mẫu gồm những gì?
+ Hình dáng đặc điểm của mẫu ?
+ Màu sắc của mẫu ?
+ So sánh tỉ lệ giữa hai vật mẫu?
- GV nhận xét, nêu tóm tắt về mẫu

3. HS tìm hiểu cách vẽ
- GV yêu cầu HS nêu lại các bước vẽ theo mẫu.
- GV nêu cách vẽ và vẽ mẫu lên bảng:
+ Vẽ khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu.
+ Tìm tỉ lệ các bộ phận vẽ phác các nét chính
+ Vẽ chi tiết, hoàn chỉnh hình vẽ
+ Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu
- GV lưu ý HS cách xắp xếp bố cục cho cân đối, cách vẽ màu, đậm nhạt.

4. HS quan sát một số bài vẽ.
2. Hoạt động thực hành:



1. HS thực hành vẽ theo mẫu
- GV nêu yêu cầu của bài thực hành
- HS thực hành vẽ vào Vở tập vẽ hoặc giấy A4
- Trong thời gian thực hành GV quan sát, gợi ý và hướng dẫn cho các HS còn lúng
túng

2. Nhận xét, đánh giá
- GV cho HS trưng bày sản phẩm và nhận xét về:
+ Cách sắp xếp bố cục
+ Cách vẽ hình
+ Cách vẽ đậm nhạt
- GV nhận xét, đánh giá
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau
3. Hoạt động ứng dụng:

- Vẽ một bức tranh tĩnh vật mà em thích sau đó giới thiệu để mọi người
cùng biết
-----------------------------------------------------------


Thứ Tư ngày 21 tháng 2 năm 2018
TIẾT 25: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
XEM TRANH BÁC HỒ ĐI CÔNG TÁC
I/ Mục tiêu:
- Hiểu nội dung bức tranh qua bố cục, hình ảnh, màu sắc
- Biết được một số thụng tin sơ lược về họa sĩ Nguyễn Thụ
- Tập mô tả, nhận xét khi xem tranh
II/ Tài liệu và phương tiện:
- Giáo viên:

+ Tranh bác Hồ đi công tác, một số tranh khác của họa sĩ...
+ SGV, SGK
- Học sinh:
+ SGK,Vở tập vẽ, bút chì, màu…
III/ Tiến trình:
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi
1. Hoạt động cơ bản:

1. Nghe giới thiệu bài

2. HS tìm hiểu vài nét về họa sĩ Nguyễn Thụ
- GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK và tìm hiểu về họa sĩ Nguyễn Thụ:
+ Họa sĩ quê ở đâu?
+ Ông từng công tác ở đâu?
+ Những tác phẩm nổi tiếng của ông?
- GV nhận xét
- GV giới thiệu qua vài nét về họa sĩ Nguyễn Thụ

3. HS xem tranh và tìm hiểu
- GV cho HS xem tranh và đặt các câu hỏi gợi ý HS thảo luận theo nhóm:
+ Hình ảnh chính trong bức tranh?
+ Dáng vẻ từng nhận vật trong tranh ra sao?
+ Hình dáng hai con ngựa như thế nào?
+ Màu sắc tranh được vẽ như thế nào?
+ Qua bức tranh ta học được điều gì từ Bác Hồ?
- GV nhận xét, dựa vào các ý HS đã trả lời bổ xung làm rõ nội dung tranh
4. HS quan sát thêm một só tranh của họa sĩ

5. Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS nhận xét tiết học



- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau
2. Hoạt động ứng dụng:

- Sưu tầm tranh của họa sĩ Nguyễn Thụ và trưng bày tại góc học tập
-----------------------------------------------------------


Thứ Tư ngày 28 tháng 2 năm 2018
TIẾT 26: VẼ TRANG TRI
TẬP KẺ KIỂU CHỮ IN HOA NÉT THANH NÉT ĐẬM
I/ Mục tiêu:
- Hiểu cách sắp xếp dòng chữ thế nào là hợp lí
- Biết cách kẻ và kẻ được dòng chữ đúng kiểu
- Tập kẻ chữ Chăm học theo mẫu chữ in hoa nét thanh đậm
II/ Tài liệu và phương tiện:
- Giáo viên:
+ Mẫu kiểu chữ nét thanh đậm
+ SGV, SGK
- Học sinh:
+ SGK,Vở tập vẽ, bút chì, màu…
III/ Tiến trình:
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi
1. Hoạt động cơ bản:

1. Nghe giới thiệu bài

2. HS quan sát, tìm hiểu về kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm
- GV giới thiệu một số dòng chữ in hoa nét thanh đậm và kiểu chữ thường, yêu cầu

HS tìm hiểu các đặc điểm:
+ Đâu là kiểu chữ in hoa nét thanh đậm?
+ Đặc điểm của chữ nét thanh đậm?
+ Có mấy kiểu chữ in hoa nét thanh đậm?
+ Cách vẽ màu vào các dòng chữ?
- GV giới thiệu, nêu tóm tắt về kiểu chữ in hoa nét thanh đậm

3. HS tìm hiểu cách kẻ chữ
- GV cho HS quan sát tranh để HS nhận ra các bước kẻ chữ
- GV giới thiệu cách kẻ chữ:
+ Xác định chiều cao, chiều dài của dòng chữ cho cân đối với khổ giấy, kẻ 2 đờng
thẳng song song (cân đối với khổ giấy ).
+ Tìm khuôn khổ của chữ : chiều cao, chiều ngang và khoảng cách giữa các con chữ,
các tiếng cho phù hợp.
+ Xác định bề rộng của nét thanh nét đậm cho từng con chữ cho phù hợp với chiều
cao, chiều rộng của con chữ.
- Những nét đa lên, nét ngang là nét thanh. Nét kéo xuống ( nét nhấn mạnh ) là
nét đậm.
- Các nét thanh có độ mảnh nh nhau, các nét đậm có bề rộng bằng nhau.


- Bề rộng của nét thanh, nét đậm trong 1 dòng chữ tuỳ thuộc vào nội dung
dòng chữ và ý định của ngời trình bày.
+ Phác hình dáng chữ ( kẻ các nét thẳng bằng thớc kẻ, vẽ các nét cong bằng compa ).
+ Tô màu : Tuỳ thuộc vào nội dung dòng chữ.
2. Hoạt động thực hành:

1. HS thực hành
- GV nêu yêu cầu bài thực hành
- HS thực hành vẽ vào Vở tập vẽ

- GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng

2. Nhận xét, đánh giá
- GV tổ chưc cho HS trưng bày sản phẩm và nhận xét
+ Cách kẻ chữ
+ Cách tô màu
- Nhận xét, đánh giá tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau
3. Hoạt động ứng dụng:

- Tập kẻ một dòng chữ nét thanh, nét đậm vào vở A4.
-----------------------------------------------------------


Thứ Tư ngày 6 tháng 3 năm 2018
TIẾT 27: VẼ TRANH
ĐỀ TÀI MÔI TRƯỜNG
I/ Mục tiêu:
- Hiểu thêm về môi trường và ý nghĩa của môi trường với cuộc sống
- Biết cách vẽ tranh đề tài môi trường.
- Tập vẽ được tranh về đề tài môi trường
II/ Tài liệu và phương tiện:
- Giáo viên:
+ Tranh về đề tài môi trường
+ SGV, SGK
- Học sinh:
+ SGK,Vở tập vẽ, bút chì, màu…
III/ Tiến trình:
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi
1. Hoạt động cơ bản:


1. Nghe giới thiệu bài

2. HS tìm, chọn nội dung đề tài
- GV giới thiệu tranh ảnh về đề tài môi trường để HS nhận ra:
+ Không gian sống xung quanh ta có những gì?
+ Em hiểu như thế nào về môi trường?
+ Nêu ý nghĩa của môi trường ?
+ Môi trường cần được bảo vệ không?
- GV hướng dẫn HS chọn cho mình một nội dung để thể hiện bài vẽ

3. HS tìm hiểu cách vẽ tranh
- GV yêu cầu HS nêu lại các bước vẽ tranh theo đề tài
- GV nhận xét, nêu khái quát lại các bước:
+ Vẽ các hình ảnh chính phụ
+ Vẽ thêm các chi tiết cho tranh thêm sinh động
+ Vẽ màu theo ý thích
- GV lưu ý HS cách bố cục để HS vẽ được bức tranh cân đối hài hòa
- Lưu ý HS cách chọn màu để vẽ: Chọn các màu sắc tươi sáng, nên vẽ màu có đậm
nhạt…

4. HS quan sát một số bài vẽ của các HS năm trước
2. Hoạt động thực hành:


1. HS thực hành
- GV nêu yêu cầu bài thực hành
- Cho HS thực hành vẽ tranh về đề tài môi trường
- GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng


2. Nhận xét, đánh giá
- GV tổ chưc cho HS trưng bày sản phẩm và nhận xét về:
+ Hình ảnh, màu sắc, cách bố cục…
- GV nhận xét, đánh giá
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau
3. Hoạt động ứng dụng:

- Cùng bạn bè, người thân thực hiện một công việc giúp bảo vệ môi
trường.
-----------------------------------------------------------


Thứ Tư ngày 13 tháng 3 năm 2018
TIẾT 28: VẼ THEO MẪU
MẪU CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU
I/ Mục tiêu:
- Hiểu đặc điểm, hình dáng của mẫu
- Biết cách vẽ mẫu có hai đồ vật
- Tập vẽ mẫu có hai vật mẫu
II/ Tài liệu và phương tiện:
- Giáo viên:
+ Mẫu vẽ, một số bài vẽ của HS các năm trước
+ SGV, SGK
- Học sinh:
+ SGK,Vở tập vẽ, bút chì, màu…
III/ Tiến trình:
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi
1. Hoạt động cơ bản:

1. Nghe giới thiệu bài


2. HS quan sát nhận xét và tìm hiểu mẫu
- GV giới thiệu một số mẫu đã chuẩn bị và yêu cầu HS tìm hiểu :
+ Mẫu gồm những gì?
+ Hình dáng đặc điểm của mẫu ?
+ Màu sắc của mẫu ?
+ So sánh tỉ lệ giữa hai vật mẫu?
- GV nhận xét, nêu tóm tắt về mẫu

3. HS tìm hiểu cách vẽ
- GV yêu cầu HS nêu lại các bước vẽ theo mẫu.
- GV nêu cách vẽ và vẽ mẫu lên bảng:
+ Vẽ khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu.
+ Tìm tỉ lệ các bộ phận vẽ phác các nét chính
+ Vẽ chi tiết, hoàn chỉnh hình vẽ
+ Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu
- GV lưu ý HS cách xắp xếp bố cục cho cân đối, cách vẽ màu, đậm nhạt.

4. HS quan sát một số bài vẽ.
2. Hoạt động thực hành:


1. HS thực hành vẽ theo mẫu
- GV nêu yêu cầu của bài thực hành
- HS thực hành vẽ vào Vở tập vẽ hoặc giấy A4
- Trong thời gian thực hành GV quan sát, gợi ý và hướng dẫn cho các HS còn lúng
túng

2. Nhận xét, đánh giá
- GV cho HS trưng bày sản phẩm và nhận xét về:

+ Cách sắp xếp bố cục
+ Cách vẽ hình
+ Cách vẽ đậm nhạt
- GV nhận xét, đánh giá
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau
3. Hoạt động ứng dụng:

- Trưng bày bài vẽ tại góc học tập của mình.
-----------------------------------------------------------


Thứ Tư ngày 20 tháng 3 năm 2018
TIẾT 29: TẬP NẶN TẠO DÁNG
ĐỀ TÀI NGÀY HỘI
I/ Mục tiêu:
- Hiểu được nội dung và hoạt động của một số ngày lễ hội
- Biết cách nặn dáng người đơn giản
- Tập nặn một dáng người hoặc một con vật đơn giản
II/ Tài liệu và phương tiện:
- Giáo viên:
+ Sưu tầm tranh ảnh đề tài ngày hội
+ Một số bài nặn…
+ SGV, SGK
- Học sinh:
+ SGK,Vở tập vẽ, bút chì, màu, đất nặn…
III/ Tiến trình:
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi
1. Hoạt động cơ bản:

1. Nghe giới thiệu bài


2. HS tìm, chọn nội dung đề tài
- GV cho HS quan sát một số tranh đề tài ngày hội:
+ Kể tên một số ngày hội mà em biết?
+ Các lễ hội thường có những hoạt động nào?
- GV hướng dẫn HS chọn cho mình một nội dung để nặn

3. HS tìm hiểu cách nặn
- GV yêu cầu HS nêu lại các cách nặn dáng người đã học
- GV nhận xét, nêu khái quát lại các bước
- GV hướng dẫn HS cách nặn theo đề tài:
+ Nặn từng bộ phận rồi ghép thành dáng người
+ Nặn thêm các hình ảnh phụ và chi tiết
+ Tạo dáng theo đề tài
- GV lưu ý HS thêm các chi tiết phù hợp với từng hoạt động riêng

4. GV cho HS quan sát một số bài nặn của các HS năm trước
2. Hoạt động thực hành:


1. HS thực hành
- GV nêu yêu cầu bài thực hành
- HS thực hành tập nặn tạo dáng theo đề tài
- GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng

2. Nhận xét, đánh giá
- GV tổ chưc cho HS trưng bày sản phẩm và nhận xét về:
+ Hình dáng, cách nặn, màu sắc...
+ Nội dung đề tài
- GV nhận xét, đánh giá

- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau
3. Hoạt động ứng dụng:

- Giới thiệu với mọi người về sản phẩm nặn của mình.
-----------------------------------------------------------


Thứ Tư ngày 27 tháng 3 năm 2018
TIẾT 30: VẼ TRANG TRI
TRANG TRI ĐẦU BÁO TƯỜNG
I/ Mục tiêu:
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của báo tường
- Biết cách trang trí đầu báo tường
- Tập trang trí đầu báo tường
II/ Tài liệu và phương tiện:
- Giáo viên:
+ Sưu tầm một số đầu báo tường
+ Tranh vẽ của HS
+ SGV, SGK
- Học sinh:
+ SGK,Vở tập vẽ, bút chì, màu…
III/ Tiến trình:
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi
1. Hoạt động cơ bản:

1. Nghe giới thiệu bài

2. HS quan sát, nhận xét
- GV cho HS quan sát một số đầu báo tường và gợi ý HS:
+ Nêu các phần chính trên tờ báo tường?

+ Báo tường thường thấy ở đâu?
+ Tên tờ báo viết ở đâu? Màu sắc ra sao?
+ Chủ đề của báo?
+ Có các hình ảnh nào khác không?
- GV nhận xét, nêu tóm tắt

3. HS tìm hiểu cách vẽ
- GV giới thiệu các bước vẽ, vẽ minh họa lên bảng:
+ Vẽ phác các mảng chữ phù hợp với nội dung, có lớn, nhỏ, cân đối
+ Kẻ chữ và hình trang trí
+ Vẽ màu

4. HS quan sát một số bài trang trí của các HS năm trước
2. Hoạt đông thực hànhL


1. HS thực hành trang trí đầu báo tường
- GV yêu cầu HS nêu ý tưởng đầu báo mình định trang trí
- GV nêu yêu cầu bài thực hành
- HS thực hành tập trang trí đầu báo tường
- GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng

2. Nhận xét, đánh giá
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm và nhận xét về:
+Bố cục, chữ viết
+ Hình ảnh minh họa…
- GV nhận xét, đánh giá
- Nhận xét chung tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau
3. Hoạt đông ứng dụng:


- Tập trang trí 1 đầu báo tường theo ý thích.
-----------------------------------------------------------


Thứ Tư ngày 3 tháng 4 năm 2018
TIẾT 31: VẼ TRANH
ĐỀ TÀI ƯỚC MƠ CỦA EM
I/ Mục tiêu:
- Hiểu được nội dung đề tài
- Biết cách chọn hoat động
- Tập vẽ tranh đề tài Ước mơ của em
II/ Tài liệu và phương tiện:
- Giáo viên:
+ Sưu tầm một số tranh ảnh
+ Tranh vẽ của HS
+ SGV, SGK
- Học sinh:
+ SGK,Vở tập vẽ, bút chì, màu…
III/ Tiến trình:
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi
1. Hoạt động cơ bản:

1. Nghe giới thiệu bài

2. HS tìm, chọn nội dung đề tài
- GV cho HS quan sát một số bức tranh có nội dung khác nhau để HS tìm ra những
bức tranh có nội dung về ước mơ
- GV nhận xét, nêu tóm tắt về nội dung các tranh vẽ về ước mơ
- GV cho HS nêu ra ước mơ của mình


3. HS tìm hiểu cách vẽ tranh
- GV yêu cầu HS nêu lại các bước vẽ tranh theo đề tài đã học
- GV tóm tắt, thao tác mẫu các bước vẽ lên bảng
- GV gợi ý HS cách chọn các hình ảnh phù hợp với nội dung đề tài của mình:
+ Cách chọn hình ảnh
+ Cách thể hiện bố cục
+ Cách vẽ hình, vẽ màu

4. HS quan sát một số bài vẽ của các HS năm trước
2. Hoạt động thực hành:


×