Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nghiên cứu tình hình suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc khmer tại xã châu điền huyện cầu kè tỉnh trà vinh năm 2011 thach an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

TH ẠCH ÂN

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM
DƯỚI 5 TUỔI DÂN TỘC KHMER XÃ CHÂU ĐIỀN HUYỆN CẦU KÈ
TỈNH TRÀ VINH NĂM 2011

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: Y HỌC DỰ PHÒNG
Mã số: CK. 60 72 73

Người hướng dẫn khoa học
BSCKII. HOÀNG THỊ LIÊN

HUẾ - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

TH ẠCH ÂN



NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM
DƯỚI 5 TUỔI DÂN TỘC KHMER XÃ CHÂU ĐIỀN HUYỆN CẦU KÈ
TỈNH TRÀ VINH NĂM 2011

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: Y HỌC DỰ PHÒNG

HUẾ - 2012


Lời cảm ơn
Để hoàn thành khóa học và luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp I,
chuyên ngành y học dự phòng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Y Dược Huế, Phòng đào tạo sau đại học,
Ban Chủ Nhiệm Khoa Y tế công cộng và quí thầy cô giáo đã tân tình giúp đỡ,
truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề
tài.
Bác sỹ chuyên khoa II Hoàng Thị Liên Phó Khoa dinh dưỡng Trường Đại
Học Y Dược Huế đã hết lòng hướng dẫn, cung cấp tài liệu góp ý giúp đỡ tận tình
trong suốt thời gian lập đề cương và hoàn thành luận văn.
Ban giám đốc Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng, Trường cao đẳng Y tế tỉnh
Trà Vinh đã tạo điểu kiện thuận lợi để tôi tham gia và hoàn thành tốt khóa học
này.
Chân thành cám ơn Ban Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Cầu Kè, cán bộ
viên chức của Trung tâm đã chia sẽ công việc, giúp đỡ và động viên tôi trong quá
trình học tập.
Cám ơn các đồng nghiệp cán bộ trạm Y tế và cộng tác viên của xã Châu
Điền đã tham gia quá trình khảo sát tại hộ gia đình và các bà mẹ có con dưới 5 tuổi
của xã Châu Điền huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh…

Một lần nữa, tôi xin trân trọng cám ơn!
Trà vinh, tháng 10 năm 2012
Thạch Ân


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi các số liệu
nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chính xác và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm./.
Tác giả luận văn

Thạch Ân


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBCNV

:

Cán bộ công nhân viên

CC/T

:

Chiều cao theo tuổi


CN/CC

:

Cân nặng theo chiều cao

CN/T

:

Chăm sóc sức khỏe ban đầu

ĐBSCL

:

Đồng bằng sông cửu long

ĐTV

:

Điều tra viên

PCSDDTE

:

Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em


SDD

:

Suy dinh dưỡng

SDDTE

:

Suy dinh dưỡng trẻ em

WHO

:

Tổ chức Y tế thế giới


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 3
1.1. Lịch sử suy dinh dưỡng ......................................................................... 3
1.2. Một số định nghĩa suy dinh dưỡng ........................................................ 4
1.3. Nguyên nhân suy dinh dưỡng ................................................................ 4
1.4. Hậu quả suy dinh dưỡng ........................................................................ 5
1.5. Phòng chống suy dinh dưỡng ................................................................. 6
1.6. Phân loại suy dinh dưỡng ....................................................................... 8
1.7. Nhận định và đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng ............................... 11
1.8. Tình hình SDD trẻ em trên thế giới ..................................................... 13

1.9. Tình hình SDD trẻ em tại Việt Nam .................................................... 14
1.10. Tình hình SDD trẻ em tại Trà Vinh ................................................... 16
1.11. Tình hình SDD trẻ em tại Cầu Kè ...................................................... 17
1.12. Đặc điểm vùng nghiên cứu .................................................................... 17
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 19
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 19
2.3. Cách chọn mẫu .................................................................................... 19
2.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 20
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 23
2.6. Kiểm soát sai lệch thông tin ................................................................. 25
2.7. Xử lý số liệu ......................................................................................... 26
2.8 Vấn đề y đức nghiên cứu ...................................................................... 26
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 27
3.1. Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu .......................................................... 27
3.2. Tình hình dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi ............................................. 32
3.3. Các yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng của trẻ ................................. 33
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................. 38
4.1. Tình hình dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi ......................................... 38
4.2. Các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ............................... 42
KẾT LUẬN .................................................................................................... 48
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 49


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi là một vấn đề đáng quan tâm bởi hậu
quả của nó ảnh hƣởng đến sức khỏe thể chất tâm thần và vận động của trẻ em
ở hiện tại và trong tƣơng lai. Tỉ lệ suy dinh dƣỡng của trẻ em Việt Nam năm

2005 là 25,2% [2]. Mặc dù tỉ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em giảm đáng kể trong
những năm qua, giảm từ 31,9% năm 2001, 30,1% năm 2002, 25,2% năm
2005, xuống còn 21,2% năm 2007, năm 2009 tỷ lệ suy dinh dƣỡng chung của
trẻ em dƣới 5 tuổi ở việt nam (theo thống kê viện dinh dƣỡng quốc gia) là
18,9% nhƣng vẫn ở mức khá cao so với các nƣớc trong khu vực (Trung Quốc:
8%, Malayxia: 11%, Mông Cổ: 13%) [2]. Có nhiều yếu tố liên quan đến tình
trạng dinh dƣỡng trẻ em gồm các yếu tố trực tiếp và gián tiếp. Tình trạng
thiếu ăn và bệnh tật của đứa trẻ là những nguyên nhân trực tiếp của suy dinh
dƣỡng trẻ em. Các yếu tố gián tiếp có liên quan đến tình trạng SDD của trẻ
nhƣ: theo vùng, miền, dân tộc, điều kiện dân số, kinh tế và học vấn của ngƣời
mẹ liên quan đến sự chăm sóc khi trẻ bị bệnh, chăm sóc Y tế, tình trạng vệ
sinh môi trƣờng sống, tình trạng kinh tế gia đình và an toàn thực phẩm [5].
Tỉ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi của tỉnh Trà Vinh theo từng năm
từ năm 2006 đến năm 2010. Năm 2006 là 23,8%, năm 2007 là 22,9%, năm
2008 là 21,9%, năm 2009 là 21,8% [7], năm 2010 là 28,68% [6]. Cầu Kè là
một huyện vùng sâu của tỉnh Trà Vinh với dân số của huyện là:112250 ngƣời,
có ba dân tộc anh em sinh sống trong đó dân tộc kinh chiếm đa số, hoa chiếm
0,45 %, dân tộc khmer chiếm 31%.Nhiều năm qua huyện đã có nhiều cố gắng
trong việc thực hiện mục tiêu chƣơng trình phòng chống suy dinh dƣỡng từ
năm 1999 và kết quả đạt đƣợc trong những năm qua rất khích lệ. Từ một
huyện có tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em còn cao 17,7% (2006) giảm xuống còn
13% (2010) [10]. Bình quân mỗi năm tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em giảm


2

1,17%. So với các huyện trong tỉnh thì tỷ lệ SDD trẻ em của huyện giảm
chậm. Nhƣ vậy tại sao vấn đề suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi giảm chậm?
Tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em ngƣời dân tộc khmer tại các ấp, hiện nay nhƣ thế
nào? Ngƣời dân hiểu gì về SDD và có những biện pháp gì để dự phòng nó?

Thật sự là một vấn đề cần đƣợc giải quyết trong giai đoạn hiện nay, với một
số lƣợng nghiên cứu rất hiếm hoi ở Việt Nam và ít có những công trình
nghiên cứu dịch tể học quy mô rộng lớn trên cả nƣớc. Trƣớc đây các nhà khoa
học chỉ nghiên cứu vấn đề SDD tại các tỉnh, thành phố. Nhƣ vậy vấn đề này ở
nông thôn ra sao? Có khác với thành thị hay không? Để hiểu rõ nguyên nhân
làm cho tỷ lệ SDD trẻ em giảm chậm và tìm giải pháp hữu hiệu để cải thiện
tình hình trên “Nghiên cứu tình hình suy dinh dƣỡng của trẻ em dƣới 5
tuổi dân tộc khmer tại xã Châu Điền huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh năm
2011” nhằm góp phần làm cơ sở để triển khai các hoạt động cần thiết cho
những năm tiếp theo.
Với mục tiêu nghiên cứu
1. Xác định tỉ lệ suy dinh dƣỡng của trẻ em dƣới 5 tuổi dân tộc khmer tại
địa bàn nghiên cứu.
2. Tìm hiều các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dƣỡng của đối tƣợng
nghiên cứu.


3

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. LỊCH SỬ SUY DINH DƢỠNG
Thiếu protein - năng lƣợng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng
cao sức khoẻ của trẻ em các nƣớc đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đó
là tình trạng bệnh lý xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein – năng lƣợng, thƣờng
kèm theo tác động của nhiễm trùng [2],[12].
Trong lịch sử y học đã có rất nhiều tên đặt ra để chỉ tình trạng suy dinh
dƣỡng protein – năng lƣợng ở trẻ em. Năm 1908, Cotrea gọi suy dinh dƣỡng
(SDD) là bệnh “rắn nhỏ” vì trẻ em mắc bệnh có cơ thể nhỏ bé, da có lằn màu

sẫm lẫn màu nhạt nhƣ da rắn. Năm 1926, Normet đã mô tả rất sớm căn bệnh
này với cái tên bouffissure ở Annam (mắt trẻ bị phù trông bạnh ra), trƣớc
những công trình nghiên cứu của ngƣời Anh ở biển Vàng (Ghana 1930 –
1933). Năm 1927, Procter gọi là “đứa trẻ đỏ - Enfant rouge” [15]; các tác giả
Autret và Behar gọi SDD là “Hội chứng đa khiếm khuyết ở trẻ em” vì thấy
rằng đứa trẻ thiếu nhiều chất dinh dƣỡng [45]. Năm 1931, Williams Cicely đã
dùng thuật ngữ “Kwashiorkor” (từ của một bộ lạc ở Ghana, có nghĩa là bệnh
của đứa trẻ bị bỏ rơi) để mô tả hội chứng mà trƣớc đó thƣờng lầm với bệnh
Pellagra. Tiếp đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tổ chức nhiều đoàn khảo
sát ở Châu Phi và bệnh thiếu protein – năng lƣợng nhanh chóng đƣợc coi là
bệnh dinh dƣỡng quan trọng nhất trên thế giới. Năm 1959, Jelliffe D.B dùng
thuật ngữ “Thiếu dinh dƣỡng protein – năng lƣợng” vì thấy mối liên quan
chặc chẽ giữa thể phù và thể gầy đét. Chế độ ăn của trẻ thiếu dinh dƣỡng
thƣờng nghèo protein, ngƣợc lại trẻ thiếu dinh dƣỡng thể phù, do tình trạng
chán ăn làm năng lƣợng trong khẩu phần giảm [12].


4

1.2. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA VỀ DINH DƯỠNG VÀ SUY DINH DƯỠNG
- Dinh dƣỡng là tình trạng cơ thể đƣợc cung cấp đầy đủ và cân đối các
thành phần dinh dƣỡng để đảm bảo cho sự toàn vẹn và tăng trƣởng tự nhiên
của cơ thể, đảm bảo các chức năng sinh lý của cơ thể và sự tham gia tích cực
vào các hoạt động xã hội [15].
- SDD là tình trạng trẻ ngừng phát triển do thiếu dinh dƣỡng, gây giảm
năng lƣợng. Tất cả các chất đều thiếu nhƣng phổ biến nhất là chất đạm và
năng lƣợng [15].
- SDD là tình trạng bệnh lý do nhu cầu dinh dƣỡng bình thƣờng của cơ
thể không đáp ứng [31].
- SDD tiên phát (Primary PEM) là SDD do thiếu về chất lƣợng hay số

lƣợng thực phẩm cung ứng [31].
- SDD thứ phát (Secondary PEM): nếu thực phẩm cung ứng đủ về chất
lƣợng nhƣng do ngƣời bệnh không muốn ăn, do rối loạn hấp thu, do tăng
chuyển hóa bất thƣờng, do sai lạc về chuyển hoá hoặc là sự mất bình thƣờng
khiến cho nhu cầu bên trong cơ thể vẫn bị thiếu hụt [31].
Tuỳ theo mức độ và thời gian thiếu, bệnh sẽ tác hại lên chiều cao, cân
nặng, vận động, tâm thần và trí thông minh của trẻ.
1.3. NGUYÊN NHÂN SUY DINH DƢỠNG
Suy dinh dƣỡng có thể do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, có nguyên
nhân cơ bản, nguyên nhân tiềm tàng và nguyên nhân trực tiếp [2],[15],[31].
* Nguyên nhân cơ bản bao gồm:
+ Cấu trúc chính trị, kinh tế, xã hội: nghèo đói, thiếu kiến thức nuôi con
theo khoa học….
+ Giáo dục, truyền thông, thông tin.


5

* Nguyên nhân tiềm tàng bao gồm:
+ Thiếu thực phẩm (thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình).
+ Chăm sóc dinh dƣỡng: nuôi con bằng sữa mẹ, ăn bổ sung…
+ Dịch vụ y tế không tốt, môi trƣờng kém vệ sinh.
* Nguyên nhân trực tiếp bao gồm:
+ Do ăn không đủ: thiếu hoặc mất cân đối lƣợng thức ăn đƣa vào.
+ Do bệnh nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng…
+ Do dị tật bẩm sinh: sứt môi, hở hàm ếch…
Trƣớc đây ngƣời ta chỉ chú trọng đến hai yếu tố chính của SDD là thiếu
an ninh thực phẩm hộ gia đình và các bệnh nhiễm trùng. Những năm gần đây,
yếu tố “Chăm sóc” đã đƣợc nhấn mạnh và cụ thể hoá, bao gồm chăm sóc ăn
uống, chăm sóc vệ sinh, chăm sóc tâm lý, chăm sóc sức khoẻ tại nhà, chăm

sóc phụ nữ có thai và cho con bú.
1.4. HẬU QỦA CỦA SUY DINH DƢỠNG
- Các thể SDD lâm sàng nặng nhƣ Marasmus, Kwashiorkor đƣa đến tình
trạng tử vong cao .
- Trẻ bị SDD thƣờng dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng nhƣ: viêm phổi,
tiêu chảy làm cho tình trạng SDD càng trầm trọng hơn và khả năng tử vong
rất cao.
- Ảnh hƣởng xấu đến khả năng phát triển thể lực, trí lực và tâm thần.
Suy dinh dƣỡng trẻ em (SDDTE) thƣờng để lại hậu quả nặng nề. Gần
đây, nhiều bằng chứng cho thấy SDD ở giai đoạn sớm, nhất là thời kỳ bào
thai có mối liên hệ với mọi thời kỳ của đời ngƣời. Hậu quả của thiếu dinh
dƣỡng có thể kéo dài qua nhiều thế hệ. Phụ nữ đã từng bị SDD trong thời kỳ
còn là trẻ em nhỏ hoặc trong độ tuổi vị thành niên đến khi lớn lên trở thành bà
mẹ bị SDD. Bà mẹ bị SDD thƣờng dễ đẻ con nhỏ, yếu, cân nặng sơ sinh thấp.
Hầu hết những đứa trẻ có cân nặng so sinh thấp bị SDD ngay trong năm đầu


6

sau sinh và khó có khả năng phát triển bình thƣờng. Chính vì thế, phòng
chống suy dinh dƣỡng (PCSDD) bào thai hoặc trong năm đầu tiên sau khi ra
đời có một ý nghĩa quan trọng trong dinh dƣỡng theo chu kỳ của vòng đời.
1.5. PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƢỠNG
SDD protein năng lƣợng là vấn đề dinh dƣỡng cộng đồng quan trọng
nhất trên thế giới hiện nay. Nghèo đói, thiếu kiến thức là nguyên nhân gốc rễ
của SDD. Trẻ em là đối tƣợng chính của SDD, nếu không can thiệp kịp thời
thì quãng thời gian phát triển nhanh nhất và quan trọng nhất sẽ trôi qua và các
hậu quả do SDD để lại không có cơ hội phục hồi đƣợc [15],[22],[26].
Do nguyên nhân phức tạp nên Chiến lƣợc PCSDD phải là một chiến
lƣợc lồng ghép trong đó vai trò của ngƣời phụ nữ, hộ gia đình rất quan trọng.

WHO đã đề ra Chiến lƣợc chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ) mà phần
lớn các yếu tố thiết yếu đều liên quan đến dinh dƣỡng. Tổ chức UNICEF đã
đề ra Chiến lƣợc GOBIFF [12]:


Growth monitoring

:

Theo dõi tăng trƣởng



Oral rehydration

:

Bù nƣớc và điện giải



Breast feeding

:

Nuôi con bằng sữa mẹ



Immunization


:

Tiêm chủng mở rộng



Family planning

:

Kế hoạch hoá gia đình



Food supply

:

Cung cấp thực phẩm

Nhiều nƣớc đã xây dựng Chƣơng trình nhƣ: “Dịch vụ lồng ghép và phát
triển trẻ em” (Intergrated Child Development Service – ICDS) ở Ấn Độ,
Chƣơng trình “Hộ gia đình” tại Indonesia…[2].
Theo dõi biểu đồ tăng trƣởng thƣờng đƣợc coi là một trong các hoạt
động then chốt của Chƣơng trình PCSDD. Tuy nhiên, kinh nghiệm thành
công của việc theo dõi biểu đồ tăng trƣởng không nhiều, hoạt động này chỉ có
giá trị khi ngƣời mẹ hoặc ngƣời trực tiếp chăm sóc trẻ hiểu đƣợc giá trị thật sự



7

của biểu đồ tăng trƣởng là để theo dõi sức khoẻ cho trẻ và họ luôn tìm cách để
thực hiện. Vì vậy có thể sử dụng sự hiểu biết sự hƣởng ứng biểu dồ tăng
trƣởng nhƣ là một test để đánh giá công tác truyền thông giáo dục ở cộng
đồng [3].
Thời gian có nguy cơ cao của SDD thƣờng từ 4 – 6 tháng đến 2 tuổi, do
đó cần tập trung chăm sóc trẻ vào lứa tuổi này. Một nhóm các hoạt động sau
đây đƣợc coi là tối thiểu trong can thiệp dinh dƣỡng [2],[4],[5],[6]:


Bú hoàn toàn sữa mẹ trong vòng 4 tháng đầu.



Ăn bổ sung hợp lý từ tháng thứ 5 cùng với tiếp tục bú mẹ đến 24 tháng.



Có đủ vitamin A cho bà mẹ và trẻ em.



Chăm sóc dinh dƣỡng hợp lý trong và sau khi mắc bệnh.



Các bà mẹ có thai dùng viên sắt / acid folic.




Các gia đình dùng muối tăng cƣờng iod.

Thiếu an ninh thực phẩm ở hộ gia đình, thiếu chăm sóc và dịch vụ y tế
kém đƣợc coi là các nguyên nhân tiềm tàng của SDD trong một thời gian dài.
Trƣớc đây ngƣời ta chỉ nhấn mạnh nhiều đến thiếu thực phẩm và sự có mặt
của các bệnh nhiễm trùng, yếu tố chăm sóc có nói đến nhƣng không cụ thể.
Trong những năm gần đây, nội dung chăm sóc đã đƣợc nhấn mạnh và cụ thể
hóa. Chăm sóc là các hành vi của gia đình đối với đứa trẻ bao gồm [2]:
- Chăm sóc ăn uống (nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý).
- Chăm sóc vệ sinh liên quan đến thức ăn, vệ sinh cá nhân cho trẻ và vệ
sinh nhà cửa.
- Chăm sóc tâm lý bao gồm: tình thƣơng, trách nhiệm đối với trẻ giúp trẻ
phát triển và hiểu biết.
- Chăm sóc sức khoẻ tại nhà (xử trí tiêu chảy, phục hồi dinh dƣỡng).
- Chăm sóc mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú.


8

Nuôi con bằng sữa mẹ là một biểu tƣợng của chăm sóc: đứa trẻ đƣợc
chăm sóc về ăn uống lẫn tâm lý, tình cảm. Nhiều sai lầm dẫn đến SDD trẻ
em không phải là do thiếu thực phẩm hộ gia đình mà là do thiếu sót ở một
khâu nào đó.
Tóm lại, thực phẩm, sức khoẻ và chăm sóc là ba yếu tố không thể thiếu
đƣợc trong chiến lƣợc PCSDD trẻ em [2],[23],[25],[28].
1.6. PHÂN LOẠI SDD - PROTEIN NĂNG LƢỢNG Ở TRẺ EM
1.6.1. Phân loại theo lâm sàng
Đây là cách phân loại khá kinh điển, bao gồm các thể SDD nặng:
1.6.1.1. Suy dinh dƣỡng thể theo đét (Marasmus)

Hay gặp trên lâm sàng. Đó là thể thiếu dinh dƣỡng rất nặng do chế độ ăn
thiếu cả protein lẫn năng lƣợng. SDD thể teo đét có thể xảy ra ngay trong năm
đầu tiên, khác với thể phù chủ yếu xảy ra ở nhóm trẻ từ 1 – 3 tuổi.
Cai sữa quá sớm hoặc thức ăn bổ sung không hợp lý là nguyên nhân phổ
biến dẫn đến thể này. Khi đó, trẻ rơi vào tình trạng kém ăn, các bệnh nhiễm
khuẩn thƣờng gắn liền với lòng lẩ quẩn đó là tiêu chảy và viêm đƣờng hô hấp.
1.6.1.2. Suy dinh dƣỡng thể phù (Kwashiorkor)
Ít gặp hơn so với thể teo đét, bệnh thƣờng xảy ra ở trẻ trên 1 tuổi, gặp
nhiều nhất ở giai đoạn trẻ từ 1 – 3 tuổi. Bệnh rất hiếm gặp ở ngƣời lớn, nhƣng
vẫn có thể gặp khi nạn đói nặng nề, nhất là đối với phụ nữ. Thƣờng do chế độ
ăn quá nghèo nàn về protein và glucid tạm đủ hoặc thiếu nhẹ, nhất là chế độ
ăn dặm chủ yếu dựa vào khoai sắn. SDD thể Kwashiorkor thƣờng kèm theo
tình trạng nhiễm khuẩn từ vừa đến nặng. Tình trạng thiếu các vi chất dinh
dƣỡng nhƣ vitamin A, thiếu máu do thiếu sắt nặng thƣờng biểu hiện khá rõ ở
những đứa trẻ bị SDD thể này.


9

Ngoài ra, theo phân loại lâm sàng còn có thể trung gian (Marasmus –
Kwashiorkor), thể này thƣờng gặp nhiều hơn so với hai thể trên với mức độ
bệnh nhẹ hơn.
Đối với thể Marusmus và thể Kwashiorkor thƣờng dùng thang Welcome
để phân biệt:
Bảng 1.1. Thang phân loại Welcome (1969) [12] [25].
Tỷ lệ %
cân nặng theo tuổi

Phù



Không

60 – 80

Kwashiorkor

Thiếu dinh dƣỡng

< 60

Marusmus-

Marusmus

Kwashiorkor
1.6.2. Phân loại trên cộng đồng
Trên cộng đồng, SDD thể nhẹ và vừa thƣờng gặp và có ý nghĩa sức khoẻ
quan trọng nhất vì ngay cả SDD nhẹ cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tật
và tử vong ở trẻ em. Ngƣời ta nhận thấy hậu quả do SDD lúc nhỏ còn có ảnh
hƣởng lâu dài đến khả năng lao động thể lực, trí lực cũng nhƣ một số bệnh
mãn tính ở ngƣời trƣởng thành.
Để xác định tình trạng SDD, chủ yếu dựa vào các chỉ số nhân trắc: cân
nặng theo tuổi (CN/T), chiều cao theo tuổi (CC/T) và cân nặng theo chiều cao
(CN/CC).
1.6.2.1. Một số cách phân loại trƣớc đây
* Phân loại theo Gomez:
Năm 1956, Gomez một thầy thuốc ngƣời Mexico đã dựa vào cân nặng
theo tuổi để xếp loại mức độ SDD của trẻ em. Đó là tiêu chí đƣợc dùng sớm
nhất và phổ biến nhất:



10

+ > 90% so với quần thể đối chứng Harvard : Bình thƣờng.
+ Từ 75 – 90 %

-nt-

: SDD độ I

+ Từ 60 – 75 %

-nt-

: SDD độ II

+ < 60%

: SDD độ III

-nt-

Cách phân loại này cho phép nhận định tình trạng SDD nói chung,
nhƣng không phân biệt tình trạng thiếu dinh dƣỡng mới gần đây hay kéo dài
đã lâu.
* Phân loại theo Waterlow:
Để khắc phục nhƣợc điểm đó, năm 1976 Waterlow đề nghị cách phân
loại:
+ Thiếu dinh dƣỡng thể gầy còm (tức là hiện đang thiếu dinh dƣỡng):

biểu hiện bằng CN/CC thấp so với chuẩn.
+ Thiếu dinh dƣỡng thể thấp còi (tức là thiếu dinh dƣỡng thể trƣờng
diễn): dựa vào CC/T thấp so với chuẩn.
Bảng 1.2. Cách phân loại theo Waterlow [12] [25].
Cân nặng theo chiều cao (80% hay – 2SD)
Trên

Dưới
Gầy mòn

Chiều cao theo tuổi

Trên

Bình thƣờng

(90% hay – SD)

Dưới

Còi cọc

- Gầy mòn (Wasting)

Gầy mòn + Còi cọc

: Biểu hiện tình trạng SDD cấp tính.

- Còi cọc (Stunting) : Biểu hiện tình trạng SDD trong quá khứ.
- Gầy mòn + Còi cọc


: Biểu hiện tình trạng SDD mạn tính.

1.6.2.2. Phân loại theo WHO
Hầu hết các số đo nhân trắc cơ thể ngƣời của các nhóm dân tộc khác nhau
đều tuân theo quy luật phân phối bình thƣờng. Giới hạn thƣờng đƣợc sử dụng
nhất là khoảng giới hạn từ +2 đến -2 độ lệch chuẩn (Standard Deviation: SD).


11

Năm 1981, WHO chính thức khuyến nghị sử dụng khoảng giới hạn từ
-2 SD đến +2 SD để phân loại tình trạng dinh dƣỡng trẻ em. Quần thể tham
khảo đƣợc sử dụng là NCHS của Trung tâm Thống kê Y tế quốc gia Hoa Kỳ
(National Center for Health Statistics). Cho đến nay, đây là thang phân loại
đƣợc chấp nhận rộng rãi trên thế giới [2],[23],[26].
1.7. NHẬN ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG
Muốn nhận định về kết quả nhân trắc, cần phải chọn một quần thể tham
khảo (reference population) để so sánh. Theo WHO, 1995, không nên coi
quần thể tham khảo là chuẩn (standard) nghĩa là mục tiêu mong muốn, mà chỉ
là cơ sở để đƣa ra các nhận định thuận tiện cho các so sánh trong nƣớc và
quốc tế. Do ở trẻ em dƣới 5 tuổi nếu đƣợc nuôi dƣỡng hợp lý và điều kiện
sống hợp vệ sinh thì khả năng lớn không khác nhau theo chủng tộc, WHO đã
đề nghị lấy số liệu của NCHS (Hoa Kỳ) làm quần thể tham khảo (WHO,
1986) và đề nghị này hiện nay đã đƣợc ứng dụng rộng rãi, mặc dù cũng còn
một số nƣớc áp dụng các quần thể tham khảo khác [2],[25],[51].
Theo đề nghị này thì giá trị âm 2 độ lệch chuẩn (-2SD) của NCHS là
ranh giới giữa (“ngƣỡng”/cut-off point) để phân định giữa bình thƣờng và
SDD. Để tiện so sánh ngƣời ta thƣờng tính ra Z-score theo công thức sau đây:
Z-score = ( X – M ) / SD

Trong đó:

X = Kích thƣớc thực tế đo đƣợc
M = Số trung bình của quần thể tham khảo
SD = Độ lệch chuẩn của quần thể tham khảo

Khi tính Z-score thì cần lƣu ý là độ lệch chuẩn của quần thể tham khảo
thì khác nhau khi kích thƣớc đo đƣợc nhỏ hơn giá trị trung bình của quần thể
tham khảo (vùng SDD) với khi kích thƣớc đo đƣợc lớn hơn số trung bình của
quần thể tham khảo (vùng dinh dƣỡng tốt) [2].


12

Cách biểu hiện theo tỷ lệ % dƣới giới hạn ngƣỡng cho một kết luận tổng
quát nhƣng để so sánh hiệu quả các can thiệp dinh dƣỡng thì cách so sánh số
trung bình ± SD hoặc số trung bình của Z-score tỏ ra thích hợp hơn
(WHO,1995).
Để đơn giản, ta có thể so sánh cân nặng hoặc chiều cao thực tế của trẻ
điều tra với số đo theo cùng giới và cùng tuổi với trẻ của quần thể NCHS để
biết trẻ bình thƣờng hay SDD và suy dinh dƣỡng ở mức độ nào.
Các chỉ số đƣợc sử dụng có tính chất quốc tế để đánh giá điều kiện dinh
dƣỡng của trẻ em là: CN/T, CC/T và CN/CC [2],[25].
*Cân nặng / tuổi:
Cân nặng theo tuổi của mỗi đứa trẻ đƣợc so sánh với cân nặng của trẻ
cùng tuổi, cùng giới của quần thể tham khảo NCHS. WHO kiến nghị lấy điểm
ngƣỡng ở dƣới 2 độ lệch chuẩn (<-2SD ) để coi là SDD (Underweight).
Thang phân loại đƣợc thể hiện nhƣ sau [2]:
- Từ <- 2SD đến – 3SD : SDD độ I ( SDD vừa ).
- Từ <- 3SD đến – 4SD : SDD độ II ( SDD nặng ).

- Từ < -4SD

: SDD độ III ( SDD rất nặng ).

Phân loại tình trạng dinh dƣỡng bằng chỉ tiêu cân nặng theo tuổi có
nhƣợc điểm là không phân biệt đƣợc suy dinh dƣỡng mới hay xảy ra kéo dài
đã lâu.
* Chiều cao / tuổi:
Chiều cao đƣợc so sánh với trẻ cùng tuổi, cùng giới của quần thể tham
khảo NCHS. Thang phân loại dựa theo độ lệch chuẩn nhƣ sau:
- Từ < - 2SD trở lên : Bình thƣờng.
- Từ < -2SD đến – 3SD
- Từ < - 3SD

: SDD độ I.

: SDD độ II.

Chỉ tiêu chiều cao theo tuổi thấp (<-2SD) phản ánh tình trạng SDD kéo
dài hoặc SDD trong quá khứ làm cho đứa trẻ bị còi cọc (stunting).


13

* Cân nặng / chiều cao:
Cân nặng theo chiều cao thấp so với điểm ngƣỡng là < - 2SD theo quần
thể tham khảo NCHS phản ánh SDD ở thời điểm hiện tại, mới xảy ra, làm cho
đứa trẻ bị ngừng lên cân, tụt cân trở nên gầy còm (wasting). Dƣới điểm
ngƣỡng, tức là <-2SD đƣợc coi là SDD (WHO,1995).
Khi cả hai chỉ tiêu chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao đều

thấp hơn điểm ngƣỡng đề nghị, đứa trẻ bị SDD thể phối hợp (mãn tính + cấp
tính), vừa gầy còm, vừa còi cọc (wasting + stunting).
Gần đây tình trạng thừa cân ở trẻ em đang là vấn đề quan tâm của nhiều
nƣớc. Trong các điều tra sàng lọc, giới hạn “ngƣỡng” để coi là thừa cân khi số
cân nặng
1.8. Tình hình suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi trên thế giới
Theo dõi toàn cầu về tình trạng SDDTE dƣới 5 tuổi ngƣời ta nhận thấy
xu thế chung là tỷ lệ SDD đang giảm (trừ vùng cận sa mạc Châu Phi) nhƣng
mức giảm của những năm 1990 – 1995 kém hơn thời kỳ 1985 – 1990. Lý do
của tình trạng nầy chƣa hoàn toàn sáng tỏ, có thể do chậm tăng trƣởng kinh tế,
thiên tai ở nhiều nƣớc, mặt khác các tác dụng hỗ trợ của các chƣơng trình sức
khoẻ khác đối với tình trạng dinh dƣỡng nhƣ tiêm chủng có lẽ đạt mức cao
nhất rồi cho nên hơn bao giờ hết, các can thiệp khác cần đƣợc tiếp tục [2].
Trong Báo cáo tình hình trẻ em Thế giới năm 2006, UNICEF bày tỏ sự
quan ngại sâu sắc rằng những gì chúng ta đã làm cho trẻ em là chƣa đủ vì
hàng trăm triệu trẻ em còn đang phải chịu sự bóc lột cùng cực, bị kỳ thị và bị
lãng quên. Các em này thƣờng bị lãng quên trong các chiến lƣợc phát triển và
thƣờng không đƣợc đề cập đến trong các chƣơng trình nghị sự, luật pháp, các
số liệu thống kê và trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng [9].
“Nếu thế giới tiếp tục nhƣ hiện nay, nếu chúng ta không làm nhiều hơn
những gì chúng ta đang làm, thì chúng ta sẽ không đạt đƣợc Mục tiêu Thiên


14

niên kỷ cho tất cả mọi ngƣời trong đó có trẻ em. Dựa trên tiến độ hiện tại, có
thể thấy rằng chúng ta sẽ không đạt đƣợc các mục tiêu này cho hàng triệu trẻ
em ở các nƣớc đang phát triển” [9].
Theo ƣớc tính của UNICEF, đến năm 2015 vẫn còn:
• 170 triệu trẻ em không đƣợc sống trong môi trƣờng vệ sinh thích hợp;

• 80 triệu trẻ em ở độ tuổi tiểu học không đƣợc đến trƣờng;
• 70 triệu trẻ em thiếu nguồn nƣớc sạch và
• 50 triệu trẻ em dƣới 5 tuổi không đƣợc hƣởng chế độ dinh dƣỡng phù
hợp nhƣ đã cam kết trong Mục tiêu Thiên niên kỷ.
1.9. Tình hình SDD trẻ em dƣới 5 tuổi ở Việt Nam
Trong nhiều năm qua, đặc biệt từ khi có Kế hoạch hành động quốc gia về
dinh dƣỡng (1995) và Mục tiêu Phòng chống SDDTE, tỷ lệ SDD của trẻ em
Việt Nam đã giảm nhanh hơn trƣớc đây một cách liên tục và bền vững [27].
* Kết quả điều tra trên 94.469 trẻ em dƣới 5 tuổi vào năm 2000 tỷ lệ suy
dinh dƣỡng thể nhẹ cân là 33,8%, trong đó SDD nhẹ (độ I) là 27,8%, SDD
vừa (độ II) là 5,4% và còn 0,6% trẻ em SDD nặng (độ III). So với năm 1999
tỷ lệ này là 36,7%, nhƣ vậy năm 2000 tỷ lệ suy dinh dƣỡng đã giảm rất nhanh
(2,9%) [17]. Ƣớc tính toàn quốc năm 2000 có khoảng 7,4 triệu trẻ em dƣới 5
tuổi thì có đến gần 2,5 triệu trẻ SDD. Tỷ lệ nầy khá cao so với các nƣớc trên
thế giới và trong khu vực [6],[44].
* Theo thống kê của Viện dinh dƣỡng Quốc gia năm 2007 [8]:
Tỷ lệ SDD chung của trẻ em dƣới 5 tuổi ở Việt Nam là 21,2%, trong đó,
SDD độ I là 18,3%, độ II là 2,8% và độ III là 0,1%. So với năm 2006, tỷ lệ
này giảm đi 2,5% (năm 2006, tỷ lệ này là 23,4%).
Tỷ lệ SDD chiều cao theo tuổi hiện tại là 33,9%, so với tiêu chuẩn quy
định của WHO thì vẫn ở mức cao. Tốc độ giảm SDD chiều cao theo tuổi đã
chậm lại so với những năm trƣớc đây ở tất cả các địa phƣơng.


15

Tỷ lệ SDD cân nặng theo chiều cao năm 2007 là 7,1%.
* Kết quả điều tra của Viện Dinh dƣỡng – UNICEF về tình hình dinh
dƣỡng Việt Nam năm 2009-2010 [7]:
Tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em nƣớc ta là 17,5% (chỉ tiêu cân nặng/tuổi),

trong đó suy dinh dƣỡng vừa (độ I) là 15,4%, suy dinh dƣỡng nặng (độ II)
là 1,8% và suy dinh dƣỡng rất nặng (độ III) là 0,3%. Có 20/63 tỉnh, thành
có mức suy dinh dƣỡng trẻ em trên 20% (xếp ở mức cao theo phân loại của
WHO) [7].
Tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng theo chỉ tiêu chiều cao/tuổi (SDD thể thấp còi)
năm 2010 toàn quốc là 29,3%, trong đó xét theo phân loại của WHO có đến 31
tỉnh tỷ lệ trên 30% (mức cao), 2 tỉnh trên 40% (mức rất cao). Mức giảm trung
bình suy dinh dƣỡng thấp còi trong 15 năm qua (1995-2010) là 1,3%.
Tỷ lệ suy dinh dƣỡng thể gầy còm (cân/cao) là 7,1%.
Bảng 1.3 Tình hình SDD trẻ em dƣới 5 tuổi năm 2010 [7].
Toàn quốc và Khu vực

N

SDD

SDD

SDD

cân/tuổi cao/tuổi cân/cao

Toàn quốc

94,256

17.5

29.3


7.1

Đồng bằng Sông Hồng

16682

14.6

25.5

6.1

Trung du, miền núi phía Bắc

21081

22.1

33.7

7.4

Bắc Trung Bộ và DH Miền Trung

20,920

19.8

31.4


7.6

Tây nguyên

7207

24.7

35.2

8.1

Đông Nam Bộ

8929

10.7

19.2

8.1

19.437

16.8

28.2

11.1


Đồng bằng sông Cửu long
Phân tích tỷ lệ SDTE năm 2010:

+ Tỷ lệ SDDTE (CN/T) là 17,5%. Trong đó, cao nhất ở vùng Tây Nguyên
24,7%, tiếp theo là Trung du và miền núi Bắc 22,1%, khu vực Bắc Trung bộ và
duyên hải miền trung 19,8%, vùng đồng bằng sông Cửu Long 16,8%, vùng đồng
bằng sông Hồng 14,6% và thấp nhất vùng Đông Nam bộ 10,7%.


16

+ Tỷ lệ SDDTE (CC/T) là 29,3%. Trong đó, cao nhất vẫn là vùng Tây
Nguyên 35,2%, tiếp theo là vùng Tây Bắc 33,7%, vùng Bắc Trung bộ và
Duyên Hải Miền Trung 31,4%, vùng đồng bằng sông Cửu Long 28,2%, vùng
Đồng bằng Sông Hồng 25,5%, thấp nhất là Đông Nam bộ 19,2% [7].
- Về diễn biến cho thấy tỷ lệ SDDTE (CN/T) ở nƣớc ta đang giảm
nhanh. Năm 2000 tỷ lệ SDDTE là 33,8%, năm 2007 còn 21,3% và đến năm
2010 còn 17,5%. Nhƣ vậy từ năm 2000 đến 2010 (10 năm) mức giảm trung
bình hàng năm là 1,6%/năm;
1.10. Suy Dinh dƣỡng tại tỉnh Trà Vinh
Chƣơng trình phòng chống suy dinh dƣỡng trẻ em của tỉnh từ ủy Ban
dân Số trẻ em chuyển sang Trung tâm Bảo Vệ sức khỏe Bà Mẹ trẻ em- kế
hoạch hóa gia đình ngày 12 tháng 6 năm 1998. Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi bị
SDD năm 1999 là 31,8% năm 2000: 29,8%, năm 200:30,5%, 2005 còn
25,4%, năm 2009: 20,8%. Nhƣ vậy mức giảm bình quân giai đoạn 19992000:0.9%, từ 2001-2005: 1,02%, giai đoạn từ 2006-2009: 1% [2]
Bảng 1.4.Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng tỉnh Trà Vinh
giai đoạn 2001-2009.
Năm

Tỉ lệ SDDTE< 5


Tỷ lệ giảm

Mức bình quân giảm %/ năm

tuổi (%)

(%)

giai đoạn 2001-2009

2001

30,5

2002

29,7

0,8

2003

28,5

1,2

2004

27,0


1,5

2005

25,4

1,6

2006

23,8

1,6

2007

22,9

0,9

2008

21,9

1,0

2009

20,8


1,1

Ghi chú: SDDTE: suy dinh dưỡng trẻ em

1.01


17

1.11. Tình hình suy dinh dƣỡng tại huyện Cầu Kè
Chƣơng trình phòng chống SDD của huyện Cầu Kè cũng thực hiện hàng
năm theo chỉ tiêu kế hoạch của Trung tâm bảo Vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em dân
số kế hoạch hóa gia đình tỉnh Trà Vinh giao cho cụ thể kết quả thực hiện từ
năm 2006- 2010 nhƣ sau:[10]
Bảng 1.5.Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng huyện Cầu Kè
giai đoạn 2001-2009.
Năm

Tỷ lệ Suy dinh dƣỡng

Tỷ lệ Giảm

Tỷ lệ Giảm chung giai

(%)

(%)

đoạn 2006-2010 (%)


2006

17,7

2007

16,5

1,2

2008

15,3

1,2

2009

14,2

1,1

2010

13

1,2

1,17


Từ kết quả trên cho ta thấy tỉ lệ SDD trẻ em từ năm 2006 sang năm 2007
giảm 1,2%, năm 2008 giảm 1,2%, năm 2009 giảm 1,1%, năm 2010 giảm
1,2%. Tính chung cho cả 5 năm từ 2006-2010 tỉ lệ này giảm khoảng
1,17%/năm [10]. Cho ta thấy tỉ lệ này giảm còn rất chậm so với tỉ lệ của tỉnh
Trà Vinh giai đoạn từ năm 2006-2009 bình quân là 1%/năm [10].
1.12. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Huyện Cầu Kè là Huyện vùng sâu của tỉnh Trà Vinh, cách thành phố Trà
Vinh 45 km về hƣớng tây, Huyện có diện tích 245 km2 và dân số là 112.250
ngƣời, dân tộc khmer chiếm 31% dân số, đa số ngƣời dân sống bằng nghề
nông (81%), còn lại buôn bán nhỏ lẻ nên đời sống còn khó khăn. Thu nhập
bình quân đầu ngƣời 601USD/ngƣời/năm, tỉ lệ hộ nghèo 24,33% [11].
Xã Châu Điền là xã thuộc huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh đông giáp xã
Tân An huyện Càng Long Trà Vinh; tây giáp xã Hòa Tân; nam giáp xã Phong


18

Phú; bắc giáp xã Hòa Ân huyện Cầu Kè. Diện tích tự nhiên 3.039 ha nông
nghiệp chiếm 2.774,20 ha chiếm 91,1% đất tự nhiên của xã, dân số trung bình
13.193 ngƣời trong đó dân tộc khmer chiếm 81,7% dân số, trẻ em dƣới 5 tuổi:
940 ngƣời trong đó trẻ em dƣới 5 tuổi ngƣời dân tộc khmer là 762 ngƣời, là
một xã nghèo thuộc chƣơng trình 135 của Chính Phủ [8] xã có 8 ấp đƣờng
giao thông không thuận lợi sông rạch chằn chịt, trạm y tế xã nằm ở trung tâm
cách đều các ấp. Trong năm gần đây chƣơng trình suy dinh dƣỡng đã đƣợc
triển khai đến tận xã thông qua việc trình diễn bửa cho bà mẹ, cấp phát bột
dinh dƣỡng cho trẻ nhƣng do trình độ kiến thức của bà mẹ ở vùng này còn rất
hạn chế, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn ít quan tâm đến sức khỏe của
trẻ từ đó tỷ lệ SDD của xã này theo báo cáo hàng năm còn khá cao. Do vậy
chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm xác định tỷ lệ SDD và các yếu tố liên

quan để có chiến lƣợc quản lý, giáo dục sức khỏe, dự phòng nhằm hạn chế
những biến chứng, giảm chi phí và hậu quả của SDD gây ra cho trẻ em.


19

CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1.Đối tƣợng nghiên cứu
Các bà mẹ và trẻ em dƣới 60 tháng tuổi ngƣời dân tộc khmer đang sinh sống
tại xã Châu Điền huyện Cầu Kè năm 2011.
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 8 đến hết tháng 12 năm 2011
- Địa điểm: 8 ấp xã Châu Điền thuộc huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả trên mẫu
2.2. Cỡ mẫu
p dụng công thức cỡ mẫu trong điều tra mô tả cắt ngang
n = z2( 1 – α/2 ) * p (1 – p)/C2
Trong đó:
n là cỡ mẫu (số trẻ dƣới 5 tuổi)
z ( 1 – α/2 ) = 1,96 (khoảng tin cậy 95%)
p = 0,28 (tỷ lệ SDD theo nghiên cứu năm 2010)
C =0,05 với độ chính xác mong muốn 95% (sai số 5%)
n = 307
Cỡ mẫu nghiên cứu là 308 cặp mẹ con
2.3. Cách ch n mẫu

2.3.1. Tiêu chí ch n mẫu
- Tiêu chuẩn chọn: Tất cả bà mẹ ngƣời dân tộc khmer có con dƣới 5 tuổi
trong số liệu điều tra, bà mẹ trực tiếp nuôi trẻ có khả năng nghe, hiểu và trả
lời phỏng vấn
- Tiêu chuẩn loại trừ:


×