đặt vấn đề
Suy dinh dưỡng (SDD) trong hai năm đầu tiên của cuộc đời để lại hậu
quả khó hồi phục về sau, đặc biệt làm tăng nguy cơ bị các bệnh rối loạn
chuyển hoá nh bÐo trệ và tiểu đường. Trẻ em dưới 5 tuổi dễ bị suy dinh
dưỡng nhất đó là thời kỳ có nhu cầu dinh dưỡng cao và là thời kỳ rất nhạy
cảm với các bệnh tật. Thiếu kiến thức thực hành nuôi con hợp lý là một trong
những nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ, các
yếu tố khác bao gồm là thiếu sự chăm sóc đúng mức đối với bà mẹ có thai, vệ
sinh môi trường kém, nhiễm trùng và ký sinh trùng như ỉa chảy, nhiễm giun
sán, viêm đường hô hấp cấp tính, người chăm sóc trẻ thiếu kiến thức về dinh
dưỡng và sức khoẻ. Trong đó, đặc biệt là chất lượng thức ăn bổ sung và thực
hành cho trẻ ăn bổ sung không đúng đã góp phần làm cho tình trạng suy dinh
dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi trở nên trầm trọng hơn [20],[32],[30],[111].
Trong lịch sử y học có rất nhiều bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao
mà nguyên nhân của nó là thiếu một thành phần dinh dưỡng nào đó (thiÕu
vitamin C, bệnh tê phù, thiếu vitamin A, suy dinh dưỡng…). Nhờ áp dụng
kiến thức dinh dưỡng vào chăm sóc sức khoẻ, nhiều loại bệnh bị đẩy lùi về
quá khứ. Tuy vậy, ở các nước nghèo vẫn còn nổi trội lên các vấn đề sức khoẻ
do thiếu dinh dưỡng, các bệnh dinh dưỡng quan trọng nhất hiện nay là thiếu
protein- năng lượng, thiếu vitamin A và bệnh khô mắt, thiếu máu dinh dưỡng,
thiếu iode và bệnh bướu cổ [46].
Trẻ em là đối tượng cần được quan tâm đặc biệt. Sự phát triển đầy đủ
về thể chất và tinh thần của trẻ em ngày hôm nay sẽ là sự hứa hẹn tốt đẹp cho
sự phát triển của xã hội sau này “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”. Thế
nhưng, “trẻ em không phải là người lớn thu nhá”, sự chăm sóc và nuôi dưỡng
trẻ hoàn toàn khác với người lớn, cơ thể trẻ còn non nớt, rất nhạy cảm với yếu
1
tố bên ngoài. Với sự phát triển chưa hoàn thiện về mặt sinh lý của cơ thể, khi
thiếu ăn, khi tình trạng đói kéo dài, cơ thể sẽ thiếu chất để chuyển hoá và tổng
hợp, sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ, sự phát triển của bộ não và tư duy.
Hậu quả nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến khả năng học tập, lao động sáng
tạo, gây tổn thất lớn về kinh tế [37].
Hiện nay, theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, các nước đang phát
triển có khoảng 500 triệu trẻ em bị thiếu dinh dưỡng và hàng năm có 12,9
triệu trẻ chết vì bệnh tật nh viêm phổi, ỉa chảy, ho gà. Trong đó SDD là
nguyên nhân trực tiếp cũng chiếm 50% [16]. Theo thống kê về tỷ lệ SDD qua
các cuộc điều tra quốc gia từ 1980-1992 của 79 nước đang phát triển cho thấy
tỷ lệ trẻ em SDD thiếu cân là 35,8%, tỷ lệ trẻ em còi cọc là 42,7%, tỷ lệ trẻ
em gầy còm là 9,2%. Trong đó Châu Á có tỷ lệ SDD cao nhất so với các châu
lục khác là 42% trẻ SDD; 47,1% trẻ em còi cọc và 10,8% trẻ gầy còm [123].
Hiện nay, trên thế giới tỷ lệ SDD giảm không đều nhau ở các nước Đông
Nam Á giảm nhanh nhất 2/3 trẻ SDD thuộc vùng Châu Á, 1/2 trẻ SDD sống ở
vùng Nam Á [57]. Theo báo cáo mới đây của UNICEF, mặc dù một số nước
đã đạt được những tiến bộ trong việc giảm tỷ lệ trẻ SDD nhưng tỷ lệ trẻ bị
thiếu cân trung bình ở các nước phát triển chỉ giảm 5% trong suốt 15 năm
qua. Hiện nay có 27% trẻ em ở các nước đang phát triển bị thiếu cân, tức vào
khoảng 146 triệu em [84].
Kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng Việt Nam năm 2001 trên toàn
quốc ở 93189 trẻ em dưới 5 tuổi cho thấy số trẻ SDD thể thiếu cân là 31,9%,
thể thấp còi là 34,8% và thể gầy còm là 9,0%. Trong những năm qua, cùng
với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, hoạt động phòng chống SDD của trẻ
em Việt Nam đã được triển khai rộng rãi trên phạm vi toàn quốc cùng với đó
đã có nhiều dự án khác cùng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào công tác
phòng chống SDD trẻ em như PAM- 2651; 3844 vào thập kỷ 80 và 90,
2
chương trình VAC, dự án 135, chương trình phòng chống thiếu iode và bệnh
bướu cổ, chương trình vitamin A, uống viên sắt, tiêm chủng mở rộng và bước
đầu thu được những kết quả đáng khích lệ. Tỷ lệ SDD trẻ em có xu hướng
giảm đi rõ rệt qua các năm 1985-2007 [52], [94].
Năm Thể nhẹ cân Thể thấp còi Thể gầy còm
Tỷ lệ(%) Tỷ lệ(%) Tỷ lệ(%)
1985 51,5% 59,7 7,0
1990 44,9 56,5 9,3
1995 40,7 46,9 11,6
2000 33,8 36,5 8,6
2005 25,2 29,6 6,9
2007 21,2 33,9 7,1
Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ SDD ở Việt Nam vẫn còn khá cao so với khu vực
(Trung Quốc: 8%, Malayxia: 11%, Mông Cổ: 13%) và có một sự cách biệt
lớn về số trẻ em bị SDD ở các vùng, miền: Tỷ lệ trẻ SDD ở Đắc Nông là
35%, nhiều hơn gấp 3 lần ở thành phố Hồ Chí Minh (10%) [84].
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến SDD của trẻ dưới 5 tuổi nhưng nguyên
nhân cơ bản vẫn là sự nghèo khổ và thiếu kiến thức [55]. Trẻ dưới 5 tuổi là
thời kỳ phát triển đặc biệt với các nhu cầu dinh dưỡng và đặc điểm cơ thể
khác hẳn với trẻ lớn. Đây là lứa tuổi phát triển nhanh đồng thời tình trạng
dinh dưỡng của trẻ phụ thuộc rất lớn vào sự nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ [8].
Tình trạng SDD ở lứa tuổi này để lại hậu quả quan trọng đến sự phát triển thể
chất và tinh thần của trẻ. Do đó, tỷ lệ SDD trẻ dưới 5 tuổi hiện nay được coi
là một trong những chỉ tiêu quan trọng bậc nhất phản ánh về mặt chất lượng
cuộc sống xã hội, nhằm đánh giá tiềm năng phát triển của các nước nghèo
cũng như các quốc gia đang phát triển [54].
Campuchia là một đất nước đã trải qua nhiều năm chiến tranh chống
giặc ngoại xâm, sự mất ổn định làm cho đất nước lâm vào khủng hoảng chính
trị suốt 2 thập kỷ (1970-1980 của thế kỷ 20) đã phá đổ cơ sở vật chất to lớn
3
trước đây của Campuchia, các ngành công - nông nghiệp, dịch vụ hầu hết
không hoạt động. Hội nghị Pari ngày 28/10/1991 đánh dấu bước chuyển biến
mới của đất nước Campuchia. Từ ngày 23/05/1993 đến ngày 28/05/1993,
Campuchia đã tổ chức tổng tuyển cử dưới sự tổ chức giám sát của liên hợp
Quốc ở Campuchia [56],[151]. Sau đó chính phủ Hoàng Gia đã được thành
lập, với mục tiêu phát triển đất nước là xây dựng nền kinh tế thị trường tự đo
và ổn định đất nước lâu dài. Chăm sóc sức khoẻ cho người dân, là mục tiêu
quan trọng của ngành Y tế, tuy nhiên đến nay Campuchia vẫn có tỷ lệ trẻ em
SDD cao nhất so với các nước trong khu vực các vấn đề còn tồn tại là SDD
protein-năng lượng, thiếu Vitamin A, thiếu máu do thiếu sắt và thiếu Iode…
Theo báo cáo của Bộ Y tế Campuchia 1998-2000 cho thấy: tỷ lệ SDD
cân nặng/tuổi là 52,4%(1996), 50,3%(2000), chiều cao/tuổi là 56,4% (1996),
49,8% (2000), và cân nặng/chiều cao 13% (1996) và 16% (2000). Như vậy tỷ
lệ SDD trẻ em ở Campuchia là cao nhất so với các nước trong khu vực như
Lào 40%, Philipine 33%, Miến Điện 19%, Trung Quốc 16%, Thái Lan 15%
và Việt Nam 26,6%(2004) [163],[87],[93],[176],[1178],[179].
Năm 1993, Bé Y tế Campuchia đã đề ra hai mục tiêu chính là xây dựng
lại cơ sở hạ tầng kể cả nguồn nhân lực và tài chính. Đến năm 1995-1996, Bé
Y tế đã đổi mới theo bước đi “KÕ hoạch quản lý Y tế Quốc gia” đảm bảo tất
cả người dân được chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt người dân ở vùng sâu vùng xa
[163],[56],[59]. Nhiều chương trình được Bộ Y tế quan tâm, trong đó có
chương trình tiêm chủng mở rộng phòng 6 loại bệnh cho trẻ dưới 1 tuổi,
chương trình phòng chống bệnh lao, sốt rét và AIDS cho cộng đồng [163]. ý
tưởng của chương trình cải thiện đầu tư dinh dưỡng ở Campuchia năm 1999-
2008 đến nay là kÕ hoạch đầu tư dinh dưỡng Campuchia năm 2003-2007 là
bước đi rất quan trọng và cố gắng của Chính phủ trong việc phòng chống
nghèo đói, vấn đề SDD trẻ em dưới 5 tuổi [154],[166]. Chính phủ đã hiểu rõ
4
vấn đề thiếu dinh dưỡng ở Campuchia hiện nay do 4 vấn đề cơ bản là SDD
protein-năng lượng, thiếu Vitamin A, thiếu máu do thiếu sắt và thiếu Iode,
ảnh hưởng trầm trọng đến sức khoẻ của người dân cũng như sự phát triển thể
lực, trí tuệ và làm giảm đi nguồn nhân lực của đất nước. Chính vấn đề trên kÕ
hoạch hành động Quốc gia dinh dưỡng Campuchia 2003-2007 đã được xây
dựng tạo điều kiện để các tổ chức Quốc tế dễ dàng tìm các giải pháp can thiệp
thích hợp đối với tình hình thiếu dinh dưỡng hiện nay [154,156,158]. Nghiên
cứu lại xã Kôk Rô Ka quận Dong Kor ngoại thành Phnom Penh 1999-2000
của Rin Keo đã được đưa ra dẫn liệu ban đầu về tình trạng dinh dưỡng và một
số vấn đề còn tồn tại: Tỷ lệ SDD trẻ em còn khá cao: 47,0% (cân nặng/tuổi),
thực hiện cho trẻ ăn bổ sung không đúng, ăn muộn trên 12 tháng là 93,5%, số
bữa ăn của trẻ rất Ýt có đến 63,4%, trẻ chỉ ăn 1-2 bữa/ngày số trẻ ăn 4
bữa/ngày chỉ chiếm 4,2%, kiến thức thực hành nuôi dưỡng trẻ của các bà mẹ
còn có nhiều hạn chế, trẻ bú lần đầu sau khi sinh rất muộn, trên 12 giờ chiếm
68,6% [56]. Do vậy việc tìm kiếm các giải pháp can thiệp nhằm cải thiện tình
trạng dinh dưỡng trẻ em ở Campuchia đang là một vấn đề rất được quan tâm.
Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía bắc giáp tỉnh
Cao Bằng, phía đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía nam giáp tỉnh Thái Nguyên và
phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang. Địa phương này có những đặc điểm về tự
nhiên, kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn và khá tương đồng với Campuchia.
Tỷ lệ SDD ở đây vẫn còn ở mức rất cao (thể thiếu cân là 35,6%, thể thấp còi
là 39,2%) [93].
Là mét trong 8 huyện của tỉnh Bắc Kạn, Ba Bể có diện tích 67.809 ha,
dân số 47.910 người với 5 dân tộc (Tày 58%; Dao 21%; Mông 13%; Nùng
7% và kinh 1%). Về tiềm năng, đây là huyện có khả năng phát triển du lịch,
dịch vụ; nhưng đến thời điểm này nguồn thu nhập chính của người dân vẫn là
nông nghiệp, đời sống của nhân dân nằm trong hoàn cảnh chung của toàn
5
tỉnh. Việc chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng- đặc biệt là với trẻ dưới 5 tuổi vẫn
còn nhiều vấn đề chưa đáp ứng được.
Để có cơ sở cho việc áp dụng những giải pháp can thiệp phù hợp nhằm
cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em tại địa phương này và đồng thời cũng
với mong muốn trong tương lai, có thể áp dụng các kết quả đạt được trong
nghiên cứu cho Campuchia; chóng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi và thử nghiệm một số
giải pháp can thiệp tại cộng đồng ở tỉnh Bắc Kạn" với 3 mục tiêu sau đây:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi ở huyện Ba
Bể tỉnh Bắc Kạn.
2. Xác định một số yếu tố nguy cơ liên quan đến suy dinh dưỡng của
trẻ em ở địa điểm nghiên cứu trên.
3. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp ở cộng đồng tới kiến
thức, thực hành nuôi dưỡng và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi.
6
Chương 1
Tổng quan
1.1. Suy dinh dưỡng.
Suy dinh dưỡng là sự thiếu hụt những chất dinh dưỡng cần thiết để duy
trì hoạt động chức năng sống khoẻ mạnh của cơ thể và là sự kết hợp điển hình
với nghèo đói, lạc hậu ở những quốc gia có nền kinh tế đang phát triển. Đó là
nguyên nhân phổ biến làm giảm trí thông minh một phần của thế giới do đói
kém mang lại [105]. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 5
tuổi. Thế kỷ XX đánh dấu những thành tựu rực rỡ với sự phát hiện hàng loạt
Vitamin có vai trò thiết yếu đối với cơ thể, các acide amin cần thiết, vai trò
của nhiều chất khoáng quan trọng. Sự phát hiện mối quan hệ giữa dinh dưỡng
và các bệnh nhiễm trùng, phát hiện các bệnh do thiếu protein, vitamin và
khoáng chất cùng với việc ứng dụng các chế độ ăn đặc hiệu trong tình trạng
bệnh lý đã khẳng định vai trò của dinh dưỡng trong y học. Mặc dù vẫn còn
nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu song những thành tựu đạt được đã tạo
điều kiện cho sù ra đời một lĩnh vực ứng dụng là dinh dưỡng dự phòng. Dinh
dưỡng dự phòng nhằm mục đích phòng bệnh, nâng cao sức khoẻ hơn là điều
trị khi có bệnh. Từ quan điểm trên, đã có rất nhiều đề tài về dinh dưỡng được
nghiên cứu, đặc biệt là dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi.
1.2. Nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng và hậu quả của SDD.
1.2.1. Nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng.
Trong tất cả các yếu tố chịu ảnh hưởng của SDD thì trẻ dưới 5 tuổi là
đối tượng mà sự tác động này gây ra các hậu quả nghiêm trọng nhất. Vì giai
đoạn này nhu cầu về các chất dinh dưỡng là rất lớn, bao gồm các yếu tố sinh
năng lượng (Glucid, Lipid, Protid) các Vitamin và khoáng chất, đồng thời sự
7
phát triển của trẻ cũng phụ thuộc rất lớn vào tình trạng nuôi dưỡng và chăm
sóc trẻ. Nếu có một sự thay đổi bất kỳ nào như thiếu dinh dưỡng hay dinh
dưỡng không hợp lý đều Ýt nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ em như
làm tăng khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng, giảm phát triển trí tuệ, ảnh
hưởng đến quá trình phát triển bình thường, toàn diện của trẻ sau này. NÕu
việc nuôi con bằng sữa mẹ hàng năm đã cứu khoảng 10 triệu trẻ thoát khỏi tử
vong do các bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và nhiễm trùng khác
[145] thì ăn sam là giai đoạn rủi ro mà trẻ cần được quan tâm nuôi dưỡng để
tránh khỏi bệnh tật và tử vong vì những sai sót mà thực hành nó đem lại. Vì
vậy bà mẹ biết, hiểu và thực hành nuôi con đúng đóng vai trò hết sức quan
trọng đối với việc phát triển của trẻ, càng quan trọng hơn đối với bà mẹ ở
nông thôn, dân tộc Ýt người, cuộc sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, trình
độ văn hoá còn thấp kém, còn nhiều phong tục và tập quán nuôi con chưa
khoa học, khái quát những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng dinh dưỡng
của trẻ dưới 5 tuổi tại Việt Nam, Từ Giấy và Hà Huy Khôi cùng cộng sự đã
chia đều cho 3 nhóm nguyên nhân chính tác động riêng rẽ hoặc phối hợp với
nhau đó là 1/3 do thiếu ăn, 1/3 do thiếu sự chăm sóc, 1/3 do bệnh tật. Theo
Waterlow có 5 cấp gây nên tình trạng SDD, với các cấp độ khác nhau và
không thể phân biệt rõ ràng ở cấp độ nào thì trở nên quan trọng hơn [78].
8
Sơ đồ 1. Các cấp độ gây nên suy dinh dưỡng (Waterlow-1993).
Cấp I: Là cấp liên quan tới sản xuất ra lương thực, thực phẩm (LTTP), nếu
có chiến tranh, thiên tai, hạn hán…thì sản xuất lương thực, thực phẩm sẽ giảm,
mặt khác thực phẩm đã sản xuất ra nhưng không có sự bình đẳng trong phân
phối các loại lương thực, thực phẩm đó thì cũng ảnh hưởng tới các cấp tiếp theo.
Cấp II: Là cấp chịu ảnh hưởng của cấp I, đó là sự giảm lương thực, thực
phẩm chung cho xã hội và thiếu kiến thức.
Cấp III: Là cấp chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cấp II mà cụ thể là thiếu
lương thực, thực phẩm ở hé gia đình, thiếu thực phẩm cá thể, nhiễm trùng và
thiếu sự chăm sóc nói chung. Cấp IV và cấp V: Chịu ảnh hưởng của cấp III và
từ đó ảnh hưởng tới TTDD của cá thể hay cộng đồng.
Theo UNICEF (1997) nguyên nhân suy dinh dưỡng có thể chia thành 3
mức độ gồm có nguyên nhân: Trực tiếp, tiềm tàng và cơ bản [142].
9
Kh«ng b×nh ®¼ng Thiªn tai, h¹n h¸n
ChiÕn tranh
NghÌo ®ãi, thiÕu kiÕn thøc
ThiÕu thùc phÈm NhiÔm trïng KÐm ch¨m sãc
KÐm ¨n - biÕng ¨n
Suy dinh d ìng
CÊp I
CÊp II
CÊp III
CÊp IV
CÊp V
S 2. Nguyờn nhõn SDD v t vong ca tr di 5 tui (UNICEF, 1997).
1.2.2. Nguyờn nhõn trc tip.
Thiu n - úi nghốo l mt trong nhng nguyờn nhõn trc tip ca
SDD. Ngy nay, nhng nguyờn nhõn ca úi nghốo ó c xỏc nh rừ rng
ú l do giỏo dc kộm phỏt trin, bựng n dõn s, tht nghip, bt n v chớnh
tr, thiu t liu sn xut, nh mt vn, dng cNgi nghốo thng khụng
cú kh nng thay i hon cnh ca h vỡ khụng cú iu kin tip cn giỏo
dc o to, thc phm dch v chm súc sc kho, vn v cỏc phng tin
khỏc cho cuc sng [125]. Nhng a tr c sinh ra trong nhng gia ỡnh
nghốo thng cú nguy c cao i vi bnh tt vỡ sng trong mụi trng thiu
v sinh, nh ca cht chi, ụng ỳc, iu kin sng nghốo nn, phi nhim
10
Suy dinh d ỡng
và tử vong
Thiếu ăn Bệnh tật
Thiếu an ninh
LT - TP
Chăm sóc BM và
trẻ em ch a tốt
Thiếu dịch vụ y tế
và VSMT
Nguồn tiềm năng
Các cơ quan nhà n ớc và tổ chức xã hội
Th ợng tầng kiến trúc về chính trị, t t ởng
Cơ cấu kinh tế
Biểu hiện
Nguyên nhân
trực tiếp
Nguyên nhân
tiềm tàng
Nguyên nhân
cơ bản
cao đối với các yếu tố nguy cơ gây bệnh tật [107]. Ở các nước có thu nhập
thấp, cứ 3 trẻ dưới 5 tuổi thì có một trẻ bị SDD thể thấp còi. Những ảnh
hưởng của SDD tiếp diễn trong suốt cuộc đời của đứa trẻ, làm tăng nguy cơ tử
vong, giảm khả năng học tập, sa sút về trí tuệ và các khía cạnh phát triển xã
hội khác. Tình trạng SDD hầu như chắc chắn gây ra một kích thước nhỏ bé,
một diện mạo kém cỏi ở lứa tuổi trưởng thành [107]. Khẩu phần thiếu hụt và
bệnh tật là những nguyên nhân trực tiếp nổi trội nhất gây SDD. Trẻ em là một
cơ thể đang lớn nhanh, vì vậy nhu cầu dinh dưỡng tính theo đơn vị cân nặng
cao hơn người lớn, mà sức ăn của trẻ lại có hạn, thức ăn của trẻ thường có
khối lượng lớn, năng lượng thấp. Tình trạng mắc bệnh đặc biệt là nhiễm trùng
gây kém ăn tăng nhu cầu và giảm khả năng hấp thu [72],[75],[77],[117]. Chức
năng miễn dịch của trẻ chưa được đầy đủ, nên các thiếu sót về mặt vệ sinh
thời kỳ ăn sam, cai sữa đều có thể dẫn đến tiêu chảy. Mặt khác khi trẻ bị tiêu
chảy sẽ làm tổn thương các vi nhung mao (nơi tiết ra các men tiêu hoá) sẽ
giảm quá trình hấp thu và chuyển hoá các chất đạm, đường làm cho khẩu
phần ăn của trẻ càng thêm thiếu hụt. Mối quan hệ giữa ăn uống không đầy đủ
và bệnh tật tạo ra một vòng luẩn quẩn và đã được coi như là một phức hợp
nhiễm trùng- suy dinh dưỡng, chính xác hơn nó là một phức hợp giữa hai
nguyên nhân trực tiếp và hậu quả dẫn tới tình trạng dinh dưỡng kém. Đây
cũng là một phức hợp thường gặp trong các vấn đề sức khoẻ cộng đồng khác
trên thế giới hiện nay [108]. Theo sơ đồ ở dưới chúng ta có thể thấy bệnh tật
và nhiễm trùng làm giảm sự ngon miệng trong ăn uống qua đó nó làm mất
chất dinh dưỡng làm giảm hấp thu và biến đổi sự chuyển hoá trong cơ thể.
Đồng thời SDD làm giảm miễn dịch của cơ thể qua đó làm giảm khả năng
chống lại vi khuẩn và vì vậy làm tăng quá trình nhiễm trùng, từ đó làm tăng
nguy cơ suy dinh dưỡng, nhiễm trùng và bệnh tật làm giảm sự phát triển của
trẻ, làm mất cân nặng của trẻ. Hàng năm có hơn 10 triệu trẻ em các nước đang
11
phỏt trin cht trc 5 tui, trong ú 7 triu tr cht vỡ nguyờn nhõn viờm
ng hụ hp cp tớnh (hu ht l viờm phi), tiờu chy, si, st rột, hoc suy
dinh dng v thng l cú s phi hp gia cỏc nguyờn nhõn ny [162].
S 3. Mi liờn quan gia n ung khụng y v bnh tt [91].
1.2.3. Nguyờn nhõn tim tng.
Thiu an ninh thc phm h gia ỡnh, chm súc b m v tr em cha
tt, thiu dch v y t v v sinh mụi trng gúp phn lm tng mc thiu
n v bnh tt, ng thi cỏc nguyờn nhõn ny cng gúp phn lm gim s s
dng iu chnh, khai thỏc ngun lc khỏc nhau [119]. S thiu ht khu phn
cú th gõy ra do thiu ngun thc phm do ngi m cú quỏ ít thi gian dnh
cho ch bin cỏc thc n hoc cho tr n.Tng t, nhim trựng l hu qu
ca dch v y t kộm, thiu nc sch v v sinh kộm, tr khụng c chm
súc y , nhng nguyờn nhõn ny c xp theo 3 nhúm: Thiu an ninh
thc phm h gia ỡnh, chm súc tr b m tr em cha tt, thiu dch v y t.
Vic cho tr n quỏ sm hoc quỏ mun hoc t l nuụi con bng cỏc loi
Ăn vào
không đủ
Giảm cân nặng
Tăng tr ởng chậm
Giảm miễn dịch
Tổn th ơng niêm mạc
Giảm ngon miệng
Mất các chất DD
Giảm hấp thu
Rối loạn chuyển hoá
Bệnh tật
- Tỷ lệ mắc bệnh cao
- Mức độ trầm trọng hơn
- Thời gian mắc kéo dài
hơn
12
thức ăn theo tập quán mà chúng có những hạn chế về giá trị dinh dưỡng phản
ánh các tồn tại trong thực hành nuôi dưỡng trẻ. Từ lúc 6 tháng tuổi trở đi, khi
sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, trẻ bắt đầu ăn bổ sung và dần
dần chuyển đổi để đến giai đoạn tiếp cận và ăn thức ăn thông thường như mọi
thành viên trong gia đình, đấy là giai đoạn quan trọng với nhiều nguy cơ tác
động quan trọng có hại đến sức khoẻ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Nuôi
dưỡng không đúng ở giai đoạn từ 6-18 tháng dẫn đến tỷ lệ mắc mới suy dinh
dưỡng tăng rất nhanh ở hầu hết các nước, sự thiếu hụt dinh dưỡng mắc phải
trong độ tuổi này rất khó khắc phục, bù đạm ở những năm tiếp sau [105]. Tỷ
lệ bà mẹ cho trẻ bú ngay trong giờ đầu thấp, cho con ăn bổ sung sớm, khẩu
phần của trẻ có giá trị dinh dưỡng thấp như nuôi con chỉ bằng cháo gạo với
đường hoặc cho mì chính, lượng các thực phẩm khác được bổ sung vào bữa
ăn của trẻ rất thấp càng làm cho trẻ bị suy dinh dưỡng. Tình trạng chăm sóc
dịch vụ y tế và vệ sinh môi trường kém là nguyên nhân tiềm tàng của suy dinh
dưỡng. Hầu hết các nước đang phát triển, các dịch vụ y tế còn kém chất
lượng, trang bị cho cơ sở y tế nghèo nàn, không được cung cấp một cách có
hệ thống và đã vào ở tình trạng hư hỏng nhiều đi kèm theo với việc cung cấp
nước sạch và vệ sinh môi trường kém.
1.2.4. Nguyên nhân cơ bản.
Nguyên nhân cơ bản bao gồm những vấn đề liên quan đến cơ cấu kinh
tế, các yếu tố chính trị - xã hội và văn hóa. Đó là sự phân phối không công
bằng các nguồn lực, thiếu những chính sách xã hội phối hợp, tập quán ăn
uống sai lầm. Những nguyên nhân gốc rễ của suy dinh dưỡng ở các nước
đang phát triển có liên quan đến đói nghèo, nó liên quan đến SDD chung, tình
trạng lao động của người phụ nữ và kể cả cơ chế chính sách không được quan
tâm. Rõ ràng không đảm bảo an ninh thực phẩm hộ gia đình là một nguyên
nhân rất quan trọng gây SDD chung, bất cứ một chiến lược dinh dưỡng nào
13
cũng cần phải xem xét đến vấn đề an ninh thực phẩm hộ gia đình nhằm cải
thiện dinh dưỡng của trẻ. Tầm quan trọng của SDD như một nền tảng đối với
sự phát triển khoẻ mạnh vẫn được đánh giá thấp. Dinh dưỡng kém sẽ dẫn đến
sức khoẻ ốm yếu từ đó dẫn đến tới tình trạng suy dinh dưỡng tồi tệ hơn và hậu
quả là trẻ em là đối tượng chính của SDD [105]. Những đứa trẻ bị SDD, thiếu
các vi chất cần thiết như Vitamin A, sắt, kẽm, có khả năng chống đỡ các bệnh
nhiễm trùng kém. Người ta ước tính 50-60% trẻ dưới 5 tuổi tử vong do
nguyên nhân tiềm Èn là SDD [107]. 50-60% gánh nặng tiêu chảy, sởi, sốt rét,
nhiễm trùng dường hô hấp ở trẻ em toàn thế giới là do sự góp mặt của SDD.
Ngân hàng thế giới ước tính thiệt hại do mất sức sản xuất nói chung trong một
năm trên toàn thế giới do sự chồng chéo của 4 dạng thiếu dinh dưỡng: gầy
còm và thấp còi, rối loạn và thiếu hụt Iode, thiếu sắt, thiếu Vitamin A gây ra
tương đương với 46 triệu năm lao động của một người khoẻ mạnh [125]. SDD
có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tức thời cũng như lâu dài đến sức khoẻ
khả năng học tập, tiềm năng phát triển…của trẻ và là nguy cơ cho sự phát
sinh những bệnh mãn tính sau này. Có một mối liên quan chặt chẽ giữa SDD
thể nhẹ cân (W/A thấp) và tỷ lệ tử vong qua theo dõi của một số nghiên cứu
chiều dọc WHO ước tính 54% số trẻ em chết dưới 5 tuổi ở các nước đang
phát triển có kèm theo SDD thể nhẹ cân [119].
Năm 2000, ACC/SCN đã khái quát hoá ảnh hưởng của “SDD theo chu
kỳ vòng đời” một cách hoàn chỉnh hơn so với mô hình “chu trình SDD” của
Andrew Tomkins và Watson năm 1989 để chỉ rõ tác hại của tình trạng suy
dinh dưỡng [132]. Theo chu kỳ này, SDD thường bắt đầu từ khi còn là bào
thai và có thể tồn tại qua cả một vòng đời, ảnh hưởng đến nhiều thế hệ. Hậu
quả thích hợp của SDD thời kỳ bào thai thanh thiếu niên sẽ tác động xấu đến
cân nặng sơ sinh của đứa trẻ thuộc thế hệ tiếp theo. Một đứa trẻ bị chậm tăng
trưởng trong bào thai chắc chắn bị SDD khi sinh ra và có khả năng tử vong sơ
14
sinh cao. Những đứa trẻ may mắn sống sót khó có thể phát triển tốt để bù đắp
sù chậm tăng trưởng trong giai đoạn bào thai và hầu như chắc chắn có sự phát
triển tinh thần. Nhiều chứng cứ dịch tễ học cho thấy mối liên hệ giữa tình
trạng suy dinh dưỡng của bà mẹ với tình trạng suy dinh dưỡng của chính bản
thân bà mẹ này khi còn là một đứa trẻ. Người ta cũng thấy mối liên hệ chặt
chẽ giữa mắc các bệnh mãn tính ở tuổi trưởng thành với tình trạng suy dinh
dưỡng trong những năm đầu của cuộc đời mọi người. Tình trạng nhiễm trùng
kéo dài, thiếu dinh dưỡng đặc biệt là thiếu năng lượng, protein, vitamin, sắt,
kẽm, phối hợp với SDD bào thai chắc chắn sẽ đưa đứa trẻ đến thiếu cân và
thấp còi. Hầu hết các lệch lạc trong tăng trưởng của trẻ xuất hiện trong 2-3
năm tuổi đầu tiên, một đứa trẻ bị thấp còi khi lên 5 chắc chắc sẽ bị thấp còi
suất đời. Ngoài những ảnh hưởng trực tiếp đến bà mẹ thiếu vi chất dinh
dưỡng trong thời kỳ có thai còn có ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của
bào thai: thiếu Iode có thể gây tổn thương não của thai nhi hoặc gây thai chết
lưu, thiếu máu do thiếu sắt và thiếu vitamin A có mối liên hệ chặt chẽ đến
nguy cơ mắc bệnh tử vong và phát triển trí tuệ của trẻ sau này. Tuổi dậy thì là
giai đoạn thứ 2 có tác động tăng trưởng nhanh, thời kỳ này là cơ hội mặc dù
hạn chế để cho đứa trẻ bù trừ lại những lệch lạc trong tăng trưởng ở giai đoạn
trước, tuy vậy đối với các kích thước nhân trắc, cơ thể có thể lớn nhanh để bù
đạm cho những mất mát do SDD thời nhỏ, nhưng mất mát về phát triển trí tuệ
nhận thức thì khó có thể có khả năng hồi phục. Một trẻ gái bị thấp còi hầu
như chắc chắn trở thành một thanh niên thấp còi và sau đó trở thành một phụ
nữ thấp bé, ngoài những ảnh hưởng bất lợi trực tiếp đến sức khẻo đến khả
năng lao động của chính bản thân của người phụ nữ này, những đứa con của
chị ta cũng có nguy cơ cao được sinh ra có cân nặng sơ sinh thấp và những
ảnh hưởng tương tự tiếp tục lặp lại cho thế hệ sau [119].
15
Tháng 12/1992, hội nghị quốc tế cao cấp về dinh dưỡng họp tai Roma
(FAO/WHO phối hợp tổ chức) đã chỉ ra rằng nguyên nhân sâu xa của SDD là
sự nghèo nàn và thiếu kiến thức [29],[87]. Theo định nghĩa của World Bank
(1990) và WHO (1992) cho thấy: thì “sự nghèo nàn là không có khả năng có
được một tiêu chuẩn sống tối thiểu như thiếu lương thực, thực phẩm để ăn,
cuộc sống văn hoá, xã hội và giáo dục phổ cập, thu nhập thấp, thiếu điều kiện
sống và điều kiện môi trường thuận lợi (nguồn nước, quần áo, chỗ ở, dịch vụ
y tế)”. Thiếu dinh dưỡng protein-năng lượng là loại thiếu dinh dưỡng quan
trọng nhất ở trẻ em. Thế giới coi mục tiêu cần đạt ở năm 2000 cho các nước
đang phát triển hạ thấp tỷ lệ này xuống dưới 30% [29]. Có nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em, các yếu tố này phức tạp và đa
dạng. Nghiên cứu tại Việt Nam, Từ Giấy và cộng sự cũng đưa ra nhận định
nguyên nhân SDD ở Việt Nam 1/3 là do thiếu ăn, 1/3 do bệnh tật còn lại do bà
mẹ không có những hiểu biết cần thiết trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng con
[38].
1.2.5. Ảnh hưởng của các vấn đề cung cấp thức ăn cho trẻ chưa hợp lý.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình hình SDD của trẻ em những vấn đề
an ninh thực phẩm luôn luôn được đề cập đến hàng đầu. Từ việc sản suất
lương thực thực phẩm ở mức toàn cầu, mức Quốc gia tới các chính sách xuất
nhập khẩu chính sách giá cả lưu thông phân phối lương thực, thực phẩm…
đều có ảnh hưởng đến vấn đề an ninh thực phẩm đảm bảo để mọi người có đủ
thức ăn theo nhu cầu cần thiết. Mối liên quan giữa mức tiêu thụ lương thực,
thực phẩm và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em đã được (Pyke M.1979) trình
bày rõ ở sơ đồ dưới đây:
16
S 4: Mi liờn quan mc tiờu th thc phm v TTDD tr em
Nh vy, tr em cú tỡnh trng dinh dng tt phi cú thc phm n vo
y v cõn i theo nhu cu phỏt trin ca tr. tr em cú th tng cõn
u n vic cung cp nng lng hng ngy cho tr phi ln hn nng lng
cho tr hot ng cú nng lng cho s phỏt trin. Vn sn xut ra
lng thc, thc phm s nh hng trc tip ti vic tiờu th lng thc,
thc phm, õu m t l suy dinh dng cao cú ngha l y sn xut
lng thc cũn thiu [60]. Vỡ khu phn ca tr ph thuc hon ton vo khu
phn ca gia ỡnh. nhng vựng cú t l SDD trờn 60% thỡ thng cú trờn
50% s h thiu n, nng lng khu phn ca gia ỡnh di 1800 Kcal/24h
[29],[38]. Nghiờn ca nhiu tỏc gi u cho thy khu phn thc t ca tr em
Vit Nam thiu c v s lng, mt cõn i v cht lng (khu phn ch yu
l go, rau v gn nh cú rt ít tht, trng, cỏ). Hm lng protit v nng
lng khu phn nhúm tr suy dinh dng thp hn nhúm tr bỡnh thng,
khu phn khụng cõn i [49]. Nng lng khu phn ch yu do Gluxit cung
Tình trạng dinh d ỡng trẻ em
Thực phẩm ăn vào
Tình trạng sức khoẻ
Sữa mẹ Thức ăn bổ sung
ăn uống của bà mẹ
Tình trạng sức khoẻ bà mẹ
Nguồn thực phẩm gia đình
Nguồn thực phẩm xã hội
17
cấp, Protit động vật trong khẩu phần rất thấp (không vượt quá 25%). Tỷ lệ
năng lượng do Lipit cung cấp dưới 10% [28,29,48,49,75,76]. Các nghiên cứu
Gopalan (1973) Martorell (1980) Mora (1981) sữa mẹ có ảnh hưởng tới sự
phát triển sau này của trẻ, những trẻ em có đầy đủ sữa mẹ làm cho cơ thể phát
triển tốt và làm nền tảng cho sự phát triển ở giai đoạn sau sữa mẹ [112]. Từ
năm 1969-1971 Viện dinh dưỡng ở Trung Mỹ và Panama đã nghiên cứu dài
hạn về ảnh hưởng của sữa mẹ với sự phát triển của trẻ, đặc biệt sữa mẹ làm
giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và viêm đường hô hấp [112]. Nghiên cứu của
Đào Ngọc Diễn và Nguyễn Thu Nhạn ở những trẻ 1- 24 tháng tuổi cho thấy
nhóm trẻ thiếu sữa mẹ bị suy dinh dưỡng cao [10] gấp 3 lần so với nhóm trẻ
đủ sữa mẹ (13,6%). Đồng thời việc mẹ thiếu sữa hoặc mất sữa cũng làm tỷ lệ
tiêu chảy và nhiễm trùng [81]. Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4- 6
tháng tuổi và tiếp tục cho trẻ bú Ýt nhất đến 2 tuổi đã làm giảm bệnh tật trẻ.
Phần lớn các nghiên cứu cho thấy trẻ dưới 1 tuổi không được bú sữa mẹ đầy
đủ sẽ nguy cơ mắc bệnh ỉa chảy lớn hơn so với trẻ được bú mẹ hoàn toàn
[160]. Nhưng sự bài tiết của sữa mẹ bắt đầu giảm không đủ đáp ứng nhu cầu
dinh dưỡng của trẻ em từ khi trẻ 6 tháng tuổi vì vậy theo Tổ chức Y tế thế
giới (1991) cần cho trẻ ăn bổ sung từ lúc trẻ được 6 tháng tuổi. Từ năm 1992,
Woodbury theo dõi trên 22.000 trẻ đưa ra hai kết luận là:
- Tính theo tháng tuổi, trẻ được nuôi bằng thức ăn nhân tạo càng sớm
thì tỷ lệ tử vong càng cao.
- Sự sống còn của trẻ từ 6 tháng tuổi liên quan chặt chẽ với việc sử
dụng thích hợp những thức ăn bổ sung.
Một số tác giả đưa ra khái niệm về đậm độ năng lượng trong khẩu phần
để nói lên khả năng cung cấp năng lượng trong 1g khẩu phần. ở các nước phát
triển đậm độ năng lượng thức ăn bổ sung cho trẻ thường là 2Kcal/1g. Trong
18
khi đó ở các nước đang phat triển chỉ có 1Kcal/1g, đó cũng là lý do gây nên
suy dinh dưỡng ở trẻ em [36]. Như vậy việc trẻ em ăn bổ sung quá sớm hoặc
quá muộn, thức ăn bổ sung không đạt yêu cầu là một yếu tố nguy cơ gây suy
dinh dưỡng ở trẻ em [7],[9],[11],[30],[163].
1.2.6. Ảnh hưởng và hậu quả của thiếu máu thiếu sắt.
Có khoảng 600 - 800 triệu người trên thế giới hiện đang bị thiếu máu
do thiếu sắt, trong đó đối tượng có nguy cơ cao nhất là trẻ em dưới 5 tuổi, trẻ
em tuổi học đường, trẻ gái vị thành niên, phụ nữ có thai, cho con bú và có thể
nói ngay cả nam giới cũng không tránh được nguy cơ này [114]. Ở
Campuchia theo điều tra Uỷ Ban kế hoạch đầu tư dinh dưỡng năm 2002 cho
thấy có đến 63,4% trẻ em Campuchia từ 6- 59 tháng bị thiếu máu do thiếu sắt
và 58% bà mẹ có thai trong đó 77,8% trẻ dưới 24 tháng tuổi [159],[144],
[167]. Ở Việt Nam thiếu trẻ em < 3 tuổi ở Miền Bắc Việt Nam là 55,6%, nông
thôn đồng bằng là 45,8%, thành thị là 22,9%, miền núi là 53,2%. Tỷ lệ thiếu
máu khác nhau ở vùng sinh thái, thành phố là 38%, nông thôn là 49,4% [129].
Cuộc điều tra toàn quốc 1995 do Viện Dinh Dưỡng và Trung tâm bệnh tật
Hoa kỳ (CDC), UNICEF tổ chức cho thấy thiếu máu, thiếu sắt là 45% ở phụ
nữ tuổi sinh đẻ, 52,7% phụ nữ có thai và 45,3% trẻ em 0 - 60 tháng tuổi và trẻ
< 24 tháng tuổi là 60%, trẻ từ 2 - 5 tuổi là 29,8%, trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi là
26,3% [128]. Thiếu máu thiếu sắt làm ảnh hưởng tới khả năng lao động, ta
thường thấy năng suất lao động của những người bị thiếu máu thấp hơn hẳn
những người bình thường. Người ta cũng nhận thấy tình trạng thiếu sắt tiềm
tàng cũng làm giảm khả năng lao động. Về kinh tế, INACG (2001) ước tính
rằng thiếu máu thiếu sắt làm giảm GDP ở các nước đang phát triển
[114],[117]. Thiếu máu làm giảm phát triển trí tuệ, giảm khả năng tập trung
trong học tập, kết quả học tập của học sinh bị thiếu máu thấp hơn hẳn so với
19
trẻ bình thường đồng thời còn phụ thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của thiếu
máu. Thiếu máu làm tăng nguy cơ đẻ non, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của
mẹ và con. Những bà mẹ thiếu máu có nguy cơ đẻ con nhẹ cân và dễ bị chảy
máu ở thời kỳ hậu sản, vì vậy người ta coi thiếu máu trong thời kỳ thai nghén
là một đe doạ của sản khoa [137]. Cho đến nay, trẻ em dưới 5 tuổi làm nhóm
nguy cơ cao nhất đối với thiếu máu thiếu sắt ở các nước đang phát triển với
một tỷ lệ cao hơn cả tỷ lệ thiếu máu ở bà mẹ mang thai [124]. Giai đoạn trẻ dễ
phát sinh thiếu máu do thiếu sắt cao nhất là giai đoạn 6 - 18 tháng tuổi, bởi vì
nhu cầu sắt đòi hỏi trong giai đoạn này là cao nhất, nghĩa là khoảng gấp 10
lần cao hơn tính theo trọng lượng cơ thể so với người đàn ông trưởng thành
[133]. Đối với phụ nữ mang thai, qua nhiều nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân
gây thiếu máu ở đối tượng này WHO đã kết luận rằng “thiếu sắt chiếm 40 -
99% nguyên nhân gây thiếu máu” tính chung cho cả hai đối tượng phụ nữ và
trẻ em thì thiếu máu do nguyên nhân thiếu sắt chiếm khoảng 50% [115],
[114].
1.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng do người mẹ thiếu kiến thức.
Việc các bà mẹ, người chăm sóc thiếu kiến thức, Ýt hiểu biết về dinh
dưỡng hợp lý, đặc biệt là ở các bà mẹ trẻ, các bà mẹ vùng núi cao, nông thôn
xa đô thị ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ [6],[15],[68],[79],[126].
Trong số trẻ em bị SDD vào viện, người ta thấy có khoảng 60 - 70% là do ăn
uống mà chủ yếu là do bà mẹ thiếu kiến thức nuôi con [11],[31],[44],[159].
Những nghiên cứu ở cộng đồng cũng thấy số trẻ suy dinh dưỡng có 71% là
con thứ nhất, 60% các bà mẹ không biết cách cho con ăn bổ sung và không
biết thế nào là tô màu bát bột cho trẻ [13]. Đối với trẻ còn đang bú mẹ thì yếu
tố nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung không hợp lý đã được nhiều tác giả
quan tâm nghiên cứu. Sữa mẹ là nguồn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng và an toàn
20
nhất cho trẻ sơ sinh, ngoài ra trong sữa mẹ còn phải kể đến yếu tố kháng thể
có thể đảm bảo trẻ không bị nhiễm bệnh trong một thời gian [143]. Nghiên
cứu của Nguyễn Thị Nhạn, Phạm Ngọc Khái và một số tác giả khác cho thấy
có sự khác biệt rõ rệt về trình độ văn hoá cũng như kiến thức dinh dưỡng giữa
nhóm bà mẹ có con suy dinh dưỡng và nhóm bà mẹ có con khoẻ mạnh [31],
[49],[76],[159]. Nhiều tác giả cho thấy có trên 90% bà mẹ cho con bú đến 12
tháng tuổi [76], nhưng trẻ em từ trên 6 tháng đã có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao
(41%) ngay khi còn được bú mẹ chỉ vì bà mẹ không biết cách cho con ăn bổ
sung [36]. Nhiều trường hợp trẻ không được bú mẹ không phải vì mẹ không
muốn cho con bú mà vì mẹ thiếu sữa, mẹ phải đi làm sớm, khi đi làm sớm
không về cho con bú giữa giờ [50],[109],[139]. Ăn bổ sung là cần thiết cho
trẻ em song hiện nay thức ăn bổ sung thường không đạt yêu cầu về số lượng,
chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm [10], [41],[159]. Cách cho con ăn
không thích hợp, không đúng nguyên tắc tập cho trẻ ăn từ Ýt tới nhiều, từ
lỏng tới đặc và tăng đậm độ năng lượng trong bữa ăn của trẻ, không biết lựa
chọn thực phẩm thích hợp và cách thay thế thực phẩm, hơn nữa ở lứa tuổi này
bữa ăn của trẻ còn phụ thuộc vào người chăm sóc vì trẻ chưa tự ăn được và
chưa biết đòi ăn [143],[159], nên dễ bị SDD.
1.2.8. Các yếu tố do nhiễm trùng và ký sinh trùng.
Suy dinh dưỡng và nhiễm trùng đã được nhiều tác giả đề cập đến trong
nhiều năm qua [38],[47],[109]. Theo Tomkins và Watson (1989) thì suy dinh
dưỡng và nhiễm trùng là hai nguyên nhân chính của vấn đề sức khoẻ cộng
đồng. Trên thế giới các nghiên cứu của Scrimshaw (1958) và Latham (1975)
đã chỉ ra rằng giữa suy dinh dưỡng và nhiễm trùng là một mối quan hệ qua lại
tạo thành một vòng xoắn bệnh lý [113]. Bệnh nhiễm khuẩn là một trong
những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tăng tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, đặc
21
biệt là bệnh tiêu chảy và viêm đường hô hấp cấp [32],[49],[109],[159]. Các
bệnh này gây tăng nhu cầu, giảm ngon miệng và kém hấp thụ ở trẻ em.
Những nghiên cứu tại bệnh viện cho thấy trẻ em suy dinh dưỡng vào viện có
tỷ lệ nhiễm trùng rất cao. Lê Thị Ngọc Anh thấy: trẻ suy dinh dưỡng dưới 1
tuổi vào viện có 40% tiêu chảy, 28,7% tiêu chảy kèm theo viêm phổi; 23,7%
viêm phế quản và chỉ có 7,5% suy dinh dưỡng đơn thuần. Nguyễn Tấn Viên
nghiên cứu ở Huế cho thấy: 95% bệnh nhân suy dinh dưỡng vào viện có
nhiễm trùng [95]. Xét về nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em, Đào Ngọc
Diễn thấy có 16,9% do nhiễm khuẩn, 16,3% do ăn uống kết hợp với nhiễm
khuẩn. Nghiên cứu của Hà Huy Khôi và cộng sự trên 2 lô trẻ dinh dưỡng tốt
và dinh dưỡng kém cho thấy: ở lô dinh dưỡng kém trước khi mắc suy dinh
dưỡng trẻ thường rất lười ăn, ăn Ýt hay bị ốm vặt, tỷ lệ mắc bệnh ỉa chảy kéo
dài và viêm phế quản phổi thường bị tái đi tái lại nhiều lần. Nh vậy trẻ lười ăn
và hay ốm vặt sẽ là hai yếu tố đe doạ dẫn đến suy dinh dưỡng nặng [43].
Nghiên cứu ở 2.590 trẻ em dưới 5 tuổi ở nông thôn Thái Bình, Phạm Ngọc
Khái và cộng sự gặp 41,2% mắc bệnh nhiễm trùng, trong đó tỷ lệ SDD ở
nhóm trẻ nhiễm trùng là 65,1% còn ở nhóm trẻ không nhiễm trùng chỉ có
53,4% mắc SDD, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê [49].
1.2.9. Một số yếu tố ảnh hưởng khác:
Điều kiện vệ sinh môi trường thấp kém nh nguồn nước sinh hoạt bị ô
nhiễm, hố xí không hợp vệ sinh, nhà ở Èm thấp… đã làm tăng tỷ lệ trẻ em suy
dinh dưỡng một cách rõ rệt [49]. ở đâu điều kiện vệ sinh môi trường thấp kém
thì sẽ có tỷ lệ bệnh tật và suy dinh dưỡng cao hơn so với nơi có điều kiện vệ
sinh môi trường tốt hơn [41],[131],[159]. Sức Ðp của dân số cũng ảnh hưởng
đến tình trạng dinh dưỡng trẻ em. Trong cùng một vùng sinh thái, với cùng
một mức thu nhập, nếu có con trong gia đình đông hơn sẽ dẫn đến tăng tỷ lệ
22
suy dinh dưỡng ở trẻ em [49]. Khi số người trong gia đình tăng thì sự tiêu thụ
thức ăn động vật giảm và các thực phẩm đắt tiền được thay thế bằng các thực
phẩm rẻ tiền hoặc giảm Protein và năng lượng ăn vào [116]. Nghiên cứu
Ahmed và cộng sự (1992) trẻ em thành phố lứa tuổi học đường (Bangladesh)
cho thấy: trẻ em trong các gia đình Ýt người có mức Hemoglobin và Vitamin
A cao hơn một cách có ý nghĩa so với trẻ em ở các gia đình đông con. Trẻ em
ở nhóm các gia đình có thu nhập thấp có mức Protein huyết thanh,
Hemoglobin và Vitamin A huyết thanh thấp hơn rõ rệt so với nhóm gia đình
có thu nhập cao [103]. Công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ cũng ảnh hưởng
trực tiếp đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, vì sức khoẻ của trẻ em phụ
thuộc vào sức khoẻ và thể lực của mẹ. Nếu mẹ gầy còm, ốm yếu, thiếu máu
khi có thai thì đứa trẻ sinh ra sẽ thiếu cân. Các tác giả đã nhận thấy tình trạng
dinh dưỡng của nhóm trẻ ở bà mẹ chỉ số BMI < 18,5 (mẹ gầy) thấp hơn ở
nhóm bà mẹ mà chỉ số BMI ≥ 18,5 một cách có ý nghĩa thống kê [14].
1.3. Tình trạng SDD của trẻ em trên thế giới, Việt Nam và Campuchia.
1.3.1. Trên thế giới.
Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể trong chăm sóc sức khoẻ cộng
cộng nhưng nhìn chung tỷ lệ SDD trên thế giới còn cao, đặc biệt ở các nước
đang phát triển và là mô hình bệnh tật đặc trưng của các nước này, theo
UNICEF do sự đói nghèo và sự tiếp cận với những dịch vụ xã hội cơ bản,
hàng năm hơn 10 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trong đó một nửa trong giai đoạn
chu sinh đã chết vì SDD và các bệnh có thể phòng chống được. Hàng năm
những biến chứng liên quan đến thiếu máu, SDD bà mẹ và trẻ sơ sinh đã dẫn
tới tử vong ở nửa triệu phụ nữ và trẻ vị thành niên, đồng thời số người khác bị
tổn thương, mất năng lực còn hơn thế; 150 trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD; hơn 2
tỷ người thiếu sự tiếp cận với những điều kiện vệ sinh đầy đủ [140]. Trung
23
bình cứ 1giờ có khoảng 800 trẻ chết bị SDD [96]. Suy dinh dưỡng protein-
năng lượng là loại thiếu dinh dưỡng quan trọng nhất ở trẻ em đang là vấn đề
hàng đầu đối với sức khoẻ trẻ em; tồn tại ở mức trầm trọng nhiều thế kỷ nay
tại các nước dang phát triển [86]. Theo tài liệu của tổ chức Y tế thế giới cho
thấy hơn 1/3 trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển có chiều cao/tuổi
thấp hơn -2SD, và nhiều năm trở lại đây tỷ lệ SDD nói chung chưa giảm đáng
kể, ở nhiều nơi gần như không thay đổi và thực tế con số trẻ bị SDD lại có xu
hướng tăng lên vì dân số tăng nhanh trong thời gian qua [97],[98],[99],[138],
[163]. Hội nghị dinh dưỡng Quốc tế ở Roma 1992 đã coi việc thanh toán nạn
đói và SDD là mục tiêu quan trọng của nhận loại [61]. Gần đây người ta coi
tỷ lệ SDD trẻ em là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng chung của
cuộc sống ở một quốc gia nhất định [61]. Hậu quả của SDD trẻ em cả thể vừa
và nhẹ đều nặng nề, có đến 54% tử vong trẻ em dưới 5 tuổi liên quan đến
SDD.
Mặt khác, tình trạng SDD trường diễn cùng với thiếu các yếu tố vi
lượng như: thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, thiếu Vitamin A dẫn đến khô loét
giác mạc, mù loà, thiếu Iode với bệnh biếu cổ…[25],[56] ảnh hưởng lớn đến
sự phát triển tinh thần và trí tuệ của trẻ, dẫn đến học hành kém, thể lực yếu ớt
và khi trưởng thành trở thành người lao động yếu ớt, những người mẹ bé nhỏ
ảnh hưởng đến chất lượng của thế hệ tương lai mai sau [56],[61]. Theo
FAO/UNICEF 2002, trên thế giới hiện có 840 triệu người không đủ ăn, sự
nghèo đói có liên quan đến thiếu sự tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, hàng năm
hơn 10 triệu trẻ em dưới 5 tuổi và một nửa trong giai đoạn chu sinh đã chết vì
SDD [110]. Hàng năm những biến chứng liên quan đến thiếu máu, SDD bà
mẹ và trẻ sơ sinh dẫn đến tử vong của nửa triệu phụ nữ. Trên thế giới có tới
150 triệu em dưới 5 tuổi bị SDD, hơn 2 tỷ người thiếu sự tiếp cận với những
điều kiện vệ sinh đầy đủ [141]. Theo ACC/SCN/IFERI năm 2000 cho thấy
24
hàng năm trên toàn cầu có khoảng 30 triệu trẻ em được sinh ra ở các nước
đang phát triển có lệch lạc về tăng trưởng vì hậu quả của SDD bào thai, trẻ đẻ
đủ tháng có cân nặng thấp phổ biến và trầm trọng ở Miền Nam Trung Á có
khoảng 21%, Trung Phi 15%, Tây Phi 11% và có khoảng 182 triệu trẻ em
trước tuổi đi học hoặc 33% trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển bị SDD
thể thấp còi [100]. Trong bối cảnh thiếu dinh dưỡng chung, thiếu vi chất dinh
dưỡng cũng là một vấn đề phổ biến toàn cầu và không kém phần trầm trọng
mà hậu quả của nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ kinh tế. Những nghiên cứu
gần đây nhất cho thấy 254 triệu trẻ em bị thiếu vitamin A ở mức độ lâm sàng
và cận lâm sàng 2,2 triệu người mà chủ yếu là trẻ em và phụ nữ có thai bị
thiếu sắt, 1 tỷ người bị thiếu iode [102]. Năm 2001 ở khu vực Đông Nam Á
tình trạng SDD trẻ dưới 5 tuổi vẫn còn rất cao, trong đó thể thiếu cân là
28,9%, thể thấp còi 33%, thể gầy còm 10,4% với 33% trẻ em bị SDD thể còi
cọc đã phản ánh hậu quẩ của tình trạng thiếu ăn chung và sức khoẻ kém kéo
dài, cần quan tâm nhiều hơn nữa [119],[125]. Trong khoảng thời gian vài thập
kỷ gần đây với những nỗ lực trong phòng chống SDD, tỷ lệ trẻ em thiếu cân ở
các nước đang phát triển đã giảm đáng kể từ 46,55% vào năm 1970 xuống
còn 31,0% vào năm 1995. Người ta dự báo rằng đến năm 2020 tỷ lệ trẻ thiếu
cân ở khu vực này sẽ còn vào khoảng 18,4%, nếu các giải pháp can thiệp
được tăng cường hơn nữa mà không tác động xấu nào đột biến kết quả có
được sẽ lạc quan hơn là 15,1%, còn ngược lại, nếu không nỗ lực nhiều hơn
nữa thì tỷ lệ này là 21,8% [118].
1.3.2. Việt Nam.
Việt Nam đang ở trong thời kỳ chuyển tiếp, bên cạnh mô hình bệnh tật
của một nước kém phát triển trong đó SDD và nhiễm khuẩn là phổ biến đang
xuất hiện sự gia tăng nhiều lại bệnh hay gặp ở các nước đang phát triển [2]
với thực trạng trên thì dinh dưỡng Việt Nam còn rất nhiều vấn đề đáng quan
25