Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD ở trường THPT Nguyễn Trãi (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.48 KB, 72 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu và kết
quả nghiên cứu nêu trong Khóa luận là trung thực, chưa từng được công bố trong bất
cứ công trình nào khác.

Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Sâm

1


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này em xin chân thành cảm ơn trường Đại học Quảng
Bình đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, các giảng viên trong khoa Lý luận chính trị đã tận
tình giảng dạy để em có vốn kiến thức vững vàng làm hành trang cho mình. Đặc biệt
em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Giảng viên - Thạc sĩ Trần Hương
Giang là người trực tiếp hướng dẫn để em có thể hoàn thành khóa luận này.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo chủ nhiệm - Nguyễn Thị Hương
Liên là người luôn động viên, khích lệ em những lúc khó khăn.
Cảm ơn những người bạn trong đại gia đình lớp Đại học Giáo dục chính trị k56 đã
luôn đồng hành cùng em trong suốt những năm học và luôn ủng hộ, giúp em hoàn
thành khóa luận.
Do điều kiện về thời gian cũng như năng lực nghiên cứu của bản thân còn hạn chế
nên khóa luận không tránh khỏi những sai sót, vì vậy em rất mong được sự đóng góp
của quý thầy, cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đồng Hới, Ngày 21 tháng 05 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Sâm



2


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT

Cụm từ viết tắt

Diễn giải

1

GD - ĐT

Giáo dục - Đào tạo

2

GDCD

Giáo dục công dân

3

PPDH

Phương pháp dạy học


4

PPTLN

Phương pháp thảo luận nhóm

5

THPT

Trung học phổ thông

3


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu ......................................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................5
5. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của đề tài .................................................5
5.1. Những luận điểm cơ bản ..........................................................................................5
5.2. Đóng góp mới của đề tài...........................................................................................5
6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................6
7. Kết cấu của đề tài.........................................................................................................6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

CỦA PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM

TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO
ĐỨC” Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI ..................................................................7
1.1. Quan niệm về dạy học tích cực ................................................................................7
1.1.1 Quan niệm về tính tích cực .....................................................................................7
1.1.2 Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực. .................................................9
1.1.3. Một số phương pháp dạy học tích cực cần được phát triển.................................11
1.2. Thảo luận nhóm - Một trong những phương pháp dạy học tích cực ......................13
1.2.1. Quan niệm về nhóm.............................................................................................13
1.2.2. Quan niệm về phương pháp thảo luận nhóm.......................................................15
1.3. Những vấn đề cơ bản khi học tập theo nhóm .........................................................17
1.3.1.Đặc điểm của học tập theo nhóm .........................................................................17
1.3.2. Các kỹ năng học tập theo nhóm ..........................................................................18
1.3.3. Vai trò của trưởng nhóm .....................................................................................19

4


1.4 Hình thức thảo luận nhóm và điều kiện thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo
dục công dân ..................................................................................................................19
1.4.1 Các hình thức thảo luận nhóm ..............................................................................19
1.4.2. Điều kiện để thực hiện phương pháp thảo luận nhóm .........................................20
1.5. Quan điểm của Đảng về đổi mới GD - ĐT. (trong Đại hội đại biểu toàn Quốc lần
thứ XII) ..........................................................................................................................21
Tiểu kết chương 1 ..........................................................................................................25
Chương 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM
TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO

ĐỨC” Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI ................................................................ 26
2.1 Một số nét cơ bản về trường THPT Nguyễn Trãi và Đặc điểm môn Giáo dục công
dân phần “Công dân với đạo đức” ở trường THPT .......................................................26
2.1.1 Một số nét cơ bản về trường THPT Nguyễn Trãi- Phúc trạch - Bố trạch - Quảng
Bình ...............................................................................................................................26
2.1.2 Đặc điểm môn Giáo dục công dân phần “Công dân với đạo đức” ở trường THPT
.......................................................................................................................................28
2.1.3 Khái quát về phương pháp học tập môn GDCD Phần “Công dân với đạo đức”
của học sinh trường THPT Nguyễn Trãi. ......................................................................32
2.2 Thực trạng vận dụng phương pháp thảo luận nhóm ở trường THPT Nguyễn Trãi.33
2.2.1 Thực trạng nhận thức của học sinh về việc vận dụng phương pháp thảo luận
nhóm trong dạy học môn GDCD ở trường THPT Nguyễn Trãi. ..................................34
2.2.2. Thực trạng tiếp cận và ý thức của học sinh về vận dụng phương pháp thảo luận
nhóm trong dạy học môn GDCD ở trường THPT Nguyễn Trãi. ..................................35
2.2.3 Thực trạngcủa giáo về việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học
môn GDCD ở trường THPT Nguyễn Trãi. ...................................................................37
Bảng 1.2: Kết quả tìm hiểu về những khó khăn ảnh hưởng đến việcvận dụng phương
pháp thảo luận nhóm. ....................................................................................................39
2.3. Tổng kết thực trạng vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn
GDCD ở trường THPT Nguyễn Trãi.............................................................................42
2.3.1 Mặt đạt được .........................................................................................................42
2.3.2 Một số hạn chế......................................................................................................42

5


2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế .....................................................................................43
2.4. Sự cần thiết của việc áp dụng đổi mới phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học
môn GDCD phần “Công dân với đạo đức” ở trường THPT Nguyễn Trãi....................43
Tiểu kết chương 2 ..........................................................................................................45

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẢO LUẬN
NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN PHẦN “CÔNG DÂN
VỚI ĐẠO ĐỨC” Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN TRÃI .......47
3.1. Nhóm giải pháp đối với giáo viên ..........................................................................47
3.1.1. Giáo viên dạy học GDCD thông qua các hoạt động của HS ...............................47
3.1.1.1.Đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD trường THPT phải phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. .............................................................................47
3.1.1.2.Dạy học GDCD phải kết hợp giữa các PPDH hiện đại và PPDH truyền thống,
giữa PPDH và phương pháp giáo dục đạo đức..............................................................48
3.1.1.3.Dạy học GDCD phải gắn với thực tiễn cuộc sống của học sinh .......................48
3.1.1.4.Xây dựng bầu không khí tập thể tích cực : ........................................................49
3.1.2.Yêu cầu cụ thể đối với giáo viên ..........................................................................49
3.2. Nhóm giải pháp đối với học sinh............................................................................50
3.2.1.Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò bộ môn GDCD trong trường THPT ..........50
3.2.2. Yêu cầu đối với học sinh .....................................................................................51
3.3. Nhóm giải pháp đối với cấp quản lý.......................................................................52
3.3.1 Tăng cường về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy và học ...............................52
3.3.2.Bồi dưỡng về nhận thức và chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ..........................52
3.3.3. Tăng cường sự quan tâm các cấp quản lý trong việc vận dụng phương pháp thảo
luận nhóm trong dạy học môn GDCD. ..........................................................................53
Kết luận chương 3 .........................................................................................................53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................55
1. Kết Luận ....................................................................................................................55
2. kiến nghị ....................................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................59
PHỤ LỤC .....................................................................................................................62

6



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra ngày
càng mạnh mẽ, kéo theo đó giáo dục cũng phát triển không ngừng. Để đáp ứng kịp
thời những yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì giáo dục và đào tạo
có vai trò to lớn trong việc trực tiếp tham gia bồi dưỡng nguồn lực con người. Con
người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong
sáng về đạo đức là động lực mục tiêu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước
ta. Chính vì vậy điều 28.2 luật giáo dục xác định: “Phương pháp giáo dục phổ thông
phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với
đặc điểm của từng lớp học môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm
việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui hứng thú cho học sinh”.
Nghị quyết số: 29-NQ/TW đã đưa ra quan điểm đổi mới căn bản toàn diện nền
GD - ĐT, đã xác các định mục tiêu cơ bản trong quá trình đổi mới, trong đó có mục
tiêu: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành
phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề
nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý
tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực
hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến
khích học tập suốt đời. Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông
giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9)
có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở;
trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ
thông có chất lượng. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt
buộc 9 năm từ sau năm 2020”.
Để thực hiện được mục tiêu trên thì các môn học trong chương trình THPT đóng
vai trò quan trọng, trong đó có môn GDCD, môn Giáo dục công dân là một môn khoa
học xã hội, cùng với các bộ môn khác nó góp phần đào tạo người lao động mới vừa có
tri thức, vừa có đạo đức, có năng lực hoạt động thực tiễn, có trách nhiệm với gia đình,

1


xã hội, có phương pháp suy nghĩ, hành động phù hợp với điều kiện hoàn cảnh xã hội,
lịch sử đất nước và nhân loại. Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở trường THPT,
củng cố, phát triển cho học sinh lý tưởng cao đẹp, những phẩm chất và năng lực cơ
bản của con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhưng trong thực tế hiện nay, học sinh ở trường THPT Nguyễn Trãi nói riêng và
học sinh các trường THPT trên địa bàn nói chung đều không hứng thú với các bộ môn
khoa học xã hội, nhất là môn Giáo dục công dân, các em còn ỷ lại trong học tập và học
theo cách đối phó. Tình trạng học sinh vi phạm đạo đức, sa vào các tệ nạn ngày càng
tăng cao. Bên cạnh đó, một số giáo viên chưa có nhận thức đúng về vị trí của môn
GDCD, còn coi đây là môn phụ, môn bổ trợ, các giáo viên dạy bộ môn này còn thiếu
tự tin, thiếu sáng tạo, thậm chí còn coi việc lên lớp là một nghĩa vụ, không thực hiện
đầy đủ chương trình của môn học. Từ đó dẫn đến hậu quả là nhiệm vụ của bộ môn
không được thực hiện tốt, không bảo vệ và phát triển được Chủ nghĩa Mác - Lênin và
Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước trong
điều kiện mới.
Xuất phát từ những lý do trên tôi nhận thức được việc đổi mới phương pháp dạy
và học trong bộ môn GDCD là một yêu cầu cấp thiết. Vì thế tôi đã mạnh dạn chọn đề
tài “Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD ở trường
THPT Nguyễn Trãi” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh là vấn đề trung tâm của lý luận dạy
học. Trong lịch sử nhân loại, ý tưởng về một phương pháp dạy học phát huy cao độ
tính tích cực của người học đã được các nhà tư tưởng lớn, các nhà giáo dục của thời
đại quan tâm và đề cập.
Nói đến học tập nhóm phải nói tới Casinet – Roger, vào năm 1949 đã đề xướng
phương pháp làm việc tự do theo nhóm: “Làm việc theo nhóm có nghĩa là sinh viên
phải tìm tòi, phải thực hiện cuộc khảo cứu hay quan sát, phải cố gắng phân tích, tìm

hiểu, diễn đạt, phải thành lập theo phiếu và sắp xếp những phiếu này, phải đóng góp sự
tìm tòi của mình cho công việc của nhóm.” [32, tr134].

2


Tiếp đến là A. Jakiel, ông là nhà giáo dục Ba Lan lỗi lạc với cuốn sách “Học tập
theo nhóm ở trường học”, đã giới thiệu một hình thức học đem lại hiệu quả cao trong
hoạt động dạy học đó là: “Học tập theo nhóm ở trường học” [31, tr52].
Năm 1995, Robert Vlavin trong tác phẩm “Dạy học theo nhóm nhỏ: Lý thuyết
nghiên cứu và thực hành” cũng đã đề cập đến mô hình dạy học theo nhóm nhỏ. Rất
nhiều môn học có áp dụng hình thức dạy học theo nhóm nhỏ, tất cả đều có chung ý
tưởng là các học viên cùng nhau làm việc trong các nhóm nhỏ để hoàn thành mục tiêu
học tập chung” [36, tr23].
Ở Việt Nam, học tập theo nhóm đã có từ lâu. Ông cha ta đã có câu “Học thầy
không tày học bạn”. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, chúng ta đã từng có phong trào
học tập dân chủ, học tập tổ, nhóm. Phong trào đó đã góp phần tích cực vào thành công
của phong trào diệt giặc dốt do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động. Phong trào “Đôi bạn
chuyên cần” cũng được duy trì khá dài trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước
ác liệt.
Ngày nay, trước xu hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực
hóa hoạt động của người học. Nhiều nhà giáo dục đã nghiên cứu vấn đề học tập nhóm.
Bài viết: “Lấy học sinh làm trung tâm” của tác giả Trần Bá Hoành đã đề cập tới
phương pháp hợp tác hay phương pháp học tập nhóm với ý nghĩa là một trong những
phương pháp lấy học sinh làm trung tâm.
Trong bài viết: “Về quan điểm giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm” PGS - TS
Phạm Viết Vượng viết: Phương pháp thảo luận nhóm còn gọi là học hợp tác, sắp xếp
học sinh theo nhóm ngồi quanh một bàn, thảo luận, góp ý kiến để xây dựng các ý kiến
trả lời từng tiểu mục trong modul. Đại diện từng nhóm hoặc cá nhân phát biểu trước
lớp về những điều đã thu được.

Nguyễn Hữu Châu trong cuốn: “Những vấn đề cơ bản về quá trình dạy học” cũng
đã đưa quan điểm về dạy học hợp tác theo nhóm. Theo tác giả thì: “Dạy học hợp tác là
việc sử dụng các nhóm nhỏ để học sinh làm việc cùng nhau nhằm tối đa hóa kết quả
học tập của bản thân mình cũng như của người khác” [6, tr225].
Tác giả Phan Trọng Ngọ trong cuốn “Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà
trường” cũng đã giới thiệu rất nhiều về vấn đề phương pháp dạy và học trong nhà
trường hiện nay, trong đó có phương pháp thảo luận nhóm. Tác giả cho rằng “Phương
3


pháp thảo luận nhóm là phương pháp dạy học trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia
thành những nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong lớp đều được làm việc và thảo
luận về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó”
[23, tr 223].
Lê Đức Ngọc trong cuốn: “Giáo dục đại học phương pháp dạy và học” cho rằng:
“Thảo luận nhóm là sự trao đổi ý tưởng, quan điểm nhận thức giữa các học viên và
giáo viên, để làm rõ và làm giàu sự hiểu biết các nội dung phù hợp với hoạt động đào
tạo”. [24, tr43].
Có thể nói rằng, học tập theo nhóm đã được các nhà giáo dục trong và ngoài
nước quan tâm trên nhiều góc độ khác nhau. Và cho dù ở góc độ nào đi nữa thì học tập
theo nhóm vẫn được hiểu là môi trường học tập nhằm phát huy vai trò chủ động, sáng
tạo của người học. Trong môi trường ấy tùy thuộc vào nội dung môn học, điều kiện
học tập, đối tượng học sinh, tính chất bài học và năng lực sư phạm của mình, người
thầy có thể sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học tích cực nhằm tích cực hóa
hoạt động của học sinh.
Nghiên cứu việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, trong đó có
phương pháp thảo luận nhóm vào trong quá trình dạy học nói chung có nhiều tác giả
quan tâm, nghiên cứu. Nghiên cứu việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào
trong dạy học môn GDCD phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” ở trường
THPT cũng đã có tác giả Phạm Thị Minh Phúc nghiên cứu. Song nghiên cứu việc vận

dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD phần “Công dân với đạo
đức” ở trường THPT Nguyễn Trãi thì chưa có tác giả nào đề cập đến một cách cụ thể.
Bởi vậy, nghiên cứu việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn
GDCD phần “Công dân với đạo đức” ở trường THPT Nguyễn Trãi là một vấn đề mới
mẻ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Đề tài vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học, nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
môn GDCD ở Trường THPT Nguyễn Trãi.

4


Khóa luận đủ ở file: Khóa luận full

















×