LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn trường Đại học Quảng Bình cùng toàn thể các giảng
viên trong khoa Sư phạm Tiểu học - Mầm non đã trực tiếp hướng dẫn cho tôi trong
thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn đã tận tình
hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận tốt
nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn tập thể cô và cháu trường Mầm non Hoa Hồng - Thành
phố Đồng Hới đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong công tác nghiên cứu.
Bước đầu làm công tác nghiên cứu khoa học nên không tránh khỏi những thiếu
sót nhất định, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô, bạn bè để khoá
luận được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Đồng Hới, tháng 5 năm 2018
Sinh viên: Phạm Thị Hà
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ một công trình khác.
Quảng Bình, tháng 5 năm 2017
Tác giả khóa luận
Phạm Thị Hà
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. ............................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................2
5. Nhiệm vụ của đề tài .....................................................................................................2
6. Giả thuyết khoa học .....................................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3
8. Những đóng góp mới của đề tài ..................................................................................4
9. Cấu trúc của đề tài .......................................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CHO
TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TẠI GÓC TẠO HÌNH ....................................................5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................5
1.1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu trên thế giới......................................................................... 5
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam............................................................................................ 6
1.2. Cơ sở lý luận về sáng tạo ..........................................................................................7
1.2.1. Khái niệm sáng tạo ............................................................................................................... 7
1.2.2. Bản chất và đặc điểm của sáng tạo ...................................................................................... 8
1.2.3. Các cấp độ của sáng tạo ..................................................................................................... 11
1.3. Đặc điểm sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình .......................12
1.3.1. Bản chất hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. ................................................. 12
1.3.2. Đặc điểm ngôn ngữ tạo hình của trẻ thông qua sản phẩm. .............................................. 13
1.4. Tính sáng tạo của trẻ Mầm non ..............................................................................14
1.4.1. Đặc trưng trong hoạt động tạo hình của trẻ....................................................................... 14
1.4.2. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển tâm lý, nhân cách trẻ mẫu giáo..... 15
1.5. Cơ sở lý luận về góc tạo hình .................................................................................16
1.5.1. Khái niệm góc tạo hình ...................................................................................................... 16
1.5.2. Các dạng góc tạo hình ........................................................................................................ 18
1.5.3. Các dạng hoạt động tạo hình của trẻ ở góc tạo hình......................................................... 19
1.5.4. Mối quan hệ giữa góc tạo hình và hoạt động sáng tạo của trẻ MG 5 - 6 tuổi................. 21
Tiểu kết chương 1 ..........................................................................................................24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6
TUỔI TẠI GÓC TẠO HÌNH Ở TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG ........................25
2.1. Vài nét về trường Mầm non Hoa Hồng - Tp Đồng Hới .........................................25
2.2. Thực trạng hoạt động sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại góc tạo hình. ..............25
2.2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng ........................................................................................ 25
2.2.2. Khách thể khảo sát.............................................................................................................. 26
2.2.3. Nội dung khảo sát ............................................................................................................... 26
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu thực trạng ................................................................................. 26
2.2.5. Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng ........................................................................... 27
2.2.6. Thực trạng những biểu hiện sáng tạo của trẻ MG 5 - 6 tuổi tại góc tạo hình. ................ 34
Tiểu kết chương 2 ..........................................................................................................43
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CHO
TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TẠI GÓC TẠO HÌNH ..................................................44
3.1. Đề xuất một số biện pháp phát triển khả năng tạo hình cho trẻ. ............................44
3.1.1. Các nguyên tắc khi xây dựng biện pháp. .......................................................................... 44
3.1.2. Hệ thống các biện pháp giúp phát huy tính sáng tạo cho trẻ MG 5 - 6 tuổi tại góc tạo
hình................................................................................................................................................. 45
3.2. Tổ chức thử nghiệm các biện pháp .........................................................................55
3.2.1. Mục đích thử nghiệm ......................................................................................................... 55
3.2.2. Quy trình thử nghiệm ......................................................................................................... 55
3.2.3. Điều kiện tiến hành TN ...................................................................................................... 56
3.2.4. Cách đánh giá kết quả TN .................................................................................................. 56
3.2.5. Kết quả TN.......................................................................................................................... 56
Tiểu kết chương 3 ..........................................................................................................64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM ....................................................................65
1. Kết luận chung ...........................................................................................................65
2. Kiến nghị sư phạm .....................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................68
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Quan điểm của GVMN về sáng tạo tạo hình .......................................................27
Bảng 2.2: Quan điểm của GVMN về những biểu hiện sáng tạo của trẻ MG 5 - 6 tuổi .....27
Bảng 2.3: Quan điểm của GVMN về góc tạo hình ...............................................................28
Bảng 2.4: Quan điểm của GVMN về mức độ trẻ tham gia các HĐTH tại góc tạo hình ....29
Bảng 2.5: Quan niệm của GVMN về việc xây dựng, thiết kế góc tạo hình ........................30
Bảng 2.6: Quan niệm của GVMN về việc chuẩn bị môi trường tâm lý tại góc tạo hình
nh m phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ ............................................................................33
Bảng 2.7: Kết quả mức độ biểu hiện tính sáng tạo của trẻ MG 5 - 6 tuổi ...........................36
Bảng 2.8: Nhận thức của GVMN về biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ MG 5
- 6 tuổi tại góc tạo hình ở trường MN ....................................................................................39
Bảng 2.9: Nhận thức của GVMN về những khó khăn của việc phát triển khả năng sáng
tạo cho trẻ MG 5 - 6 tuổi tại góc tạo hình ..............................................................................41
Bảng 3.1: Mức độ biểu hiện tính sáng tạo của trẻ nhóm ĐC và TN trước khi TN Tính
theo t lệ . .............................................................................................................................57
Bảng 3.2: Mức độ biểu hiện tính sáng tạo của trẻ nhóm ĐC và TN trước khi TN Tính
theo nội dung ..........................................................................................................................58
Bảng 3.3: Mức độ biểu hiện tính sáng tạo của trẻ MG 5 - 6 tuổi nhóm ĐC và TN sau khi
TN Tính theo t lệ .............................................................................................................60
Bảng 3.4: Mức độ biểu hiện tính sáng tạo của trẻ MG 5 - 6 tuổi nhóm ĐC và TN sau khi
TN Tính theo nội dung .........................................................................................................61
DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 3.1: Mức độ biểu hiện tính sáng tạo của trẻ nhóm ĐC và TN trước khi TN
Tính theo t lệ %)..........................................................................................................57
Biểu đồ 3.2: Mức độ biểu hiện tính sáng tạo của trẻ nhóm ĐC và TN trước khi TN Tính theo
nội dung) ................................................................................................................................... 58
Biểu đồ 3.3: Mức độ biểu hiện tính sáng tạo của trẻ MG 5 - 6 tuổi nhóm ĐC và TN sau khi
TN Tính theo t lệ %) .............................................................................................................. 61
Biểu đồ 3.4: Mức độ biểu hiện tính sáng tạo của trẻ MG 5 - 6 tuổi nhóm ĐC và TN sau khi
TN Tính theo nội dung)........................................................................................................... 62
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
TT
Viết đầy đủ
1
GDMN
Giáo dục mầm non
2
GVMN
Giáo viên mầm non
3
HĐTH
Hoạt động tạo hình
4
MG
Mẫu giáo
5
MN
Mầm non
6
NVL
Nguyên vật liệu
7
GTH
Góc tạo hình
8
TN
Thực nghiệm
9
ĐC
Đối chứng
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động tạo hình HĐTH ở lứa tuổi mầm non là một nhu cầu mang tính sáng
tạo, phản ánh quá trình quan sát, tri giác, khám phá thế giới xung quanh. Nó có một vị
trí quan trọng trong việc phát triển nhân cách toàn diện ở trẻ em và được coi là một
trong những con đường cơ bản để tiến hành giáo dục thẩm mỹ, hình thành nhân cách
toàn diện cho trẻ.
Giáo dục mầm non GDMN là bước đầu tiên của quá trình đào tào nhân cách
con người mới Việt Nam. Theo điều 22 luật giáo dục năm 2005 của Việt Nam, mục
tiêu của giáo dục mầm non là “Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,
thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp
một”.
Trong đó “Hoạt động sáng tạo có ảnh hưởng to lớn không ch đến sự tiến bộ khoa
học kỹ thuật, mà còn đến toàn xã hội nói chung, và dân tộc nào biết nhận ra được nhân
cách sáng tạo một cách tốt nhất, biết phát triển họ và biết tạo ra được một cách tốt nhất
cho họ những điều kiện thuận lợi nhất, thì dân tộc đó sẽ có những ưu thế lớn lao”. Do
đó, tính sáng tạo là một trong các phẩm chất rất quan trọng không thể thiếu được để
hình thành con người trong thời đại mới.
Chính vì vậy, phát triển tính sáng tạo là một trong những nhiệm vụ quan trọng
của giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Tính sáng tạo không tự đến,
nó được hình thành từ quá trình nuôi dưỡng và phát triển dựa vào nhiều yếu tố. Vì thế,
việc hình thành và phát triển tính sáng tạo phải được bắt đầu từ khi trẻ còn nhỏ. Ở lứa
tuổi này, hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi. Trong khi chơi những tình huống,
những mối quan hệ, những điều kiện vật chất của hoàn cảnh xung quanh làm nảy sinh
ở trẻ những ý tưởng và thúc đẩy sự sáng tạo của chúng. Bất cứ góc chơi nào trẻ cũng
thích chơi và khi chơi bất kì góc chơi nào trẻ cũng có thể sáng tạo. Do vậy, góc chơi
của trẻ mẫu giáo MG cũng được coi là một phương tiện phát triển tính sáng tạo cho
trẻ em.
Những góc chơi sáng tạo nói chung và góc tạo hình GTH nói riêng luôn được
trẻ quan tâm và thích thú. Bởi khi tham gia góc tạo hình, trẻ sẽ có nhiều cơ hội thể hiện
tính sáng tạo của mình thông qua các dạng hoạt động tạo hình HĐTH từ nhiều
nguyên vật liệu NVL khác nhau, việc liên kết GTH với các góc hoạt động khác khác
và kết quả là sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh thêm mở rộng, tư duy, trí nhớ,
thể chất và ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển. Do đó, nếu góc tạo hình được xây
dựng và tổ chức một cách khoa học, hấp dẫn, linh hoạt và tạo điều kiện cho trẻ được tự
do hoạt động trên chính những NVL đa dạng... sẽ thúc đẩy làm nảy sinh ý tưởng sáng
tạo ở trẻ, giúp trẻ tham gia một cách tích cực, phát huy tính tự lập của trẻ như tự nghĩ
1
ra cách thực hiện, tự chọn NVL cho mình, tự giải quyết các tình huống nảy sinh trong
góc tạo hình...
Tuy nhiên, tính sáng tạo của trẻ sẽ hạn chế trong góc tạo hình khi chúng ch được
đặt trong phạm vi lớp học. Trẻ cần được nuôi dưỡng, tạo điều kiện, cơ hội thể hiện,
phát triển trong góc tạo hình - là môi trường sẽ giúp trẻ trải nghiệm nhiều hơn, tạo cơ
hội cho trẻ được thể hiện tính sáng tạo, tính tự chủ, nhanh nhẹn và tự lập hơn. Bên
cạnh đó, góc tạo hình sẽ tạo cơ hội trẻ được hoạt động trải nghiệm, được tự do khám
phá theo ý thích, được giao tiếp, được chia sẻ với bạn với cô theo hứng thú, nhu cầu và
khả năng của mình, giúp trẻ được sử dụng tối đa tính sáng tạo của mình ở mọi lúc, mọi
nơi, trong lớp lẫn ngoài trời và như vậy góc tạo hìnhchiếm một vị trí quan trọng trong
sự phát triển của trẻ em.
Qua quá trình quan sát và nghiên cứu của chúng tôi gần đây cho thấy, góc tạo
hình ở các trường mầm non đã được đầu tư các NVL, đồ chơi, nhưng phần lớn giáo
viên mầm non GVMN chưa quan tâm, chưa tận dụng tối đa góc tạo hình ở trong lớp
lẫn ngoài trời để phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mầm non, đặc biệt trẻ MG 5 - 6
tuổi.
Từ lý do trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Biện pháp phát triển khả năng
sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại góc tạo hình” .
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số biện pháp phát triển khả năng sáng tạo
cho trẻ MG 5 - 6 tuổi tại góc tạo hình
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
3.1. Khách thể nghiên cứu:
- Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 40 trẻ
+ 20 trẻ nhóm đối chứng ĐC
+ 20 trẻ nhóm thực nghiệm
- Giáo viên: 25 cô
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Tìm hiểu một số biện pháp phát triển tính sáng tạo cho trẻ MG 5 - 6 tuổi tại góc
tạo hình.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu một số biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ MG 5 - 6 tuổi
tại góc tạo hình ở trường Mầm non Hoa Hồng.
5. Nhiệm vụ của đề tài
- Thu thập tài liệu, phân tích, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan tới đề
tài nghiên cứu.
- Khảo sát thực trạng khả năng sáng tạo cho trẻ MG 5 - 6 tuổi tại góc tạo hình ở
2
Trường Mầm non Hoa Hồng - Tp. Đồng Hới.
- Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ
MG 5 - 6 tuổi tại góc tạo hình
6. Giả thuyết khoa học
Nếu xác định đúng thực trạng phát triển tính sáng tạo cho trẻ MG 5 - 6 tuổi tại
góc tạo hình ở các trường mầm non MN thì sẽ đề xuất một số biện pháp phù hợp với
lứa tuổi và mang tính thực tiễn cao.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp tổng hợp, phân tích và hệ thống hoá từ các tài liệu tâm lý
học, giáo dục tính sáng tạo, về hoạt động tạo hình của trẻ, nghiên cứu các tài liệu về
các vấn đề liên quan.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát HĐTH của trẻ MG 5 - 6 tuổi tại trường MN Hoa Hồng, Tp. Đồng Hới.
Quan sát hoạt động sáng tạo tại góc tạo hình nh m thu thập thông tin về biện pháp phát
triển sáng tạo cho trẻ MG 5 - 6 tuổi của GVMN tại góc tạo hình.
7.2.2. Phương pháp điều tra
- Đàm thoại với giáo viên
- Sử dụng phiếu điều tra để thu thập ý kiến của GVMN
- Mức độ sáng tạo của trẻ ở các góc hoạt động tạo hình
7.2.3. Phương pháp thực nghiệm
7.2.3.1. Thực nghiệm khảo sát
- Tiến hành chung ở cả hai nhóm trẻ với hình thức, phương pháp, biện pháp tổ
chức phương pháp dạy học, giáo dục đang hiện hành.
7.2.3.2. Thực nghiệm hình thành
- Chia trẻ thành hai nhóm đồng đều nhau về thể lực và khả năng: Nhóm đối
chứng và nhóm thực nghiệm.
- Chọn hoạt động tạo hình ở các góc với các hình thức, phương pháp khác nhau
nhưng nội dung chương trình giống nhau.
+ Nhóm đối chứng: Tác động tự nhiên
+ Nhóm thực nghiệm: Sử dụng biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ
7.2.3.3. Thực nghiệm kiểm chứng
- Cho hai nhóm thực hiện chung ở các góc tạo hình. Nhận xét, phân tích, so sánh
kết quả sản phẩm của hai nhóm và đưa ra kết luận cụ thể.
7.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của trẻ
Nghiên cứu các sản phẩm tạo hình của trẻ MG 5 - 6 tuổi tại góc tạo hình nh m
3
Khóa luận đủ ở file: Khóa luận full