Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SACOMBANK PHÒNG GIAO DỊCH DĨ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (687.06 KB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
SACOMBANK - PHÒNG GIAO DỊCH DĨ AN

TRẦN CHÍ QUỐC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Thực trạng và một số
đề xuất về hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần SacombankPhòng giao dịch Dĩ An” do sinh viên Trần Chí Quốc, sinh viên khóa 31, ngành Quản
Trị Kinh Doanh Thương Mại, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
___________.

TÔN THẤT ĐÀO
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)

______________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



năm 2009

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký

(Chữ ký

Họ tên)

Họ tên)

_________________________

Ngày

tháng

tháng

năm 2009

__________________________

Ngày

tháng

năm 2009



LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt luận văn này tôi xin:
Chân thành cảm ơn cha mẹ, những người đã sinh thành, nuôi nấng con lớn khôn
và nên người như ngày hôm nay cũng như anh chị em gia quyến đã lo lắng, giúp đỡ và
động viên tôi trong suốt thời gian học tập.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong ban giám hiệu trường, các
thầy cô trong khoa Kinh tế đã chỉ dẫn, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm trong
bốn năm học đại học.
Xin tỏ lòng biết ơn thầy Tôn Thất Đào đã tận tâm chỉ dạy và hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới ban lãnh đạo của Phòng giao dịch Dĩ An
nói chung và phòng tín dụng nói riêng, đã tạo điều kiện cho tôi có nơi để thực tập, để
trải nghiệm thực tế và hoàn tất chương trình Đại học của mình. Tôi xin cảm ơn anh
Dũng và các anh trong phòng tín dụng đã tận tình giúp đỡ và cung cấp những tài liệu
cần thiết trong thời gian tôi thực tập.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè, những người không thể thiếu trong
cuộc sống của tôi. Xin cảm ơn tất cả các bạn đã luôn chia sẻ cùng tôi nhừng khó khăn
trở ngại và giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi có được kết quả này.
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN CHÍ QUỐC. Tháng 06 năm 2009. “Thực Trạng và Một Số Đề Xuất
Về Hoạt Động Tín Dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần SacombankPhòng Giao Dịch Dĩ An”.
TRAN CHI QUOC. June. 2009. “The Real State and Propose Credit
Operations at Sacombank Commercial Joint Stock Bank- Di An Transaction
Office”.
Khóa luận tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng bao

gồm việc huy động vốn, cho vay vốn và tìm hiểu các nguyên nhân rủi ro dẫn đến nợ
quá hạn của Ngân hàng TMCP Sacombank - PGD Dĩ An, Bình Dương thông qua các
số liệu thu thập từ PGD. Để thực hiện được những quá trình đó, khóa luận đã sử dụng
nhiều phương pháp khác nhau trong đó quan trọng là phương pháp so sánh và phương
pháp phân tích số liệu của hoạt động kinh doanh tín dụng qua 3 năm từ năm 2006 đến
năm 2008. Qua xử lý và phân tích số liệu hoạt động tín dụng của PGD trong 3 năm tôi
nhận thấy hoạt động tín dụng của PGD có sự phát triển khá tốt, các chỉ số như tổng
vốn huy động , tổng dư nợ đều tăng trưởng tốt. Tuy nhiên bên cạnh đó chỉ số nợ xấu,
nợ quá hạn của PGD vẫn còn tồn tại. Vì vậy, tôi đã tiến hành điều tra ý kiến của 70
khách hàng của PGD nhằm thu thập những ý kiên của hoạt động cho vay của PGD,
làm cơ sở để đưa ra đề xuất lên PGD và chi nhánh Bình Dương. Qua đó góp phần giúp
hoạt động tín dụng của PGD phát triển tốt hơn trong tương lai.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

xi

DANH MỤC PHỤ LỤC


xii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Phạm vi về không gian

2


1.3.2. Phạm vi về thời gian

2

1.4. Cấu trúc luận văn

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1 Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Sacombank

4

2.2. Giới thiệu về ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

6

2.3. Giới thiệu về ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, chi nhánh Bình Dương

6

2.3.1. Quá trình thành lập và phát triển

7

2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của Sacombank chi nhánh Bình Dương


7

2.3.3. Các nghiệp vụ đang thực hiện tại của Sacombank chi nhánh Bình Dương 8
2.4. Các sản phẩm và dịch vụ hiện có tại ngân hàng

8

2.5. Lịch sử hình thành phòng giao dịch Dĩ An

11

2.6. Những thuận lợi và khó khăn của PGD

14

2.6.1. Thuận lợi

14

2.6.2. Khó khăn

15

2.6.3. Phương hướng hoạt động trong những năm tiếp theo của PGD

15

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
v


17


3.1 Cơ sở lý luận

17

3.1.1. Ngân hàng thương mại

17

3.1.1.1. Khái niệm

17

3.1.1.2. Chức năng

17

3.1.2. Tổng quan về tín dụng

18

3.1.2.1. Khái niệm

18

3.1.2.2. Vai trò

19


3.1.3. Rủi ro tín dụng

24

3.1.3.1. Khái niệm rủi ro trong tín dụng

24

3.1.3.2. Các loại rủi ro trong tín dụng

24

3.1.3.3. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong tín dụng

26

3.1.3.4. Hậu quả rủi ro tín dụng

28

3.1.2. Một số chỉ tiêu sử dụng

28

3.2 Phương pháp nghiên cứu

30

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu


30

3.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

30

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

32

4.1. Khái quát tình hình hoạt động tín dụng tại PGD Dĩ An

32

4.1.1. Cơ chế hoạt động tín dụng tại PGD Dĩ An

32

4.2.1. Tình hình huy động vốn

32

4.2.2 Tình hình cung ứng vốn và dư nợ tín dụng của PGD Dĩ An

43

4.2.3. Phân tích và đánh giá rủi ro hoạt động cho vay tín dụng của PGD

58


4.2.4 Nhận định của khách hàng về hoạt động cho vay vốn của PGD:

63

4.2.4.1. Ý nghĩa của mẫu điều tra

63

4.2.4.2. Mô tả về mẫu điều tra

63

4.2.4.3. Nhận xét của khách hàng

67

4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín
dụng của PGD Dĩ An

70

4.3.1. Về huy động vốn

70

4.3.2. Về hoạt động cho vay tín dụng

71


4.3.3. Về tình hình rủi ro trong tín dụng

73

vi


CHƯƠNG 5

78

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

78

5.1. Kết luận

78

5.2. Đề nghị

79

5.2.1. Đối với ngân hàng Nhà nước

79

5.2.2. Đối với ngân hàng Sacombank và chi nhánh Bình Dương

79


TÀI LIỆU THAM KHẢO

81

PHỤ LỤC

82

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBNV

Cán bộ nhân viên

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CMND

Chứng minh nhân dân

HĐQT

Hội đồng quản trị

HĐTD


Hợp đồng tín dụng

HMTD

Hạn mức tín dụng

NHNN

Ngân hàng Nhà Nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTP

Ngân hàng thành phố

PGD

Phòng giao dịch

PTTH

Phân tích tổng hơp



Quyết định


TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

TTTH

Thu thập tổng hợp

TW

Trung Ương

VNĐ

Việt Nam đồng

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Phân Loại Nhân Viên Theo Các Chỉ Tiêu

13


Bảng 4.1. Cơ Cấu Tồng Nguồn Vốn Huy Động của PGD từ Năm 2006 đến Năm 2008
33
Bảng 4.2. Tổng Nguồn Vốn Huy Động Phân Theo Đối Tượng Gởi Tiền

34

Bảng 4.3. Tổng Nguồn Vốn Huy Động Phân Theo Loại Tiền từ Năm 2006 - 2008

37

Bảng 4.4. Tổng Nguồn Vốn Huy Động Theo Kỳ Hạn Gởi Tiền của PGD từ Năm 2006
- 2008

39

Bảng 4.5. Lãi Suất Huy Động Các Hình Thức Gởi Tiết Kiệm Năm 2006 - 2007

40

Bảng 4.6. Lãi Suất Huy Động Các Hình Thức Gởi Tiết Kiệm Năm 2008

41

Bảng 4.7. Kết Quả Cho Vay Tín Dụng tại PGD Qua 3 Năm từ Năm 2006 - 2008

43

Bảng 4.8. Tình Hình Tổng Dư Nợ Tín Dụng Của PGD từ Năm 2006 - 2008

45


Bảng 4.9. Cơ Cấu Tổng Dư Nợ Tín Dụng Theo Lọai Tiền của PGD từ Năm 2006 2008

47

Bảng 4.10. Dư Nợ Tín Dụng Theo Đối Tượng Vay

48

Bảng 4.11. Tỷ Trọng Dư Nợ Tín Dụng Theo Ngành Kinh Tế từ Năm 2006-2008

49

Bảng 4.12. Cơ Cấu Dư Nợ Tín Dụng Theo Thời Hạn Vay Từ Năm 2006-2008

51

Bảng 4.13. Tình Hình Nợ Quá Hạn Các Khoản Vay Qua 3 Năm tại PGD Dĩ An

59

Bảng 4.14. Tình Hình Chất Lượng Tín Dụng Qua 3 Năm

59

Bảng 4.15. Tỷ Trọng Nợ Quá Hạn Phân Loại Theo Nguyên Nhân Nợ

60

Bảng 4.16. Các Chỉ Tiêu Phân Loại Khách Hàng


63

Bảng 4.17. Phân Loại Các Khoản Tiền Vay của Khách Hàng

64

Bảng 4.18. Mục Đích Vay Vốn của Khách Hàng

64

Bảng 4.19. Thời Hạn Vay của Khách Hàng

65

Bảng 4.20. Hình Thức Bảo Đảm của Khách Hàng

65

Bảng 4.21. Giải Pháp Thanh Toán Nợ Khi Không Trả Được Nợ Vay

66

Bảng 4.22. Số Lượng Khách Hàng Tham Gia Vay ở Ngân Hàng Khác

66

Bảng 4.23. Các Hình Thức Nhận Biết của Khách Hàng

67


Bảng 4.24. Đánh Giá của Khách Hàng Về Các Thủ Tục khi Vay Vốn

68

ix


Bảng 4.25. Các Lý Do Khách Hàng Chọn Vay Vốn tại PGD

69

Bảng 4.26. Xu Hướng Chọn PGD Để Vay Vốn Lần Sau của Khách Hàng

70

Bảng 4.27. Những Hạng Mục Và Điểm Số Đánh Giá

75

Bảng 4.28. Quyết Định Tín Dụng Trong Mô Hình Điểm Số Tín Dụng Tiêu Dùng

76

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức phòng giao dịch


11

Hình 2.2. Biểu Đồ thể Hiện Nhân Sự Theo Trình Độ của PGD

14

Hình 3.1. Các Loại Rủi Ro

24

Hình 4.1. Biểu Đồ Thể Hiện Tổng Vốn Huy Động của PGD từ Năm 2006 - 2008

33

Hình 4.2. Biểu Đồ Thể Hiện Các Đối Tượng Gởi Tiền tại PGD từ Năm 2006-2008 35
Hình 4.3. Biểu Đồ Thể Hiện Tồng Vốn Huy Động Phân Theo Loại Tiền Gởi từ 2006 2008

36

Hình 4.4. Biểu Đồ Thể Hiện Tồng Vốn Huy Động Theo Kỳ Hạn Tiền Gởi

38

Hình 4.5. Biểu Đồ Doanh Số Cho Vay Tín dụng của PGD Qua 3 Năm

44

Hình 4.6. Biểu Đồ Doanh Số Thu Nợ Tín Dụng của PGD Qua 3 Năm


45

Hình 4.7. Biểu Đồ Thể Hiện Tổng Dư Nợ Của PGD từ Năm 2006 - 2008

46

Hình 4.8. Biểu Đồ Thể Hiện Tồng Dư Nợ Phân Theo Loại Tiền Gởi từ Năm 2006 2008

46

Hình 4.9. Biểu Đồ Thể Hiện Dư Nợ Tín Dụng Phân Tích Theo Đối Tượng Vay

48

Hình 4.10. Biểu Đồ Thể Hiện Tồng Dư Nợ Theo Ngành Kinh Tế từ Năm 2006-200850
Hình 4.11. Biểu Đồ Thể Hiện Dư Nợ Tín Dụng Phân Tích Theo Thời Hạn Cho Vay 51
Hình 4.12. Biểu Đồ Thể Hiện Mức Lãi Suất Cho Vay Qua 3 Năm

53

Hình 4.13. Biểu Đồ Thể Hiện Tình Hình Nợ Quá Hạn Các Khoản Vay Qua 3 Năm 58
Hình 4.14. Biểu Đồ Tỷ Trọng Nợ Quá Hạn Phân Loại Theo Nguyên Nhân Nợ Qua 3
Năm từ 2006 đến 2008 của PGD Dĩ An

61

Hình 4.15. Biểu Đồ Thể Hiện Các Giải Pháp Thanh Toán Nợ Của Khách Hàng

66


Hình 4.16. Biểu Đồ Thể Hiện Số Lượng Khách Hàng Tham Gia Vay ở Ngân Hàng
Khác

67

Hình 4.17. Biểu Đồ Thể Hiện Các Hình Thức Nhận Biết của Khách Hàng

68

Hình 4.18. Biểu Đồ Thể Hiện Nhận Xét của Khách Hàng Về Thủ Tục Vay

69

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Các quy định khi vay vốn tại PGD
Phụ lục 2. Các bước trong quy trình cho vay tín dụng tại PGD
Phụ lục 3. Bảng câu hỏi điều tra khách hàng

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc hình thành và phát triển hệ thống Ngân
hàng đối với một quốc gia là tất yếu. Đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế hiện đại hệ

thống Ngân hàng của nước ta đã và đang có sự phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiên
ngày càng nhiều các NHTM cổ phần trên phạm vi cả nước và NHTM cổ phần
Sacombank được biết đến là một Ngân hàng lớn nhất của nước ta. Với nhiều hoạt động
khác nhau như: thanh toán quốc tế, chuyển tiền trong nước và nước ngoài, kinh doanh
ngoai tệ, tín dụng, … nhằm mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng thì tín dụng là một hoat
động không thể thiếu, là một nghiệp vụ truyền thống, nền tảng, chiếm tỉ trọng cao
trong cơ cấu tài sản và cơ cấu thu nhập của Ngân hàng. Theo nguyên lý chung, muốn
tăng trưởng kinh tế thì cần phải tăng vốn, hoạt động tín dụng là nguồn huy động và
cung cấp vốn chủ yếu trong cơ chế kinh tế của nước ta, với chức năng chính là tận
dụng nguồn vốn nhàn rỗi của người thừa vốn tạo điều kiện cho người vay vốn có thể
nâng cao cơ hội kinh doanh để phát triển kinh tế cá nhân nói riêng và nền kinh tế quốc
gia nói chung. Tín dụng có vai trò rất to lớn trong việc thúc đẩy sản xuất lưu thông
hàng hóa phát triển, góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự
xã hội. Ngoài ra tín dụng còn có vai trò quan trọng để mở rộng và phát triển các mối
quan hệ kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lưu quốc tế. Thực tế nhiều năm qua cho
thấy tín dụng Ngân hàng đang tăng trưởng cao và liên tục đã góp phần quan trọng vào
tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Xuất phát từ nhiều lý do trên cũng như được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa
Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Ban giám đốc Ngân
hàng Sacombank chi nhánh Dĩ An - Bình Dương và đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình
của thầy Tôn Thất Đào, tôi xin được tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trạng và một số


đề xuất về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sacombank Phòng giao dịch Dĩ An”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích kết quả đạt được, nhận diện những điểm mạnh và những mặt tồn tại
trong quá trình hoạt động tín dụng tại PGD từ năm 2006 đến năm 2008, qua đó đề xuất
một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tình hinhg hoạt động tín dụng của PGD trong những
năm tới.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Có bốn nội dung cần thực hiện
- Đánh giá hoạt động huy động vốn của PGD qua 3 năm 2006, 2007, 2008.
- Đánh giá hoạt động cho vay của PGD qua 3 năm 2006, 2007, 2008.
- Đánh giá rủi ro đối với hoạt động cho vay của PGD qua 3 năm 2006, 2007,
2008.
- Phân tích và đánh giá kết quả thăm dò khách hàng khi vay tín dụng tại PGD.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung và phạm vi nghiên cứu của đề tài là phân tích tình hình kinh doanh tín
dụng của PGD Dĩ An chi nhánh Bình Dương, đưa ra các nhận xét và các giải pháp
giúp cho tình hình cho vay tín dụng tại đây ngày càng phát triển.
1.3.1. Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng Sài Gòn thương tín (Sacombank) phòng
giao dịch Dĩ An – chi nhánh Bình Dương.
1.3.2. Phạm vi về thời gian
Thời gian nghiên cứu từ ngày 01/04/2009 đến ngày 01/06/2009.
1.4. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm có 5 chương:
Chương 1: Mở đầu: nêu lên lí do chọn đề tài, mục đích của việc nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của đề tài.
Chương 2: Tổng quan: giới thiệu sơ lược về Ngân hàng Sacombank

2


Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu: trình bày những vấn đề lý
luận liên quan đến tín dụng, rủi ro tín dụng và giới thiệu các phương pháp nghiên cứu
được sử dụng để đạt được các mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Chương 4: Kết quả và giải pháp: nêu lên các kểt quả đạt được trong quá trình
nghiên cứu, phân tích hoạt động tín dụng và đề xuất các giải pháp góp phần giảm thiểu

những rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Sacombank
Chương 5: Kết luận và đề nghị: trên cơ sở phân tích ở chương 4 rút ra những
kết luận chính và đề ra những kiến nghị giúp cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng
ngày càng hiệu quả hơn.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Sacombank
Ngân hàng

TMCP Sài Gòn Thương Tín - Sacombank thành lập ngày

21/12/1991 trên cơ sở chuyển thể và sáp nhập từ Ngân hàng Phát triển kinh tế Gò Vấp
và ba hợp tác xã tín dụng: Tân Bình- Thành Công- Lữ Gia tại thành phố Hồ Chí Minh.
Sau gần 18 năm hoạt độn đến nay Sacombank đã trở thành ngân hàng TMCP
hàng đầu Việt Nam với:
- 5.116 tỷ đồng vốn điều lệ, 7.003 tỷ đồng vốn tự có.
- Gần 250 chi nhánh và phòng giao dịch tại 44/63 tỉnh thành trong cả nước, 01
VPĐD tại Trung Quốc và 01 Chi nhánh tại Lào.
- 10.644 đại lý trực thuộc 278 Ngân hàng, 278 Ngân hàng này nằm trên 80 quốc
gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
- 6.000 cán bộ nhân viên trẻ, có trình độ cao với đa số nhân viên có trinh độ đại
học và trên đại học, họ luôn năng động và sáng tạo trong công việc.
- 60.000 cổ đông đại chúng .
Cùng với những thành quả đạt được, Sacombank hướng tới mục tiêu trở thành
Ngân hàng bán lẻ đa năng - hiện đại - tốt nhất Việt Nam.

Những cột mốc quan trọng:
™ Năm 1991 - 1995
Ngày 21/12/1991: Sacombank chính thức khai trương hoạt động với vốn điều lệ
3 tỷ VNĐ ( 188.000 Đô la Mỹ).
Ngân hàng tập trung giải quyết vấn đề nợ xấu và tái cấu trúc hoạt động kinh
doanh.
™ Năm 1996- 1998
Vốn điều lệ tăng lên 71 tỷ VNĐ (4,4 triệu Đô la Mỹ).


Mở rộng các dòng sản phẩm dịch vụ.
™ Năm 1999- 2001
Ngày 3/5/1999 khánh thành tòa nhà Sacombank tại 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa,
quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1999, Sacombank đã trở thành thành viên của Hiệp Hội Viễn thông Liên
ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Visa và Master Card.
™ Năm 2001- 2004
Thu hút 3 cổ đông chiến lược nước ngoài:
- Tập đoàn tài chính Dragon Finalcial Holdings.
- Công ty tài chí quốc tế (IFC).
- Ngân hàng ANZ.
Thành lập công ty Liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam
(VFM).
Liên doanh với tập đoàn tài chinh Dragon Finalcial Holdings.
Thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Sòn Thương
Tín (AM).
™ Năm 2005- 2006
Ngày 12/07/2006 cổ phiếu của Sacombank được niêm yết trên trung tâm giao
dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Vốn điều lệ tăng lên 130 triệu Đô la Mỹ.

Thành lập các công ty con:
- Công ty Kiều hối ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - SACOMREX.
- Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SACOMBANK
LEASING).
- Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - SBS).
- Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
(Sacombank - SBA).
- Công ty Liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VIETFUND)
™ Năm 2007
Sacombank tăng vốn điều lệ lên 4449 tỷ VNĐ.

5


Sacombank góp vốn thành lập công ty đầu tư tài chính Ngân hàng Sài Gòn
Thương Tín (SACOMINVEST), từng bước định hình một tập đoàn tài chính hùng
mạnh trên lãnh thổ Việt Nam.
Mở rộng mạng lưới hoạt động lên 207 điểm giao dịch tại 44 tỉnh và thành phố
trong cả nước.
™ Năm 2008 đến nay
Ngày 08/01/2008, Sacombank thành lập văn phòng đại diện tại Trung Quốc.
Ngày 16/5/2008, Sacombank tạo nên một bước ngoặt mới trong lịch sử hình
thành và phát triển Ngân hàng với việc thành lập Tập đoàn tài chính Sacombank.
2.2. Giới thiệu về ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
- Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
- Tên quốc tế: Sài Gòn Thương Tín Commercial Join Stock Bank.
- Tên viết tắt: Sacombank.
- Trụ sở chính đặt tại: 278 Nam Kì Khởi Nghĩa, phường 8, quận 3, TP. Hồ Chí
Minh.
- Số điện thoại : 08. 39.322.670.

- Số Fax:08. 39.320.425.
- Website: www.sacombank.com.vn.
- Logo:

2.3. Giới thiệu về ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, chi nhánh Bình Dương
- Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.
- Trụ sở chính : 431 Đại lộ Bình Dương, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu
Một, tỉnh Bình Dương.
- Số điện thoại: (0650) 3.859.593.
- Số Fax: (0650) 3.859.591.

6


2.3.1. Quá trình thành lập và phát triển
Căn cứ vào quyết định số 1109/NHTP.2002 ngày 19/09/2002 của Ngân hàng
Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận cho Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín mở
chi nhánh cấp 1 tại Bình Dương.
Căn cứ vào quyết định số 357/2002 - HĐQT ngày 19/09/2002 của Hội đồng
quản trị thành lập Chi nhánh cấp 1 tại Bình Dương.
Dựa trên các cơ sở pháp lý trên ngày 25/10/2002 SACOMBANK - Chi nhánh
Bình Dương chính thức đi vào hoạt động. Ban đầu chi nhánh có trụ sở hoạt động đối
diện chợ Thủ Dầu Một, sau một thời gian hoạt động đến năm 2004 Chi nhánh chuyển
về hoạt động tại trụ sở mới khang trang, trang bị đầy đủ máy móc thiết bị hiện đại, và
đã hoạt động tại đây cho đến nay.
Tử khi thành lập cho đến nay, Chi nhánh có 6 Phòng Giao Dịch: PGD Thủ Dầu
Một, PGD Bến Cát, PGD Mỹ Phước, PGD Dĩ An, PGD Lái Thiêu, PGD Tân Phước
Khánh.
2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của Sacombank chi nhánh Bình Dương
Thực hiện nghiệp vụ huy động tiền gởi, tiền vay và các sản phẩm dịch vụ Ngân

hàng phù hợp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quyết định về phạm vi hoạt
động được cho phép của chi nhánh, các quy định quy chế của Ngân hàng liên quan đến
từng nghiệp vụ.
Tổ chức công tác hạch toán kế toán và an toàn quỹ theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước và quy trình nghiệp vụ liên quan, quy định, quy chế của Ngân hàng.
Phối hợp các phòng nghiệp vụ Ngân hàng trong công tác kiểm tra, kiểm soát và
thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra mọi mặt hoạt động tại chi nhánh và các đơn
vị trực thuộc theo quy định, quy chế của ngân hàng.
Thực hiện công tác tiếp thị, phát triển thị phần, xây dựng và bảo vệ thương hiệu,
nghiên cứu và đề xuất Phó Tổng giám đốc phụ trách khu vực các nghiệp vụ phù hợp
với yêu cầu của địa bàn hoạt động.
Xây dựng kế hoạch của chi nhánh theo định hướng kế hoạch phát triển chung
tại khu vực và của toàn ngân hàng trong từng thời kì.
Tổ chức công tác hành chính quản trị, nhân sự nhằm phục vụ cho hoạt động của
đơn vị. Thực hiện công tác hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tạo môi trường làm việc
7


nhằm phát huy tối đa năng lực, hiệu qur phục vụ của cán bộ nhân viên toàn chi nhánh
một cách tốt nhất.
2.3.3. Các nghiệp vụ đang thực hiện tại của Sacombank chi nhánh Bình Dương
Các nghiệp vụ chính của Ngân hàng là: huy động vốn ngắn hạn, trung và dài
hạn theo các loại hình gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán, chứng chỉ tiền gởi, tiếp nhận
ủy thác đầu tư và phát triển, nhận vốn từ các TCTD khác, cho vay ngắn, trung và dài
hạn, chiết khấu thương phiếu, công trái và các chứng từ có giá, đầu tư vào các tổ chức
kinh tế, làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và
thanh toán quốc tế, huy động vốn nước ngoài và cung cấp các dịch vụ Ngân hàng khác.
2.4. Các sản phẩm và dịch vụ hiện có tại ngân hàng
Cá nhân
- Sản phẩm tiền gới:

+ Tiền gởi tiết kiệm không kì hạn
+ Tiền gởi tiết kiệm có kì hạn.
+ Tiền gởi bậc thang.
+ Tiền gởi tuần năng động.
+ Tiết kiệm dự thưởng.
+ Tiết kiệm tích lũy và các dịch vụ hỗ trợ.
+ Tiết kiệm Vạn Phúc.
+ Tài khoản Âu Cơ.
+ Tài khoản Hoa Việt
+ Tài khoản tiền gởi thanh toán.
- Sản phẩm tiền vay:
+ Cho vay tiêu dùng đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời.
+ Cho vay cấn trừ bất động sản.
+ Cho vay liên kết chuyển nhượng bất động sản.
+ Cho vay cầm cố thẻ tiết kiệm.
+ Cho vay cầm cố chứng từ có giá, vàng, ngoại tệ.
+ Cho vay phục vụ đời sống.
+ Cho vay du học.
+ Cho vay liên kết mua xe ô tô.
8


+ Cho vay sản xuất kinh doanh.
+ Cho vay mua chứng khoán.
+ Cho vay nông nghiệp.
+ Cho vay tiểu thương.
+ Cho vay cán bộ, nhân viên.
- Dịch vụ:
+ Chuyển tiền trong nước.
+ Chuyển tiền nhanh tận nhà.

+ Chuyển tiền bằng Bankdraft.
+ Chuyển tiền ra nước ngoài.
+ Dịch vụ hỗ trợ du học.
+ Dịch vụ cho thuê ngăn tủ sắt.
+ Dịch vụ Mobile Sacombank.
+ Dịch vụ Phone Sacombank
+ Dịch vụ SMA Sacombank
+ Dịch vụ e- Sacombank
+ Dịch vụ chuyển đổi ngoại tệ.
+ Dịch vụ thanh toán hóa đơn
+ Dịch vụ kiểm đếm
+ Dịch vụ thu chi hộ
+ Dịch vụ đổi séc du lịch
- Sản phẩm dịch vụ thẻ:
+ Thẻ thanh toán nội địa Sacom Passport.
+ Thẻ tín dụng nội địa Sacom Passport.
+ Thẻ thanh toán quốc tế Sacombank Visa Debit.
+ Thẻ tín dụng quốc tế Sacombank Visa Debit.
+ Thẻ đồng thương hiệu VNPay liên kết với công ty Eden.
+ Thẻ tín dụng nội địa Sacom Metro.
- Sản phẩm tiền tệ:
+ Hoán đổi ngoại tệ, vàng ( Swap).
+ Mua hay bán kì hạn (forward) ngoại tệ, vàng.
9


+ Mua bán giao ngay (forward) ngoại tệ, vàng.
+ Quyền chọn mua/ bán ngoại tệ, vàng (Vanila option).
+ Tư vấn và bảo lãnh phát hành các loại chứng khoán nợ.
+ Chiết khấu các loại chứng khoàn nợ.

Doanh nghiệp:
Sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp:
-Sản phẩm tiền vay:
+ Cho vay sản xuất kinh doanh
+ Cho vay kinh doanh trả góp doanh nghiệp vừa và nhỏ.
+ Cho vay quỹ tín dụng nhân dân.
+ Cho vay lãi cấn trừ doanh nghiệp khu công nghiệp.
+ Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, chứng từ có giá.
+ Thấu chi tài khoản tiền gởi thanh toán.
+ Cho vay đầu tư (tài sản).
+ Cho vay dự án.
+ Bao thanh toán nội địa.
-Sản phẩm tiền gởi:
+ Tiền gởi thanh toán.
+ Tiền gởi có kì hạn.
+ Tiền gởi bận thang.
+ Tiền gởi tich lũy thưởng.
- Sản phẩm bảo lãnh:
+ Bảo lãnh tiền đặt cọc.
+ Bảo lãnh dự thầu.
+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
+ Bảo lãnh bảo hành hợp đồng.
+ Bảo lãnh thanh toán.
+ Bảo lãnh khác
Thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại:
+ Thanh toán quốc tế xuất khẩu.
+ Thanh toán quốc tế nhập khẩu.
10



+ Tài trợ thương mại xuất khẩu.
+ Tài trợ thương mại nhập khẩu.
Dịch vụ:
+ Dịch vụ thanh toán quốc tế.
+ Dịch vụ chuyển đổi ngoại tệ.
+ Dịch vụ chi trả hộ lương cho CBNV.
+ Dịch vụ thấu chi tài khoản.
+ Dịch vụ thu- chi hộ.
+ Dịch vụ bảo lãnh.
2.5. Lịch sử hình thành phòng giao dịch Dĩ An
Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/2005 trên cơ sở thành lập PGD mới.
- Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.
- Trụ sở chính: 12A/22 Trần Hưng Đạo, Ấp Bình Minh,TT.Dĩ An,tỉnh Bình
Dương.
- Số điện thoại: (0650) 3.734.840.
- Số Fax: (0650) 3.734.841.
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức phòng giao dịch
Trưởng phòng giao
dịch

Phó phòng giao
dịch

Bộ phận dịch vụ khách

Bộ phận
hỗ trợ

hàng


Nguồn: phòng kế toán tổng hợp, PGD Dĩ An

11


Trong đó:
Bộ phận dịch vụ khách hàng: bao gồm 8 nhân viên nhập từ phòng doanh
nghiệp và phòng cá nhân bao gồm bộ phận tiếp thị và bộ phận thẩm định.
- Bộ phận tiếp thị là quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ
thể: hướng dẫn, giới thiệu, tư vấn khách hàng về sản phẩm dịch vụ. Thu thập, tổng hợp
và quản lý thông tin khách hàng phục vụ hoạt động của PGD, chi nhánh và toàn ngân
hàng. Thu thập, tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin về các ý kiến, đóng góp, khiếu
nại, thắc mắc của khách hàng. Đôn đốc khách hàng trả vốn lãi đúng thời hạn. Thông
báo quy định của ngân hàng đến khách hàng liên quan. Hướng dẫn khách hàng bổ túc
hồ sơ, tài liệu để hoàn chỉnh hồ sơ.
- Bộ phận thẩm định: thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng, phối hợp với cán bộ
được giao chức năng tiếp thị trong quá trình tiếp xúc khách hàng để xác minh tình hình
sản xuất kinh doanh và khả năng quản lý của khách hàng. Phân tích, thẩm định đề xuất
cấp tín dụng và cơ cấu lại hồ sơ cấp tín dụng. Báo cáo, đánh giá chất lượng thẩm định
tại PGD chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra sử dụng vốn định kỳ và đột xuất
khi cho vay.
Bộ phận hỗ trợ:
- Xử lý giao dịch: thực hiện các việc liên quan đến tiền gởi, tiền vay và chuyển
tiền, … thu chi tiền mặt theo đúng nhiệm vụ quy định của từng giao dịch viên.
- Quản lý tín dụng: thực hiện thủ tục bảo đảm tiền vay, tiếp nhận tài sản bảo
đảm. Kiếm soát lại hồ sơ cấp tín dụng và phản hồi lại cho Ban lãnh đạo PGD những
vấn đề chưa đúng quy định (nếu có), hoàn chỉnh hồ sơ và lập thủ tục giải ngân, thu phí.
- Quản lý nợ: quản lý danh mục cho vay theo chính sách tín dụng của ngân
hàng trong từng thời kỳ và đề xuất biện pháp thích hợp để hạn chế rủi ro, nâng cao
hiệu quả. Theo dõi và báo cáo cho Ban lãnh đạo Phòng giao dịch về tình hình thu vốn,

lãi của phòng giao dịch và diễn biến của từng món vay. Đề xuất biện pháp thực hiện
việc thu nợ đối với các khoản nợ trễ hẹn, nợ quá hạn, nợ xấu. lập kế hoạch nợ quá hạn,
kế hoạch dự phòng rủi ro và theo dõi thực hiện.
- Chức năng kế toán - quỹ.
+ Công tác kế toán: quản lý chi phí điều hành của PGD. Thực hiện và kiểm soát
hoạt động hạch toán của PGD. Tổ chức lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán trong khi
12


chờ chuyển về Chi nhánh theo quy định. Tổng hợp và xây dựng kế hoạch tháng, năm
theo dõi đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất cho trưởng PGD các biện pháp khắc
phục các khó khăn trong công tác.
+ Công tác kho quỹ: quản lý và điều hành thanh khoản tại đơn vị theo quy định.
Thực hiện công tác thu chi tiền mặt, vàng, chứng từ có giá theo quy định. Kiểm đếm,
đóng bó đúng tiêu chuẩn tiền mặt tồn quỹ một cách kịp thời. thực hiện kiểm kê tồn quỹ
theo quy định. Bảo đảm tuyệt đối an toàn kho quỹ. Lưu trữ, bảo đảm và giao nhận bản
chính giấy tờ sở hữu tài sản bảo đảm của khách hàng, bản chính tờ trình đề xuất cho
vay và các giấy tờ khác theo quy định. Bảo quản và sử dụng khuôn dấu của Phòng
giao dịch theo đúng quy định.
Tình hình nhân sự hiện tại (2009) của PGD
Hiện PGD có 11 thành viên bao gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 9 nhân
viên hoạt động ở 2 bộ phận, được chia như sau:
Bảng 2.1. Phân Loại Nhân Viên Theo Các Chỉ Tiêu
Số lượng

Tỷ trọng

(người)

(%)


11

100

- Cán bộ quản lý

2

18,18

- Công nhân viên

9

81,82

- Trên đại học

1

9,09

- Đại học

9

81,82

- Cao đẳng


1

9,09

- Dưới 30

7

63,64

- Từ 31 - 40

4

36,36

Chỉ tiêu
Tổng số
1. Phân theo cấp bậc

2. Phân theo trình độ

3. Phân theo độ tuổi

Nguồn: TTTH
Cán bộ quản lý bao gồm trưởng phòng và phó phòng chịu trách nhiêm quản lý
trực tiếp 2 bộ phận dịch vụ khách hàng và bộ phận hỗ trợ. Bộ phận dịch vụ khách hàng
bao gồm 4 nhân viên nam chịu sự quản lý trực tiếp của trưởng PGD tiến hành thu nhận
13



×