Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐẤT ĐỎ HUYỆN ĐẤT ĐỎ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.32 KB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN CHI NHÁNH ĐẤT ĐỎ HUYỆN ĐẤT ĐỎ
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

TRẦN HOÀNG TRỌNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07 năm 2009


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “PHÂN TÍCH RỦI RO
TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐẤT ĐỎ HUYỆN ĐẤT ĐỎ TỈNH BÀ RỊA –
VŨNG TÀU” do TRẦN HOÀNG TRỌNG, sinh viên khoá 31, ngành KINH TẾ
NÔNG LÂM, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày______________.

TH.S. TRẦN ANH KIỆT
Người hướng dẫn

Ngày


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2009

tháng

năm 2009

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2009


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin mãi mãi khắc ghi công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí
Minh cùng quý thầy cô đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi suốt quá trình
học tập.
Xin gởi lời cảm ơn đến thầy Trần Anh Kiệt, giảng viên khoa Kinh Tế trường
Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh lòng biết ơn chân thành. Cảm ơn thầy trong thời
gian qua đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè và các cô chú, anh chị làm việc trong

NHNo & PTNT huyện Đất Đỏ đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành
tốt quá trình thực tập tại ngân hàng. Xin chân thành cảm ơn!
Tp Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 05 năm 2009
Sinh viên
Trần Hoàng Trọng


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN HOÀNG TRỌNG. Tháng 07/2009. “Phân Tích Rủi Ro trong Hoạt
Động Tín Dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi
Nhánh Đất Đỏ Huyện Đất Đỏ Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.
TRAN HOANG TRONG. July 2009. “Analyse the Risks in the Credit
Activities at The Agriculture and Rural Development Bank Đat Đo District, Ba
Ria – Vung Tau Province”.
Đề tài được thực hiện thông qua việc nghiên cứu và phân tích hoạt động tín
dụng tại NHNo & PTNT huyện Đất Đỏ tỉnh BRVT gồm tình hình huy động vốn,
doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và tình hình nợ quá hạn, nợ xấu để xác
định mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng mà ngân hàng đang gặp phải. Từ đó tìm
ra những rủi ro tiềm ẩn trong tương lai giúp ngân hàng phòng tránh và hạn chế những
rủi ro có thể xảy ra bằng những biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của ngân hàng. Đồng thời nâng cao kế hoạch phát triển kinh tế của
địa phương, mở rộng đa dạng hoá đối tượng cho vay, để chuyển tải cung cấp vốn kịp
thời đến người dân góp phần phát triển kinh tế huyện theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các từ viết tắt


viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Lý do chọn đề tài

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2


1.2.3. Ý nghĩa của đề tài

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1 Phạm vi không gian

2

1.3.2 Phạm vi thời gian

2

1.4. Cấu trúc khóa luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan về địa bàn huyện Đất Đỏ

4

2.1.1. Điều kiện tự nhiên


4

2.1.2. Tình hình kinh tế, xã hội của huyện

5

2.2. Tổng quan về NHNo & PTNT huyện Đất Đỏ

8

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

8

2.2.2. Cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động

8

2.2.3. Tổng quan về nghiệp vụ cho vay tại NHNo & PTNT Đất Đỏ 10
2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ năm 2006
đến năm 2008

16

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

18
18


3.1.1. Tín dụng ngân hàng

18

3.1.2. Rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại

19

3.2. Nguyên nhân và hậu quả của rủi ro tín dụng
v

23


3.2.1. Nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng

23

3.2.2. Hậu quả của rủi ro tín dụng

24

3.3. Phương pháp nghiên cứu

25

3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

25


3.3.2. Phương pháp phân tích số liệu

25

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Đất Đỏ

26
26

4.1.1. Phân tích tình hình hoạt động chung của NHNo & PTNT
Đất Đỏ từ năm 2006 đến 2008

26

4.1.2. Phân tích tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT Đất Đỏ
từ năm 2006 đến 2008

28

4.1.3. Phân tích tình hình cho vay tại NHNo & PTNT Đất Đỏ từ
năm 2006 đến 2008

32

4.1.4. Phân tích tình hình thu nợ tại NHNo & PTNT Đất Đỏ từ năm
2006 đến 2008

37


4.1.5. Phân tích tình hình dư nợ tại NHNo & PTNT Đất Đỏ từ năm
2006 đến 2008

40

4.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Đất Đỏ

45

4.2.1. Tình hình nợ quá hạn tại NHNo & PTNT Đất Đỏ từ năm 2006
đến 2008

45

4.2.2. Tình hình nợ xấu tại NHNo & PTNT Đất Đỏ từ năm 2006 đến
2008

52

4.3. Phân tích quy trình thẩm định khách hàng vay vốn và công tác kiểm tra
giám sát vốn vay của CBTD tại NHNo & PTNT Đất Đỏ

56

4.3.1. Quy trình thẩm định khách hàng vay vốn

56

4.3.2. Công tác kiểm tra giám sát vốn vay


57

4.4. Những nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng tại
NHNo & PTNT Đất Đỏ

58

4.4.1. Nguyên nhân từ khách hàng

58

4.4.2. Nguyên nhân từ ngân hàng

59

vi


4.5. Một số biện pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại
NHNo & PTNT Đất Đỏ

61

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

65

5.1. Kết luận

65


5.2 Kiến nghị

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BRVT

Bà Rịa Vũng Tàu

BGĐ

Ban Giám đốc

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CBTD

Cán bộ tín dụng

DSCV

Doanh số cho vay


DSTN

Doanh số thu nợ

DN

Dư nợ

ĐVT

Đơn vị tính

GTSX

Giá trị Sản xuất

HĐQT

Hội đồng quản trị

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHNo & PTNT

Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

NĐ – CP


Nghị định chính phủ

NX

Nợ xấu

NQH

Nợ quá hạn

QĐ – TTg

Quyết định Thủ tướng Chính phủ

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TT

Thị trấn

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TN – DV

Thương nghiệp dịch vụ


TCTD

Tổ chức tín dụng

TCKT

Tổ chức kinh tế

TL

Tỷ lệ

TT

Tỷ trọng

TDP

Trích dự phòng

UBND

Ủy ban nhân dân

XLRR

Xử lý rủi ro
viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Giá Trị Sản Xuất Nông Nghiệp Huyện Đất Đỏ

6

Bảng 2.2. Bảng Quy Mô về Số CBCNV trong Các Phòng Ban tại NHNo & PTNT
Đất Đỏ

9

Bảng 2.3. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của NHNo & PTNT Đất Đỏ

16

Bảng 4.1. Tình Hình Hoạt Động Chung của NHNo & PTNT Đất Đỏ

26

Bảng 4.2. Tình Hình Nguồn Vốn Huy Động của NHNo & PTNT Đất Đỏ

28

Bảng 4.3. Tình Hình Lãi Suất tại NHNo & PTNT Đất Đỏ

31

Bảng 4.4. Doanh Số Cho Vay Theo Ngành Kinh Tế tại NHNo & PTNT Đất Đỏ


32

Bảng 4.5. Doanh Số Cho Vay Theo Thời Hạn tại NHNo & PTNT Đất Đỏ

35

Bảng 4.6. Tình Hình Thu Nợ Theo Ngành Kinh Tế tại NHNo & PTNT Đất Đỏ

37

Bảng 4.7. Tình Hình Thu Nợ Theo Thời Hạn tại NHNo & PTNT Đất Đỏ

39

Bảng 4.8. Tình Hình Dư Nợ Theo Ngành Kinh Tế tại NHNo & PTNT Đất Đỏ

40

Bảng 4.9. Tình Hình Dư Nợ Theo Thời Hạn tại NHNo & PTNT Đất Đỏ

42

Bảng 4.10. Tình Hình Dư Nợ Theo Khu Vực Tại NHNo & PTNT Đất Đỏ

44

Bảng 4.11. Nợ Quá Hạn Theo Ngành Kinh Tế tại NHNo & PTNT Đất Đỏ

46


Bảng 4.12. Nợ Quá Hạn Theo Thời Hạn tại NHNo & PTNT Đất Đỏ Qua 3

48

Bảng 4.13. Tình Hình Nợ Quá Hạn Theo Khu Vực tại NHNo & PTNT Đất Đỏ

50

Bảng 4.14. Tình Hình Nợ Xấu Theo Thời Hạn tại NHNo & PTNT Đất Đỏ

53

Bảng 4.15. Tình Hình Nợ Xấu Phân Theo Nhóm Nợ và Số Tiền Trích Dự Phòng
tại NHNo & PTNT Đất Đỏ

54

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức tại NHNo & PTNT Huyện Đất Đỏ

8

Hình 2.2. Sơ Đồ Quy Trình Xét Duyệt Cho Vay Vốn

14


Hình 4.1. Biểu Đồ Nguồn Vốn Huy Động của NHNo & PTNT Đất Đỏ

30

Hình 4.2. Biểu Đồ Doanh Số Cho Vay Theo Ngành Kinh Tế tại NHNo & PTNT
Đất Đỏ

34

Hình 4.3. Biểu Đồ Doanh Số Cho Vay Theo Thời Hạn tại NHNo & PTNT Đất Đỏ 36
Hình 4.4. Biểu Đồ Thu Nợ Theo Ngành Kinh Tế tại NHNo & PTNT Đất Đỏ

38

Hình 4.5. Biểu Đồ Thu Nợ Theo Thời Hạn tại NHNo & PTNT Đất Đỏ

39

Hình 4.6. Biểu Đồ Dư Nợ Theo Ngành Kinh Tế tại NHNo & PTNT Đất Đỏ

41

Hình 4.7. Biểu Đồ Dư Nợ Theo Thời Hạn tại NHNo & PTNT Đất Đỏ

43

Hình 4.8. Biểu Đồ Nợ Quá Hạn Theo Ngành Kinh Tế tại NHNo & PTNT Đất Đỏ 47
Hình 4.9. Biểu Đồ Nợ Quá Hạn Theo Thời Hạn tại NHNo & PTNT Đất Đỏ

49


Hình 4.10. Biểu Đồ Nợ Xấu Theo Thời Hạn tại NHNo & PTNT Đất Đỏ

53

Hình 4.11. Biểu Đồ Nợ Xấu Phân Theo Nhóm Nợ tại NHNo & PTNT Đất Đỏ

55

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động. Đặc
biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ đã ảnh hưởng ít nhiều đến nền kinh tế các nước
trong khu vực. Trong khi đó, nước ta với hơn 80% dân số hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, đồng vốn còn hạn hẹp và nhiều thiếu
thốn. Đời sống của người dân đặc biệt nông dân ở nông thôn gặp nhiều khó khăn khi
giá cả hàng hóa biến động liên tục.
Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong các tỉnh thành của cả nước có lực lượng lao
động tập trung chủ yếu trong nông nghiệp và sản xuất nhỏ lẻ. Trong ba năm vừa qua,
giá cả hàng hóa không ổn định cùng với thiên tai đặc biệt là cơn bão số 9 năm 2007 đã
làm cho tình hình sản xuất của người dân vô cùng khó khăn. Chính vì vậy nhu cầu về
vốn của người dân cho sản xuất vô cùng lớn. Hiện nay, hoạt động tín dụng đối với các
hộ ở nông thôn chủ yếu do NHNo & PTNT thực hiện. Vai trò của ngân hàng càng
ngày được khẳng định trong việc cung ứng nguồn vốn cho người dân, tạo động lực
thúc đẩy sản xuất hàng hoá, nâng cao thu nhập và mức sống người dân. Tuy nhiên,

ngân hàng cũng chịu những thiệt hại trong quá trình hỗ trợ và cung ứng, thu hồi vốn.
Nguyên nhân xuất phát từ việc số người vay càng tăng trong khi hiệu quả sử dụng vốn
của các hộ này chưa cao, rủi ro lớn và thường xuyên diễn ra trên diện rộng. Khách
hàng thường không trả các khoản vay đúng hạn. Tình hình nợ của ngân hàng vẫn tồn
đọng, nợ quá hạn ngày càng tăng cao. Những đặc điểm mang tính đặc thù trên đã tác
động và ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình, hiệu quả hoạt động của các NHNo &
PTNT ở các chi nhánh ngân hàng huyện, mà chi nhánh NHNo & PTNT huyện Đất Đỏ
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng không ngoại lệ. Chính vì vậy, để góp phần hạn chế rủi ro
trong cho vay đối với kinh tế hộ tại NHNo & PTNT Đất Đỏ, tôi đã thực hiện nghiên


cứu đề tài “Phân tích rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Đất
Đỏ huyện Đất Đỏ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích hiện trạng hoạt động của ngân hàng,
từ đó đánh giá tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng, đồng thời tìm ra những nguyên
nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và tìm ra những biện pháp đề phòng rủi ro, nhằm tối thiểu
hóa những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh như huy động vốn và sử dụng vốn của
ngân hàng.
- Phân tích thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng. Trên cơ sở mức độ rủi ro
của ngân hàng để đưa ra nhận định về tình hình rủi ro của hoạt động tín dụng tại ngân
hàng.
- Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng.
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài
Nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, tăng nguồn vốn huy động,
doanh số cho vay và dư nợ, giảm vốn tồn đọng, giảm tối thiểu nợ quá hạn, nợ khó
đòi, hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao tính hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Từ đó

đem lại lợi nhuận cao, duy trì tính ổn định trong hoạt động kinh doanh của ngân
hàng để đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất của người dân trên địa bàn huyện.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi không gian
Do thời gian nghiên cứu và khả năng hạn chế, nên đề tài chỉ tập trung nghiên
cứu hoạt động tín dụng và những rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT
huyện Đất Đỏ tỉnh BRVT.
1.3.2 Phạm vi thời gian
- Thời gian nghiên cứu đề tài giới hạn trong 3 năm 2006, 2007, 2008.
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 03/2009 đến 06/2009.

2


1.4. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương
Chương 1. Mở đầu; nêu lý do, ý nghĩa của việc chọn đề tài; đưa ra các mục
tiêu nghiên cứu và đề cập đến những giới hạn về mặt nội dung, địa bàn, thời gian
nghiên cứu.
Chương 2. Tổng quan; trình bày tổng quan về đặc điểm tự nhiên, tình hình
kinh tế – xã hội của huyện Đất Đỏ tỉnh BRVT và tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu; nêu lên những khái niệm,
định nghĩa liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phần cuối của chương nêu lên phương
pháp nghiên cứu được dùng để nghiên cứu cho đề tài.
Chương 4. Kết quả và thảo luận; trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận đã
thu thập trong quá trình nghiên cứu để đạt được mục tiêu nghiên cứu ban đầu.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị; rút ra những kết luận qua quá trình tìm hiểu,
khảo sát nghiên cứu và thảo luận, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần giải
quyết vấn đề.


3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về địa bàn huyện Đất Đỏ
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Đất Đỏ là một huyện của tỉnh BRVT, có trung tâm hành chính đặt tại Thị trấn
Đất Đỏ. Huyện được thành lập khi Chính phủ chia huyện Long Đất thành hai huyện
Đất Đỏ và Long Điền theo Nghị định 152/2003/NĐ – CP ngày 09 tháng 01 năm 2003.
Huyện Đất Đỏ có Đông giáp huyện Xuyên Mộc và biển Đông, Tây giáp huyện
Long Điền và Thị xã Bà Rịa, Nam giáp biển Đông, và Bắc giáp huyện Châu Đức. Diện
tích tự nhiên 18,905.31 ha, dân số trung bình năm 2008 là 66,188 người. Huyện gồm 2
thị trấn mới được thành lập là TT Đất Đỏ và TT Phước Hải; các xã gồm: Phước Long
Thọ, Long Tân, Láng Dài, Lộc An, Phước Hội, Long Mỹ.
Trên địa bàn huyện có 18 trường học các cấp, 7 trường mầm non; 8 trạm y tế
cấp xã; 6 chợ. Huyện Đất Đỏ có bờ biển dài khoảng 17.5 km. Tuy nhiên, huyện nằm
xa các bến cảng, sân bay vì vậy cơ hội thu hút đầu tư của huyện không cao, đặc biệt
kêu gọi đầu tư cho phát triển công nghiệp.
2.1.1.2. Địa hình và khí hậu
Huyện Đất Đỏ địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc tương đối thấp < 15o
(chiếm hơn 95%). Khí hậu nhiệt đới gió mùa khá ôn hòa tạo điều kiện cho sản xuất
đặc biệt là trong ngành nông nghiệp.
2.1.1.3. Cơ sở hạ tầng
a) Giao thông
Trong những năm qua, hệ thống đường giao thông trên địa bàn huyện Đất Đỏ
được UBND tỉnh, UBND huyện đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng và cải tạo nâng
cấp.



- Quốc lộ 55 và tỉnh lộ 52 (trục Bắc – Nam và trục Đông – Tây): Có chất
lượng tương đối tốt, đã và đang được nâng cấp mở rộng thêm.
- Hệ thống đường liên xã, liên thôn: Được đầu tư xây dựng và trải nhựa thêm
một số tuyến tạo điều kiện cho các loại phương tiện vận tải lưu thông khá thuận lợi,
song chỉ mới tập trung cho khu vực phía Nam của huyện, phía Bắc của huyện mật độ
đường giao thông còn rất thưa. Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng cơ
sở hạ tầng kĩ thuật đặc biệt là đường giao thông phải đi trước mới tạo tiền đề cho
chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, thu hút đầu tư, cơ giới nông nghiệp. Vì
vậy UBND tỉnh BRVT và đang tích cực triển khai xây dựng các tuyến trong những
năm tới.
b) Thủy lợi
Hệ thống thủy lợi của huyện có nhiều thuận lợi cho sản xuất. Huyện được
hưởng lợi từ 5 hồ chứa nước, một đập dâng, nhiều kênh tiêu và công trình thủy lợi
nhỏ khác. Ngoài ra, kênh tiêu Bà Đáp dài 22 km với chức năng chính là tiêu nước,
song tùy theo thời điểm nước từ kênh cũng được vận hành tưới cho khoảng 600 ha.
Như vậy, tổng năng lượng tưới theo thiết kế của các công trình thủy lợi ở Đất
Đỏ là khoảng 2.530 ha. Hiện tại, toàn huyện có các trạm cấp nước sạch tại xã Long
Tân, TT Phước Hải, Phước Long Thọ, Phước Hội, Lộc An.
2.1.2. Tình hình kinh tế, xã hội của huyện
Huyện Đất đỏ gồm 6 xã và 2 thị trấn nhưng phần lớn người dân trong địa bàn
huyện chủ yếu là nông dân, ngư dân. Ngư nghiệp được coi là ngành kinh tế mũi nhọn
của huyện. Huyện đã xây dựng được 3 cảng cá Lộc An, Tam Phước, Lò Vôi. Đến
năm 2008 đã có 760 tàu cá với tổng công suất 99,237 CV. Tổng sản lượng khai thác
năm 2008 đạt 31,589 tấn. Hiện nay, huyện có 33 cơ sở chế biến hải sản.
Trong giai đoạn nền kinh tế đất nước phát triển theo hướng công nghiệp hóa
hiện đại hóa, kinh tế huyện Đất Đỏ còn gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn mới tách
huyện tuy đã tương đối đi vào thế ổn định có tăng trưởng kinh tế từng bước và hòa
nhập kinh tế thị trường.


5


a) Thực trạng ngành nông – lâm – ngư nghiệp
- Nông nghiệp: Từ khi thành lập huyện Đất Đỏ đến nay, sản xuất nông nghiệp
đã ghi dấu ấn trên bước đường hình thành và phát triển đúng hướng, đạt hiệu quả
hơn. Theo kết quả thống kê, giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Đất Đỏ được thể hiện
ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Giá Trị Sản Xuất Nông Nghiệp Huyện Đất Đỏ
ĐVT: Triệu đồng.
Khoản mục
1. Trồng trọt
2. Chăn nuôi
Tổng GTSX nông nghiệp

2007

Tỷ lệ (%)

2008

Tỷ lệ (%)

120,300.1
61.5
280,500.4
62.4
75,211.1
38.5

168,708.5
37.6
195,511.2
100
449,208.9
100
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2008 huyện Đất Đỏ.

+ Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực (lúa và bắp) là 11,148
ha năm 2008, chiếm 72.82% so với tổng diện tích cây gieo trồng hàng năm. Đặc biệt
với 8,856 ha lúa, chiếm 32.74% so với diện tích gieo trồng lúa của tỉnh BRVT có thể
xem Đất Đỏ là “vựa lúa” của tỉnh BRVT. Giá trị sản xuất của ngành đạt 120,300.1
triệu đồng vào năm 2007. Năm 2008 giá trị sản xuất của ngành đạt 280,500.4 triệu
đồng. Giá trị sản xuất năm 2008 tăng đáng kể so với năm 2007 là do tác động của
cơn bão số 9 vào năm 2007, gây thiệt hại lớn cho người dân, do đó giá trị sản xuất
năm 2007 rất thấp.
Ngoài ra rau thực phẩm (1.374 ha), đậu đỗ (994,8 ha), đậu phộng (791 ha)…là
cây trồng chiếm tỉ trọng đáng kể trong cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm của
huyện.
+ Chăn nuôi: Theo kết quả thống kê tính đến ngày 01/08/2008, đàn heo của
huyện 18,000 con; đàn bò đạt 12,676 con; đàn dê đạt 1,350 con; đàn gà vịt đạt
267,000 con; sản lượng thịt các loại là 2,427 tấn. Giá trị sản xuất năm 2007 đạt
75,211.1 triệu đồng, năm 2008 đạt 168,708.5 triệu đồng.
- Lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp của huyện hiện nay là 837 ha, trong
đó rừng tự nhiên là 390.5 ha, rừng trồng là 446 ha. Hàng năm khai thác khoảng 150
ha rừng sản xuất (số liệu thống kê đất đai 12/2008).

6



- Ngư nghiệp: Tổng GTSX hiện hành đạt 131 tỉ đồng, tăng 8.93% so với cùng
kỳ. Số lượng ghe tàu hiện có là 760, diện tích mặt nước nuôi trồng 876.11 ha, sản
lượng hải sản đánh bắt 31,589 tấn, sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2008 đạt 1,335
tấn.
b) Thực trạng thương mại dịch vụ
Tổng doanh thu ngành thương mại dịch vụ năm 2008 đạt 900 tỉ đồng, tăng
76.47% so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó: thương mại 522 tỉ đồng, dịch vụ du lịch
378 tỉ đồng. Toàn huyện có 1700 cơ sở hoạt động thương mại dịch vụ du lịch, tăng
763 cơ sở so với năm 2007, trong đó 56 cơ sở quy mô doanh nghiệp và Công ty
Trách nhiệm Hữu hạn.
Với lợi thế có chiều dài bờ biển 17.5 km, có nhiều bãi tắm đẹp dọc theo tuyến
đường ven biển Vũng Tàu – Bình Thuận và dãy núi Minh Đạm có nhiều giá trị về
văn hóa lịch sử nên huyện Đất Đỏ là điểm kinh doanh lý tưởng của các doanh nghiệp
đầu tư phát triển du lịch. Đến nay, trên địa bàn huyện có tổng cộng 38 dự án du lịch
với tổng diện tích 1,187 ha, tổng vốn đăng ký 4,757 tỷ đồng, đã thực hiện 421 tỷ (đạt
9%). Có 4 dự án đã đi vào hoạt động gồm khu du lịch Thùy Dương, Bến Thành, Sao
Mai và Lộc An. Hàng năm thu hút khoảng 300,000 lượt du khách, trong đó khách
nước ngoài chiếm khoảng 5%.
c) Thực trạng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Ngành công nghiệp và TTCN trong huyện còn rất nhỏ bé, tuy nhiên đã bước
đầu đứng vững trên cơ chế thị trường và tiếp tục có những dấu hiệu phát triển khả
quan.
Toàn huyện có 240 cơ sở sản xuất công nghiệp và TTCN, trong đó có 16 cơ sở
quy mô doanh nghiệp và công ty. Tổng giá trị sản xuất năm 2008 đạt 478.91 tỷ đồng,
tăng 43.82% so với cùng kỳ năm 2007. Đến năm 2010, cơ bản hoàn chỉnh quy hoạch
5 cụm công nghiệp – TTCN với tổng diện tích khoảng 170 ha. Các doanh nghiệp
được tạo điều kiện đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở sản xuất, nâng cao chất lượng
hàng hóa.

7



2.2. Tổng quan về NHNo & PTNT huyện Đất Đỏ
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
NHNo & PTNT chi nhánh huyện Đất Đỏ là chi nhánh cấp 2 loại 4 phụ thuộc
chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh BRVT, được thành lập vào ngày 02/02/2004, có trụ
sở giao dịch: Trung tâm Huyện Đất Đỏ, tỉnh BRVT.
NHNo & PTNT chi nhánh huyện Đất Đỏ là một đại diện pháp nhân có con
dấu riêng, bảng cân đối tài khoản, có cơ cấu tổ chức theo quy định tại khoản 3 Điều
11 Chương III và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 10 Chương II tại
quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh NHNo & PTNT Việt Nam ban hành kèm
theo Quyết định số 169/QĐ/HĐQT – 02 ngày 07/09/2000 của Hội đồng quản trị
NHNo & PTNT Việt Nam.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động
2.2.2.1. Cơ cấu tổ chức
a) Cơ cấu tổ chức bộ máy NHNo & PTNT huyện Đất Đỏ
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức tại NHNo & PTNT Huyện Đất Đỏ
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG
KẾ TOÁN
& NGÂN
QUỸ

PHÒNG
KẾ
HOẠCH &
KINH

DOANH

PHÒNG
HÀNH
CHÍNH &
NHÂN SỰ

Nguồn: Phòng hành chính & nhân sự.

8


Bảng 2.2. Bảng Quy Mô về Số CBCNV trong Các Phòng Ban tại NHNo & PTNT
Đất Đỏ
Khoản mục

Quy mô (người)

1. Ban Giám đốc

2

Cơ cấu (%)
6.2

2. Phòng kế toán & ngân quỹ

12

37.5


3. Phòng kế hoạch & kinh doanh

13

40.6

4. Phòng hành chính & nhân sự

5

15.7

100
32
Nguồn: Phòng hành chính & nhân sự.

Tổng

b) Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
- Ban Giám đốc: Gồm 1 Giám đốc và 1 Phó Giám đốc
Giám đốc là người trực tiếp quản lý, điều hành, tổ chức hoạt động kinh doanh
của đơn vị. Đồng thời là người chịu trách nhiệm trước pháp luật cũng như cấp trên về
mọi hoạt động của ngân hàng. Phó Giám đốc trực tiếp quản lý, điều hành các phòng
ban còn lại như: Phòng kế toán & ngân quỹ, Phòng kế hoạch & kinh doanh (Phòng
tín dụng), Phòng hành chính & nhân sự.
- Phòng kế toán & ngân quỹ: Gồm 12 CBCNV
+ Thực hiện hạch toán thống kê, hạch toán kế toán, thanh toán theo quyết định
của ngân hàng.
+ Xây dựng quyết toán, thu chi tài chính, quỹ tiền lương đối với chi nhánh.

+ Quản lý và hạch toán chi các quỹ theo quy định của NHNo & PTNT.
+ Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán, các báo cáo theo
quy định, các khoản nộp ngân sách Nhà nước.
+ Chấp hành quy định về định mức tồn quỹ và an toàn kho quỹ.
- Phòng kế hoạch & kinh doanh (Phòng tín dụng): Gồm 13 CBCNV
+ CBTD có nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định,
tái thẩm định, báo cáo độ tin cậy về khách hàng và hồ sơ, lựa chọn biện pháp cho vay
an toàn và hiệu quả.
+ Nghiên cứu và phân loại khách hàng; đề xuất chính sách ưu đãi khách hàng.
+ Thẩm định và hoàn thiện hồ sơ và đề xuất cho vay đối với các dự án tín
dụng.
9


+ Theo dõi mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, đôn đốc khách hàng
trong việc trả lãi và gốc khi đến hạn.
- Phòng hành chính & nhân sự: Gồm 5 CBCNV
+ Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng.
+ Phụ trách các thủ tục hành chính và quản lý con dấu, thực hiện công tác hành
chính, văn thư, lễ tân.
+ Thực hiện xây dựng cơ bản, sửa chữa, mua sắm tài sản cố định, công cụ lao
động cho chi nhánh.
2.2.2.2. Phương thức hoạt động
a) Huy động vốn
Nhận tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi có kỳ hạn và không có kỳ hạn, tiền gởi thanh
toán của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam
và ngoại tệ.
b) Hoạt động tín dụng
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối
với các tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ gia đình phục vụ SXKD, dịch vụ và tiêu dùng.

c) Hoạt động dịch vụ
Kinh doanh các loại dịch vụ như thu chi tiền mặt, dịch vụ thẻ, máy rút tiền tự
động, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, nhận ủy thác cho vay của các tổ chức kinh tế,
tài chính, tín dụng, tổ chức cá nhân.
2.2.3. Tổng quan về nghiệp vụ cho vay tại NHNo & PTNT Đất Đỏ
2.2.3.1. Điều kiện cho vay
a) Đối với khánh hàng là pháp nhân và cá nhân Việt Nam
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của pháp luật:
+ Pháp nhân: Được công nhận là pháp nhân theo Điều 94 và Điều 96 Bộ luật
dân sự và các quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp tư nhân phải có đủ năng lực pháp
luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
+ Hộ gia đình, cá nhân: Cư trú (thường trú, tạm trú) tại địa bàn quận, huyện, thị
xã, thành phố (trực thuộc tỉnh) nơi chi nhánh NHNo & PTNT cho vay đóng trụ sở.
10


Trường hợp người vay ngoài địa bàn nói trên giao cho Giám đốc Sở giao dịch, chi
nhánh cấp 1 quyết định, nếu người vay ở địa bàn liền kề (thôn, làng, bản) ngoài tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, khi cho vay Giám đốc NHNo & PTNT nơi cho vay
phải thông báo cho Giám đốc NHNo & PTNT nơi người cư trú biết.
Đại diện cho hộ gia đình để giao dịch với NHNo & PTNT là chủ hộ hoặc
người đại diện chủ hộ, chủ hộ hoặc người đại diện phải có đủ năng lực pháp luật dân
sự và năng lực hành vi dân sự.
+ Tổ hợp tác: Hoạt động theo Điều 120 Bộ luật dân sự; đại diện cho tổ hợp tác
phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết bao gồm:
+ Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,

đời sống. Mức vốn tự có thực hiện theo Điều 12 quy định này.
+ Kinh doanh có hiệu quả: Có lãi, trường hợp lỗ thì phải có phương án khả thi
khắc phục lỗ đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
Đối với khách hàng vay vốn nhu cầu đời sống, phải có nguồn thu ổn định để
trả nợ ngân hàng.
+ Không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại NHNo & PTNT Việt
Nam.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu
quả hoặc có dự án đầu tư; phương án phục vụ đời sống khả thi.
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ,
NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHNo & PTNT Việt Nam.
b) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài
Khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp
luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật mà pháp nhân đó
có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân nếu pháp luật nước ngoài đó Bộ luật dân sự
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt
Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ký kết hoặc tham gia quy định.

11


2.2.3.2. Mức cho vay
- NHNo nơi cho vay quyết định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của
khách hàng, giá trị tài sản làm đảm bảo tiền vay (nếu khoản vay áp dụng bảo đảm
bằng tài sản), khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của NHNo
& PTNT Việt Nam.
- Vốn tự có được tính cho tổng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ hoặc
từng lần cho một dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống cụ thể như
sau:

- Đối với cho vay ngắn hạn: Khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% trong
tổng nhu cầu vốn.
- Đối với cho vay trung hạn, dài hạn: Khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu
20% trong tổng nhu cầu vốn.
- Trường hợp khách hàng có tín nhiệm, khách hàng là hộ gia đình sản xuất
nông, lâm, ngư, diêm nghiệp vay vốn không phải đảm bảo bằng tài sản nếu vốn tự có
thấp hơn quy định trên, giao cho Giám đốc NHNo & PTNT nơi cho vay quyết định.
- Đối với khách hàng được NHNo & PTNT nơi cho vay chọn lựa áp dụng cho
vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, mức vốn tự có tham gia theo quy
định hiện hành của Chính phủ, Thống đốc NHNN Việt Nam.
2.2.3.3. Tài sản bảo đảm nợ vay
Chủ yếu là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, bên cạnh đó cũng có
động sản như: xe, ghe…, các giấy tờ có giá như sổ tiết kiệm.
a) Đối với quyền sử dụng đất
Ngân hàng cho vay số tiền tối đa bằng 70% giá trị quyền sử dụng đất (giá trị
quyền sử dụng đất theo quy định tại Chương IV – Luật đất đai).
Điều kiện thế chấp bằng quyền sử dụng đất:
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp trước ngày 01 tháng 11
năm 2007 người sử dụng đất đã nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận theo đúng quy
định của pháp luật mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng
nhận và người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy
định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật đất đai thì vẫn được thực hiện các

12


quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho quyền sử dụng
đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
- Đất không có tranh chấp.
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

- Trong thời hạn sử dụng đất.
- Thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất phải phù hợp với
qui định tại Điều 98 Nghị định số 181/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004.
b) Đối với nhà và tài sản gắn liền với đất, các động sản như ghe, xe… thì
ngân hàng cho vay số tiền tối đa là 50% giá trị của tài sản bảo đảm.
c) Đối với sổ tiết kiệm thì cho vay tối đa là số tiền trên sổ tiết kiệm
Quyền sử dụng đất được định giá dựa theo khung giá đất do UBND tỉnh
BRVT ban hành và khung giá đất do ngân hàng tỉnh BRVT ban hành hướng dẫn cho
các chi nhánh thực hiện. Nhà và tài sản gắn liền với đất thì được định giá theo khung
giá do các cơ quan chức năng tỉnh BRVT ban hành. Các tài sản khác được định giá
theo giá thị trường.

13


2.2.3.4. Quy trình xét duyệt cho vay vốn
Hình 2.2. Sơ Đồ Quy Trình Xét Duyệt Cho Vay Vốn
Khách hàng
Hồ sơ
Nộp
hồ sơ
xinđủvay vốn
Không
đầy
Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ

đầy đủ

Cán bộ tín dụng
hướng dẫn khách

hàng bổ sung hồ


Hồ sơ không hợp lệ
Không hợp lệ
Không đạt

Thẩm định

Không duyệt

Trưởng (Phó) phòng tín dụng

Không duyệt
Trình Giám đốc duyệt

Phát tiền vay
Sai mục đích

Theo dõi tiền

Từ chối cho vay

Thu hồi vốn vay

Đến hạn thu hồi vốn gốc + lãi
Xin gia hạn nợ

Khách hàng trả nợ


Trả hồ sơ cho khách hàng

Giải chấp tài sản thế chấp
Đủ điều kiện

Không đủ điều kiện

Khách hàng trả nợ
Đến hạn trả nợ
Không trả nợ

Nợ quá hạn
Không trả nợ

Phát mãi tài sản thế chấp

Thu hồi nợ

Nguồn: Phòng kế hoạch & kinh doanh.

14


- Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay
vốn có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định
các điều kiện vay vốn theo quy định.
- Trưởng phòng tín dụng hoặc Tổ trưởng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính
hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do CBTD lập, tiến hành xem xét,
tái thẩm định (nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm
CBTD, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trình Giám đốc

quyết định.
- Giám đốc NHNo & PTNT căn cứ vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu
có) do Phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay:
+ Nếu cho vay thì NHNo & PTNT nơi cho vay cùng khách hàng lập hợp đồng
tín dụng, hợp đồng bảo hiểm tiền vay (trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản).
+ Khoản vay vượt quyền phán quyết thì thực hiện theo quy định hiện hành của
NHNo & PTNT.
+ Nếu không cho vay thì thông báo cho khách hàng biết.
- Hồ sơ khoản vay được Giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển cho kế toán
thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán chuyển thủ quỹ để giải ngân cho
khách hàng (nếu cho vay bằng tiền mặt).
- Thời gian thẩm định cho vay:
+ Các dự án trong quyền phán quyết: Trong thời gian không quá 5 ngày làm
việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với cho vay trung,
dài hạn kể từ khi NHNo & PTNT nơi cho vay nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp
lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của NHNo & PTNT Việt Nam,
NHNo & PTNT nơi cho vay phải quyết định và thông báo việc cho vay hoặc không
cho vay đối với khách hàng.
+ Các dự án, phương án vượt quyền phán quyết: Trong thời gian không quá 5
ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với cho
vay trung, dài hạn kể từ khi NHNo & PTNT nơi cho vay nhận được đầy đủ hồ sơ vay
vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của NHNo & PTNT
Việt Nam, NHNo & PTNT nơi cho vay phải làm đầy đủ thủ tục trình lên NHNo &
PTNT cấp trên. Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn
15


×