Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG THÁP PGD SA ĐÉC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.26 KB, 49 trang )

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG THÁP PGD SA
ĐÉC
2.1 Giới thiệu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Tháp.
- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với tên gọi quốc tế là VietindeBank viết
tắt là BIDV (Bank for Investment and Development of VietNam) là một trong bốn ngân
hàng thương mại quốc doanh lớn nhất Việt Nam được thành lập theo Nghị định số
177/TTg ngày 26 tháng 4 năm 1957 của Thủ tướng Chính Phủ, hơn 50 năm qua Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam (NHĐT & PTVN) đã có những tên gọi:
+ Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam từ ngày 16/4/1957
+ Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981
+ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990
- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước hạng
đặc biệt, được tổ chức và hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nước. Đây là một
trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Tổng tài sản của BIDV đạt 202.000 tỷ VND
(tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2007). Hiện nay, mô hình tổ chức của BIDV gồm 5 khối
lớn: Khối ngân hàng thương mại quốc doanh ( bao gồm 3 sở giao dịch và các chi nhánh
trên toàn quốc); Khối công ty; Khối các đơn vị sự nghiệp; Khối liên doanh; Khối đầu tư.
Tổng số cán bộ công nhân viên của toàn hệ thống là hơn 10.000 người.
- Trọng tâm hoạt động và là nghề nghiệp truyền thống của NHĐT & PTVN là phục vụ đầu
tư phát triển các dự án, thực hiện các chương trình phát triển kinh tế then chốt của đất
nước. Thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ các thành phần kinh tế,
có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp, Tổng công ty. Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với hơn 400 ngân hàng và quan
hệ thanh toán với hơn 50 ngân hàng trên thế giới.
2.2Khái quát Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Tháp ( BIDV Đồng Tháp)
BIDV Đồng Tháp được thành lập theo quyết định số 284/GPUB của UBND tỉnh Đồng
Tháp ngày 26/06/1993. Trụ sở chính đặt tại số 12A Đường 30/4- Phường 1- Thành phố
Cao Lãnh- Tỉnh Đồng Tháp. BIDV Đồng Tháp có 03 đơn vị trực thuộc gồm: Phòng giao
dich Sa Đéc, Phòng giao dịch Tháp Mười, Điểm giao dịch Hồng Ngự.
Về công tác huy động vốn, BIDV Đồng Tháp đã phải vượt qua rất nhiều khó


khăn, đặc biệt là sự cạnh tranh với các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Thực hiện chỉ
đạo của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, BIDV Đồng Tháp tích cực triển khai các
chương trình khuyến mãi cho huy động vốn như chương trình “Tiết kiệm dự thưởng”, “ Ô
trứng vàng”, “ Kỳ phiếu BIDV”... cùng nhiều hình thức tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn,
trái phiếu...đặc biệt từ năm 2000 trở lại đây, chi nhánh mở thêm việc huy động ngoại tệ...
nên đã thu hút được một lượng lớn khách hàng tham gia gửi tiền.
Trong hoạt động tín dụng, BIDV Đồng Tháp chú trọng mở rộng đối tượng vay tới
các thành phần kinh tế, trong đó tập trung đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kết gắn với
các chương trình phát triển kinh tế- xã hội và định hướng kế hoạch của tỉnh trên cơ sở tư
vấn, thu xếp vốn và dịch vụ cho các dự án trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả và cùng có lợi.
Tích cực tìm kiếm, hợp tác có lựa chọn các dự án đầu tư ngay từ đầu, trong đó tập trung
cho các dự án mở rộng, nâng cao nâng lực thiết bị, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao sức
cạnh tranh...
2.3 Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Tháp Phòng
giao dịch Sa Đéc:
2.3.1Quá trình hình thành và phát triển của Phòng giao dịch Sa Đéc:
Phòng giao dich Sa Đéc được thành lập theo Quyết định số 458/QĐ- HĐQT của
Hội đồng quản trị NHĐT & PTVN ngày 26/11/2006 ( Tiền thân của nó là chi nhánh Ngân
hàng Đầu Tư và Phát Triển khu vực Sa Đéc được thành lập theo quyết định số 3394/QĐ –
HĐQT của Hội đồng quản trị ngày 04/11/2002). Phòng giao dịch Sa Đéc là đơn vị hạch
toán phụ thuộc, được sử dụng con dấu riêng trong giao dịch với khách hàng, chính thức đi
vào hoạt động ngày 15/11/2002 với chức năng của một ngân hàng thương mại hoạt động
kinh doanh trên địa bàn các huyện thị phía nam tỉnh Đồng Tháp gồm thị xã Sa Đéc, huyện
Châu Thành, huyện Lai Vung, huyện Lấp Vò. Trụ sở đặt tại số 290A Nguyễn Sinh Sắc-
Phường 2- thị xã Sa Đéc- tỉnh Đồng Tháp.
Trong quá trình hoạt động của mình PGD Sa Đéc đã đạt được những kết quả như:
tăng trưởng dư nợ đúng theo mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của ngành và địa
phương, chấp hành đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, từng bước đưa PGD vào
ổn định hoạt động và đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho khách hàng. Đến nay PGD đã
khẳng định được vị trí của mình trước ngành và việc tổ chức cho vay đúng mục đích dẫn

đến các thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Điều đó, làm cho chữ tín của
Ngân hàng ngày càng được nâng cao góp phần thúc đẩy sự phát triển của Ngân hàng phù
hợp với mục tiêu kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước đã đề ra.
2.3.2 Đặc điểm địa bàn hoạt động của PGD:
Thị xã Sa Đéc là trung tâm kinh tế, là vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam
sông Tiền của tỉnh Đồng Tháp, được Tỉnh ủy, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm tạo mọi điều
kiện thuận lợi để tiếp tục đầu tư phát triển. Đây cũng là nơi tập trung nhiều ngành nghề
truyền thống đặc trưng của ĐBSCL trong đó nổi bật là ngành kinh doanh chế biến lương
thực, làng gạo Sa Đéc là nơi trọng điểm cung cấp lương thực của cả nước và cho xuất
khẩu, nơi đây có hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ đang hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mặt khác với việc hoạt động ngày càng nhộn nhịp của khu công nghiệp Sa Đéc, khu công
nghiệp Sông Hậu và các cụm công nghiệp nằm dọc theo sông Tiền, sông Hậu. Có thể nói
với địa bàn này hoạt động của PGD Sa Đéc có rất nhiều tiềm năng để phát triển, tăng
trưởng. Ngoài việc quản lý khách hàng tại địa bàn Thị xã Sa Đéc phong còn quản lý khách
hàng các khu vực huyện lân cận như: huyện Châu Thành, huyện Lai Vung, huyện Lấp Vò,
đặc biệt huyện Lấp Vò là nơi tập trung nhiều nhà máy chế biến gạo xuất khẩu trong tỉnh.
Khách hàng chủ yếu của PGD Sa Đéc là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tư
nhân cá thể (địa bàn có rất ít doanh nghiệp quốc doanh), trong đó nổi bật là các doanh
nghiệp, cá nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xay xát, chế biến kinh doanh lương
thực, kinh doanh và chế biến thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản xuất
khẩu, kinh doanh và sản xuất gạch ngói, kinh doanh và trồng hoa kiểng, kinh doanh và sản
xuất bột gạo, bột nếp, sản xuất nông nghiệp, cho vay tiêu dùng CBCNV…
Đặc biệt địa bàn có những khách hàng lơn hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy
sản xuất khẩu và chế biến thức ăn thủy sản nổi tiếng như: Công ty CP Thủy sản Việt
Thắng, Công ty CP Cadovimex II,… vơi doanh thu mỗi năm hàng ngàn tỷ đồng. Đây là
khách hàng tiềm năng, khách hàng VIP của PGD và của BIDV Đồng Tháp.
Qua những đặc điểm trên cho thấy PGD Sa Đéc có nền tảng khách hàng rất lớn, ổn
định và đủ điều kiện mở rộng phát triển thêm và PGD Sa Đéc không ngừng nổ lực mở
rộng khách hàng.
2.3.3 Chức năng và vai trò của PGD Sa Đéc:

2.3.3.1 Chức năng:
Phòng giao dịch Sa Đéc - BIDV Đồng Tháp huy động vốn ngắn hạn, trung và dài
hạn từ các nguồn vốn trong nước và ngoài nước từ các tổ chức kinh tế xã hội và dân cư,
các thành phần kinh tế bằng nhiều hình thức: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn hoặc không kỳ
hạn của mọi tổ chức kinh tế xã hội, cá nhân và các tầng lớp dân cư bằng VND và ngoại tệ
để cho vay đối với mọi thành phần kinh tế trên địa bàn.
2.3.3.2 Vai trò:
Khi nói đến tác động của đầu tư đối với nền kinh tế- xã hội, chúng ta không thể
nào quên vai trò của ngành Ngân hàng, trong đó Phòng giao dịch Sa Đéc-BIDV Đồng
Tháp. Trong bối cảnh nền kinh tế đổi mới ở nước ta mà điểm xuất phát chủ yếu là sản xuất
kinh doanh thì nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn. Đồng Tháp là một tỉnh chuyên canh về cây
lúa với số dân hơn 1 tỷ người, trong đó trên 80% sống bằng nghề nông. Hàng năm sản
lượng gạo xuất khẩu cao và các cơ sở sản xuất ngày càng phát triển. Để nâng cao tốc độ
tăng trưởng kinh tế của Đồng Tháp thì vấn đề đầu tiên cần phải giải quyết là nhu cầu vốn
đầu tư. Trong đó, khu vực Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp có rất nhiều lĩnh vực sản xuất và dịch vụ
kinh doanh đa dạng khác nhau có nhu cầu về cần vốn. Xuất phát từ điểm này vai trò của
Phòng giao dịch Sa Đéc trong việc lựa chọn các dự án để tài trợ và tìm ra các dự án khả thi
nằm trong cơ cấu và định hướng phát triển của nhà nước. Bên cạnh đó, ngân hàng còn đầu
tư vốn cho các tổ chức xây lắp, những dịch vụ cung ứng vật tư, cơ sở sản xuất kinh doanh,
hộ kinh doanh, hộ sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi tạo điều kiện cho cơ sở hạ tầng phát triển
và đa dạng hóa các mặt hàng trên thị trường.
2.3.4 Trách nhiệm và quyền hạn của PGD Sa Đéc:
2.3.4.1 Trách nhiệm:
- Chịu trách nhiệm tổ chức và hoạt động đúng luật của các tổ chức tín dụng và quy
định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hướng dẫn của Ngân hàng Đầu tư cà
Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Tháp.
- Ngân hàng có trách nhiệm thu thập đầy đủ, cập nhật thông tin về khách hàng có
quan hệ tín dụng, bảo lãnh tại đơn vị mình đối với các thành phần kinh tế.
- Chịu trách nhiệm kinh tế, dân sự về các cam kết giữa khách hàng và Ngân hàng.
Giữ bí mật về số liệu, tình hình hoạt động của khách hàng (trừ trường hợp có yêu cầu của

cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu của pháp luật).
- Chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài
khoản mới.
- Thu thập và cung cấp các thông tin theo yêu cầu của người sử dụng.
- Tổ chức phân phối kịp thời, đầy đủ và an toàn các thông tin tín dụng cho người
sử dụng.
- Cán bộ tín dụng có trách nhiệm thẩm định các dự án, phương án trước và sau khi
cho vay.
- Hướng dẫn hồ sơ vay vốn cho khách hàng.
- Nhắc nhở khách hàng trả nợ gốc và đóng lãi đúng hạn.
- Lưu giữ hồ sơ có liên quan đến khách hàng trong quá trình vay vốn.
2.3.4.2 Quyền hạn:
- Tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo
sự tăng trưởng cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Ký kết các hợp đồng về tína dụng, bảo lãnh, dịch vụ trong phạm vi được BIDV
Đồng Tháp ủy nhiệm.
- Thu hồi gốc và lãi cho vay nhằm tăng trưởng hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Phát mãi tài sản thế chấp khi khách hàng không trả được nợ đến hạn.
- Khởi kiện các tranh chấp dân sự, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền khởi tố khi
có dấu hiệu phạm tội liên quan đến hoạt động của ngân hàng.
- Được quyền khai thác và sử dụng các thông tin về tín dụng tùy theo từng nhiệm
vụ của cán bộ do BIDV Việt Nam và BIDV Đồng Tháp quy định.
- Được tham gia xây dựng, bổ sung ý kiến về những vấn đề có liên quan đến tín
dụng để phục vụ cho công việc của mình.
- Có quyền yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc
kinh doanh của khách hàng để quyết định cho vay vốn và cung cấp các dịch vụ ngân hàng.
Kiểm tra tình hình, kết quả sử dụng vốn vay, đình chỉ, thu hồi vốn trước hạn đối với khách
hàng sử dụng vốn vay sai mục đích.
2.3.5 Đối tượng đầu tư: Đối tượng đầu tư của PGD Sa Đéc đối với xây dựng cơ
bản đó là các dự án Nhà nước, đầu tư công trình, hạng mục công trình xây dựng mới hoàn

toàn. Cải tạo sửa chữa mới, đầu tư mở rộng thêm, đổi mới kỹ thuật, công nghệ thông tin để
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời đáp ứng nhu cầu tín dụng ngắn,
trung, dài hạn cho tất cả mọi thành phần kinh tế kinh doanh có hiệu quả, bổ sung nhu cầu
vốn lưu động cho các doanh nghiệp, tư nhân cá thể tạm thời thiếu hụt vốn. Ngoài ra còn
cung cấp các sản phẩm bảo lãnh tín dụng và tín dụng tiêu dùng cho các CBCNV có nhu
cầu
2.3.6 Cơ cấu tổ chức – Cơ cấu nhân sự:
2.3.6.1 Cơ cấu tổ chức:
 Chức năng của các phòng ban.
1. Giám đốc :
- Điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ phạm vi hoạt
động của đơn vị.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ
các phòng ban.
- Có quyết định chính thức cho một khoản vay.
- Có quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hay nâng
lương cho các cán bộ công nhân viên trong đơn vị.
 Phó Giám đốc:
Có trách nhiệm hỗ trợ cùng Giám Đốc trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt chung
của toàn Chi nhánh, các nhiệm cụ thể trong việc tổ chức tài chính, thẩm định vốn.
Giám đốc
Tổ Hành
chính-Kế toán
Tổ DVKH &
TTKQ
Tổ Quan hệ
khánh hàng
Phó Giám đốc
Tổ Quản trị tín
dụng

2. Tổ Hành chính – Kế toán:
_ Thực hiện chức năng quản lý lực lượng cán bộ công nhân viên trong biên chế cũng
như hợp đồng làm việc tại Chi nhánh. Chăm lo đời sống, vật chất, tinh thần cho toàn thể
cán bộ công nhân viên tại Chi nhánh.
_ Thực hiện các chính sách chế độ, quy chế quy định của Nhà nước.
_ Lập các thủ tục cần thiết trình lên Giám Đốc ra quyết định khen thưởng, nâng bậc
lương.
_ Thực hiện nghiệp vụ văn thư và các công tác hành chánh khác.
_ Tổ chức hạch toán, theo dõi, cân đối thu chi và các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày
theo đúng chế độ pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước.
_ Thu thập số liệu để lập bảng cân đối hàng ngày, báo cáo tiền tệ hàng tháng, hàng quý,
báo cáo quyết toán cuối năm.
_ Có trách nhiệm kiểm soát tồn quỹ tiền mặt hàng ngày.
_ Kết hợp với các phòng ban trong NH xây dựng kế hoạch kinh doanh, thu chi tài chính
quý, năm.
1. Tổ DVKH & TTKQ :
 Chịu trách nhiệm giao dịch trực tiếp với khách hàng, giữ tiền và đưa tiền ra lưu thông theo
lệnh của Giám đốc, thực hiện giải ngân theo hợp dồng tín dụng.
 Nghiêm chỉnh chấp hành thực hiện theo đúng quy trình, thể lệ hướng dẫn của NH cấp trên.
 Tất cả các loại tiền thu vào quỹ đều qua các thiết bị để kiểm tra phát hiện tiền nghi giả, lập
biên bản báo về cơ quan chức năng theo đúng quy trình hướng dẫn.
 Phối hợp với tổ kế toán thực hiện điều chuyển quỹ nghiệp vụ với BIDV Đồng Tháp, các
TCTD khác trên địa bàn, máy rút tiền tự động an toàn, đúng chế độ trên cơ sở đáp ứng đầy
đủ kịp thời nhu cầu tại NH.
 Luôn chấp hành đúng quy định của ngành, khi có nhu cầu vận chuyển tiền mặt đều sử
dụng ô tô vận chuyển.
2. Tổ Quan hệ khách hàng :
_ Chịu trách nhiệm quan hệ với khách hàng, hướng dẫn khách hàng vay vốn, lập hồ sơ
vay vốn và giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng.
_ Trực tiếp điều tra thẩm định các khoản vay của khách hàng.

_ Trực tiếp theo dõi các khoản nợ trong suốt thời gian cho vay kể từ khi phát sinh cho
đến khi kết thúc hợp đồng.
3. Tổ Quản trị tín dụng :
_ Thực hiện công tác quản trị tín dụng toàn bộ khách hàng vay vốn. Thực hiện kiểm tra,
đối chiếu để đảm bảo phù hợp, chính xác, kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ giải ngân/bảo
lãnh, hạn mức tín dụng của khách hàng, việc thực hiện các điều kiện được phê duyệt, các
điều kiện giải ngân được quy định trong hợp đồng tín dụng.
_ Định kỳ hàng tháng thông báo danh sách các khoản nợ đến hạn, danh sách các khoản
vay diều chỉnh lãi suất, ngày hết hạn của chứng thư bảo hiểm tài sản, danh sách bảo lãnh
đến hạn, phí đến hạn thanh toán nhưng chưa thu gửi bộ phận QHKH để đôn đốc khách
hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn.
_ Chịu trách nhiệm theo dõi diễn biến trạng thái các khoản nợ vay/bảo lãnh của các
khách hàng, qua đó cảnh báo các dấu hiệu rủi ro cho bộ phận QHKH.
_ Theo dõi và yêu cầu bộ phận QHKH thực hiện kiểm tra, rà soát khoản vay theo đúng
quy định.
_ Quản lý, lưu trữ các hồ sơ tín dụng theo quy định, bao gồm tất cả các khoản nợ, kể cả
nợ xấu, nợ được xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro.
2.3.6.2 Cơ cấu nhân sự: gồm 25 người
_ Ban lãnh đạo: gồm Giám đốc và Phó Giám đốc.
_ Tổ Hành chính – Kế toán: 7 cán bộ
_ Tổ DVKH & TTKQ: gồm 10 cán bộ
_ Tổ Quan hệ khách hàng: 4 cán bộ
_ Tổ Quản trị tín dụng: 2 cán bộ
Đa số cán bộ, nhân viên có tuổi đời còn trẻ, tuổi đời trung bình 32, có khả năng tiếp
thu kiến thức khoa học công nghệ, kỹ thuật mới, nhiệt tình công tác có tâm huyết, ý chí
phấn đấu vì sự nghiệp chung của ngành.
2.3.7 Thủ tục và quy trinh cho vay.
Bước 1: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, hợp
pháp, hợp lệ của hồ sơ.
Hồ sơ vay vốn gồm những giấy tờ sau:

- Giấy đề nghị vay vốn.
- Hồ sơ pháp lý về khách hàng.
- Giấy phép thành lập, giấy đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
- Các báo cáo tài chính như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh...của các kỳ và các năm (2 năm) gần nhất so với ngày đề nghị vay.
- Hồ sơ về dự án vay vốn, phương án sản xuất kinh doanh: trong phương án sản
xuất kinh doanh phải tính toán được hiệu quả kinh tế và xác định được nguồn trả nợ,
trường hợp cấp thiết phải có sự chấp nhận của cơ quan chủ quản cấp trên.
- Các tài liệu chứng minh hợp pháp và giá trị các tài sản đảm bảo nợ vay.
Bước 2: Ngân hàng thẩm định hồ sơ vay vốn và khả năng trả nợ.
Ngân hàng nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng gửi tới, ngân hàng tiến hành thẩm
định hồ sơ.
- Ngân hàng xây dựng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc đảm bảo tính
độc lập, phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới giữa khâu thẩm định
và quyết định cho vay.
- Ngân hàng tiến hành kiểm tra các tài liệu khách hàng gửi tới, đồng thời tiến hành
thẩm định tính khả thi, hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh và khả năng hoàn trả
nợ vay.
Thẩm đinh hồ sơ vay vốn là quá trình xem xét, phân tích các thông tin, số liệu đã
thu thập trong hồ sơ của khách hàng. Mục đích là xác định giới hạn an toàn của quan hệ tín
dụng giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn.
Trong thời gian theo quy định của quy chế cho vay, kể từ khi ngân hàng nhận được
đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của ngân
hàng, ngân hàng phải thẩm định xong hồ sơ vay vốn, quyết định và thông báo việc cho vay,
ngân hàng phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản, trường hợp nếu không cho vay thì
NH phải nêu rõ căn cứ từ chối cho vay.
Trường hợp ngân hàng quyết định cho vay, giữa ngân hàng và khách hàng vay ký
hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo nợ vay.
Bước 3: Ngân hàng xác định các chỉ tiêu cho vay ký kết hợp đồng tín dụng với
khách hàng.

+ Mức cho vay: là mức vốn vay ngân hàng có thể cho vay cao nhất đối với phương
pháp cho vay từng lần hoặc là mức dư nợ tối đa đối với phương thức cho vay theo hạn mức tín
dụng. Hiện nay, Nghị định đảm bảo tiền vay của tổ chức tín dụng số 178/1999/NĐ-CP của
Thủ tướng Chính phủ quy định mức cho vay so với giá trị tài sản đảm bảo tiền vay của khách
hàng. Theo sổ tay tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát Triển quy định mức cho vay tối đa
không quá 80% giá trị tài sản cầm cố, thế chấp.
+ Thời hạn cho vay: Căn cứ vào chu kỳ luân chuyển vốn của đối tương vay và khả
năng trả nợ của khách hàng.
+ Lãi suất vay: Là mức lãi cho vay do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp
với quy định của NH ĐT&PT Việt Nam.
Bước 4: Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay.
Sau khi đã duyệt cho vay, ngân hàng mở cho mỗi khách hàng vay 1 tài khoản cho
vay để hạch toán cho vay và thu nợ (nếu khách hàng chưa có tài khoản tiền vay).
Căn cứ vào hợp đồng tín dụng và tiến độ thực hiện phương án sản xuất kinh doanh
và đầu tư xây dựng cơ bản của khách hàng (có phát sinh nhu cầu vốn thực tế), ngân hàng
phát tiền vay. Đối với khách hàng vay luân chuyển, trong phạm vi hạn mức tín dụng đã xác
định, từng lần vay vốn, khách hàng đi vay phải gửi đến cho ngân hàng cho vay đáp ứng
nhu cầu vay vốn của khách hàng trong khả năng nguồn vốn cho phép.
Kiểm tra và giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các bước công việc sau khi
cho vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền
vay, hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu
người vay không thực hiện đẩy đủ, đúng hạn các cam kết.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam quy định việc kiểm tra, giám sát các
khoản vay được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất với 100% khoản vay, một hay nhiều lần
tùy theo độ an toàn của khoản vay.
Bước 5: Thu nợ, thu lãi, phí và xử lý phát sinh.
Việc thu nợ được tiến hành theo kỳ hạn nợ đã ghi trong hợp đồng tín dụng. Khách
hàng có thể trả nợ trước hạn và phải chủ động trả nợ khi đến hạn. Khách hàng không trả
được nợ đến hạn, ngân hàng sẽ xử lý theo những trường hợp sau:
+ Do nguyên nhân khách quan, khách hàng có văn bản giải trình xin gia hạn nợ,

ngân hàng có thể xét cho gia hạn nợ. Theo quy định trong quy chế cho vay hiện hành của
Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển, thời hạn được gia hạn nợ tối đa bằng một kỳ hạn nợ.
Nhưng do nguyên nhân khách quan thì thời hạn quá hạn nợ tối đa không quá 12 tháng đối
với cho vay ngắn hạn và trung hạn tối đa nửa thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp
đồng tín dụng.
+ Do nguyên nhân chủ quan, ngân hàng sẽ chuyển nợ quá hạn và phạt theo mức lãi
suất nợ quá hạn. Theo quy định hiện hành, lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay.
+ Nếu không có thỏa thuận gia hạn nợ nêu trên và khách hàng không có thiện chí trả
nợ cho ngân hàng thì ngân hàng có quyền bán tài sản thế chấp, cầm cố để thu hồi nợ. Việc
chuyển nhượng, bán tài sản thế chấp, cầm cố để thu hồi vốn trong một thời gian nhất định
theo quy định của pháp luật.
+ Nếu ba trường hợp trên hai bên không thỏa thuận để giải quyết được, ngân hàng
sẽ khởi kiện khách hàng vi phạm hợp dồng tín dụng.
Việc tính lãi, thu lãi được tiến hành hàng tháng hoặc thu một lần cùng với nợ gốc
tùy theo kỳ hạn nợ thích hợp giữa ngân hàng và khách hàng thỏa thuận. Trường hợp cho
vay theo hạn mức thì việc tính lãi và thu lãi được thực hiện hàng tháng vào ngày cuối
tháng. Nếu khách hàng vay chưa trả được lãi khi đến hạn và có đề nghị gia hạn lại thì ngân
hàng tính và hạch toán vào tài khoản ngoại bảng để thu dần vào kỳ sau, không nhập lãi vào
nợ gốc. Trong trường hợp khách hàng vay có khó khăn về tài chính do nguyên nhân khách
quan thì tổng giám đốc ngân hàng cho vay có thể quyết định cho giảm hoặc miễn lãi đối
với khách hàng vay. Việc giảm hoặc miễn lãi của khách hàng tùy theo khả năng tài chính
của ngân hàng cho vay.
Bước 6: Kết thúc hợp đồng tín dụng.
- Tất toán tài khoản.
- Thanh lý hợp đồng tín dụng.
- Giải chấp tài sản bảo đảm tiền vay.
- Lưu hồ sơ.
2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG QUA BA NĂM (2007-2009)
Các ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thể đạt lợi nhuận cao

nhất và có mức độ rủi ro ở mức thấp nhất, đồng thời vẫn thực hiện được kế hoạch kinh
doanh của ngân hàng.
Đây chính là mục tiêu hàng đầu cảc PGD trong suốt quá trinh hoạt động kinh doanh
của minh.Để thấy rỏ hơn hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua,ta xem
bảng số liệu sau.
BẢNG 1:KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA
BA NĂM (2007-2009)
Đơn vị tín:Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
So sánh 08/07 So sánh 09/08
Số tiền % Số tiền %
Doanh thu 16.968 42.544 51.038 25.576 150,73 8.494 19,97
Chi phí 12.560 35.594 41.235 23.034 183,39 5.641 15,85
Lợi nhuận trước
thuế (LNTT)
4.408 6.950 9.803 2.542 57,67 2.853 41,05
Thuế TNDN (25%
LNTT)
1.102 1.738 2.451 636 57,71 713 41,02
Lợi nhuận ròng 3.306 5.213 7.352 1.907 57,68 2.139 41,03
(Nguồn :Tổ quan hệ khách hàng PGD Sa Đéc)
Qua bảng số liệu cho thấy, hoạt động kinh doanh của ngân hàng rất có hiệu quả,
lợi nhuận ròng qua ba năm đều tăng, khoảng 5.213 triệu đồng, so với năm 2007 thì lợi
nhuận ròng đã tăng thêm 1.907 triệu đồng, hay 57,68%, do tốc độ tăng của doanh thu lớn

hơn tốc độ tăng của chi phí. Mặt khác, lợi nhuận ròng của Ngân Hàng trong năm 2008 tăng
lên một phần cũng là do Ngân Hàng đa dạng mạng lưới dịch vụ, đẩy mạnh hơn nữa hoạt
động kinh doanh trên lĩnh vực tín dụng. Bên cạnh đó, Ngân Hàng còn tăng cường các hoạt
động khác như bảo lãnh L/C, bảo lãnh dự thầu, dịch vụ chuyển tiền, kinh doanh ngoại hối,
… nên nguồn thu từ các hoạt động này đã tăng lên đáng kể.
Sang năm 2009,doanh thu của ngân hàng đã liên tục tăng lên khoảng 51.038 triệu
đồng,doanh thu đã tăng thêm 8.494 triệu đồng so với năm 2008,tương đương 19,97%,trong
khi đó thì chi phí hoạt động kinh doanh của ngân hàng không ngừng tăng lên,cụ thể là
41.235 triệu đồng,đã tăng 5.641 triệu đồng tương đương 15,85% so với năm 2008 .Lợi
nhuận ròng năm 2009 đạt 7.352 triệu đồng,tăng 2139 triệu đồng ,tương đương 41,03% so
với năm 2008.Đây là một kết quả rất khả quan, bởi lẽ trong năm này Ngân Hàng phải gánh
chịu khoản chi phí khá cao (nhất là chi phí huy động vốn do ngân hàng đưa ra nhiều
chương trình khuyến mãi như phát hành thẻ ATM miễn phí, tiết kiệm dự thưởng…), phải
trích quỹ dự phòng rủi ro,… nhưng hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng vẫn đạt hiệu
quả, lợi nhuận ròng trong năm vẫn cao hơn so với năm trước.
Nhìn chung,kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng rất khả quan.Tuy nhiên
ngân hàng cần có những biện pháp tích cực hơn để có thể gia tăng thu nhập và giảm thiểu
chi phí tới mức thấp nhất để nền kinh tế địa phương cũng như nền kinh tế của đất nước
ngày càng phát triển hơn nữa.
2.5 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG QUA BA
NĂM (2007-2009):
2.5.1 Khái quát về cơ cấu nguồn vốn của PGD Sa Đéc:
Trong hoạt động kinh doanh của NHTM thì nguồn vốn luôn đóng vai trò quan
trọng, mang tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh của bất kì một ngân hàng nào. Do đó
việc duy trì và tăng trưởng nguồn vốn của ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng.
BẢNG 2: CƠ CẤU NGUỒN VỒN CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM
(2007-2009)
Đơn vị tính :Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08
Số tiền

Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền % Số tiền %
Vốn huy
động
57.164 31,12 104.355 43,27 166.945 66,96 47.191 82,55 62.590 59,98
Vốn điều
chuyển
126.499 68,88 136.812 56,73 82.393 33,04 10.313 8,15 -54.419 -39,78
Tổng nguồn
vốn
183.663 100 241.167 100 249.338 100 57.504 31,31 8.171 3, 39
(Nguồn:Tổ quan hệ khách hàng PGD Sa Đéc)
Từ bảng số liệu ta có thể thấy được tổng nguồn vốn năm 2007 là 183.663 triệu
đồng, sang năm 2008 tăng thêm 57.504 triệu đồng đạt 241.167 triệu đồng, tương đối tăng
31,31 % so với năm 2007.
Qua năm 2009 tổng nguồn vốn lại tăng từ 241.167 triệu đồng lên 249.338 triệu
đồng, giá trị tăng tuyệt đối là 8.171 triệu đồng tương đối tăng 3,39%,so với năm 2008.
Nguồn vốn điều chuyển là nguồn vốn mà ngân trung ương để chuyển cho các ngân hàng
chi nhánh trong cùng hệ thống của mình tại PGD Sa Đéc – BIDV Đồng Tháp, năm 2007
nguồn vốn điều chuyển đạt 126.499 triệu đồng. Chiếm tỷ trọng 68,88% trong tổng nguôn

vốn của PGD, sang 2008 tiếp tục tăng 10.313 triệu đồng, đạt 136.812 triệu đồng tức tăng
8,15% so với năm 2007.
Vốn điều chuyển chiếm tỉ trọng cao thể hiện khả năng huy động vốn của
PGD còn hạn chế, Vì việc tăng trưởng huy động vốn của PGD gặp nhiều khó khăn. Trên
địa bàn có nhiều TCTD cũng hoạt động và cạnh tranh quyết liệt, các ngân hàng thương mại
cổ phần thường có lãi suất huy động cao hơn, từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng huy động
vốn của PGD năm 2007, 2008.
Tuy nhiên năm 2009 đã có sự thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn cua PGD,
vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng thấp hơn vốn huy động chỉ chiếm 33,04% trên tổng nguồn
vốn đạt 82.393 triệu đồng giảm 54.419 triệu đồng so với năm 2008. Nguồn vốn huy động
tại chỗ của ngân hàng qua số liệu cho thấy có sự tăng trưởng mạnh qua ba năm. Năm 2007,
vốn huy động đạt 57.164 triệu đồng. Năm 2008 đạt 104.355 triệu đồng. Năm 2009 vốn huy
động là 166.945 triệu đồng. Điều đó cho thấy hoạt động của PGD ngày càng tăng trưởng,
uy tín của PGD ngày càng được nâng cao trên thị trường, khách hàng tìm đến PGD ngày
càng nhiều, PGD đã rất tích cực trong việc huy động vốn tại chỗ, mở rộng hình thức và đa
dạng loại hình huy động, có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, phù hợp nhu cầu của
khách hàng nên khách hàng đến giao dịch gửi tiền nhiều hơn.
Nhìn chung, tổng nguồn vốn của PGD qua ba năm đều có sự gia tăng đáng kể
xuất phát từ nhu cầu gia tăng vốn của các thành phần kinh tế. Điều này nói lên công tác tạo
lập nguồn vốn của ngân hàng đủ mạnh và ngày càng phát triển, làm tăng khả năng cạnh
tranh trên địa bàn, từng bước tạo uy tín đến với khách hàng.
2.5.2 Tình hinh vốn huy động
Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng thì công tác huy động được đặt
lên hàng đầu. Nguồn vốn huy động không những đóng vai trò quan trọng mà còn mang
tính quyết định đến quy mô, sự ổn định hiệu quả kinh danh của ngân hàng. Nguồn vốn huy
động càng dồi dào, càng giúp cho ngân hàng có thể tự chủ hơn trong mọi hoạt động để đáp
ứng kịp thời nhu cầu về vốn.
Nghiệp vụ huy động vốn là hoạt động tiền đề, có ý nghĩa đối với bản thân ngân
hàng cũng như đối với xã hội. Kết quả của nghiệp vụ này là tạo ra nguồn vốn để đáp ứng
những nhu cầu của nền kinh tế.

Để hiểu rõ hơn về tình hình huy động vốn của ngân hàng qua ba năm ta xem xét
bảng số liệu sau.
BẢNG 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM (2007
-2009)
Đơn vị tính :triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền % Số tiền %
1.Tiền gửi của
TCTD
159 0,28 400 0,38 173 0,1 241 151,57 -227 -57,76
2.Tiền gửi thanh
toan
27.895 48,8 36,814 35,28 52.362 31,36 8.919 31,79 15.548 42,23
3.Tiền gửi không
kỳ han
1,244 2,18 327 0,31 214 0,13 -917 -73,71 -113 34,56
4.Tiền gửi có kỳ han _ _ 9.000 8,62 8.000 4,79 9.000 100 -1.000 -11,1
5. tiền gửi tiết kiệm
dưới 12 tháng
17.302 30,27 46.753 44,8 95.719 57,34 29.451 170,22 48.966 104.73

6.Tiền gửi tiết kiệm
trên 12 tháng
10.333 18,07 11.061 10,6 10.087 6,04 728 7,05 -974 -8,81
7.Phát hành giấy tờ có
giá
231 0,4 _ _ _ 390 0,23 -231 390 _
Tổng vốn huy động
57.164 100 104.355 100 166.945 100 47.191 82,55 62.590 59,98
(Nguồn :Tổ quan hệ khách hàng PGD Sa Đéc)
Năm 2007 ngân hàng huy động được số tiền 27.895 triệu đồng chiếm đến 48,8%
trên tổng nguồn vốn huy động được của ngân hàng . Năm 2008 đạt 38.814 triệu đồng tăng
thêm 8,919 triệu đồng với số tương đối là 31,97%. Sang năm 2009 tiền gửi thanh toán đã
đạt 52.362 triệu đồng chiếm tỉ trọng 31,37% , tăng 15.548 triệu đồng tương đương 42,23%
so với năm 2008.
Nguyên nhân của sự gia tăng này là do kinh tế địa phương phát triển, số lượng các
doanh nghiệp đầu tư vào Sa Đéc tăng (tập trung chủ yếu tại khu công nghiệp Sa Đéc và các
khu làng nghề truyền thống, bên cạnh đó PGD Sa Đéc - BIDV Đồng Tháp đã tạo đươc uy
tín đối với cộng đồng doanh nghiệp trong quan hệ giao dịch nên thu hút nhiều khách hàng,
doanh nghiệp đến mở tài khoản thanh toán qua BIDV.
Mặt khác tiền gửi tiết kiệm chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy
động của ngân hàng, mà chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm VNĐ có kỳ hạn 12 tháng. Năm 2007
đạt 95.719 triệu đồng tăng thêm 48.966 triệu đồng tương đối tăng 104,73% so với năm
2008. Điều này đã thể hiện sự uy tín của ngân hàng với khách hàng, khách hàng tin tưởng
gửi tiền vào ngân hàng tạo mối quan hệ tín dụng lâu dài.
Qua đó cho thấy hiệu quả huy động vốn của ngân hàng khá tốt, phần nào nói lên
được PGD đã từng bước tạo niềm tin với khách hàng. Tuy nhiên ngân hàng cần phấn đấu
hơn nữa để đạ được kết quả tốt hơn.
2.5.3 Tình hình doanh số cho vay của ngân hàng:
Doanh số cho vay là tổng nguồn vốn mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức
tiền mặt hoặc chuyển khoản trong thời gian nhất định . Sự tăng trưởng của doanh số cho

vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng . Nếu ngân hàng có nguồn vốn
mạnh thì doanh số cho vay có thể cao hơn nhiều lần so với các ngân hàng có nguồn vốn
nhỏ . Do bản chất của hoạt động tín dụng là đi vay để cho vay , vì thế với nguồn vốn huy
động được trong mỗi năm ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn
vốn đó thật hiệu quả nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn.
Trong những năm qua hoạt động cho vay của ngân hàng đã có những bước chuyển
biến tích cực và được thể hiện cụ thể qua những số liệu sau:
2.5.3.1 Doanh số cho vay theo thời hạn vay:
Nhìn chung doanh số cho vay của PGD Sa Đéc đã tăng qua các năm từ đó cho
thấy quy mô tín dụng của PGD ngày càng được mở rộng . Trong đó cho vay ngắn hạn
chiếm tỉ trọng cao hơn so với cho vay trung dài hạn
BẢNG 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN VAY
Đơn vị tính:Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08
Số tiền Tỉ trọng Số tiền
Tỉ
trọng
Số tiền Tỉ trọng Số tiền % Số tiền %
Cho vay ngắn
hạn
299.250 93,95 786.467 99,08 860.951 97,59 487.217 162,81 74.484 9,47
Cho vay trung
dài hạn
19.285 6,05 7.298 0,92 21.270 2,41 11.987 -62,16 13.972 191,45
Tổng doanh
số cho vay
318.535 100 793.765 100 882.221 100 475.230 149,19 8.456 11,14
(Nguồn: Tổ quan hệ khách hàng PGD Sa Đéc)

×