Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

ĐÁNH GIÁ MỨC SẴN LÒNG ĐÓNG GÓP CHO VIỆC CẤP NƯỚC SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN PHƯỜNG BÌNH HƯNG HÒA A, QUẬN BÌNH TÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ MỨC SẴN LÒNG ĐÓNG GÓP CHO VIỆC CẤP
NƯỚC SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN PHƯỜNG
BÌNH HƯNG HÒA A, QUẬN BÌNH TÂN

TRẦN LÊ BẢO TRÂM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ MỨC SẴN
LÒNG ĐÓNG GÓP CHO VIỆC CẤP NƯỚC SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN
PHƯỜNG BÌNH HƯNG HÒA A, QUẬN BÌNH TÂN” do TRẦN LÊ BẢO TRÂM,
sinh viên khóa 2005 – 2009, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo
vệ thành công trước hội đồng vào ngày……………

TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM
Người hướng dẫn

Ngày….Tháng….Năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Ngày

Tháng

Năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành khóa luận này, trước hết con xin cảm ơn Ba, Mẹ cùng các Anh
Chị trong gia đình đã nuôi dưỡng, quan tâm, chăm sóc và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho con đựợc học hành và có được kết quả như ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm,
Tp Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức quý báu,
nền tảng vững chắc trong bốn năm học tại trường.
Xin chân thành cảm ơn Cô Phan Thị Giác Tâm đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn các Cô Chú, Anh Chị công tác tại UBND phường, khu phố, tổ đã tạo
điều kiện thuận lợi cũng như giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn tại địa bàn
phường Bình Hưng Hòa A. Cuối cùng tôi xin cảm ơn đến tất cả bạn bè đã động viên
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06/2009

Sinh Viên
TRẦN LÊ BẢO TRÂM


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN LÊ BẢO TRÂM. Tháng 07 năm 2009. “Đánh Giá Mức Sẵn Lòng
Đóng Góp của Người Dân Phường Bình Hưng Hòa A cho việc Cấp Nước Sinh
Hoạt”.
TRAN LE BAO TRAM, July 2009. “Valuating Willingness-To-Pay of The
Citizen In Binh Hung Hoa A Ward for Supplying Water.”

Nước sạch cho sinh hoạt là nhu cầu không thể thiếu của con người, có ảnh
hưởng rất lớn đến đời sống cũng như sức khỏe của người dân. Nhưng hiện nay,
do nhiều nhân tố tác động đã làm cho nước ngầm ngày càng ô nhiễm- là một
trong những nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt hằng ngày của người dân. Bình
Hưng Hòa A cũng đang ở trong tình trạng tương tự, và cần có nguồn nước sinh
hoạt mới. Đề tài sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) để tiến hành
xác định mức sẵn lòng đóng góp của người dân. Qua điều tra 120 người dân địa
phương, đề tài đã đánh giá được mức độ nhận thức của người dân về chất lượng
nguồn nước mà họ đang sử dụng, cũng như ước lượng được mức sẵn lòng đóng
góp của người dân. Thông qua việc đánh giá này, đề tài còn cho thấy được tổng
mức sẵn lòng đóng góp của người dân trong việc cấp nước sạch cho sinh hoạt,
đây là nguồn kinh phí rất cần thiết, tạo cơ sở để các cơ quan hữu trách tìm kiếm
phương cách để tiếp nhận nguồn thu từ nhân dân, và sớm giải quyết vấn đề nước
sạch cho sinh hoạt, đảm bảo sức khỏe và nâng cao mức sống của người dân.


MỤC LỤC
Trang


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

0H

102H

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

1H

103H

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

2H

104H

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

x

3H


105H

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

4H

106H

1.1 Đặt vấn đề

1

5H

107H

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

2

6H

108H

1.3 Phạm vi nghiên cứu

3


7H

109H

1.4 Cấu trúc khóa luận

3

8H

10H

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

9H

1H

2.1 Tổng quan tài liệu

4

10H

12H

2.1.1 Tình hình cấp nước trên địa bàn TPHCM


4

1H

13H

2.1.2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

5

12H

14H

2.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu

11

13H

15H

2.2.1 Điều kiện tự nhiên

11

14H

16H


2.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội

11

15H

17H

2.2.3 Cơ sở hạ tầng kỷ thuật

14

16H

18H

2.2.4 Đánh giá khái quát chung

17

17H

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
18H

19H

18
120H


3.1 Cơ sở lý luận

18

19H

12H

3.1.1 Một số khái niệm

18

20H

12H

3.1.2 Thành phần và chất lượng nước ngầm

19

21H

3.1.3 Tác động của ô nhiễm nước đến sức khỏe con người

123H

20

2H


3.1.4 Các yêu cầu chung về chất lượng nước

124H

21

23H

125H

3.1.5 Chương trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
24H

21
126H

3.1.6 Trạm cấp nước tập trung

22

25H

3.1.7 Khái niệm mức sẵn lòng trả (WTP)

127H

23

26H


3.2 Phương pháp nghiên cứu

128H

23

27H

129H

v


3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

23

28H

130H

3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

23

29H

13H

3.2.3 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)


23

30H

132H

3.3 Nội dung nghiên cứu

31

31H

13H

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

36

32H

134H

4.1 Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt ở phường Bình Hưng Hòa A

36

3H

135H


4.2 Đánh giá nhận thức của người dân

37

34H

136H

42.1 Các vấn đề môi trường người dân quan tâm

37

35H

137H

4.2.2 Mức độ quan tâm đến chất lượng nước sinh hoạt của người dân 38
36H

138H

4.2.3 Đánh giá của người dân về chất lượng nước ngầm hiện nay

39

37H

139H


4.2.4 Khái niệm nước sạch theo nhận thức của người dân

41

38H

140H

4.2.5 Mức độ cần thiết của phương án

41

39H

14H

4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng đóng góp

42

40H

142H

4.3.1 Độ an toàn của nước giếng so với nước máy do người dân tự đánh
41H

giá

42

143H

4.3.2 Các yếu tố để có nguồn nước an toàn cho sinh hoạt

43

42H

14H

4.3.3 Ảnh hưởng của việc sử dụng nước giếng trong thời gian dài

44

43H

145H

4.3.4 Đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ được hỏi

45

4H

146H

4.3.4 Mức sẵn lòng đóng góp của người dân

47


45H

147H

4.4 Ước lượng mức sẵn lòng đóng góp trung bình

49

46H

148H

4.4.1 Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình

49

47H

149H

4.4.2 Phân tích mô hình

52

48H

150H

4.4.3 Ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình và tổng mức đóng góp


53

49H

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

15H

55

50H

152H

5.1 Kết quả

55

51H

153H

5.2 Kiến nghị

56

52H

154H


TÀI LIỆU THAM KHẢO

57

53H

15H

PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BT & BTCT

Bê tông và bê tông cốt thép

BYT-QĐ

Bộ y tế - Quyết định

CM

Mô hình lựa chọn

CTCP

Công ty cổ phần


CVM

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

NS & VSMT

Nước Sạch và Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn

TCTK

Tiêu chuẩn thiết kế

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXD VN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

UNICEF


Qũy nhi đồng Liên Hợp Quốc

WTA

Mức sẵn lòng nhận đền bù

WTP

Mức sẵn lòng trả

WTO

Tổ chức sức khỏe thế giới

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

7

Bảng 2.1 Các Tham Số Được Ước Lượng của Mô Hình Thỏa Dụng Logit
54H

156H

8

Bảng 2.2 Các Mức WTP Trung Bình và Ở Giữa Được Ước Lượng

5H

157H

9

Bảng 2.3 Kết quá xét nghiệm lý hóa
56H

158H

13

Bảng 2.4 Dân Số trên Địa Bàn Phường
57H

159H

Bảng 3.1 Các Loại Bệnh Nhiễm Trùng Đường Ruột và Thời Gian Tồn Tại của các Vi
58H

20

Khuẩn Trong Nước
160H

37

Bảng 4.1 Nguồn Nước và Mục Đích Sử Dụng
59H


16H

37

Bảng 4.2 Lượng Nước và Chi Phí Mua Nước Trung Bình
60H

162H

38

Bảng 4.3 Các Vấn Đề Người Dân Quan Tâm
61H

163H

39

Bảng 4.4 Mức Độ Quan Tâm Chất Lượng Nước Sinh Hoạt của Người Dân
62H

164H

40

Bảng 4.5 Chất Lượng Nước Ngầm Hiện Nay do Người Dân Tự Đánh Giá
63H

165H


40

Bảng 4.6 Đặc Điểm Nguồn Nước Ngầm do Người Dân Nhận Xét
64H

16H

41

Bảng 4.7 Khái Niệm Nước Sạch theo Nhận Thức của Người Dân
65H

167H

43

Bảng 4.8 Đánh Giá Chung của Người Dân về Tính An Toàn của các Nguồn Nước
6H

168H

44

Bảng 4.9 Các Yếu Tố để có Nguồn Nước An Toàn cho Sinh Hoạt
67H

169H

44


Bảng 4.10 Ảnh Hưởng do Người Dân Đánh Giá
68H

170H

45

Bảng 4.11 Trình Độ của Người Được Phỏng Vấn
69H

17H

46

Bảng 4.12 Nghề nghiệp của Người Được Hỏi
70H

172H

46

Bảng 4.13 Đặc Điểm Thu Nhập – Thành Viên của Người Được Hỏi
71H

173H

47

Bảng 4.14 Thống Kê Số Người Đồng Ý và Không Đồng Ý với Mức Giá Đề Nghị

72H

174H

48

Bảng 4.15 Lý Do Người Dân Đồng Ý Đóng Góp
73H

175H

49

Bảng 4.16 Lý Do Người Dân Không Đóng Góp
74H

176H

50

Bảng 4.17 Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit
75H

17H

51

Bảng 4.18 Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit
76H


178H

51

Bảng 4.19 Kết Quả Dự Đoán của Mô Hình
7H

Bảng 4.20 Gía Trị Trung Bình Các Biến của Mô Hình
78H

viii

179H

53
180H


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

4

Hình 2.1 Các Công Ty Cổ Phần Trực Thuộc SAWACO
79H

18H

19


Hình 3.1 Các Tác Nhân Gây Ô Nhiễm Nguồn Nước Ngầm
80H

182H

20

Hình 3.2 Các Bệnh do Ô Nhiễm Nước
81H

183H

22

Hình 3.3 Mô Hình Đơn Giản Xử Lý Nước Ngầm
82H

Hình 4. 1 Mức Độ Cần Thiết của Phương Án đối với Người Dân
83H

ix

184H

42
185H


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Ước tính chi phí xây dựng, vận hành và giá thành 1m3 nước


59

84H

186H

Phụ lục 2. Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng môi trường nước sinh hoạt – nước ngầm
85H

61
187H

Phụ lục 3. Kết quả xét nghiệm mẫu nước ở khu phố 3, phường Bình Hưng Hòa A

64

86H

Phụ lục 4. Bảng câu hỏi phỏng vấn

18H

65

87H

189H

Phụ lục 5. Mô hình hồi quy logit


75

8H

190H

Phụ lục 6. Một số hình ảnh về phường Bình Hưng Hòa A
89H

x

78
19H


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1

Đặt vấn đề
Nước là một yếu tố tự nhiên có liên quan trực tiếp đến sự sống trên trái đất.

60% - 70% trọng lượng các sinh vật sống là nước. Nước là điều kiện cần của sự sống.
Trong báo cáo nhân ngày nước thế giới vào ngày 22/3/ 2007, nguyên Tổng thư ký Liên
Hiệp Quốc Kofi Annan nhấn mạnh rằng khan hiếm nước hiện đang là vấn đề toàn cầu
mà cả thế giới đang phải đối mặt ( Và nhân
90H


ngày nước thế giới 22/3/2008, báo cáo đề cập đến vấn đề nước sạch cho nhân dân,
thiếu nước uống an toàn và điều kiện vệ sinh không bảo đảm gây ra nhiều hậu quả
nghiêm trọng.
Theo nghiên cứu mới đây của UNICEF cho thấy, hiện nay phần lớn người dân
Việt Nam còn phải sử dụng nguồn nước sinh hoạt không bảo đảm. Cụ thể, người dân
sử dụng nước máy chỉ 11,7%, còn lại là giếng khoan, giếng khơi 64,3%. Đặc biệt còn
tới 24% người dân phải sử dụng nước sinh hoạt từ sông, ao, hồ, suối, nước mưa và từ
những nguồn khác.
TPHCM là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi mà có nền công nghiệp phát
triển cao, dân cư đông đúc. Mặc dù đã có những nhà máy lớn nhưng vẫn không đảm
bảo cung cấp nước sạch cho người dân nhất là vào mùa khô. Nhiều nơi người dân còn
phải sử dụng nước chưa qua xử lý, bị ô nhiễm nặng hoặc phải mua nước chở bằng ghe
hoặc xe tải với giá thành rất cao. Vì vậy, việc cung cấp nước sạch và đảm bảo vệ sinh
đang là vấn đề cần quan tâm hiện nay nhất là khi thành phố đang phát triển nhanh
chóng.
Phường Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân) có diện tích 425 ha, với 87.000 dân
nhưng có đến 156 cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường, khu nghĩa trang
Bình Hưng Hòa với 70.000 ngôi mộ, các dòng kênh nước đen, kênh thối, bãi rác Gò


Cát tuy đã đóng cửa nhưng nguồn nước rỉ từ rác vẫn đang gây ô nhiễm đến cuộc sống
người dân xung quanh... Nhưng chỉ có khoảng 20% hộ dân trên tổng số 16.000 hộ dân
của phường được cung cấp nước sạch, số còn lại phải sử dụng nước giếng khoan.
( />91H

Nguồn nước sử dụng chủ yếu của các hộ dân ở đây chủ yếu là các giếng khoan
với chất lượng nước không đảm bảo vệ sinh, có mùi, vị lạ, độ pH thấp, nhiễm phèn. Sử
dụng nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm không đảm bảo vệ sinh nên nguy cơ mắc bệnh
là rất cao hoặc phải mua nước với giá không rẻ. Do đó, cần phải có kế hoạch cấp nước
sạch cho người dân. Việc làm này vừa có tác dụng giúp người dân được sử dụng nước

sạch trong sinh hoạt, vừa tránh được các bệnh liên quan đến việc sử dụng nước không
đảm bảo chất lượng, đồng thời góp phần giúp cho nguồn nước ngầm không bị khai
thác quá mức dẫn đến cạn kiệt.
Hiện nay, trên địa bàn TpHCM còn nhiều nơi chưa có nguồn nước máy của
công ty cấp nước, nhưng nhờ những mô hình trạm cấp nước tập trung như: trạm cấp
nước tại xã Hưng Long- huyện Bình Chánh với công suất 800m3/ ngày-đêm, trạm cấp
nước tại xã Phước Kiểng- huyện Nhà Bè, trạm xử lý nước ngầm tại xã Hiệp Bình
Phước – quận Thủ Đức,.. đã giải quyết được nhu cầu nước sạch cho người dân. Do đó,
với tình hình thiếu nước sạch ở phường Bình Hưng Hòa A, xây dựng trạm cấp nước là
một giải pháp rất cấp thiết để giải quyết vấn đề nước sạch có chất lượng tốt phục vụ
cho nhu cầu sinh hoạt, và đảm bảo sức khỏe của người dân. Xuất phát từ thực tế đó, tôi
tiến hành thực hiện đề tài “ĐÁNH GIÁ MỨC SẴN LÒNG ĐÓNG GÓP CHO
VIỆC CẤP NƯỚC SẠCH CỦA NGƯỜI DÂN PHƯỜNG BÌNH HƯNG HÒA A,
QUẬN BÌNH TÂN”. Từ đó, cung cấp cho chính quyền địa phương cơ sở để đưa ra
quyết định giải quyết vấn đề nước sinh hoạt cho các hộ dân trên địa bàn.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung
Ước lượng mức sẵn lòng đóng góp để có được nguồn nước sinh hoạt sạch, bảo
đảm hơn của người dân ở phường Bình Hưng Hoà A, quận Bình Tân.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu nhận thức của người dân về nguồn nước ngầm ở địa phương.

2


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng đóng góp của người dân để
có nguồn nước sạch cho sinh hoạt.

Ước lượng mức sẵn lòng đóng góp trung bình của người dân.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu ở phường Bình Hưng Hoà A, quận Bình Tân.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện trong thời gian từ 20/03/2009 đến 20/06/2009.
1.4 Cấu trúc khóa luận
Đề tài nghiên cứu này gồm 5 phần. Phần đầu tiên trình bày bài lý do, mục tiêu,
phạm vi nghiên cứu cũng như tóm tắt bố cục của luận văn. Phần thứ 2, phần này trình
bày tổng quan tài liệu đã được nghiên cứu trước đây liên quan đến ước lượng mức sẵn
lòng đóng góp bằng phương pháp CVM, tổng quan về địa bàn, các đặc điểm kinh tếxã hội, văn hoá,… cũng như điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của phường Bình Hưng
Hoà A - quận Bình Tân. Phần thứ 3, tôi trình bày các cơ sở lý luận, một số khái niệm,
phương pháp tiến hành nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và trình bày các biện pháp để
thực hiện những nội dung đó. Nhận thức của người dân về vấn đề môi trường trên địa
bàn nói chung và chất lượng nước ngầm mà họ đang sử dụng nói riêng, cũng như mức
sẵn lòng đóng góp của họ để có được nguồn nước sạch cho sinh hoạt sẽ được trình bày
trong phần 4. Phần cuối, tôi sẽ tóm lược kết quả nghiên cứu, và đề ra những kiến nghị
để giải quyết vấn đề nước sạch cho người dân phường Bình Hưng hoà A.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan tài liệu
2.1.1 Tình hình cấp nước trên địa bàn TPHCM
Hình 2.1 Các Công Ty Cổ Phần Trực Thuộc SAWACO

CTCP CẤP

NƯỚC NHÀ


CTCP CẤP
NƯỚC THỦ
ĐỨC

CTCP CẤP
NƯỚC PHÚ
HÒA TÂN

CTCP CẤP
NƯỚC GIA
ĐỊNH

TỔNG
CÔNG TY
CẤP NƯỚC
SAWACO

CTCP CẤP
NƯỚC BẾN
THÀNH

XÍ NGHIỆP
CẤP NƯỚC
TRUNG AN

CTCP CẤP
NƯỚC CHỢ

LỚN

CHI NHÁNH
CẤP NƯỚC
TÂN HÒA

Hiện nay, có 8 đơn vị thuộc Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) gồm 6
Công ty cổ phần, 1 chi nhánh và 1 xí nghiệp. Đây là các đơn vị cung cấp nước toàn bộ
hệ thống nước sạch cho TPHCM ( Do đó, nhiều nhà máy xử
lý nước được đầu tư, trong đó, hệ thống cấp nước sông Đồng Nai là hệ thống cấp nước
chính cho TPHCM đang vận hành với công suất 750.000m3/ngày-đêm. Nhà máy nước
Thủ Đức với tuyến ống nước sạch đường kính 2.000mm vận chuyển nước vào thành


phố hòa vào mạng lưới phân phối. Nhà máy nước Hóc Môn cung cấp nước sạch cho
phía Tây của thành phố với công suất 65.000m3/ ngày đêm. Ngoài ra, còn có nhà máy
nước BOO Bình An công suất 300.000m3/ ngày đêm, nhà máy nước Tân Hiệp công
suất 300.000m3/ ngày đêm, nhà máy nước Tân Bình với công suất 60.000m3/ ngày
đêm,…
Bên cạnh các nhà máy nước có quy mô lớn, còn có các trạm giếng tư hoặc của
các xí nghiệp, các giếng hộ gia đình.
Ngoài ra, còn có Công ty cổ phần Cấp nước Kênh Đông do các cổ đông: Quỹ
Đầu tư Phát triển Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (HIFU), Tổng Công ty Cấp nước Sài
Gòn, Tổng Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam, Tổng Công ty Địa Ốc Sài
Gòn, Công ty Quản lý Khai thác Dịch vụ Thuỷ lợi và Công ty CII cùng góp vốn, và do
Công ty CII quản lý. Công ty này sẽ cấp nước sạch cho các khu dân cư Trung tâm
huyện Củ Chi, Phú Hòa Đông, Trung Lập Thương, Phước Thạnh, Bàu Đưng, Khu đô
thị mới Tây Bắc Củ Chi; Các khu Công nghiệp Tân Phú trung, Tây Bắc Củ Chi, Phạm
Văn Cội, Đức Hòa 3 … ().
Mặt khác, ở những vùng ven nội thành và ngoại thành, những nơi chưa có

nguồn nước sạch do các công ty cấp nước cung cấp, thì mô hình trạm cấp nước tập
trung với quy mô vừa và nhỏ, do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, vận
hành, kiểm tra để đảm bảo nước sạch cho người dân. Cụ thể như trạm cấp nước xã
Bình Chánh, trạm cấp nước Tân Quý Tây - huyện Bình Chánh, trạm cấp nước Tân
Xuân 3, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn... ().
2.1.2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu về vấn đề sử dụng và quản lý tài nguyên nước nói chung và nước
cho sinh hoạt nói riêng không còn là đề tài mới mẻ. Tuy nhiên mỗi nghiên cứu có một
cách tiếp cận vấn đề khác nhau:
Trần Khánh Nam và Trần Võ Hùng Sơn, 2004, nghiên cứu về “Nhu cầu hộ gia
đình cho cải thiện dịch vụ nước tại thành phố Hồ Chí Minh: Sự so sánh giữa hai ước
lượng Định giá Ngẫu nhiên(CV) và Mô hình Lựa chọn(CM)”.
Nghiên cứu này đánh giá mức sẵn lòng trả của người dân thành phố Hồ Chí
Minh cho các cải thiện trong hệ thống cung cấp nước của họ. Nó điều tra những khía
cạnh nào của cung nước là quan trọng nhất như là chất lượng nước và áp suất nước.
5


Nghiên cứu thực hiện để phản ánh số lượng các vấn đề về cung cấp nước đang gia tăng
trong thành phố. Nó cũng nêu bật được sự cần thiết của “cầu tiêu dùng” được đưa ra
để thực thi các kế hoạch về cung cấp nước.
Những hộ gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh đang sử dụng nước máy chất
lượng kém, không đáng tin cậy và chi trả cho những hoá đơn hàng tháng tương đối rẽ.
Nhiều hộ gia đình không sử dụng nước máy mà sử dụng nước từ các giếng khoan, cho
nhu cầu sử dụng hằng ngày của họ. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp CV và CM
để đánh giá sự ưa thích của hộ gia đình cho việc cải thiện dịch vụ nước ở thành phố
HCM, nhằm mục đích so sánh sự ước tính phúc lợi của hai phương pháp CV và CM.
Người được phỏng vấn chia thành 2 nhóm: hộ gia đình đã có dịch vụ nước máy
và hộ gia đình không có dịch vụ nước máy.
Áp dụng cách hỏi lựa chọn lưỡng phân ranh giới đơn hỏi cho 2 nhóm để lấy

được mức sẵn lòng trả của hộ cho sự cải thiện dịch vụ nước, mà nó bao gồm chất
lượng nước cao hơn, và độ tin cậy cao hơn trong việc cung cấp nước. Trong đó, khảo
sát CV thực hiện với 1.473 phiếu, với 641 phiếu là những hộ có hệ thống nước máy và
832 phiếu là những hộ chưa có hệ thống nước máy. Vì đặc tính khác nhau ở chỗ là có
và không có hệ thống nước máy nên bảng câu hỏi dành cho những hộ không có nước
máy sẽ được giới thiệu về mức phí đấu nối và hóa đơn tiền nước hàng tháng. Áp dụng
phương pháp lấy mẫu phân tầng ngẫu nhiên để thu được mẫu đại diện
Để đo lường phúc lợi, nghiên cứu này đã sử dụng mô hình thỏa dụng logit. Vì
mô hình thỏa dụng logit cho phép thỏa dụng biên của thu nhập biến đổi khi trường hợp
thỏa dụng của thu nhập bằng tiền thay đổi.
Nhóm tác giả đã sử dụng phép ước lượng Turbull để ước lượng WTP của
những hộ không có nước máy cho các dịch vụ nước được cải thiện tại mỗi mức phí
đấu nối. Các kết quả WTP theo Turnbull cung cấp sự hiểu rõ hơn sở thích của hộ thay
đổi ra sao khi thay đổi mức phí đấu nối.
⎞⎤
z j ⎟⎟⎥
⎝ β ⎠⎥⎦



WTP ở giữa: MDε [WTPj ] = M j ⎢1 − exp⎜⎜ −

(2.12)


⎛ α
1 σ 2 ⎞⎟⎤

WTP trung bình: Eε WTPj = M j ⎢1 − exp⎜ − β z j + 2 2 ⎟⎥
β ⎠⎥⎦

⎢⎣


(2.11)

⎛ α

⎢⎣

[

]

Xác suất của việc trả lời “có” cho viễn cảnh được đưa ra được cho bên dưới:
6


P ⎡⎣Yes j ⎤⎦ = P ⎡⎣(α1 z j + β ln( M j − t j ) + ε1 j ) ≥ (α 0 z j + β ln M j + ε 0 j ) ⎤⎦ (2.8)

Bằng cách sử dụng ước lượng Turbull, tác giả đã tính toán được kết quả với
mức độ tin cậy 95%.
Mô hình thỏa dụng logit với giả định là hệ số sai số là phân phối thông thường,
được sử dụng để ước lượng tham số được chỉ ra trong bảng 2.2.
Bảng 2.1 Các Tham Số Được Ước Lượng của Mô Hình Thỏa Dụng Logit
Có nước máy

Không có nước máy

Tổng thu nhập


7,21 (0,000)

5,45 (0,000)

Hằng số

-0,17 (0,491)

-0,76 (0,704)

Các đặc tính của hộ và người được hỏi
EDU

0,96E-03 (0,947)

0,32E-03 (0,979)

GENDER

0,23 (0,045)

0,15 (0,106)

HHSIZE

0,07 (0,000)

0,02 (0,185)

NCHILD


-0,18 (0,000)

0,05 (0,277)

HOUSE

0,23 (0,109)

0,04 (0,880)

FRIDGE

-

0,30 (0,002)

LOCA

-

0,13 (0,199)

HEALTH

0,05 (0,626)

-0,15 (0,195)

AVAIL


0,16 (0,202)

-0,27 (0,023)

PRESS

-0,41 (0,000)

-

Nhận thức về vấn đề nước

Các hoạt động đối đầu
FILTER

0,03 (0,846)

-

TANK

0,28 (0,016)

-

BOTTLE

-


0,35 (0,002)

SANIT

-

-0,09 (0,481)

Log-likelihood

-371

-516

Chi-squared

131

111

Số quan sát

641

832

Ghi chú: các tham số p-value trong ngoặc đơn.
7



Bảng 2.2 Các Mức WTP Trung Bình và Ở Giữa Được Ước Lượng
ĐVT: ngàn đồng

WTP trung bình
WTP ở giữa

Các hộ có nước máy

Các hộ không có nước máy

108

94

[26 – 191]

[11 – 176]

148

154

[74 – 221]

[91 – 218]

WTP của những hộ gia đình ở TP.HCM cho nâng cao chất lượng dịch vụ nước
cao hơn so với tổng hoá đơn nước trung bình hàng tháng hiện tại công với chi phí đối
phó. Hơn nữa, kết quả chỉ ra rằng, giá trị biên của thuộc tính chất lượng nước cao hơn
nhiều so với thuộc tính áp suất nước. Báo cáo này cũng tìm ra được người ta sẵn lòng

trả ở mức từ 148.000 đồng tới 175.000 đồng cho các cải thiện trong việc cung cấp
nước của họ; với những hộ không có nước máy thì sẵn lòng trả cao hơn cho các dịch
vụ được cải thiện này hơn những người đã xài một lượng cung cố định. Những hộ gia
đình có nước máy sẵn lòng trả 3,5% thu nhập hàng tháng cho việc nâng cao chất lượng
dịch vụ nước, và tỷ lệ cho các hộ không có nước máy trong khoảng từ 4,1%-4,6%, phụ
thuộc vào kết quả CV hay CM. Kết quả nghiên cứu này giúp các nhà làm chính sách
có thể chọn một kịch bản, gồm những mức thuộc tính khác nhau và ước lượng WTP
cho mỗi thuộc tính, thiết kế dự án nâng cao chất lượng dịch vụ nước cho TP.HCM.
“Đánh giá hiện trạng nước dưới đất ở quận Bình Tân – TP. HCM” là luận văn
tốt nghiệp của sinh viên Đòan Minh Nhân (2005). Đề tài nêu lên được điều kiện địa
chất thủy văn, hiện trạng chất lượng nước ngầm thông qua kết quả xét nghiệm hóa lý
nước, cũng như tìm hiểu các nguyên nhân làm biến đổi chất lượng nước dưới đất và đề
xuất những biện pháp bảo vệ. Trong đó, xét nghiệm lý hóa mẫu nước giếng khoan do
Đoàn Minh Nhân lấy mẫu lúc 11 giờ 18 phút ngày 22/04/2005 tại nhà ông Đỗ Thành
Tâm, nhà số 30/1A, đường số 3, phường Bình Hưng Hòa A có kết quả như sau:

8


Bảng 2.3 Kết quá xét nghiệm lý hóa
KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM LÝ HÓA
Yếu tố

Đơn vị

Màu
Mùi vị
EC

μs/cm


124,9

Eh

mV

246

DO

mg/l

2,6

pH đo ở HT

4,76

pH phòng

4,17

Độ cứng tổng cộng

mg CaCO3/l

11,00

Độ cứng canxi


mg CaCO3/l

8,50

Độ cứng magie

mg CaCO3/l

2,50

Độ kiềm tổng cộng

mg CaCO3/l

3,33

Độ axit

mg CaCO3/l

23,33

Cặn tổng cộng

mg/l

106

Cặn hòa tan


mg/l

92

Nhiệt độ đo ở HT

0

C

31

Nhiệt độ phòng

0

C

31,7

Cation

mg/l

mdl/l

%

Ca2+


4,61

0,230

22,75

Mg2+

0,60

0,050

4,94

FeTC

5,44

Fe2+

1,52

0,054

5,34

NH4+

0,784


0,043

4,25

0,424

41,94

0,210

20,78

Na+, K+
Fe3+

3,92

9


Anion

mg/l

mdl/l

%

Cl-


33,29

0,938

92,78

SO42-

<1

PO43-

0,066

0,002

0,02

NO3-

0,300

0,005

0,49

HCO3-

4,06


0,066

6,53

(Ghi chú: HT = hiện trường)
Nhìn vào kết quả xét nghiệm lý hóa, ta thấy loại hình nước là Clorua – ( Natri +
Kali) – Canxi – Sắt. Trong nước có Clorua (Cl-) cao sẽ gây ảnh hưởng đến cây trồng,
động vật và cho con người khi sử dụng. Mặt khác, nước nhiễm sắt thường có mùi tanh,
làm vàng quần áo. Sở dĩ nguồn nước có nhiều sắt là do quá trình xâm nhập mặn của
các vùng trũng bị nhiễm phèn và do hoạt động của con người. Bên cạnh đó, sự có mặt
của amonium, nitrat, sunphat, pH là do hoạt động sinh hoạt của con người, của các nhà
máy xí nghiệm, do tốc độ đô thị hóa nhanh, và đặc biệt là do nghĩa trang.
Tóm lại, kết quả nghiên cứu nước trong khu vực quận Bình Tân từ loại siêu hạt
đến nước có độ khoáng hóa trị cao và thậm chí hơi mặn cùng với các ion có hàm lượng
vượt tiêu chuẩn cho phép của bộ khoa học công nghệ và môi trường xuất bản năm
1995 dành cho nước cung cấp sinh hoạt và ăn uống như: pH, sắt tổng cộng, clorua,
amonium và nitrat.
“Khảo sát chất lượng nước giếng khu vực nghĩa trang Bình Hưng Hoà” là luận
văn tốt nghiệp do ông Nguyễn Đinh Tuấn hướng dẫn. Kết quả xét nghiệm mẫu 2 giếng
khoan có độ sâu từ 35-40m ở khu phố 4, phường Bình Hưng Hòa A cho thấy hàm
lượng sắt trong nước cao hơn mức tiêu chuẩn cho phép. Nghiêm trọng hơn, nguồn
nước ở khu vực này đã bị nhiễm chất hữu cơ vượt tiêu chuẩn cho phép. Do đó đề tài
nghiên cứu đã cảnh báo “nước ngầm ở khu vực này chỉ có thể sử dụng sau khi lắng và
lọc kỹ”, và sớm có nguồn nước mới để sử dụng cho sinh hoạt ( />92H

Cả hai đề tài này chỉ khảo sát chất lượng nước giếng khu vực quận Bình Tân
nói chung và phường Bình Hưng Hoà A nói riêng nhưng chưa đưa ra giải pháp giải
quyết rõ ràng. Tóm lại, khóa luận đưa ra giải pháp để người dân có được nguồn nước
sạch để sinh hoạt, và qua đó đánh giá mức sẵn lòng đóng góp của người dân phường

Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh, nơi có nguồn nước ngầm
10


sử dụng cho sinh hoạt đang bị ô nhiễm, từ đó xác định tổng mức sẵn lòng đóng góp
của người dân, và suy ra nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân địa phương.
2.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Phường Bình Hưng Hòa A có diện tích 426,02 ha nằm ở phía Tây Bắc quận
Bình Tân. Phía Đông, Đông Bắc, Đông Nam giáp quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí
Minh. Phía Tây giáp phường Bình Hưng Hòa B, phía Nam giáp phường Bình Trị
Đông và Bình Trị Đông A, phía Bắc giáp phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân
Thành phố Hồ Chí Minh.
b. Địa hình
Địa hình quận Bình Tân thấp dần theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, cao trình
biến dạng từ 0,5 – 4m so với mực nước biển. Phường Bình Hưng Hòa A là vùng cao
dạng địa hình bào mòn bồi tụ, cao độ từ 3 -4m.
c. Khí tượng thủy văn
Phường Bình Hưng Hòa A có đặc điểm khí hậu chung của TP.HCM là khí hậu
nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, trong năm có hai mùa tương phản rõ rệt: mùa mưa bắt
đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô bắt đầu từ thằng 12 đến tháng 4. Nhiệt độ
trung bình hằng năm vào khoảng 27,90C. Biên độ giao động giữa ngày và đêm từ 60C
– 100C. Với độ ẩm trung bình trong năm là 78%, và lượng mưa trung bình là
1659,4mm.
2.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội
a. Tình hình kinh tế
Phường Bình Hưng Hòa A có tốc độ đô thị hóa nhanh; cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hướng tiểu thủ công nghiệp – thương mại và dịch vụ; diện tích đất nông
nghiệp giảm dần; các khu dân cư mới liên tục được hình thành. Năm 2008, tình hình

kinh tế- xã hội của phường tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng. Bên cạnh đó, UBND
phường phối hợp với các ngành tín dụng tạo điều kiện cho người dân vay vốn đáp ứng
phần nào về vốn trong nhân dân để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, tăng dần hộ
khá, giảm hộ nghèo. Phường hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị cao như trồng lan, cây kiểng,…Mặt
11


khác, trên đại bàn phường có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh lớn, nhỏ như dệt vải,
may mặc, sơn, tái chế,…Các cơ sở này góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế của
phường.
b. Dân số
Phường Bình Hưng Hòa A có diện tích 465,02 ha, tính đến 31/12/2008 toàn
phường có 23.624 hộ với 99.125 nhân khẩu, trong đó có 49.559 nhân khẩu là nữ. Dân
cư trên địa bàn phường đa phần là tạm trú từ nơi khác đến. Phần lớn dân nhập cư là do
giản dân từ nội thành, số lao động từ các quận, huyện và các tỉnh khác đến tìm kiếm việc
làm. Dân nhập cư chủ yếu tập trung ở các khu phố có nhiều xí nghiệp sản xuất. Vì vậy,
bên cạnh mặt tích cực là tăng thêm nguồn lao động, lực lượng dân nhập cư đang là một
áp lực lớn cho phường trong việc quản lý con người, giải quyết việc làm và tăng thêm sự
quá tải cho các công trình hạ tầng như giáo dục, y tế đồng thời cũng gây nên nhiều hậu
quả phức tạp về kinh tế và an ninh trật tự, an toàn xã hội.

12


Bảng 2.4 Dân Số trên Địa Bàn Phường
Địa bàn

Tổng số hộ


Khu phố 1

Dân số có mặt trên địa bàn
Tổng số

Trong đó: nữ

1203

4757

2353

Khu phố 2

1033

3644

1852

Khu phố 3

825

3578

1778

Khu phố 4


686

2911

1505

Khu phố 5

1041

4533

2298

Khu phố 6

1176

4726

2369

Khu phố 7

737

3288

1657


Khu phố 8

1003

4426

2214

Khu phố 9

866

3617

1830

Khu phố 10

915

3570

1743

Khu phố 11

715

1950


1470

Khu phố 12

957

3592

1917

Khu phố 13

749

3387

1689

Khu phố 14

805

3480

1658

Khu phố 15

1065


4893

2345

Khu phố 16

661

2927

1580

Khu phố 17

1049

4778

2379

Khu phố 18

995

4393

2153

Khu phố 19


883

3579

1745

Khu phố 20

680

3074

1510

Khu phố 21

743

3213

1637

Khu phố 22

873

3572

1726


Khu phố 23

659

2518

1246

Khu phố 24

805

3189

1556

Khu phố 25

917

4077

2121

Khu phố 26

621

2756


1362

Khu phố 27

962

3697

1866

Tổng

23624

99125

49559

Nguồn: Phòng thống kê phường Bình Hưng Hòa A

13


2.2.3 Cơ sở hạ tầng kỷ thuật
a. Thủy văn và nguồn nước
Phường Bình Hưng Hòa A có hệ thống sông, rạch, kênh nước đen, kênh Tân
Hương,.. chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ bán nhật triều trên sông Sài Gòn. Chất lượng
nước ở hệ thống sông rạch của phường rất kém do nằm ở hạ lưu của hệ thống sông nên
mức độ ô nhiễm nặng, chủ yếu là các chất thải từ thành phố theo hệ thống kênh Tàu

Hủ, Tân Hóa – Lò Góm,... đổ về. Bênh cạnh đó còn có nguồn nước thải từ các khu
công nghiệp và khu dân cư của phường thải ra làm cho chất lượng nước càng kém hơn.
Do chất lượng nguồn nước kém nên ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của
phường đặc biệt là ô nhiễm môi trường tác động đến đời sống của dân cư rất nhiều.
Bên cạnh đó, nguồn nước ngầm phần lớn đều bị nhiễm phèn nặng, có mùi lạ nên ảnh
hưởng đến việc khai thác sử dụng.
b. Hệ thống cấp thoát nước
Hầu hết trên địa bàn phường Bình Hưng Hòa A đều sử dụng nước giếng khoan
để phục vụ sinh hoạt và sản xuất. UBND phường phối hợp với công ty cấp nước Chợ
Lớn nhận hồ sơ và đã gắn đồng hồ nước cho 6.030/23.624 hộ dân. Cụ thể, năm 2007
đã gắn 229 đồng hồ nước, năm 2008 là 2.601 đồng hồ, từ đầu năm 2009 đến nay là
3.200 đồng hồ, tập trung ở các khu phố 6, 20, 14. Bên cạnh đó, hộ dân trên các tuyến
đương trọng yếu như: Lê Văn Quới, Mã Lò, đường Tân Kỳ-Tân Quý, đường Lô Tư,
đường số 01, 02 cũng đã được gắn đồng hồ nước. Hiện nay, trên địa bàn phường có
khoảng 7.000/23.624 hộ dân đã có nước sạch đề sử dụng. Ngoài ra, UBND phường đã
có văn bản đề nghị Quận xây dựng 02 trạm cấp nước tại khu phố 1 và khu phố 10 để
phục vụ nhu cầu nước sạch cho nhân dân.
c. Đặc điểm tự nhiên tài nguyên nước ngầm Quận Bình Tân
Nước trong trầm tích Holocen (QIV): Các trầm tích Holocen phủ kín toàn bộ
vùng Bình Tân, thành phần đất đá gồm cát sét, sét và bùn chứa nhiều di tích hữu cơ.
Bề dày tầng chứa trong trầm tích Holocen từ 1m- 2m đến vài chục mét, nghèo nước, tỷ
lưu lượng q < 0,21/sm, độ pH từ 4,38 – 7,96. Mực nước tĩnh nông, cách mặt đất từ 0,1
– 2,75 m. Nước sử dụng tốt cho hộ gia đình nhưng bị cạn vào mùa khô vì tầng có mối
quan hệ thủy lực với sông và chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự thay đổi mực thủy triều,
nguồn cung cấp chủ yếu cho tầng chứa nước là nước khí quyển. Điều kiện thủy địa
14


hóa rất phức tạp, phía Nam hầu hết bị nhiễm mặn và nhiễm phèn, độ tổng khoáng hóa
thay đổi tử 1,25g/l – 12,43g/l với loại hình nước Clorua – Nitrat chiếm ưu thế. Đối với

những khu vực không bị nhiễm mặn và nhiễm phèn, độ tổng khoáng hóa thay đổi từ
0,13g/l – 0,31g/l và loại hình nước chủ yếu là Bicacbona – Clorua hoặc Clorua –
Bicacbonat.
Nước trong các trầm tích Pleistocen(QI-III): Các trầm tích Pleistocen không lộ
ra mà bị các trầm tích Holocen phủ lên, thành phần gồm các lớp hạt mịn gồm sét, sét
bột, cát sét lẫn sạn sỏi laterit có bề dày thay đổi từ 35,6m – 82,5m. Nước trong các
trầm tích Pleistocen bao gồm hai lớp chứa nước: lớp trên có bề dày 10m – 12m, lớp
này có thành phần bao gồm sét, bột sét, cát sét lẫn sạn sỏi laterit. Lớp này mức độ chứa
nước yếu, khả năng cung cấp không đáng kể. Lớp dưới là lớp hạt thô có lẫn ít sạn và
cát hạt mịn, khả năng chứa nước trung bình khá. Lớp này có thể cung cấp tốt cho nhu
cầu sinh hoạt của khu vực. Chất lượng nước trong tầng chứa Pleistocen thay đổi theo
mùa, độ tổng khoáng hóa thay đổi rất lớn khoảng 0,9g/l đến 18g/l, hàm lượng clorua từ
10,64 – 217,19mg/l (ở Đông Bắc). Loại hình nước chủ yếu là Clorua – Natri.
Tầng chứa nước Pleistocen không có quan hệ thủy lực với tầng chứa nước
Holocen nằm trên và tầng Policen nằm dưới. Nguồn cung cấp chủ yếu là sông Sài Gòn
và dòng ngầm từ phía Đông Bắc chảy xuống. Miền thoát chủ yếu là dòng ngầm về
phía Tây. Nói chung, tầng chứa nước Pleistocen có khả năng chứa nước nhưng chất
lượng nước không đồng điều nên triển vọng khai thác không lớn.
Nước trong các trầm tích Pliocen trên: Nước trong trầm tích Pliocen trên
không lộ ra trên mặt mà bị phủ bởi các trầm tích trẻ hơn, chúng nằm kề dưới trầm tích
Pleistocen (QI – III) . Chiều dày tầng Pliocen trên tương đối lớn và có xu hướng tăng dần
về phía Đông Nam và Tây Nam. Đây là tầng nước có áp chứa nước tốt và rất giàu
nước, là đối tượng cung cấp nước chủ yếu cho khu vực.
Tầng chứa nước trầm tích Pliocen trên được chia làm hai phần riêng biệt. Phần
phía trên có bề dày thay đổi từ 5,5m – 31,2m, thành phần gồm bột sét, sét. Lớp này
không có khả năng chứa nước, thực tế là lớp cách nước Pleistocen nằm bên trên. Phần
dưới có thành phần thô hơn bao gồm cát hạt trung đến thô lẫn nhiều sạn sỏi, đây là lớp
chứa nước chính của tầng chứa nước Pliocen trên, chiều dày thay đổi từ 53m – 104m ,
là tầng chứa nước lớn và ổn định, khả năng chứa nước phong phú do thành phần hạt
15



×