Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU THEO ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU XOÀI CÁT HÒA LỘC TẠI HTX HÒA LỘC, XÃ HÒA HƯNG, HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU THEO ĐỊNH HƯỚNG XUẤT
KHẨU XOÀI CÁT HÒA LỘC TẠI HTX HÒA LỘC,
XÃ HÒA HƯNG, HUYỆN CÁI BÈ,
TỈNH TIỀN GIANG

TRẦN QUYẾT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phát triển thương hiệu
theo định hướng xuất khẩu xoài cát Hòa Lộc tại HTX Hòa Lộc, xã Hòa Hưng, huyện
Cái Bè, tỉnh Tiền Giang” do Trần Quyết, sinh viên khóa 31, ngành Quản Trị Kinh
Doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ________________________.

ThS. Trần Đình Lý
Người hướng dẫn,

_________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



__________________________
Ngày

tháng

năm

Tháng

Năm 2009

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

__________________________________
Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Năm 2009 sẽ là năm tôi tốt nghiệp đại học, tôi nghĩ khoảng thời gian này sẽ lâu
lắm từ lúc đậu đại học nhưng thật không ngờ nó trôi nhanh như vậy. một thời gian chất
đầy kỷ niệm vui buồn cùng thầy cô, bạn bè tại đây, một trời kỷ niệm- Là nơi không
những tôi thu nhận kiến thức mà còn dạy cho tôi biết tình thầy trò, tình bạn đáng quí
biết bao, giúp tôi vững tin hơn khi bước vào đời.
Với những gì có được như hôm nay, tôi xin gửi gắm lời biết ơn chân thành và
sâu lắng nhất đến ba tôi, má tôi đã cho tôi được đến trường, dạy tôi bao bài học đáng

quí về cách sống và cách làm người. Và cảm ơn hai em trai của tôi, nguồn động viên
giúp tôi phấn đấu nhiều hơn.
Trong suốt quá trình học tập tại trường , cho phép tôi gửi những lời tri ân chân
thành nhất đến:
Quí Thầy cô khoa Kinh Tế đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quí báu,
những lời dặn dò đáng nhớ về cách sống.
Đặc biệt, thầy Trần Đình Lý, người luôn tiếp ngọn lửa sáng tạo, sự thân thiện,
kiến thức quí giá mà tôi đã được học từ thầy, đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt thời
gian làm khóa luận. Tôi xin dành sự kính trọng và lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy.
Khóa luận thực hiện với sự hỗ trợ từ ban chủ nhiệm HTX đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi thực tập và xin số liệu, sự đón tiếp nhiệt tình, nồng hậu giúp tôi tự tin hòa
nhập. Xin cảm ơn anh Nhơn- Chủ Nhiệm, anh Thực và anh Sang- hai phó Chủ Nhiệm,
anh Dũ- Ban Kiểm Soát đã giúp đỡ nhiệt tình để hoàn thành tốt khóa luận.
Xin cảm ơn những người bạn của tôi, những kỉ niệm của một đời sinh viên của
tôi luôn gắn với các bạn và mãi mãi không bao giờ quên, cảm ơn vì bạn luôn bên tôi
suôt thời gian qua, cảm ơn đã chia sẻ cùng tôi, cảm ơn vì tất cả.
TP Hồ Chí Minh, ngày 19/06/2009

TRẦN QUYẾT


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN QUYẾT. Tháng 06 năm 2009. “Phát Triển Thương Hiệu Theo Định
Hướng Xuất Khẩu Xoài Cát Hòa Lộc Tại HTX Hòa Lộc, Xã Hòa Hưng, Huyện
Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang”.
TRAN QUYET. June 2009. “Developing Brand Orient To Export Hoa Loc
Mango At Hoa Loc Co-Operative, Hoa Hung Commune, Cai Be District, Tien
Giang Province”.
Xây dựng thương hiệu nông sản quốc gia đang là vấn đề cấp thiết khi gia nhập
WTO, thị trường mở cửa vấn đề cạnh tranh gay gắt giữa các mặt hàng nông sản nói

chung và trái cây nói riêng đang xảy ra liên tục, không những cạnh tranh từ sản phẩm
mà còn đặt nặng vấn đề thương hiệu của chính nó để tồn tại, đứng vững và phát triển.
Tất cả nhằm mục tiêu quảng bá hàng nông sản của Việt Nam ra thế giới. Chính vì vậy
để tránh tình trạng nông sản Việt Nam không có chỗ đứng thương hiệu trong lòng
người tiêu dùng Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, cần có một chiến lược xây
dựng thương hiệu nông sản cho nông sản Việt Nam mang tầm quốc gia.
Xoài cát Hòa Lộc là một loại trái cây thơm ngon, có tiếng cách đây 70 năm,
nhưng về thương hiệu hiện tại vẫn chưa được chú trọng phát triển nhiều, chưa mở rộng
thương hiệu ra nước ngoài. Kết hợp với chương trình xây dựng thương hiệu nông sản
của tỉnh Tiền Giang đầu tư cho xoài cát Hòa Lộc, đề tài đi tìm hiểu thực trạng kinh
doanh, đặc biệt là tình hình xuất khẩu, quá trình phát triển tại HTX Hòa Lộc, xã Hòa
Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, phân tích số liệu thu thập, phỏng vấn cảm nhận
người tiêu dùng để hình thành nên ma trận SWOT, đưa ra các chiến lược và giải pháp
nhằm xây dựng thương hiệu Xoài Cát Hòa Lộc tại nơi xuất xứ huyện Cái Bè, tỉnh Tiền
Giang, phát triển thị trường xuất khẩu.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các bảng

x


Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

3

U

1.2.1 Mục tiêu chung

3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

3

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

3


1.4. Cấu trúc của khóa luận

4

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

5

2.2. Một số tình hình cơ bản

6

2.2.1. Đồng bằng Sông Cửu Long

6

2.2.2. Tỉnh Tiền Giang

7

2.2.3. Xã Hòa Hưng

8

2.2.4. HTX Xoài Cát Hòa Lộc


10

2.3.Chức năng và nhiệm vụ của HTX

11

2.3.1. Chức năng

11

2.3.2. Nhiệm vụ

11

2.4. Cơ cấu tổ chức

14

2.4.1. Đại hội xã viên

14

2.4.2. Ban kiểm soát

14

2.4.3. Ban quản trị

14


2.4.4. Chủ nhiệm HTX

14

2.4.5. Các phó chủ nhiệm

15

2.5.Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
v

15


2.5.1. Phòng kinh doanh

15

2.5.2. Phòng sản xuất

15

2.6.Những hoạt động kinh doanh chính của HTX

16

2.7. Tình hình kinh doanh của HTX Hòa Lộc

16


CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

19

3.1. Cơ sở lý luận

19

U

3.1.1. Khái niệm về thương hiệu

19

3.1.2. Khái niệm về nhãn hiệu

20

3.1.3. Khái niệm về chỉ dẫn địa lý

21

3.1.4. Khái niệm về bảo hộ chỉ dẫn địa lý

22

3.1.5. Khái niệm Định vị thương hiệu

22


3.1.6. Khái niệm về XK

23

3.1.7. Vai trò của XK

23

3.1.8. Cấu trúc và tổ chức hoạt động của kinh doanh XK

23

3.1.9. Các tác lực ảnh hưởng đến XK

23

3.1.10. Quản trị chiến lược

24

3.1.11. Khái niệm phối thức tiếp thị

24

3.2. Đặc điểm xoài

25

3.2.1. Đặc điểm chung của xoài


25

3.2.2. Đặc điểm Xoài Cát Hòa Lộc

26

3.3. Phương pháp nghiên cứu

27

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

30

4.1.Tình hình XK xoài của HTX

30

4.1.1. Thị trường XK xoài của HTX

30

4.1.2. Phân tích kết quả khảo sát về cảm nhận khách hàng đối với Xoài Cát Hòa
Lộc

34

4.1.3. Các đối thủ cạnh tranh


44

4.2. Đánh giá hoạt động XK xoài của HTX trong những năm qua

48

4.2.1. Một số thuận lợi và khó khăn còn tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh
doanh xoài của HTX

48

4.2.2. Đánh giá hoạt động XK xoài của HTX thông qua ma trận SWOT

49

vi


4.3. Nhóm giải pháp đề nghị để phát triển thương hiệu theo định hướng XK xoài của
HTX

54

4.3.1. Xác định phân khúc thị trường mục tiêu

54

4.3.2. Định vị thương hiệu

54


4.3.3. Hoạch định chiến lược Marketing-Mix

56

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

68

5.1. Kết luận

68

5.2. Kiến nghị

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

71

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long


ĐTTH

Điều tra tổng hợp

HTX

Hợp Tác Xã

KHKT

Khoa Học Kĩ Thuật

NK

Nhập Khẩu

NTSH

Nông Trường Sông Hậu

THPT

Trung học phổ thông

TTTH

Tính toán tổng hợp

TRIPS


Hiệp định về những vấn đề liên quan đến thương mại của
Quyền Sở hữu Trí tuệ

VNCCAQMN

Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Nam

XK

Xuất Khẩu

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Cơ Cấu Nhân Sự Của HTX Năm 2008

13

Bảng 2.2. Tình Hình Sản Xuất Trong Năm 2008

16

Bảng 2.3. So Sánh Kết Quả Kinh Doanh Của HTX Qua Hai Năm 2007-2008

17

Bảng 3.1. Giá Trị Dinh Dưỡng Của Xoài


25

Bảng 4.1. Tình Hình XK của HTX từ 2002-2008

30

Bảng 4.2. Tỉ Trọng Xuất Khẩu từ Năm 2002-2008

31

Bảng 4.3. Thống Kê Trình Độ Học Vấn

35

Bảng 4.4. Thống Kê Thu Nhập

36

Bảng 4.5. Bảng Thống Kê Lựa Chọn của Khách Hàng Khi Mua Xoài

36

Bảng 4.6. Thống Kê Đặc Điểm Nổi Bật của Xoài Cát Hòa Lộc

37

Bảng 4.7. Thống Kê Địa Điểm Mua Xoài

37


Bảng 4.8. Thống Kê Lí Do Chọn Địa Điểm Bán Xoài

38

Bảng 4.9. Thống Kê So Sánh Các Địa Điểm Bán Xoài

39

Bảng 4.10. Thống Kê Sự Lựa Chọn Thương Hiệu Khi Mua Xoài

40

Bảng 4.11. Thống Kê Tỉ Lệ Lựa Chọn Các Loại Thương Hiệu

40

Bảng 4.12. Thống Kê So Sánh Các Thương Hiệu Xoài

41

Bảng 4.13. Tỉ Lệ Không Hài Lòng Đối Với Xoài Cát Hòa Lộc

43

Bảng 4.14. Nghề Nghiệp Khách Hàng

43

Bảng 4.15. Thống Kê So Sánh Các Thương Hiệu Xoài


45

Bảng 4.16. So Sánh Thương Hiệu Xoài Cát Hoà Lộc Cái Bè-Tiền Giang Với Thương
Hiệu Xoài Sông Hậu và Các Vựa Trái Cây

47

Bảng 4.17. Ma Trận Kết Hợp

51

Bảng 4.18. Thống Kê Tiêu Chí của Xoài Cát Hòa Lộc Khách Hàng Nghĩ Đến Đầu
Tiên

55

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Của HTX

14

Hình 3.1. Sơ Đồ Cấu Trúc Và Tổ Chức Hoạt Động Của Kinh Doanh XK

23


Hình 3.2. Bốn 4P Của Phối Thức Tiếp Thị

25

Hình 3.3. Sơ Đồ Ma Trận SWOT

29

Hình 4.1. Sản lượng tiêu thụ qua các năm

31

Hình 4.2. Doanh Thu từ XK từ Năm 2002-2008

33

Hình 4.3. Thống Kê Độ Tuổi của Khách Hàng:

34

Hình 4.4. Thống Kê Giới Tính Khách Hàng

34

Hình 4.5. Thống Kê Nghề Nghiệp Khách Hàng.

35

Hình 4.6. Kỳ Vọng của Khách Hàng Khi Mua Xoài Cát Hòa Lộc


41

Hình 4.7. Sự Thỏa Mãn của Khách Hàng Đối Với Xoài Cát Hòa Lộc

42

Hình 4.8. Thống Kê Lựa Chọn Thương Hiệu Các Loại Xoài Cát Hòa Lộc

44

Hình 4.9. Logo Xoài Cát Sông Hậu

46

Hình 4.10 Logo Xoài Cát Hòa Lộc của HTX

61

Hình 4.11 Logo Mới của Xoài Cát Hòa Lộc

63

Hình 4.12 Thống Kê Kênh Truyền Thông Đến Khách Hàng.

64

x


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Bảng câu hỏi
Phụ lục 2. Bản Đồ Đồng Bằng Sông Cửu Long
Phụ lục 3. Thống Kê Tình Hình Sử Dụng Đất Qua Các Năm Tỉnh Tiền Giang
Phụ lục 4. Các Đơn Vị Hành Chính Đồng Bằng Sông Cửu Long
Phụ Lục 5. Công Dụng Của Xoài
Phụ lục 6. Phân Loại Xoài Cát Hòa Lộc Tại HTX
Phụ lục 7. Đặc Điểm Kỹ Thuật Trái Xoài Cát Hòa Lộc
Phụ lục 8. Sản Lượng XK của HTX Qua Các Năm
Phụ lục 9. Thống Kê Trình Độ Học Vấn của Khách Hàng
Phụ lục 10. Thống Kê Kỳ Vọng Của Khách Hàng Khi Mua Xoài Cát Hòa Lộc
Phụ lục 11. Thống Kê Tiêu Chí của Xoài Cát Hòa Lộc Khách Hàng Nghĩ Đến Đầu
Tiên
Phụ lục 12. Giá XK Trung Bình.
Phụ lục 13. Logo Mới của Xoài Cát Hòa Lộc
Phụ lục 14. Sản phẩm của HTX Hòa Lộc
Phụ lục 15. Qui trình đóng gói sản phẩm
Phụ lục 16. Hệ Thống Xử Lí Nhiệt
Phụ lục 17. Bàn ráo mủ
Phụ lục 18. Phòng bảo quản sản phẩm
Phụ lục 19. Văn phòng HTX Hòa Lộc
Phụ lục 20. Kiểm tra trái xoài
Phụ lục 21. Bao xoài
Phụ lục 22. Hệ thống tưới tiêu
Phụ lục 23. Xoài Cát Hòa Lộc

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Trong lĩnh vực Marketing thường có câu nói “khác biệt hay là chết”, khi mà
chúng ta muốn một sản phẩm tồn tại với một dấu ấn đặc biệt trên thị trường hiện nay,
một thị trường đầy tiềm năng cũng như ẩn chưa không ít rủi ro và thách thức.
Cách đây khoảng 2 năm, chúng ta chính thức bước vào sân chơi chung của thế
giới, không còn là người nằm ngoài nữa – đó chính là WTO, khi đã hòa nhập và cùng
hợp tác phát triển thì cũng là lúc ta phải mở cửa thật sự. Dĩ nhiên, cạnh tranh cũng là
yếu tố khách quan song song cùng các yếu tố trên, thời điểm này không còn là cuộc
“chạy đua” giữa các công ty trong nước nữa mà chúng ta đã chính thức “chạy” cùng
các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia… hay nói cách khác là toàn cầu. Sẽ không là
muộn nếu như chính chúng ta tự “làm mới” lại tầm nhìn của mình để có những chiến
lược làm nền tảng cơ sở cho những bước đi khéo léo và xuyên suốt để đứng vững
trong đấu trường khốc liệt này.
Cuộc đua tranh này diễn ra trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề và nông sản - sản
phẩm truyền thống của một đất nước nông nghiệp lạc hậu – và trái cây cũng là một
phần trong đó, với sản lượng XK hàng năm khiêm tốn, chưa khai thác hết tiềm năng
vốn có. Một trong những lí do đó chính là chúng ta vẫn chưa thực sự có một thương
hiệu nông sản riêng biệt trong khu vực và trên thế giới.
Kim ngạch XK nông sản của Việt Nam qua các thị trường ngày một tăng lên
chiếm 30% trong kim ngạch XK của cả nước.
Tuy vậy, nhìn chung nhiều mặt hàng XK nước ta chưa có thương hiệu riêng,
một số sản phẩm của nước ta khi XK qua nước trung gian thì lại đóng nhãn mác của
họ. Theo tiến sĩ Võ Mai, Chủ tịch Hiệp Hội trái cây VN, 90% các mặt hàng nông sản


Với vị trí của XK nông sản như vậy đã đặt ra vấn đề bức thiết xây dựng và phát
triển, bảo vệ thương hiệu nông sản trên thị trường trong nước và XK.
Thương hiệu mạnh không chỉ là tài sản vô hình của doanh nghiệp mà còn là tài
sản của quốc gia. Một sản phẩm có thương hiệu uy tín có thể được bán với giá cao hơn

và được khách hàng tín nhiệm hơn một sản phẩm không có thương hiệu.
Nhiều chuyên gia nước ngoài nhận định thì nước ta có hai loại trái cây có
những đặc tính và mùi vị riêng biệt có khả năng cạnh tranh trên thế giới đó là Xoài Cát
Hòa Lộc và Bưởi Năm Roi. Theo một số nghiên cứu, Xoài Cát Hòa Lộc là một trong
những nông sản có giá trị kinh tế cao bên cạnh sản lượng sản xuất hàng năm rất nhiều.
Tuy nhiên sản lượng XK hiện tại của loại nông sản này cũng chung số phận với các
loại nông sản khác trong nước là sản lượng bán ra nước ngoài rất khiêm tốn. Chưa
tương xứng với tiềm năng vốn có. Có thể khẳng định giá trị XK mang lại nguồn thu
nhập cao cho người nông dân song song đó cũng đóng góp ngân sách quốc gia một
nguồn ngoại tệ lớn. Điều này giúp người nông dân nâng cao đời sống vật chất cũng
như tinh thần của mình hơn nữa tại các vùng quê sông nước miền Tây.
Qua phân tích trên, chúng ta đã thấy nhiều lợi ích của việc XK là như vậy. Thế
nhưng muốn làm được điều đó thì vấn đề thương hiệu quốc tế là một nỗi niềm trăn trở
không chỉ riêng người chủ doanh nghiệp mà còn của toàn xã hội. Vấn đề đặt ra là làm
sao để có thể định hình một thương hiệu mang tầm quốc tế để cho nông sản Việt Nam,
đặc biệt là trái Xoài Cát Hòa Lộc có một vị trí nhất định trong lòng khách hàng nước
ngoài.
Trước tình hình đó, được sự cho phép của Khoa Kinh Tế Trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, cùng với sự hỗ trợ của Ban Chủ Nhiệm và các
thành viên tại HTX Xoài Cát Hòa Lộc, Xã Hòa Hưng, Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang
và dưới sự hướng dẫn của thầy Trần Đình Lý, tôi quyết định thực hiện đề tài “ Phát

2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Với việc nghiên cứu đề tài này, nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng sản xuất
kinh doanh tại HTX xoài cát Hòa Lộc và tình hình chung về thị trường xoài, cảm nhận
của khách hàng về sản phẩm này. Hơn nữa, thông qua nghiên cứu đề tài này, giúp tôi

có thể áp dụng được những kiến thức đã được học vào công việc thực tế, có những trải
nghiệm cho tương lai. Bên cạnh đó là thực hiện nghiên cứu, phân tích các số liệu thu
thập được đề xuất ra các chiến lược, giải pháp nhằm giúp cho thương hiệu HTX phát
triển hơn nữa đối với thị trường trong nước, bước đầu có chiến lược thâm nhập vào thị
trường nước ngoài bằng chính thương hiệu của mình.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
9 Đánh giá tình hình xoài XK tại HTX
9 Phân tích điểm mạnh yếu tại HTX cùng với thời cơ và thách thức mang lại thông
qua bảng SWOT.
9 Sơ lược về đối thủ cạnh tranh.
9 Phân tích các số liệu thu thập được để kiến nghị các giải pháp phù hợp với yêu cầu
hiện tại, bước đầu đặt nền tảng cho việc phát triển thương hiệu tạo cơ sở XK Xoài
Cát Hòa Lộc.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
Phạm vi không gian: khóa luận được thực hiện tại:
Tiền Giang:
Tại HTX Hòa Lộc, một số xã lân cận
Tại các phòng ban, cơ quan quản lí về nông sản
Thành phố Hồ Chí Minh:
Khách hàng, chủ cửa hàng trái cây
Các đối tượng am hiểu xuất nhập khẩu.
Phạm vi thời gian:
Thời gian thu thập số liệu từ 3/2009-5/2009.
Số liệu sử dụng của các năm 2007-2008
3


Thời gian thực tập từ 3/2009-6/2009
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm có 5 chương, với Chương một: Mở đầu cho chúng ta hiểu được

sự cần thiết của đề tài, mục đích nghiên cứu cũng như phạm vi nghiên cứu, cấu trúc
luận văn. Chương hai giới thiệu tổng quan về các tài liệu có liên quan cũng như các tài
liệu trước đây có nghiên cứu về Xoài Cát Hòa Lộc. Giới thiệu tổng quan về các điều
kiện tự nhiên, điều kiện về kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu. Giới thiệu sơ lược
cơ cấu tổ chức và hoạt động của HTX Xoài Cát Hòa Lộc. Đồng thời nêu lên tình hình
cơ bản về tiêu thụ và sản xuất xoài hiện nay. Để tìm hiểu các khái niệm có liên quan
đến đề tài, cơ sở lý luận cũng như phương pháp nghiên cứu được sử dụng sẽ được giải
thích trong chương ba. Chương bốn trình bày kết quả nghiên cứu bảng câu hỏi khách
hàng, và qua phân tích ma trận SWOT, kết hợp hai kết quả đó để đưa ra các đề xuất
giải pháp chiến lược cụ thể. Kết thúc luận văn, đưa ra các kiến nghị, đề xuất dành cho
nhà nước, doanh nghiệp và nhà sản xuất có những bước đi cụ thể và thiết thực hơn.
Đặc biệt tạo nên sợi chỉ đỏ xuyên suốt và gắn kết ba thành phân trên lại một cách nhịp
nhàng, chính xác, hiệu quả nhằm tìm ra hướng phát triển xuất khẩu nông sản Việt Nam
nói chung và Xoài Cát Hòa Lộc nói riêng.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Với lịch sử 4000 năm Văn Hiến, cuộc sống của người dân Lạc Việt đã gắn liền
với nông nghiệp, trong quá trình hình thành và phát triển nền nông nghiệp của nước ta
đã xuất hiện nhiều loại cây lai tạo và du nhập từ các vùng miền trên thế giới. Và xoài
là một trong những loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Ấn Độ, rất được ưa chuộng
trên thế giới, đã được phổ biến rộng ra khắp thế giới vào đầu thế kỉ XVI tại các nước
nhiệt đới và bán nhiệt đới đã trong đó có Việt Nam, là một trong những nước có điều
kiện tự nhiên phù hợp cho xoài phát triển, đặc biệt là tại đồng bằng Sông Cửu Long
“vựa trái cây của cả nước” được thiên nhiên ưu đãi cho một điều kiện tự nhiên rất tốt

cho cây ăn quả phát triển. Song song, có rất nhiều tài liệu nghiên cứu viết về cây xoài
rất đa dạng và phong phú như là, ra hoa sớm, lai tạo các giống xoài cao sản, chất lượng
tốt… nhưng chủ yếu là về yếu tố kỹ thuật.
Gần đây, năm 2005, đã có nghiên cứu về quá trình xây dựng và phát triển thương
hiệu Xoài Cát Hòa Lộc của Châu Phạm Huỳnh Như và cộng tác viên thực hiện. Năm
2005, đã có hội nghị báo cáo cấp bộ về các thương hiệu nông sản đồng bằng sông Cửu
Long trong đó có Xoài Cát Hòa Lộc do thầy Trần Đình Lý chủ nhiệm. Và năm 2007,
luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Tuyết Oanh lớp DH03QT, nghiên cứu về hiệu quả
kinh tế của việc kích thích xoài ra hoa trái vụ. Tuy nhiên, vấn đề thương hiệu vẫn chưa
được chú trọng trong đề tài của Nguyễn Tuyết Oanh vì chỉ nghiên cứu Xoài Cát Hòa
Lộc nói chung, không phân biệt rõ nguồn gốc, thương hiệu. Còn đề tài của Châu Phạm
Huỳnh Như và cộng tác viên thực hiện mặc dù có chú trọng đến vấn đề nguồn gốc
xuất xứ, và thương hiệu Xoài Cát Hòa Lộc nhưng chỉ chú trọng phát triển thị trường
nội địa, không đáp ứng đúng tình hình hiện tại và chiến lược phát triển của HTX, chưa


Với đề tài “Phát Triển Thương Hiệu Theo Định Hướng XK Xoài Cát Hòa Lộc
Tại HTX Hòa Lộc, Xã Hòa Hưng, Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang” đã có hướng đi
mới hoàn toàn trong chiến lược phát triển thương hiệu thị trường XK và trong nước,
dựa trên phương pháp định tính và định lượng bằng các phương pháp nghiên cứu khác
nhau bên cạnh việc phỏng vấn các đối tượng liên quan đến xuất nhập khẩu nông sản,
các chiến lược được hình thành một cách khách quan, chú trọng vào khách hàng và
đặc biệt là XK, hình thành các chiến lược, giải pháp, và đề xuất thực tiễn hơn.
2.2. Một số tình hình cơ bản
2.2.1. Đồng bằng Sông Cửu Long
Vị trí địa lý: Đồng bằng sông Cửu Long nằm tiếp giáp với TP Hồ Chí Minh,
các tỉnh miền Đông (khu vực kinh tế năng động nhất Việt Nam), biên giới với
Campuchia, và được bao bọc bởi biển Đông, biển Tây – vịnh Thái Lan.
ĐBSCL nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc
tế quan trọng, giữa Nam Á, Đông Á, Châu Úc và rất gần các nước Đông Nam Á như

Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippin, Indonesia. . .
Điều kiện tự nhiên:
1. Khí hậu ĐBSCL có một nền nhiệt độ cao và ổn định trong toàn vùng. Nhiệt
độ trung bình 280C. Chế độ nắng cao, số giờ nắng trung bình cả năm 2.226-2.709 giờ.
Tổng hoà những đặc điểm khí hậu đã tạo ra ở Đồng bằng sông Cửu Long những lợi
thế mang tính so sánh riêng biệt mà các nơi khác khó có thể có được, đó là một nền
nhiệt độ, một chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định trong vùng.
ĐBSCL cũng là nơi ít xảy ra thiên tai do khí hậu đặc biệt là bão. Những đặc
điểm khí hậu này đã tạo ra một nguồn lực rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển
của sinh vật đạt được năng suất sinh học cao, tạo ra một thảm thực vật và một quần thể
động vật phong phú đa dạng, nhưng có tính đồng nhất tương đối trong toàn vùng.
Chính vì vậy đó là những điều kiện thuận lợi để tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất
lương thực - thực phẩm, phát triển sản xuất chế biến sản phẩm nông – thủy - hải sản
lớn nhất cả nước. Và cũng tạo ra các lợi thế so sánh khác của Vùng Đồng bằng sông
Cửu Long. ()
6


2. Địa hình: ĐBSCL nằm trên địa hình bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh
rạch phân bố dày, rất thuận lợi phát triển cả giao thông thủy và bộ. Ngoài ra với bờ
biển dài 700km là nhân tố quan trọng để vùng này phát triển kinh tế biển, du lịch, hàng
hải và thương mại.
3. Nguồn nước: ĐBSCL lấy nước ngọt từ sông Mêkông và nước mưa. Cả hai
nguồn này đều đặc trưng theo mùa một cách rõ rệt. Sông Mekông, bắt nguồn từ cao
nguyên Tây Tạng, qua Vân Nam – TQ, Mianma, Thái Lan, Lao, Cambodia chảy
vào Việt Nam bằng hai nhánh, Tiền Giang và Hậu giang (Bassac), chiều dài từ biên
giới Việt Nam – Campuchia, đến cửa biển là 230km, lượng nước bình quân của sông
Mêkông chảy qua nơi đây hơn 460 tỷ m3, vận chuyển khoảng 150 - 200 triệu tấn phù
sa. Chính lượng nước và khối lượng phù sa đó trong quá trình bồi bổ lâu dài đã tạo nên
Đồng bằng châu thổ phì nhiêu ngày nay. (http://www. mekongdelta. com. vn)

2.2.2. Tỉnh Tiền Giang
Vị trí địa lý: Tỉnh Tiền Giang nằm về phía Đông Bắc Đồng bằng sông Cửu
Long và cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km, có diện tích tự nhiên là 2,481. 8 km2. Có
32 km bờ biển và là cửa ngõ ra biển Đông.
Toạ độ địa lý Tiền Giang giới hạn bởi: 105o49'07'' đến 106o48'06''kinh độ Đông
và 10o12'20'' đến10o35'26''vĩ độ Bắc.
Ranh giới hành chính: phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Đồng
Tháp, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long
An. TP. Hồ Chí Minh.
Điều kiện tự nhiên:
1. Khí hậu: Khí hậu Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến - cận xích đạo và
khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm. Nhiệt độ
bình quân trong năm là 27 - 27,9oC.Có 2 mùa : Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến
tháng 4 năm sau ; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (thường có hạn Bà chằng vào
tháng 7, tháng 8).
Tiền Giang nằm trong dãy ít mưa, lượng mưa trung bình 1.210 - 1.424mm/năm
và phân bố ít dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông; Độ ẩm trung bình 80 - 85%.
Gió: có 2 hướng chính là Đông bắc (mùa khô) và Tây nam (mùa mưa); tốc độ trung
bình 2,5 - 6m/s. (www. tiengiang.gov.vn)
7


2. Đất đai: Nhìn chung, đất đai của tỉnh phần lớn là nhóm đất phù sa chiếm
53% (125. 431 ha), thuận lợi nguồn nước ngọt, từ lâu đã được đưa vào khai thác sử
dụng, hình thành vùng lúa năng suất cao và vườn cây ăn trái chuyên canh của tỉnh; còn
lại 19,4% (45.912ha) là nhóm đất phèn và 14,6% (34.552ha) là nhóm đất phù sa nhiễm
mặn...trong thời gian qua được tập trung khai hoang, mở rộng diện tích, cải tạo và tăng
vụ thông qua các chương trình khai thác phát triển vùng Đồng Tháp Mười, chương
trình ngọt hóa Gò Công, đã từng bước mở rộng vùng trồng lúa năng suất cao, vườn
cây ăn trái sang các huyện phía Đông và vùng chuyên canh cây công nghiệp thuộc

huyện Tân Phước.
3. Sông ngòi:
Tỉnh Tiền Giang có mạng lưới sông, rạch chằng chịt, bờ biển dài thuận lợi cho
việc giao lưu trao đổi hàng hoá với các khu vực lân cận đồng thời là môi trường cho
việc nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản :
- Sông Tiền : là nguồn cung cấp nước ngọt chính, chảy 115km qua lãnh thổ
Tiền Giang. Sông có chiều rộng 600-1.800m, tiết diện ướt vào khoảng 2.500-17.000m2
và chịu ảnh hưởng thủy triều quanh năm. Lưu lượng mùa kiệt (tháng 4) khoảng 130 190m3/s.
- Sông Vàm Cỏ Tây: là một sông không có nguồn, lượng dòng chảy trên sông
chủ yếu là từ sông Tiền chuyển qua. Sông Vàm Cỏ Tây là nơi nhận nước tiêu lũ từ
Đồng Tháp Mười thoát ra và là 1 tuyến xâm nhập mặn chính, rộng 185m, tiết diện ướt
1.930m2, lưu lượng bình quân các tháng kiệt 9m3/s, lưu lượng lũ tối đa gần 5.000m3/s.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có một số sông, rạch nhỏ thuộc lưu vực sông
Tiền và sông Vàm Cỏ Tây góp phần rất quan trọng trong việc lưu thông, vận chuyển
hàng hoá và phục vụ sản xuất như : Cái Cối, Cái Bè, Ba Rài, Trà Tân, Phú Phong,
Rạch Rầm, Bảo Định, Kỳ Hôn, Vàm Giồng, Long Uông, Gò Công, sông Trà v. v. . .
2.2.3. Xã Hòa Hưng
Điều kiện tự nhiên:
Xã Hoà Hưng huyện Cái Bè là xã cuối cùng của tỉnh Tiền Giang tính theo quốc
lộ 1A về phía Nam. (Tiền thân là hai làng Hoà Lộc và Hưng Thuận) có địa hình trải
dài cặp sông Tiền, nên nguồn nước được cung cấp cho việc tưới tiêu và sinh hoạt hằng
ngày chủ yếu là từ nước sông Tiền. Dòng nước chảy qua địa bàn xã có vị ngọt quanh
8


Xã Hoà Hưng còn là một trong những xã nằm trong khu vực Đồng Bằng Sông
Cửu Long, nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm vùng này
được chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5-11(Âm lịch), mùa khô từ tháng
12-4(Âm lịch). Với điều kiện khí hậu thích hợp cho việc trồng các loại cây ăn trái:
cam, bưởi, quýt, xoài. Đặc biệt là giống Xoài Cát Hoà Lộc đang được trồng phổ biến

trong địa bàn xã.
Điều kiện kinh tế xã hội
Xã Hoà Hưng là vùng có dân cư tập trung khá đông với tổng số dân là 15. 806
nhân khẩu với 7688 nam chiếm 48, 6% và 8118 nữ chiếm 51, 4% chia thành 3394 hộ
nông dân trong toàn xã. Với số hộ dân như vậy thì tỷ lệ lao động được phân chia như
sau: tỷ lệ người dưới độ tuổi lao động chiếm 12%, tỷ lệ trong độ tuổi lao động là 68%
và tỷ lệ ngoài lao động chiếm 20%. Cơ cấu độ tuổi của địa phương chiếm đa phần nằm
trong độ tuổi lao động nên hiệu quả công việc được tính bằng trình độ nhận thức và tỷ
lệ hộ giàu nghèo. Hiện nay trong xã đuợc phân chia thành bốn nhóm:
-

Tỷ lệ hộ giàu chiếm 17%với 577 hộ

-

Tỷ lệ hộ khá chiếm 65% với 2206 hộ

-

Tỷ lệ hộ trung bình chiếm 14% với 475 hộ

-

Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 4% với 135 hộ

(Tài liệu được thu thập từ báo cáo của xã)
Hiện nay thu nhập bình quân trên một người trong một năm là khoảng 11 triệu.

9



Xã Hoà Hưng có địa hình nằm cặp sông nên có hệ thống sông ngòi chằng chịt thuận
lợi trong việc vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ. Bên cạnh đó, đuờng giao thông
nông thôn trong địa bàn xã cũng được nâng cấp, trải dài trên hai tuyến đường nông
thôn chính ở ấp Hoà và ấp Bình. Hiện nay xe hai bánh đã lưu thông dễ dàng trên hai
tuyến đường này. Ngoài ra, hệ thống điện, thông tin liên lạc, thông tin tuyên truyền đã
được phát triển trên toàn địa bàn xã. Hiện nay đã có trên 100% hộ nông dân đang sử
dụng điện và hơn 95% số hộ đã có nước sạch sinh hoạt. Đồng thời trên địa bàn xã có
một trạm y tế với một bác sĩ, hai y sĩ, một y tá và một nữ hộ sinh có trình độ trung cấp.
Ngành giáo dục cũng được phát triển, trên địa bàn xã có ba trường tiểu học, một
trường trung học và nhiều trường mẫu giáo được phân bố rãi rác ở các ấp.
2.2.4. HTX Xoài Cát Hòa Lộc
a. Đặc điểm tình hình:
Giống Xoài Cát Hòa Lộc được trồng phổ biến từ nhiều năm qua có xuất xứ từ
Xã Hòa Lộc, Quận Giáo Đức, Tỉnh Định Tường trước kia (nay là Xã Hòa Hưng,
Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang), từ lâu đã nổi tiếng là loại trái cây đặc sản của địa
phương, có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, việc tiêu thụ xoài trong vùng còn bấp bênh,
thường bị thương lái ép giá, nhất là lúc chính vụ (tháng 2 đến tháng 5), tổn thất sau thu
hoạch cao, việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất còn hạn chế. Do sản xuất
riêng lẻ và manh mún nên người trồng xoài gặp nhiều bất lợi như: mua vật tư giá cao,
sản phẩm làm ra không đồng đều về mẫu mã và chất lượng do kỹ thuật canh tác xoài
khác nhau, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thiếu thông tin thị trường. . .
nên làm cho giá cả biến động thường xuyên.
b. Sự ra đời của HTX hòa lộc:
Trước tình hình trên, một số nông dân trồng xoài địa phương có ý thức cùng
nhau hợp tác để mua vật tư nông nghiệp với số lượng lớn nhằm giảm chi phí. Sản
phẩm làm ra có số lượng lớn (thu hoạch cùng thời điểm) nên phải có tổ chức và cử
người đại diện quan hệ tìm hiểu thị trường tiêu thụ, giảm và tránh qua nhiều khâu
trung gian. Từ đó, ý thức về kinh tế hợp tác được nông dân quan tâm.
Tiếp thu tinh thần chỉ thị 68/BBT T W , NQ 376/TU và chỉ thị 04/UBND tỉnh Tiền

Giang- kế hoạch 01/BCĐ huyện Cái Bè và nhất là NQ 13/HN TW 5 khóa IX.

10


Tháng 9 năm 2001, viện nghiên cứu cây ăn quả miền nam kết hợp ngành nông
nghiệp tỉnh, huyện và địa phương đế phổ biến luật HTX và mô hình HTX kiểu mới,
đồng thời mở những lớp tập huấn về kỹ thuật canh tác, công nghệ sau thu hoạch, thị
trường tiêu thụ,…cho những nông hộ trồng xoài. Nhận thấy lợi ích của mô hình kinh
tế HTX là một xu thế tất yếu, ngoài mục tiêu kinh tế còn có mục tiêu xã hội. chỉ có
hợp tác với nhau mới tạo được sức mạnh trong sản xuất kinh doanh góp phần tạo thành
thu nhập, thực hiện việc làm giàu chính đáng, đi đôi với xóa đói giảm nghèo cho hộ
nông dân trong vùng, ban sáng lập HTX được hình thành (đã thông qua chính quyền
địa phương) tiến hành vận động các hộ nông dân trồng xoài, đồng thời làm các thủ tục
cần thiết thành lập HTX theo đúng luật HTX như: điều lệ, phương án sản xuất kinh
doanh, góp vốn. HTX Hoà Lộc ra đời vào ngày 30 tháng 10 năm 2002 với 36 xã viên
trồng xoài Cát Hoà Lộc có tâm huyết (diện tích canh tác 12,5ha) có điều lệ và phương
án hoạt động.
2.3.Chức năng và nhiệm vụ của HTX
2.3.1. Chức năng
Với một điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nguồn sản phẩm dồi
dào, khả năng áp dụng các tiêu chuẩn GAP đã và đang được triển khai trên qui mô
toàn xã, cộng với sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và liên minh HTX đã giúp cho
HTX Hòa Lộc mạnh dạn hơn nữa trong việc triển khai mô hình sản xuất- kinh doanhdịch vụ. Thực hiện được mục tiêu ổn định, cải thiện cuộc sống xã viên, phát triển kinh
tế tập thể và đẩy mạnh XK góp phần đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nước nói
chung.
2.3.2. Nhiệm vụ
Trên cơ sở nhu cầu thị trường, HTX có nhiệm vụ:
9 Chỉ đạo sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.
9 Quản lý kiểm tra các hoạt động tài chính, tài sản và vốn HTX đã giao cho các đơn

vị trực thuộc theo đúng quy định của pháp luật.
9 Thực hiện chế độ hạch toán độc lập đảm bảo đúng pháp luật nhà nước hiện hành
9 Quyết toán tháng, quý kịp thời và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thế cho ngân sách
nhà nước.

11


9 Sắp xếp các hoạt động dịch vụ, và kinh doanh xuất nhập khẩu sao cho đạt hiệu quả
cao nhất trên cơ sở tôn trọng các quy định đầy đủ của HTX.
9 Xậy dựng phương án kinh doanh, tổ chức nhân sự qua từng thời kỳ, chăm lo đào
tạo bồ dưỡng cán bộ tạo nguồn nhân lực vững vàng nghiệp vụ, có phẩm chất và
năng lực phục vụ theo yêu cầu hoạt động và phát triển của HTX.
Thực hiện theo đúng Luật HTX 2004, qui định nghĩa vụ của HTX như sau:
9 Sản xuất, kinh doanh đúng ngành, nghề, mặt hàng đã đăng ký;
9 Thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và kiểm toán;
9 Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
9 Bảo toàn và phát triển vốn hoạt động của HTX; quản lý và sử dụng đất được Nhà
nước giao theo quy định của pháp luật;
9 Chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ
và các nguồn vốn khác của HTX theo quy định của pháp luật;
9 Bảo vệ môi trường, môi sinh, cảnh quan, di tích lịch sử - văn hoá và các công trình
quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
9 Bảo đảm các quyền của xã viên và thực hiện các cam kết kinh tế đối với xã viên;
9 Thực hiện các nghĩa vụ đối với xã viên trực tiếp lao động cho HTX và người lao
động do HTX thuê theo quy định của pháp luật về lao động; khuyến khích và tạo
điều kiện để người lao động trở thành xã viên;
9 Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho xã viên là cá nhân và người lao động làm việc
thường xuyên cho HTX theo quy định của Điều lệ HTX phù hợp với quy định của
pháp luật về bảo hiểm; tổ chức cho xã viên không thuộc đối tượng trên tham gia

đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Chính phủ quy định cụ thể về việc đóng bảo hiểm
xã hội đối với xã viên HTX;
9 Chăm lo giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ hiểu biết của xã viên,
cung cấp thông tin để mọi xã viên tích cực tham gia xây dựng HTX;
9 Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Phát triển kinh tế hợp tác tạo thế mạnh trong sản xuất kinh doanh, giúp cho xã viên
định hướng sản xuất theo qui trình mới và giữ cho được giá trị kinh tế của trái cây đặc
sản “Xoài Cát Hoà Lộc”. Với nguồn vốn góp ban đầu là 13 triệu đồng.

12


Nói chung, sản xuất và tiêu thụ phải luôn đi đôi với nhau, bổ sung cho nhau để tự điều
chỉnh hợp lí, tạo cơ sở nền tảng cho mục tiêu chung là phát triển kinh tế tập thể.
™ Nhân sự:
Ban quản trị gồm 3 thành viên (1 chủ nhiệm phụ trách trung, 2 phó chủ nhiệm).
Bộ phận nghiệp vụ gồm có 03 người: 01 kế toán, 01 thủ quỷ, 01 kiểm soát viên và đã
đăng ký kinh doanh, có con dấu riêng HTX. Một tổ thu mua đóng gói gồm 5 người và
một tổ kỹ thuật gồm 7 người.
Bảng 2.1. Cơ Cấu Nhân Sự Của HTX Năm 2008
Số
TT
1

Họ và Tên

Giới

Năm


Chức vụ hiện

tính

sinh

nay

Nguyễn Thành Nam

1964 Chủ nhiệm

Trình độ
Học vấn
12/12

Nhơn
2

Nguyễn
Huỳnh

Văn Nam

học

1965 Phó chủ nhiệm 10/12
kinh doanh

Văn Nam


1964 Phó chủ nhiệm 10/12

Sang
4

Trung
kiểm soát

Thực
3

Chuyên môn

sản xuất

Đặng Văn Dũ

Nam

1963 Kiểm soát

9/12

Sơ cấp nông
nghiệp

5

Nguyễn Minh Nam


1960 Kế toán

11/12

Châu
6

Nguyễn



cấp

kế

cấp

kế

toán
Văn Nam

1958 Thủ quỹ

Hồng

10/12



toán

Nguồn TTTH
Đầu năm 2003, gia nhập liên minh HTX.
Tên đầy đủ: HTX Hòa Lộc
Địa chỉ : Ấp Khu Phố Xã Hoà Hưng Huyện Cái Bè Tỉnh Tiền Giang
Điện thoại: 073 817998 Fax
Số tài khoản : 421101300002 mở tại ngân hàng Nông Nghiệp khu vực An Hữu.
Mã số thuế :1200523577
Tình hình tài sản và nguồn vốn của HTX đến thời điểm 12/2008: 200 triệu đồng

13


2.4. Cơ cấu tổ chức
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Của HTX

ĐẠI HỘI ĐỒNG XÃ VIÊN
BAN KIỂM SOÁT
BAN QUẢN TRỊ
HAI PHÓ CHỦ NHIỆM
PHÒNG SẢN XUẤT

PHÒNG KINH DOANH
Nguồn: HTX

2.4.1. Đại hội xã viên
Đại hội xã viên có quyền quyết định cao nhất của HTX. HTX có nhiều xã viên
thì có thể tổ chức Đại hội đại biểu xã viên; việc bầu đại biểu xã viên đi dự Đại hội đại
biểu xã viên do Điều lệ HTX quy định. Đại hội đại biểu xã viên và Đại hội toàn thể xã

viên (sau đây gọi chung là Đại hội xã viên) có quyền và nhiệm vụ như nhau. Đại hội
xã viên thường kỳ họp mỗi năm một lần do Ban quản trị triệu tập trong thời hạn ba
tháng, kể từ ngày khoá sổ quyết toán năm.
2.4.2. Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là bộ máy giám sát và kiểm tra mọi hoạt động của HTX theo
đúng pháp luật và Điều lệ HTX. Ban kiểm soát do Đại hội xã viên bầu trực tiếp. Số
lượng thành viên Ban kiểm soát do Điều lệ HTX quy định; HTX có ít xã viên có thể
chỉ bầu một kiểm soát viên.
2.4.3. Ban quản trị
Ban quản trị HTX là bộ máy quản lý HTX do Đại hội xã viên bầu trực tiếp,
gồm Trưởng Ban quản trị và các thành viên khác. Số lượng thành viên Ban quản trị do
Điều lệ HTX quy định.
2.4.4. Chủ nhiệm HTX
Đại diện HTX theo pháp luật. Thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh và điều
hành các công việc hàng ngày của HTX. Tổ chức thực hiện các quyết định của Ban
quản trị HTX. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, phân công các chức danh trong Ban quản trị
14


×