Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.76 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THỰC PHẨM VIỆT NAM

TRẦN THỊ ÁNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, Trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế Toán Doanh Thu,
Chi Phí và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Việt
Nam” do Trần Thị Ánh, sinh viên khoá 31, chuyên ngành Kế toán, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày

ĐÀM THỊ HẢI ÂU
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

tháng



năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký

(Chữ Ký

Họ tên)

Ngày

tháng

Họ tên)

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin cảm ơn gia đình đã tạo điều kiện cho con có được như
ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố

Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em
trong suốt thời gian em học tập tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Đàm Thị Hải Âu, người đã tận tình chỉ
bảo và hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Việt
Nam đã tạo điều kiện cho em thực tập tại công ty. Cảm ơn tất cả các anh, chị phòng kế
toán đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt thời gian em thực tập tại công ty.
Cuối cùng xin cảm ơn tất cả bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề
tài này.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Ngày 20 tháng 06 năm 2009
Sinh viên
TRẦN THỊ ÁNH


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN THỊ ÁNH. Tháng 06 năm 2009. “Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí và
Xác Định Kết Quả Kinh Doanh tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Việt Nam”.
TRAN THI ANH. June 2009. “Turnover, Costing and Determined Business
Result Accounting at ViNaFood Joint Stock Company”.
Trước hết, đề tài mô tả một cách khá rõ nét về tình hình thực tế của Công Ty Cổ
Phần Thực phẩm Việt Nam và dựa trên việc trình bày có hệ thống các lý thuyết để làm
cơ sở cho việc phân tích, so sánh, hoàn thiện công tác kế toán thực tế tại Công ty.
Nội dung chính của đề tài là nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực tế về công tác
kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh ở Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Việt
Nam trên cơ sở quan sát, tìm hiểu, mô tả, phân tích các quy trình của quá trình tiêu thụ
hàng hóa, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quy trình lưu chuyển chứng từ, ghi sổ liên
quan đến quá trình tiêu thụ, cơ sở và quy trình lập báo cáo kết quả kinh doanh cuối kỳ.
Bên cạnh đó, đề tài đưa ra nhận xét và kiến nghị một số biện pháp hoàn thiện công tác
kế toán thực tế tại đơn vị, đồng thời đưa ra phương hướng nâng cao chất lượng công

tác kế toán tại đơn vị.

4


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục đích nghiên cứu

2


1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Về không gian

2

1.3.2. Về thời gian thực hiện đề tài

2

1.4. Sơ lược cấu trúc luận văn

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Giới thiệu chung về Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Việt Nam
2.1.1. Giới thiệu

4

4

2.1.2. Qui mô hoạt động của Công ty 5


2.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty

5

2.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Việt Nam

5

2.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Việt Nam

6

2.5. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Việt Nam

7

2.6. Tổ chức công tác kế toán tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Việt Nam

8

2.7. Chiến lược và phương hướng phát triển của Công ty trong tương lai
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

12
12

3.1.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 13
3.1.2. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính


17

3.1.3. Kế toán thu nhập khác 19
3.1.4. Kế toán chi phí giá vốn hàng bán
3.1.5. Kế toán chi phí tài chính

22

3.1.6. Kế toán chi phí bán hàng

23

3.1.7. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
3.1.8. Kế toán chi phí khác

11

20

25

26

3.1.9. Kế toán chi phí thuế TNDN

28

v



3.1.10. Kế toán xác định kết quả kinh doanh

31

3.2. Phương pháp nghiên cứu

35

3.2.1. Phương pháp thu thập 35
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
3.2.3. Phương pháp mô tả

35

35

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

35

4.1. Những vấn đề chung về tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả
hoạt động kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Việt Nam

35

4.1.1.Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ phần Thực Phẩm Việt Nam 35
4.1.2. Phương thức tiêu thụ sản phẩm tại Công Ty Cổ phần Thực Phẩm Việt Nam

35


4.3. Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
4.3.1. Kế toán doanh thu bán hàng

38

38

4.3.2. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính

47

4.3.3. Kế toán thu nhập khác 48
4.3.4. Kế toán chi phí giá vốn hàng bán
4.3.5. Kế toán chi phí tài chính

51

4.3.6. Kế toán chi phí bán hàng

52

4.3.7. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
4.3.8. Kế toác chi phí khác

49

54

57


4.3.9. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

58

4.3.10. Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty Cổ phần Thực Phẩm Việt Nam

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

60

63

5.1. Kết luận

63

5.2. Đề nghị

64

5.2.1. Về công tác tổ chức kế toán và quản lý 64
5.2.2. Về phương thức bán hàng

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

65

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CP

Chi phí

CPBH

Chi phí bán hàng
vi


CPQLDN

Chi phi quản lý doanh nghiệp

CT

Công ty

DN


Doanh nghiệp

DT

Doanh thu

GTGT

Giá trị gia tăng

GVHB

Giá vốn hàng bán



Hoá đơn

KC

Kết chuyển

KH

Khách hàng

KQKD

Kinh doanh


NHNN & PTNT

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

NHNNMTB

Ngân hàng nông nghiệp Mạc Thị Bưởi

NXTHH

Nhập xuất tồn hàng hóa

PC

Phiếu chi

PKT

Phòng kế toán

PT

Phiếu thu

PXK

Phiếu xuất kho

SDCK


Số dư cuối kỳ

SDĐK

Số dư đầu kỳ

SP

Sản phẩm

SPS

Số phát sinh

TH

Trường hợp

TK

Tài khoản

TKĐ/Ư

Tài khoản đối ứng

TM

Tiền mặt
vii



TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

Tài sản cố định

TT - BTC

Thông tư bộ tài chính

VCSH

Vốn chủ sở hữu

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Công Ty 8
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán
9

Hình 2.3. Sơ Đồ Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Theo Hình Thức Kế Toán Trên
Máy Vi Tính 10
Hình 3.1. Sơ Đồ Hạch Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh 34
Hình 4.1: Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Của Chu Trình Doanh Thu
40
Hình 4.2. Sơ Đồ Hạch Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh 62

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục A:
Phụ lục 1. Hóa Đơn GTGT Số 038341
Phụ lục 2: Phiếu Thu Số 4260
Phụ lục 3: Hóa Đơn GTGT Số 038349
Phụ lục 4: Phiếu Thu Số 4530
Phụ lục 5. Hóa Đơn GTGT Số 15165
Phụ lục 6. Hóa Đơn GTGT Số 76924
Phụ lục 7. Phiếu Thu (Tiền Ngân Hàng) Số 55
Phụ lục 8. Phiếu Thu (Tiền Ngân Hàng) Số 58
Phụ lục 9. Phiếu Kế Toán Số 081143
Phụ lục 10. Phiếu Kế Toán Số 081149
Phụ lục 11. Ủy Nhiệm Chi Số 1031
Phụ lục 12. Ủy Nhiệm Chi Số 884
Phụ lục 13: Hóa Đơn GTGT Số 135173
Phụ lục 14: Phiếu Chi Số 3012
Phụ lục 15: Hóa Đơn GTGT Số 27314
Phụ lục 16: Phiếu Chi Số 2341
Phụ lục 17. Phiếu Kế Toán Số 153873
Phụ lục 18: Hóa Đơn GTGT Số 84708

Phụ lục 19: Phiếu Chi Số 2123
Phụ lục 20: Hóa Đơn GTGT Số 111969
Phụ lục 21: Phiếu Chi Số 5294
Phụ lục 22. Phiếu Kế Toán Số 8214
Phụ lục 23: Phiếu Chi Số 5333
Phụ lục 24. Phiếu Kế Toán Số 81961
Phụ lục 25. Giấy Nộp Tiền Vào Ngân Sách Nhà Nước Bằng Tiền Mặt
Phụ lục 26. Tờ Khai Thuế TNDN Tạm Tính – Mẫu 01A/TNDN
Phụ lục 27. Phiếu Kế Toán Số 8214
Phụ Lục B:
x


Phụ lục 01. Sổ Cái Nhật Ký Chung
Phụ lục 02. Sổ Cái TK 511
Phụ lục 03. Sổ Cái TK 521
Phụ lục 04. Sổ Cái TK 531
Phụ lục 05. Sổ Cái TK 515
Phụ lục 06. Sổ Cái TK 711
Phụ lục 07. Sổ Cái TK 632
Phụ lục 08. Sổ Cái TK 635
Phụ lục 09. Sổ Cái TK 635
Phụ lục 10. Sổ Cái TK 641
Phụ lục 11. Sổ Cái TK 641
Phụ lục 12. Sổ Cái TK 642
Phụ lục 13. Sổ Cái TK 642
Phụ lục 14. Sổ Cái TK 642
Phụ lục 15. Sổ Cái TK 811
Phụ lục 16. Sổ Cái TK 811
Phụ lục 15. Sổ Cái TK 811

Phụ lục 16. Sổ Cái TK 811
Phụ lục 17. Tờ Khai Tự Quyết Toán Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
Phụ lục 18. Tờ Khai Tự Quyết Toán Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
Phụ lục 19. Tờ Khai Tự Quyết Toán Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
Phụ lục 20. Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ
Phụ lục 21. Bảng Cân Đối Số Phát Sinh năm 2008

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Hoạt động thương mại đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nền
kinh tế mỗi nước, đặc biệt với Việt Nam là một nước đang hội nhập quốc tế. Nói đến
thương mại là nói đến hoạt động mua bán diễn ra hàng ngày dưới nhiều hình thức và
mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Vậy làm sao để mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận đạt ở
mức cao nhất?
Đó là thách thức đặt ra cho các nhà quản lý. Điều này đồng nghĩa với việc tăng
doanh thu và kiểm soát chi phí một cách có hiệu quả. Vì vậy các yếu tố doanh thu, chi
phí và lợi nhuận là những yếu tố không thể tách rời trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Từ mối quan hệ đó, kế toán có nhiệm vụ theo dõi quá trình mua bán hàng hóa
và các khoản thu nhập do tiêu thụ hàng hóa mang lại, phản ánh chính xác giá vốn hàng
bán cùng các khoản chi phí khác phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh. Những thông tin này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp doanh nghiệp có thể
phân tích, đánh giá và lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu.
Nhận thức ý nghĩa quan trọng của công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác
định kết quả kinh doanh ở các DN, đồng thời được sự đồng ý của Khoa Kinh Tế

Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, cùng sự hướng dẫn tận tình của cô Đàm
Thị Hải Âu, em xin chọn đề tài “Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí và Xác Định Kết Quả
Kinh Doanh tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp
của mình.

1


1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm tìm hiểu công tác tổ chức và ghi chép sổ kế toán, hạch toán kế toán
doanh thu và chi phí làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần
Thực Phẩm Việt Nam như thế nào. Từ đó rút ra những ưu điểm và nhược điểm, đưa ra
những ý kiến đóng góp giúp hoàn thiện hơn công tác hạch toán kế toán.
Với mục đích học hỏi kinh nghiệm thực tiễn của các anh chị làm công tác kế
toán tại công ty, đồng thời vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để tìm hiểu sâu
hơn về công tác kế toán nói chung cũng như kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết
quả kinh doanh nói riêng.
Mong muốn được tiếp xúc trực tiếp với những loại chứng từ, quy trình luân
chuyển chứng từ, tài khoản sử dụng, cách thức hạch toán, phương pháp ghi sổ các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
So sánh từng loại hình thức ghi sổ có những ưu điểm, nhược điểm nào đối với
từng loại hình kinh doanh.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Về không gian
Đề tài được thực hiện tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Việt Nam, thuộc
781/C3 Lê Hồng Phong nối dài, Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.
1.3.2. Về thời gian thực hiện đề tài
Đề tài này được thực hiện từ tháng 03/2009 đến tháng 06/2009.
1.4. Sơ lược cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 5 chương

Chương 1: Đặt vấn đề
Nêu lý do, mục đích và giới hạn đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm, công thức, phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Việt Nam, lịch sử hình
thành, quá trình hoạt động và phát triển, cơ cấu tổ chức của toàn Công ty và Phòng kế
toán.

2


Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Mô tả quá trình tiêu thụ hàng hóa, cách ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,
định khoản các tài khoản kế toán, xác định kết quả kinh doanh.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Nhận xét chung về bộ máy kế toán của công ty nói chung và công tác hạch toán
kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh.
Rút ra ưu, nhược điểm từ đó đề ra một số biện pháp khắc phục.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu chung về Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Việt Nam
2.1.1. Giới thiệu
Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Việt Nam là một đơn vị kinh tế có tư cách pháp
nhân, được mở tài khoản tại các ngân hàng (như: Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng

Sacombank, Ngân hàng Mạc Thị Bưởi, Ngân hàng Sóng Thần….), là DN Cổ Phần
được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4603000051 ngày
24/09/2002 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp.
Tên giao dịch thông thường: Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế

: VINAFOOD COORPORATION.

Tên viết tắt

: VINAFOOD CORP.

Địa chỉ nhà máy và kho

: 42/7 ấp Trung, xã Vĩnh Phú, huyện Thuận An, tỉnh Bình

Dương.
Điện thoại

: (0650)38622925 - 38622923

Fax

: (0650)3785253

Văn phòng giao dịch tại

: 781/C3 Lê Hồng Phong nối dài, P 12, Q 10, TPHCM.

Điện thoại


: (08)38634966 - 38650654

Fax

: (08)38634770

Mã số thuế

: 3700449325.001

Website

: vinafoodcorp.com

Email

:

4


2.1.2. Qui mô hoạt động của Công ty
- Qui mô về vốn
+ Vốn điều lệ: 12.100.000.000 đồng.
+ Vốn thuộc quyền sở hữu của các cổ đông trong và ngoài.
- Về qui mô sản xuất
+ Nhà máy chế biến và là kho lưu trữ thực phẩm tươi sống tại Bình Dương.
+ Diện tích: 1.764,6 m2.
+ Thiết bị: Mua trong nước và nhập từ nước ngoài.

2.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty
Do nhu cầu về tiêu dùng sản phẩm tươi sống ngày càng cao của người tiêu dùng
và nhận thấy tầm quan trọng của ngành chế biến thực phẩm nên Công Ty Cổ Phần
Thực Phẩm Việt Nam đã ra đời. Công ty được thành lập vào cuối năm 2002, do ông
Nguyễn Ngọc Đảnh làm Tổng Giám Đốc, với sự đóng góp của 3 thành viên với số vốn
điều lệ ban đầu là 4,3 tỷ đồng. Đến nay số vốn điều lệ của công ty đã tăng lên 12,1 tỷ
đồng và sản phẩm chủ lực là thịt gà đông lạnh.
Với thương hiệu VINAFOOD đã khẳng định mình với người tiêu dùng trong
nước về sản phẩm của mình, được Cục sở hữu an toàn thực phẩm cấp bằng khen và
được người tiêu dùng đánh giá cao.
Sau gần 7 năm thành lập đã tạo được uy tín với khách hàng và người tiêu dùng.
Sản phẩm của Công ty đã được các siêu thị, visan, trường học…nhập về bán, sử dụng.
Hiện nay đang tập trung bán hàng qua các đại lý của công ty, thu gọn hình thức bán lẻ.
Với sự cố gắng, nhiệt tình của Ban Giám Đốc và đội ngũ công nhân viên, công
ty đã và đang đứng vững trên thị trường và trở thành một trong những công ty cung
cấp thực phẩm (thịt gà tươi) lớn nhất khu vực miền Nam.
2.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Việt Nam
Chức năng
- Kinh doanh thực phẩm tươi sống từ thịt gà, heo, bò như xúc xích, chả lụa tôm,
chả lụa heo, chả lụa bò…
- Kinh doanh thực phẩm đông lạnh được nhập khẩu từ châu Âu, Mỹ, Á như đùi
tỏi, đùi gà, đùi góc tư, gà bọng không cánh, má đùi, chân gà, nạc mông, cổ bò Ấn Độ.

5


Nhiệm vụ
- Hoàn thành tốt nghĩa vụ với Nhà nước bằng cách nộp thuế đầy đủ và đúng
hạn.
- Hoạt động kinh doanh theo đúng giấy phép kinh doanh.

- Thực hiện tốt công tác kế toán, cũng như chế độ kế toán, chế độ kiểm kê báo
cáo tài chính theo quy định của Nhà nước.
- Thực hiện tốt việc phân công lao động, không ngừng chăm lo đời sống vật
chất và tinh thần cho nhân viên, thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ cho nhân viên.
2.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Việt Nam
Công ty mua thịt gia cầm tươi sống của các lò giết mổ trên địa bàn tỉnh Bình
Dương và thành phố Hồ Chí Minh... Đồng thời, cũng nhập gà đông lạnh các loại gồm:
gà bọng, cánh gà, đùi góc tư, chân gà... từ Mỹ, Brazin, Hà Lan. Ngoài ra, còn mua thịt
bò, thịt heo nguyên con được giết mổ từ các lò đạt tiêu chuẩn.
Một số sản phẩm được trữ đông đem phân phối xa. Riêng gia cầm được giết mổ
qua dây chuyền giết mổ tự động nhập từ Đan Mạch, sau đó được đem phân phối ngay
để đảm bảo tươi sống. Các sản phẩm đông lạnh nhập khẩu từ Mỹ, Braxin, Hà
Lan…được trữ đông ở nhiệt độ -1800C tại các kho lạnh Swire, kho rau quả, kho chiếu
xạ, kho Panasato, đây là các kho được cấp giấy phép đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn
thực phẩm.

6


2.5. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Việt Nam
Nhiệm vụ của các phòng ban
Công ty tổ chức quản lý theo hình thức quản lý trực tiếp, thực hiện theo sự chỉ
đạo trực tiếp của Ban Giám Đốc .
Đứng đầu là Giám Đốc.
+ Giám Đốc: Đề ra phương hướng, mục tiêu chất lượng, mục tiêu kinh doanh
của công ty, chịu trách nhiệm trước Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Việt Nam trong
việc điều hành hoạt động của công ty. Giám đốc là người có quyền cao nhất trong
công ty.
+ Phòng kinh doanh: Quản lý việc mua nhận, cung cấp, điều chỉnh và cân đối

các mặt hàng, thực hiện giá cả cho từng mặt hàng. Tập trung mở rộng mạng lưới tiêu
thụ. Đề ra các chính sách công nợ đối với các đại lý, cửa hàng, đảm bảo tính thích hợp,
chính xác, chặt chẽ. Đề ra các chính sách khuyến mãi cho khách hàng.
+ Phòng kế toán: Theo dõi tình hình thu chi, ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh và vào sổ sách theo đúng chế độ kế toán, lập báo cáo kế toán. Cung
cấp thông tin kịp thời, chính xác đến Ban Giám Đốc, để Ban Giám Đốc biết được tình
hình hoạt động của công ty, từ đó có cách điều hành và có biện pháp xử lí tốt nhất giúp
công ty phát triển theo hướng đã định. Tham gia phân tích tình hình tài chính của công
ty để từ đó tham vấn cho Giám đốc hướng sử dụng vốn có hiệu quả.
+ Phòng hành chính nhân sự: Xây dựng và thực hiện các chương trình đào
tạo, các hoạt động nhằm đảm bảo cho phát triển năng lực của đội ngũ nhân viên theo
kịp với tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh doanh của công ty trong tương lai. Tham
mưu cho Giám đốc về các chính sách nhân sự nhằm khai thác sử dụng có hiệu quả
nguồn nhân lực hiện có và phù hợp với định hướng phát triển của công ty trong từng
thời kỳ.
+ Bộ phận xuất nhập khẩu: Là nơi có trách nhiệm kết hợp với phòng kinh
doanh để lên kế hoạch đặt và nhận hàng.

7


Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Công Ty
Giám Đốc

Bộ Phận
Kinh Doanh

Bộ Phận
Kế Toán


Bộ Phận Hành

Bộ Phận Xuất

Chánh Nhân Sự

Nhập Khẩu

Nguồn tin: Phòng kế toán
2.6. Tổ chức công tác kế toán tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Việt Nam
a) Chức năng, nhiệm vụ
Bộ máy kế toán của công ty hoạt động dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng, chức
năng và nhiệm vụ được thực hiện như sau:
- Kế toán trưởng: Quản lý, theo dõi tình hình tài chính của đơn vị, chịu trách
nhiệm chung về công tác kế toán tại công ty. Tham mưu cho Ban Giám Đốc về mặt tài
chính. Lập kế hoạch ngân sách, tài chính. Chịu trách nhiệm về việc tổ chức hạch toán
kế toán và lưu chuyển chứng từ kế toán tại công ty.
- Kế toán kho: Theo dõi số lượng, loại sản phẩm từ đó theo dõi giá trị của hàng
nhập, xuất, tồn. Lập bảng Nhập – Xuất – Tồn báo cáo lên cấp trên.
- Kế toán công nợ: Theo dõi nợ phải thu, phải đòi và xúc tiến việc thu nợ, trả
nợ chi tiết theo từng khách hàng, phân loại và theo dõi các khoản nợ được duyệt là nợ
khó đòi.
- Kế toán thanh toán: Theo dõi các khoản thanh toán tiền mặt, tạm ứng, chi
phí chờ kết chuyển, các khoản phải thu phải trả khác, công nợ thanh toán cho nhà cung
cấp. Theo dõi các khoản thanh toán qua ngân hàng, thanh toán quốc tế, ký quỹ, ký
cược, các khoản vay ngắn hạn và dài hạn, lãi phát sinh.
- Kế toán thuế: Theo dõi và hạch toán thuế GTGT đầu vào, đầu ra. Lập các
bảng kê thuế, tờ khai thuế, quyết toán thuế và báo cáo tình hình thực hiện ngân sách
với Nhà nước.


8


- Kế toán tiền gởi ngân hàng, tiền mặt : Kiểm tra chứng từ, thực hiện thanh
toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng, thực hiện việc thanh toán quốc
tế cho các đối tác trong nước và nước ngoài.
- Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm thu, chi tiền trên cơ sở các phiếu thu, chi hợp lý.
Thường xuyên kiểm tra đối chiếu số tồn quỹ với tài khoản tiền mặt.

Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán
Kế Toán Trưởng

Kế

Kế Toán

Kế Toán

Kế

Kế Toán

Thủ

Toán

Công Nợ

Thanh


Toán

Ngân

Quỹ

Toán

Thuế

Hàng

Kho

Nguồn tin: Phòng kế toán
b) Công tác tổ chức kế toán.
- Công ty sử dụng hình thức kế toán tập trung: Toàn bộ công tác kế toán được
tiến hành tập trung tại phòng kế toán, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Kế toán trưởng về
nghiệp vụ và hướng dẫn cho kế toán viên.
- Công ty đang tổ chức hệ thống sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung.
- Tổ chức hệ thống sổ kế toán tổng hợp và chi tiết để xử lý thông tin từ các
chứng từ kế toán nhằm phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và quản trị, phục vụ cho
việc kiểm tra, kiểm soát từng loại tài sản từng loại nguồn vốn cũng như quá trình hoạt
động của đều được thực hiện trên phần mềm kế toán. Hiện nay, công ty đang sử dụng
phần mềm VSOFT.
+ Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra làm căn cứ
ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính
theo các phần hệ chức năng chính của phần mềm VSOFT. Các thông tin được tự động
nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
+ Cuối kỳ, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Việc

9


đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết cũng được thực hiện tự động và luôn
bảo đảm chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ.
+ Cuối kỳ sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành
quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.

Hình 2.3. Sơ Đồ Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Theo Hình Thức Kế Toán Trên
Máy Vi Tính
SỔ KẾ TOÁN
CHỨNG TỪ KẾ

- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết

PHẦN MỀM KẾ

TOÁN

TOÁN

BẢNG TỔNG HỢP

MÁY VI TÍNH

CHỨNG TỪ KẾ

- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán

quản trị

TOÁN CÙNG LOẠI

Nguồn tin: Phòng kế toán
Ghi chú:
: Nhập số liệu hàng ngày
: In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
: Đối chiếu, kiểm tra
c) Chính sách kế toán tại Công ty
- Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
+ Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hằng năm.
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ).
- Chế độ kế toán áp dụng
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Hạch toán theo phương pháp kê khai
thường xuyên.
10


+ Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Hàng tồn kho được ghi chép theo giá phí
thực tế, tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
+ Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định: Phương pháp tuyến tính.
+ Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế.
2.7. Chiến lược và phương hướng phát triển của Công ty trong tương lai
- Tập trung vào thị trường Nam Trung bộ, tận dụng mọi cơ hội để thâm nhập thị
trường Bắc Trung bộ.
- Phân bổ nguồn lực xúc tiến nhanh các dự án đầu tư trọng điểm của công ty là
xây dựng và mở rộng hệ thống kho trạm phục vụ cho nhu cầu kinh doanh.
- Cải tiến máy móc thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa
mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm.

- Đào tào đội ngũ cán bộ nhân viên ngày càng hoàn thiện hơn về nhiều mặt.

11


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
- Khái niệm tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ là quá trình cung cấp sản phẩm cho khách hàng và thu được tiền hàng
hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán. Quá trình tiêu thụ SP là quá trình đem SP
đi bán.
- Ý nghĩa của việc tiêu thụ sản phẩm
Quá trình tiêu thụ là một trong những khâu quan trọng của hoạt động sản xuất
kinh doanh, nó là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất và là yếu tố quyết định sự
tồn tại và phát triển của một DN.
Thông qua các thông tin từ kế toán mà người điều hành DN có thể biết được
tình hình tiêu thụ sản phẩm, tính toán và phản ánh kịp thời DT bán hàng. Từ đó, xác
định một cách chính xác KQKD trong kỳ, tạo điều kiện thuận lợi cho DN hoạt động
tốt trong kỳ kinh doanh tiếp theo.
- Các phương thức tiêu thụ sản phẩm
Có nhiều phương thức phổ biến để tiêu thụ SP, có thể đó là tiêu thụ SP theo
phương thức xuất bán trực tiếp cho KH, cũng có thể đó là tiêu thụ SP theo phương
thức xuất gửi đại lý bán. Nếu DN tiêu thụ SP theo phương thức xuất bán trực tiếp cho
KH, DN có thể bán hàng theo giá bán trả ngay, cũng có thể bán hàng theo giá bán trả
góp, DN có thể xuất bán SP cho KH và thu được tiền hàng hoặc được KH chấp nhận
thanh toán, cũng có thể xuất bán SP cho KH theo phương thức trao đổi hàng không
tương.


12


- Khái niệm kết quả kinh doanh
KQKD là phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi tất cả các chi phí. KQKD là mục
đích cuối cùng của mọi DN và nó phụ thuộc vào quy mô chất lượng của quá trình sản
xuất kinh doanh.
Xác định KQKD là so sánh chi phí đó bỏ ra và thu nhập đạt được trong cả quá
trình sản xuất kinh doanh. Nếu thu nhập lớn hơn chi phí thì kết quả là lời, ngược lại là
lỗ. Việc xác định KQKD thường được tiến hành vào cuối kỳ hạch toán là tháng, quý
hay năm tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của từng DN.
- Ý nghĩa của việc xác định kết quả kinh doanh
Vì mục tiêu hàng đầu của DN luôn là làm thế nào để đạt được lợi nhuận cao
nhất. Để đạt đựơc điều đó thì không những DN phải luôn cải tiến công nghệ để nâng
cao chất lượng mà còn phải chú ý đến các khoản mục CP, DT và việc tính toán kết quả
DT trong kỳ của DN sao cho chính xác và để lấy đó là cơ sở, chỉ tiêu cho kỳ hoạt động
tiếp theo. Do vậy công việc phân tích và xác định kết quả kinh doanh như thế nào để
cung cấp những thông tin cần thiết giúp DN có thể phân tích, đánh giá và lựa chọn các
phương án kinh doanh, phương án đầu tư sao cho có hiệu quả nhất. Điều này phụ
thuộc rất lớn vào thông tin kế toán, cung cấp cho nhà quản trị phải đảm bảo tính chính
xác, đầy đủ và trung thực.
3.1.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Khái niệm
DT bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được
trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của
DN, góp phần làm tăng VCSH. DT chỉ bao gồm tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN đó
thu được hoặc sẽ thu được.
- Điều kiện ghi nhận DT bán hàng
+ DN đó chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản
phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.

+ DN không còn nắm quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa
hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
+ DT được xác định tương đối chắc chắn.
13


+ DN đó thu hoặc sẽ thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
- Tài khoản sử dụng
TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, có 5 TK cấp hai:
TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa
TK 5112: Doanh thu bán các thành phẩm
TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ
TK 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá
TK 5117: Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
- Kết cấu và nội dung phản ánh TK 511
Bên Nợ:
+ Số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu, hoặc thuế GTGT theo phương
pháp trực tiếp phải nộp tính trên DT bán hàng thực tế của SP, hàng hoá, dịch vụ đã
cung cấp cho KH và đã được xác định là đã bán trong kỳ kế toán.
+ Trị giá khoản chiết khấu thương mại kết chuyển vào cuối kỳ.
+ Trị giá khoản giảm giá hàng bán kết chuyển vào cuối kỳ.
+ Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển vào cuối kỳ.
+ Kết chuyển DT thuần vào TK 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”.
Bên Có:
+ DT bán SP, HH, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của DN đã thực
hiện trong kỳ kế toán.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
- Phương pháp hạch toán
(1) Khi xuất kho sản phẩm, hàng hóa bán trực tiếp tại đơn vị hoặc giao hàng

đến người mua, căn cứ hóa đơn, kế toán hạch toán:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 155, 156
Và ghi Nợ TK 111, 112, 1 31...(Tổng giá thanh toán)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 333(33311) - Thuế GTGT phải nộp

14


×