Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP LÀM GIẢM Ô NHIỄM SÔNG RẠCH VÁN TẠI LONG SƠN TP.VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
LÀM GIẢM Ô NHIỄM SÔNG RẠCH VÁN
TẠI LONG SƠN TP.VŨNG TÀU

TRẦN THỊ LIN ĐA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh Giá Tổn Hại Và
Đề Xuất Giải Pháp Làm Giảm Ô Nhiễm Sông Rạch Ván Tại Long Sơn-TP. Vũng
Tàu” do Trần Thị LinĐa, sinh viên khóa 31 ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường,
đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

TS Đặng Minh Phương
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày



tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, con xin gởi những dòng tri ân đến Ba Mẹ và gia đình, những người đã
sinh thành, nuôi nấng và tạo mọi điều kiện cho con có được ngày hôm nay.
Xin được cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường ĐHNL TPHCM, đặc biệt là quý
thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời
gian qua.
Đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Đặng Minh Phương, đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn các Anh Chị công tác tại Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu, UBND xã Long Sơn đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện
đề tài.
Cho tôi gởi lời cảm ơn đến anh chị tôi, bạn bè, những người đã luôn ở bên tôi,

giúp đỡ tôi về mặt tinh thần, cũng như đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn
này.
Chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Lin Đa


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN THỊ LIN ĐA. Tháng 06 năm 2009. “Đánh Giá Tổn Hại Và Đề Xuất
Giải Pháp Về Ô Nhiễm Nước Sông Rạch Ván Tại Xã Long Sơn- Thành Phố Vũng
Tàu.
TRAN THI LIN ĐA. June 2008. “Evaluating The Damage And Suggest
Soluttion About Waste Water Of The RachVan River In Longson Commune,
Vungtau City.
Đề tài sử dụng phương pháp giá thị trường để xác định thiệt hại về nguồn lợi
thủy sản (bao gồm nuôi trồng và đánh bắt), phương pháp kinh tế lượng để xác định
thiệt hại về mặt sức khỏe. Tổng giá trị thiệt hại đề tài đã xác định được là 48,191 tỷ
đồng/năm. Đây là con số tổn hại ước tính trên toàn địa bàn xã Long Sơn, nơi có tới
81,5% người dân sống dựa vào con nước.
Đề tài không đưa ra mức thuế cụ thể trên từng nhà máy, tuy nhiên đề tài đã xác
định mức ngưỡng để đánh thuế trên từng m3 nước thải chưa xử lý là 4310,86 đồng/m3.
Căn cứ vào mức này các nhà làm chính sách có cơ sở để đưa ra chính sách phù hợp
với tình hình thực tế.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii


Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

ix

Danh mục phụ lục

x

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU

1

1.1. Lí do chọn đề tài

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

3

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.4. Bố cục luận văn


4

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu

5

2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

8

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

8

2.2.2 Thực trạng xã hội

10

2.2.3 Điều kiện kinh tế

10

2.2.4 Về xây dựng, quản lý công cộng và tài nguyên môi trường

12


2.2.5 Văn hoá - xã hội

13

2.2.6 Quốc phòng, an ninh

14

2.2.7 Công tác xây dựng Chính quyền, cải cách hành chính

15

2.2.8 Nhận xét đánh giá chung

15

2.3 Mô tả vài nét về sông Rạch Ván

16

CHƯƠNG 3 18CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
U

3.1 Cơ sở lý luận

18
18

3.1.1. Cơ sở khoa học của việc tính toán thiệt hại ô nhiễm


18

3.1.2 Ô nhiễm môi trường nước

18

3.1.3 Tiêu chuẩn về môi trường

20

3.1.4 Tác động của nước thải

22

3.2 Các công cụ quản lý

22

3.2.2 Thuế và lệ phí

22

v


3.2.3 Quy định tiêu chuẩn

25


3.3 Phương pháp nghiên cứu

25

3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin

25

3.3.3 Phương pháp mô tả

26

3.3.4 Phương pháp đánh giá tổn hại do ô nhiễm môi trường

26

3.3.5 Phương pháp xử lý số liệu

27

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Mô tả hiện tượng trong khu vực

28
28

4.1.1 Hiện trạng ô nhiễm nước sông

28


4.1.2 Nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông

31

4.2 Nhận thức của người dân về mức độ ô nhiễm sông

34

4.2.1 Trình độ học vấn của người dân Long Sơn

35

4.2.2 Cơ cấu nghề nghiệp

36

4.2.3 Thu nhập

37

4.2.3 Ý kiến của người dân về việc chuyển đến nơi ở mới

38

4.3 Xác định tổn hại do ô nhiễm sông Rạch Ván

38

4.3.1 Tổn hại về mặt nuôi trồng thủy sản


38

4.3.2 Tổn hại về mặt sức khỏe

40

4.3.3 Xác định tổn hại do ô nhiễm sông Rạch Ván

48

4.4 Xây dựng chính sách quản lí ô nhiễm sông Rạch Ván
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

49
55

5.1 Kết luận

55

5.2 Kiến nghị

56

TÀI LIỆU THAM KHẢO

58

PHỤ LỤC


vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
WTO

Tổ chức thương mại thế giới

GDP

Tổng thu nhập quốc nội

USD

Đơn vị tiền tệ Hoa Kỳ

UBND

Ủy ban nhân dân

CVM

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

CV

Đánh giá ngẫu nhiên

WTP


Mức sẵn lòng trả

WTA

Mức lòng nhận

MAC

Chi phí kiểm soát ô nhiễm biên

MEC

Chi phí tổn hại ô nhiễm biên

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

PM10

Nồng độ bụi mịn

QSDĐ

Quyền sử dụng đất


DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Giá Trị Giới Hạn Cho Phép của Các Thông Số và Nồng Độ Các Chất Ô
Nhiễm trong Nước Mặt (TCVN 5945-2005)

21

Bảng 4.1. Kết Quả Quan Trắc Mẫu Nước Đầu Nguồn Sông Rạch Ván Ngày
02/07/2008

31

Bảng 4.2 Kết Quả Quan Trắc Mẫu Nước Các Cơ Sở Chế Biến Thủy Sản tại Long SơnBRVT tháng 12/2008

33

Bảng 4.3. Lợi Nhuận Nghề Nuôi Hào của Một Hộ Thu Được trên 1m2 Mặt Nước

39

Bảng 4.4. Tổn Hại về Sản Lượng Đánh bắt

39


Bảng 4.5. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Log-Log

42

Bảng 4.6. Bảng Ma Trận Tương Quan giữa Các Biến

42

Bảng 4.7. Giả Thiết Kiểm Định Hiện Tượng Tự Tương Quan

43

Bảng 4.8. Kết Quả Kiểm Định Phương Sai Sai Số Thay Đổi

44

Bảng 4.9. Kết Xuất Mô Hình Ước Lượng Sử Dụng Trọng Số WT4 Theo White

44

Bảng 4.10. Kết Quả Kiểm Tra Lại Hiện Tượng Phương Sai Sai Số Thay Đổi

45

Bảng 4.11. Chi Phí Đầu Tư Cố Định của Dự Án Xử Lý Nước Thải Tập Trung

51

Bảng 4.12. Giá Thành Xử Lý 1m3 Nước Thải


52

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Hình Ảnh Dòng Sông Rạch Ván Trước Khi Bị Ô Nhiễm

17

Hình 3.1 Chứng Minh Mức Thuế Tối Ưu

24

Hình 3.2. Màu Nước Sông Rạch Ván Khi Thủy Triều Lên

28

Hình 4.1. Màu Nước Một Đoạn Sông Rạch Ván Khi Thủy Triều Xuống

29

Hình 4.2. Hình Ảnh Ngư Cụ Nằm Bờ

30

Hình 4.3. Biểu Đồ Tỷ Lệ Các Nguồn Gây Ô Nhiễm Nước Sông Rạch Ván

32


Hình 4.4. Rác Thải Ở Bờ Sông Rạch Ván

32

Hình 4.5. Biểu Đồ Tỷ Lệ Trình Độ Học Vấn Người Dân

35

Hình 4.6. Biểu Đồ Cơ Cấu Nghề Nghiệp của Người Dân Long Sơn

36

Hình 4.7. Biểu Đồ Tỷ Lệ Mức Thu Nhập của Người Dân Long Sơn

37

Hình 4.8. Biểu Đồ Tỷ Lệ Số Hộ Đồng Ý Chuyển Đến Nơi Ở Mới

38

Hình 4.9. Biểu Đồ Tỷ Lệ Phần Trăm Các Bệnh Do Ô Nhiễm Gây Nên

47

Hình 4.10. Đồ Thị Hàm Chi Phí Sức Khỏe Theo Khoảng Cách

47

Hình 4.11. Sơ Đồ Công Nghệ Hệ Thống Xử Lý Nước Thải


49

Hình 4.12. Xác Định Mức Thuế Tối Ưu

53

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bản Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ
Phụ lục 2. Kết Xuất Hồi Qui
Phụ lục 3. Giá trị giới hạn một số thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong
nước thải công nghiệp (TCVN 5945 – 2005)

x


CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài
"Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng được nhu cầu hiện tại và
đảm bảo không làm tổn hại khả năng đáp ứng đòi hỏi của thế hệ tương lai v.v"
Phát triển bền vững ngày càng trở thành trung tâm của sự phát triển trong mọi
lĩnh vực khi xã hội bước vào thế kỉ 21. Tuy nhiên khái niệm này còn khá mới mẻ tại
Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế vẫn là chỉ tiêu được ưu tiên hàng đầu. Do đó, ô nhiễm
môi trường từng ngày trở thành vấn đề đáng lưu tâm song song với sự đi lên nhanh
chóng của nền kinh tế, kinh tế càng phát triển thì môi trường càng ô nhiễm.
“Việt Nam có thể phải chịu tổn thất do ô nhiễm môi trường lên tới 5,5% GDP

hàng năm, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới. Như vậy, nền kinh tế mất khoảng
3,9 tỉ USD trong 71 tỉ USD của GDP trong năm 2007 và khoảng 4,2 tỉ USD trong ước
tính 76 tỉ USD của GDP trong năm 2008. Hơn nữa, tăng trưởng thực của Việt Nam sẽ
chỉ còn 3% năm 2007 và ước tính 1,5% trong năm 2008”(Ngân hàng thế giới, 2007).
Các dòng sông, các con kênh đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, cỏ cây xung quanh
các khu công nghiệp đang đổi màu, những người nông dân đang đứng trước nguy cơ
đói nghèo vì hàng ngàn diện tích nuôi trồng thủy sản, hoa màu bị thiệt hại và sức khỏe
con người đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi chất lượng môi trường ngày càng giảm sút.
Một trong những khu vực ô nhiễm gây xôn xao dư luận trong thời gian vừa qua
là xã Long Sơn trực thuộc thành phố Vũng Tàu. Các nhà máy chế biến thủy sản xuất
hiện trên địa bàn xã Tân Hải mang lại công ăn việc làm cho người dân địa phương và
đóng góp rất lớn vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên cũng chính sự xuất hiện của các
nhà máy này lại gây ra thảm họa môi trường. Nước thải trực tiếp không qua xử lý từ
các nhà máy chế biến thủy sản gây ô nhiễm nghiêm trọng nước sông, làm thiệt hại
hàng trăm ngàn diện tích nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là hàng ngàn diện tích nuôi hào


đứng trước nguy cơ mất trắng và nghiêm trọng hơn, sức khỏe người dân nơi đây đang
bị đe dọa từng ngày. Sông Rạch Ván tại làng cá này đã biến thành hồ chứa nước thải
cho các cơ sở chế biến hải sản. Trước nguy cơ ô nhiễm môi trường nước, nghề nuôi
hào ở Long Sơn liệu có thể tồn tại? Một người dân thất vọng nói rằng: “Với nguồn
nước như vầy, thiệt tình, tui không biết tới chừng nào dân Long Sơn mới dám nuôi hào
trở lại. Mà không nuôi hào, nuôi cá thì biết lấy gì sống đây” Qua kết quả điều tra cho
thấy 81,5% người dân Long Sơn sống chủ yếu bằng nghề nuôi hào và đánh bắt gần bờ.
Tuy nhiên với nguồn nước nhuộm một màu đen như dầu hắc, đôi khi chuyển sang màu
đỏ ruốt thì liệu còn bất kì loài thủy sản nào có thể tồn tại? Đã hàng trăm năm nay,
người dân Long Sơn sống được chính là nhờ vùng sông nước thiên nhiên mênh mông
này. Vậy mà giờ đây họ đang đứng trước nguy cơ trắng tay vì ô nhiễm nguồn nước.
Báo cáo kết quả kiểm tra mới đây của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại 18
cơ sở chế biến hải sản nằm dọc sông Chà Và, Rạch Ván và sông Rạng đã cho thấy:

Hầu hết các doanh nghiệp đều xả nước thải trực tiếp ra sông. Trước đó, sở Tài nguyên
môi trường cũng đã tổ chức lấy mẫu nước tại khu vực ngọn bến ông Bảo và sông Rạch
Ván, thôn 7 (ngày 2-7-2008) cho thấy, hàm lượng hữu cơ tăng dần từ vị trí bến ông
Bảo đến khu vực tiếp nhận nước thải của khu chế biến hải sản xã Tân Hải; nồng độ
oxy trong nước giảm dần gần đến mức không. Mẫu nước phân tích các chỉ tiêu tại các
khu vực tiếp nhận nước thải đổ ra sông Rạch Ván và hồ chứa nước thải của các doanh
nghiệp chế biến hải sản thuộc xã Tân Hải đều ô nhiễm vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn
cho phép. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại của người dân Long Sơn do hào
chết với tỷ lệ 95% tại thời điểm khảo sát của sở Tài nguyên môi trường.
Long Sơn là một minh chứng cho quá trình phát triển không bền vững, phản
ánh hậu quả của việc chạy theo lợi nhuận, ưu tiên phát triển kinh tế xem nhẹ việc bảo
vệ môi trường. Lợi nhuận thu được chỉ là một phần nhỏ so với những tổn hại, tuy
nhiên không phải ai cũng dễ dàng nhận thấy điều này. Từ thực tế trên tôi tiến hành
thực hiện đề tài “Đánh giá tổn hại và đề xuất giải pháp làm giảm ô nhiễm sông
Rạch Ván tại xã Long Sơn thành phố Vũng Tàu” nhằm lượng hóa những thiệt hại
do ô nhiễm sông gây ra và giúp các nhà làm chính sách có tầm nhìn rõ hơn trong quá
trình quản lý.

2


Xây dựng một nền kinh tế giàu mạnh, phồn vinh và một môi trường sinh thái
trong lành là những mục tiêu quan trọng mà sự nghiệp CNH – HĐH nước ta đang phải
hướng đến. Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế không
gây sức ép đối với môi trường là nền tảng cơ bản để đạt được mục tiêu phát triển bền
vững.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Đánh giá tổn hại và đề xuất chính sách quản lý ô nhiễm sông Rạch Ván tại
Long Sơn- Bà Rịa Vũng Tàu.

Các mục tiêu cụ thể:
Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm trầm trọng tại sông Rạch Ván thuộc xã Long
Sơn- Thành phố Vũng Tàu.
Lượng hóa những thiệt hại do ô nhiễm mang lại đối với hoạt động nuôi trồng
thủy sản, sức khỏe con người.
Đề xuất các giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng ô nhiễm hiện nay
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian
Đề tại được thực hiện tại xã Long Sơn trực thuộc thành phố Vũng Tàu. Đây là
một trong những khu vực đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do quá trình sản xuất công
nghiệp gây nên.
Phạm vi thời gian
Để thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành nghiên cứu theo các giai đoạn sau
Giai đoạn 1: Thời gian từ 23/02/2009 – 10/03/2009
Thu thập các thông tin và dữ liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Tiến hành viết đề cương chi tiết và soạn thảo bảng câu hỏi phục vụ đề tài
Giai đoạn 2: Thời gian từ 11/03 – 30/3/2009
Thu thập thông tin và số liệu tại UBND Xã Long Sơn, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Tiến hành phỏng vấn trực tiếp 160 hộ gia đình sống tại xã
Giai đoạn 3: Thời gian từ 1/4/2009 – 15/6/2009
Tổng hợp, xử lí số liệu và phân tích thông tin để viết hoàn chỉnh đề tài.

3


1.4. Bố cục luận văn
Luận văn gồm 5 chương:
Chương I: Tác giả trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu và trình bày tóm tắt bố cục luận văn.
Chương II: Giới thiệu về các tài liệu, thông tin, các ứng dụng có liên quan đến

vấn đề nghiên cứu. Phần tổng quan địa bàn nghiên cứu: Giới thiệu về địa bàn nghiên
cứu bao gồm điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của xã Long Sơn.
Chương III: Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu, trình bày các khái niệm,
định nghĩa, và phương pháp được sử dụng trong đề tài.
Chương IV: Đây là chương trình bày các kết quả đạt được của đề tài.
Chương V: Dựa vào kết quả và thảo luận ở chương IV đưa ra kết luận và kiến
nghị.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu
Tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra khắp khắp nơi, tuy nhiên không phải nơi
nào cũng được phát hiện và được lương hóa các tổn hại một cách đúng đắn. Thực tế
này đang diễn ra rất phổ biến tại các nước đang phát triển. Đánh giá tác động môi
trường và lượng hóa những tổn hại do một nguồn ô nhiễm nào đó gây ra là việc làm rất
quan trọng, nó giúp phản ánh được thực trạng phát triển kinh tế của một vùng, một khu
vực và giúp các nhà chính sách có tầm nhìn đúng đắn hơn trong quá trình quản lí.
Các nghiên cứu về đánh giá tổn hại được thực hiện ở một số nước trên thế giới
thường sử dụng các phương pháp đánh giá gián tiếp để đánh giá các thiệt hại vô hình
khó lượng giá được trên thị trường, phương pháp phổ biến và chủ yếu đó là phương
pháp đánh giá ngẫu nhiên CVM.
“Cải thiện chất lượng nước: Nghiên cứu đánh giá ngẫu nhiên sông Chao
Phraya” của Churai Tapvong và Jittapatr Kruavan cho kết quả rằng: mức phí trung
bình cho việc cải thiện chất lượng nguồn nước đạt mức 1 và 2 (mức cá có thể sống
được và mức có thể bơi lội được) lần lượt là 100,81 và 115,03 bath/tháng. Mức sẵn
lòng trả của người dân Thái Lan để cải thiện chất lượng nước sông Chao Phraya đồng

nghĩa với việc ô nhiễm sông đã gây thiệt hại cho họ với con số xấp xỉ bằng mức sẵn
lòng trả, tổn hại ít nhất cho một cá nhân là 100,81 bath/tháng.
“Định giá những lợi ích của việc làm giảm ô nhiễm không khí sử dụng hàm sức
khỏe”, một case study của trạm năng lượng nhiệt Panipat, Ấn Độ. Trong nghiên cứu
này một cố gắng được tạo ra để kiểm tra lại yếu tố kinh tế cơ bản của việc giữ gìn chất
lượng không khí bằng kỹ thuật liều ứng đối trả (phương pháp đánh giá gián tiếp) để
tìm ra được một biểu thức về sự thay đổi mức đền bù (CV) cho mức sẵn lòng trả biên
(WTP) đối với việc cải thiện chất lượng không khí. Mô hình lựa chọn định hướng sức


khỏe được dùng trong đó mỗi các nhân xem như là những người sản xuất sức khỏe, và
sức khỏe tốt thì được yêu cầu trong mục đích tiêu dùng và đầu tư. Những cá nhân yêu
cầu điều chỉnh cho phù phù hợp với sự tiêu dùng của họ trong dich vụ chăm sóc y tế
chống lại sự giảm sút trong chất lượng không khí. Biểu thứcc WTP được ước lượng sử
dụng dữ liệu sức khỏe và dữ liệu ô nhiễm không khí (PM10) và những đối trả đến việc
thực hiện bảng câu hỏi theo một chuỗi mẫu các cá nhân của vùng bị ảnh hưởng.
Những ước lượng nằm trong khoảng từ 21Rs. đến 52.2 Rs.cho mô hình Logit và 12.15
Rs. đến 30.45 Rs.cho mô hình Probit đối với việc làm giảm 67% trong mức trung bình
PM10 tập trung trong vùng bị ảnh hưởng. Đây là một con số minh họa tương đối thấp
hơn 1% mức thu nhập trung bình hàng tháng.
“Đánh giá tổn hại ô nhiễm khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên tại phường
Cam Giá, tỉnh Thái Nguyên” của Công ty Vật Giá.Việt Nam.
Các phương pháp trực tiếp được sử dụng trong nghiên cứu để đánh giá thiệt hại
vật chất hữu hình và các thiệt hại có giá thị trường là phương pháp thay đổi năng suất,
phương pháp chi phí sức khoẻ, phương pháp chi phí cơ hội, phương pháp chi phí
phòng ngừa, phương pháp chi phí thay thế. Các phương pháp đánh giá gián tiếp
thường được sử dụng trong nghiên cứu này là: Phương pháp giá trị hưởng thụ và
phương pháp đánh giá ngẫu nhiên.
Tổng thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường gây ra được tính bằng 3 phương
thức:

Thứ nhất: Đánh giá trực tiếp: Tổng thiệt hại kinh tế do ô nhiễm được tính bằng
tổng chi phí tính từ 6 loại: Chi phí thay đổi năng suất, chi phí sức khoẻ, chi phí cơ hội,
chi phí phòng ngừa, chi phí thay thế (khắc phục) và cuối cùng là giá trị hưởng thụ.
Chi phí thay đổi năng suất tính thiệt hại kinh tế do giảm năng suất cây trồng vật nuôi
cụ thể. Chi phí sức khoẻ được tính chi phí trung bình vì thiệt hại cho 1 ca bệnh dưới
dạng tiền chữa bệnh đối với từng loại bệnh. Chi phí cơ hội tính sự chênh lệch về thu
nhập của người dân trong vùng ô nhiễm trước và sau khi mắc bệnh (giả thiết là người
dân bị thiệt hại thu nhập do phải nghỉ ngơi điều trị bệnh). Chi phí phòng ngừa tính số
tiền mà nhân dân phải bỏ ra hàng năm để phòng ngừa ô nhiễm. Chi phí thiệt hại thay
thế tính các chi phí để khắc phục ô nhiễm hoặc sự cố môi trường do Khu công nghiệp
gây ra. Tính giá trị hưởng thụ trong nghiên cứu này, có một giả định là chất lượng môi

6


trường được coi như một yếu tố quyết định giá đất tại khu vực. Do có ô nhiễm nên giá
đất của một số các hộ dân sẽ giảm đi so với trường hợp không ô nhiễm, đánh giá sự
chênh lệch về giá này cho ta ước lượng sơ bộ được thiệt hại vô hình mà ô nhiễm gây ra
cho nhân dân. Tổng thiệt hại kinh tế do ô nhiễm gây ra năm 2001:
Tổng thiệt hại kinh tế của ô nhiễm trong 1 năm của Khu công nghiệp gang thép
Thái Nguyên
Chi phí giảm năng suất (T1) = 0
Chi phí sức khỏe (T2) = 12.500.000
Chi phí cơ hội(T3) = 1.600.000
Chi phí phòng ngừa (T4) = 106.900.000
Chi phí thay thế (T5) = 20.890.000
Chi phí giá trị hưởng thụ (T6) = 912.250.000
Tổng thiệt hại kinh tế của ô nhiễm trong 1 năm của Khu công nghiệp gang thép
Thái Nguyên = T1+T2+T3+T4+T5+T6 = 1.054.140.000
=> Thiệt hại trung bình 1 hộ = 420.000 đồng.

Thứ hai: Đánh giá gián tiếp. Tổng thiệt hại kinh tế do ô nhiễm tính theo phương
pháp WTA (bằng lòng chấp nhận).
Kết quả đánh giá thiệt hại kinh tế bằng phương pháp này ở Khu gang thép Thái
Nguyên năm 2001 là 1,386 tỷ đồng.
“Đánh giá tổn hại ô nhiễm kênh Rạch Bà phường Rạch Dừa, thành phố Vũng
Tàu” của Đỗ Thùy Nhân. Tác giả sử dụng phương pháp giá thị trường để đánh giá
thiệt hại về năng suất thủy sản, sức khỏe và đất đai.
Tổng tổn hại do ô nhiễm kênh gây ra với sức khỏe là: 55.956.520 đồng. Bên
cạnh đó xã hội phải gánh thêm một phần chi phí cơ hội là: 8.495.520 đồng.
Kênh ô nhiễm đã gây thiệt hại giá trị đất ở khu vực là 319.000 đồng/m2. Với
tổng diện tích 2617m2, thì mức thiệt hại là 834.823.000 đồng.
Tổng thiệt hại từ lợi nhuận đánh bắt thủy hải sản khi kênh ô nhiễm là
34.596.870 đồng/năm.
Tổng mức tổn hại tối thiểu là 925.376.390 đồng/năm, thực tế giá trị này còn lớn
hơn rất nhiều, vì thế rất cần những nghiên cứu có tính chất như thế này vì kết quả của
nó có thể làm cơ sở để tính toán những lợi ích, chi phí có liên quan trong việc giảm

7


thiểu ô nhiễm nước kênh. Bên cạnh đó, khi giá trị ô nhiễm kênh gây thiệt hại được
biểu hiện bằng giá cụ thể, mọi người thấy được mức độ cụ thể này sẽ có ý thức cao
hơn trong việc giữ gìn vệ sinh kênh rạch.
“Đánh giá tổn hại và giải pháp cho vấn đề ô nhiễm tại kênh B- khu công nghiệp
Lê Minh Xuân huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh” của Tô Thị Tuyết. Bằng
phương pháp kinh tế lượng, tác giả đã ước lượng mức thiệt hại về sức khỏe, tổn thất
năng suất lúa và tổn thất nguồn thu nhập từ cá. Tổng mức thiệt hại tác giả ước lượng
được là 534.082.500 đồng/năm.
. “Đánh Giá Tổn Hại Và Đề Xuất Chính Sách Về Nước Thải Nhà Máy Chế
Biến Tinh Bột Mì Ninh Sơn – Ninh Thuận” của Phàn Quế Trân. Sử dụng phương

pháp giá thị trường, tác giả đã lượng hóa tổng giá trị tổn hại tối thiểu đối với sức khoẻ,
giá trị đất đai, nguồn nước sử dụng trong năm 2007 là 5,276 tỷ đồng/năm.
“Đánh giá tổn hại ô nhiễm suối Săn Máu phường Tân Phong, thành phố Biên
Hòa” của Nguyễn Thị Thanh Trúc. Đề tài xác định tổn hại về các mặt sức khỏe, đất
đai, sản xuất, nhà cửa thong qua phương pháp giá thị trường. Tổng tổn hại do ô nhiễm
gây ra tối thiểu là 8,897 tỷ đồng/năm.
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a)Vị trí địa lí
Long Sơn là một đơn vị hành chính của thành phố Vũng Tàu và là xã duy nhất
trong cả nước trực thuộc thành phố cấp 2 với diện tích tự nhiên 5.716 ha
Phía Bắc giáp xã Long Hương và Hội Bài
Phía Tây giáp huyện Tân Thành
Phía Đông giáp phường 12 và xã Long Hương
Phía Nam giáp vịnh Gành Rái
Nằm trong vùng phát triển khu tứ giác kinh tế phía Nam, Long Sơn có vị trí
quan trọng về an ninh quốc phòng trong khu vực. Với tiềm năng hiện có, xã có khả
năng phát triển thành đặc khu kinh tế của vùng.
b) Địa hình địa mạo
Xã Long sơn gồm 2 khu vực: đảo Long Sơn và đảo Gò Găng với các dạng địa
hình đặc trưng riêng biệt:

8


Khu đảo Long Sơn: nổi bật với ba dạng địa hình chính: đồi núi, bình nguyên và
sình lầy ngập mặn ven gồm:
Núi Nứa có địa hinh cao dần từ Tây Bắc sang Đông Bắc, gồm 3 đỉnh chính ở
phía Đông, đỉnh thấp nhất có độ cao 50m. Quần thể Núi Nứa chiếm 80% diện tích
toàn đảo với:

Núi Bà Lài nằm phía Tây Bắc Núi Nứa
Núi Bà Mên ở phía Nam Núi Dài chạy theo hướng Bắc Nam đảo Long Sơn
Đồi 84 nằm phía Tây, có đỉnh cao nhất là 84m
Vùng sình lầy ven biển có độ cao từ 0,2- 0,5m
Khu đảo Gò Găng: có địa hình tương đối bằng phẳng, gồm 2 dạng chính:
Khu vực cao được tích tụ do gió cát tạo thành có độ cao từ 1,8- 2,2m, hiện được
sử dụng để trồng điều và cây ăn quả
Khu vực trũng là rừng ngập mặn và ruộng muối
c) Cơ cấu đất đai
Long Sơn có 1177ha đất nông nghiệp (chiếm 35% đất nông nghiệp của thành
phố Vũng Tàu); 1064 ha đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản (chiếm 53% mặt nước có
thể nuôi trồng thủy sản của thành phố Vũng Tàu); 1212 ha đất lâm nghiệp (chiếm
61,5% đất rừng của thành phố Vũng Tàu); 65 ha đất ở (chiếm 0,81% đất ở của thành
phố Vũng Tàu) và 1885 ha đất chưa sử dụng (chiếm 63,8% đất dự trữ của thành phố
Vũng Tàu).
d) Khí hậu
Long sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có hai mùa rõ rệt: mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ
trung bình hàng năm tương đối cao khoảng 27-280C.
Long Sơn tiếp nhận một lượng bức xạ mặt trời dồi dào. Tổng số giờ nắng trung
bình hàng năm của Long Sơn vào khoảng 2300- 2800 giờ.
e) Thủy văn
Sông ngòi ở đây rất phong phú tạo nên nét riêng cho xã Long Sơn trong phát
triển kinh tế cũng như du lịch. Bao gồm:
Vịnh Gành Rái có độ sâu 10-18m, là tuyến hàng hải quan trọng nối liền giữa
chùm cảng Vũng Tàu với chùm cảng Thị Vải. Đồng thời đây cũng là cửa ngõ vào sông

9



Sài Gòn về phía Đông Nam, đặc biệt có khả năng thông thương với các tuyến hàng hải
quốc tế về phía Nam và phía Đông.
Rạch Ông Bền có độ sâu 6-7m
Rạch Bến Đá lòng rạch có độ sâu 6-8m
Rạch Rạng lòng rạch có độ sâu khoảng 3m
Rạch Cá Đôi lòng rạch có độ sâu khoảng 1,8m
Rạch Ba Nanh lòng rạch có độ sâu 3-5,5m
Rạch Bến Gỗ nằm phía Tây đảo Long Sơn
Rạch Đá Giăng nằm phía Bắc xã Long Sơn
Sông Chà Và nằm phía Nam đảo Long Sơn
Sông Rạch Ván nằm phía Đông đảo Long Sơn
Vùng biển ven bờ phía Tây đến Tây Nam đảo Long Sơn trên một dãy rộng hơn
1,5km là vùng nước nông. Ở đây độ sâu khoảng 0,6-2 m.
2.2.2 Thực trạng xã hội
a) Dân số
Theo niên giám thống kê thành phố Vũng Tàu năm 2005, dân số trung bình của
xã là 13.590 nhân khẩu với 2537 hộ. Bình quân 5-6 người/hộ. Mật độ dân số trung
bình 240 người/km2.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,26%. Tỷ lệ tăng dân số cơ học là 1,32%. Trong
năm 2005, tỷ lệ tăng dân số của xã là 10%.
b) Tôn giáo
Đại bộ phận là người kinh chiếm 95,3%, số người theo đạo ông Trần chiếm tỷ
lệ rất cao 73% dân số, 17,6% theo đạo Phật, Thiên chúa 5,4% và đạo khác chiếm 4%.
2.2.3 Điều kiện kinh tế
a) Ngành hải sản
Đây là ngành đem lại nguồn thu chủ yếu cho người dân xã đảo Long Sơn.
Trong lĩnh vực đánh bắt chủ yếu là đánh bắt gần bờ. Về mặt nuôi trồng chủ yếu
là hào, cá mú v.v.
Do nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm nên sản lượng khai thác hải sản và nuôi
trồng thủy sản bị sa sút nghiêm trọng đạt khoảng 42,5% kế hoạch năm 2008.


10


Ngày 30/07/2008, Sở Tài nguyên – Môi trường đã có văn bản số 2489/STNMT
V/v đơn kiến nghị của các hộ ngư dân ngụ tại Xã Long sơn về ô nhiễm môi trường ảnh
hưởng đến nuôi trồng thủy sản, ngày 08/09/2008 Sở Sở Tài nguyên – Môi trường tiếp
tục có văn bản số 2839/STNMT.CCBVMT báo cáo về thực trạng ô nhiễm môi trường
trên địa bàn Xã Long sơn do các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại xã Tân Hải gây ra
và kiến nghị biện pháp xử lý đối với các doanh nghiệp đã vi phạm .
b) Thương mại dịch vụ
Trong thời gian qua, đã chỉ đạo kiểm tra tốt vệ sinh an toàn thực phẩm trong
toàn xã, sắp xếp ổn định kinh doanh buôn bán, hoạt động dịch vụ, không để các hoạt
động kinh doanh trái phép xảy ra trên địa bàn xã, đa số nhân dân chấp hành tốt những
quy định về kinh doanh, dịch vụ, thương mại. Nhìn chung hiện nay về hàng hóa đã đáp
ứng được yêu cầu chung của xã hội và nhân dân địa phương.
Tổng doanh thu về thương mại, dịch vụ khoảng 250 tỷ đồng, trong đó, doanh
thu về thương mại khoảng 145 tỷ đồng đạt 93,5% kế hoạch năm; Doanh thu về dịch vụ
khoảng 105 tỷ đồng đạt 105% kế hoạch năm.
c) Các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Trong năm, các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp sản xuất ổn định,
bảo đảm được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân địa phương. Giá trị sản xuất khỏang 40
tỷ đồng đạt 105,4% kế họach năm, sản phẩm chủ yếu là các ngành sản xuất cửa sắt,
cửa nhôm, sản phẩm may mặc và đồ mộc dân dụng.
Kết hợp các ngành chức năng, thành phố thường xuyên kiểm tra các cơ sở sản
xuất, kinh doanh trên địa bàn, xử lý, nhắc nhở những sai phạm về vệ sinh môi trường,
an toàn lao động sản xuất.
d) Nông nghiệp, công nghiệp, thủy lợi
Giá trị sản xuất nông nghiệp khoảng 7,5 tỷ đồng đạt 68% kế hoạch năm.
Công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh ở lợn được chỉ đạo

thường xuyên, chặt chẽ, không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Đặc biệt đã tạm giữ
và tiêu huỷ 14 con lợn bị bệnh tai xanh do địa phương khác chuyển về xã; Tổ chức 4
đợt tiêm phòng bệnh long mồm lở móng, dịch tả miễn phí cho 162 hộ chăn nuôi với
1906 lượt gia súc, tiêm phòng bệnh heo tai xanh cho 21 hộ 173 con, tổ chức 4 lần phun
thuốc vệ sinh phòng bệnh cho 168 hộ và diện tích được phun sát trùng là 17.090 m2.

11


Tổ chức phun thuốc sát trùng vệ sinh tiêu độc 1 đợt 6 lần cho 7278 lượt hộ tổng diện
tích được phun là 119.526m2, tổ chức tiêm phòng cho gia cầm 2 đợt 4 mũi cho 2855
lượt hộ với 38938 lượt con.Tổ chức huy động nhiều lực lượng thường trực và tham gia
tuyên truyền phòng, chống cháy rừng tại khu vực núi lớn, núi nhỏ, thời gian qua không
để cháy rừng trồng phòng hộ trên địa bàn.
2.2.4 Về xây dựng, quản lý công cộng và tài nguyên môi trường
a) Xây dựng cơ bản
Kết hợp Ban quản lý dự án Thành phố triển khai công trình đường và bãi trung
chuyển rác. Tổ chức 03 đợt chi trả tiền đền bù dự án đường và cầu Long Sơn- Gò
Găng cho 49/49 hộ với số tiền 4,4 tỷ đồng, dự án khu neo đậu tàu thuyền cho 5/6 hộ
với số tiền 342 triệu đồng, chi trả đợt cuối cho một hộ trong dự án đường và bãi trung
chuyển rác cho 1 hộ với số tiền là 96 triệu đồng, dự án khu căn cứ hải quân 40 ha/13
hộ với số tiền 2,8 tỷ đồng, kiểm tra lập danh sách các hộ sử dụng đất trong khu quy
hoạch nhà máy đóng du thuyền tại thôn 2, khu tái định cư 51 ha tại thôn 1.
Kết hợp với UBND Thành phố Vũng Tàu và công ty cổ phần IDICO triển khai
cho 1.044 hộ đăng ký kê khai đất, cây cối, hoa màu, vật kiến trúc trong khu công
nghiệp dầu khí Long Sơn
Tổ chức khảo sát và hoàn chỉnh kế hoạch đề nghị điều chỉnh giá các loại đất
phục vụ công tác đền bù, giải tỏa phụ vụ dự án khu công nghiệp dầu khí tại Long Sơn.
b) Quản lý cộng đồng
Duy trì hoạt động của đội thu gom rác, năm 2008 ước thu gom và vận chuyển

khỏi địa bàn khoảng 2400m3 rác, tổ chức 3 đợt nạo vét cống rảnh thoát nước từ thôn 5
đến thôn 10.
Đã tổ chức 44 lần đi kiểm tra nhắc nhở những hộ đổ vật tư, buôn bán lấn chiếm
lòng lề đường gây cản trở giao thông.
Nhận 48 đơn xin sửa chữa nhà ở, 25 đơn xin xây mới, xử lý 16 trường hợp xây
nhà không phép .
c) Quản lý đất đai
Nhận và giải quyết 1113 hồ sơ về lĩnh vực đất đai gồm: 651 hồ sơ xin chuyển
nhượng quyền sử dụng đất, 192 hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 191

12


hồ sơ chỉnh lý, thừa kế và 79 hồ sơ xin tách thửa. Đã giải quyết xong 1084 hồ sơ còn
tồn 29 hồ sơ đang xác minh chờ giải quyết.
Tổ chức phát 750 giấy chứng nhận QSDĐ.
Tiếp nhận 23 đơn tranh chấp đất đai, tổ chức hòa giải thành 11 đơn, không
thành 6 đơn, trả lại do không đủ điều kiện 3 đơn, tồn 3 đơn đang xác minh chờ giải
quyết.
Nhận 310 hồ sơ đo đạc đã thực hiện 268 hồ sơ còn tồn 42 hồ sơ, thực hiện 9
trường hợp xác minh nguồn gốc đất, mời 48 trường hợp bổ sung hồ sơ.
2.2.5 Văn hoá - xã hội
a) Ngành giáo dục
Xét tốt nghiệp tiểu học 2 trường có 204/207 đạt 98,5%. Xét tốt nghiệp
THCS có 193/198 đạt 97,4%.
Năm học 2008- 2009 ngành giáo dục được cấp trên kiểm tra tái công nhận
hoàn thành phổ cập giáo dục cơ sở và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
b) Thương binh xã hội
Thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo tốt đời sống vật chất và
tinh thần cho những người có công với đất nước bằng các hoạt động cụ thể như trợ

cấp, tặng quà, tổ chức các chuyến tham quan nghĩ dưỡng v.v.
c) Công tác giảm nghèo
Trợ cấp tết cho 279 hộ nghèo chuẩn quốc gia 300.000đ/hộ, cứu đói giáp hạt cho
367 hộ
Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo 2675 thẻ, giảm ngân cho 84 hộ học sinh,
sinh viên.
Tổ chức các chương trình cho vay vốn hổ trợ sản xuất, gia hạn nợ đối với các
hộ chưa đủ điều kiện chi trả.
Tính đến cuối năm 2008 hộ nghèo có 324 hộ, hộ nghèo chuẩn quốc gia 127 hộ,
hộ nghèo chuẩn tỉnh 197 hộ.
d) Chữ thập đỏ
Vận động hiến máu nhân đạo, cứu trợ nhân dân Myanma, Trung Quốc, Cuba
với tổng số tiền 13.912.000 đồng

13


Vận động ủng hộ gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, bệnh nặng, neo đơn,
trẻ mồ côi số tiền 8.530.000 đồng.
Cấp xe lăn cho người tàn tật, tổ chức chương trình nha học đường, vận động
nhà hỏa tâm ủng hộ gạo, mì cho người nghèo vào các dịp lễ, tết v.v.
e) Ngành y tế
Thực hiện tốt các chương trình bảo vệ sức khỏe cộng đồng như khám sức khỏe
cho 78% thanh niên tuổi 17, tiêm phòng cho bà mẹ trẻ em v.v., tổ chức tốt các chương
trình phòng chống dịch bệnh, không để xảy ra bát cứ trận dịch bệnh nghiêm trọng nào
trên địa bàn xã, hoàn thành 100% chỉ tiêu được giao.
f) Bảo trợ xã hội
Tổng số đối tượng đầu năm 176, chi trợ cấp hàng tháng 25.380.000 đồng/ tháng
Trợ cấp tết cho 33 đối tượng bảo trợ xã hội số tiền 11.550.000 đồng.
2.2.6 Quốc phòng, an ninh

a) Quốc phòng
Hoàn thành kế hoạch giao quân năm 2008, với 31 thanh niên đủ điều kiện nhập
ngũ, đạt chỉ tiêu kế hoạch trên giao.
Hoàn thành kế hoạch đăng ký kiểm tra khám sức khỏe thanh niên tuổi 17 lần 2
năm 2008.
Lực lượng cơ động xã thường xuyên phối hợp với Công an xã, bộ đội Đồn Biên
phòng 526 tuần tra canh gác, bảo vệ các ngày lễ, tết và các mục tiêu cần bảo vệ của địa
phương.
Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, huấn luyện do Ban chỉ huy quân sự thành
phố tổ chức. Hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện dân quân tự vệ năm 2008 đúng yêu cầu.
Tham gia hội thao quân sự cấp Thành phố đạt được giải nhì toàn đoàn, giải nhất
đồng đội 3 môn quân sự phối hợp nam, giải 3 đồng đội võ chiến đấu nam, 2 giải cá
nhân về 3 môn quân sự phối hợp nam và chạy việt dã 7000 mét. Tổ chức đưa 3 vận
động viên tham dự hội thao quân sự cấp tỉnh và đạt được một giải nhì 3 môn quân sự
phối hợp nam.
b) An ninh
Năm 2008, tình hình phạm pháp hình sự trên địa bàn giảm so với năm 2007.

14


Tăng cường kiểm tra, giám sát, triệt phá các tệ nạn xã hội, hoàn thành tốt các
chỉ tiêu được giao.
2.2.7 Công tác xây dựng Chính quyền, cải cách hành chính
Tiến hành chấn chỉnh lối làm việc của cán bộ, công nhân viên chức ở cơ quan,
đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Thực hiện theo mô hình “một cửa” đã giải quyết tốt nhiều tổ chức, cá nhân đến
quan hệ công tác.
Kết hợp với các ngành chức năng niêm yết công khai nhiều thông tin, niêm yết
công khai thông tin liên quan đến từng lĩnh vực tại trụ sở và phòng tiếp nhận trả kết

quả hồ sơ cho nhân dân biết ,tổ chức lập sơ đồ các phòng làm việc của trụ sở UBND
và lập kế hoạch tổ chức tiếp dân có phòng riêng của các lãnh đạo xã .
2.2.8 Nhận xét đánh giá chung
a) Ưu điểm
Trong điều kiện định hướng phát triển kinh tế lâu dài cho địa phương còn nhiều
khó khăn, ngành đánh bắt, nuôi trồng hải sản bị nhiều rủi ro trong đầu tư do nguồn
nước bị ô nhiểm nhưng các thành phần kinh tế khác trên địa bàn vẫn ổn định, các lĩnh
vực quan trọng như thương mại dịch vụ được đầu tư và phát triển mạnh mẽ, các chỉ
tiêu cơ bản về xã hội đều đạt so với kế hoạch đề ra.
Về xây dựng cơ bản, quản lý công cộng, quản lý đất đai đã có bước chuyển biến
tốt, cơ bản đã tạo được những yêu cầu chung cho nhiệm vụ, bảo đảm hoàn thành chỉ
tiêu năm 2008.
Văn hoá- xã hội, quốc phòng- an ninh và các phong trào đã được các ngành, các
cấp tập trung quan tâm, bảo đảm ổn định và phát triển có chiều sâu, đã tạo chuyển biến
tích cực trong năm qua .
Hệ thống chính trị đã được cũng cố toàn diện hoạt động có hiệu quả, có nề nếp
và kế hoạch hơn. Bảo đảm được yêu cầu nhiệm vụ chính trị đã đề ra.
b) Tồn tại
Trong điều kiện hiện nay qui hoạch chi tiết của Xã vừa mới được phê duyệt nên
chưa xây dựng được chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội bền vững để
nhân dân an tâm đầu tư phát triển và sản xuất ổn định.

15


×