Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TỪ HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE TRẺ EM QUẬN THỦ ĐỨCTPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TỪ HOẠT
ĐỘNG GIAO THÔNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE TRẺ
EM QUẬN THỦ ĐỨC-TPHCM

TRƯƠNG QUỐC ANH THƯ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI Ô
NHIỄM KHÔNG KHÍ TỪ HOẠT ĐỘNG GIAO THỒNG ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ
TRẺ EM QUẬN THỦ ĐỨC - TP.HCM” do TRƯƠNG QUỐC ANH THƯ, sinh viên
khóa 31, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo vệ thành công trước
hội đồng vào ngày _______________________.

TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG
Giáo viên hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Khóa luận hoàn thành là sự nổ lực rất lớn của bản thân tôi. Tuy nhiên, để có thể
hoàn thành khóa luận một cách thuận lợi, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của
mọi người.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy Đặng Minh Phương,
Thầy chủ nhiêm đồng thời là người trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện
luận văn. Tôi đã nhận được rất nhiều lời đóng góp quý báu của Thầy về ý tưởng, nội
dung chuyên môn và hình thức trình bày luận văn. Xin gửi đến Thầy lòng biết ơn chân
thành nhất.
Hơn hết, tôi xin được gởi lòng biết ơn sâu sắc nhất đến gia đình. Gia đình đã
luôn tạo điều kiện tốt nhất, và là nguồn động lực cho tôi hoàn thành tốt luận văn. Bên

cạnh đó, tôi cũng gởi lời cảm ơn thân thương đến những người bạn thân yêu. Những
lời động viên, chia sẻ đã giúp tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình thực hiện
đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm tạ đến tất cả những người đã ủng hộ, giúp đỡ tôi
hoàn thành khóa luận này mà tôi không có điều kiện để gởi đến từng lời cảm ơn nơi
đây. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!
Sinh viên: Trương Quốc Anh Thư


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRƯƠNG QUỐC ANH THƯ. Tháng 07 năm 2009. “Đánh Giá Tổn Hại Ô
Nhiễm Không Khí Từ Hoạt Động Giao Thông Đối Với Sức Khỏe Trẻ Em Quận
Thủ Đức-Tp.HCM”.
TRUONG QUOC ANH THU. July 2008. “Estimating The Effects Of Air
Pollution Caused By Traffic On Children’s Health In Thu Duc Ward - HCM
City”.
Khóa luận xây dựng hàm số Cobb-Douglas kết hợp với phần mềm Eviews để
thể hiện mối tương quan của các nhân tố đối với chi phí chữa bệnh cho trẻ. Phân tích
riêng tác động của ô nhiễm không khí do giao thông đối với sức khỏe của trẻ thông
qua biến đại diện là biến khoảng cách từ nơi ở đến đường giao thông. Sau đó xây dựng
đường chi phí sức khỏe thể hiên mối quan hệ giữa khoảng cách và chi phí chữa bệnh
rồi từ đó tính toán chi phí tổn hại. Đồng thời khóa luận cũng ước lượng được mức sẵn
lòng trả để tránh bệnh do ô nhiễm giao thông gây ra.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng mức tổn hại sức khỏe do ô nhiễm giao thông
gây ra đối với trẻ em quận Thủ Đức trong năm 2008 là 5.750.748,96 ngàn đồng cụ thể
là 77,495 ngàn đồng đối với một trẻ trong một năm và mức sẵn lòng trả của phụ huynh
để tránh bệnh do ô nhiễm giao thông cho trẻ em là 69,1582 ngàn đồng cho một trẻ
trong một năm. Ngoài ra khóa luận đã đề xuất một số giải pháp để cải thiện tình trạng
ô nhiễm không khí ở Tp.HCM nói chung và quận Thủ Đức nói riêng.



MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ

iii

NỘI DUNG TÓM TẮT

iv

MỤC LỤC

v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1


1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1.Mục tiêu chung

2

1.2.2.Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1 Nội dung nghiên cứu

3

1.3.2 Địa bàn nghiên cứu

3

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu


3

1.3.4 Thời gian nghiên cứu

3

1.4.Cấu trúc của khóa luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1 Tổng quan tài liệu

5

2.2 Tổng quan quận Thủ Đức

6

2.2.1.Lịch sử hình thành

6

2.2.2. Vị trí địa lý

6


2.2.3.Điều kiện tự nhiên

7

2.2.4. Kinh tế

10

2.2.5.

12

Xã hội

2.3 Tổng Quan Tình Hình Giao Thông và Ô Nhiễm Giao Thông Tại Tp.HCM

14

2.4 Tổng Quan về Tình Hình Giao Thông Trên Quận Thủ Đức

16

2.5. Tổng Quan Về Tình Hình Bệnh Hô Hấp Do Ô Nhiễm Không Khí Gây Ra Cho Con
Người Nói Chung Và Trẻ Em Tp.HCM Nói Riêng
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
v

18
21



3.1 Cơ sở lý luận

21

3.1.1. Các khái niệm về không khí và ô nhiễm không khí

21

3.1.3. Tác hại của bụi đối với sức khỏe con người

29

3.1.4 Tiêu chuẩn vể chất lượng không khí

30

3.2 Phương pháp nghiên cứu

31

3.2.1 Phương pháp mô tả

31

3.2.2 Phương pháp sử dụng thị trường để đánh giá tổn hại do ô nhiễm

31

3.2.3 Phương pháp phân tích hồi quy


32

3.2.4 Phương pháp thu thập số liệu

37

3.2.5 Phương pháp xử lý số liệu

37

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hiện trạng không khí tại Tp.HCM

38
38

4.1.1 Mạng lưới quan trắc chất lượng không khí tại Tp.HCM

38

4.1.2. Kết quả quan trắc về chất lượng không khí

40

4.2 Hiện trạng không khí tại quận Thủ Đức

41

4.3 Kết quả khảo sát về lưu lượng xe cộ ở 1 số con đường của quận Thủ Đức


44

4.4. Hiện trạng bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí của trẻ em ở quận Thủ Đức.

46

4.5. Thông tin về người được phỏng vấn, về môi trường sống và bệnh của trẻ.

48

4.5.1 Thông tin về người được phỏng vấn:

48

4.5.2 Thông tin về môi trường sống

50

4.5.3 Thông tin về bệnh của trẻ

52

4.6.Tính toán mức tổn hại

53

4.6.1. Các thông số của mô hình ước lượng

53


4.6.2. Kiểm định mô hình

54

4.6.3. Phương trình đường chi phí chữa bệnh theo biến khoảng cách đến đường
giao thông.

56

4.6.4 Mức tổn hại do ô nhiễm từ giao thông

56

4.7. Mức sẵn lòng trả

58

4.7.1.Nhận thức của phụ huynh về ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông 58
4.7.2 Kết quả ước lượng các thông số của mô hình

59

4.7.3 Kiểm định mô hình

59
vi


4.7.4. Tính toán mức sẵn lòng trả


61

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

62

5.1 Kết luận

62

5. 2 Kiến nghị

63

5.2.1 Giải pháp quản lý nhà nước

63

5.2.2 Giải pháp kỹ thuật

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

67

PHỤ LỤC

vii



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CN – TTCN

Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

PTTH

Phổ thông trung học

QD

Quốc doanh

SP

Sản phẩm

SX

Sản xuất

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TDTT

Thể dục thể thao

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TSL

Tổng sản lượng

VN

Việt Nam

WTP

Mức sẵn lòng trả

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Phân Bố Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Quận Thủ Đức Năm 2007, 2008


9

Bảng 2.2. Quy hoạch sử dụng đất Quận Thủ Đức đến năm 2020

10

Bảng 2.3. Biểu Giá Trị Sản Xuất Công Nghiệp - Tiểu Thủ Công Nghiệp

11

Bảng 2.4. Diện Tích, Mật Độ Dân Số và Đơn Vị Hành Chính Quận Thủ Đức

12

Bảng 2.5 Các Bệnh Có Tỷ Lệ Người Mắc Cao Nhất Trong Phạm Vi Toàn Quốc

19

Bảng 3.1. Tiêu Chuẩn Chất Lượng Không Khí Xung Quanh "TCVN 5937:2005"

30

Bảng 4.1: Các trạm quan trắc trên địa bàn Tp.HCM

39

Bảng 4.2: Nồng Độ Các Chất Trong Không Khí Tại Các Trạm Quan Trắc Năm 2008

40


Bảng 4.3: Nồng Độ Trung Bình Các Chất Trong Không Khí Tại Tp.HCM Năm 20072008

40

Bảng 4.4: Lưu Lượng Xe Cộ Tại Một Số Con Đường Trên Quận Thủ Đức

45

Bảng 4.5: Tình Hình Bệnh Liên Quan Đến Ô Nhiễm Không Khí Của Trẻ Em Quận Thủ
Đức Năm 2008

47

Bảng 4.6 : Kết Quả Điều Tra Về Thu Nhập Của Các Hộ Được Phỏng Vấn

49

Bảng 4.7: Số Liệu Điều Tra Về Số Con Trong Gia Đình

50

Bảng 4.8: Số Liệu Tổng Hợp về Yếu Tố Khoảng Cách Đến Đường Giao Thông

51

Bảng 4.9: Các Triệu Chứng Bệnh Do Ô Nhiễm Không Khí Thường Gặp Ở Trẻ

53


Bảng 4.10. Kết Quả Hồi Qui Dạng Ln giữa Chi Phí Bệnh và Các Nhân Tố Ảnh Hưởng 54
Bảng 4.11 Kết quả hồi quy giữa mức sẵn lòng trả và các nhân tố ảnh hưởng.

59

Bảng 4.12. Kiểm Tra Lại Dấu Các Thông Số Ước Lượng Mô Hình WTP

60

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản Đồ Vị Trí Địa Lý Quận Thủ Đức

7

Hình 2.2. Kẹt Xe Nghiêm Trọng tại Tp.HCM.

16

Hình 2.3: Kẹt Xe ở Suối Tiên

18

Hình 3.1 Sơ đồ hệ thống ô nhiễm không khí

23

Hình 3.2. Tỷ Lệ Phát Thải Chất Ô Nhiễm Do Các Nguồn Thải Chính Tại Tp.HCM

27

Năm 2004
Hình 3.3. Tỷ Lệ Phát Thải Chất Gây Ô Nhiễm Do Các Phương Tiện Cơ Giới Đường
Bộ Tp. Hà Nội

28

Hình 4.1 Bản Đồ Vị Trí Các Trạm Quan Trắc trên Địa Bàn Tp.HCM

39

Hình 4.2 : Nồng Độ CO Trung Bình Mùa Nắng và Mùa Mưa 2008

42

Hình 4.3 : Nồng Độ Bụi Trung Bình Mùa Nắng và Mùa Mưa 2008

42

Hình 4.4 : Nồng Độ SO2 Trung Bình Mùa Nắng và Mùa Mưa 2008

43

Hình 4.5 : Nồng Độ NO2 Trung Bình Mùa Nắng và Mùa Mưa 2008

43

Hình 4.6: Biểu Đồ Thể Hiện Nghề Nghiệp Của Người Được Phỏng Vấn


48

Hình 4.7: Biểu Đồ Thể Hiện Trình Độ Của Người Được Phỏng Vấn

49

Hình 4.8 Biểu Đồ Thể Hiện Đặc Điểm Môi Trường Sống

50

Hình 4.9: Biểu Đồ Thể Hiện Đặc Điểm Môi Trường Sống Nơi Trường Học Của Trẻ 52
Hình 4.10: Biểu Đồ Thể Hiện Tình Trạng Sức Khỏe Của Trẻ Em

52

Hình 4.11 Đồ Thị Thể Hiện Mối Quan Hệ Giữa Chi Phí Bệnh Tật Và Khoảng Cách
Đến Đường Giao Thông

56

Hình: 4.12. Nhận Thức của Phụ Huynh về Ô Nhiễm Không Khí Từ Giao Thông

59

x


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Kết xuất mô hình chi phí bệnh tật

Phụ lục 1.1. Kết xuất một số thông số thống kê của các biến trong mô hình
Phụ lục 1.2 Kết xuất một số thông số thống kê của các biến trong mô hình dưới
dạng LN
Phụ lục1. 3 Kết xuất kiểm định hiện tượng tự tương quan của mô hình
Phụ lục1. 4: Kết xuất kiểm định hiện tượng phương sai không đồng đều
Phụ lục 1.5: Kết xuất kiểm định hiện tượng đa công tuyến
Phụ lục 2: Kết xuất mô hình mức sẵn lòng trả
Phụ lục 2.1 Kết xuất kiểm định hiện tượng tự tương quan
Phụ lục 2.2 Kết xuất kiểm định hiện tượng phương sai không đồng đều
Phụ lục 2.3 Kết xuất kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Phụ lục 2.4 Kết xuất một số thông số thống kê của các biến trong mô hình.

Phụ lục 3: Kiểm định các giả thiết của mình.
Phụ lục 4: Bảng câu hỏi

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Không khí đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự sống của mọi sinh vật trên
trái đất, là lớp áo giáp bảo vệ mọi sinh vật trên trái đất khỏi bị các tia bức xạ nguy
hiểm và các thiên thạch từ vũ trụ. Không khí với các thành phần như khí O2, CO2,
NO2, v.v… cần cho hô hấp của động vật cũng như quá trình quang hợp của thực vật,
nó còn là nguồn gốc của sự sống.
Hiện nay, ô nhiễm khí quyển đang là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới
chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến
đổi xấu và có tác động đến con người và các sinh vật. Hàng năm có khoảng 700 triệu

tấn bụi được thải ra trên toàn thế giới. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu, các nhà khí
hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất có thể
sẽ tăng thêm 1,5 – 4,5°C.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức y tế thế giới WHO năm 2006 số người chết
do nhiễm bụi trong không khí trên toàn thế giới là khoảng 777.000 người. Trong đó,
châu Á là 531.000 người, chiếm 68%.
Theo kết quả quan trắc liên tục của Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM cho
thấy suốt mấy năm qua ở TP.HCM ô nhiễm bụi là nghiêm trọng nhất. Cơ quan này
cũng cho biết thêm số liệu năm 2007 đo đạc về tổng cộng lượng bụi ở các trạm quan
trắc chất lượng không khí thì có ít nhất 81% giá trị đo đạc vượt tiêu chuẩn cho phép,
mức vượt thấp nhất khoảng 1,5 lần và cao nhất gần 3 lần, đến năm 2008 thì hầu như
nồng độ bụi đo được tại các trạm quan trắc đều vượt tiêu chuẩn cho phép.
Trong năm 2008 lượng phương tiện lưu thông không ngừng tăng (hiện có
khoảng 5 triệu xe máy đang lưu thông ở TPHCM), số điểm đào đường và kẹt xe, công
trình xây dựng cũng tăng lên nên lượng phát thải ô nhiễm cũng phải tăng tương ứng.


Hiện nay, số lượng người bị bệnh do nhiễm bụi từ hoạt động giao thông không
ngừng tăng nhất là đối với trẻ em, nó được xem là kẻ giết người thầm lặng. Thủ Đức là
quận nằm ở cửa ngõ ra vào phía Đông Bắc của Tp.HCM. Xe cộ từ miền ngoài muốn
vào trung tâm thành phố, các cảng lớn hay sang các quận, tỉnh lân cận đều phải đi qua
quận Thủ Đức, vì vậy số lượng xe các loại lưu thông hàng ngày trên quận rất đông
đúc, bởi thế mức độ ô nhiễm bụi khá cao. Việc quan tâm đến sức khỏe con người đang
là vấn đề được đưa lên hàng đầu trong các hội thảo trong nước cũng như quốc tế, đặc
biệt là sức khỏe trẻ em. Bởi thế tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Đánh Giá Tổn Hại
Do Ô Nhiễm Không Khí Từ Hoạt Động Giao Thông Đối Với Sức Khỏe Trẻ Em Tại
Quận Thủ Đức TPHCM”, để thấy rõ hơn mức độ tác động thực sự do ô nhiễm từ hoạt
động giao thông, từ đó Thành Phố Hồ Chí Minh nói chung cũng như quận Thủ Đức
nói riêng có những chính sách phù hợp hơn để bảo vệ sức khỏe con người nhất là trẻ
em, mầm sống tương lai của Tổ quốc.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Trong phần này tôi sẽ trình bày hai mục tiêu, đó là mục tiêu tổng quát và mục
tiêu cụ thể. Điều này nhằm giúp tôi bám sát nội dung trong suốt quá trình nghiên cứu
và đạt được kết quả dễ dàng hơn. Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của đề tài có thể
được viết ngắn gọn như sau.
1.2.1.Mục tiêu chung
Đánh giá tổn hại do ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông ảnh hưởng đến
sức khỏe trẻ em dưới 14 tuổi ở quận Thủ Đức Tp.HCM và xác định mức sẵn lòng trả
của người lớn để tránh bệnh do ô nhiễm giao thông gây ra cho con họ.
1.2.2.Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu hiện trạng ô nhiễm không khí ở Tp.HCM nói chung và ô nhiễm
không khí từ hoạt động giao thông trên quận Thủ Đức nói riêng, tình hình bệnh hô hấp
trẻ em trên toàn quận trong năm vừa qua.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe, chi phí chữa bệnh của trẻ em.
- Phân tích mối tương quan giữa chi phí chữa bệnh cho trẻ và khoảng cách từ
nơi ở của trẻ đến đường giao thông.
- Lượng hóa thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông ảnh
hưởng đến sức khỏe trẻ em.
2


- Xác định mức sẵn lòng trả của người lớn để tránh bệnh cho trẻ em.
- Đề xuất phương hướng khắc phục.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi của đề tài gồm có phạm vi nội dung, không gian và thời gian nghiên
cứu. Tất cả đều được dựa trên mục tiêu mà đề tài đã xác định. Phạm vi của đề tài lần
lượt sẽ được trình bày cụ thể như sau:
1.3.1 Nội dung nghiên cứu
Ô nhiễm không khí từ nhiều nguồn phát sinh khác nhau như hoạt động giao
thông vận tải, các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sinh hoạt hằng ngày, v.v…

và gây ra rất nhiều thiệt hại như ảnh hưởng đến sức khỏe con người, hoạt động buôn
bán kinh doanh, khí hậu toàn cầu, v.v… Nghiên cứu này chỉ tập trung thực hiện đánh
giá tổn hại do ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ
em dưới 14 tuổi.
1.3.2 Địa bàn nghiên cứu
Ô nhiễm không khí là vấn đề có tính chất toàn cầu, còn đối với các thành phố
lớn như Tp.HCM thì ô nhiễm không khí là vấn đề vô cùng nan giải. Tuy nhiên trong
giới hạn cho phép thì nghiên cứu này chỉ thực hiện trong phạm vi quận Thủ Đức, một
quận cửa ngõ phía Đông thành phố.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những gia đình có trẻ em dưới 14 tuổi.
1.3.4 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ ngày 10/03/2009 đến ngày 10/06/2009.
1.4.Cấu trúc của khóa luận
Chương 1: Mở Đầu
Chương này trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu cũng như tóm tắt bố cục của khóa luận
Chương 2: Tổng quan
Chương này trình bày các nội dung sau: Tổng quan tài liệu, tổng quan về điạ
bàn quận Thủ Đức, tổng quan về giao thông và ô nhiễm giao thông ở Tp.HCM nói
chung và quận Thủ Đức nói riêng, tổng quan về bệnh do ô nhiễm không khí nói chung
và bệnh do ô nhiễm không khí gây ra đối với trẻ em nói riêng.
3


Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương này bao gồm cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sơ lý luận bao gồm các định nghĩa, khái niệm, công thức cả khái quát lẫn cụ
thể có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; còn về phương pháp nghiên cứu thì tôi trình
bày những phương pháp chủ yếu mà đề tài ứng dụng để tìm ra kết quả như phương

pháp sử dụng thị trường để đánh giá tổn hại do ô nhiễm, phương pháp phân tích hồi
qui tuyến tính, bên cạnh cũng có nêu lên cách thức và cơ sở lựa chọn hàm, lựa chọn
biến số trong phương trình ước lượng.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đây là phần chính của cả đề tài. Trong chương này tôi trình bày chi tiết về kết
quả đạt được của nghiên cứu, các kết xuất của mô hình kinh tế lượng, giải thích ý
nghĩa của mô hình đồng thời kiểm định giả thuyết cho mô hình và cuối cùng là tính
toán mức tổn hại và mức sẵn lòng trả.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Nội dung này sẽ được trình bày hai phần chính là kết luận và kiến nghị. Phần
kết luận sẽ nêu lại kết quả nghiên cứu một cách ngắn gọn, ý nghĩa, những mặt được
cũng như những điểm hạn chế của khoá luận. Riêng phần kiến nghị tôi trình bày một
số phương hướng nhằm khắc phục ô nhiễm không khí từ giao thông nói riêng hay ô
nhiễm không khí của toàn TP HCM nói chung. Đó là tất cả những gì tôi muốn trình
bày về khóa luận nghiên cứu của mình.

s

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

Tổng quan là phần khá quan trọng của một khóa luận. Phần này sẽ mô tả về vấn
đề nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu. Như phần phạm vi về không gian đã trình bày ở
chương một thì địa bàn nghiên cứu chính của đề tài là quận Thủ Đức. Vì quận Thủ
Đức cũng là một trong những quận nằm lân cận trung tâm Sài Gòn và nói chung là
nằm trong một hệ thống thành phố. Do đó tôi sẽ trình bày tổng quan về một số vấn đề
của quận Thủ Đức và cả Tp.HCM. Điều này nhằm giúp chúng ta xác định được mức

độ ô nhiễm cũng như tình hình bệnh tật và mối liên hệ của quận Thủ Đức như thế nào
so với toàn thành phố. Từ đó ta có thể đề nghị phương hướng khắc phục hợp lý. Trong
phần này tôi sẽ trình bày tổng quan tài liệu nghiên cứu, các đặc điểm cụ thể ở địa bàn
nghiên cứu, tổng quan về tình hình giao thông và ô nhiễm giao thông, tình hình bệnh
hô hấp của trẻ em tại Tp.HCM.
2.1 Tổng quan tài liệu
Để thực hiện một khóa luận hoàn chỉnh thì việc tham khảo những nghiên cứu
có liên quan đã được thực hiện là rất cần thiết. Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi
đã tham khảo nhiều tài liệu cũng như các đề tài của anh chị khóa trước. Có nhiều đề tài
về ô nhiễm không khí đã được thực hiện và trong đó có khóa luận : “Đánh Giá Tổn
Hại Ô Nhiễm Không Khí Đối Với Sức Khỏe Trẻ Em Tp.Hồ Chí Minh”. Khóa luận
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em thông qua biến số lần bệnh, tìm
hiểu các yếu tố ảnh hưởng và mức sẵn lòng trả của phụ huynh trong việc tránh bệnh
cho con em họ, xây dựng hàm số tuyến tính kết hợp với phần mềm Eviews phân tích
những mối tương quan trên. Khóa luận dùng 100 mẫu điều tra tại 4 khu vực để đại
diện cho toàn thành phố và sử dụng cách tính trung bình cộng thông thường để tính
toán chi phí chữa bệnh 1 năm cho một trẻ của thành phố và kết quả đã tính được mức
tổn hại sức khỏe do ô nhiễm không khí gây ra là 97350 đồng/ trẻ.
5


Đề tài trên là tài liệu tham khảo rất hữu ích cho tôi thực hiện khóa luận của
mình. Trong khóa luận của mình tôi đã xây dựng hàm số Cobb-Douglas kết hợp với
phần mềm Eviews để thể hiện mối tương quan của các nhân tố đối với chi phí chữa
bệnh cho trẻ. Phân tích riêng tác động của ô nhiễm không khí do giao thông đối với
sức khỏe của trẻ thông qua biến đại diện là biến khoảng cách từ nơi ở đến đường giao
thông. Đồng thời xây dựng hàm chi phí sức khỏe thể hiện mối quan hệ giữa khoảng
cách và chi phí chữa bệnh rồi từ đó tính toán chi phí tổn hại. Để kết quả có độ chính
xác cao và trong phạm vi có giới hạn nên tôi đã thực hiện khảo sát 120 mẫu trên phạm
vi quận Thủ Đức.

Ngoài ra những thông tin trên báo, đài, internet, những bài giảng của thầy cô là
những tài liệu hữu ích và cần thiết cho tôi trong quá trình thực hiện. Và để tiến hành
công việc nghiên cứu được thuận lợi, điều kiện bắt buộc người thực hiện phải có là
nắm rõ được tình hình chung và một số đặc điểm cơ bản tại địa bàn nghiên cứu. Tôi sẽ
trình bày vấn đề này trong phần tiếp theo.
2.2 Tổng quan quận Thủ Đức
2.2.1.Lịch sử hình thành
Quận Thủ Đức được tách từ huyện Thủ Đức cũ và được lập mới theo nghị định
số 03/ND–CP ngày 06/01/1997 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày
01/04/1997. Theo quy hoạch chung đã được phê duyệt và điều chỉnh, quận Thủ Đức là
một đô thị vệ tinh của Thành phố. Quận có vị trí rất quan trọng đối với Thành phố, là
cửa ngõ Đông Bắc đi các tỉnh Đông Nam Bộ, miền Trung và miền Bắc, có các tuyến
giao thông quan trọng về đường bộ và đường sắt.
2.2.2. Vị trí địa lý
Quận Thủ Đức có vị trí từ 100 41’66” - 100 46’97” vĩ Bắc và 1060 49’20” –
1060 53’81’’ Kinh Đông, là một trong năm quận mới của Thành phố Hồ Chí Minh,
nằm ở cửa ngõ phía Bắc – Đông Bắc của Thành phố. Quận Thủ Đức có diện tích 47,67
km2.
Quận Thủ Đức nằm trên trục lộ giao thông quan trọng nối liền Thành phố với
khu vực Đông Nam Bộ, miền Trung và miền Bắc, được bao bọc bởi sông Sài Gòn và
Xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa (Quốc lộ 52).
Ranh giới địa lý của quận giáp với:
6


- Phía Đông: giáp Quận 9.
- Phía Tây: giáp Quận 12.
- Phía Nam: giáp sông Sài Gòn, quận 2, quận Bình Thạnh.
- Phía Bắc: giáp huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương
Hình 2.1. Bản Đồ Vị Trí Địa Lý Quận Thủ Đức


Nguồn: UBND quận Thủ Đức
2.2.3.Điều kiện tự nhiên
a) Khí hậu
Với những đặc điểm tổng quát về vị trí địa lý cho thấy khí hậu của quận Thủ
Đức là một bộ phận của khí hậu Thành phố Hồ Chí Minh - nằm trong khu vực nhiệt
đới gió mùa, có hai mùa (mưa, khô) với đặc điểm:
- Mùa mưa: tương ứng với mùa gió Tây Nam, từ tháng 5 tới tháng 10.
- Mùa khô: tương ứng với mùa gió Đông Bắc, từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau.
Chế độ nhiệt: Thừa hưởng một số chế độ bức xạ phong phú và ổn định, nhiệt độ
của Thành phố tương đối cao và ít biến đổi qua các tháng trong năm (không có mùa
đông lạnh). Nhiệt độ trung bình/ngày trong các tháng lạnh nhất trong năm cũng luôn
trên 200C. Tháng nóng nhất là tháng 4 và nhiệt độ trung bình với suất bảo đảm 50%,
đạt đến 290C. Tháng lạnh nhất là tháng 12, nhiệt độ trung bình cũng đạt đến 25,50C
7


(p= 50%). Biên độ nhiệt độ trung bình/năm chỉ khoảng 3,50C. Đặc điểm về nhiệt độ
không khí ở thành phố khá ổn định như vậy, phù hợp với quy luật biến thiên trong năm
của nhiệt độ vùng nhiệt đới.
Độ ẩm không khí: Sự phân mùa theo cán cân ẩm cũng được thể hiện theo giá trị
biến thiên năm của độ ẩm không khí, các tháng mùa khô từ 70% – 75%. Độ ẩm tương
đối thấp nhất vào tháng mùa mưa. Độ ẩm tương đối nghịch biến với nhiệt độ cho nên
trong ngày khi nhiệt độ đạt đến cực tiểu cũng là lúc độ ẩm tương đối đạt lớn nhất và
ngược lại.
Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi rõ rệt theo mùa.
- Từ tháng 10 đến tháng 01 năm sau, chủ yếu là gió Bắc, từ tháng 02 đến tháng
4 gió Đông và lệch Đông Nam.
- Từ tháng 5 đến tháng 10 gió Tây Nam và Tây, thịnh hành nhất từ tháng 6 đến
tháng 9. Tháng 10 tuy còn gió Tây Nam nhưng đã suy yếu dần.

Tốc độ gió trung bình lớn nhất xảy ra trong các tháng 6 đến tháng 9 từ 3,7 m/s –
4,5 m/s. Từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tốc độ gió trung bình nhỏ nhất chỉ vào
khoảng 2,3 m/s – 2,4 m/s.
Đặc điểm mưa: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được phân làm hai
mùa (mùa khô và mùa mưa) tương ứng là hướng gió Đông Bắc vào mùa khô và hướng
gió Tây Nam vào mùa mưa. Do tính chất của gió mùa nhiệt đới nên mưa rào đến
nhanh và kết thúc nhanh, một ngày thường có 1 – 2 trận mưa (mà thường là một trận
mưa).
- Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa hầu như không đáng
kể, chiếm từ 3,2% – 6,7% lượng mưa cả năm, có tháng hầu như không mưa.
- Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 11, có lượng mưa chiếm từ 93,3% – 96,8%
lượng mưa cả năm, có tổng lượng mưa trung bình từ 1300 mm– 1950 mm tùy theo
vùng.
- Thời gian mưa trong ngày: thời gian mưa thường tập trung vào buổi chiều từ
12 giờ - 21 giờ chiếm từ 70% – 85%, trong đó mưa có cường độ cao chủ yếu từ 13 giờ
30 – 19 giờ 30 chiếm từ 55% – 60%.

8


b) Địa hình
Địa hình có những gò đồi phía Bắc kéo dài từ Thuận An (Bình Dương về hướng
Nam (gò đồi theo hướng Tây Bắc – Đông Nam), có cao trình đỉnh khoảng +30 đến
+34m, những đồi này không lớn, độ rộng từ 0,2 đến 1,5 km và hạ thấp nhanh chóng
đến cao trình +1,4m với nối tiếp là vùng thấp trũng khá bằng phẳng (từ 0 đến 1,4m) ra
đến ven sông lớn, có các độ dốc cục bộ hướng về rạch suối Nhung, rạch Xuân Trường
và vùng thấp trũng ở phía Nam. Vùng địa hình thấp ,trũng, khá bằng phẳng kéo dài
đến bờ sông Đồng Nai và sông Sài Gòn bao quanh.
Ở vùng địa hình trũng (có nơi cao trình < 0,00m), chịu tác động thường xuyên
của thủy triều nên vùng địa hình này khá bằng phẳng và hình thành nên mạng lưới

sông rạch khá dày.
c) Hiện trạng sử dụng đất
Bảng 2.1. Phân Bố Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Quận Thủ Đức Năm 2007, 2008
Đất nông

Đất ở đô thị

Đất chuyên

Đất chưa sử

Tổng

nghiệp(ha)

(ha)

dùng (ha)

dụng (ha)

cộng

2007

1.309,03

1.471,56

1.507,00


0,66

4.288,25

2008

1.231,05

1.560,84

1.520,81

0,66

4.313,36

Năm

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận Thủ Đức
Tính đến thời điểm tháng 10/2008, Quận Thủ Đức có diện tích đất tự nhiên là
4.313,36 ha. Trong đó, đất nông nghiệp 1.231,05 ha chiếm 28,5%, đất ở đô thị
1.560,84 ha chiếm 36,2%, đất chuyên dùng 1.520,81 ha chiếm 35,2%, đất chưa sử
dụng và sông suối, núi đá 0,66 ha chiếm 0,1%.
Phân bố quy hoạch sử dụng đất của Quận Thủ Đức đến năm 2020 được phê
duyệt theo Quyết định số 3815/QĐ – UB – QLĐT ngày 14/9/1999 của UBND Thành
phố nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất hiện có được thể hiện trong Bảng 2.2

9



Bảng 2.2. Quy hoạch sử dụng đất Quận Thủ Đức đến năm 2020
Diện tích

Mục đích sử dụng

(ha)

Đất khu ở (hiện hữu và cải tạo mới)
Đất công trình công cộng (cấp Quận và thành phố)
Đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường hoc,..
Đất cây xanh, công viên thể dục thể thao
Đất giao thông (đường xá, bãi đậu xe)
Đất CN – TTCN, kho tàng, cảng, bến bãi
Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật
Đất an ninh quốc phòng
Đất ao hồ, sông, rạch (quy hoạch giữ lại và tạo
thêm)
Đất khác
Tổng cộng

Tỷ lệ(%)

1.426

30,2

240

5,1


315

6,7

490

10,4

1.040

22,0

750

15,9

65

1,4

165

3,5

200

4,2

35


0,7

4.776

100

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận Thủ Đức
2.2.4. Kinh tế
a) Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (CN – TTCN)
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 đạt 2.689.250 triệu đồng đạt 102,88% so
với cùng kỳ 2007, đạt 94,36% so kế hoạch 2008 ( Kế hoạch: 2.850 tỷ). Trong đó, giá
trị sản xuất ngoài quốc doanh là 2.689.250 triệu dồng (công ty, doanh nghiệp tư nhân :
2.517.309 triệu đồng : tiểu thủ công nghiệp : 171.941 triệu dồng). Tính đến cuối 2008
toàn Quận có 1.770 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

10


Bảng 2.3. Biểu Giá Trị Sản Xuất Công Nghiệp - Tiểu Thủ Công Nghiệp
Chỉ tiêu

Chính

Chính

Ước tính

Lũy kế


thức

thức

T11/2008

từ đầu

So sánh %
12/2008

năm

12T-2007 T11/2008

Cùng
kỳ

2008
Giá trị TSL

2.146.247

214.180

221.22

2.208.13

103,29


102,88

2.026.013

200.382

206.78

2.064.88

103,20

101,92

120.234

13.798

14.441

143.257

104,66

119,15

phẩm 1.103.277

55.265


55.511

789.529

100,45

71,56

Ngoài QD
−C.Ty, DNTN
−Hộ TTCN
−Thực

và nước uống.
−Dệt

40.241

5.343

5.550

53.535

103,87

133,04

−May mặc


65.251

8.247

8.400

75.652

101,86

115,94

102.569

18.659

19.200

147.404

102,90

143,71

1.666

432

455


3.102

105,32

186,19

132.050

17.725

17.889

153.772

100,93

116,45

−SX–SPcao su

62.767

4.714

4.900

69.820

103,95


111,24

−SX–SPtừ HC

35.181

6.432

7.245

58.932

112,80

167,51

−SXtừkim loại

241.285

30.374

31.215

300.951

102,77

124,73


−SX– SP từ gỗ

67.048

8.459

8.730

86.868

103,20

129,56

−Túixách,Vali
−Chế biến gỗ
−SX giấy

Nguồn : Niên giám thống kê Quận Thủ Đức
Đối với khu vực kinh tế quốc doanh:Tổng giá trị sản lượng nghành CN – TTCN
năm 2008 ước thực hiện là 2.689.250.000 (đơn vị tính 1.000 đ); tăng 2,88% so với
cùng kỳ 2007; đạt 94,36% so kế hoạch 2008 (kế hoạch 2008: 2.580 tỷ)
Nhìn chung, hoạt động của các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh tương đối ổn
định và có chiều hướng phát triển; một số nghành có giá trị sản lượng tăng so với cùng
kỳ năm 2007 như: ngành dệt tăng: 33,04%, ngành may tăng: 15,96%, túi xách, vali da
tăng: 43,71%, ngành chế biến gỗ tăng: 86,19%, ngành SX giấy tăng: 16,45%, ngành
SX – SP từ cao su tăng: 11,24%, ngành SX hóa chất và SX từ hóa chất tăng: 67,51%,
ngành SX – SP từ kim loại tăng: 24,73%, ngành SX – SP từ gỗ tăng: 29,56%. Song
cũng có ngành giảm so với cùng kỳ năm 2007 như ngành SX thực phẩm & thức uống

giảm: 28,44%
11


b)Ngành thương mại – Dịch vụ
Thương nghiệp quốc doanh: (C.Ty Dịch vụ - Du lịch)
+ Tháng 12/2008: Doanh nghiệp ước thực hiện là 1.404 tỷ đồng VN, đạt
75,16% so với tháng 10/2008.( Chính thức doanh thu tháng 11/2008 là 1.868 tỷ đồng)
+ Trong năm 2008: Doanh thu ước thực hiện là 24.162 tỷ đồng VN, đạt
131,04% so với cùng kỳ năm 2007.
Thương nghiệp ngoài quốc doanh:
+ Tháng 12/2008: Doanh thu ước thực hiện là 517.500 tỷ đồng, đạt 108,67% so
với tháng 11/2008.
+ Trong năm 2008: Doanh thu ước thực hiện là 6.961.376 tỷ đồng, tăng
151,33% so với kế hoạch năm 2008.
2.2.5. Xã hội
a) Dân số
Quận Thủ Đức có diện tích 47,76 km2 với dân số 368,127 người (năm 2008) ,là
một Quận vành đai của thành phố Hồ Chí Minh. Có 12 đơn vị hành chính trực thuộc.
Bảng 2.4. Diện Tích, Mật Độ Dân Số và Đơn Vị Hành Chính Quận Thủ Đức
Tên đơn vị

Người/km2

Diện
tích(km2

2007

2008


Toàn quận

47,7

7.562

7.718

Phường Linh Đông

2,94

8.905

8.995

Phường Hiệp Bình Chánh

6,47

7.138

7.426

Phường Hiệp Bình Phước

7,65

4.129


4.213

Phường Tam Phú

3,12

5.981

6.035

Phường Linh Xuân

3,87

11.868

12.069

Phường Linh Chiểu

1,41

16.276

16.581

Phường Trường Thọ

5,02


5.354

5.457

Phường Bình Chiểu

5,42

9.521

9.635

Phường Linh Tây

1,37

13.963

14.169

Phường Bình Thọ

1,2

12.547

12.668

Phường Tam Bình


2,19

8.941

9.171

Phường Linh Trung

7,04

5.255

5.423

Nguồn: Niên giám thống kê quận Thủ Đức
12


b) Giáo dục
Hoạt động giáo dục và đào tạo của quận Thủ Đức tiếp tục nâng cao chất lượng
dạy và học, kết quả như sau:
- Năm học 2004 -2005 với 40.291 học sinh, tăng 15,17% so với cùng kỳ năm
trước. Trong đó khối Mầm non tăng 20,3%, bậc PTTH tăng 5,55% so với cùng kỳ năm
trước.
- Kết quả phổ cập giáo dục bậc PTTH ở 12 phường có 3 phường đạt tỷ lệ huy
động và hiệu quả đào tạo là: Bình Thọ, Linh Chiểu, Linh Tây.
- Ngoài ra, Quận tập trung đầu tư trang thiết bị cho trường Kỹ thuật công
nghiệp, trong năm đã đào tạo dạy nghề cho 2.314 học viên tham gia hệ ngắn hạn và 87
học viên tham gia hệ dài hạn.

- Năm 2005 có thêm 2 trường đạt tiêu chuẩn quốc gia, nâng số trường đạt tiêu
chuẩn lên 04 trường. Tập trung triển khai chương trình phổ cập bậc Trung học ở 12
phường, trong đó có 5 phường cơ bản hoàn thành (phường Bình Thọ, Linh Chiểu,
Linh Tây, Tam Phú, Bình Chiểu).
- Thực hiện xã hội hóa giáo dục, trong 5 năm qua, hệ thống mầm non tư thục,
dân lập phát triển khá mạnh, góp phần giảm tải cho các trường công lập trên địa bàn.
Năm 2004 – 2005 huy động được sự đóng góp của phụ huynh rất lớn (trên 31 tỷ đồng).
c) Y tế
Quận Thủ Đức từng bước hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, mỗi trạm đều có 1-2
bác sĩ, các nữ hộ sinh hoặc y sĩ nhi theo quy định. Bên cạnh đó, Quận đã tập trung thực
hiện các chương trình quốc gia về tiêm mở rộng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, kế
hoạch hóa gia đình, quản lý các bệnh xã hội, công tác phòng chống dịch bệnh, phòng
chống HIV/AIDS, tăng cường vận động hiến máu nhân đạo
Tổng số cơ sở y tế trên địa bàn Quận Thủ Đức là 15 cơ sở, trong đó có 1 bệnh
viện Đa Khoa, một trung tâm y tế Quận, 12 trạm y tế phường và 1 đội y tế dự phòng.
Ngoài ra còn có các chi hội chữ thập đỏ cấp Quận đến phường với tổng số hội viên là
5.717 người và 33 điểm sơ cấp cứu bố trí khắp địa bàn Quận. Về hoạt động của các cơ
sở y tế tư nhân : có 5 phòng khám đa khoa tư nhân, 120 phòng mạch tư, 28 cơ sở khám
chữa bệnh Đông y và trên 200 nhà thuốc.

13


d) Văn hóa, thể thao
- Về hoạt động văn hóa: Có bước chuyển biến tích cực trong thực hiện nhiệm
vụ chính trị của Quận, phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư” được tập trung thực hiện. Năm 2005 có 44 khu phố được Thành phố công
nhận khu phố văn hóa, 29 khu dân cư xuất sắc và 3 ký túc xá sinh viên văn hóa. Trong
năm 2004, Quận đã tổ chức thành công các đợt hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ
thu hút đông đảo lực lượng quần chúng tham gia, phục vụ miễn phí 65 suất văn nghệ

chuyên nghiệp tại Trung tâm Văn hóa Quận và tại các phường thu hút khoảng 44.000
lượt người tham gia.
- Về hoạt động thể thao: Tình hình hoạt động TDTT của Quận tiếp tục phát
huy. Năm 2004, Quận tham gia 162 giải thi đấu cấp toàn quốc và cấp Thành phố, tổ
chức 64 giải cấp Quận, đăng cai tổ chức 7 giải Thành phố, đạt 261 huy chương (trong
đó có 65 huy chương vàng). Ngoài ra, Quận cũng thường xuyên phát động phong trào
thể dục, thể thao theo hình thức đội, nhóm. Theo số liệu thống kê, số người tham gia
tập luyện thường xuyên là 39.987 (chiếm 16,1% dân số), trong đó số người tham gia
rèn luyện thân thể là 37.210 người (chiếm 98% tỷ lệ học sinh).
2.3 Tổng Quan Tình Hình Giao Thông và Ô Nhiễm Giao Thông Tại Tp.HCM
Tp.HCM có hệ thống giao thông dày đặc với đầy đủ các loại hình giao thông và
phát triển tương đối mạnh mẽ. Lợi thế về vị trí địa lý giúp cho Tp.HCM trở thành
trung tâm kinh tế của toàn vùng, song cũng biến thành phố trở thành "siêu đô thị". Sự
phát triển dân số, công nghiệp thành phố trong những năm qua đã tạo ra các trung tâm
phát triển tập trung quá đông đúc về số lượng cũng như mật độ dân số. Các khu công
nghiệp tập trung mới hình thành cùng với quá trình đô thị hóa vùng ven đã góp phần
làm tăng nhanh di chuyển lao động giữa nội và ngoại thành, giữa Tp.HCM với các tỉnh
lân cận, gây ách tắc giao thông trong giờ cao điểm, nhất là tại các cửa ngõ ra vào thành
phố, làm quá tải kết cấu hạ tầng giao thông vốn đã lạc hậu, già nua. Hiện nay, đường
bộ gần như là phương thức duy nhất đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải đô thị. Hệ
thống đường thủy và đường sắt có vai trò rất hạn chế. Mạng lưới giao thông đường bộ
thành phố bao gồm các trục quốc lộ và các đường tỉnh, liên tỉnh, đường đô thị với tổng
chiều dài khoảng 1.685km.

14


×