Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI KINH TẾ DO NGẬP ÚNG TẠI QUẬN THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHI MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI KINH TẾ DO NGẬP ÚNG TẠI QUẬN
THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHI MINH

TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG THẢO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh Giá Tổn Hại
Kinh Tế Do Ngập Úng tại Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh” do Trương
Thị Phương Thảo, sinh viên khóa 2005 – 2009, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi
Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _____________________________.

TS. Nguyễn Văn Ngãi
Người hướng dẫn,

____________________________
Ngày
tháng
năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Thư ký hội đồng chấm báo cáo

____________________________
Ngày
tháng
năm

____________________________
Ngày
tháng
năm


LỜI CẢM TẠ
Khóa luận đã hoàn thành với tất cả sự nỗ lực của bản thân. Bên cạnh đó, nó
cũng là kết quả của sự động viên, giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần và kiến thức của
nhiều cá nhân, tổ chức. Để có được kết quả như ngày hôm nay tôi xin:
Gửi đến thầy TS. Nguyễn Văn Ngãi lòng biết ơn chân thành nhất. Cảm ơn Thầy
đã rất nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, và sự
hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH. Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ Nhiệm
Khoa Kinh Tế, các Thầy Cô giảng dạy, cùng các bạn lớp Kinh Tế Tài Nguyên Môi
Trường khóa 31 đã gắn bó với tôi trong suốt 4 năm học vừa qua.
Cảm ơn các anh chị, cô chú thuộc Phòng Kinh Tế- Ủy Ban Nhân Dân quận Thủ
Đức, Ủy ban nhân dân phường Hiệp Bình Chánh, Ủy Ban Nhân dân phường Hiệp
Bình Phước và Ủy ban nhân dân phường Tam Phú, chú Quý, chú Đức, anh Hải, Chị
Vinh, cô Lệ, đã nhiệt tình cung cấp số liệu và hướng dẫn tận tình cho tôi hoàn thành
nghiên cứu này.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của các hộ gia đình trên địa bàn quận Thủ Đức đã cung

cấp cho tôi các số liệu quý giá.
Sau cùng, để có được như ngày hôm nay tôi không thể nào quên công ơn ba mẹ
đã sinh thành, dưỡng dục, không ngại vất vả, hy sinh trong suốt thời gian qua để con
được bước tiếp con đường mà mình đã chọn. Xin cảm ơn tất cả những người thân
trong gia đình đã luôn động viên và ủng hộ cho tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 06 năm 2009
Sinh viên
Trương Thị Phương Thảo


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG THẢO. Tháng 06 năm 2009. “Đánh Giá Tổn Hại
Kinh Tế do Ngập Úng tại Quận Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí Minh”.
TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG THẢO. June 2008. “Evaluation of Economic
Damage Caused by Flooding in Thu Duc District, Ho Chi Minh City”
Khóa luận đánh giá tổn hại kinh tế do ngập úng tại địa bàn quận Thủ Đức,
Thành phố Hồ Chí Minh. Bằng cách áp dụng phương pháp liều lượng đáp ứng,
phương pháp tài sản nguồn nhân lực, khóa luận đã tính tổng giá trị tổn hại do ngập úng
đối với nghề trồng cây kiểng, nuôi trồng thủy sản, tài sản gia đình và sức khỏe con
người trong năm 2008 là 32.308.586.624 đồng/năm. Đây là kết quả tính toán được dựa
trên số liệu đã thu thập trên các khu phố 2, 4, 5 và khu phố 8 ở phường Hiệp Bình
Phước, Hiệp Bình Chánh, Tam Phú của quận Thủ Đức.
Đồng thời khóa luận còn đánh giá mức sẵn lòng đóng góp trung bình của người
dân quận Thủ Đức cho Dự án cải tạo bờ bao bằng phương pháp Định giá ngẫu nhiên.
Kết quả khóa luận cho thấy rằng mức đóng góp của người dân phụ thuộc nhiều yếu tố
như: Tổng thu nhập của hộ gia đình, mức thiệt hại về thu nhập đối với nghề trồng cây
kiểng hay nuôi trồng thủy sản, Số người trong gia đình của hộ, Trình độ học vấn và
giới tính của chủ hộ. Và qua quá trình tính toán, kết quả thu được mức đóng góp tối đa
trung bình của người dân cho dự án là 14.947 đồng/tháng. Và tổng mức đóng góp tối

đa của người dân quận Thủ Đức là 9.288.185.376 đồng/năm. Kết quả của đề tài là cơ
sở để các cơ quan hữu trách tìm kiếm phương thức để tiếp nhận nguồn thu từ nhân dân
để đảm bảo cho các dự án nhằm cải thiện hệ thống đê bao được thực thi.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. ix
DANH MỤC PHỤ LỤC .................................................................................................x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1.1 Sự cần thiết của đề tài ............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................3
1.2.1 Mục tiêu chung................................................................................................3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................................3
1.3 Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu......................................................................................3
1.3.2 Địa bàn nghiên cứu .........................................................................................4
1.3.3 Thời gian nghiên cứu ......................................................................................4
1.3.4 Phạm vi nội dung thực hiện ............................................................................4
1.4 Bố cục đề tài...........................................................................................................5
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................7
2.1 Các đặc trưng về thủy văn của q.Thủ Đức ............................................................7
2.1.1 Đặc điểm dòng chảy.......................................................................................7
2.1.2 Đặc điểm thuỷ triều.........................................................................................7
2.2 Địa bàn nghiên cứu ................................................................................................8
2.2.1 Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................8
2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội..............................................................12
2.3 Tình hình ngập úng tại Quận Thủ Đức ................................................................19
2.4 Các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu ......................................................20

CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................25
3.1 Cơ sở lí luận .........................................................................................................25
3.1.1 Các khái niệm................................................................................................25
3.1.2 Vài tác động cơ bản do ô nhiễm môi trường nước gây ra.............................26
3.2 Các cơ sở lý thuyết phục vụ nghiên cứu..............................................................26
3.2.1 Phương pháp đánh giá dựa trên giá thị trường (MVPE)...............................26
v


3.2.2 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) ...................................................28
3.3 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................30
3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin ....................................................................30
3.3.2 Phương pháp liều lượng đáp ứng (Dose response method) ..........................31
3.3.3 Phương pháp tài sản nhân lực (Human Capital Method)..............................31
3.3.4 Phương pháp ước lượng mức sẵn lòng trả ....................................................31
3.3.5 Phương pháp xử lí số liệu..............................................................................33
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................34
4.1 Mô tả tình hình ngập úng trong khu vực nghiên cứu...........................................34
4.1.1 Tình hình ngập úng .......................................................................................34
4.1.2 Sự lựa chọn nơi ở mới...................................................................................40
4.2 Ước tính thiệt hại do ngập úng đối với hoạt động kinh tế ..................................41
4.2.1 Thiệt hại đối với nghề trồng cây kiểng .........................................................41
4.2.2 Thiệt hại thu nhập từ nguồn lợi thủy sản ......................................................46
4.2.3 Ước tính thiệt hại về tài sản gia đình ............................................................46
4.2.4 Ước tính thiệt hại đối với sức khỏe con người..............................................48
4.3 Mức sẵn lòng chi trả để cải thiện ngập úng .........................................................48
4.3.1 Mức độ cần thiết của dự án xây dựng đê bao do người dân đánh giá...........48
4.3.2 Mức độ sẵn lòng trả của người dân đối với dự án ........................................49
4.3.3 Đặc điểm kinh tế xã hội của hộ và người được phỏng vấn...........................51
4.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức giá sẵn lòng trả (WTP)....................................51

4.4.1. Kết quả hồi quy và phân tích .......................................................................51
4.4.2 Các kiểm định của mô hình...........................................................................52
4.5 Ước tính mức sẵn lòng đóng góp trung bình và tổng mức đóng góp của hộ ......54
4.6 Các giải pháp góp phần cải thiện tình hình ngập úng trên địa bàn Q. Thủ Đức..55
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................57
5.1 Kết luận................................................................................................................57
5.2 Kiến nghị..............................................................................................................58
5.3 Nhận xét về giới hạn của đề tài............................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................60
PHỤ LỤC
vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
C.ty

Công ty

C.ty CP

Công ty cổ phần

C.ty TNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn



Cố định


CN-TTCN

Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp

DN

Doanh nghiệp

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

DV

Dịch vụ

ĐVT

Đơn vị tính

GT-SP

Giá trị- sản phẩm

HC

Hóa chất

KTTĐPN


Kinh tế trọng điểm phía Nam

PCLB

Phòng chống lụt bão

QD

Quốc doanh

SX

Sản xuất

SX-SP

Sản xuất- Sản phẩm

Tp.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

TSL

Tổng sản lượng

UBND

Ủy Ban Nhân Dân


WTP

Mức sẵn lòng trả

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thực Trạng Sử Dụng Đất của Quận Thủ Đức Năm 2008 .............................11
Bảng 2.2. Diện Tích, Dân Số và Đơn Vị Hành Chính Quận Thủ Đức .........................13
Bảng 2.3: Tổng Giá Trị Sản Lượng Ngành CN-TTCN Năm 2008..............................14
Bảng 2.4. Giá Trị Sản Xuất CN – TTCN năm 2008 .....................................................16
Bảng 2.5. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Nông Nghiệp ở Quận Thủ Đức Năm 2008 ..17
Bảng 3.1: Bảng giải thích các biến................................................................................32
Bảng 4.1: Mực Nước Dâng Vào Nhà Trong Khu Vực..................................................36
Bảng 4.2: Thời Gian Nước Rút Khi Triều Cường.........................................................37
Bảng 4.3. Ý Kiến Hộ Về Lựa Chọn Nơi Ở Mới............................................................41
Bảng 4.4: Bảng Kết Quả Thu Hoạch Từ Mai................................................................43
Bảng 4.5: Số Lượng Mai Cung Cấp Thị Trường của Các Hộ Năm 2008.....................44
Bảng 4.6:Thiệt Hại Từ Trồng Mai Ghép Bình Quân Một Hộ.......................................44
Bảng 4.7: Thiệt Hại Từ Trồng Mai Đất Bình Quân Một Hộ.........................................45
Bảng 4.8: Thiệt Hại Về Trồng Hoa Lan Bình Quân Một Hộ........................................45
Bảng 4.9: Thiệt Hại về Nuôi Trồng Thủy Sản Bình Quân Một Hộ ..............................46
Bảng 4.10: Bảng Thống Kê Số Lượng Tài Sản Bị Hư Hại ..........................................47
Bảng 4.11: Tình Hình Khấu Hao Các Loại Tài Sản Gia Đình......................................47
Bảng 4.12:Mô Tả Khả Năng Đóng Góp Cho Dự Án Cải Thiện Tình Hình Ngập Úng50
Bảng 4.13. Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội của Người Dân..............................................51
Bảng 4.14. Biến Phụ Thuộc của WTP...........................................................................52
Bảng 4.15: Bảng Trung Bình Các Biến trong Mô Hình................................................54


viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản Đồ Vị Trí Địa Lý Quận Thủ Đức.............................................................8
Hình 2.2. Biểu Đồ Gia Tăng Dân Số Quận Thủ Đức qua Các Năm .............................14
Hình 3.1: Đồ Thị của Hàm Thiệt Hại ............................................................................27
Hình 4.1 Biểu Đồ Thể Hiện Đỉnh Triều Cường qua Các Năm .....................................35
Hình 4.2: Nguyên Nhân Gây Ngập Úng Trên Địa Bàn.................................................36
Hình 4.3: Ngập Úng Ảnh Hưởng Đến Cuộc Sống Con Người .....................................38
Hình 4.4: Nước Ngập Quá sâu, Người Dân ở Phường Hiệp Bình Chánh (Quận Thủ
Đức) Phải Chuyển Đi Nơi Khác....................................................................................38
Hình 4.5:Nước Ngập Do Triều Cường ở Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức ..39
Hình 4.6: Ngập Úng Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Kinh Tế..........................................39
Hình 4.7: Nguồn Gây Ô Nhiễm Môi Trường Do Ngập Úng ........................................40
Hình 4.8: Tỷ Lệ Mai Chết Khi Bị Ngập Úng ................................................................42
Hình 4.9: Số Lượng Mai Cung Cấp Thị Trường Khi Bị Ngập Úng ............................43
Hình 4.10: Sự Cần Thiết của Dự Án đối với Người Dân..............................................49
Hình 4.11. Lý Do Khiến Người Dân Không Sẵn Lòng Đóng Góp Cho Dự Án ...........50

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các hình ảnh ngập úng của Q. Thủ Đức
Phụ lục 2: Bảng kết xuất
Phụ lục 3: Dự án cải tạo hệ thống đê bao
Phụ lục 4: Bảng câu hỏi điều tra

x



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Sự cần thiết của đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh là một Thành phố trẻ trung và hiện đại mới 300 năm
tuổi, song trong lòng thành phố đã chứa đựng biết bao giá trị văn hoá nhân văn, văn
hoá lịch sử được kết tinh và thăng hoa từ sự giao lưu của nhiều nền văn hoá khác nhau
như Hoa, Chăm, Khơ me, Ấn… trên nền tảng văn hoá mang đậm bản sắc Việt Nam.
Bên cạnh đó, thành phố có nhiều danh lam thắng cảnh rất đẹp và nổi tiếng như: Thảo
Cầm Viên, Đầm Sen, Suối Tiên, Hồ Kỳ Hoà, Bảo tàng Lịch sử, chiến khu An Phú
Đông, 18 thôn Vườn Trầu, Hóc Môn Bà Điểm, “Căn cứ nổi” rừng Sác, khu du lịch
sinh thái Cần Giờ có nhiều chủng loại động thực vật…là trung tâm du lịch của cả
nước.
Tp.HCM chiếm 0,6% diện tích và 6,6 % dân số so với cả nước, nằm trong vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế của cả nước, có tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao (khoảng 13%/năm). Đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc
độ tăng GDP là 12,2% (2005). Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra
mức đóng góp GDP lớn, chiếm 1/3 GDP cả nước.
Có thể nói Tp.HCM là hạt nhân trong vùng KTTĐPN và trung tâm đối với
vùng Nam Bộ. Với mức đóng góp GDP là 66,1% trong vùng KTTĐPN và đạt mức
30% trong tổng GDP của cả khu vực Nam Bộ.
Gắn liền với sự phát triển nhanh chóng trong khu vực, Thành phố Hồ Chí Minh
phải gánh chịu những hậu quả của sự phát triển nhanh chóng đó là môi trường nước,
không khí bị ô nhiễm trầm trọng và đặc biệt tình trạng ngập úng ở TP.HCM đã trở
thành một trong những vấn đề thời sự nóng bỏng trong những năm gần đây.Tình trạng
trên không chỉ làm mất mỹ quan Thành phố mà còn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống,
hoạt động kinh tế của con người. Hàng triệu người dân tại TP.HCM đang phải sống



chung với cảnh ngập lụt dai dẳng từ năm này sang năm khác. Một đợt triều cường lớn
vào tháng 10 vừa qua tại TP.HCM đã gây thiệt hại ước tính một tỷ đồng , tương đương
20 suất nhà tình nghĩa hoặc hàng ngàn tấn gạo cứu đói cho dân vùng lũ.
Ngập úng không chỉ xảy ra ở các quận nội thành trong thành phố mà các vùng
ngoại thành cũng trở thành một vùng sông nước rộng lớn như các quận Thủ Đức,quận
12, huyện Hóc Môn, Củ Chi. Trong đó, Thủ Đức là một trong những địa điểm thường
xuyên xảy ra ngập úng đặc biệt ở các phường Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh,
Linh Trung với mức độ ngày càng tăng lên.
Quận Thủ Đức nằm ở hạ lưu sông Sài Gòn, có địa hình khá thấp, tập trung tại
các phường: Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Linh Đông, Trường Thọ, Tam
Phú...với cao trình mặt đất tự nhiên phần lớn nhỏ hơn +1,0 mét, chịu ảnh hưởng lớn
của thủy triều sông Sài Gòn. Hơn nữa, đây là khu vực chịu ảnh hưởng xả lũ của các hồ
chứa thượng nguồn như: Dầu Tiếng, Trị An, Thác Mơ... góp phần làm mực nước tại
các sông, rạch tăng cao.
Hiện nay hệ thống bờ bao sông, rạch trên địa bàn quận Thủ Đức đang xuống
cấp, cao trình không đảm bảo yêu cầu chống tràn. Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa diễn
ra rất nhanh nên các sông rạch đang bị lấp hoặc lấn chiếm để xây dựng, kết hợp với
một số nguyên nhân khách quan khác như địa chất khu vực ven sông rạch rất yếu( đất
không chân) nên bờ bao công trình thường không đảm bảo an toàn khi xuất hiện bất
lợi nhất xảy ra như triều cường, xả lũ từ các hồ chứa thượng nguồn.
Quận Thủ Đức được thành lập trên cơ sở là một huyện làm kinh tế nông nghiệp,
có truyền thống sản xuất, kinh doanh hoa kiểng trên 20 năm qua. Đặc biệt là cây mai
vàng Thủ Đức đã nổi tiếng trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh và khắp cả nước.
Tại phường Hiệp Bình Phước, ước tính ngày 12/1/2009, nước triều dìm khoảng 200 hộ
dân trong biển nước với độ sâu gần một m, nhiều hộ dân phải bỏ nhà cửa đi ở nhờ, tài
sản hư hại hoàn toàn.. Ông Nguyễn Nam Hải, Phó chủ tịch UBND phường Hiệp Bình
Phước, cho biết “Toàn phường có hơn 70 ha hoa màu thì ước tính hơn 20 ha hư
hỏng do triều cường , hàng chục ha hoa mai vàng chuẩn bị đưa ra thị trường phục vụ
tết và hàng chục ao cá chuẩn bị thu hoạch trong dịp tết sắp tới cũng bị cuốn trôi”. Bên

cạnh đó, tình hình sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Theo ghi nhận của phóng viên,
ngoài việc ngưng sản xuất còn thiệt hại về máy móc, hàng hóa do bị ngập. Đơn cử như
2


Công ty cổ phần sản xuất và thương mại xuất nhập khẩu Như Ngọc (đường Hiệp Bình
– Thủ Đức) cả công ty giống như có một trận lũ vừa quét khắp nơi, chỗ nào cũng dính
sình lầy, bùn đất. Đồng thời, ngập úng cũng làm cho 2.200 học sinh Thủ Đức không
thể đến trường. Theo ông Nguyễn Trọng Cường, Trưởng phòng Giáo dục quận Thủ
Đức cho biết: “Chúng tôi chưa thống kê được con số thiệt hại cụ thể từ sự cố triều
cường làm vỡ đê bao nhưng hiện bàn ghế ở các trường ngâm trong nước bị giãn nở,
long đinh ốc. Nhiều hồ sơ sổ sách bị nước ăn sẽ phải làm bản mới nhưng vẫn lưu trữ
bản gốc để đối chiếu”. Trước tình hình ngập úng diễn ra trên diện rộng và ngày càng
tăng lên. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế cũng như đời sống sinh hoạt
của người dân. Vì vậy, đề tài: “ ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI KINH TẾ DO NGẬP ÚNG
TẠI QUẬN THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” được tiến hành nghiên cứu
với mong muốn ước tính được mức thiệt hại và mức sẵn lòng trả của người dân để cải
thiện tình hình trên.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá mức độ thiệt hại và phân tích những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến
mức giá sẵn lòng trả của hộ dân đối với việc cải thiện tình trạng trên.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
o Phân tích tình hình ngập úng và nguyên nhân gây ngập úng tại địa bàn nghiên
cứu
o Đo lường mức độ thiệt hại do tình trạng ngập úng đối với sức khoẻ con người,
tài sản, thu nhập từ trồng cây kiểng (cây mai), và nuôi trồng thủy sản.
o Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến WTP để cải thiện hiện tượng ngập úng
o Đề xuất những giải pháp góp phần cải thiện tình trạng này.
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu

Thiệt hại kinh tế là bao nhiêu?
Tổng mức sẵn lòng trả của người dân quận Thủ Đức là bao nhiêu?
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính của đề tài là 60 hộ dân ở khu phố 2, 4, 5 và khu phố 8 phường
Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Tam Phú đang sống trong khu vực thường xuyên
3


xảy ra ngập úng và đã gánh chịu những thiệt hại về sản xuất nông nghiệp (cây kiểng),
thuỷ sản, hư hại tài sản và ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân. Việc lựa chọn địa
bàn nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu sẽ giúp cho công tác điều tra, phỏng vấn được
tiến hành thuận lợi hơn.
1.3.2 Địa bàn nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tại các phường Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Tam Phú
quận Thủ Đức.
1.3.3 Thời gian nghiên cứu
Phạm vi đề tài sử dụng số liệu, thông tin có liên quan của năm 2008
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng: 26/03/2009 đến 20/06/2009
1.3.4 Phạm vi nội dung thực hiện
Vì thời gian có hạn nên để tài chỉ nhằm vào các nội dung chính là:
o Phản ánh thực trạng ngập úng và những hậu quả để lại đối với những hộ
dân thuộc khu phố 2, 4,5 và khu phố 8 phường Hiệp Bình Chánh, Hiệp
Bình Phước, Tam Phú Quận Thủ Đức- một trong những khu vực ngập
úng xảy ra nặng nhất và gây thiệt hại lớn nhất.
o Đánh giá những tổn hại kinh tế do ngập úng gây ra
o Tính tổng mức sẵn lòng trả của người dân đối với việc cải thiện tình hình
ngập úng trên địa bàn.
o Một số biện pháp giải quyết tình hình ngập úng trên địa bàn.
Số mẫu điều tra của đề tài được chọn từ danh sách những hộ bị thiệt hại lớn do

ngập úng mà UBND phường Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh, Tam Phú đã quan
sát, liệt kê trong năm 2008.
Từ đó xác định mức độ thiệt hại kinh tế là bao nhiêu? Con số ấy nói lên điều gì?
Tính tổng mức sẵn lòng trả của người dân trong khu vực điều tra để cải thiện tình trạng
ngập úng. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến WTP của các hộ dân cho việc cải thiện
tình trạng trên? Bởi vì khoảng thời gian thực hiện đề tài có hạn nên không thể tránh
khỏi những thiếu sót, kính mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.

4


1.4 Bố cục đề tài
Luận văn gồm có 5 chương:
Chương 1. MỞ ĐẦU
Nêu lên tác hại của ngập úng đối với hoạt động kinh tế và ảnh hưởng đến đời
sống của người dân. Từ đó đưa ra lý do chọn đề tài này để nghiên cứu. Giới thiệu mục
tiêu chung và mục tiêu cụ thể mà đề tài cần giải quyết.
Chương 2. TỔNG QUAN
Chương này nhằm giới thiệu những đặc điểm của địa bàn nghiên cứu như
những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, khí hậu, sông ngòi quận Thủ Đức. Đồng
thời, chương này trình bày khái quát tình hình ngập úng của quận do UBND quận Thủ
Đức cung cấp.
Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu trước đây có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
của đề tài.
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trình bày một số khái niệm về triều cường, ngập úng; nêu các tác động bất lợi
của ngập úng đối với hoạt động kinh tế và đời sống của người dân.Trình bày các cơ sở
lý thuyết để đánh giá tổn hại do ngập úng gây ra như các phương pháp đánh giá tổn hại
theo giá thị trường, cơ sở cho việc sử dụng phương pháp CVM.
Về phương pháp nghiên cứu gồm những phương pháp cơ bản sau: phương pháp

thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích
hồi qui… phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chương kết quả nghiên cứu và thảo luận tiến hành phản ánh thực trạng ngập
úng của khu vực nghiên cứu.
Đánh giá tổn hại về kinh tế gồm sản xuất nông nghiệp và hư hại tài sản trong
gia đình. Tính tổng mức sẵn lòng trả của người dân trong khu vực để cải thiện tình
hình trên.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả và tính tổng WTP của
người dân quận Thủ Đức.

5


Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trình bày ngắn gọn các kết quả chính mà đề tài đã đạt được trong quá trình thực
hiện đề tài nghiên cứu.
Phần kết luận làm cơ sở cho việc đề xuất các kiến nghị, nhằm nâng cao tính khả
thi của vấn đề.

6


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Các đặc trưng về thủy văn của q.Thủ Đức
2.1.1 Đặc điểm dòng chảy
Từ những tài liệu đo lưu lượng của trạm thuỷ văn cho thấy dòng chảy của các
con sông trong vùng hạ lưu có các đặc điểm sau:

Địa hình q.Thủ Đức có độ dốc chủ yếu từ phía Đông Bắc xuống phía Nam, do
đó hướng thoát nước chủ yếu từ các kênh rạch nhỏ chảy ra sông Vĩnh Phú, sông Sài
Gòn.
Dòng chảy biến đổi không đều trong năm phụ thuộc vào mưa, các tháng mùa
khô mưa ít nên lưu lượng giảm, đặc biệt là các tháng cuối mùa khô (tháng 4) lưu
lượng đạt đến trị số nhỏ nhất, ngược lại các tháng mùa mưa lưu lượng tăng cao, và
cực đại vào các tháng gần cuối mùa mưa (tháng 9 và 10).
Lưu lượng dòng chảy theo thời gian không chỉ phụ thuộc vào mùa mưa mà còn
phụ thuộc vào khả năng điều tiết nước của các công trình hồ chứa thượng lưu, số hồ
chứa trên các bậc thang xây dựng càng nhiều càng làm thay đổi lưu lượng giữa mùa
khô và mùa mưa.
Hệ thống sông Vĩnh Phú (nơi kênh Ba Bò đổ vào) có vai trò quan trọng trong
việc tiêu thoát nước cho địa bàn p.Bình Chiểu và các khu công nghiệp Sóng Thần và
Đồng An thuộc tỉnh Bình Dương, sau đó đổ vào sông Sài Gòn.
2.1.2 Đặc điểm thuỷ triều
Thuỷ triều Biển Đông có biên độ giao động từ 3,5 – 4m, lên xuống mỗi ngày 2
lần với 2 đỉnh triều xấp xỉ nhau và 2 chân chênh nhau khá lớn, thường thì thời gian
giữa 2 chân và 2 đỉnh khoảng 12 giờ đến 12 giờ 30 phút, trong một tháng có 2 lần triều
cường và 2 lần triều kém, trong một năm đỉnh triều cao thường xuất hiện từ tháng 9
đến tháng 2 năm sau, đỉnh triều thấp thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 8. Khi triều


dân từ sông vào các kênh rạch, do khẩu độ của các kênh rạch có kích thước nhỏ nên
triều tắt rất nhanh, tuỳ khoảng cách của các kênh rạch so với biển hay sông lớn mà
song triều tắt nhanh hay chậm hơn, một điểm đáng chú ý là khác với triều trên các
sông lớn chỉ phụ thuộc vào một nguồn triều, các triều trên kênh rạch được truyền từ
nhiều hướng khác nhau tạo thành giáp nước sinh ra lắng đọng và ảnh hưởng đến quá
trình tiêu thoát nước.
2.2 Địa bàn nghiên cứu
2.2.1 Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý
Quận Thủ Đức có vị trí từ 100 41’66” - 100 46’97” vĩ Bắc và 1060 49’20” – 1060
53’81’’ Kinh Đông, là một trong năm quận mới của Thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở
cửa ngõ phía Bắc – Đông Bắc của Thành phố. Quận Thủ Đức có diện tích 47,67 km2.
Hình 2.1. Bản Đồ Vị Trí Địa Lý Quận Thủ Đức

Nguồn tin: UBND quận Thủ Đức
8


Quận Thủ Đức nằm trên trục lộ giao thông quan trọng nối liền Thành phố với
khu vực Đông Nam Bộ, miền Trung và miền Bắc, được bao bọc bởi sông Sài Gòn và
Xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa (Quốc lộ 52).
Ranh giới địa lý của quận giáp với:
- Phía Đông: giáp Quận 9.
- Phía Tây: giáp Quận 12.
- Phía Nam: giáp sông Sài Gòn, quận 2, quận Bình Thạnh.
- Phía Bắc: giáp huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương
b) Lịch sử hình thành quận Thủ Đức
Quận Thủ Đức tách từ huyện Thủ Đức cũ và được thành lập mới theo Nghị
định số 03/ NĐ –CP ngày 06/01/1997 của chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ
ngày 01/04/1997. Theo quy định chung đã được xác lập và điều chỉnh, Quận Thủ Đức
là một đô thị vệ tinh của thành phố. Quận có vị trí rất quan trọng đối với thành phố, là
cửa ngõ Đông Bắc đi các tỉnh Đông Nam Bộ, miền Trung và miền Bắc, có các tuyến
giao thông quan trọng về đường bộ và đường sắt.
c) Địa hình
Địa hình có gò đồi phía Bắc, kéo dài từ Thuận An (Bình Dương) về hướng
Nam (gò đồi theo hướng Tây Bắc đến Đông Nam), có cao trình đỉnh khoảng từ + 30 m
đến + 34 m, những đồi này không lớn, độ rộng từ 0,2 – 1,5 km và hạ thấp nhanh chóng
đến cao trình + 1,4 m. Với nối tiếp là vùng thấp trũng khá bằng phẳng (từ 0,0 đến 1,4

m) ra đến ven sông lớn. Trong khu vực hình thành độ dốc chính rất cao. Ở các hướng
về các sông lớn có các độ dốc cục bộ hướng về rạch Suối Nhum, rạch Xuân Trường và
vùng thấp trũng ở phía Nam. Vùng địa hình thấp trũng khá bằng phẳng kéo dài đến
sông Đồng Nai và sông Sài Gòn bao quanh. Ở vùng địa hình trũng (có nơi có cao trình
nhỏ hơn 0,0 m) chịu tác động thường xuyên của thủy triều nên vùng địa hình này khá
bằng phẳng và hình thành nên mạng lưới sông rạch khá dày.
Với sự phân cấp địa hình như đã phân định cho thấy điều kiện địa hình đã ảnh
hưởng rất lớn đến tình hình ngập và khả năng thoát nước đô thị.

9


d) Khí hậu
Với những đặc điểm tổng quát về vị trí địa lý cho thấy khí hậu của quận Thủ
Đức là một bộ phận của khí hậu Thành phố Hồ Chí Minh - nằm trong khu vực nhiệt
đới gió mùa, có hai mùa (mưa, khô) với đặc điểm:
- Mùa mưa: tương ứng với mùa gió Tây Nam, từ tháng 5 tới tháng 10.
- Mùa khô: tương ứng với mùa gió Đông Bắc, từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau.
Chế độ nhiệt: Thừa hưởng một số chế độ bức xạ phong phú và ổn định, nhiệt
độ của Thành phố tương đối cao và ít biến đổi qua các tháng trong năm (không có mùa
đông lạnh). Nhiệt độ trung bình/ngày trong các tháng lạnh nhất trong năm cũng luôn
trên 200C. Tháng nóng nhất là tháng 4 và nhiệt độ trung bình với suất bảo đảm 50%,
đạt đến 290C. Tháng lạnh nhất là tháng 12, nhiệt độ trung bình cũng đạt đến 25,50C (p
= 50%). Biên độ nhiệt độ trung bình/năm chỉ khoảng 3,50C. Đặc điểm về nhiệt độ
không khí ở thành phố khá ổn định như vậy, phù hợp với quy luật biến thiên trong năm
của nhiệt độ vùng nhiệt đới.
Độ ẩm không khí: Sự phân mùa theo cán cân ẩm cũng được thể hiện theo giá
trị biến thiên năm của độ ẩm không khí, các tháng mùa khô từ 70% – 75%. Độ ẩm
tương đối thấp nhất vào tháng mùa mưa. Độ ẩm tương đối nghịch biến với nhiệt độ
cho nên trong ngày khi nhiệt độ đạt đến cực tiểu cũng là lúc độ ẩm tương đối đạt lớn

nhất và ngược lại.
Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi rõ rệt theo mùa.
- Từ tháng 10 đến tháng 01 năm sau, chủ yếu là gió Bắc, từ tháng 02 đến tháng 4 gió
Đông và lệch Đông Nam.
- Từ tháng 5 đến tháng 10 gió Tây Nam và Tây, thịnh hành nhất từ tháng 6 đến tháng
9. Tháng 10 tuy còn gió Tây Nam nhưng đã suy yếu dần.
Tốc độ gió trung bình lớn nhất xảy ra trong các tháng 6 đến tháng 9 từ 3,7 m/s – 4,5
m/s. Từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tốc độ gió trung bình nhỏ nhất chỉ vào khoảng
2,3 m/s – 2,4 m/s.
Đặc điểm mưa: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được phân làm hai
mùa (mùa khô và mùa mưa) tương ứng là hướng gió Đông Bắc vào mùa khô và hướng
gió Tây Nam vào mùa mưa. Do tính chất của gió mùa nhiệt đới nên mưa rào đến
10


nhanh và kết thúc nhanh, một ngày thường có 1 – 2 trận mưa (mà thường là một trận
mưa).
- Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa hầu như không đáng kể,
chiếm từ 3,2% – 6,7% lượng mưa cả năm, có tháng hầu như không mưa.
- Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 11, có lượng mưa chiếm từ 93,3% – 96,8% lượng
mưa cả năm, có tổng lượng mưa trung bình từ 1300 mm– 1950 mm tùy theo vùng.
- Thời gian mưa trong ngày: thời gian mưa thường tập trung vào buổi chiều từ 12 giờ 21 giờ chiếm từ 70% – 85%, trong đó mưa có cường độ cao chủ yếu từ 13 giờ 30 – 19
giờ 30 chiếm từ 55% – 60%.
e) Thực trạng sử dụng đất
Cơ cấu sử dụng các loại đất luôn thay đổi theo thời gian. Đây là hệ quả tất yếu
của quá trình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là quá trình đô thị hoá trên địa bàn
Quận.Theo kết quả kiểm kê đất đai 2008, hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn quận Thủ
Đức thể hiện qua Bảng 2.1
Bảng 2.1 Thực Trạng Sử Dụng Đất của Quận Thủ Đức Năm 2008
Thứ tự


Loại đất

I

Diện tích Tỷ
(ha)

(%)

Nhóm đất nông nghiệp

1.231,05

25,84

1

Đất sản xuất nông nghiệp

1.189,84

24,97

2

Đất nuôi trồng thủy sản

41,21


0,87

II

Nhóm đất phi nông nghiệp

3.533,17

74,15

Đất ở

1.560,4

32,76

Đất chuyên dùng

1.520,81

31,92

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

58,04

1,22

Đất nghĩa trang, nghĩa địa


66,20

1,39

III

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 314,57

6,60

Đất phi nông nghiệp khác

12,71

0,27

Đất chưa sử dụng

0,66

0,01

4.764,88

100

Tổng diện tích

lệ


Nguồn: Niên giám thống kê 2008 quận Thủ Đức
11


Trong cơ cấu sử dụng đất chiếm tỷ lệ lớn nhất là đất phi nông nghiệp với
3.533,17 ha chiếm 74,15% diện tích đất tự nhiên. Trong đó:
- Đất ở có diện tích là 1.560,84 ha chiếm 32,76% diện tích tự nhiên.
- Đất chuyên dùng là 1.520,81 ha chiếm 31,92% diện tích tự nhiên.
- Diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng còn khá lớn với 314,57 ha
chiếm 6,60% diện tích tự nhiên.
Chiếm vị trí thứ hai là nhóm đất nông nghiệp với 1,231.05 ha chiếm 25.84%
diện tích tự nhiên. Trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 1.189,84 ha, chiếm 24,97% diện tích
đất tự nhiên.
- Đất nuôi trồng thuỷ sản có diện tích là 41,21 ha, chiếm 0,87 % diện tích tự
nhiên.
Nhóm đất chưa sử dụng của Quận còn 0,66 ha, chiếm 0,01% diện tích tự nhiên
-

Nhìn chung, cơ cấu sử dụng đất của Quận hiện nay tương đối phù hợp với xu
thế đô thị hoá trên địa bàn. Tuy nhiên, xét về mặt phát triển kinh tế - xã hội thì
việc sử dụng đất trên địa bàn đạt hiệu quả chưa cao (nhiều khu vực chưa có quy
hoạch chi tiết, khu vực đã có quy hoạch chi tiết thì không khả thi, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất chậm, chuyển nhượng quyền sử dụng đất bất
hợp pháp còn nhiều và tỉ lệ bỏ hoang hoá, lãng phí đất còn nhiều) cần có những
phương pháp tốt hơn để khai thác mọi tiềm năng đất đai đưa vào sử dụng đúng
mục đích, đảm bảo đủ đất cho nhu cầu phát triển của người dân trong vùng.

2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
a) Dân số và tổ chức hành chính

Quận Thủ Đức có diện tích 4.776 ha với dân số 368.127 người( năm 2008), là
một quận vành đai của Thành phố Hồ Chí Minh, có 12 đơn vị hành chính trực thuộc.

12


Bảng 2.2. Diện Tích, Dân Số và Đơn Vị Hành Chính Quận Thủ Đức
Diện tích

Dân số

Mật độ

(km2)

(người)

(người/ km2)

Linh Chiểu

1,41

23.380

16.581

Trường Thọ

5,02


27.393

5.457

Bình Thọ

1,2

15.202

12.668

Bình Chiểu

5,42

52.224

9.635

Linh Tây

1,37

19.411

14.169

Tam Bình


2,19

20.084

9.171

Linh Đông

2,94

26.445

8.995

Hiệp Bình Chánh

6,47

48.045

7.426

Hiệp Bình Phước

7,65

32.230

4.213


Tam Phú

3,12

18.830

6.035

Linh Xuân

3,87

46.707

12.069

Linh Trung

7,04

38.175

5.423

Tổng cộng

47,7

368.127


7.718

Tên phường

Nguồn tin: Niêm giám Thống kê Quận Thủ Đức, 2008

Dân số quận Thủ Đức đang trên đà gia tăng nhanh trong những năm qua. Cụ thể
từ năm 2002 – 2008 dân số của Quận xếp thứ tự từ 219.899; 228.949; 241.432;
259.160; 329.231; 362.154; 368.127 người (tốc độ gia tăng dân số thể hiện qua Hình
2.2). Việc gia tăng dân số trên địa bàn Quận chủ yếu là tăng cơ học, tỷ lệ tăng tự nhiên
ở mức thấp và có xu hướng giảm dần (từ 1,38% giảm xuống còn 1,13%), trong khi đó
tỷ lệ tăng cơ học rất cao (từ 2,5% tăng lên 6,0%) (2003). Tỷ lệ tăng dân số cơ học ở
mức cao là do những yếu tố tác động: sự bùng phát các KCN, KCX ngày càng nhiều,
sự gia tăng của các trường Đại học và sự di chuyển dân số từ nội thành ra các quận ven
và các tác nhân này hội tụ vào quận Thủ Đức làm dân số gia tăng đáng kể trong những
năm gần đây.
Việc gia tăng dân số phát sinh nhiều vấn đề nan giải như giải quyết vấn đề nhà
ở, tệ nạn xã hội, an ninh trật tự … đã tạo cho quận Thủ Đức một áp lực lớn về các vấn
đề này.

13


Hình 2.2. Biểu Đồ Gia Tăng Dân Số Quận Thủ Đức qua Các Năm
400000
350000
300000
250000
200000

150000
100000
50000
0
2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Nguồn tin: UBND quận Thủ Đức

b) Hoạt động kinh tế
Sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
Tháng 12/2008: Tổng giá trị sản lượng ngành CN-TTCN ước tính là
221.228.000 (đơn vị tính 1000đ, giá CĐ 94); đạt 103,29% so với tháng 12/2007. Trong
đó, các C.ty- DNTN đạt 206.787.000 và hộ TTCN đạt 14.441.000(đơn vị tính 1000đ,
giá CĐ 94). Tổng giá trị sản lượng ngành CN-TTCN năm 2008 được thể hiện qua
bảng 2.3.
Bảng 2.3: Tổng Giá Trị Sản Lượng Ngành CN-TTCN Năm 2008
ĐVT: 1000đ
Năm


12/2008

2008

DN ngoài quốc doanh

221.228.000

2.689.250.000

C.ty- DNTN

206.787.000

2.517.309.000

Hộ TTCN

14.441.000

171.941.000

Nguồn: Báo cáo KT- XH quận Thủ Đức,2008
Trong năm 2008: Tổng giá trị sản lượng ngành CN-TTCN ước thực hiện là
2.689.250.000 (đơn vị tính 1000đ, giá CĐ 94) đạt 102,88% so với cùng kỳ 2007; đạt
94,36% so với kế hoạch (Kế hoạch 2850 tỷ). Nguyên nhân chính là do tình hình lạm
14



phát tăng, lãi suất ngân hàng tăng cao nên các đơn vị gặp nhiều khó khăn về vốn và thị
trường
Nhìn chung, hoạt động của các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh tương đối ổn
định và có chiều hướng phát triển. Một số ngành có giá trị sản lượng tăng so với cùng
kỳ năm 2007 như:Ngành dệt tăng: 33,04%; Ngành may tăng: 15,96%; Túi xách, va li
da tăng: 43,71%; Ngành chế biến gỗ tăng: 86,19%; Ngành SX giấy tăng: 16,45%;
Ngành SX-SP từ cao su tăng: 11,24%; Ngành SX hóa chất và SX từ hóa chất tăng:
67,51%; Ngành SX-SP từ kim loại tăng: 24,73%và ngành SX-SP từ gỗ tăng: 29,56%.
Song cũng có ngành giảm so với cùng kỳ năm 2007: Ngành SX thực phẩm và thức
uống giảm: 28,44%
Giá trị sản xuất công nghiệp của Quận tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp
chế biến.Cụ thể, ngành SX-SP từ kim loại đạt 31.215 triệu đồng, ngành SX giấy
17.889 triệu đồng. Bên cạnh đó, một số ngành đóng góp vào tổng giá trị sản lượng
thấp như ngành CN chế biến gỗ đạt 455 triệu đồng, ngành SX-SP từ cao su 4,99 triệu
đồng.
Giá trị sản xuất CN – TTCN năm 2008 thể hiện qua Bảng 2.4.

15


×