Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.94 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY
CAO SU ĐỒNG NAI

VÕ THỊ BÍCH THẢO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế Toán Tiền Lương và
Các Khoản Trích Theo Lương tại Công Ty Cao Su Đồng Nai”, do Võ Thị Bích Thảo,
sinh viên khóa 31, ngành Kế Toán, khoa Kinh Tế, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày

.

NGUYỄN THỊ MINH ĐỨC
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng



năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

tháng

năm 2009

tháng

năm 2009


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến với gia đình, đặc biệt là ba
mẹ, những người đã sinh ra và nuôi dưỡng con nên người, luôn luôn bên cạnh giúp đỡ
con cả về vật chất lẫn tinh thần để con vững vàng bước đi trên con đường học vấn
ngày hôm nay.
Xin gởi lời cám ơn chân thành đến quý thầy cô khoa Kinh Tế nói riêng và quý
thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh nói chung đã tận tâm
truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt bốn năm học.
Thầy cô đã tạo mọi điều kiện để chúng em học tập và nghiên cứu, phát huy khả năng
tư duy, nắm vững kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức xã hội.

Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Minh Đức, một người cô tận tụy hết
lòng vì sinh viên. Đặc biệt, cô đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn cho em hoàn thành
luận văn này.
Em xin cảm ơn Ban Lãnh Đạo Công ty Cao su Đồng Nai các anh chị phòng kế
toán, đã hết lòng chỉ dẫn và tạo điều kiện cho em học hỏi kinh nghiệm trong suốt thời
gian thực tập đề tài. Đặc biệt em xin chân thành cám ơn chị Quỳnh Tiên người trực
tiếp hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ và cung cấp số liệu để em hoàn thành đề tài này.
Cuối cùng xin cảm ơn tất cả người thân, bạn bè những người luôn bên cạnh
giúp đỡ, chia sẻ buồn vui cùng em trong suốt bốn năm đại học.
Xin chân thành cảm ơn!
Kính bút
Võ Thị Bích Thảo


NỘI DUNG TÓM TẮT
VÕ THỊ BÍCH THẢO. Tháng 06 năm 2009. “Kế Toán Tiền Lương Và Các
Khoản Trích Theo Lương Tại Công Ty Cao Su Đồng Nai, Xã Xuân Lập, Thị Xã
Long Khánh, Tỉnh Đồng Nai”.
VO THI BICH THAO. June 2009. “Salary Accounting and Items Deducted
from Salary at Dong Nai Rubber Company, Xuan Lap Commune, Long Khanh
Town, Dong Nai Province”.
Đề tài tìm hiểu về Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty
Cao su Đồng Nai thông qua hình thức sổ kế toán và các chứng từ lao động tiền lương
được áp dụng tại đơn vị như:
Bảng chấm công
Bảng thanh toán tiền lương
Phiếu nghỉ hưởng BHXH
Và các tài liệu khác có liên quan đến phần hành này.
Căn cứ theo các quy định của chế độ kế toán hiện hành ở nước ta và từ công tác
kế toán thực tế tại đơn vị để đưa ra nhận xét, có thể đề xuất một số biện pháp đưa công

tác Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại đơn vị được thực hiện đúng
theo quy định của chế độ kế toán hiện hành. Góp phần hoàn thiện hơn công tác kế toán
nói chung tại Công ty, và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tiền lương tại đây.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

viii

DANH MỤC PHỤ LỤC

ix

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Phạm vi thời gian

2

1.3.2. Phạm vi không gian

2

1.4. Sơ lược về cấu trúc luận văn

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

3

2.1. Đặc điểm tổng quát về Công ty Cao su Đồng Nai

3

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty


3

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Cao su Đồng Nai

5

2.1.3. Quy mô hoạt động của Công ty

6

2.1.4. Quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất mủ cao su

7

2.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty Cao su Đồng Nai
2.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban Công ty
2.3. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty

8
8
10
14

2.3.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán

14

2.3.2. Nhiệm vụ, chức năng các bộ phận kế toán


15

2.4. Chế độ kế toán áp dụng

17

2.5. Hình thức ghi sổ kế toán

17

CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

20
20

v


3.1.1. Khái niệm, ý nghĩa kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
trong sản xuất kinh doanh

20

3.1.2. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

21

3.1.3. Các hình thức tiền lương, quỹ tiền lương


22

3.1.4. Hạch toán lao động

25

3.1.5. Các hình thức tiền thưởng, tiền phụ cấp

29

3.1.6. Kế toán các khoản phải trả CNV

29

3.1.7. Kế toán quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ

32

3.1.8. Kế toán quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm

34

3.2. Phương pháp nghiên cứu

35

3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

35


3.2.2. Phương pháp mô tả

35

3.2.3. Phương pháp so sánh

35

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Những vấn đề chung về lao động tại Công ty Cao su Đồng Nai

36
36

4.1.1. Tình hình lao động

36

4.1.2. Định mức lao động tại các Nông trường

37

4.1.3. Hạch toán lao động

39

4.1.4. Chế độ - quy định chung liên quan đến thu nhập người lao động
40


trong Công ty
4.2. Tiền lương và hình thức trả lương

41

4.3. Phân phối quỹ lương tại Công ty

42

4.4. Kế toán lương

44

4.4.1. Lương theo sản phẩm

50

4.4.2. Trả lương bổ sung

54

4.4.3. Lương theo thời gian

55

4.4.4. Tiền phụ cấp

65

4.5. Kế toán các khoản trích theo lương


67

4.5.1. Bảo hiểm xã hội

67

4.5.2. Bảo hiểm y tế

69

4.5.3. Kinh phí công đoàn

71
vi


4.6. Kế toán BHXH trả thay lương

73

4.6.1. Trợ cấp ốm đau

73

4.6.2. Trợ cấp thai sản

75

4.6.3. Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp


77

4.6.4. Chế độ hưu trí

77

4.7. Kế toán quỹ dự phòng trợ cấp mất việc

78

4.8. Kế toán trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân

78

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

79

5.1. Kết luận

79

5.1.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh

79

5.1.2. Cách thức chi trả lương

80


5.1.3. Công tác kế toán

81

5.2. Đề nghị

81

TÀI LIỆU THAM KHẢO

82

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BTC

Bộ tài chính


CB - CNV

Cán bộ - Công nhân viên

CN

Công nhân

CNV

Công nhân viên

CPBH

Chi phí bán hàng

CPQLDN

Chi phí quản lý doanh nghiệp

CPNCTT

Chi phí nhân công trực tiếp

CPXSC

Chi phí sản xuất chung

CPSXKD


Chi phí sản xuất kinh doanh

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

LĐTL

Lao động tiền lương

PXSX

Phân xưởng sản xuất

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TK

Tài khoản

TKL

Tổng kết lương

TSCĐ

Tài sản cố định


XDCB

Xây dựng cơ bản

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Cơ Cấu và Phân Bổ Lực Lượng tại Công Ty Cao Su Đồng Nai

36

Bảng 4.2. Trình Độ Chuyên Môn Lao Động tại Công Ty Cao Su Đồng Nai

37

Bảng 4.3. Định Mức Lao Động Vườn Cây Khai Thác Toàn Công Ty

38

Bảng 4.4. Định Mức Lao Động Vườn Cây Khai Thác ở Nông Trường Dầu Giây

38

Bảng 4.5. Xây Dựng Kế Hoạch Sản Lượng Hàng Tháng

43


Bảng 4.6. Phân Bổ Kế Hoạch Lương Tháng 01 Năm 2009 của Nông Trường Dầu Giây

44

Bảng 4.7. Phân Hạng Hệ Số Kỹ Thuật

51

Bảng 4.8. Hệ Số Lương Cán Bộ Công Nhân Viên

56

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Công Ty Cao Su Đồng Nai

Trang
9

Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán

14

Hình 2.3. Sơ Đồ Kế Toán Theo Hình Thức Nhật Ký Chung Của Công Ty

18


Hình 3.1. Sơ Đồ Kế Toán Các Khoản Phải Trả CNV

31

Hình 3.2. Sơ Đồ Kế Toán Quỹ BHXH, BHYT và KPCĐ

34

Hình 4.1. Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Tiền Lương Nông Trường Dầu Giây

46

Hình 4.2. Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Tiền Lương Phòng Ban Công Ty

49

Hình 4.3. Sơ Đồ Phản Ánh Tiền Cơm Trưa của Nông Trường Dầu Giây tháng
66

01/2009
Hình 4.4. Sơ Đồ Phản Ánh Khoản Trích, Nộp BHXH của Công Ty

69

Hình 4.5. Sơ Đồ Phản Ánh Khoản Trích, Nộp BHYT của Công Ty

71

Hình 4.6. Sơ Đồ Phản Ánh Khoản Trích, Nộp KPCĐ của Công Ty


73

Hình 4.7. Sơ Đồ Phản Ánh Các Khoản Trợ Cấp Ốm Đau, Thai Sản

76

viii


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng phân tách lương tháng 01/1009 Nông trường Dầu Giây
Phụ lục 2: Bảng phân tách lương tháng 01/1009 Phòng ban Công ty
Phụ lục 3: Bảng phân tách BHXH 15% tháng 01/2009 Nông trường Dầu Giây
Phụ lục 4: Bảng phân tách BHXH 15% tháng 01/2009 Phòng ban Công ty
Phụ lục 5: Bảng phân tách BHYT 2% tháng 01/2009 Nông trường Dầu Giây
Phụ lục 6: Bảng phân tách BHYT 2% tháng 01/2009 Phòng ban Công ty
Phụ lục 7: Danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ ốm đau tháng 01/2009
Nông trường Dầu Giây
Phụ lục 8: Danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ thai sản tháng 01/2009
Nông trường Dầu Giây
Phụ lục 9: Bảng tổng hợp chi trả tiền cơm trưa tháng 01/2009 Nông trường Dầu Giây
Phụ lục 10: Bảng chiết tính tiền dao giỏ, dụng cụ, xe đạp tháng 01/2009 Nông trường
Dầu Giây
Phụ lục 11: Bảng tổng kết tiền độc hại bằng hiện vật tháng 01/2009 Nông trường Dầu Giây
Phụ lục 12: Bảng tổng hợp chi trả tiền vệ sinh nữ tháng 01/2009 Nông trường Dầu Giây
Phụ lục 13: Bảng tổng hợp chi trả tiền lương làm thêm ngày chủ nhật tháng 01/2009
Nông trường Dầu Giây

ix



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong một chế độ xã hội việc sáng tạo ra của cải vật chất không thể tách rời
khỏi lao động, lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là điều kiện đầu tiên, cần thiết cho sự
tồn tại của xã hội. Xã hội càng phát triển, tính chất quyết định của lao động con người
đối với quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội càng biểu hiện rõ rệt.
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của chi phí lao động mà doanh nghiệp trả cho
người lao động tương ứng với thời gian, chất lượng và thành quả lao động mà họ đã
cống hiến. Tiền lương là nguồn thu nhập chính của người lao động. Ngoài ra, người
lao động còn được hưởng các khoản tiền khác như: tiền thưởng, tiền phụ cấp và các
khoản bảo hiểm xã hội…
Trong nội bộ mỗi doanh nghiệp, việc tổ chức hạch toán thanh toán tiền lương
đầy đủ, hợp lý, đảm bảo quyền lợi và lợi ích cho người lao động là một trong những
yếu tố quan trọng để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, mang lại thắng lợi trong
kinh doanh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thực hiện tốt những quy định của pháp
luật về các chế độ khen thưởng, trợ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… để vừa quản
lý nguồn nhân lực vừa đảm bảo thực hiện tốt công tác kế toán tại đơn vị.
Chính vì nhận thấy tầm quan trọng của tiền lương và các khoản trích theo lương
nên em chọn đề tài “Kế Toán Tiền Lương và Các Khoản Trích Theo Lương tại
Công Ty Cao Su Đồng Nai” làm luận văn báo cáo của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực tế và mô tả lại công tác kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương tại Công ty Cao su Đồng Nai, từ đó so sánh với chế độ kế toán hiện hành
và kiến thức đã học làm cơ sở tiếp thu kinh nghiệm thực tế, đồng thời nêu nhận xét và



đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương tại đơn vị, tuân thủ đúng chế độ kế toán hiện hành, nâng cao hiệu quả
hoạt động của Công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi thời gian
Đề tài được nghiên cứu trên các chứng từ và sổ sách kế toán của Công ty liên
quan đến kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương năm 2009.
Thời gian nghiên cứu từ ngày 02/03/2009 đến ngày 02/06/2009.
1.3.2. Phạm vi không gian
Công ty Cao su Đồng Nai
Địa chỉ: xã Xuân Lập, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
1.4. Sơ lược về cấu trúc luận văn
Chương 1: Mở đầu.
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và cuối cùng là
cấu trúc của luận văn.
Chương 2: Tổng quan.
Mô tả những nét khái quát về Công ty Cao su Đồng Nai và những đặc trưng
tổng quan về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Trình bày chi tiết những vấn đề lý luận liên quan đến Kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương, giới thiệu khái quát về các phương pháp nghiên cứu mà luận
văn đang sử dụng để đạt được các mục tiêu nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Trình bày các kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu đề tài “Kế Toán Tiền
Lương và Các Khoản Trích Theo Lương tại Công Ty Cao su Đồng Nai” và thảo luận các
kết quả đạt được về mặt lý luận cũng như thực tiễn.
Chương 5: Kết luận và đề nghị.
Nêu nhận xét về tình hình tổ chức công tác kế toán, kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương tại Công ty, rút ra những ưu, nhược điểm và đề ra biện pháp
khắc phục.


2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Đặc điểm tổng quát về Công ty Cao su Đồng Nai
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
a) Lịch sử hình thành
Công ty Cao su Đồng Nai được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày
02/06/1975 trên cơ sở tiếp quản 12 đồn điền cao su thuộc 4 công ty của thực dân Pháp:
- Công ty đồn điền cao su Đồng Nai viết tắt là LCD thành lập năm 1908 gồm 3
đồn điền: Trảng Bom, Túc Trưng và Cây Gáo.
- Công ty những đồn điền Đất đỏ viết tắt là SPTR thành lập năm 1910 gồm 2
đồn điền là Bình Sơn và Cẩm Mỹ.
- Công ty đồn điền cao su Xuân Lộc viết tắt là SPHXL thành lập năm 1911,
công ty này chỉ có một đồn điền ở Hàng Gòn nay là Thị xã Long Khánh.
- Công ty đồn điền cao su Đông Dương viết tắt là SIPH thành lập năm 1935 gồm
6 đồn điền là: An Lộc, Dầu Giây, Ông Quế, Bình Ba, Bình Lộc, Long Thành.
Tổng diện tích cao su lúc tiếp quản là 21.054 ha. Trong đó vườn cây khai thác
là: 15.572 ha, hơn 70% vườn cây cao su bị già cỗi, xơ xác do thực dân Pháp ra sức
khai thác nhưng không đầu tư, mặt khác do chiến tranh tàn phá nặng nề nên năng suất
bình quân chỉ đạt 550 kg/ha/năm. Máy móc thiết bị các nhà máy quá cũ kĩ công suất
chỉ còn khoảng 50%, công nhân có 5.131 người mà chủ yếu là nữ đã lớn tuổi. Nói
chung Công ty Cao su Đồng Nai lúc đó ở trạng thái 3 kiệt: Kiệt năng lực, vườn cây
cao su kiệt, kiệt sức lao động và vật tư thiết bị.
Bước đầu hình thành gặp nhiều khó khăn nhưng được sự giúp đỡ tận tình của
lãnh đạo cao su Nam bộ, tổng cục cao su, tỉnh ủy và ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai,



cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên chức Công ty đã từng bước
khắc phục khó khăn, tồn động để đưa Công ty tiến những bước lớn như ngày nay.
b) Sự phát triển
- Qua 10 năm đầu (1975 - 1985) khôi phục, ổn định và phát triển, Công ty đã tu
bổ, phục hồi lại 21.000 ha vườn cây không cho mủ mà thực dân Pháp để lại, trồng mới
thêm 31.000 ha, đưa tổng diện tích vườn cây của Công ty lên 55.781 ha. So với diện
tích thực dân Pháp trồng trong 68 năm ở các đồn điền trên đất Đồng Nai, diện tích cao
su của Công ty gấp 1,5 lần.
- Từ năm 1976 - 1985 Công ty đã thành lập thêm 6 nông trường với mô hình
“vùng kinh tế mới”, chuyên canh cây công nghiệp cao su đạt kết quả cao. Trong vòng
10 năm, Công ty Cao su Đồng Nai đã sản xuất được 192.000 tấn mủ cao su chiếm trên
50% tổng sản lượng của toàn ngành.
- Tháng 8/1994 Công ty Cao su Đồng Nai tách 4 nông trường Hòa Bình, Bình
Ba, Xà Bang và Cù Bị có tổng diện tích 13.599 ha cao su để bào giao cho Tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu thành lập Công ty Cao su Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Hiện nay Công ty chỉ còn 13 nông trường trực thuộc, có 14.535 lao động biên
chế ở 13 nông trường, quản lý tổng diện tích 36.662 ha, trong đó diện tích vườn cây
khai thác là 30.839 ha, diện tích vườn cây xây dựng cơ bản là 5.823 ha; Có 2 xí
nghiệp, 1 trung tâm văn hóa, 1 bệnh viện và 9 phòng ban chức năng.
- Từ năng suất 550 kg/ha khi mới tiếp quản đến nay năng suất đã là 1.752 kg/ha
với sản lượng khai thác theo kế hoạch là 52.000 tấn/năm, thực tế đạt 52.035 tấn vượt
chỉ tiêu 35 tấn; năng suất theo kế hoạch là 1.715 kg/ha/năm, thực tế đạt 1.752
kg/ha/năm tỷ lệ 102% so với kế hoạch.
- Đạt được kết quả trên là nhờ Công ty thực hiện nghiên cứu thử nghiệm phân
bón theo tiêu chuẩn chuẩn đoán dinh dưỡng, thay đổi cách bón phân và áp dụng trồng
thảm phủ họ đậu chống xói mòn lô cao su. Chủ động đầu tư vườn cây giống có năng
suất cao như giống: IRIV, PB255, PB260, VM515. Đồng thời nâng cấp các nhà máy
chế biến mủ nâng tổng công suất thiết kế lên trên 50.000 tấn/năm.
- Công ty Cao su Đồng Nai là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Tập

Đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo Luật
Doanh Nghiệp, tự chịu trách nhiệm về kết quả tài chính.
4


Tên giao dịch CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI
DONG NAI RUBBER COMPANY viết tắt DONARUCO
Địa chỉ: Xã Xuân Lập - Thị Xã Long Khánh - Tỉnh Đồng Nai.
Email:
Website: www.donaruco.com
Văn phòng đại diện tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 39 Bến Vân Đồn – Quận 4 – TPHCM.
Điện thoại: 08.9400345 , Fax 08.9400874.
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Cao su Đồng Nai
a) Chức năng
Công ty Cao su Đồng Nai là một Doanh Nghiệp Nhà Nước trực thuộc Tập
Đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có chức năng chính là:
- Trồng trọt, chăm sóc và khai thác mủ cao su thiên nhiên
- Chế biến, kinh doanh các loại cao su thiên nhiên đạt tiêu chuẩn Việt Nam và
tiêu chuẩn Quốc tế.
- Được phép tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.
- Sản xuất các sản phẩm bằng nhựa PE.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng, cụm dân cư, kinh doanh địa ốc.
- Xây dựng dân dụng công nghiệp và giao thông, xây lắp thủy lợi.
- Dịch vụ vận tải hàng hóa.
b) Nhiệm vụ của Công ty
- Nhiệm vụ chính của Công ty Cao su Đồng Nai là trồng và khai thác sản phẩm
mủ cao su thiên nhiên để chế biến thành các loại sản phẩm như: Mủ cao su Latex,
SVR CV50, SVR CV60, SVR 3L, SVR 5, SVR 10, SVR20, CV10, CV20.
- Công ty Cao su Đồng Nai là thành viên của Tập Đoàn Công nghiệp cao su

Việt Nam có nhiệm vụ hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của Tập Đoàn, xây dựng Công ty
theo phương châm: “Công nhân cao su giàu, Công ty cao su mạnh” góp phần đưa
ngành cao su Việt Nam phát triển vững mạnh, tạo thế đứng vững chắc trên thị trường
tiêu thụ nội địa và thế giới. Góp phần quan trọng vào chỉ tiêu xuất khẩu của ngành.
- Bảo toàn và phát triển nguồn vốn của Nhà Nước.

5


c) Nhiệm vụ của Nông trường và Xí nghiệp chế biến
- Nông trường chịu trách nhiệm trồng mới, chăm sóc và khai thác mủ theo kế
hoạch của Công ty.
- Nhiệm vụ của các nhà máy là chế biến ra các loại sản phẩm cao su sơ chế,
nguyên liệu nhà máy do Công ty phân bổ.
- Các chi phí sản xuất của Nông trường và Nhà máy do Công ty cung cấp theo
yêu cầu phát sinh thực tế. Nhiệm vụ của các đơn vị này là tập hợp các chứng từ ban
đầu gởi về phòng kế toán của Công ty để hạch toán. Nông trường và Nhà máy chính là
hai giai đoạn trực tiếp sản xuất của Công ty.
Ngoài nhiệm vụ chính đã nêu trên Công ty còn tổ chức kinh doanh ngoài ngành
do Công ty đầu tư:
+ Khu biệt thự Long An, khu dân cư Suối Tre, xóm Hố, Thống Nhất, Tam
Phước, Trảng Bom, Cẩm Mỹ, Lộc An.
+ Trung tâm thương mại dịch vụ Long Thành, Trảng Bom.
+ Nhà máy chế biến gỗ.
+ Góp 1.777 ha đất xây dựng sân bay quốc tế Long Thành.
+ Đầu tư vào các công ty con, liên kết như: Công ty cổ phần cao su Hàng Gòn,
Công ty cổ phần dịch vụ du lịch cao su Đồng Nai, Công ty cổ phần cao su Bảo Lâm,
Công ty cổ phần khu công nghiệp Long Khánh, Công ty cổ phần cao su Sơn La…
2.1.3. Quy mô hoạt động của Công ty
- Công ty Cao su Đồng Nai là Doanh nghiệp 100% vốn Nhà Nước, trực thuộc Tập

Đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam được thành lập theo quyết định số 149/NN/TCCB/QĐ
ngày 04 tháng 03 năm 1993 của Bộ Trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Công ty có 13 nông trường trực thuộc nằm trên địa bàn 6 huyện và một thị xã
thuộc tỉnh Đồng Nai, Công ty quản lý và sử dụng tổng diện tích đất là 35.820,55 ha,
trong đó diện tích đất sản xuất kinh doanh là 28.966,13 ha, đất tái canh trồng mới là
4.964,99 ha. Công ty tổ chức sản xuất theo mô hình khép kín từ khâu khai thác nguyên
liệu mủ cao su ngoài vườn cây đưa về nhà máy sơ chế thành sản phẩm cao su các loại
và bán thành phẩm mủ cao su.
- Khai thác mủ cao su theo mùa vụ từ tháng 3 đến tháng 1 năm sau, cạo mủ theo
lịch quy định còn gọi là cạo luân phiên. Có 3 phiên cạo là A, B, C.
6


- Công ty có 4 nhà máy chế biến mủ cao su làm việc liên tục 24/24 giờ trong
ngày, được chia làm 3 ca sản xuất :
Ca 1: làm việc từ 5 giờ đến 13 giờ.
Ca 2: làm việc từ 13 giờ đến 21 giờ.
Ca 3: làm việc từ 21 giờ đến 5 giờ.
- Riêng hành chính thì giờ làm việc: Sáng từ 6h30 đến 11h30.
Chiều từ 13h30 đến 16h30.
- Tổng công suất thiết kế của 4 nhà máy chế biến mủ là 52.000 tấn /năm, tổng
diện tích đất sử dụng của 4 nhà máy chế biến mủ là 22.967,54m2 cụ thể:
+ Nhà máy Cẩm Mỹ công suất: 12.000 tấn/năm, diện tích sử dụng 31.976,6m2.
+ Nhà máy An Lộc công suất: 12.000 tấn/năm, diện tích sử dụng 39.445,3m2.
+ Nhà máy Xuân Lập công suất: 14.000 tấn/năm, diện tích 98.614,5m2.
+ Nhà máy Long Thành công suất: 14.000 tấn/năm, diện tích 59.629m2.
2.1.4. Quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất mủ cao su
Quy trình công nghệ tổ chức sản xuất cao su tại Công ty có thể chia làm 2 giai
đoạn riêng biệt:
a) Quy trình khai thác mủ nước

Công nhân khai thác mủ ở các nông trường trước khi cạo phải bóc mủ dây, mủ
chén, sửa kiềng chén máng, lau sạch chén và úp lên kiềng. Thực hiện cạo xong ngửa
chén hứng mủ và tiếp tục qua cạo cây khác. Đối với giống cây mủ mau đông sau khi
cạo xong nhỏ vào chén 3 - 5 giọt ammoniac nồng độ 3 - 5% chống đông mủ. Sau khi
cạo hết phần cây thì tiến hành trút mủ đưa về trạm giao tổ trưởng cân đo số lượng mủ
nước, mủ tạp của từng phần cây sau đó tập trung đưa lên xe giao về nhà máy.
b) Quy trình chế biến mủ
Nguyên liệu chính của nhà máy là mủ nước, mủ tạp từ các nông trường đưa về,
trong đó mủ nước chiếm tỷ lệ 80 - 90%. Mủ nước sau khi đưa về nhà máy được xử lý
hóa chất đánh đông trên các mương. Qua thời gian đông tụ từ 8 giờ trở lên mương mủ
được cán, băm nhuyễn thành cốm và đưa vào lò xông sấy với nhiệt độ từ 110 - 1200C.
Sau đó mủ ra lò được cân ép bành, đóng gói bao bì thành phẩm với các chủng loại mủ:
SVR CV50-60, SVR5, SVR10, SVR 10CV…

7


Để đáp ứng tốt quy trình sơ chế mủ, Công ty đề ra các biện pháp nhằm nâng
cao chất lượng sản phẩm cụ thể: Đối với vườn cây thì áp dụng nghiêm ngặt quy trình
khai thác mủ, chất lượng mủ phải được nghiệm thu đo DRC để phân loại (Latex loại 1,
loại 2; mủ nước loại 1, loại 2; mủ đông loại 1, loại 2; mủ chén, mủ tạp…). Đối với nhà
máy áp dụng đúng quy trình sơ chế mủ. Ngoài ra, Công ty còn thành lập 2 phòng thí
nghiệm kiểm tra chất lượng cao su khối (SVR) và mủ ly tâm (Latex).
2.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty Cao su Đồng Nai
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh,
bộ máy quản lý của Công ty đã có nhiều lần củng cố đổi mới theo hướng ngày càng
hoàn thiện và đạt hiệu quả trong công tác quản lý. Trong tương lai Công ty sẽ có
những bước chuyển biến theo xu hướng ngày càng gọn nhẹ nhằm phát huy nâng cao
năng lực quản lý.
2.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty


8


Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Công Ty Cao Su Đồng Nai
GIÁM ĐỐC CÔNG TY

PHÓ GIÁM ĐỐC

NT CẨM MỸ

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG XUẤT NHẬP
KHẨU

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG HÀNH
CHÁNH
PHÒNG TỔ CHỨC

NT CẨM ĐƯỜNG

PHÒNG KHVT
NT ÔNG QUẾ
PHÒNG TCKT

NT HÀNG GÒN


PHÒNG KTCS
NT AN LỘC
PHÒNG TT - BV - QS
NT BÌNH LỘC
PHÒNG QLCL

NT TÚC TRƯNG

PHÒNG XDCB
NT DẦU GIÂY
BỆNH VIỆN CTY
NT TRẢNG BOM
TRUNG TÂM VĂN HÓA
NT AN VIỄN

NHÀ MÁY CẨM MỸ

NT BÌNH SƠN

NHÀ MÁY AN LỘC

KHÁCH SẠN ĐÀ LẠT

XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN
NT LONG
THÀNH

NT THÁI HIỆP THÀNH

NHÀ MÁY XUÂN LẬP

XÍ NGHIỆP VẬN TẢI
NHÀ MÁY LONG THÀNH

Nguồn tin: Phòng Tổ Chức Lao Động

9


2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban Công ty
Hiện nay bộ máy quản lý và các phòng ban nghiệp vụ trong Công ty tương đối
phù hợp như sau:
- Ban Lãnh Đạo
Giám đốc: là người đại diện toàn quyền Công ty, Giám đốc là người chỉ đạo cao
nhất mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty trên cơ sở Luật Doanh nghiệp nhà
nước quy định.
Phó giám đốc: hỗ trợ, tham mưu cho Giám đốc về các mặt kinh doanh, sản
xuất, kỹ thuật, phụ trách quản lý, chỉ đạo các phòng ban, các phân xưởng và chịu trách
nhiệm trước Giám đốc về những hoạt động đó.
- Phòng Hành Chính Quản Trị
Phân tích tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty giúp
Giám đốc Công ty điều hành chặt chẽ trong công tác lãnh đạo, quản lý công tác hành
chính. Đảm bảo quản trị, xử lý công tác đối nội, đối ngoại và lịch trình công tác của
Ban giám đốc Công ty.
Tổ chức các cuộc hội nghị do Ban giám đốc Công ty triệu tập. Tổ chức tiếp đón
các đoàn khách đến tham quan và làm việc, quản lý nhà khách, hội trường, bố trí ăn ở
cho các đoàn khách.
- Phòng Tổ Chức Lao Động
Nghiên cứu xây dựng các đề án tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất.
Sắp xếp, bố trí và phân cấp quản lý cán bộ phù hợp với từng thời kì. Khảo sát trình độ
chuyên môn, kỹ thuật của cán bộ công nhân viên trong công ty, hàng năm phân tích

đánh giá để có hướng đào tạo phù hợp.
Cân đối xây dựng kế hoạch lao động tiền lương, bố trí cơ cấu tiền lương trên cơ
sở giá thành và giá bán nhằm kích thích nâng cao năng suất lao động. Xây dựng kế
hoạch an toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động, bồi dưỡng độc hại, hướng dẫn và
thực hiện các chế độ chính sách tiền lương cho người lao động.
- Phòng Kế Hoạch Vật Tư
Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng và kiểm tra việc
thực hiện kế hoạch sản xuất, kế hoạch giá thành sản phẩm, phối hợp cùng các phòng

10


ban chức năng xây dựng kế hoạch khai thác, chế biến và tiêu thụ mủ cao su. Kiểm tra
theo dõi tình hình xử lý nước thải tại các Nhà máy chế biến mủ cao su.
Lập kế hoạch mua sắm, trang cấp cho các đơn vị về vật tư hàng hóa, trang
thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, phân bón, hóa chất phục vụ cho khai thác và chế
biến mủ cao su.
- Phòng Tài Chính Kế Toán
Tham mưu cho Giám đốc Công ty và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc
Công ty về lĩnh vực tổ chức bộ máy kế toán, phân tích đánh giá tài sản và kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty. Thực hiện chức năng kế toán tài chính theo chế
độ quy định của Pháp luật.
Hạch toán chỉ tiêu giá thành sản phẩm từ khâu trồng trọt, chế biến và tiêu thụ
sản phẩm cao su, chi tiêu tài chính trong toàn Công ty. Tổ chức bộ máy kế toán để
theo dõi công nợ, đầu tư xây dựng cơ bản, tài sản cố định, vật tư, tiền mặt, thủ quỹ.
Phân tích đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh về lĩnh vực tài chính, đề xuất biện
pháp quản lý để xử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn vốn. Đảm bảo cân đối
nguồn vốn trong quá trình hoạt động của Công ty.
Thực hiện đúng quy định về các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước như thuế
giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đất và các loại thuế khác. Kiểm tra

theo chức năng các đơn vị báo sổ về công tác quản lý tài chính theo Luật định và các
quy định trong nội bộ Công ty. Chịu trách nhiệm về báo cáo tài chính và quyết toán tài
chính năm với Nhà nước và các cơ quan cấp trên.
- Phòng Kỹ Thuật Cao Su
Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác trong phạm vi, nhiệm vụ được giao,
lập các dự án kinh tế kỹ thuật và tổ chức chỉ đạo thực hiện. Nghiên cứu các đề tài khoa
học kỹ thuật chuyên ngành và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tổ
chức, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn các Nông trường thực hiện
đúng quy trình kỹ thuật.
- Phòng Thanh Tra - Bảo Vệ - Quân Sự
Phối hợp cùng với địa phương trên địa bàn nhằm bảo vệ tốt an ninh, chính trị, trật
tự an toàn xã hội. Thiết lập công tác phòng cháy chữa cháy đảm bảo an toàn để sản xuất.

11


Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện trong lĩnh vực thanh tra - pháp chế bảo vệ - quân sự. Trực tiếp tham gia thu thập chứng từ, hồ sơ liên quan đến vụ việc,
thanh tra, phân tích đánh giá và đề xuất các phương án xử lý thích hợp, giải quyết các
đơn thư khiếu nại tố cáo.
- Phòng Quản Lý Chất Lượng
Nghiên cứu cải tiến sản xuất, hệ thống quản lý chất lượng theo đúng tiêu chuẩn
ISO 9001 phiên bản 2000 từ vườn cây về nhà máy, kể cả bao bì đóng gói cho đến lúc
tiêu thụ sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng.
Kiểm tra giám sát việc chấp hành quy trình công nghệ trong quá trình sản xuất,
kiểm tra phân hạng thành phẩm trên cơ sở đo đạc và kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng của
từng lô thành phẩm, cấp chứng chỉ kiểm phẩm cho các lô hàng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Phòng Xuất Nhập Khẩu
Quản lý và theo dõi các phương thức thanh toán các hợp đồng xuất nhập khẩu,
hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu. Tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
trong và ngoài nước. Phối hợp cùng các phòng ban chức năng trong việc tiêu thụ sản

phẩm như đơn đặt hàng và nhận hàng theo đúng mẫu mã, quy cách, phẩm chất, số
lượng và thời gian theo yêu cầu của khách hàng đặt mua.
- Phòng Xây Dựng Cơ Bản
Tổ chức quản lý, kiểm tra trong đầu tư xây dựng cơ bản như: quản lý kỹ thuật
và tiến độ thi công, quản lý khảo sát và thiết kế, lập các dự toán công trình theo đúng
quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Theo dõi, tổng hợp báo cáo tình hình
thực hiện, chấp hành chế độ, chính sách, đơn giá khoán… từng tháng, quý, năm kịp
thời cho Ban giám đốc Công ty.
- Bệnh Viện Công Ty
Khám và điều trị bệnh cho cán bộ công nhân viên chức và gia thuộc trong toàn
bộ Công ty theo đúng chức năng phân cấp chuyên môn.
Thường xuyên tổ chức khám và điều trị cho bệnh nhân. Tổ chức phòng dịch,
tiêm chủng ngừa các dịch bệnh có thể xảy ra trên địa bàn như bệnh sốt xuất huyết,
bệnh thủy đậu…

12


- Trung Tâm Văn Hóa Suối Tre
Tổ chức, bố trí hội trường, ăn uống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty
khi Công ty tổ chức đại hội, hội nghị, học tập các chỉ thị nghị quyết. Tổ chức ăn uống,
nghỉ ngơi cho các đoàn khách đến thăm và làm việc tại Công ty theo chỉ đạo của lãnh
đạo Công ty.
- Khách Sạn Đà Lạt
Phục vụ cán bộ công nhân viên trong Công ty đến nghỉ mát, tham quan Đà Lạt
theo lịch trình tổ chức hàng năm của Công ty.
Khách sạn còn có chức năng kinh doanh dịch vụ hướng dẫn du lịch khi khách
tham quan có yêu cầu.
- Xí Nghiệp Cơ Khí Vận Tải
Dịch vụ vận tải hàng hóa, chế tạo gia công, sữa chữa thiết bị và sản phẩm cơ

khí. Thiết kế, thi công hệ thống điện sinh hoạt và công nghiệp.
Xí nghiệp có nhiệm vụ chính là vận chuyển vật tư hàng hóa từ các nhà cung cấp
về kho vật tư Công ty và chuyển giao hàng hóa về cho các nông trường theo kế hoạch
của Công ty.
- Xí Nghiệp Chế Biến
Gồm 4 nhà máy chế biến mủ cao su.
Chế biến từng chủng loại sản phẩm mủ cao su thiên nhiên theo kế hoạch sản
xuất và giao hàng cho khách hàng theo chỉ đạo của Công ty.
Tiếp nhận mủ cao su từ các nông trường đưa về, phân chất hàm lượng DRC
trước khi đưa vào sản xuất chế biến theo từng chủng loại mủ, đảm bảo đúng tiêu chuẩn
kỹ thuật, đúng quy cách, đúng chất lượng theo quy định của ISO 9001 - 2000.
- Các Nông Trường Trực Thuộc
Gồm 13 nông trường
Tái canh, trồng mới, chăm sóc và tổ chức khai thác sản lượng mủ cao su giao về
các nhà máy chế biến mủ theo kế hoạch của Công ty giao.
Tổ chức thu gom mủ dăm dây, mủ tạp giao về nhà máy chế biến để sản xuất chế
biến thành phẩm.

13


2.3. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
2.3.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
a) Hình thức tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức thành một hệ thống kế toán gọi là
Phòng tài chính kế toán chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty, đồng thời
chịu sự chỉ đạo trực tiếp về nghiệp vụ chuyên môn của kế toán trưởng. Tổng số cán bộ
công nhân viên gồm 20 người, được tổ chức hoạt động như sau:
Kế toán trưởng (trưởng phòng): 1 người
Kế toán tổng hợp (phó phòng): 2 người

Kế toán thanh toán
Kế toán TSCĐ, XDCB, sữa chữa TSCĐ
Kế toán công nợ
Kế toán tiêu thụ
Kế toán vật tư
Thủ quỹ
b) Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán
Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Kế
toán
thanh
toán

Kế
toán
TSCĐ
XDCB

Kế
toán
tiền
lương
BHXH

Kế toán tổng hợp


Kế
toán
công
nợ

Kế
toán
tiêu
thụ

Kế
toán
vật tư

Thủ
quỹ

Kế toán các đơn vị trực thuộc
(không tổ chức kế toán riêng)
Nguồn tin: Phòng Tài Chính Kế Toán
14


×