Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU NHÂN ĐIỀU TẠI CÔNG TY DONAFOODS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (736.99 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU
NHÂN ĐIỀU TẠI CÔNG TY DONAFOODS

VŨ HOÀNG LONG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận "GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ XUẤT KHẨU NHÂN ĐIỀU TẠI CÔNG TY DONAFOODS", do VŨ HOÀNG
LONG, sinh viên khóa 31, ngành quản trị kinh doanh thương mại đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày ………

ThS LÊ THÀNH HƯNG
Người hướng dẫn

ngày…… tháng….. năm 2009

Chủ Tịch Hội Đồng chấm thi

Thư Ký Hội Đồng chấm thi



Ngày.... tháng ....năm 2009

Ngày…. tháng …..năm 2009

ii


LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả như ngày hôm nay, con xin bày tỏ lòng thành kính đến ba
mẹ, người đã sinh thành ra con, nuôi dưỡng con nên người, đã cho con có một gia đình
hạnh phúc, ba mẹ luôn là điểm tựa vững chắc cho con tiếp tục bước vào đời.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và thầy cô khoa Kinh Tế Trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt
thời gian học tập ở trường.
Tôi xin chân thành cám ơn thầy Lê Thành Hưng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám đốc công ty Donafoods đã nhận tôi
vào thực tập và tận tình hướng dẫn, giải thích những thắc mắc của công ty để tôi hiểu
rõ hơn về công ty. Cám ơn các cô, chú, anh, chị trong phòng Kế Hoạch Thị Trường đã
nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi đi đúng hướng đề tài.
Xin chân thành cám ơn các bạn của tôi đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt
quãng đời sinh viên. Quãng đời sinh viên đã cho tôi những năm tháng thật đẹp.
Xin chân thành cám ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 06 năm 2009
VŨ HOÀNG LONG

iii



NỘI DUNG TÓM TẮT
VŨ HOÀNG LONG. Tháng 6 năm 2009. "GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ XUẤT KHẨU NHÂN ĐIỀU TẠI CÔNG TY DONAFOODS "
VU HOANG LONG. May 2009. “Solutions For Raising Effect Of Cashew
Export At Donafoods Company”
Ngành điều nước ta đang có triển vọng phát triển rất lớn vì nước ta là nước xuất khẩu
điều lớn nhất thế giới. Để đạt được kết quả đó các doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh
vực nông sản điều đã phải tạo ra một thế cạnh tranh với các doanh nghiệp kinh doanh
cùng lĩnh vực ở nước ngoài. Với mong muốn tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
xuất khẩu nhân điều trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay để công ty
Donafoods ngày một pháp triển và lớn mạnh hơn. Khóa luận tìm hiểu về các hoạt động
xuất khẩu của công ty qua các năm 2006, 2007, 2008, phân tích tình hình xuất khẩu ở
các thị trường xuất khẩu trọng điểm, cũng như tìm hiểu các điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội và thách thức của công ty. Trên cơ sở đó khóa luận đề ra các giải pháp nhằm củng
cố và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty.
Kết quả nghiên cứu cho thấy công ty Donafoods đã đạt được nhiều thành tựu đáng
khích lệ trong những năm qua đó là công ty đã vượt qua sự lỗ lã trong năm 2006 để
kinh doanh có hiệu quả hơn trong năm 2007 và 2008, kim ngạch xuất khẩu không
ngừng tăng lên. Tuy nhiên cũng còn nhiều hạn chế tồn tại cần phải khắc phục để công
ty có thể tồn tại và phát triển trong bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn như hiện nay.

iv


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC VIẾT TẮT

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH

x

DANH MỤC PHỤ LỤC

xi

CHƯƠNG 1

1

MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung


2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc luận văn

3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

4

2.1. Giới thiệu về công ty

4

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty

4

2.1.2. Vị trí địa lí và loại hình doanh nghiệp

6


2.1.3. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh

6

2.1.4. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ

7

2.1.5. Chức năng và nhiệm vụ của công ty

7

2.2. Tổ chức bộ máy quản lí

8

2.2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty

8

2.2.2. Sơ đồ tổ chức của công ty

9

2.2.3. Chức năng các phòng ban

11

2.3. Khái quát tình hình máy móc trang thiết bị, cơ cấu nguồn vốn, nguồn lao động,
tình hình kinh doanh của công ty năm 2006, 2007, 2008


13

2.3.1. Máy móc trang thiết bị

13

2.3.2. Nguồn vốn đầu tư của công ty

14

2.3.3. Nguồn lao động

15
v


CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát về xuất khẩu.

16
16

3.1.1. Khái niệm xuất khẩu:

16

3.1.2. Vai trò và nhiệm vụ của xuất khẩu

16


3.1.3. Ý nghĩa của xuất khẩu

16

3.1.4. Nghĩa vụ của nhà xuất khẩu

17

3.1.5. Kênh phân phối

17

3.1.6. Marketing quốc tế

17

3.1.7. Chất lượng sản phẩm

18

3.1.8. Các tỷ số tài chính

19

3.2. Phương pháp nghiên cứu

22

3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu


22

3.2.2. Phương pháp so sánh

22

3.2.3. Phương pháp xây dựng ma trận SWOT

22

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

23

4.1. Tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi của ngành điều của công ty

23

4.1.1. Tổng quan về tình hình xuất khẩu nhân điều của Việt Nam

23

4.1.2. Tình hình nguyên liệu

24

4.2. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2006, 2007,
25


2008
4.2.3. Giá thu mua

29

4.3. Phân tích tình hình xuất khẩu các sản phẩm từ hạt điều.

31

4.3.1. Tổ chức hoạt động Marketing của công ty

31

4.3.2.Công tác nghiên cứu thị trường và thị trường tiêu thụ của công ty

32

4.3.3 Phân tích tình hình xuất khẩu ở từng thị trường:

37

4.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của công ty

43

4.4.1. Bối cảnh kinh tế toàn cầu

43

4.4.2. Bối cảnh kinh tế trong nước


44

4.3. Đối thủ cạnh tranh

45

4.4.4. Môi trường bên trong công ty

49

4.4.5. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong xuất khẩu nông sản.

50

vi


4.4.6. Mô hình ma trận SWOT của công ty
4.5. Giải pháp để nâng cao hiệu quả xuất khẩu nhân điều

51
56

4.5.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

56

4.5.2. Giải pháp thực tiễn


57

4.5.3. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường

62

CHƯƠNG 5

68

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

68

5.1. Kết luận

68

5.2. Kiến nghị

70

5.2.1. Đối với công ty

70

5.2.2. Đối với nhà nước

70


TÀI LIỆU THAM KHẢO

71

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC VIẾT TẮT
CBXNKNSTP

Chế biến xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm

ĐN

Đồng Nai

ĐVT

Đơn vị tính

GAP

Qui trình nông nghiệp an toàn (Good Agricultural

Practices)
GMP

Hệ thống thực hành sản xuất tốt (Good Manufacturing


Practices)
HACCP

Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn

(Haza Analysis Crtical Control Points)
BRC

Hệ thống tiêu chuẩn toàn cầu của Anh quốc (British Retail

Consortium)
KH – TT

Kế hoạch thị trường

KNXK

Kim ngạch xuất khẩu

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

QĐUBT

Quyết định ủy ban tỉnh

QĐBNN & KHCN Quyết định bộ nông nghiệp và khoa học công nghệ
TTTH


Tính toán tổng hợp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

WTO

Tổ chức thương mại thế giới (Word Trade Organization)

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1

Giá Trị Tài Sản của Công Ty Qua Các Năm

14

Bảng 2.2


Nguồn Vốn Đầu Tư của Công Ty Qua Các Năm

15

Bảng 4.1

Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Trong Năm 2006, 2007,

2008

25

Bảng 4.2

Các Tỷ Số Tài Chính Của Công Ty Trong Năm 2006, 2007, 2008

26

Bảng 4.3

Các Vùng Trồng Điều Trọng Điểm Của Tỉnh Đồng Nai

30

Bảng 4.4

Tình Hình Nhập Khẩu Nguyên Liệu Điều Thô của Công Ty Donafoods
31


Bảng 4.5

Giá Thu Mua Nguyên Liệu Trong Nước của Công Ty Qua Các Năm 32

Bảng 4.6

Giá Nhập Khẩu Điều Thô của Công Ty Qua Các Năm

33

Bảng 4.7

Thị Trường Tiêu Thụ Nhân Điều Của Donafoods Năm 2006

36

Bảng 4..8

Thị Trường Tiêu Thụ Dầu Điều Của Donafoods Năm 2006

36

Bảng 4.9

Thị Trường Tiêu Thụ Nhân Điều Của Donafoods năm 2007

37

Bảng 4.10


Thị Trường Tiêu Thụ Dầu Điều Của Donafoods năm 2007

38

Bảng 4.11

Thị Trường Tiêu Thụ Nhân Điều Của Donafoods năm 2008

39

Bảng 4.12

Thị Trường Tiêu Thụ Dầu Điều Của Donafoods năm 2008

40

Bảng 4.13

Cơ Cấu Xuất Khẩu Sang Thị Trường Đông Âu

42

Bảng 4.14

Cơ Cấu Xuất Khẩu Sang Thị Trường Trung Quốc

43

Bảng 4.15


Cơ Cấu Xuất Khẩu Sang Thị Trường Bắc Mỹ

44

Bảng 4.16

Cơ Cấu Xuất Khẩu Sang Thị Trường châu Úc

45

Bảng 4.17

Cơ Cấu Xuất Khẩu Sang Thị Trường Nhật

45

Bảng 4.18

Sản Lượng Nhân Điều Xuất Khẩu Nhân Điều Sang Thị Trường Truyền

Thống
Bảng 4.19

50
Kim Ngạch Xuất Khẩu Và Tỷ Trọng Của Sản Phẩm Mới của Công Ty
52

Bảng 4.21

Phân Tích Ma Trận SWOT Của Công Ty

ix

55


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1

Sơ Đồ Tổ Chức Của Công Ty Hiện Nay

10

Hình 2.2

Sơ Đồ Tổ Chức Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty

11

Hình 4.1

Sự Biến Động Giá Thu Mua Điều Qua Các Năm

32

Hình 4.2

Giá Nhập Khẩu Điều Thô Qua Các Năm

34


Hình 4.3

Thị Trường Tiêu Thụ Nhân Điều Của Công Ty Năm 2008

41

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1

Bảng Cân Đối Kế Toán

Phụ lục 2

Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh

Phụ lục 3

Báo Cáo Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Hàng Hóa

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Sau một vài năm nền kinh tế thế giới và Việt Nam phát triển nóng thì đến cuối

năm 2007 năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 nền kinh tế thế giới và Việt Nam
đã chựng lại. Bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ đã lan ra toàn thế giới
thành một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh đó hầu hết các quốc gia
đều đưa ra các biện pháp phục hồi và các gói kích thích kinh tế lớn. Tuy nhiên tất cả
còn đang chờ đợi tính hiệu quả trong thực tế.
Người dân các nước phát triển ở những trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới đều
hạn chế tiêu dùng dẫn đến cầu hàng hóa thế giới giảm sút. Điều này đã gây ra những
khó khăn to lớn cho các nền kinh tế dựa chủ yếu vào xuất khẩu như Việt Nam. Hàng
hóa thế giới sau cơn bão giá vào năm 2007 đã quay đầu giảm giá vào nửa cuối năm
2008, cùng với sự biến động tỷ giá đã gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp
Việt Nam.
Hạt điều Việt Nam hiện đang có mặt tại trên bốn mươi nước và vùng lãnh thổ.
Trong đó, thị trường Hoa kỳ đứng vị trí số một, với thị phần xuất khẩu chiếm 40%.
Thị trường Trung Quốc đứng vị trí số hai, chiếm 20% thị phần xuất khẩu. Tiếp đó là
thị trường các nước Châu Âu 20%, 10% còn lại được xuất sang Nga, Nhật Bản và khu
vực Trung Đông.(Theo số liệu thống kê của Hiệp Hội Điều Việt Nam). Từ chủ yếu
xuất khẩu hạt điều nguyên liệu, nhờ sự nỗ lực của các doanh nghiệp, cuối năm 2006
Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ, vươn lên vị trí đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt điều
qua chế biến, đưa uy tín chất lượng hạt điều lên tầm cao mới. Nâng cao giá trị hàng
nông sản, mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần ổn định giá cả, giúp bà con nông dân
trồng điều yên tâm sản xuất. Tuy nhiên cũng như các lĩnh vực khác ngành điều cũng


phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu với nhiều khó khăn về thị trường
tiêu thụ.
Công ty DONAFOODS là một trong những doanh nghiệp chế biến nhân điều hàng đầu
Việt Nam. Tuy nhiên tình hình kinh doanh xuất khẩu của công ty trong năm 2008 gặp
rất nhiều khó khăn, lợi nhuận bị giảm sút mạnh.
Được sự chấp thuận của công ty DONAFOODS và sự hướng dẫn của thầy Lê
Thành Hưng tôi thực hiện đề tài: “Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Xuất Khẩu Nhân

Điều Tại Công Ty DONAFOODS” .
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài được đặt ra nhằm mục tiêu:
- Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty, tìm hiểu những thuận lợi và khó
khăn của công ty trong thời gian qua nhằm rút ra những kinh nghiệm cũng như giải
pháp cho kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu trong những năm trong những năm tiếp
theo.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích hoạt động sản xuất trong 3 năm: 2006, 2007, 2008
- Tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi của ngành điều (khâu thu mua, vùng
nguyên liệu, chi phí sản xuất,…).
- Tìm hiểu về hoạt động xuất khẩu của công ty
- Tìm hiểu và đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến tỉnh hình xuất khẩu của
công ty.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu của công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: công ty DONAFOODS tại Biên Hòa – Đồng Nai
- Thời gian nghiên cứu: từ ngày 3/03/2009 tới ngày 3/05/2009
- Số liệu được sử dụng: Báo cáo hoạt động xuất khẩu hàng năm và báo cáo tài
chính của công ty qua 3 năm 2006, 2007, 2008.

2


1.4. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Đặt vấn đề
Trình bày lí do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, nội
dung nghiên cứu và trình bày bố cục luận văn.

Chương 2: Tổng quan
Vài nét về quá trình hình thành và phát triển công ty, chức năng nhiệm vụ
quyền hạn ngành nghề kinh doanh, cơ cấu bộ máy quản lí và sản xuất của công ty,
khái quát tình hình máy móc trang thiết bị, cơ cấu nguồn vốn, nguồn lao động, tình
hình kinh doanh của công ty năm 2006, 2007, 2008.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Ở chương này nêu lên một số lý thuyết, khái niệm cơ bản liên quan đến xuất
khẩu và phân tích kinh doanh và các phương pháp phân tích làm cơ sở cho quá trình
nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra kết quả nghiên cứu rõ ràng và chính xác.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đi sâu vào nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh chung cũng như tìm hiểu
những thuận lợi và khó khăn của công ty và tinh hình xuất khẩu sản phẩm điều của
công ty qua các thị trường, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm củng cố và mở rộng thị
trường xuất khẩu với hiệu quả cao hơn.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Cuối cùng, ở chương này nêu lên một cách ngắn gọn, cô đọng về các kết quả
nghiên cứu ở chương 4 từ đó đưa ra một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động marketing xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Donafoods.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu về công ty
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty
Công ty được thành lập theo quyết định số 920/QĐBT ngày 22/06/1990 của
UBND tỉnh Đồng Nai với tên gọi là xí nghiệp chế biến thực phẩm Đồng Nai trực
thuộc sở NN và PTNT tỉnh Đồng Nai với chức năng đáp ứng nhu cầu thu mua, chế

biến mặt hàng nông sản thực phẩm và rau quả cung cấp cho cả nước, đặc biệt là xuất
khẩu ra thị trường thế giới. Trong đó chế biến hạt điều là mặt hàng xuất khẩu chính
của công ty.
Ngày 11/12/1996 theo quyết định số 5826/QĐUBT của chủ tịch UBND tỉnh
Đồng Nai, xí nghiệp được nâng cấp và đổi tên thành Công ty chế biến xuất nhập khẩu
nông sản thực phẩm Đồng Nai với tên giao dịch là Dong Nai Import Procesing
Agricultural Product Company, gọi tắt là Donafoods Company.
Hiện nay công ty đã mở rộng và phát triển với 10 đơn vị trực thuộc được bố trí
gần vùng nguyên liệu cụ thể như sau: Năm 1994 xây dựng nhà máy tại Long Khánh;
năm 1995 xây dựng nhà máy tại Nhơn Trạch; 1996 xây dựng nhà máy tại Long Thành;
đầu năm 1998 xây dựng nhà máy tại Định Quán; giữa năm 1998 tiếp nhận bàn giao
nông trường điều Tam Lợi từ Ban Tài Chính quản trị Tỉnh Uỷ; cuối năm 1998 xây
dựng nhà máy Ép Dầu Vỏ Điều, đến năm 2000 xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm
mới và năm 2001 có thêm 2 nhà máy tại Xuân Lộc và Tân Phú.
Năm 2005 Công ty được Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Ban đổi mới và phát triển doanh
nghiệp Tỉnh Đồng Nai, Sở Nông nghiệp & PTNT Đồng Nai cho phép chuyển đổi mô
hình hoạt động của Công Ty theo mô hình Công Ty mẹ – Công Ty con với các Công
Ty con chính là 10 nhà máy trực thuộc hạch toán nội bộ ở các huyện và thành phố
Biên Hoà được chuyển đổi và thành lập mới các Công ty con:


Công Ty Donafoods Thái Bình là Công Ty TNHH hai thành viên vốn điều lệ 20
tỷ đồng, xây dựng xong đi vào hoạt động năm 2005. Trong đó Công Ty Donafoods
:70% vốn, Công Ty MWT (ÚC): 30% vốn .
Thành lập Công Ty đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Xuân Lộc là
Công Ty TNHH 2 thành viên .
Nhà máy chế biến sản phẩm mới xuất khẩu Long Bình là Công Ty TNHH 1
thành viên .
Công Ty cổ phần đầu tư Long Đức, vốn điều lệ :30 tỷ đồng, Công Ty góp vốn
:40% = 12 tỷ đồng .

Nhà máy Chế biến hạt điều xuất khẩu Long Khánh thành Công Ty cổ phần. Công Ty
Donafoods nắm cổ phần chi phối .
Nhà máy Chế biến hạt điều xuất khẩu Định Quán thành Công Ty cổ phần. Công Ty
Donafoods nắm cổ phần chi phối .
07 Công Ty con trực thuộc Công Ty mẹ hạch toán phụ thuộc :


Nhà máy chế biến thực phẩm xuất khẩu Long Bình



Nhà máy chế biến hạt điều xuất khẩu Long Thành



Nhà máy chế biến thực phẩm xuất khẩu Xuân Lộc



Nhà máy chế biến hạt điều xuất khẩu Tân Phú



Nhà máy chế biến hạt điều xuất khẩu Nhơn Trạch



Nhà máy chế biến dầu vỏ điều xuất khẩu Long Bình




Nông trường-Trung tâm nghiên cứu giống kỹ thuật nông nghiệp

Công ty chuyên thu mua hạt điều và một số loại nông sản khác trong và ngoài
tỉnh và cả nguyên liệu nhập từ nước ngoài để chế biến và xuất khẩu ra nước ngoài.
Thành phẩm của công ty 98% là xuất khẩu ra nước ngoài, còn lại 2% là tiêu dùng nội
bộ công ty và trong nước. Nhờ vậy đã thúc đẩy nền nông nghiệp trong tỉnh phát triển,
tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn công nhân trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Sảm
phẩm chính của công ty là nhân hạt điều và dầu điều xuất khẩu. Thị trường tiêu thụ
mạnh của công ty là ở các nước như: Trung Quốc, Mỹ , Nga, Anh, Hà Lan, Nhật,
Canada, Newzealand…
Hằng năm sản lượng nguyên liệu hạt điều thu mua trong tỉnh và các tỉnh lân cận
đưa vào chế biến từ 20.000-30.000 tấn tương đương 4.500-5.500 tấn nhân điều và
5


khoảng 2.500 tấn dầu điều. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng 20-30 triệu USD.
Chất lượng sản phẩm của công ty cao, ổn định, và doanh nghiệp được thưởng huy
chương vàng bông lúa vàng và nhiều bằng khen tại hội chợ Nông nghiệp Quốc tế.
Công ty được chủ tịch nước trao tặng huân chương lao động hạng nhất và là doanh
nghiệp đầu tiên trong ngành điều Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 theo
nguyên tắc của HACCP vào cuối năm 2001. Năm 2005 công ty vinh dự nhận giải Sao
Vàng Đất Việt. Đầu năm 20006 những đóng góp, cống hiến của công ty đã được ghi
nhận và được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lao động thời ký đổi mới.
2.1.2. Vị trí địa lí và loại hình doanh nghiệp
Tên giao dịch tại Việt Nam: Công Ty Chế Biến Xuất Nhập Khẩu Nông Sản
Thực Phẩm Đồng Nai.
Tên giao dịch quốc tế: DONAFOODS COMPANY.
Trụ sở chính đặt tại:Phường Long Bình – Thành Phố Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: (061)891592-891637

Fax: (061)981549
Địa chỉ e-mail:
Website:
Loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp nhà nước.
Công ty Donafoods tọa lạc gần khu công nghiệp Amata Đồng Nai, nơi có xa lộ
Hà Nội đi qua là huyết mạch giao thông quan trọng nhất tại Việt Nam, cách thành phố
Hồ Chí Minh 30km và cách trung tâm thành phố Biên Hòa 6km. Đông thời, công ty
còn nằm gần khu công nghiệp Biên Hòa II và gần khu chế xuất Long Bình. Vị trí đó
tạo điều kiện thuận lợi cho công ty phát triển kinh tế xã hội.
Bên cạnh đó, Đồng Nai là tỉnh có nguồn nguyên liệu dồi dào và phong phú ở
Đông Nam Bộ, đặc biệt là cây điều ở Đồng Nai có sản lượng đứng thứ 2 trong nước
sau Bình Phước. Đây là ưu thế của công ty trong việc thu mua nguyên liệu: giảm giá
thành vận chuyển, đảm bảo nguồn nguyên liệu để sản xuất liên tục.
2.1.3. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty Donafoods luôn gắn nhà máy chế biến với việc xây dựng vùng
nguyên liệu nông sản ở các huyện trong tỉnh. Công ty tác động trực tiếp và đầu tư
vùng nguyên liệu, đầu tư khuyến nông cây điều, nghiên cứu sản xuất giống điều cao
6


sản, hổ trợ cây giống cao sản cho bà con nông dân, chuyển giao kĩ thuật công nghệ,
chuyển đổi giống cây trồng và chế biến lâm nghiệp. Ngoài ra, công ty còn đầu tư các
cụm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở vùng có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống,
vùng xa và miền núi.
Trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, công ty thực hiện thu mua nguyên
liệu trong nước và nhập khẩu nguyên liệu ở các nước bạn. Sản phẩm làm ra chủ yếu để
xuất khẩu ra nước ngoài, dành cho tiêu dùng nội địa rất ít.
2.1.4. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ
Sản phẩm chính của công ty là nhân điều và dầu điều xuất khẩu. Hàng năm
công ty đưa vào chế biến khoảng 35.000- 40.000 tấn điều thô bao gồm cả thu mua

trong nước và nhập khẩu và sản xuất ra khoảng 7.000- 8.000 tấn nhân điều thành
phẩm. Sản phẩm được tiêu thụ phần lớn ở thị trường các nước: Trung Quốc, Nga, Mỹ,
Nhật, Canada,…. Ngoài ra dầu điều đạt khoảng 10.000 tấn/ năm và còn các sản phẩn
khác như: Macdamia, hạt phỉ, nhân óc chó, và các sản phẩm khác. Kim ngạch xuất
khẩu của công ty hàng năm đạt khoảng 40-50 triệu USD. Uy tín và thương hiệu của
Donafoods đã có chỗ đứng trên thương trường thế giới và được khách hàng đánh giá
tốt về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là điều kiện ban đầu để nâng cao
khả năng cạnh tranh của công ty.
2.1.5. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
a) Chức năng của công ty
Công ty Donafoods là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc sở NN & PTNT, là
đơn vị hạch toán độc lập vì có tư cách pháp nhân, là một trong những đầu mối lớn của
hiệp hội cây điều Việt Nam trong nhập khẩu hạt điều thô và xuất khẩu nhân điều.
Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chủ yếu do nhà nước cấp để hoạt động kinh doanh
nên công ty có nghĩa vụ duy trì, bảo dưỡng, phát triển nguồn vốn theo chế độ hạch
toán trung trực và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Công ty có quyền thực
hiện các chức năng đối nội và đối ngoại, các hợp đồng kinh tế, hợp tác quốc tế, liên
doanh với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước. Công ty có quyền tham gia các hội
thảo khoa học và quyền kí kết các hợp đồng gia công ngoài.

7


b) Nhiệm vụ của công ty
Công ty Donafoods được UBND tỉnh Đồng Nai giao nhiệm vụ chủ nhiệm nhóm
sản phẩm nông sản thực phẩm của tỉnh. Công ty có nhiệm vụ đầu tư gắn nhà máy chế
biến với việc xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu, giải quyết việc làm cho bà con
nông dân vùng sâu, vùng xa và các huyện có đồng bào dân tộc thiểu số, chế biến tối đa
nguồn nguyên liệu nông sản địa phương để xuất khẩu nhằm thu nhiều ngoại tệ về cho
quốc gia và hội nhập ngành hàng khu vực thế giới.

2.2. Tổ chức bộ máy quản lí
Công ty chế biến XNK- NSTP Đồng Nai- Donafoods là doanh nghiệp nhà nước
độc lập, hoạt động và quản lí theo qui định của luật doanh nghiệp nhà nước và các
quyết định văn bản hướng dẫn có liên quan. Căn cứ vào qui định của nhà nước, việc tổ
chức quản lí và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thực hiện như sau:
2.2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty Donafoods thực hiện theo mô hình: doanh nghiệp nhà nước độc lập
không có hội đồng quản trị. Cụ thể bộ máy tổ chức quản lí của công ty hiện tại bao
gồm:
- 01 Giám đốc;
- 04 Phó giám đốc
- 01 Kế toán trưởng
08 Phòng ban chuyên môn và trung tâm: phòng Kế toán thống kê, phòng Kế
hoạch thị trường, phòng Bảo quản sản xuất, phòng Thị trường nội địa, phòng Tổ chức
hành chính và trung tâm kiểm tra chất lượng sản phẩm hóa nghiệm, ban Đầu tư nông
nghiệp, ban Xây dựng cơ bản
11 Đơn vị trực thuộc hạch toán nộ bộ gồm:
¾

Nhà máy chế biến thực phẩm xuất khẩu Long Bình

¾

Nhà máy chế biến sản phẩm mới xuất khẩu Long Bình

¾

Nhà máy chế biến dầu vỏ điều xuất khẩu Long Bình

¾


Nhà máy chế biến hạt điều xuất khẩu Nhơn Trạch

¾

Nhà máy chế biến hạt điều xuất khẩu Long Thành

¾

Nhà máy chế biến thực phẩm xuất khẩu Xuân Lộc

¾

Nhà máy chế biến hạt điều xuất khẩu Long Khánh
8


¾

Nhà máy chế biến hạt điều xuất khẩu Định Quán

¾

Nhà máy chế biến hạt điều xuất khẩu Tân Phú

¾

Nông trường-Trung tâm giống kỹ thuật nông nghiệp Tam Lợi

¾


Công ty Donafoods Thái Bình đi vào hoạt động năm 2005

¾

01 Công Ty cổ phần Long Đức

2.2.2. Sơ đồ tổ chức của công ty

9


Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty Hiện Nay
GIÁM ĐỐC
CÔNG TY

ĐẢNG ỦY
CÔNG TY

Các dự án n/c
đầu tư sx nông
nghiệp

Phòng Kế
Hoạch Thị
Trường

Phòng Kế Toán
Thống Kê


Phó Giám Đốc
Giám đốc SX

Phòng
Bảo
quản
SX

Nhà
máy
Long
Khánh

Trung
tâm
KCS

Nhà máy chế biến
sản phẩm mới XK

Phó Giám Đốc
Kế toán trưởng

Nhà
máy
Long
Bình

Nhà
máy

Tân
Phú

CÁC TỔ CHỨC
QUẦN CHÚNG

Nhà
máy
Xuân
Lộc

CT Cty
CP
Long
Đức

Công ty Donafoods
Thái Bình

Phó Giám Đốc
XDCB

Phó Giám Đốc

Phòng
tiêu thụ
Nhân
Điều

Phòng

tổ chức
HC

Nhà
máy
Định
Quán

Nhà
máy
Dầu
Điều
XK

Nhà
máy
Long
Thành

Ban
XDCB

Các dự án đầu tư

Nguồn: Phòng Tổ Chức Hành Chính
10


Hình 2.2 Sơ Đồ Tổ Chức Sản Xuất Kinh Doanh của Công Ty


10 Nhà Máy Sản
Xuất Trực Thuộc

Công Ty Cổ Phần
Long Đức
Công Ty
Donafoods

Công Ty
Donafoods
Thái Bình

Các phòng ban
chức năng

Nguồn: Phòng Tổ Chức Hành Chính
2.2.3. Chức năng các phòng ban
Giám đốc: điều hành quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chỉ thị
các phó giám đốc xác định mục tiêu, chiến lược kinh doanh và lợi nhuận của công ty.
Đồng thời chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
như về mặt năng suất, chiến lược sản phẩm, tình hình đơn vị chủ quản và nhà nước.
Các phó giám đốc: Mỗi phó giám đốc có chức năng và nhiệm vụ riêng của
từng bộ phận nhưng công việc chung là hỗ trợ cho Giám đốc về mặt kỉ thuật sản xuất
kinh doanh của công ty, truyền đạt những chỉ thị, phương thức sản xuất kinh doanh từ
giám đốc xuống cấp dưới, quản lí đôn đốc và kiểm soát quá trình thực hiện các công
tác, nhắc nhở, chỉ đạo, xin ý kiến cấp trên khi cần thiết.
Phòng thống kê: Hạch toán kết quả họat động sản xuất kinh doanh theo định kì
và theo yêu cầu lãnh đạo, thực hiện công tác kế tóan tài chính tòan công ty theo chế độ
kế tóan hiện hành của Việt Nam. Đồng thời tham mưu cho giám đốc kí kết các hợp
đồng kinh tế, hợp đồng xuất nhập khẩu và theo dõi kiểm tra thanh lí, quản lí các chứng

từ có liên quan đến hoạt động sản xuất của công ty, thực hiện quyết toán thuế, chế độ
bảo hiểm và các chế độ khác.
Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, tài liệu của
hệ thống quản lí chất lượng, phụ trách công tác tổ chức nhân sự, xây dựng kế hoạch
đào tạo và cung cấp nhân lực quản lí sản xuất cho tòan công ty, xác nhận nhu cầu đào
11


tạo, dự thảo kế hoạch đào tạo, tổ chức thực hiện và đánh giá hoạt động đào tạo nhằm
bảo đảm và phục vụ cho công tác điều hành quản lí của lãnh đạo công ty.
Phòng kế hoạch thị trường: Chịu trách nhiệm về thu mua nguyên liệu nhập
khẩu và nguyên liệu trong nước để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất,
theo dõi thuế xuất nhập khẩu, đặt lệnh sản xuất, soạn thảo hợp đồng xuất khẩu thành
phẩm của công ty, tham mưu cho giám đốc, xác định yêu cầu và giải quyết các vấn đề
có liên quan đến khách hàng.
Phòng kĩ thuật-đảm bảo sản xuất: Chịu trách nhiệm nghiên cứu và áp dụng
thử nghiệm các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất sản phẩm mới, thường
xuyên cải tiến mẫu mã, bao bì hàng hóa, kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu vệ sinh an
toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP, xây dựng kế hoạch sản xuất và thường xuyên
kiểm tra độ an toàn của trang thiết bị, chịu trách nhiệm về điều độ sản xuất, cung cấp
kịp thời nguyên vật liệu, vật tư phục vụ sản xuất, quản lí kho nguyên liệu.
Trung tâm kiểm tra chất lượng sản phẩm: Chịu trách nhiệm về chất lượng
sản phẩm trên các công đoạn sản xuất, sản phẩm nhập kho, nghiên cứu thử sản phẩm
mới, xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm, quy trình sản xuất, qui trình vận hành thiết bị, các
kế hoạch kiểm tra và thử nghiệm sản phẩm .
Ban đầu tư nông nghiệp: lập kế hoạch điều hành đảm bảo chương trình sản
xuất cây giống cao sản, khuyến nông bảo vệ thực vật, cùng phòng nghiệp vụ đảm bảo
kế koạch sản xuất kinh doanh tại nông trường Tam Lợi.
Ban xây dựng cơ bản: Tham gia xây dựng các dự án, phương án đầu tư mở
rộng sản xuất kinh doanh cho tòan công ty, dự thảo các văn bản theo yêu cầu của

Giám đốc công ty.
Các nhà máy đơn vị trực thuộc: quản lí theo mô hình một cấp. Các nhà máy
trực thuộc hạch toán nội bộ, là những phấp nhân không đầy đủ, không chịu trách
nhiệm trước pháp luật về toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Các nhà
máy chỉ thực hiện công việc sản xuất kinh doanh trên cơ sở phân cấp quản lí và ủy
quyền của Tổng Giám Đốc Công Ty.
Đối với các Công ty cổ phần có vốn góp của công ty Donafoods : Các công
ty này có tư cách pháp nhân đầy đủ, tự chủ và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình trước pháp luật. Công ty Donafoods chỉ quản lí nguồn
12


vốn góp tại công ty này thông qua người đại diện tại hội đồng quản trị hoặc thông qua
chức danh Chủ tịch hội đồng quản trị do công ty cử ra.
2.3. Khái quát tình hình máy móc trang thiết bị, cơ cấu nguồn vốn, nguồn lao
động, tình hình kinh doanh của công ty năm 2006, 2007, 2008
2.3.1. Máy móc trang thiết bị
Tài sản cố định gồm: máy móc thiết bị(động lực + công tác), nhà cửa vật kiến
trúc, thiết bị và phương tiện vật tư, dụng cụ quản lí, vườn cây lâu năm.Công ty luôn
đầu tư và cải tiến máy móc trang thiết bị cho nhà máy và nâng cấp, hiện đại hóa phục
vụ chế biến, cải thiện điều kiện phục vụ cho người lao động nhằm nâng cao công suất
đáp ứng đủ lượng hàng xuất khẩu. Đầu tư vào máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất,
áp dụng tiến bộ khoa học kỉ thuật giúp công nhân giảm thiểu được công việc, từ đó sản
phẩm làm vừa đẹp vừa chi phí thấp. Bên cạnh đó công ty còn đầu tư vào các hệ thống
chiếu sáng, cảnh quan tạo môi trường làm việc sạch, thoáng, đẹp. Đây là chiến lược
nhằm khách hàng, chiến lược giá và chất lượng sản phẩm.
Về công nghệ – thiết bị : Đặc thù của ngành chế biến nông sản thực phẩm nói
chung là sự tác động cơ học lên sản phẩm càng nhiều sẽ gây ra tỷ lệ bể vỡ sản phẩm cao,
chính vì vậy việc cơ giới hóa , tự động hóa ( đặc biệt đối với hạt điều do hình thù không
cân đối ) còn ở mức độ thấp và công nghệ thiết bị chủ yếu do trong nước chế tạo. Tuy

nhiên trong quá trình phát triển trước những đồi hỏi phải nâng cao năng suất và sự khan
hiếm dần nguồn lao động , công ty đã phải tính tóan so sánh hiệu quả kinh tế của các
giải pháp kỹ thuật để sử dụng thay thế máy móc ở những công đọan sử dụng nhiều lao
động như đưa hệ thống máy bóc vỏ lụa vào công đọan bóc vỏ lụa, phân lọai sản phẩm
trên băng chuyền, hệ thống đóng gói sản phẩm đảm bảo nâng cao năng suất lao động, an
tòan vệ sinh thực phẩm và giảm được áp lực về lao động trong sản xuất.
Về nhà xưởng: Để đảm bảo yêu cầu chất lượng ổn định và an toàn vệ sinh thực
phẩm, tất cả nhà xưởng, kho tàng của công ty được nâng cấp đồng thời việc xây dựng
mới và cải tạo phải đạt tiêu chuẩn GMP ( thực hành sản xuất tốt ) và tiêu chuẩn quốc
tế , điều kiện làm việc từ chỗ sử dụng tự nhiên để đạt yêu cầu thông thoáng được thay
bằng các hệ thống máy lạnh, quạt hút, bảo quản nguyên liệu và sản phẩm có hàm
lượng dầu cao ( Macadamia, nhân điều . . . ) công ty đã có kho lạnh chuyên dùng, lao
động được làm việc trong môi trường điều hòa nhiệt độ.
13


Bảng 2.1 Giá Trị Tài Sản của Công Ty Qua Các Năm
NĂM
2006
2007
2008

Giá trị tài sản cố định
(đồng)
33.806.983.000
33.642.135.000
53.145.357.000

Chênh lệch (đồng)
(t-t-1)

(164.848.000)
19.503.222.000
Nguồn: Phòng Tài Chính-Kế Toán

Ghi chú:
t: năm hiện tại
t-1: năm trước đó

Tài sản cố định qua các năm tăng không đều. Năm 2007 giảm 164.848.000
đồng so với năm 2006. Năm 2008 tài sản cố định của công ty

tăng mạnh

19.503.222.000 đồng so với năm 2007 do công ty tăng cường đầu tư cho đổi mới máy
móc thiết bị, cũng như đầu tư cho công tác kiểm định, bảo quản hàng hóa để đạt các
tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
2.3.2. Nguồn vốn đầu tư của công ty
Công ty Donafoods là một đơn vị kinh tế nhà nước hoạt động dưới sự quản lí
của nhà nước. Nên nguồn vốn chủ yếu do nhà nước cấp. Tuy nhiên công ty cũng có tự
bổ sung thêm. Nhìn chung nguồn vốn đầu tư của công ty qua các năm đều tăng. Sau
đây là nguồn vốn đầu tư tài chính dài hạn của công ty.
Bảng 2.2 Nguồn Vốn Đầu Tư của Công Ty Qua Các Năm
Năm

Nguồn Vốn Đầu Tư
(đồng)

2006
2007
2008


63.292.585.000
67.387.571.000
78.533.276.000

Chênh lệch(đồng)
(t-t1)
4.094.986.000
11.145.705.000
Nguồn: Phòng Tài Chính-Kế Toán

Ghi chú:
T: năm hiện tại
T-1: năm trước đó

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn của công ty chủ yếu là đầu tư vào các công ty con,
đầu tư vào các liên doanh, xây dựng cơ bản… Năm 2006 nguồn vốn đầu tư của công
ty là 63.292.585.000 đồng. Năm 2007 vốn đầu tư tăng 4.094.986.000 đồng so với

14


×