Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ BỎ HỌC CỦA HỌC SINH Ở XÃ PHƯỚC TÍN HUYỆN PHƯỚC LONG, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.11 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ BỎ HỌC
CỦA HỌC SINH Ở XÃ PHƯỚC TÍN
HUYỆN PHƯỚC LONG, TỈNH BÌNH PHƯỚC

VŨ THỊ THÙY TRANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 04/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa kinh tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ
BỎ HỌC CỦA HỌC SINH Ở XÃ PHƯỚC TÍN, HUYỆN PHƯỚC LONG, TỈNH
BÌNH PHƯỚC” do VŨ THỊ THÙY TRANG, sinh viên lớp TC04PTBX, chuyên
ngành PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày ____________________________________________

TRẦN ĐỨC LUÂN
(Người hướng dẫn)
(chữ ký)

________________________________
Ngày tháng năm 2009


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký, Họ tên)

(Chữ ký, họ tên)

_______________________

______________________

Ngày tháng năm 2009

Ngày tháng

ii

năm 2009


LỜI CẢM TẠ
Để được hoàn thành đề tài tốt nghiệp này không chỉ là công sức của cá nhân
em mà còn là công sức của những người đã dạy dỗ, nuôi nấng, động viên và giúp đỡ
em trong suốt quá trình học tập. Những người đã cho em những hành trang quý giá
để bước vào cuộc sống. Nay em xin ghi lời cảm ơn chân thành đến những người mà
em luôn ghi nhớ:
Con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến ba, mẹ những người đã luôn ở bên
con, luôn động viên nhắc nhở và cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất để con được tiếp
tục con đường học tập của mình.

Cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh,
đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Phát Triển Nông Thôn và Khuyến Nông, khoa
kinh tế đã truyền đạt và tận tình dạy dỗ em trong quá trình học.
Cảm ơn sâu sắc đến thầy Trần Đức Luân, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo em trong suốt quá trình làm đề tài tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn UBND xã Phước Tín, phòng giáo dục huyện Phước
Long, quí thầy cô trường THCS Phước Tín đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận
lợi để em hoàn thành đề tài.
Mình xin gửi lời cảm ơn tất cả những người bạn đã đồng hành cùng mình
trong suốt quá trình làm đề tài tốt nghiệp.
Vì thời gian và kiến thức có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong được quý thầy cô lượng thứ.
Cuối cùng em xin kính chúc tập thể các thầy cô trường Đại Học Nông Lâm
cùng tập thể cán bộ công nhân viên các phòng ban của xã lời chúc sức khỏe và
thành đạt.
Sinh viên: Vũ Thị Thùy Trang

iii


NỘI DUNG TÓM TẮT
VŨ THỊ THÙY TRANG. Tháng 4 năm 2009. “Phân Tích Vấn Đề bỏ học
của học sinh Ở Xã Phước Tín, Huyện Phước Long, Tỉnh Bình Phước”.
VU THI THUY TRANG. April 2009. “Analysis on the giving up pupil’s
study at Phuoc Tin commune, Phuoc Long district, Binh Phuoc province”.
Đề tài phân tích tình trạng bỏ học của học sinh tại xã Phước Tín, huyện
Phước Long, Tỉnh Bình Phước nhằm tìm ra được nguyên nhân ảnh hưởng đến tình
trạng bỏ học và đề ra các giải pháp thích hợp nhằm hạn chế tình trạng này.
Trong phân tích số liệu được thu thập từ Ủy Ban Nhân Dân xã Phước Tín
dựa trên số liệu điều tra hộ gia đình có con trong độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi. Đề tài sử

dụng phương pháp thống kê mô tả để tìm ra được những nguyên nhân ảnh hưởng.
Kết quả tìm ra được những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến việc bỏ học của học
sinh, đó là hoàn cảnh kinh tế khó khăn, đông con, học sinh không có đủ năng lực
học tập đâm ra chán nản không muốn học (không hiểu được tiếng kinh) và nhận
thức của bộ phận phụ huynh chưa đúng về vai trò của giáo dục. Trên cơ sở phân tích
đó, đề tài cũng đã đề xuất một số giải pháp góp phần giảm thiểu nguy cơ bỏ học của
học sinh tại xã trong thời gian tới.

iv


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU


1

1.1. Lý do chọn đề tài

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.4. Cấu trúc của đề tài

3

CHƯƠNG II. TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan về giáo dục

4

2.1.1. Tình hình học sinh bỏ học trên cả nước

5


2.1.2. Tình hình học sinh bỏ học ở Tỉnh Bình Phước

6

2.1.3. Tình hình học sinh bỏ học ở Huyện Phước Long

6

2.2. Tổng quan về xã Phước Tín

8

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

8

2.2.2. Điều kiện kinh tế

9

2.2.3. Điều kiện văn hóa – xã hội

11

2.2.4. Đánh giá thuận lợi và khó khăn của địa phương

15

CHƯƠNG III. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


17

3.1. Cơ sở lý luận

17

3.1.1. Các khái niệm cơ bản

17

3.1.2. Các loại hình trường ở nước ta hiện nay

18

3.1.3. Vai trò của giáo dục

19

3.1.4. Chi phí giáo dục

20

3.2. Phương pháp nghiên cứu

21

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
v


21


3.2.2. Phương pháp phân tích
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

22
23

4.1. Vấn đề học sinh bỏ học tại xã Phước Tín

23

4.2. Giới thiệu mẫu điều tra

24

4.2.1. Trình độ học vấn của phụ huynh

24

4.2.2. Nghề nghiệp của phụ huynh

25

4.2.3. Thu nhập bình quân của hộ

25

4.2.4. Qui mô nhân khẩu của hộ


27

4.2.5. Quan niệm phụ huynh về học tập của học sinh

27

4.2.6. Giới tính

28

4.2.7. Dân tộc

29

4.2.8. Khỏang cách từ nhà tới trường

29

4.2.9. Phương tiện đi học

30

4.2.10. Trình độ giáo viên của trường TH và THCS

31

4.2.11. Xếp loại học tập của học sinh

31


4.2.12. Chi phí của việc đi học

32

4.2.13. Việc làm sau khi nghỉ học của học sinh

33

4.2.14. Tổng hợp các nguyên nhân của vấn đề bỏ học

34

4.2.15. Ý kiến của thầy cô về vấn đề bỏ học

34

4.3. Những hỗ trợ từ nhà trường, chính quyền địa phương

36

4.4. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học

37

4.4.1. Nguyên nhân từ phía nhà trường

38

4.4.2. Nguyên nhân từ phía xã hội


38

4.4.3. Nguyên nhân từ phía địa phương

39

4.4.4. Nguyên nhân từ phía thầy cô

39

4.4.5. Nguyên nhân từ phía phụ huynh

40

4.4.6. Nguyên nhân từ phía học sinh

40

4.4.7. Nguyên nhân bỏ học từ tổng hợp các số liệu điều tra

42

4.5. Một số giải pháp góp phần hạn chế tình trạng học sinh bỏ học

vi

44



CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

48

5.1. Kết luận

48

5.2. Kiến nghị

49

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGH

Ban Giám Hiệu

BHYT

Bảo hiểm y tế



Cao đẳng


CNVC

Công nhân viên chức

ĐH

Đại học

GD - ĐT

Giáo dục - đào tạo

GV

Giáo viên

HS

Học sinh



Lao động

LĐTB & XH

Lao động thương binh và xã hội

SV


Sinh viên

TDTT

Thể dục thể thao

TH

Tiểu học

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TN

Thanh niên

TTTH

Tính toán tổng hợp

UBMTTQ

Ủy ban mặt trận tổ quốc


UBND

Ủy ban nhân dân

VHTT

Văn hóa thông tin

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Số liệu học sinh bỏ học trong 5 năm gần đây

4

Bảng 2.2 Số học sinh bỏ học của từng xã – thị trấn

7

Bảng 2.3 Cơ cấu kinh tế của xã

9


Bảng 2.4 Tình hình dân số của xã năm 2008

11

Bảng 2.5 Lao động phân theo độ tuổi năm 2008

12

Bảng 4.1 Trình độ học vấn của phụ huynh

24

Bảng 4.2 Nghề nghiệp của phụ huynh

25

Bảng 4.3 Thu nhập bình quan đầu người

26

Bảng 4.4 Qui mô nhân khẩu của hộ

27

Bảng 4.5 Quan niệm của phụ huynh về sự cần thiết học tập của học sinh

28

Bảng 4.6 Cơ cấu về giới tính


28

Bảng 4.7 Cơ cấu dân tộc của hộ

29

Bảng 4.8 Khoảng cách từ nhà tới trường

30

Bảng 4.9 Phương tiện đi học của học sinh

30

Bảng 4.10 Trình độ giáo viên của trường TH và THCS

31

Bảng 4.11 Xếp loại học tập của học sinh

31

Bảng 4.12 Chi phí trung bình một người đi học trong một tháng

32

Bảng 4.13 Việc làm của học sinh sau khi bỏ học

33


Bảng 4.14 Tổng hợp các nguyên nhân của vấn đề bỏ học

34

Bảng 4.15 Ý kiến của thầy cô về vấn đề bỏ học

35

Bảng 4.16 Lý do bỏ học theo ý kiến của phụ huynh học sinh

40

Bảng 4.17 Lý do bỏ học theo ý kiến của học sinh

41

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Cơ cấu kinh tế của xã

10

Hình 3.1. Các loại hình trường ở nước ta hiện nay

19

Hình 4.1. Tổng hợp các nguyên nhân của vấn đề bỏ học


35

Hình 4.2. Trường tiểu học Phước Tín

37

Hình 4.3. Lý do bỏ học theo ý kiến của học sinh

41

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh sách phụ huynh học sinh được phỏng vấn
Phụ lục 2. Danh sách học sinh được phỏng vấn
Phụ lục 3. Bảng câu hỏi điều tra

xi


CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dù ở bất kỳ quốc gia nào thì vấn đề giáo dục đều được đặt lên hàng đầu. Nó là
chìa khóa của cánh cửa tương lai. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của loài
người nói chung và của quốc gia, dân tộc nói riêng.Trong những năm qua, Việt Nam
đã đạt được tiến bộ đáng ghi nhận trong việc mở rộng phạm vi giáo dục, kể cả cho

người nghèo. Giáo dục là một vấn đề quan trọng đang được cả nước quan tâm. Giáo
dục thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Ở nước ta giáo dục từ lâu đã được xác
định là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà Nước, mà chỉ đạo là tư
tưởng sâu sắc của Hồ Chí Minh về công tác giáo dục.
Một đất nước giàu mạnh, một đất nước có ấm no đòi hỏi nền giáo dục phát triển
mạnh mẽ và bền vững, nhằm đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất đạo đức tốt, có
tri thức khoa học, có sức khỏe để phát triển các ngành nghề khác.
Một nền giáo dục phát triển mạnh mẽ và bền vững là một nền giáo dục không có
tình trạng học sinh bỏ học và thất học. Tất cả học sinh đến độ tuổi đi học đều phải đi
học và phải học hết lớp, hết cấp hòan thành chương trình bậc học. Thế nhưng để
mọi người đều được đến trường lại là một vấn đề, và hiện nay lại có một bộ phận
không nhỏ thanh thiếu niên ở nông thôn lại đang bỏ học, đang đi ngược lại xu
hướng chung của thời đại của đất nước.
Tuy nhiên, tình trạng học sinh bỏ học vẫn cứ tiếp diễn hàng năm không có dấu
hiệu dừng lại, mặc dù số lượng học sinh bỏ học của năm sau giảm nhiều hơn so với
năm trước nhưng số lượng học sinh bỏ học vẫn là một con số không nhỏ (cả nước có
120.000 học sinh bỏ học). Hiện tượng học sinh bỏ học vẫn cứ diễn ra khiến những ai


có tâm huyết với giáo dục không khỏi trăn trở, nhức nhối. Hiện tượng học sinh bỏ
học đang làm đau đầu các nhà quản lý, nó là vấn đề cấp bách đáng báo động của
ngành giáo dục và đang được xã hội quan tâm.
Nhưng hiện nay việc học sinh bỏ học không còn là đặc thù của một địa phương
nào mà nó phổ biến khắp mọi nơi, gây nên biết bao nổi trăn trở cho toàn xã hội. Vấn
đề này trong những năm gần đây ở địa phương các cấp lãnh đạo đã lập ra nhiều biện
pháp để ngăn chặn tình trạng bỏ học của học sinh nhưng thực tế vẫn chưa khắc phục
được, hiện tượng học sinh bỏ học có thể được xem là vấn đề khá phổ biến trong xã
hội ta hiện nay.
Phước Tín là một trong những xã nghèo của huyện, đời sống người dân còn

nhiều khó khăn và là xã có số học sinh bỏ học cao ở huyện Phước Long. Chính từ
thực tế đó, để tìm hiểu về vấn đề học sinh bỏ học ở xã Phước Tín, tìm ra các nguyên
nhân ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học của học sinh nhằm đề ra các giải pháp thích
hợp hạn chế tình trạng bỏ học ở địa phương, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Phân
tích Vấn đề bỏ học của học sinh tại xã Phước Tín Huyện Phước Long Tỉnh
Bình Phước.”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung
Tìm hiểu vấn đề bỏ học của học sinh ở xã Phước Tín và phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế tình
trạng bỏ học của học sinh.
Mục tiêu cụ thể
Để tiến hành phân tích tình trạng bỏ học của học sinh ở xã Phước Tín đề tài tập
trung vào những nội dung sau:
Tìm hiểu xu hướng biến động về lớp có số học sinh đi học và bỏ học.
Nhận diện các hộ hay địa bàn có số học sinh bỏ học cao thông qua các đặc trưng
về thu nhập, qui mô nhân khẩu, dân tộc, trình độ học vấn của chủ hộ, khoảng cách
từ nhà đến trường…
Tìm hiểu công tác và chương trình vận động đến lớp tại địa phương.
Những nguyên nhân nào dẫn đến vấn đề bỏ học.
2


Hệ quả của vấn đề bỏ học, tác động của địa phương, xã hội như thế nào.
Đề xuất các giải pháp để ngăn chặn vấn đề bỏ học, đồng thời phải làm gì đối với
các em đã bỏ học.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi không gian
- Đề tài thực hiện tại xã Phước Tín – huyện Phước Long – tỉnh Bình Phước.
Phạm vi thời gian

- Số liệu nghiên cứu: năm 2005- 2008
- Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 12/2008 đến tháng 3/2009
Đối tượng nghiên cứu
- Là những học sinh nhóm trung học, nhóm tiểu học tại xã Phước Tín.
1.4 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Chương 1: Mở đầu
Nêu rõ lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và đối tượng
nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan
Nêu lên các điều kiện tự nhiên và các vấn đề về kinh tế xã hội, những vấn đề khó
khăn cũng như thuận lợi của địa phương.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Nêu lên các khái niệm liên quan tới giáo dục và vai trò của giáo dục đối với sự
phát triển kinh tế xã hội. Các phương pháp thực hiện nghiên cứu gồm phương pháp
thu thập và xử lý thông tin.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Vấn đề học sinh bỏ học tại xã Phước Tín. Những chính sách hỗ trợ từ nhà
trường, chính quyền địa phương. Nguyên nhân của tình trạng học sinh bỏ học và
Một số giải pháp góp phần hạn chế tình trạng học sinh bỏ học.
Chương 5: kết luận và kiến nghị
Rút ra những kết luận trong quá trình khảo sát và tìm hiểu, từ đó đưa ra một số
kiến nghị nhằm góp phần giải quyết vấn đề.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về giáo dục
2.1.1 Tình hình học sinh bỏ học trên cả nước

Theo Bộ GD – ĐT tính đến hết học kỳ năm 2007- 2008, cả nước có gần 120.000
học sinh các cấp bỏ học, tập trung nhiều nhất ở cấp trung học cơ sở (hơn 59.000 học
sinh). Cụ thể, ở tiểu học là 12.966 học sinh (chiếm 0,19% tổng số học sinh tiểu học),
cấp trung học (THCS: 59.078 học sinh, THPT: 47.146 học sinh) chiếm tỷ lệ 1,2%
tổng số học sinh trung học.
Bảng 2.1 Số liệu học sinh tiểu học bỏ học trong 5 năm gần đây
Niên khoá

Tổng số học sinh Số học sinh bỏ học Tỷ lệ học sinh bỏ học
cả nước

(%)

2003 - 2004

8.350.191

261.405

3,13%

2004 - 2005

7.773.484

174.700

2,25 %

2005 - 2006


7.318.313

244.065

3,33 %

2006 - 2007

7.041.312

214.171

3,04 %

2007 - 2008

6.989.383

12.966

0,19 %

Nguồn tin: Bộ giáo dục và đào tạo
Bảng 2.2 Số liệu học sinh trung học bỏ học trong 5 năm gần đây
Niên khoá

Tổng số học sinh Số học sinh bỏ học

Tỷ lệ học sinh bỏ học


cả nước

(%)

2003 - 2004

9.228.306

580.511

6,29%

2004 - 2005

9.472.815

679.485

7,59 %

2005 - 2006

9.474.861

625.157

6,59 %

2006 - 2007


9.010.751

186.600

2,07 %

2007 - 2008

8.854.214

106.228

1,2 %

Nguồn tin: Bộ giáo dục và đào tạo


Qua bảng thống kê trên cho thấy: ở cấp tiểu học từ năm học 2003- 2004 đến năm
học 2006- 2007 học sinh bỏ học dao động từ 2,25% đến 3,33%. Học kỳ I năm học
2007- 2008 tỷ lệ học sinh bỏ học đã giảm đáng kể, chỉ còn 0,19% (giảm 6 lần so với
năm học 2006- 2007). Ở cấp THCS và THPT từ năm 2003- 2004 đến năm học
2005- 2006 tỷ lệ học sinh bỏ học dao động từ 6,29% đến 7,59%. Năm học 20062007 tỷ lệ này giảm chỉ còn 2,07%, học kỳ I năm học 2007- 2008 tỷ lệ học sinh bỏ
học tiếp tục giảm xuống, chỉ còn 1,2% (giảm hơn 5 lần so với năm học 2005- 2006).
Như vậy tỷ lệ học sinh bỏ học trong 2 năm gần đây đã giảm đáng kể và đặc biệt
giảm mạnh ở học kỳ I năm 2007- 2008.
Theo thống kê sơ bộ của từng địa phương thì hầu như tỉnh, thành nào cũng có
học sinh bỏ học và hiện tượng này vẫn còn tiếp diễn ở nhiều nơi trong cả nước.
Theo báo sài gòn tiếp thị ngày 06/03/2008 bộ GD- ĐT cho biết trong tổng số hơn
110 nghìn học sinh các cấp bỏ học trên cả nước, An Giang có hơn 17 nghìn học sinh

bỏ học. Các địa phương khác có số lượng học sinh bỏ học cao là: Trà Vinh, Kiên
Giang, ĐắkLắk, Thanh Hóa, Tây Ninh là những tỉnh có tỷ lệ học sinh THCS bỏ học
cao nhất.
Thật vậy dù số lượng học sinh bỏ học năm học này giảm nhiều so với các năm
học trước nhưng nhìn chung hiện tượng học sinh bỏ học vẫn còn tiếp diễn ở nhiều
địa phương, vẫn được xem là một dấu hiệu đáng ngại vì trong khi đất nước được
xem là ngày càng phát triển thì tình trạng học sinh bỏ học vẫn cứ diễn ra, gây ra sự
mất thăng bằng cho sự phát triển quốc gia trong tương lai. Tình trạng học sinh bỏ
học nhiều hiện nay tất yếu sẽ tồn tại một bộ phận lao động có trình độ thấp trong
tương lai ảnh hưởng tới quá trình phát triển nguồn nhân lực đào tạo nhân tài của đất
nước. Đó là chưa kể đến vấn đề trẻ em bỏ học có thể góp phần làm tăng tỷ lệ tội
phạm trẻ em trên cả nước. Do đó, tình trạng học sinh bỏ học là một vấn đề cấp bách
nếu không có giải pháp ngăn chặn kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển đất
nước.

5


2.1.2. Tình hình học sinh bỏ học ở Tỉnh Bình Phước
Theo thống kê của Bộ GD- ĐT đến thời điểm năm 2007- 2008 cả nước có gần
120.000 học sinh bỏ học, trong đó cấp tiểu học có 12.966 học sinh bỏ học, cấp
THCS có 59.078 học sinh bỏ học và cấp THPT có 47.146 học sinh bỏ học. Bình
Phước là một trong những tỉnh có tỷ lệ học sinh THCS bỏ học cao.
Trong năm học 2008 số lượng học sinh các cấp đều giảm một cách đáng kể (báo
cáo của Sở Giáo Dục và Đào Tạo Tỉnh Bình Phước), số học sinh trong tỉnh là
176.426 học sinh trong đó: Tiểu học có 89.735 học sinh, THCS có 59.039 học sinh
và THPT có 27.652 học sinh. Tính chung cả nước tỷ lệ học sinh bỏ học vẫn còn cao
tùy theo địa phương và bậc học. Riêng ở Bình Phước tính đến cuối học kỳ năm học
2007- 2008 tỷ lệ học sinh bỏ học: tiểu học: 0,24%, THCS: 5,46% và THPT: 0,96%.
Tuy nhiên, thì toàn tỉnh Bình Phước có tới 3.715 học sinh các cấp bỏ học.

2.1.3. Tình hình học sinh bỏ học ở Huyện Phước Long
Năm học 2007 - 2008 toàn huyện có 35 trường tiểu học với số lượng 22.181 học
sinh và 18 trường THCS (kể cả trường phổ thông dân tộc nội trú) với 12.119 học
sinh. Tính đến tháng 4 năm 2008 số lượng HS bỏ học của huyện: Tiểu học 432 học
sinh, nữ 173 học sinh, dân tộc 238 học sinh, trong số này có 241 học sinh theo gia
đình đi làm ăn xa, 12 em bị bệnh nghỉ học chiếm tỷ lệ 1,95%. Xã có số học sinh bỏ
học nhiều là xã Phước Tín với 31 học sinh, thấp nhất là thị trấn Phước Bình với 4
học sinh. Ở cấp THCS có 798 học sinh, nữ 382 học sinh, dân tộc 232 học sinh, trong
số này có 326 học sinh theo gia đình đi làm ăn xa hay đi làm thuê, 43 em bị bệnh,
chiếm tỷ lệ 6,58%. Xã có số học sinh nghỉ học nhiều nhất là xã Phước Tín với 47
học sinh, thấp nhất là xã Phú trung với 14 học sinh.

6


Bảng 2.3. Số học sinh bỏ học của từng xã – thị trấn
Học sinh tiểu học
Xã-thị trấn

1. Phước Tín

Học sinh tiểu học

Số HS
Số HS bỏ học
đầu
năm HK1 HK2 Tổng
%
học
1.361

12
19
31 2,28

Số HS
Số HS bỏ học
đầu
năm HK1 HK2 Tổng
học
832
12
35
47

%
5,65

2. Đức Hạnh

958

5

9

14

1,46

230


12

10

22

3. Phú Nghĩa

548

3

7

10

1,82

356

18

21

39 10,96

4. Bùi Gia Mập

834


6

18

24

2,88

273

15

12

27

9,89

5. Phú Trung

434

9

16

25

5,76


219

6

8

14

6,39

6. Phú Riềng

1.533

8

12

20

1,30

1.011

24

19

43


4,25

765

13

15

28

3,66

894

17

25

42

4,70

1.432

8

20

28


1,96

415

23

22

45 10,84

9. Bình Thắng

862

5

14

19

2,20

621

18

25

43


6,92

10. Bình Sơn

718

9

15

24

3,34

369

9

16

25

6,78

11. Bình Tân

1.569

7


16

23

1,47

609

17

25

42

6,90

708

5

13

18

2,54

536

14


28

42

7,84

13. Long Hà

1.303

6

9

15

1,15

856

23

22

45

5,26

14. Long Tân


1.197

9

12

21

1,75

550

19

24

43

7,82

15. Long Bình

918

11

14

25


2,72

664

22

19

41

6,17

16. Sơn Giang

492

8

11

19

3,86

296

17

24


41 13,85

17. TT Phước Bình

1.407

2

2

4

0,28

827

19

26

45

5,44

18. TT Thác Mơ

1.717

5


7

12

0,70

1.127

23

22

45

3,99

19. Phước Minh

518

9

11

20

3,86

646


17

22

39

6,04

20. Đak Ơ

1.001

13

15

28

2,80

329

14

17

31

9,42


21. Phú Văn

1.906

8

16

24

1,26

459

15

22

37

8,06

22.181

161

271

432


1,95 12.119

354

444

798

6,58

7. Bù Nho
8. Đakia

12. Long Hưng

Cộng

9,57

Nguồn tin: Phòng Giáo Dục- Đào Tạo

7


2.2. Tổng quan về xã Phước Tín
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Xã Phước Tín là một xã trung du có diện tích tự nhiên là 15319,02 ha, nằm phía
đông nam của huyện Phước Long và cách trung tâm huyện là 10 km, địa giới hành

chính xã giáp với nhiều xã bạn như Phú Trung, Bình Phước, Phước Bình, Sơn
Giang, Lòng Hồ Thủy Điện Thác Mơ, xã Đức Liễu, Nghĩa Trung Huyện Bù Đăng.
- Vị trí địa lý:
+ Phía đông giáp: xã Đức Liễu Huyện Bù Đăng
+ Phía tây giáp: xã Bình Tân và TT Phước Bình.
+ Phía nam giáp: xã Phú Trung.
+ Phía bắc giáp: xã Sơn Giang và Thủy Điện Lòng Hồ Thác Mơ.
b) Khí hậu
Xã Phước Tín nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có 2 mùa mưa
nắng rõ rệt trong năm. Các yếu tố khí hậu thời tiết trong khu vực rất thuận lợi cho
việc sinh trưởng và phát triển các loại cây trồng vật nuôi.
- Nhiệt độ cao trung bình năm là 32 độ, tổng số giờ nắng trong năm là 2300 giờ,
lợi thế trong việc tăng sản xuất và cây trồng.
- Lượng mưa là 2300 mm, mùa mưa (70%), từ tháng 6 đến tháng 12 mưa thường
có giông, sấm sét.
- Độ ẩm không khí trung bình 80%
- Là vùng có trữ lượng đất bazan.
c) Địa hình
Xã Phước Tín có 8 thôn là một vùng cao nguyên, đồi núi thuận tiện cho việc
trồng cây lâu năm và hàng năm như: cây điều, cao su, càphê, sản xuất lúa…..và
chăn nuôi.
Tài nguyên đất: có tài nguyên đất khá phong phú, với chất lượng tốt, đặc biệt đất
đỏ bazan chiếm 84,2%. Do vậy, được đánh giá là nơi có tiềm năng khai thác sử
dụng đất để phát triển nông lâm nghiệp. Đất đai phân bố theo lãnh thỗ: Các lọai đất
có giá trị sử dụng cho nông nghiệp như đất đỏ bazan phân bố hầu hết các xã trong
8


huyện, hiện nay đang trồng các cây lâu năm như: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, cây
ăn quả.

d) Địa chất
Tương đối thuần nhất về thành phần đá mẹ tạo đất trong đó hầu hết là đá bazan.
Các đất hình thành trên đá bazan là nhóm đỏ vàng, các đất này có chất lượng cao
nhất trong các lọai đất đồi núi ở nước ta.
2.2.2.Điều kiện kinh tế.
Xã Phước Tín nằm ở khu vực trung du xa trung tâm kinh tế, chính trị đời sống
của người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp chiếm tới 89,2%, tiểu thủ công
thương nghiệp, dịch vụ chiếm 6,8%, đánh bắt nuôi trồng thủy sản chiếm 3,5%,
ngành khác chiếm 0,5%.
Bảng 2.4 Cơ cấu kinh tế của xã
Khoản mục

Giá trị (tỷ đồng)

Tỷ lệ (%)

Tổng

117,81

100

Nông nghiệp

105,09

89,2

Đánh bắt thủy sản chăn nuôi


4,12

3,5

Công thương nghiệp dịch vụ

8,01

6,8

Ngành khác

0,59

0,5

Nguồn tin: UBND xã Phước Tín
Qua bảng 2.2 ta thấy nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cả nền kinh tế. Có
thể nói nông nghiệp vẫn là ngành chủ chốt của địa phương, và vẫn luôn là ngành
quan trọng nhất. Trong khi đó công nghiệp và dịch vụ vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong nền
kinh tế. Đây là 2 ngành phát triển rất chậm ở địa phương và hầu như không có tiềm
năng để phát triền 2 ngành này. Cơ cấu nông nghiệp theo cơ chế công nghiệp hóa
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, để có nền kinh tế ổn định và bền vững.

9


Hinh 2.1 Cơ cấu kinh tế của xã

89.2%


0.5% 6.8%

3.5%

Nông nghiệp
Đánh bắt thủy sản chăn nuôi
Công thương nghiệp dịch vụ
Ngành khác

Nguồn tin: UBND xã Phước Tín
- Trồng trọt
Là địa phương chủ yếu sản xuất nông nghiệp nên diện tích canh tác và năng suất
của các loại cây trồng phản ánh cho chúng ta thấy được nền nông nghiệp của xã.
- Tổng diện tích cây lâu năm:
+ Điều 4.503 ha, cà phê 583 ha, cao su 524,8 ha, tiêu 28 ha, cây ăn quả 13,9 ha.
Trong năm tổng thu nhập là 127.837.500.000 đồng, so năm 2007 tổng thu nhập tăng
8%. Bình quân nhân khẩu tăng 6%. Nhằm ổn định diện tích cây trồng và nâng cao
sản phẩm thu nhập. Trong năm 2008, tập trung đầu tư chăm sóc diện tích cây lâu
năm như: cao su, tiêu, điều, cà phê và cây ăn quả (sầu riêng, quýt) chỉ chuyển đổi
một số diện tích cây bị già cổi, bằng cây khác có giá trị cao.
- Cây hàng năm:
10


Tổng diện tích gieo trồng100 ha. Chia ra từng loại cây trồng như sau: diện tích
cây lúa nước là 7 ha, (2 vụ) mì cao sản 70 ha, bắp 5 ha, khoai lang 2,5 ha, đậu các
loại 3,5 ha, đậu phộng 2,5 ha, rau các loại 6,5 ha, cây hàng năm khác 3 ha.
-


Chăn nuôi

Chăn nuôi là yếu tố cũng quan trọng như trồng trọt, nó góp phần làm cho nền
nông nghiệp của địa phương tăng lên. Tuy nhiên trong những năm gần đây dịch
bệnh thường xảy ra nên chăn nuôi cũng có phần dao động.Tổng đàn trâu 40 con,
tổng đàn bò 550 con, tổng đàn heo 2.500 con, đàn gia cầm 30.000 con, cá bè 30 bè,
hồ ao nuôi trồng thủy sản 20.500m. Trong khi đó số heo và trâu thì luôn ở mức ổn
định và không có sự biến động nào đáng kể trong những năm qua. Vì heo là động
vật dể nuôi và người dân tận dụng cơm thừa để nuôi heo nên nhà nào cũng nuôi 1 –
2 con trong nhà nên số lượng có phần ổn định. Còn số trâu thì chỉ có một vài hộ
nuôi ở những vùng đất trũng nên số lượng ít và không tăng.
2.2.3. Điều kiện văn hóa - xã hội.
a) Dân số - lao động.
Dân số có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và đời sống của người dân, dân số
đông thì lượng lao động dồi dào. Nhưng nếu sự phát triển dân số quá cao mà việc
làm ít thì nó cũng ảnh hưởng đến kinh tế và sự phát triển của xã hội.
Xã Phước Tín có tổng số hộ là 2.531, 11.936 nhân khẩu trong đó dân tộc 577 hộ,
2.916 khẩu. Được chia thành 9 thôn.
Bảng 2.5 Tình hình dân số của xã năm 2008
Chỉ tiêu

Đơn vị

Số lượng

Tổng nhân khẩu

Người

11.936


Nam

Người

5.880

Nữ

Người

6.056

Tổng số hộ

Hộ

2.531
Nguồn tin: Ban thống kê xã

Tính đến cuối năm 2008, dân số toàn xã có 2.531 hộ với 11.936 người.
Nam: 5.880 người chiếm 49,26% tổng nhân khẩu toàn xã.
Nữ: 6.056 người chiếm 50,73% tổng nhân khẩu toàn xã.
11


Lao động: Phước Tín là xã có lực lượng lao động dồi dào là một lợi thế rất lớn
để phát triển nền kinh tế của xã.
Bảng 2.6 Lao động phân theo độ tuổi năm 2008
Khoản mục


Số lượng (người)

Cơ cấu (%)

Dưới tuổi lao động

3.459

28,98

Trong tuổi lao động

4.747

39,77

Ngoài tuổi lao động

3.730

31,25

Tổng dân số

11.936

100
Nguồn tin: Ban thống kê xã


Qua bảng cho thấy, hiện nay dân số toàn xã 11.936 nhân khẩu, dân số dưới độ
tuổi lao động chiếm 28,98% tổng dân số, là nguồn lao động kế thừa trong tương lai
của xã. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 39,77% là lực lượng lao động chính
tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của xã. Tuy
nhiên số người ngoài độ tuổi lao động cũng chiếm tỷ lệ khá cao là 31,25% đây là số
người đã mất sức lao động phải nhờ vào sự phụng dưỡng của con cháu, sự hỗ trợ
của phòng LĐTB & XH, và các tổ chức từ thiện, đây cũng là một trong những
nguyên nhân dẫn đến nghèo do đa số người dân sống bằng nghề nông. Tuy nhiên
nguồn lao động trẻ nhiều nếu chúng ta không có chính sách và biện pháp tốt thì
trong tương lai lượng lao động ở địa phương sẽ dư nhiều dẫn đến thất nghiệp và gia
tăng các tệ nạn xã hội.
b/ Văn hóa - thông tin – thể thao:
Trạm truyền thanh của xã thường xuyên tiếp âm phát sóng mỗi ngày 2 giờ kịp
thời đưa các thông tin đến với nhân dân. Tập trung tuyên truyền và tổ chức các hoạt
động chào mừng các ngày lễ lớn trong năm như: lễ kỷ niệm ngày thành lập Đảng
Cộng Sản Việt Nam, ngày thống nhất đất nước (30/4), ngày thương binh liệt sĩ
(27/7), ngày Quốc Khánh (2/9)…và các ngày lễ, tết Nguyên Đán, tết cổ truyền của
đồng bào dân tộc (13-15/4)… có tổ chức văn nghệ - thể thao phục vụ như cầu vui
chơi lành mạnh của người dân trong xã.
12


Nhìn chung phong trào TD-TT của địa phương từng bước được nâng lên và nhân
rộng ở khắp thôn, ấp, nhà trường. Các đội nhóm bóng đá, bóng chuyền, đá cầu, cầu
lông được tổ chức thường xuyên. Trong năm ngành VH-TT phối hợp cùng Đoàn TN
các nhà trường tổ chức cho 4 vận động viên tham gia giải việt dã tại huyện Phước
Long nhân ngày giải phóng Phước Long (6/1).
Phối hợp cùng UBMTTQ tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” năm 2009. Phấn đấu đạt 97% số hộ
đăng ký “ Gia đình văn hóa mới”. 95% số hộ đăng ký đạt tiêu chuẩn “ Gia đình văn

hóa”. Phấn đấu 5/9 khu dân cư tiên tiến và 4/9 khu dân cư đạt yêu cầu.
c/ Giáo dục:
Giáo dục là chính sách hàng đầu không chỉ của quốc gia mà nó còn là của các
địa phương. Toàn xã có 4 trường: 1 Trung Học cơ sở, 2 Tiểu Học và 1 Mẫu Giáo.
Tổng số phòng học là 60 phòng. Văn phòng làm việc, thư viện, nhà ở tập thể giáo
viên 13 phòng. Trong đó: 03 phòng bị xuống cấp, 11 phòng mượn. Xã Phước Tín là
xã nghèo của huyện do có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống nên đời sống còn nhiều
khó khăn, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, tình trạng học sinh bỏ học chiếm tỷ lệ
khá cao. Tuy nhiên vẫn có nhiều HS chịu khó đi học bằng xe đạp để tiết kiệm tiền đi
lại cho gia đình.
Tổng số cán bộ CNVC của 4 trường là: 176 người, trong đó giáo viên đứng lớp
là 126 cô, thầy. Tổng số học sinh của toàn xã trong năm học 2007 – 2008 là 2.574
HS. Nhìn chung tình hình giáo dục tại xã tương đối ổn định nhưng trong những năm
gần đây tình trạng bỏ học hơi nhiều, chủ yếu lại tập trung ở THCS. Chính vì vậy địa
phương phải làm tốt hơn nữa công tác giáo dục ở xã để nâng cao trình độ học vấn
cho các em.
d/ Y tế:
Xã luôn quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân,
nhất là điều trị miễn phí theo thẻ BHYT, luôn thực hiện tốt các chương trình y tế
quốc gia, tiêm chủng mở rộng và phòng chống các bệnh nguy hiểm… Hiện nay toàn
xã có 1 trạm y tế với 5 cán bộ gồm bác sĩ, y sĩ, y tá, hộ sinh, đông y với 6 giường
bệnh và một số hiệu thuốc.
13


Mặc dù trang thuyết bị khám chữa bệnh của trạm còn thiếu thốn và gặp nhiều
khó khăn nhưng đội ngũ y, bác sĩ ở đây đã có nhiều cố gắng thực hiện nhiệm vụ
khám chữa bệnh cho nhân dân đúng trách nhiệm của người thầy thuốc, tổ chức các
chiến dịch như: phòng chống các dịch bệnh, chương trình phòng chống sốt rét,
phong, lao, và các đợt tiêm chủng mở rộng nhằm phục vụ chăm sóc sức khỏe cho

nhân dân.
Tổng số lần khám chữa bệnh cho nhân dân là 22.215 lượt người, đạt tỷ lệ 209%
(trong số trên tính cả khám tư nhân và trạm y tế xã).
Chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình
Đây là vấn đề quan trọng cần phải có chính sách điều chỉnh vì hiện nay tình hình
dân số ở địa phương khá cao. Hiện ở địa phương vẫn có nhiều gia đình có số con từ
5 – 7 con, trong khi cả nước hiện nay đang có kế hoạch chỉ dừng lại ở 1 – 2 con để
nuôi dạy cho tốt. Công tác dân số là công tác quan trọng cần được xem xét và có
chính sách kế hoạch hóa dân số phù hợp. Địa phương có tuyên truyền về chính sách
dân số nhưng làm vẫn chưa triệt để nên dân số vẫn còn tăng nhanh.
e) Xây dựng cơ sở hạ tầng
Đường giao thông
Còn nhiều đường bị sạt lỡ hư hỏng trong thôn, xóm, đường mương cống chưa
được người dân khai thông tốt, vẫn còn chật hẹp và thường xảy ra tai nạn giao
thông. Dẫn đến khó khăn trong việc đi lại. Trường học và các cơ sở khác vẫn chưa
có nhiều biến chuyển
Mạng lưới điện
Đã có điện thắp sáng đủ cho người dân đến từng hộ gia đình, có một số hộ chưa
có khả năng tải điện vào nhà nên còn xài nhờ vào nhà khác. Nhìn chung nguồn điện
đa số người dân đã tiếp cận được nhưng điện thường xuyên cắt để tiết kiệm điện.
Chính vì vậy cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến sản xuất của người dân cũng như các
chương trình giải trí.

14


×