Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Phương pháp tổ chức các hoạt động tích cực trong dạy học mĩ thuật ở Tiểu học (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (848.17 KB, 83 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận này, với tình cảm chân thành tôi xin trân trọng
cảm ơn Trường Đại học Quảng Bình, giảng viên khoa Âm nhạc - Mĩ thuật,
giảng viên khoa Sư phạm Tiểu học - Mầm non đã tận tình khích lệ, giúp đỡ
tôi trong quá trình nghiên cứu. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên
và ủng hộ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá
luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên - Thạc sĩ Trần Công
Thoan đã hướng dẫn để tôi hoàn thành khoá luận này.
Quá trình nghiên cứu của bản thân, một số nội dung của khoá luận cũng
có thể không tránh khỏi một số thiếu sót, còn một số vấn đề chưa được sáng
tỏ rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy, cô giáo và các bạn sinh
viên để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Đồng Hới, tháng 5 năm 2018

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khoá luận là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất cứ công trình nào. Những thông tin tham khảo trong
khoá luận đều được trích dẫn nguồn cụ thể sử dụng.
Sinh viên thực hiện

Cao Thị Cẩm Nhung

2



MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 1
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ 2
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................ 6
PHẦN A............................................................................................................ 7
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 7
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. ................................................................... 7
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu. ............................................................. 8
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. .................................................................... 8
5. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 8
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 8
6. 1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết bao gồm các phương pháp
sau: .................................................................................................................... 9
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm: ............................ 9
7. Đóng góp của đề tài ..................................................................................... 9
8. Thời gian nghiên cứu .................................................................................. 9
9. Kết cấu của đề tài ...................................................................................... 10
PHẦN B .......................................................................................................... 11
NỘI DUNG .................................................................................................... 11
CHƯƠNG 1.................................................................................................... 11
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................. 11
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .......................................................................... 11
1.1.1. Những định hướng và mục tiêu giáo dục Mĩ thuật bậc Tiểu học ... 11
1.1.2. Đặc điểm hứng thú học tập của học sinh tiểu học............................ 14

3



1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 16
1.3. Tìm hiểu môn mĩ thuật ở Trường tiểu học Quảng Lưu ..................... 18
1.3.1. Tổng quan mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình môn mĩ thuật ở
trường tiểu học. ............................................................................................. 18
1.3.2. Dạy học môn mĩ thuật tại Trường tiểu học Quảng Lưu hiện nay. . 20
CHƯƠNG 2.................................................................................................... 23
TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG
DẠY HỌC MĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC. ...................................................... 23
2.1. Một số quan điểm về phương pháp dạy học tích cực môn mĩ thuật ở
Tiểu học. ......................................................................................................... 23
2.2. Phương pháp tổ chức các hoạt động tích cực trong dạy học. ............ 24
2.3. Các phương pháp dạy – học tích cực đối với môn mĩ thuật. ............. 26
2.3.1. Phương pháp quan sát ........................................................................ 26
2.3.2. Phương pháp trực quan ..................................................................... 27
2.3.3. Phương pháp gợi mở ........................................................................... 28
2.3.4. Phương pháp vấn đáp. ........................................................................ 28
2.3.5. Phương pháp phát vấn ....................................................................... 30
2.3.6. Phương pháp luyện tập, thực hành ................................................... 30
2.3.7. Phương pháp dạy - học tích hợp ........................................................ 32
2.3.8. Phương pháp làm việc theo nhóm ..................................................... 33
2.3.9. Phương pháp sử dụng trò chơi .......................................................... 35
CHƯƠNG 3.................................................................................................... 37
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TÍCH CỰC TRONG
DẠY HỌC MĨ THUẬT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẢNG LƯU .......... 37
3.1. Phát huy tính tích cực học tập của học sinh ở Trường tiểu học Quảng
Lưu.................................................................................................................. 37

4



3.2. Phương pháp tổ chức các hoạt động tích cực trong dạy học mĩ thuật
ở Trường tiểu học Quảng Lưu. .................................................................... 38
3.2.1. Trò chơi đối với hoạt động quan sát và nhận xét............................. 38
3.2.2. Trò chơi đối với hoạt động hướng dẫn cách vẽ, cách nặn, xem
tranh. .............................................................................................................. 40
3.2.3. Trò chơi đối với hoạt động nhận xét, đánh giá cuối tiết học. .......... 43
3.2.4. Quy trình tiến hành tổ chức trò chơi. ............................................... 44
3.2.5. Điều kiện để thực hiện quy trình tổ chức cho học sinh tham gia trò
chơi đạt hiệu quả. .......................................................................................... 47
3.3. Thực nghiệm sư phạm. .......................................................................... 49
3.3.1. Những vấn đề chung của thực nghiệm. ............................................. 49
3.2.2. Tổ chức thực nghiệm. ......................................................................... 52
3.2.3. Phân tích kết quả thực nghiệm. ......................................................... 54
PHẦN C .......................................................................................................... 58
KẾT LUẬN .................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 61
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................... 62
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................... 78
PHỤ LỤC 3 .................................................................................................... 81

5


DANH MỤC VIẾT TẮT
Kí hiệu

Chú giải

BGD&ĐT


Bộ giáo dục và đào tạo

ĐDDH

Đồ dùng dạy học

CHT

Chưa hoàn thành

GV

Giáo viên

HT

Hoàn thành

HTT

Hoàn thành tốt

HS

Học sinh

SGK

Sách giáo khoa


PP

Phương pháp

PPDH

Phương pháp dạy học

THPT

Trung học phổ thông

6


PHẦN A
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mĩ thuật là một môn học có vai trò quan trọng trong chương trình Tiểu
học. Với môn mĩ thuật học sinh biết cách cảm nhận cái đẹp, yêu cái đẹp từ đó
biết cách rèn luyện đôi bàn tay, trí óc của mình để tạo ra cái đẹp qua việc phát
huy óc sáng tạo, tính độc lập của mình. Môn mĩ thuật góp phần cùng với các
môn học khác giáo dục học sinh phát triển về Đức - Trí - Thể - Mĩ.
Là môn học nghệ thuật nên mĩ thuật đòi hỏi ở học sinh làm việc cá nhân,
độc lập, sáng tạo. “Mỗi học sinh sẽ là một nghệ sỹ nếu như giáo viên khai
thác, động viên và phát huy tính sáng tạo riêng của các em đó”. Đó là yêu cầu
khi vận dụng phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập
của học sinh. Việc này có ỹ nghĩa quyết định cho nhận thức thẩm mĩ nói
chung và kết quả môn mĩ thuật nói riêng.
Thực tế, học sinh rất ham thích học mĩ thuật. Nếu như chúng ta xây dựng

cho các em có ý thức học tập tốt tạo ra không khí thoải mái khi học thì sẽ đạt
được hiệu quả tốt nhất.
Để khơi dậy cho học sinh khả năng trong giờ học mĩ thuật đề tài đòi hỏi
người giáo viên cần phải thực sự say mê giảng dạy và tạo được cho học sinh
sự lôi cuốn, đam mê trong giờ học mĩ thuật mà cụ thể là việc tìm ra phương
pháp tổ chức các hoạt động tích cực trong dạy học nhằm giúp học sinh phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của bản thân. Đó là lý do tôi nghiên cứu
đề tài: “Phương pháp tổ chức các hoạt động tích cực trong dạy học mĩ thuật
ở Tiểu học”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Đề tài này hướng tới sự phát triển toàn diện về mặt thẩm mĩ cho các em,
giúp các em hứng thú học tập tốt môn mĩ thuật. Cụ thể là:

7


- Nâng cao chất lượng dạy học môn mĩ thuật ở Tiểu học.
- Tích cực hoá hoạt động của học sinh Tiểu học trong mĩ thuật.
- Tạo hứng thú học tập, giúp học sinh yêu thích và học tốt môn mĩ thuật.
- Giúp học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập thuận lợi, dễ dàng, hiệu quả.
- Từ đó hình thành ở các em tính thẩm mỹ, hướng tới cái đẹp.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu.
- Khách thể: Giáo viên và học sinh Trường tiểu học Quảng Lưu - Quảng
Trạch - Quảng Bình.
- Đối tượng nghiên cứu: Các phương pháp dạy học nói chung và phương
pháp tổ chức các hoạt động tích cực trong dạy học mĩ thuật.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu tập trung chủ yếu là:
- Tìm hiểu quá trình dạy và học bộ môn mĩ thật ở Tiểu học.
- Tìm hiểu những vấn đề cơ bản thường gặp, những tình huống, ưu điểm,

hạn chế qua quá trình dạy và học bộ môn mĩ thuật ở Tiểu học.
5. Giả thuyết khoa học
Để vấn đề nghiên cứu được thực hiện có hiệu quả và đạt được mục tiêu
đề ra, trước khi đi sâu vào giải quyết vấn và tìm ra giải pháp, chúng tôi đã đề
ra một số giả thiết và dự kiến tình huống sau:
- Nếu giáo viên thực hiện tốt việc áp dụng phương pháp dạy học mĩ thuật
thì hiệu quả giáo dục chắc chắn sẽ cao.
- Mĩ thuật là một bộ môn thuộc về năng khiếu của mỗi cá nhân, do đó
cho dù giáo viên có cố gắng thế nào cũng không thể nâng cao kết quả học tập
của các em.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng một số nhóm phương pháp
nghiên cứu sau:

8


6. 1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết bao gồm các phương
pháp sau:
- Nghiên cứu tài liệu: Nhằm tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Nghiên cứu qua các văn
bản, chương trình, giáo trình, tài liệu sách báo về phương pháp dạy học môn
mĩ thuật nhằm phân tích, tổng hợp những thông tin cần thiết liên quan đến đề
tài.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm:
- Phương pháp thống kê, xác suất: Để nắm nội dung chương trình môn
mĩ thuật ở tiểu học, nắm được thực trạng trong dạy và học môn mĩ thuật.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp khác nhằm
hỗ trợ cho việc nghiên cứu như: Phương pháp chuyên gia, phương pháp so
sánh.

7. Đóng góp của đề tài
Đề tài “Phương pháp tổ chức các hoạt động tích cực trong dạy học mĩ
thuật ở Tiểu học” sẽ góp phần làm cho mối quan hệ giữa dạy và học, giữa
thầy và trò ngày càng gắn bó và hiệu quả hơn. Từ đó nâng cao chất lượng dạy
học đồng thời tạo hứng thú học tập, giúp học sinh yêu thích và học tốt môn mĩ
thuật.
8. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018
Đề tài đi vào nghiên cứu, tìm hiểu những định hướng và các phương
pháp dạy học tích cực trong môn mĩ thuật hiện nay từ đó tìm ra các phương
pháp tổ chức các hoạt động tích cực trong dạy học mĩ thuật ở Tiểu học. Trong
đó:
Từ tháng 10/2017 đến tháng 4/2018, cụ thể là:
- Tháng 10/2017: Chuẩn bị đối tượng, nội dung nghiên cứu.

9


- Tháng 11/2017: Nghiên cứu lí luận.
- Tháng 12/2017: Khảo sát thực trạng việc tổ chức dạy học môn mỹ thuật
ở trường tiểu học Quảng Lưu.
- Tháng 1/2018: Tìm hiểu, nghiên cứu các phương pháp dạy học tích cực
trong dạy học mĩ thuật hiện nay.
- Tháng 2/2018 - 4/2018: Nghiên cứu, đưa ra các phương pháp tổ chức
các hoạt động tích cực trong dạy học mĩ thuật ở tiểu học và tiến hành thực
nghiệm sư phạm tại Trường tiểu học Quảng Lưu - Quảng Trạch - Quảng
Bình.
9. Kết cấu của đề tài
Đề tài được thực hiện ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì phần nội
dung của đề tài gồm có 3 chương, đó là:

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Tìm hiểu về các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học
mĩ thuật ở Tiểu học.
Chương 3: Phương pháp tổ chức các hoạt động tích cực trong dạy học mĩ
thuật ở tiểu học Quảng Lưu.

10


Khóa luận đủ ở file: Khóa luận full
















×