Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN một số biện pháp tổ chức các hoạt động đội ở trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.39 KB, 14 trang )

SKKN một số biện pháp tổ chức các hoạt động đội ơ trường Tiểu học

Phần thứ nhất : ĐẶT VẤN ĐỀ
Trường tiểu học muốn hoàn thành được mục tiêu giáo dục ; thì
phải hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển nhân cách.
Muốn phát triển toàn diện cho trẻ em thì phải thực hiện đồng bộ giữa
công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp thông qua các hoạt động văn hoá
xã hội, và vui chơi giải trí có mối quan hệ hữu cơ với công tác giáo
dục trong giờ lên lớp.
các hoạt động văn hoá xã hội, vui chơi giải trí bao gồm các hoạt động
ngoài giờ lên lớp do nhà trường và đội thiếu niên, sao nhi đồng tổ
chức và thực hiện. Tâm lý học đã chỉ ra rằng'' Nhân cách chỉ có thể
hình thành thông qua các loại hình hoạt động phong phú đa dạng''
Trong khi đó các giờ học trên lớp của học sinh chỉ được hoạt động có
một mặt đó là học tập. Như vậy chỉ giáo dục các em học tập trong lớp
là chưa đủ mà cần phải mở rộng ra ngoài lớp học. Có như vậy các em
mới phát triển toàn dịên.
Như chúng ta đã biết. Học tập là hoạt động chủ đạo của học sinh.
Song thực tế lứa tuổi của học sinh tiểu học các em rất ham chơi, chơi
ngay trong giờ học. Mặc dù đó là điều thầy cô cấm kị. Đơn giản và dễ
hiểu vì đó là một nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ em ở mọi xã hội,
mọi dân tộc. Trẻ em đều ham thích vui chơi có thể gọi lứa tuổi này là
lứa tuổi vui chơi. Vì vậy tổ chức hoạt động tập thể , vui chơi giải trí
cho học sinh tiểu học thực sự là rất cần thiết và là một đòi hỏi tất yếu
của quá trình giáo dục mà không có gì thay thế được. Hoạt động vui
chơi là một bộ phận quan trọng trong sinh hoạt của đội và các tập thể
thiểu nhi. nó có ý nghĩa sâu sắc trong quá trình giáo dục toàn diện cho
học sinh tiểu học.
1
SKKN một số biện pháp tổ chức các hoạt động đội ơ trường Tiểu học
Đứng riêng ở một góc độ cán bộ tổng phụ thách đội. Tôi thấy tổ


chức hoạt động vui chơi cho thiếu niên nhi đồng là loại hình hoạt động
giáo dục rất tốt, rất cần thiết, nó là một trong những phương tiện giáo
dục, nhằm hình thành cho các em về nhân cách của người công dân,
người lao động. thông qua các hoạt động vui chơi các em sẽ bộc lộ rõ
thái độ tình cảm của mình đôi với bản thân, đối với người khác, với
công việc, với cộng đồng. Từ đó giúp trẻ tiếp thu nhận thức biết được
giá trị tốt đẹp, những mặt tích cực giúp các em có hành vi cách ứng xử
đúng, đẹp trong gia đình và xã hội. Vì trong khi vui chơi các em sẽ
gặp phải nhiều tình huống phức tạp gay cấn Và khi ấy buộc các em
phải tự suy nghĩ, tự tìm tòi giải pháp bằng chính khả năng và sức lực
của mình. Chính từ đó những cọ sát va trạm ấy sẽ giúp các em ngày
càng trưởng thành hơn. Không những thế hoạt động vui chơi còn có
tác động rất tích cực đến việt củng cố khắc sâu những kiến thức đã
học. Đồng thời tăng cường cho học sinh sự hiểu biết thêm về tự nhiên,
xã hội, đất nước, con người. từ đó tạo ra điều kiện cho các em tiếp cận
với các hoạt động về khoa học kỹ thuật, lao động sản xuất, văn nghệ,
thể dục thể thao, nhân đạo và môi trường. Bằng các hoạt động cụ thể
mà các em có dịp được vận dụng những kiến thức tiếp thu được trong
học tập và thực tiễn cuộc sống. Từ đó kích thích sự phát triển tư duy
trí tuệ cho các em.
Hiện nay việc học văn hoá của các em quá nặng. Chính vì thế các
em đã tốn quá nhiều thời gian cho việc học tập. Dẫn tới các em có rất
ít thời gian tham gia các hoạt động vui chơi, kể cả việc sinh hoạt đội,
vui chơi còn hạn chế, ở đâu các em cũng thiếu đồ chơi , thiếu kinh phí
hoạt động . Dẫn đến một số em đã chơi điện tử và một số trò chơi
2
SKKN một số biện pháp tổ chức các hoạt động đội ơ trường Tiểu học
nguy hiểm dẫn đến những suy nghĩ và việc làm đáng tiếc xảy ra . Vì
vậy cần phải tổ chức tốt các hoạt động vui chơi, phải có những giải
pháp mới, những phương pháp tổ chức phong phú, dưới các hình thức

khác nhau, tạo điều kiện thời gian để các em được tham gia vui chơi.
Thông qua các hoạt động vui chơi giúp các em tiếp thu nhận biết các
mặt tích cực hướng tới (Đức, trí , thể, mĩ) Tạo ra nhưng công dân phát
triển toàn diện, có ích cho xã hội

Phần thư 2: NỘI DUNG
I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN
3
SKKN một số biện pháp tổ chức các hoạt động đội ơ trường Tiểu học
Hoạt động vui chơi là một bộ phận sinh hoạt của Đội. Nó còn là
nhu cầu quan trọng của thiếu niên nhi đồng trong công cuộc đổi mới
sự nghiệp cách mạng của đất nước. Đối với trẻ em nhu cầu vui chơi
không thể thiếu trong sinh hoạt học tập hàng ngày. Có thể nói đối với
trẻ em; Học mà chơi- Chơi mà học.
Tổ chức cho các em chơi không dừng lại ở mục đích vui chơi
giải trí đơn thuần mà phải xem như một nội dung, phương tiện nhằm
tập hợp và giáo dục các em. Sự hấp dẫn của hoạt động vui chơi luôn
tạo điều kiện cho các em sự say mê, niềm phấn khởi. Trong quá trình
hoạt động vui chơi, các em sẽ tuỳ theo sở thích nguyện vọng của mình
mà lựa chọn tham gia trò chơi, bản thân nó đem lại những điều thích
thú, những niềm phấn khởi và từ đó có thể bật nắp cho sự sáng tạo.
Tổ chức các hoạt động vui chơi là người tổng phụ trách đã xã
hội hoá công tác Đội. Đã biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục là
cơ hội để mỗi đội viên nhi đồng thể hiện rõ động cơ, thái độ đúng đắn
của các em. Kinh nghiệm thực tế cho thấy: Nếu trong trường tiểu học
các thầy cô, anh chị phụ trách mà quan tâm đến lĩnh vực hoạt động vui
chơi của học sinh. Tạo điều kiện tốt cho các em chơi một cách thích
đáng, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của trẻ thì sẽ thu được rất
nhiều kết quả trong việc giáo dục ý thức tổ chức, kỉ luật, tính tự chủ,
sự kiềm chế Từ đó giúp các em dễ dàng hoà nhập vào các hoạt động

tập thể, phát triển tình đoàn kết thương yêu và lòng nhân ái trong học
sinh nhất là trong đội viên
Hoạt động vui chơi lành mạnh chính là nhu cầu cuộc sống của
thiếu niên, nhi đồng. chơi là hoạt động tự nhiên là sự tồn tại của cuộc
sống, của trẻ em. Vì vậy nếu chưa tổ chức tốt hoạt động vui chơi thì
4
SKKN một số biện pháp tổ chức các hoạt động đội ơ trường Tiểu học
nghĩa là chưa tổ chức tốt cuộc sống cho trẻ và như vậy sẽ làm ảnh
hưởng đến sự phát triển toàn diện của các em .
II/ BIỆN PHÁP
1/ Khái quát tình hình địa phương
2/ Tình hình nhà trường:
Trường Tiểu học ……… Toàn trường có 10 lớp với …………
học sinh. Trong đó:
+ Nữ:
+ Dân tộc:
+ Nữ dân tộc:
Cán bộ giáo viên của nhà trường: Tổng số: người. Trong đó:
+Nữ: người
+Dân tộc: người
+Đảng viên: đồng chí
+Trình độ đại học: người
3/ Tìm hiểu nhu cầu và thực trạng:
Hiện nay đội ngũ Tổng phụ trách đã được quan tâm đúng mức
nên việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho học sinh cũng dần dần
được chú ý, được quan tâm. Tuy nhiên các hoạt động này còn đơn
điệu, chưa phong phú, đa dạng. Do đó thường gây nên sự nhàm chán
cho học sinh, không đáp ứng được nhu cầu cần thiết của các em. Vấn
đề này có nhiều nguyên nhân, cụ thể là:
- Năng lực tổ chức các hoạt động vui chơi của tổng phụ trách

Đội còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu mong muốn. Vì: Thời
gian hoạt động Đội chưa lâu và kinh nghiệm công tác Đội chưa tích
luỹ được nhiều
5
SKKN một số biện pháp tổ chức các hoạt động đội ơ trường Tiểu học
- Sự phối hợp, kết hợp giữa tổng phụ trách và đoàn cơ sở chưa
cao
- Việc xây dựng kế hoạch của tổng phụ trách chưa cụ thể, chưa
tham mưu tích cực với các cơ quan đoàn thể: Ban giám hiệu, chi bộ,
đoàn thanh niên. Nên khi thực hiện thường không đạt kết quả như
mong muốn
- Ngoài ra, chúng ta vẫn còn quá trú trọng truyền thụ các kiến
thức văn hoá, chưa thực sự quan tâm đến các hoạt động vui chơi cuả
các em. Cho nên vui chơi là một nhu cầu chính đáng chưa được chú ý
đúng mức.
Qua khảo sát thực tế ở trường với tất cả học sinh, ở tất cả các lứa
tuổi. Các em đều thích tham gia hoạt động vui chơi. Kết quả điều tra
cụ thể như sau :
Học kỳ I Năm học 2011 – 2012 : 100% học sinh thích tham hoạt
động vui chơi.
Với những thực trạng trên bản thân tôi là một tổng phụ trách đội,
trực tiếp phụ trách các hoạt động. Tôi nhận thấy đây là một tình trạng
đáng lo ngại. Nếu không tìm được phương pháp, biện pháp cụ thể sẽ
ảnh hưởng rất lớn đến việc học trên lớp của các em
4/ Nguyên nhân thực trạng trên :
a/ Đội ngũ cán bộ đội :
Nhiều cán bộ tổng phụ trách đội trình độ nghiệp vụ còn chưa
đáp ứng được nhu cầu hiện nay. Tổng phụ trách chưa biết đề xuất,
tham mưu với nhà trường những điều kiện, cơ sở vật chất để hoạt
động. Không bàn bạc ở chi đoàn và phân công cho từng đoàn viên

đảm nhận cảc công việc cho phù hợp .
6
SKKN một số biện pháp tổ chức các hoạt động đội ơ trường Tiểu học
Việc xây dựng kế hoạch của tổng phụ trách chưa cụ thể nên khi
thực hiện chưa đạt kết quả cao.
b/ Đối với giáo viên :
Nhiều giáo viên mới chỉ tập trung giảng dạy văn hoá kiến thức
tren lớp, chưa chú ý đến hoạt động vui chơi giải trí cho học sinh chính
vì thế gây ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giờ dạy, vì các em
chơi nghịch ngay trong giờ học để thoả mãn nhu cầu:
c/ Đối với phụ huynh:
Một số bậc cha mẹ học sinh bắt ép con mình học quá nhiều, quá
tải vì sợ con mình thua kém bạn bè, không dành thời gian cho con cái
vui chơi giải trí. Nhiều gia đình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, ngoài
giờ học trên lớp về nhà các em còn phải làm rất nhiều việc như : cắt cỏ
, chăn trâu , kiếm củi, trông em nên không tham gia được các hoạt
động vui chơi có ích . Từ những nguyên nhân đã nêu ở trên dẫn đến
tình trạng chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu vui chơi của các em
học sinh tiểu học. Để khắc phục tình trạng này tôi đã tìm tòi nghiên
cứu và có những biện pháp sau đây:
* Nội dung cơ bản:
Biện pháp để tổ chức hoạt động vui chơi cho học sinh tiểu học.
Hoạt động vui chơi có thành công hay không còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố đó là : Cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động và đặc biệt là
người quản trò. Người hướng dẫn hoạt động đòi hỏi cần phải biết
nhiều trò chơi , nhiều loại hình hoạt động , cần phải có cẩm nang ghi
chép các nội dung hình thức hoạt động vui chơi, trong đó có phân ra
tên các hoạt động trò chơi, độ tuổi số lượng người chơi. Tính chất mục
7
SKKN một số biện pháp tổ chức các hoạt động đội ơ trường Tiểu học

đích của hoạt động, luật chơi, cách chơi, dụng cụ thiết bị. Nhưng khi
tiến hành hoạt động vui chơi ta phải giải quyết theo từng bước sau:
1/ Công tác tham mưu:
Chủ động tham mưu với ban giám hiệu, với chi bộ nhà trường
về các biện pháp, chỉ ra các mặt mạnh, khắc phục những điểm yếu, để
có cách làm phù hợp. Chính từ những việc làm này đã được ban giám
hiệu nhiệt tình ủng hộ. Đó là việc bố trí thời gian và tạo điều kiện về
kinh phí cho các hoạt động
Ngoài ra, tôi còn tham mưu và bàn bạc cụ thể với đoàn thanh
niên để chi đoàn cử giáo viên tham gia tổ chức các hoạt động vui chơi
cho các em
2/ Xây dựng kế hoạch
Sau khi đã tham mưu với chi bộ và ban giám hiệu nhà trường,
tham khảo với các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường. Tức là
đã có các điều kiện cần và đủ để xây dựng kế họach, chúng ta tiến
hành lập kế hoạch. Đây là một quá trình quan trọng, vì nếu không xây
dựng được kế hoạch thì chúng ta sẽ không biết tổ chức cái gì, địa điểm
ở đâu, vào thời gian nào?
Yêu cầu của việc xây dựng kế hoạch:
- Những hoạt động vui chơi phải mang tính giáo dục, gây được sự
hứng thú cho học sinh
- Các trò chơi phải dễ thực hiện, không quá khó đối với học sinh
- Những trò chơi này tổng phụ trách phải thuộc và nắm vững để
phổ biến cho toàn bộ giáo viên phụ trách lớp năm bắt được
Các bước tiến hành xây dựng kế hoạch
Bước 1:
8
SKKN một số biện pháp tổ chức các hoạt động đội ơ trường Tiểu học
Địa điểm diễn ra hoạt động vui chơi trong kế họch- các hoạt
động vui chơi bao gồm vui chơi ngoài trời và vui chơi trong nhà.

Chính vì vậy chúng ta phải lựa chọn địa điểm sao cho phù hợp với nội
dung trò chơi
Bước 2:
Lựa chọn trò chơi: Bước này chúng ta phải tham khảo ý kiến
của các đoàn viên thanh niên, của các giáo viên phụ trách lớp Để lựa
chọn trò chơi cho phù hợp với đối tượng học sinh. Đó là việc xác
định: Hoạt động trò chơi này nhằm mục đích gì? giáo dục rèn luyện
được những mặt nào? có phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh hay
không? Có phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nhà trường hay
không?
Bước 3
Chuẩn bị cơ sở vật chất: Khi đã chọn và xác định được trò chơi
thì chúng ta hãy chuẩn bị ngay những điều kiện về cơ sở vật chất tối
thiểu cần thiết cho trò chơi. Cần chú ý tính đến các điều kiện khác
như: Người phục vụ chơi, sân chơi, nhà chơi sao cho đảm bảo an
toàn tuyệt đối cho người và tài sản. Trong công việc chuẩn bị cũng
phải chú ý tới các món quà tặng cho người dự chơi và người thắng
cuộc, hoặc phần thưởng cho các tập thể cá nhân để nhằm động viên
kịp thời.
3/ Thành lập ban quản trò
Để làm tốt được điều này, chúng ta đặc biệt chú ý đến các đối
tượng là đoàn viên, giáo viên trẻ có năng lực, có giọng hát hay, có sức
khoẻ và nhanh nhẹn Trong quá trình tổ chức các hoạt động vui chơi,
thường có một người đóng vai trò trung tâm để điều khiển hướng dẫn
9
SKKN một số biện pháp tổ chức các hoạt động đội ơ trường Tiểu học
thu hút người chơi, là trọng tài của cuộc chơi. Người đó được gọi là
người quản trò
Để mỗi hoạt động, mỗi trò chơi là điều mới mẻ nhằm hướng học
sinh vào hoạt động một cách sôi nổi và hào hứng, tự tin thì người quản

trò phải nói năng, diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng , mạch lạc, vui tươi. Đặc
biệt là phải kiên trì để trở thành hạt nhân linh hồn của các hoạt động.
Nghĩa là phải hăng hái, gây không khí hứng thú sôi động cho cuộc
chơi. Nhưng người quản trò cũng phải biết dừng lại đúng lúc, khi các
em còn đang ( thèm thèm) có như thế lần hoạt động sau sẽ có hứng
thú và mong muốn được chơi.
Người quản trò phải biết kết hợp hài hoà giữa nói và kết thực
hiện động tác và có khả năng nói như người kể chuyện. Ngoài ra quản
trò cần có giọng nói to, dõng dạc, thể hiện được sức mạnh truyền cảm
làm rung động tâm hồn các em. Nếu kết hợp tốt được giọng điệu và
nét mặt vui tươi hài hước thì hoạt động vui chơi sẽ có tác dụng rất
nhiều.
4/ Biện pháp đã thực hiện :
Hàng năm, ở đơn vị mình, tôi thường tham mưu với ban giám
hiệu nhà trường để lập kế hoạch
''
hoạt động - vui chơi
'''
hàng tuần,
hàng tháng theo các chủ điểm, chủ đề thích hợp như: Tổ chức thi đọc
và làm theo báo Đội, thi vẻ đẹp đội viên, thi cắm hoa, thi kể chuyện,
thi hát dân ca. Thi khéo tay : Thi làm bánh:
Hào hứng sôi nổi hơn cả là thi hội diễn văn nghệ, thi làm báo
ảnh, báo tường, thi vẽ. Trong suốt năm học đã lôi cuốn được đông đảo
học sinh tham gia các cuộc thi này
10
SKKN một số biện pháp tổ chức các hoạt động đội ơ trường Tiểu học
Sau những giờ học buổi học, mệt nhọc, căng thẳng, hiểu được
điều này, tôi đã bàn với các giáo viên phụ trách lớp và ban chỉ huy
liên Đội. Tổ chức cho các em được vui chơi một số trò chơi như: Cua

và còng; con thỏ; bạn có tin vui vào giữa giờ hoặc 15 phút cuối tuần.
Các trò chơi này ít nhiều đã gây được sự hứng thú cho các em ở mỗi
buổi học, một số em tham gia đi học đều hơn.
Để một trò chơi được thực hiện tốt, tôi thường tiến hành theo
các bước như sau:
+ Bước 1: Tập hợp đội ngũ, bố trí đội hình, chuẩn bị các dụng cụ,
người hỗ trợ
+ Bước 2: Trình bày trò chơi, luật chơi
+ Bước 3: Hướng dẫn mẫu hoặc mời mẫu chơi thử để các em làm
quen với trò chơi
+ Bước 4: Chơi thật và tính điểm thi đua
+ Bước 5: Tuyên bố kết quả để các em tự nhận xét sau đó tuyên
dương khen thưởng
III / HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Sau mỗi lần tổ chức các hoạt động vui chơi, không cần để ý
chúng tôi cũng dễ dàng nhận thấy những ánh mắt, những nụ cười,
những nét mặt rạng rỡ Thực tế cho thấy các em đã nhanh nhẹn, hoạt
bát, cởi mở và rồi từ đó những cái mới, cái tốt đẹp xuất hiện. Đó là sự
nhường nhịn, đoàn kết, thân mật, gần gũi, cảm thông với nhau
Sau mỗilần tổ chức hoạt động vui chơi, chắc chắn các em sẽ
thấy mình như khoẻ hơn, nhanh nhẹn hoạt bát hơn và khéo léo hơn.
Các em rất phấn khởi vì được đóng góp vào thành công của cuộc chơi,
điều này đã làm cho môi trường sống thêm được lành mạnh. Trò chơi
11
SKKN một số biện pháp tổ chức các hoạt động đội ơ trường Tiểu học
còn làm nhịp cầu nối với những tình bạn bè đó là sự độ lượng thử
thách của chính các em.
Qua một thời gian đưa biện pháp này vào thực hiện tôi thấy
chất lượng các mặt hoạt động được nâng lên rõ rệt. Các em ngoan
ngoãn, biết nghe lời thầy cô không còn hiện tượng chơi đùa, nghịch

ngợm trong lớp. Vì nhu cầu vui chơi của các em đã được đáp ứng kịp
thời. năm học 2011 -2012 đã có nhiều học sinh tham thi học sinh
giỏi cấp tỉnh. học sinh thi học sinh giỏi cấp thành phố . số học sinh
giỏi cấp trường :…… Thi hát dân ca và ca khúc thiếu nhi đạt giải nhì
cấp thành phố . thi vẽ do nhà thiếu nhi tỉnh tổ chức đạt giải nhất . Từ
những kết quả trên cho thấy sự tiến bộ , trưởng thành của tổ chức
Đội gắn liền với sự đi lên của nhà trường. Kết quả đạt được không
phải do ngẫu nhiên mà có, mà là kết quả của quá trình vận dụng, tìm
tòi xây dựng, định hướng, biện pháp hoạt động thích hợp để công tác
đội và phong trào thiếu nhi ngày càng phát triển.
Phần thứ ba: KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
1/ Kết luận chung
Muốn tổ chức tốt các hoạt động vui chơi cho học sinh tiểu học cần
phải có các điều kiện sau:
12
SKKN một số biện pháp tổ chức các hoạt động đội ơ trường Tiểu học
- Sự quan tâm giúp đỡ của chi bộ và ban giám hiệu nhà trường -
đoàn thanh niên.
- Năng lực tổ chức , sự sáng tạo linh hoạt trong các hoạt động ,
nhiệt tình với mọi công việc của người tổng phụ trách đội .
- Cơ sở vật chất , kinh phí cho hoạt động đội .
- Mọi kế hoạch hoạt động phải rõ ràng đảm bảo tính khả thi cao.
Nội dung phù hợp đáp ứng nhu cầu của thiếu niên nhi đồng.
- Đánh giá kết quả vô tư khách quan.
- Sự phối hợp hài hoà giữa các ban ngành đoàn thể.
*/ Trong một trường tiểu học mục tiêu giáo dục đào tạo bồi dưỡng
cho trẻ đó là các em có quyền được hoạt động vui chơi. Hoạt động vui
chơi lành mạnh sẽ giúp cho các em năng động sáng tạo hơn, duy trì và
tăng cường sức khoẻ góp phần tích cực trong việc hoàn thành mục tiêu
giáo dục. Nó tạo đà thúc đẩy nâng cao chất lượng đào tạo .Củng cố nề

nếp kỷ cương của nhà trường. Đẩy lùi dần và tiến tới ngăn chặn các tệ
nạn xã hội .
2/ Một số kiến nghị
Bản thân tôi là một giáo viên được đưa ra làm tổng phụ trách ,
không được học qua trường lớp chuyên môn nghiệp vụ Đoàn Đội .
Chính vì vậy năng lực còn hạn chế chủ yếu là tự học hỏi . Nhiều khi
còn lúng túng trong khi tổ chức . Vì vậy tôi mạnh dạn đề nghị : Hội
đồng đội thành phố , thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề về
công tác đội cụ thể là :
- Hướng dẫn tổ chức các trò chơi mới
- Hướng dẫn tổ chức sinh hoạt sao nhi đồng
- Bổ xung thêm các bài múa hát tập thể
13
SKKN một số biện pháp tổ chức các hoạt động đội ơ trường Tiểu học
- Thường xuyên đi xuống các cơ sở kiểm tra đánh giá các hoạt động
của tổng phụ trách và hoạt động của liên đội .
Trên đây là một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động vui chơi cho
học sinh tiểu học . Những suy nghĩ cảm nhận mà bản thân tôi đưa ra
không khỏi chủ quan . Tôi chân thành và mong được các đồng chí
đồng nghiệp và hội đồng đội các cấp đóng góp ý kiến , để cho vốn
kinh nghiệm công tác đội và hoạt động tổ chức trò chơi cho học sinh
tiểu học ngày càng đa dạng , phong phú hơn.
Hoà Bình ngày ………….
Người viết:
14

×