Tải bản đầy đủ (.pptx) (76 trang)

PP Phân tích tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 76 trang )

Chương 5
Phân tích tài chính

GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên
Nhóm thực hiện:
1. Nguyễn Quốc Bảo
2. Trần Thị Thanh Thúy
3. Bùi Thị Tường Vy
4. Lâm Đức Huy
5. Nguyễn Văn Tài
6. Trần Thị Thúy Vân


Nội dung
1. Tổng quan phân tích tài chính
1.1. Khái niệm
1.2. Mục tiêu phân tích
1.3. Phương pháp phân tích
1.3.1. Phương pháp tỷ số
1.3.2. Phương pháp so sánh
1.3.3. Phương pháp phân tách


Nội dung
2. Phân tích tỉ số
2.1. Mục tiêu phân tích
2.2. Phương pháp và nội dung phân tích
2.3. Các chỉ tiêu trong phân tích

3. Phân tích dòng tiền


3.1. Mục tiêu phân tích
3.2. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
3.3. Các thước đo trong phân tích dòng tiền
3.4. Các chỉ số dòng tiền chuyên biệt


1. Tổng quan phân tích tài chính
1.1. Khái niệm
Phân tích tài chính là việc ứng dụng các công cụ và kỹ thuật phân
tích đối với các báo cáo tài chính tổng hợp và mối liên hệ giữa các
dữ liệu để đưa ra các dự báo và các kết luận hữu ích trong phân
tích hoạt động của doanh nghiệp. Phân tích tài chính còn là việc
sử dụng các báo cáo tài chính để phân tích năng lực và vị thế tài
chính của một doanh nghiệp và từ đó đánh giá, dự báo năng lực tài
chính của doanh nghiệp trong tương lai. (“Tài chính doanh
nghiệp”, PGS.TS Lưu Thị Hương và PGS.TS Vũ Duy Hào đồng
chủ biên, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân, 2013).
Phân tích tài chính bao gồm ba lĩnh vực lớn:
Phân tích khả năng sinh lợi
Phân tích rủi ro
Phân tích nguồn và sử dụng nguồn vốn


1. Tổng quan phân tích tài chính
1.2. Mục tiêu phân tích
Đối với nhà quản trị
• Kịp thời xác định các bất ổn xảy ra trong tình hình tài chính
của doanh nghiệp
• Đánh giá tiềm năng triển vọng của doanh nghiệp
• Hoạch định chiến lược tài chính cho doanh nghiệp

• Đánh giá vị thế tài chính của doanh nghiệp trong ngành
Đối với nhà đầu tư
Mục tiêu chính của các nhà đầu tư là gia tăng giá trị tài sản, giá
trị doanh nghiệp vì họ đã bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp và
có thể phải chịu nhiều rủi ro.
Các nhà đầu tư khi đầu tư vào doanh nghiệp quan tâm tới khả
năng sinh lời, rủi ro, diễn biến giá của cổ phiếu và tiềm năng
của doanh nghiệp để đưa ra quyết định đầu tư có hiệu quả
nhất.


1. Tổng quan phân tích tài chính
1.2. Mục tiêu phân tích
Đối với nhà cho vay
Khi cho vay, các chủ nợ quan tâm đến khả năng trả nợ của
khách hàng. Tuy nhiên, vay ngắn hạn và dài hạn có đặc điểm
khác nhau, do đó khi phân tích tài chính cũng cần phải sử
dụng các kỹ thuật khác nhau.
Các chủ nợ khi cho vay cần phải biết về khả năng thanh toán
tiền vay của doanh nghiệp để đảm bảo khả năng hoàn trả nợ
của doanh nghiệp.
Đối với đối thủ cạnh tranh
Các doanh nghiệp khác trong cùng ngành hoặc các doanh
nghiệp trên thị trường cũng quan tâm tới tình hình tài chính
của doanh nghiệp với mục tiêu so sánh và đưa ra chiến lược
cạnh tranh phù hợp.


1. Tổng quan phân tích tài chính
1.3. Phương pháp phân tích

1.3.1. Phương pháp tỷ số
Đây là phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến trong
phân tích tài chính. Phương pháp tỷ số là phương pháp trong đó các
tỷ số được sử dụng để phân tích. Đó là các tỷ số đơn được thiết lập
bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác.
Về nguyên tắc: cần xác định được các ngưỡng, các tỷ số tham
chiếu. Để đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp cần so
sánh các tỷ số của doanh nghiệp với các tỷ số tham chiếu. Như vậy,
phương pháp so sánh luôn được sử dụng kết hợp với các phương
pháp phân tích tài chính khác. Khi phân tích, nhà phân tích thường
so sánh theo thời gian (so sánh kỳ này với kỳ trước) để nhận biết xu
hướng thay đổi tình hình tài chính của doanh nghiệp, theo không
gian (so sánh với mức trung bình ngành) để đánh giá vị thế của
doanh nghiệp trong ngành.


1. Tổng quan phân tích tài chính
1.3. Phương pháp phân tích
1.3.1. Phương pháp tỷ số
Các tỷ số thường dùng để phân tích tài chính:
Tỷ số khả năng thanh toán
Tỷ số hoạt động
Tỷ số đòn bẩy tài chính
Tỷ số khả năng sinh lợi
Tỷ số giá trị thị trường


1. Tổng quan phân tích tài chính
1.3. Phương pháp phân tích
1.3.1. Phương pháp tỷ số

Ví dụ: So sánh chỉ số thanh toán của Công ty Cổ Phần LICOGI
16( LCG) với ngành
Chỉ số thanh toán

2014

2015

2016

2017

Tỷ số thanh toán hiện hành

1,45

1,2

1,27

1,13

Tỷ số thanh toán nhanh

0,96

0,91

0,89


0,9

Tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn

0,04

0,02

0,15

0,24


1. Tổng quan phân tích tài chính
1.3. Phương pháp phân tích
1.3.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích, đánh giá sự thay
đổi của các chỉ tiêu thông qua việc sử dụng báo cáo tài chính của
nhiều năm liên tiếp. Từ đó đưa ra nhận định về tốc độ, khuynh
hướng của các chỉ tiêu qua các năm so với năm gốc.
• Phân tích sự thay đổi qua thời gian 4 đến 5 năm cả về số
tuyệt đối và số tương đối của các chỉ tiêu trong Báo cáo tài
chính (Phân tích biến động).
• Phân tích xu hướng dài hạn, trên cơ sở so sánh số liệu của
các năm sau so với năm gốc (Phân tích chỉ số xu hướng).
Ưu điểm: đơn giản, dễ vận dụng, có thể rút ra được tính xu thế của
các chỉ tiêu.
Nhược điểm: không đánh giá được chất lượng của thông tin sử
dụng để phân tích.



1. Tổng quan phân tích tài chính
1.3. Phương pháp phân tích
1.3.2. Phương pháp so sánh
• Phương pháp so sánh theo thời gian là phương pháp sử dụng các
chỉ tiêu của doanh nghiệp tính tại thời điểm phân tích so sánh
với chính chỉ tiêu đó trong quá khứ theo năm hoặc theo tháng.
Việc lựa chọn các thời điểm để so sánh phụ thuộc vào mục đích
phân tích báo cáo tài chính của các nhà phân tích.
• Phương pháp so sánh chéo theo thời điểm (cross – sectional
analysis): trong phương pháp này, người ta thường xuyên sử
dụng kết quả các chỉ tiêu tỷ số của doanh nghiệp đang xem xét
để so sánh với chính chỉ tiêu đó của trung bình ngành hoặc của
doanh nghiệp cạnh tranh tại cùng một thời điểm.
• Phương pháp phân tích kết hợp (combined analysis): sau khi so
sánh tỷ số theo thời gian và trung bình ngành, các nhà phân tích
thường kết hợp hai phương pháp trên để đưa ra kết luận về các
tỷ số phân tích.


1. Tổng quan phân tích tài chính
1.3. Phương pháp phân tích
1.3.2. Phương pháp so sánh
Ví dụ: So sánh báo cáo thu nhập của Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk (ĐVT: tỷ đồng)
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Lãi gộp
Chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp

2008


2009

Biến động

%

8.209

10.614

2.405

29,29%

(5.611) (6.735)

-1.124

20,03%

1.281

49,30%

188

13,95%

2.598


3.879

(1.350) (1.538)

Lợi nhuận hoạt động

1.315

2.595

1.280

97,36%

Lãi từ hoạt động khác

130

136

6

4,44%

Lỗ do liên doanh

(74)

-


74

-100%

Thu nhập trước thuế

1.371

2.731

1.360

99,18%

Thuế thu nhập

(123)

(355)

-233

189,76%

Thu nhập sau thuế

1.249

2.376


1.127

90,28%


1. Tổng quan phân tích tài chính
1.3. Phương pháp phân tích
1.3.3. Phương pháp phân tách
Mô hình Dupont là kỹ thuật có thể được sử dụng để phân tích khả
năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu
quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của Báo
cáo kết quả kinh doanh với Bảng cân đối kế toán. Với phương pháp
này, các nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến
các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp.
Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh
sức sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thu
nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi
các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép
phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp.


1. Tổng quan phân tích tài chính
1.3. Phương pháp phân tích
1.3.3. Phương pháp phân tách
Ví dụ:
Có thể trình bày ROE dưới dạng sau:

= Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu
Hay

= Hiệu suất sử dụng tài sản Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần Tỷ
suất sinh lợi trên doanh thu
Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện
Nhược điểm: phụ thuộc vào mức độ tin cậy của số liệu đầu vào


1. Tổng quan phân tích tài chính
1.3. Phương pháp phân tích
1.3.3. Phương pháp phân tách
Ví dụ: So sánh giữa Công ty CP Cao su Đà Nẵng (DRC) & Công ty
CP Công nghiệp Cao su Miền Nam (CSM)


1. Tổng quan phân tích tài chính
1.3. Phương pháp phân tích
1.3.3. Phương pháp phân tách
CSM – BCTC 2017


1. Tổng quan phân tích tài chính
1.3. Phương pháp phân tích
1.3.3. Phương pháp phân tách
DRC – BCTC 2017


2. Phân tích tỉ số tài chính
2.1. Mục tiêu phân tích
Hình 5-1 Các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời và tăng trưởng
của 1 doanh nghiệp



2. Phân tích tỉ số tài chính
2.1. Mục tiêu phân tích
Mục tiêu của việc phân tích các tỷ số tài chính là để đánh giá hiệu
quả của các chính sách mà doanh nghiệp thực hiện. Mặc dù, việc
phân tích các tỷ số tài chính có thể không cung cấp được cho nhà
phân tích tất cả các câu trả lời liên quan đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp nhưng việc này sẽ giúp các nhà phân tích xây dựng
khung câu hỏi để thăm dò thêm.


2. Phân tích tỉ số tài chính
2.2. Phương pháp và nội dung phân tích
Trong phân tích các tỷ số tài chính, nhà phân tích có thể sử dụng
phương pháp:
(1) So sánh các tỷ số tài chính của một doanh nghiệp trong
nhiều năm (so sánh theo chuỗi thời gian – so sánh hàng dọc)
(2) So sánh các tỷ số tài chính của doanh nghiệp với các doanh
nghiệp khác trong cùng ngành (so sánh hàng ngang) và/hoặc
(3) So sánh các tỷ số tài chính với một số tiêu chuẩn tuyệt đối.


2. Phân tích tỉ số tài chính
2.2. Phương pháp và nội dung phân tích
Đối với việc so sánh theo chuỗi thời gian (so sánh hàng dọc), nhà
phân tích có thể giữ cố định các yếu tố đặc thù của doanh nghiệp và
kiểm tra hiệu quả chiến lược của một doanh nghiệp theo thời gian.
Trong khi đó, so sánh hàng ngang giúp nhà phân tích có thể kiểm
tra được vị thế tương đối của doanh nghiệp trong ngành bằng cách
cố định các yếu tố ở mức độ ngành. Không có chuẩn tuyệt đối nào

cho các tỷ số tài chính.


2. Phân tích tỉ số tài chính
2.2. Phương pháp và nội dung phân tích
Để phân tích báo cáo tài chính trước tiên sẽ xem xét báo cáo tài
chính với định dạng chuẩn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc so
sánh trực tiếp. Sau đó xem xét báo cáo tài chính được "điều chỉnh"
lại (hay còn gọi là báo cáo đã được chuẩn hóa) để có sự phản ánh
đúng thực trạng của doanh nghiệp. Hai dạng báo cáo này lần lượt
được gọi là "báo cáo tài chính" và "báo cáo điều chỉnh".


2. Phân tích tỉ số tài chính
2.3. Các chỉ tiêu trong phân tích
2.3.1 Quản trị hoạt động
a) Tỷ suất sinh lợi (ROE)
Tỷ số tài chính đầu tiên thường được sử dụng trong phân tích về kết
quả hoạt động của một doanh nghiệp là tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ
sở hữu (ROE), được định nghĩa là:
ROE = Lãi ròng/Vốn chủ sở hữu
ROE là một chỉ số toàn diện về kết quả hoạt động của một doanh
nghiệp vì tỷ số này cho thấy nhà quản lý sử dụng nguồn vốn do các
cổ đông của doanh nghiệp đầu tư để tạo ra lợi nhuận như thế nào.
(Trong dài hạn, giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được xác
định bởi mối quan hệ giữa ROE và chi phí sử dụng vốn cổ phần.
Nghĩa là các doanh nghiệp dự kiến trong thời gian dài để tạo ROE
vượt quá giá vốn cổ phần nên có giá trị thị trường vượt quá giá trị
sổ sách và ngược lại.)



2. Phân tích tỉ số tài chính
2.3. Các chỉ tiêu trong phân tích
2.3.1 Quản trị hoạt động
a) Tỷ suất sinh lợi (ROE)
Phân tách lợi nhuận: Cách tiếp cận truyền thống
ROE của một doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố: lợi
nhuận từ việc sử dụng tài sản và mức độ giá trị tài sản của
doanh nghiệp so với giá trị đầu tư của cổ đông. Để hiểu được
tác động của hai yếu tố này, ROE có thể được phân tách thành
lợi nhuận trên tài sản (ROA) và một thước đo về đòn bẩy tài
chính như sau:
ROE = (Lãi ròng/Tài sản) x (Tài sản/Vốn chủ sở hữu)
= ROA x Tỷ số đòn bẩy tài chính
= (Lãi ròng/Doanh thu) x (Doanh thu/Tài sản) x Tỷ số đòn bẩy
tài chính
= ROS x Vòng quay tổng tài sản x Tỷ số đòn bẩy tài chính


2. Phân tích tỉ số tài chính
2.3. Các chỉ tiêu trong phân tích
2.3.1 Quản trị hoạt động
a) Tỷ suất sinh lợi (ROE)
So sánh ROE với chi phí sử dụng vốn có vai trò không chỉ trong
việc phân tích giá trị của doanh nghiệp mà còn trong việc dự báo
tăng trưởng tỷ suất sinh lợi trong tương lai. Việc tạo ra lợi nhuận
siêu ổn định và nhất quán sẽ thu hút sự cạnh tranh, giả định không
có các rào cản đáng kể. Vì thế, giá trị của ROE có xu hương tiến về
chi phí sử dụng vốn cổ phần theo thời gian dưới sức cạnh tranh
bình thường. Do đó, một số nhà phân tích có thể sử dụng chi phí sử

dụng vốn cổ phần như là một tiêu chuẩn cho ROE có thể được quan
sát trong một cân bằng cạnh tranh dài hạn. Sự sai lệch so với mức
này phát sinh vì hai lý do chung. Một là điều kiện ngành nghề và
chiến lược cạnh tranh khiến cho một doanh nghiệp tạo ra siêu lợi
nhuận kinh tế (hoặc bất thường), ít nhất là trong ngắn hạn. Thứ hai
là do tác động của kế toán làm bóp méo giá trị ROE.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×